Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Chương 11. “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?”

“Vietnam, Why Did We Go?” Câu chuyện gây sốc về vai trò của “giáo hội” Công giáo trong buổi khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam - Hồng y Spellman, Chỉ huy Tuyên úy quân đội Mỹ.
Lời dẫn: Nhân sự kiện bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, chúng ta buộc phải bình tĩnh tìm hiểu ngọn nguồn Ca-tô Rô-ma giáo.
Cuộc tìm kiếm của chúng tôi- Nhóm Biên tập Google.tienlang đã đưa chúng tôi đến với cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” -Tác giả: Avro Manhattan (1914-1990). Người dịch Trần Thanh Lưu. Tác phẩm tuy chủ yếu viết cho người Mỹ nhưng với bạn đọc người Việt, nhất là người Việt trong nước, xin đọc để biết thêm lý do xuyên suốt nhất, lý do “vì sao người Mỹ đã đi” đến nước ta để khởi động một cuộc chiến 20 năm máu lửa trên quê hương mình. Đối với người Mỹ, cho đến hôm nay, không hẳn ai cũng trả lời rốt ráo được câu hỏi vì sao, ngay từ đầu, Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, một quốc gia “đèo heo hút gió”, xa quê hương của họ trọn nửa trái cầu. Ngay cả trong các môi trường đại học và nghiên cứu, không phải trường phái nào cũng đồng ý với nhau khi lý giải nguyên nhân đầu tiên và đích thực của quyết định, mà trong 8 năm sau đó, đã tiêu tốn 584 tỷ Mỹ kim để đưa 9 triệu 200 ngàn quân nhân luân phiên tham chiến và khiến hơn 58,000 thanh niên Mỹ phải bỏ mạng nơi chiến trường. Đồng thời, cũng dội 15 triệu tấn bom và phun hơn 11 triệu gallons chất độc Agent Orange lên toàn cõi Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả là cuộc chiến tranh Việt Nam nầy, sau đó, đã để lại những hội chứng tâm lý tác động mạnh mẽ không phải chỉ trên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mà còn xoáy sâu cả trong đời sống văn hóa của dân tộc Mỹ trong nhiều năm nữa.
Giữa tất cả những nỗ lực và kết quả nghiên cứu để truy tìm nguyên nhân đầu tiên của chiến tranh Việt Nam đó, Avro Manhattan nổi bật lên với một luận điểm ít ai ngờ. Tuy không ngờ nhưng lại có tính thuyết phục cao. Từ góc độ văn hóa, hay chính xác hơn, từ cách tiếp cận chính trị-tôn giáo đan bện nhau, ông đã sưu khảo và tổng hợp các thông tin của nhiều nguồn tài liệu khác nhau để trên cơ sở đó, đi đến một kết luận: Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chủ yếu là một cuộc chiến tranh tôn giáo dù phần biểu hiện bên ngoài của nó (và các lực lượng tham chiến) có là chính trị, kinh tế hay quân sự.
Nhân việc tìm hiểu về nguồn cơn cuộc bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, và cũng nhân dịp 42 năm Chiến thắng Đế quốc Mỹ xâm lược, kể từ hôm nay, Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu từng chương cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” (Bản dịch trên trang Sachhiem) để chúng ta thấy câu trả lời cuối cùng của tác giả là: Chính Giáo Hội Ca-tô, và đối tác ngoại giao của nó là Tòa thánh Vatican mới là kẻ xúi giục chính, leo thang và đeo đuổi cuộc xung đột ở Việt Nam. Ngay từ ban đầu những động cơ tôn giáo đã khai mào cho trận thác lũ gây nên bao đau thương tuyệt vọng khôn cùng ở các lục địa châu Á và châu Mỹ. Sự bi thảm của Việt Nam sẽ đi vào lịch sử như là trong những hành vi độc ác của sự liên minh đương thời giữa chính trị và tôn giáo có tổ chức.
Những yếu tố của một bản chất chính trị, ý thức hệ, kinh tế và quân sự không hề đóng vai trò gian ác trong việc mở rộng chiến tranh, mà lại là tôn giáo của cái Giáo Hội Ca-tô mới chính là kẻ chủ mưu. Từ ban đầu vai trò của nó đã được giảm thiểu nếu không nói là được xóa đi. Nhưng những dữ kiện cụ thể lại không thể bị bị chùi rửa dễ dàng được, và đó là điều mà chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng dù vắn tắt…
************************
Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?
