Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

TIN MỪNG NÓNG HỔI: CHƯA CÓ CHIỆN VN VÀO TPP NHÁ

TIN NÓNG: Đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa đại diện 12 nước tại Hawaii đã đổ vỡ vào phút cuối vì bất đồng xung quanh việc bảo hộ cho các công ty dược phẩm cũng như vấn đề mở cửa các thị trường nông nghiệp ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương, báo New York Times đưa tin.
Kết quả này là điều vô cùng bất lợi cho chính quyền ông Obama, vốn xem đây là vòng đàm phán cuối cùng của một thoả thuận thương mại chiếm 40% nền kinh tế toàn cầu, báo này nhận định.
Ban đầu, cuộc họp báo dự kiến được tổ chức lúc 6h30 sáng nay (theo giờ Việt Nam), song do quá trình đàm phán kéo dài, nên việc công bố phải dời lại đến 9h.
Vòng đàm phán này được coi là cơ hội cuối cùng để các bên tiến tới thỏa thuận. Nếu bỏ lỡ, các nước sẽ phải chờ đến sau bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2017 mới có thể ký được TPP.



 

























Ngọc Anh
====================
Mời xem bài liên quan

15 nhận xét:

  1. THẾ THÌ KHÔNG CÒN GÌ ĐỂ NÓI NỮA ! VN CŨNG NÊN ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VỚI KHỐI NGA ĐI MÀ CHỜ 2017 .

    Trả lờiXóa
  2. Vào TTP là chủ trương của Đảng và Nhà nước VN sao G.T lại giật tít là tin mừng vì Vn chưa vào TPP nhỉ?

    Muốn ăn ốc thì phải lội sông,thời kinh tế thị trường,buôn không có bạn,bán không có phường thì sang Triều tiên mà học cách làm bom A mà ăn nhé.

    Nga bây giờ họ cũng không chơi bị cói với thảm ngô nữa đâu mà hy vọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Văn Nhầm lại tầm bậy rùi. Đảng và NN chỉ chủ trương đàm phán còn vào TPP nếu có, chỉ là chủ chương của bọn lợi ích nhóm, đứng đầu là cha con anh X.

      Xóa
    2. VN với TPP thì có khác gì ông Phạm Tuân bám càng Liên xô bay lên vũ trụ.

      Nếu TPP thực sự là bóc lột là góc xấu xa của tư bản Hoa kỳ thì ngoài Mỹ ra ,10 quốc gia khác họ đều đần độn cả ,chỉ có người VN tỉnh táo có tầm nhìn xa nên thấy được dã tâm của Hoa kỳ?

      Chẳng ai lạ gì khi ở nhưng quốc gia dân chủ ,mọi chính sách đưa ra đều có người phản đối vì lợi cho người này có thể sẽ thiệt cho người khác,không có chuyện chính sách nào đó hay ai đó được 100% hay tỷ lệ xấp xỉ như thế người dân đồng tình kiểu như ở VN ta .Vấn đề là nếu cái lợi ích chung mà lớn hơn ,chính sách ấy vẫn được số đông ủng hộ.

      VN vào TPP cũng vậy thôi,anh yếu kém thì không vào TPP anh vẫn bế tắc tụt hậu còn vào TPP buộc anh khi đã bước vào cạnh tranh thực sự ,phải minh bạch để tồn tại .

      Những người phản đối TPP chính là những người đang hưởng lợi từ cơ chế quản lý quan liêu bao biện xin cho của VN hiện nay,không ai khác!

      Xóa
  3. Hiệp định đối tác Thái Bình Dương (TPP) đang được đàm phán mật giữa 12 quốc gia, trong đó có Việt Nam: "Hiện tại các thành viên đàm phán TPP là Mỹ, Nhật Bản, Mexico, Canada, Australia, Malaysia, Chile, Singapore, Peru, Việt Nam, New Zealand và Brunei. TPP là hiệp định kinh tế lớn nhất trong lịch sử, bao gồm các nước đại diện cho hơn 40% GDP thế giới. "(Wikileaks)

    Nói là đàm phán mật vì các văn kiện và nội dung đàm phán không được công bố, và chỉ có một số ít đối tượng trong chính phủ và các tổ chức hữu quan của các nước thành viên được biết đến.

    Tuy nhiên một số tài liệu và nội dung liên quan đến đàm phán đã rò rỉ ra ngoài. Dựa trên các tài liệu rò rỉ và lịch sử các thỏa thuận của Hiệp định thương mại trước đây có thể dễ dàng suy ra hình dạng của toàn bộ TPP. Theo một trong những tài liệu đó, đàm phán TPP sẽ khiến các ngân hàng của Mỹ dễ dàng đẩy rủi ro đến khắp nơi trên thế giới, gây ra một loại khủng hoảng mà có lẽ dẫn đến cuộc đại suy thoái.

    Trả lờiXóa
  4. VN chỉ vì không muốn mất lòng ông bạn Mẽo nên phải ngồi vào đàm phán thôi. Chứ lãnh đạo VN cũng biết tỏng bụng dạ anh Mẽo.

    + Thứ nhất, một Hiệp định vô cùng quan trọng như vậy nhưng Mẽo đòi chỉ cho đàm phán MẬT. Chỉ có 1 vài người lãnh đạo chóp bu mỗi quốc gia được biết về nội dung Hiệp định. Ngay các đại biểu quốc hội, các nhà báo luật sư.. đều bị cấm cửa. Chúng ta biết các nội dung chẳng qua là nhờ hacker tiết lộ ra TPP
    Thế thì sao gọi là Dân chủ?

    http://www.vietnamplus.vn/tiet-lo-tai-lieu-mat-ve-co-che-giai-quyet-tranh-chap-trong-tpp/314387.vnp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. + Thứ hai, theo tài liệu mà Wikileaks tiết lộ thì khi vào TPP, các quốc gia bị dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan... như nhà không còn cửa.
      Các ông chủ tư bản hoàn toàn tự do ra vào. Cơ quan nào của nhà nước, ngay đến Chính phủ cũng không có quyền hành gì nữa. Bởi các ông chủ tư bản có thể kiện ngay cả chính phủ. Mà tòa án khi đó không phải là tòa án VN mà là tòa do các ô chủ tư bản này lựa chọn bầu ra.

      Vậy thì có phải tự nhiên VN bị mất chủ quyền ko

      Xóa
  5. Cựu Chiến binhlúc 15:33 1 tháng 8, 2015

    May quá.
    Nếu không thì vn có mà ăn cám

    Trả lờiXóa
  6. Theo Reuters, bộ trưởng thương mại 12 nước tham gia đàm phán TPP đã không đạt được thỏa thuận nào sau vòng đàm phán kéo dài từ ngày 28.7 đến nay ở đảo Maui thuộc Hawaii (Mỹ).
    Kết quả đáng thất vọng trên đến sau khi các nhà đàm phán đã làm việc vất vả suốt đêm để thống nhất về các vấn đề nổi cộm, thực hiện những tiến bộ đáng kể trên nhiều vấn đề gây tranh cãi.
    Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman cho biết: “Chúng tôi đã đạt được những tiến bộ lớn trong các cuộc họp vừa qua. Chúng tôi đã hướng đến thỏa thuận”.
    Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb cho hay vấn đề còn tồn tại nằm ở 4 nền kinh tế lớn trên bàn đàm phán, gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản và Mexico. “Điều đáng buồn là 98% nội dung thỏa thuận đã được kết luận”, ông nói.
    Cũng theo Reuters, rạng sáng nay (1.8) đã có thông tin về các dấu hiệu khó khăn xuất hiện vào cuối phiên đàm phán TPP. Một nguồn tin thân cận với các nhà đàm phán cho biết “rất khó để có thể đạt đến thỏa thuận".
    Không có thỏa thuận TPP sẽ là trở ngại cho Tổng thống Mỹ Barack Obama. TPP được xem là một phần quan trọng trong chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền ông Obama vì nó thắt chặt hệ thương mại giữa Mỹ với các thành viên, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ cả về quân sự lẫn chính trị của Trung Quốc ở Đông Á.
    Đàm phán TPP được khởi động từ tháng 3.2010 với 12 quốc gia chiếm 40% GDP toàn cầu: Việt Nam, Mỹ, Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore.
    Các cuộc đàm phán đã tập hợp 650 nhà đàm phán, 150 phóng viên và hàng trăm cá nhân có liên quan. Lần đàm phán này được xem là cơ hội cuối cùng để TPP có thể tiến đến Quốc hội Mỹ trong năm nay. Không có thỏa thuận nào được ký kết trong cuối tuần này, tất cả các nước phải chờ cho đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tiếp theo vào năm 2016.
    Tuy nhiên, các nhà đàm phán tuyên bố sẽ tiếp tục làm việc, tìm điểm chung giải quyết vấn đề để hướng đến ký kết hoàn thành thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới này.
    “Trong giai đoạn cuối của cuộc đàm phán, chúng tôi tự tin hơn bao giờ hết rằng TPP nằm trong tầm tay, thỏa thuận sẽ hỗ trợ việc làm và tăng trưởng kinh tế”, bộ trưởng thương mại 12 quốc gia cho biết trong buổi họp báo.