Trần Thanh Lưu dịch cuốn
“Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan
Chương 11
Củng Cố Chủ Nghĩa Khủng Bố.
Luật lệ chống Tin Lành – Cầm giữ - Bắt giam, Tra tấn và Thủ tiêu.

 Chủ Nghĩa Ca-tô toàn trị cho một mô hình Nhà nước Ca-tô  Diệm và lời dạy của Giáo hoàng  Nhà thờ KHÔNG NÊN bị tách ra khỏi Nhà nước  Từ chối cấp phép truyền đạo  Một nhà nước Ca-tô không thể dung túng những kẻ bất mãn Tin Lành  Bản thiết kế cho việc loại bỏ đạo Tin Lành  Nền giáo dục Ca-tô cho một nước Ca-tô  Nam Việt Nam được xây dựng dựa trên các học thuyết xã hội của mười Giáo hoàng  "Thực là sai lầm khi tin rằng Giáo Hội Công Giáo không có quyền sử dụng vũ lực"  Việc sùng bái chủ nghĩa cá nhân  “Các cố vấn dân sự” Mỹ của Diệm gởi các báo cáo ảm đạm về Washington - Bàn thờ và Kiệu thờ cho Tổng thống Diệm  “Các đội biệt kích” Ca-tô của Nam Việt Nam đào tạo tại trường Đại học Michigan  Thẻ căn cước cho những kẻ bất mãn Ca-tô  Bắt giữ và thủ tiêu những Phật tử phản loạn  24 ngàn người bị thương và 80 ngàn bị thủ tiêu  200 ngàn Phật tử biểu tình tại Sài Gòn  Diệm quyết định loại bỏ tôn giáo của đại chúng.

Trong khi một nền dân chủ lấy hứng khởi từ một số nguyên tắc dân chủ cơ bản, một nền độc tài Cộng sản thì được xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa Mác Xít, vì thế chủ nghĩa toàn trị Ca-tô phải được thúc đẩy bởi các học thuyết đã được ban hành bởi Giáo Hội Ca-tô. Do đó Diệm đã quyết định tạo ra một mô hình Nhà nước Ca-tô trong khu vực Đông Nam Á. Các giáo lý gây hứng khởi cho Diệm nhiều nhất là những lời dạy về xã hội của ba Giáo hoàng được ưa chuộng nhất của ông là Leo XIII, Pius IX và Pius XI.
Diệm đã theo đúng từng chữ về lời dạy của các Giáo hoàng này. Ví dụ, ông ta tin chắc, như lời Giáo hoàng Pius IX đã từng tuyên bố trong bài giảng Đề cương về những Sai lầm (Syllabus of Errors) rằng “thực là sai lầm khi tin rằng giáo hội không phải là một hội thánh chân thật và toàn hảo.” Để Giáo Hội được toàn hảo, Nhà nước phải được hợp nhất với nó thành một, bởi vì, lại theo lời Pius IX "thực sai lầm mà tin rằng: Giáo Hội phải được tách ra khỏi Nhà nước và Nhà nước khỏi Giáo Hội" một nguyên tắc, đã hoàn toàn trái với Hiến pháp của Hoa Kỳ, kẻ đã tài trợ cho ông ta..
Do đó những phần tử cản ngăn sự hợp nhất ấy phải được loại bỏ. Đây có nghĩa là các tín dồ Tin Lành, tại thời điểm đó có khoảng 50 ngàn người, chủ yếu là Baptists và Seventh Day Adventists. Diệm đã có kế hoạch để loại bỏ họ chủ yếu là thông qua luật lệ cấm việc truyền giáo, đóng cửa các các trường học, và từ chối cấp giấy phép giảng đạo, hay hội họp tôn giáo của họ. Điều này sẽ được làm một cách hợp pháp dựa vào giáo ước (Concordat) tương lai sẽ được ký kết với Vatican, theo khuôn mẫu Tây Ban Nha của Franco. Những luật lệ chống Tin Lành như thế sẽ được thi hành một khi chiến tranh đã qua và một Nhà nước Ca-tô đã được thiết lập vững chắc.
Điều này không phải chỉ là thuần suy diễn, mà thực lạ lùng là nó lại được xác quyết trong khoảng thời gian đó ở London, nước Anh. Tác giả tập sách này lúc bấy giờ đang cư ngụ chỉ cách tòa Đại sứ Nam Việt Nam, ở đường Victoria Road, quận Kensington vài trăm thước. Ông đã gọi đại sứ quán nhiều lần để tìm hiểu lý do vì sao chế độ Diệm "sách nhiễu một số tông phái Phật giáo bất tuân", Tất cả các văn bản chính thức nhận được đều bào chữa cho việc sách nhiễu. Lời giải thích chính thức cho rằng các Phật tử bị "xử" không phải trên bình diện tôn giáo mà là chính trị, Khi tác giả đề cập đến các tín đồ Tin Lành thì một viên chức giải thích rằng họ là một trường hợp đặc biệt. Vì họ là Ki-tô hữu, nên việc "xử" họ sẽ là chính đáng, một khi tình hình trong nước đã trở thành bình thường, trên cơ sở rằng một quốc gia - trong trường hợp này là Nhà nước Ca-tô Nam Việt Nam – vốn được thành lập từ hứng khởi của những giáo lý (Ca-tô). Một Nhà nước Ca-tô toàn hảo, do đó không thể dung nạp các tín hữu Tin Lành hay Ki-tô hữu nào không chịu tin vào tính hợp nhất của Giáo Hội Ca-tô. Điều này phải được thấy rõ vào thời điểm mà Giáo hoàng John XXIII phát động kỷ nguyên của niềm tin vào sự hợp nhất của Giáo hội (Ecumenism). Cũng nên biết viên chức cao cấp đã đưa ra lời giải thích không ai khác hơn là em ruột của Tổng thống Diệm, cũng là một giáo dân Ca-tô ngoan đạo, Đại sứ Ngô Đình (Luyện).
Các nhà sư Phật giáo chống cự với cảnh sát ở phía trước chùa Giác Minh ở Sài Gòn, để phản đối một sắc luật nữa kỳ thị chống họ. Tổng thống Diệm đã quyết định dựng lên một Nhà nước Ca-tô khuôn mẫu ở Nam Việt Nam và cuối cùng cho cả một nước thống nhất Bắc và Nam Việt Nam. Nhà nước Ca-tô khuôn mẫu đã được đặc biệt gợi hứng khởi từ những lời dạy của Giáo hội Ca-tô. Lời dạy ưa chuộng nhất của Diệm là từ các Giáo hoàng Leo XIII, Pius XI và Pius XII, họ đã lên tiếng rằng nhà nước Ca-tô khuôn mẫu phải loại bỏ tất cả những gì không phải là Ca-tô. Điều này bao gồm Phật tử cũng như 50 ngàn tín đồ đạo Tin Lành, chủ yếu là Baptists, Evangelicals, Seventh Day Adventists, vv ở Nam Việt Nam. Chính sách đã gây sự bất mãn dâng cao và các cuộc biểu tình, trong đó một số bạo động.
Sau đó một viên chức khác, một cựu tín đồ Baptist, xác nhận rằng đã có một bản thiết kế cho việc chính thức loại bỏ đạo Tin Lành trong một nước Việt Nam thống nhất tương lai. Đó không phải chỉ là những kế hoạch lý thuyết cho tương lai, mà đã được minh chứng bởi thực tế là Diệm đã sốt sắng khởi phát chương trình. Muốn loại trừ Tin Lành hay Phật giáo, trước hết ông ta phải Ca-tô hóa toàn bộ cơ cấu xã hội của Việt Nam. Phần tối quan trọng của kế hoạch là giáo dục. Giáo Hội Ca-tô kiên quyết trên mục tiêu này.
Để tạo nên một Nhà nước Ca-tô thuần nhất thì phải uốn nắn thanh thiếu niên, các công dân tương lai của ngày mai. Một giáo lý đã tạo ra lắm rắc rối trong nhiều quốc gia, trong đó có cả Hoa Kỳ, với vấn đề tài trợ cho giáo khu (Ca-tô) và yêu sách của nhà thờ Ca-tô về sự giáo dục riêng biệt ngoại lệ. Còn với Diệm thì không hề có hạn chế, ông ta còn cho rằng lệnh của Giáo Hội mình phải được thi hành nghiêm túc.