    Trả lờiXóa
  7. Nikkei: Malaysia, Việt Nam nói “không” với nhiều điểm trong TPP

    (NDH) Theo tin từ tạp chí Nikkei Asian Review, Việt Nam và Malaysia đã đưa ra các thỏa hiệp về tự do hóa ngành dịch vụ, nhưng vẫn kiên định trong một số lĩnh vực "nhạy cảm" khác trong cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang diễn ra Hawaii.
    Chỉ 2 tiếng đồng hồ trước khi các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng Hiệp định TPP kết thúc vào trưa ngày thứ Sáu (31/7), các nhà đàm phán vẫn đang tất bật giữa phòng họp để thu hẹp các bất đồng về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tiếp cận thị trường và các vấn đề khác để hoàn tất thỏa thuận.

    Các cuộc đàm phán song phương và đa phương đã được tổ chức ở cả cấp quan chức đàm phán và cấp bộ trưởng của 12 quốc gia tham gia đàm phán TPP, với mục tiêu phải đạt được một thỏa thuận trong tuần này.

    Cả Malaysia và Việt Nam đều phản đối một số sáng kiến của TPP như mở cửa việc mua sắm chính phủ cho các nhà thầu nước ngoài, bán cổ phần với tỷ lệ lớn tại các doanh nghiệp nhà nước, thực thi nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ bản quyền trong ngành dược phẩm điều có thể khiến giá dược phẩm tăng mạnh.

    Tuy nhiên, Malaysia và Việt Nam sẽ nới lỏng các quy định về đầu tư nước ngoài trong một loạt các lĩnh vực.

    Theo một thỏa thuận dự thảo, Malaysia sẽ nới lỏng các nguyên tắc thương mại để nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ 30% cổ phần tại các doanh nghiệp điều hành cửa hàng tiện lợi. Đại diện của Ngân hàng Maybank cho biết đề xuất này không bất ngờ, vì các nhà đầu tư đã đoán trước được động thái đó.

    Lĩnh vực cửa hàng tiện lợi của Malaysia hiện nay bị chi phối bởi công ty 7-Eleven Malaysia Holdings, hiện điều hành hơn 1.850 cửa hàng thông qua một thỏa thuận nhượng quyền thương mại.

    Malaysia cũng dự kiến sẽ nới lỏng các quy định trong ngành tài chính để cho phép các ngân hàng từ các nước TPP có thể mở đến 16 chi nhánh trên cả nước. Nước này hiện chỉ cho phép các ngân hàng nước ngoài mở tối đa 8 chi nhánh. Các ngân hàng từ Canada, Nhật Bản, Singapore và Mỹ đang hoạt động tại Malaysia dự kiến sẽ được hưởng lợi từ đề xuất này.