Năm 1957, ông ta lập ra Viện Đại học Ca-tô tại Đà Lạt; đến 1963, nó đã có trên 500 sinh viên – hàng ngũ trí thức tương lai của đất nước. Diệm cũng đã muốn rằng các giáo sư và giảng viên Ca-tô phải có cương vị ở hai Viện Đại học Quốc gia là Huế và Sài Gòn. Năm sau Dòng Tên (Jesuits) thiết lập những tu viện ở các thành phố vừa kể. Chế độ đã xây dựng 435 cơ sở từ thiện; giữa 1953 và 1963 Diệm thiết lập 145 trường trung học đệ nhất và đệ nhị cấp, trong đó có 30 trường ngay tại Sài Gòn, với tổng số là 62324 học sinh.
Trong cùng thời gian Giáo Hội Ca-tô tại Nam Việt Nam, từ chỉ có 3 trường trung học đệ nhất và đệ nhị cấp vào năm 1953, đến năm 1963 đã tăng vọt lên 1060 trường, trong một thời gian chỉ mười năm ngắn ngũi. Đồng thời Diệm xây dựng 92 ngàn mét vuông diện tích các bệnh viện, cơ sở từ thiện và giáo dục; nhưng dành 526 ngàn mét vuông diện tích cho các biệt thự sang trọng và Nhà Thờ Ca-tô.

Quân Mỹ trên đường đưa quân vào đồng bằng sông Cửu Long, bị chận lại bởi một đoàn tuần hành của khoảng 3 ngàn sư sãi. Phật giáo đồ dấy loạn đe dọa lính Mỹ vốn đã được lệnh gườm vũ khí nhắm vào đám đông. Cảnh sát Dã chiến đã can thiệp vài giờ sau. Phật tử cảm thấy chính đáng trong việc nổi loạn của họ vì chính sách của Diệm ưu đãi giáo dân Ca-tô. Các giáo sư và giảng viên Ca-tô buộc phải có cương vị ở hai viện đại học quốc gia là Huế và Sài Gòn. Giáo sĩ Dòng Tên được phép mỡ tu viện với ngân quĩ và sự bảo vệ của Chính phủ. Các trường học và cơ sở giáo dục của Phật giáo thì ngoài việc bị sách nhiễu, nhận rất ít trợ cấp hoặc không có gì cả. Các trường học Ca-tô thì tăng nhanh từ chỉ có ba trường trung học trong năm 1955, lên đến 1060 vào năm 1963. Nhiều quân nhân Phật tử trong quân đội đã đào ngũ vì sự kỳ thị công khai của giáo dân Ca-tô, tạo ra đổ vỡ và chán nãn. Pháp luật được thông qua từ hứng khởi qua lời dạy của Giáo hoàng.
Đồng thời, Diệm khởi sự thiết lập Nhà nước Ca-tô của mình dựa trên những học thuyết xã hội của các Giáo hoàng. Trong thời gian đầu của kỷ nguyên, những điều này đã gây cảm hứng cho một số các phong trào xã hội, đã để lại những hậu quả nghiêm trọng ở Âu Châu. Nơi đáng kể nhất là nước Ý. Dựa trên tinh thần của những học thuyết xã hội như thế của Giáo hoàng, vốn trước đây đã gây hứng khởi cho chủ nghĩa Phát-xít (fascism) ở Ý, mà lập nên Nhà nước Tổ hợp ở Việt Nam (Corporate State in Vietnam), nhưng với một lớp đánh bóng cho có tính cách thời đại và với một số cải biên cho phù hợp với một nước Á châu. Thêm một chút sơn phết cho ra vẻ độc đáo, Diệm sáng chế ra triết lý riêng của mình, không những chỉ bắt nguồn từ lời dạy của các Giáo hoàng mà còn từ một tập thể hổn tạp, trước hết nghĩ ra bởi một nhóm trí thức Ca-tô khoảng năm 1930, khi chủ nghĩa Phát-xít đạt đỉnh điểm của nó và được gọi là "chủ nghĩa nhân vị” (personalism).
Sau nỗ lực thiết lập một bộ máy tổ hợp, Diệm bắt đầu thông qua luật để thực thi kế hoạch của mình. Điều này dẫn đến không chỉ là pháp chế đàn áp mà còn việc sử dụng bạo lực.
Một lần nữa Diệm đã tìm được hứng khởi trong một số lời dạy của Giáo hoàng, đó là theo lời của Pius IX, thực là sai lầm để tin rằng: "giáo hội không có uy quyền trong việc sử dụng vũ lực, hoặc nó không có bất kỳ uy quyền tạm thời nào, trực tiếp hoặc gián tiếp. " (Sai lầm số 24 – Đề cương của các sai lầm). Biện hộ cho đức tin tôn giáo của mình với tham vọng chính trị cá nhân, Diệm, trong tám năm theo sau, đã trở nên ngày càng độc tài, khinh thường một cách lộ liễu bất cứ hình thức dân chủ nào, miệt thị những lời khuyên, trở thành hơn bao giờ hết trơ tráo trước những lời phê bình, bao gồm cả sự phê bình của một số “cố vấn” quân sự và dân sự Mỹ. Nhiều người trong số này đã gởi những phúc trình đầy ý nghĩa về những sự việc đang xảy ra cho Washington, tiên liệu tai họa. Tuy nhiên nhóm Dulles-CIA-đám vận động hành lang Ca-tô, tìm mọi cách không cho các báo cáo này lọt đến đúng chỗ, bắt đầu với chính Tổng thống Eisenhower.
Cùng lúc, chủ nghĩa tự cao tự đại về chính trị-tôn giáo (religious-political egocentrism) của Diệm đã đạt đến mức đáng sợ. Triết lý “Nhân Vị” của ông ta chuyển thành một sự sùng bái cá nhân lộ liểu ngang hàng với những gì đã được thúc đẩy trong nước Nga Soviet của Stalin và nước Đức Nazi của Hitler. Chân dung của ông tràn lan khắp hang cùng ngỏ hẽm; thiếu vắng chân dung của ông ta trong tư gia, có thể làm cho bất cứ ai bị nghi ngờ là chống đối và vì thế bị bắt giam ngay, trong các nhà tù và trại tập trung. Sự sùng bái cá nhân, khá điển hình của các nền độc tài Châu Âu, đã đạt tới mức cuối cùng là bàn thờ với chân dung của ông ta được dựng lên trên đường phố, nơi mà quốc ca và các bài hát suy tôn Diệm đã được vang vọng.
Với sự sùng bái cá nhân, liền phát triễn lòng hận thù cuồng tín chống lại bất kỳ hình thức đối lập nào. Cả hai không hề tách rời. Điều này có nghĩa là một sự trừ khử tàn bạo bất kỳ cái gì trông giống dân quyền cơ bản hoặc tự do tư tưởng, tôn giáo và chính trị. Hơn bao giờ hết Diệm dần đích thân kiểm soát nghiêm ngặt ngành cảnh sát, như chúng tôi đã nói, cầm đầu bởi một trong các anh em của ông ta. Mạng lưới an ninh đã được nhân rộng và tôi luyện cứng rắn. Các đội biệt kích được thành lập. Việc khống chế dấy loạn - luôn sẵn sàng – đã được đào tạo với hiệu quả tàn nhẫn. Điều mà độc giả người Mỹ đặc biệt quan tâm là mô hình dẹp nhanh gọn của việc khống chế này đã được lập ra, đào tạo và tôi luyện bởi trường Đại học Nam Michigan, dưới sự tài trợ của CIA.
Những sự vi phạm trắng trợn về dân quyền, về tự do cá nhân, tăng nhanh gấp bội. Những kẻ bất phục, đủ mọi lứa tuổi và đủ loại chính kiến về chính trị hay niềm tin tôn giáo, đều bị tống giam vào tù hoặc vào các trại tập trung. Để kiểm tra tốt hơn những kẻ bất mãn, mỗi nông dân bị bắt buộc phải mang theo một thẻ căn cước. Với sự cứng rắn của chế độ Diệm, những kẻ bất phục đã không còn chỉ là những người Cộng sản hay Phật tử. Giáo dân Ca-tô bây giờ cũng tham gia vào phe chống đối. Đây là giáo dân Ca-tô mà ban đầu Diệm đã lôi kéo rời miền Bắc. Hàng ngàn người trong số họ đã yêu cầu Diệm phải giữ lời hứa. Họ đã biểu tình đòi hỏi đất đai, nhà cửa, và công ăn việc làm mà họ đã được hứa hẹn. Cuối cùng một số dân chúng gia tăng nói rằng họ muốn được hồi hương về lại miền Bắc Việt Nam. Đáp ứng của Diệm thì ai cũng biết rõ. Các cuộc biểu tình đã bị dẹp tan tàn nhẫn; bất kỳ kẻ nào, nhóm nào nhận diện được, cho dù Phật giáo hay Ca-tô, đếu bị bắt, tống giam vào tù hay vào một trại tập trung hoặc thậm chí bắn bỏ ngang xương.