    Từ năm 2009, dưới thời cầm quyền của Thủ tướng Najib Razak, Malaysia đã thực hiện nhiều biện pháp tự do hóa ngành dịch vụ để cho phép nhà đầu tư nước ngoài tăng đầu tư trực tiếp.

    Trong khi đó, Việt Nam đề xuất tăng lượng cổ phần mà một nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tại một tổ chức tài chính từ 15% lên 20%. Đối với các công ty viễn thông, Việt Nam đề xuất nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 65% đến 75%. Trong ngành bán lẻ, Việt Nam sẽ cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia điều hành của các cửa hàng có diện tích sàn dưới 500 mét vuông, nhưng phải 5 năm sau khi thỏa thuận TPP được thực hiện.

    Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đang yêu cầu các đối tác đàm phán linh hoạt trong việc mở cửa một số lĩnh vực "nhạy cảm" như dệt may. Việt Nam hiện là một nước xuất khẩu hàng may mặc và giày dép lớn. Theo thỏa thuận TPP, Việt Nam sẽ phải giảm thuế nhập khẩu xuống 0% và cho phép các nhà sản xuất sợi từ các nước TPP khác tiếp cận nhiều hơn với ngành công nghiệp dệt may của mình.

    Với Malaysia, Bộ trưởng thương mại Mustapa Mohamed đã cam kết sẽ bảo vệ lợi ích của nước này.

    http://ndh.vn/nikkei-malaysia-viet-nam-noi-khong-voi-nhieu-diem-trong-tpp-20150731030239267p145c151.news

    Trả lờiXóa
  8. Đồng Thị Kim Thanhlúc 15:51 1 tháng 8, 2015

    TPP - Việt Nam Học gì từ Mexico?
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/06/tpp-viet-nam-hoc-gi-tu-mexico.html

    Trả lờiXóa
  9. Mừng cho hồng phúc của Đất nước của dân tộc Việt Nam ta chưa bị những tên cơ hội chính trị, những tên phản bội, phản động lại lợi ích của Nhân dân lao động và của đất nước của dân tộc vào vòng nô lệ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ .....

    Trả lờiXóa
  10. Chăm chút, tỉa tót một cây cổ thụ làm cảnh, người chơi sành điệu, có tay nghề, thường tạo 5 tán. Gửi vào mỗi tán đó 5 mong ước: Phước-Lộc-Thọ-Khang-Ninh. Tán cao nhất, trên nhất của cây là Ninh. Khang mà không Ninh thì cái Khang không bền vững và ẩn chứa nhiều nguy cơ, rủi ro. Đất nước cũng vậy. Ai cũng muốn dân giàu, nước thịnh. Nhưng việc an ninh tổ quốc phải được đặt lên hàng đầu. Tui tin, BCT cũng đã tính toán, cân nhắc việc này rất kỹ. Nhiều điều kiện, yếu tố xã hội chưa thuận lợi thì không nên và không cần vội vàng. "Đi đâu mà vội mà vàng/ Để vấp phải đá, để quàng phải dây". Chuyện vào TPP hoàn toàn không phụ thuộc vào nên thân Nga, thân Tàu hay thân Mỹ. Càng không phải "thay đổi biện pháp ngăn chận" đối với vài ba ông ủng hộ cờ vàng là CSVN "đổi chác" điều kiện để gia nhập cho được TPP. Tất cả đều vì chữ Ninh cao hơn chữ Khang một bậc.
    Thấp thoáng bóng dáng của một Gorbachov Việt Nam trước thềm Đại Hội XII. Điều ấy đúng 100%. Cẩn trọng!!!

    Trả lờiXóa
  11. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tắc vào phút 89

    Thái Bình
    Các trưởng đoàn thương thảo TPP họp báo về diễn biến cuộc đàm phán vào sáng nay 1-8 tại Hawaii. Ảnh Reuters
    (TBKTSG Online) - Tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kéo dài 5 năm qua và dự kiến kết thúc vào ngày 31-7-2015 (giờ Hoa Kỳ, tức sáng nay 1-8 giờ Việt Nam) đã gặp trở ngại vào phút cuối cùng; bộ trưởng thương mại 12 quốc gia thành viên tạm ngừng thương thảo về những bất đồng còn tồn tại và trở về nước để tham vấn với lãnh đạo cấp cao hơn.