Mọi sự đã được ghi nhận, và mặc dù con số không được chính thức xác nhận vẫn được coi là rất đáng tin cậy, rằng trong thời gian khủng bố này - đó là từ năm 1955 đến 1960 - ít nhất đã có 24 ngàn người bị thương, 80 ngàn người đã bị xử tử hay bị thủ tiêu, 275 ngàn người đã bị bắt nhốt, thẩm tra có hoặc không có tra tấn, và khoảng 500 ngàn người bị nhốt vào các trại tập trung hay trại giam. Đây là một ước tính dè dặt.
Việc thành lập một chế độ Ca-tô toàn trị vẫn dứt khoát tiến tới bất kể chuyện gì. Sự đối kháng từ mọi thành phần trong nước gia tăng. Đình công đã diễn ra ngày càng thường xuyên, chủ yếu cũng vì tình trạng kinh tế suy đồi. Vào tháng năm 1957, 200 ngàn công nhân đã biểu tình riêng tại Sài Gòn. Năm sau vào ngày Lao động Quốc tế tháng năm năm 1958, các cuộc biểu tình đã tăng lên đến 500 ngàn người. Đã xảy ra các cuộc đình công và biểu tình khắp nước trong năm tiếp theo. Dân Ca-tô từ Bắc quyết đòi hồi hương. Tuy vậy, bộ máy đàn áp của chính quyền đã trở thành quá hiệu quả nên không cuộc kháng cự nào làm cho suy yếu đi được, dù mang tính cách kinh tế hay chính trị. Chuyên viên địa phương và Hoa Kỳ đã chỉ đạo việc khống chế sự bất mãn của dân chúng và bất cứ cá nhân nào, đã thành công như một bộ máy kỳ diệu. Dựa chủ yếu vào nó mà Diệm cảm thấy tự tin rằng ông sẽ vượt qua mọi bảo táp trên đường phố, và cũng chủ yếu nhờ vào một bộ máy đàn áp kỳ diệu như thế mà cuối cùng Diệm cảm thấy mình đủ mạnh để thực hiện biện pháp khác, nhắm đến việc thiết lập nước Việt Nam Ca-tô của ông ta.
Ông đã mạnh dạn chuyển qua đối đầu trực tiếp với điều mà ông ta coi là trở ngại quan trọng nhất cho những giấc mơ chính trị-tôn giáo của mình. Thế là ông tấn công tôn giáo chính của đất nước, Phật Giáo.

Các nhà sư Phật giáo và thường dân nổi lên chống trả những đội cảnh sát mũ sắt. Trong tháng mười, 1956, giáo dân Ca-tô Diệm, với sự chấp thuận kín đáo của Mỹ, ban hành một hiến pháp mới. Bắt chước Hitler, Ante Pavelich ở Croatia và Salazar của Bồ Đào Nha, ông đã chen vào một Điều khoản 98, trao cho ông ta toàn quyền độc tài. Nó được ghi như sau: "... Tổng thống (Diệm) có thể ra một Nghị định tạm đình chỉ... (từ đó tiếp theo hầu hết tất cả dân quyền trong nước)... để đáp ứng các nhu cầu chính đáng của an ninh công cộng, vv." Điều khoản phải được hết hạn vào tháng Tư, 1961, nhưng nó đã không bao giờ bị bãi bỏ. Tổng thống Diệm, trong 1956, lại ban một sắc lệnh, Sắc lệnh 46, được ghi như sau: "Các cá nhân bị coi là nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh công cộng có thể bị giam giữ trong một trại tập trung bằng sắc lệnh." Sắc lệnh và Điều khoản ấy đã gây ra những cuộc biểu tình trên toàn cõi Nam Việt Nam.