    Vài giờ trước đây, một cuộc họp báo chính thức dự kiến được tổ chức lúc 1g30 chiều thứ Sáu 31-7, tức 6g30 sáng thứ Bảy 1-8 giờ Việt Nam để công bố hoàn tất tiến trình đàm phán TPP; nhưng do đàm phán kéo dài hơn dự tính nên cuộc họp báo được hoãn lại tới 4 giờ chiều, tức 9 giờ sáng nay thứ Bảy 1-8. Tuy nhiên, chỉ vài phút trước giờ họp báo, ba nguồn tin ẩn danh từ bàn đàm phán cho hãng tin Reuters biết rằng, một số vấn đề gai góc nhất vẫn chưa đạt được đồng thuận, đàm phán chưa thể kết thúc và các đoàn sẽ về nước tham khảo quyết định của cấp cao hơn.

    Thời điểm diễn ra vòng đàm phán kế tiếp chưa được công bố.

    Theo nguồn tin này, những vướng mắc còn lại là bất đồng giữa Mỹ và Nhật Bản liên quan tới nguyên tắc xuất xứ của sản phẩm xe hơi, bất đồng giữa Mỹ và một số nước như Úc, Chile về thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các dược phẩm mới, bất đồng giữa New Zealand và Canada về mở cửa thị trường sữa và các sản phẩm sữa và bế tắc trong cái quy định về dược phẩm chế tạo từ tế bào gốc (biologic drug).

    Trong kỳ họp cấp bộ trưởng cuối cùng, diễn ra suốt bốn ngày qua tại Hawaii, Mỹ, các đoàn đàm phán, với khoảng 650 quan chức và chuyên gia, đại diện 12 nước thành viên, đã nỗ lực hết mức để thảo luận những vấn đề gai góc nói trên nhưng cuối cùng vẫn không vượt qua được khoảng cách còn lại.

    Ngoài các phiên họp toàn thể, các đoàn thương thuyết cũng tổ chức nhiều cuộc thảo luận song phương để tháo gỡ những vướng mắc về một số ngành hàng, mặt hàng. Hoa Kỳ và Nhật Bản – chiếm khoảng 80% khối lượng thương mại của 12 nước thành viên TPP – đã có nhiều cuộc đàm phán song phương có kết quả liên quan tới việc mở cửa thị trường nông sản được bảo hộ chặt chẽ của Nhật Bản, nhưng không đồng thuận được về mặt hàng xe hơi.

    Trong hai ngày đầu của kỳ họp cấp bộ trưởng cuối cùng này, 12 đoàn đàm phán đã hoàn tất được chương hiệp định về bảo vệ môi trường trong khuôn khổ TPP, gồm các điều khoản quy định ngăn ngừa hoạt động buôn bán trái phép động vật hoang dã, quản lý rừng bền vững, bảo vệ tài nguyên biển và chống khai thác hải sản quá mức.

    Chương hiệp định (hiệp định có 27 chương) "áp dụng cho những khu vực nhạy cảm về môi trường sống, từ hệ sinh thái các đài nguyên (tundra) tới các đảo Thái Bình Dương, từ những rạn san hô lớn nhất thế giới cho tới những cánh rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, từ nạn phá rừng lấy gỗ ở Chile đến đa dạng sinh học của Đồng bằng sông Cửu Long", hiệp định viết. Theo các quy định này, việc khai thác, buôn bán các loại động vật hoang dã sẽ bị cấm triệt để, các nước thành viên cũng bị cấm trợ cấp cho các hoạt động khai thác hải sản quá mức, kể cả việc trợ cấp chi phí nhiên liệu, đóng tàu biển... cho ngư dân

    (theo The New York Times)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Ai đã từng tham gia đàm phán thương mại đều biết, những quyết định cuối cùng bao giờ cũng là những quyết định khó khăn nhất”, Đại diện thương mại Mỹ Michael Froman nói. “Chỉ còn vài vấn đề nhưng hết sức gay cấn”, Bộ trưởng Thương mại Mexico Ildefonso Guajardo nói với Reuters.Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb buồn bã: "Đáng buồn là, đàm phán đã hoàn tất được 98%, vấn đề còn lại phụ thuộc vào 4 'ông lớn' Mỹ, Canada, Nhật và Mexico".