Tổng thống Diệm hội ý với các nhà sư Phật giáo tại Dinh Gia Long ở Sài Gòn vào tháng tám, 1962. Trước khi tiến hành một cuộc khủng bố tràn lan chống lại Phật giáo đồ, Tổng thống Diệm đã cố gắng lập ra một bộ phận Phật tử cốt hỗ trợ các chính sách về điều phối và hợp nhất của mình. Chương trình của ông nhắm vào việc Ca-tô-hóa chính quyền và quân đội, giao các vị trí đặc quyền cho giáo dân Ca-tô, bao gồm cả những người đã chạy thoát vào từ miền Bắc. Để tăng cường cho chế độ, Diệm đã cố gắng vuốt ve Phật giáo đồ. Họ vẫn không an lòng vì chính phủ đã thiên vị giáo dân Ca-tô hơn là Phật tử, mặc dù thành phần sau chiếm hơn ¾ dân số. Để tránh sự bất mãn của Phật giáo lây lan, Diệm đã cố gắng thuyết phục một số nhà lãnh đạo Phật giáo hỗ trợ ông ta. Ông hy vọng tránh được một tiềm năng đối đầu với những người quyết chống lại luật lệ thiên-Ca-tô và chống-Phật giáo của ông ta. Nổ lực của Diệm đã thất bại. Ngoại trừ một nhóm nhỏ, đa số Phật giáo đồ từ chối cộng tác với ông và với chế độ Ca-tô của ông ta.
Phật tử tấn công một trường học Ca-tô tại Sài Gòn. Chính sách Ca-tô-hóa Nam Việt Nam trở nên quá lộ liễu đến độ đã làm cho thành phần ù lì nhất của Phật giáo đồ cũng phải nổi giận. Từ ban đầu của nhiệm kỳ Tổng thống của mình, Diệm đã bắt đầu dựng lên và bội tăng các trường học và nền giáo dục Ca-tô. Giữa 1953 và 1963, Diệm thành lập 145 trường trung học đệ nhất và đệ nhị cấp, trong đó có 30 tại riêng Sài Gòn, với tổng số là 62 ngàn học sinh. Trong cùng thời kỳ, Giáo Hội Ca-tô, từ chỉ có ba trường trung học năm 1953, đã bội tăng lên đến 1060 vào năm 1963, trong vòng một thời gian ngắn 10 năm. Đồng thời Diệm bổ nhiệm các giảng viên và giáo sư Ca-tô tại các viện đại học không phải Ca-tô và nắm chắc rằng giáo dân Ca-tô phải được đối xử và lương bổng ưu đãi. Mục đích là lấy nền giáo dục Ca-tô làm xương sống cho tầng lớp trí thức của Nam Việt Nam. Đồng thời, ông đã xây dựng vô số nhà thờ và tổ chức từ thiện Ca-tô, toàn là lấy từ ngân quỉ của chính quyền, vốn cai trị một dân số có đến 85 phần trăm Phật giáo đồ. Phản ứng, ban đầu chỉ là lên tiếng, cuối cùng đã quay qua bạo động, và các trường học Ca-tô và thậm chí cả nhà thờ đã bị đốt rụi bởi Phật giáo đồ nổi sùng.
Các Phật tử biểu tình tấn công giáo dân Ca-tô cố thủ trong một tòa báo Ca-tô tại Sài Gòn. Tòa nhà đã bị đốt trong khi cả đô thành bị chao đảo hàng mấy giờ bởi hổn loạn ngoài đường phố liên quan đến hàng ngàn người. Các cuộc hổn loạn đã bị dẹp yên sau khi Phật giáo đồ chạm trán với quân lính, và giáo dân Ca-tô rút lui. Các cuộc biểu tình diễn ra vì đạo luật mới ưu đãi các trường Ca-tô và giáo dân trong các chức vụ của chính phủ và quân đội. Chính quyền Ca-tô của tổng thống Diệm nói đãi bôi về bình đẳng và dân chủ, nhưng sự thiên vị thì rất trắng trợn đến nỗi hổn loạn ngày càng thường xuyên trong khi cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.