      Các nhà thương thuyết nhấn mạnh rằng họ đang nỗ lực tối đa để hoàn tất đàm phán trong tuần này nhưng cũng cảnh báo rằng không phải tất cả các ngành kinh tế đều sẽ đạt được những gì họ muốn vì khó có thể tìm ra một công thức chung cho mọi nước thành viên.

      Trong ngành dược phẩm chẳng hạn, Hoa Kỳ - nơi có nhiều tập đoàn dược phẩm lớn nhất thế giới – muốn đặt thời hạn bảo hộ quyền sáng chế các loại thuốc mới là 12 năm, song Úc và một số nước khác chỉ đề nghị thời hạn 5 năm vì lo ngại việc kéo dài thời gian bảo hộ bản quyền sẽ tác động tiêu cực tới chi phí điều trị bệnh của người dân. Theo Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Amari, quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bản quyền dược phẩm mói riêng, cần được thảo luận thấu đáo hơn và cần có thêm thời gian đàm phán.

      Hoa Kỳ - nơi có các tiểu bang trồng thuốc lá và các hãng sản xuất thuốc lá hàng đầu thế giới – kiên quyết chống lại việc đặt mặt hàng thuốc lá ra ngoài các quy định cho phép doanh nghiệp khởi kiện các chính phủ, coi đó là một “ngoại lệ” mà theo đó công ty thuốc lá vẫn được phép kiện tụng chính sách của các chính phủ. Tuy nhiên chính phủ Úc – đang bị tập đoàn thuốc lá Philip Morris, nhà sản xuất thuốc Marlboro, kiện vì Úc buộc xóa bỏ mọi nhãn hiệu trên vỏ bao thuốc lá – cho rằng, các doanh nghiệp không được phép kiện tụng chính phủ về những chính sách bảo vệ sức khỏe và môi trường sống của người dân nước mình. Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb cho rằng, các nước đàm phán vẫn kiên trì với việc bảo đảm không bị kiện tụng khi ban hành chính sách môi trường và sức khỏe cộng đồng.

      Yêu cầu của Úc muốn Mỹ mở rộng thị trường cho mặt hàng đường ăn nhập khẩu từ Úc được hiệp hội các nhà sản xuất thức uống, kẹo bánh của Mỹ ủng hộ, song lại vấp phải sự phản đối của các hiệp hội nông dân trồng mía, và Mexico cũng không muốn chia sẻ thị trường đường béo bở của Mỹ cho các nhà xuất khẩu Úc.

      Mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa lại chứng kiến sự bất đồng giữa Úc, New Zealand và Mỹ với Canada – nơi sản phẩm sữa nhập khẩu đang phải chịu thuế suất tới 245% - đến mức Canada bị cáo buộc là cản trở đàm phán, một cáo buộc mà Canada cực lực bác bỏ. New Zealand và Úc muốn Mỹ và Nhật nhập khẩu thêm nhiều sản phẩm sữa của họ, song các bên nhượng bộ rất ít và đến tối thứ Năm, đàm phán về sữa vẫn diễn tiến rất chậm.

      Hiệp định TPP sẽ cắt giảm hoặc dỡ bỏ rào cản thương mại, đặt ra những tiêu chuẩn chung cho khoảng 40% hoạt động kinh tế thế giới. TPP có 12 nước tham gia, gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam nhưng không có Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

      Việc không hoàn tất được đàm phán TPP vào ngày 31-7 đặt ra rủi ro cho Mỹ là hiệp định sẽ không được trình ra Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn trước khi nước Mỹ lao vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, khi chuyện tranh cử sẽ che phủ hết tất cả những quyết định đối ngoại quan trọng nhất của đất nước.

      Xóa