 
Một thiếu nữ đang cầu nguyện cho hòa bình giữa 15 ngàn người biểu tình khác do tăng ni Phật giáo hướng dẫn trước ngôi chùa chính tại Sài Gòn. Họ cầu nguyện cho việc chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, vốn đã được xúi giục bởi Vatican và Hoa Kỳ. Vatican đã leo thang việc sùng bái Fatima, với những hứa hẹn của Mẹ Đồng Trinh rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ bị tiêu diệt tại nước Nga Soviet và trên thế giới. Hoa Kỳ đã leo thang Chiến Tranh Lạnh và đem Chiến tranh Thế giới thứ III gần kề đến nỗi vào năm 1956 John Foster Dulles, Bộ trưởng Ngoại giao đã tuyên bố trước một thế giới khiếp đãm rằng Hoa Kỳ đã đứng trên bờ vực chiến tranh ba lần. Ông Dulles còn thông báo cho Moscow và Peking rằng Mỹ có ý dùng vũ khí hạt nhân. Những cuộc xung đột tại Việt Nam đã được tiếp tục tăng tốc bởi những cuộc đề bạt nhanh chóng các giáo dân Ca-tô cuồng tín trong cấp bậc cao của quân đội trong khi Phật tử bị đàn áp. Kết quả là sự bỏ ngũ của Phật tử ở mọi cấp, làm suy yếu đạo đức và hiệu quả của quân đội. Việc Ca-tô-hóa đã phân chia Nam Việt Nam thành một quốc gia đang có chiến tranh tôn giáo đẩm máu giữa giáo dân Ca-tô Rô-ma và Phật giáo đồ.
 
Phật giáo đồ gặp các nhà lãnh đạo của chính phủ bên ngoài Dinh Độc Lập, Sài Gòn trong một cuộc phản đối chống chính phủ. Mặc dù Hoa Kỳ quan ngại đến sự sách nhiễu tôn giáo của chính quyền Nam Việt Nam, nó cho phép việc phân biệt đối xử thô bạo của Ca-tô chống lại đa số Phật giáo. Chính sách đã được hỗ trợ bởi Vatican và của tập thể đáng kể quan tâm đến lợi ích của Ca-tô Mỹ. Giáo hoàng John XXIII, giáo hoàng phóng khoáng, đã theo dõi việc Ca-tô-hóa tàn nhẫn ở Việt Nam với sự đồng thuận. Ông ta đã cố gắng ngăn chặn miền Bắc và miền Nam đạt đến việc thông cảm dưới bất kỳ hình thức nào. Ông lại dâng toàn bộ nước Việt Nam cho Mẹ Đồng Trinh Mary và thành lập một Ban Giám Mục Đẳng Cấp Ca-tô cho toàn quốc Việt Nam, như vậy cho thấy rằng ông muốn miền Bắc sẽ trở thành một phần của Ca-tô miền Nam, dưới quyền Tổng thống Diệm, đứa con trung thành của Giáo Hội Ca-tô.
Các tăng sĩ Phật giáo rời khỏi tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn sau khi đã tị nạn ở đấy để thoát khỏi cảnh sát của Tổng thống Diệm bắt giữ. Hàng ngàn đồng đạo của họ đã bị lùa vào các trại tập trung; những người khác đã bị sách nhiễu và thậm chí bị tra tấn bên trong và bên ngoài các ngôi chùa. Có lúc các ngôi chùa này đã bị đóng cửa để ngăn cản Phật tử vào cúng kiến, mà theo Diệm là dùng vào việc chính trị để chống đối chế độ của ông ta. Hàng ngàn nhà sư, sau khi tổ chức phản kháng đã tuần hành rồi tuyệt thực để chống những luật lệ kỳ thị tôn giáo của Nam Việt Nam, Có lúc hơn 10 ngàn người dân ở riêng Sài Gòn đã gia nhập với họ trong một cuộc phản đối tràn lan.
Bàn thờ và kiệu Phật được phủ cờ ngủ sắc và biểu ngữ sặc sở, được dựng lên ở giữa đường để ngăn chặn một đoàn lính Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và các xe bọc thép của Mỹ không vào Huế được. Phật giáo đồ phản đối Hoa Kỳ đã hỗ trợ tổng thống Ca-tô Diệm, người đã leo thang việc kỳ thị chồng-Phật giáo ở khắp nơi. Trong những cuộc biểu tình tương tự nhiều tăng ni Phật giáo đã bị bắt giam. Trong sự cố này cuộc đối đầu đã kết thúc an lành sau khi một sĩ quan TQLC Mỹ thương lượng với các nhà lãnh đạo Phật giáo, và họ đã ra lệnh thu dọn các bàn thờ để cho đoàn hộ tống đi qua. Hoa Kỳ đã bị chỉ trích công khai trong việc hổ trợ cho chính sách kỳ thị tôn giáo của Tổng thống Diệm và trong sự im lặng về nổi khiếp đãm tràn lan đối với người em của Diệm, Giám đốc Sở Cảnh sát Mật Vụ.


Tác giả: Avro Manhattan
Người Dịch: Trần Thanh Lưu
======


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét