Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Chương 1. “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?”

“Vietnam, Why Did We Go?” Câu chuyện gây sốc về vai trò của “giáo hội” Công giáo trong buổi khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam - Hồng y Spellman, Chỉ huy Tuyên úy quân đội Mỹ.
Lời dẫn: Nhân sự kiện bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, chúng ta buộc phải bình tĩnh tìm hiểu ngọn nguồn Ca-tô Rô-ma giáo.
Cuộc tìm kiếm của chúng tôi- Nhóm Biên tập Google.tienlang đã đưa chúng tôi đến với cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” -Tác giả: Avro Manhattan (1914-1990). Người dịch Trần Thanh Lưu. Tác phẩm tuy chủ yếu viết cho người Mỹ nhưng với bạn đọc người Việt, nhất là người Việt trong nước, xin đọc để biết thêm lý do xuyên suốt nhất, lý do “vì sao người Mỹ đã đi” đến nước ta để khởi động một cuộc chiến 20 năm máu lửa trên quê hương mình. Đối với người Mỹ, cho đến hôm nay, không hẳn ai cũng trả lời rốt ráo được câu hỏi vì sao, ngay từ đầu, Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, một quốc gia “đèo heo hút gió”, xa quê hương của họ trọn nửa trái cầu. Ngay cả trong các môi trường đại học và nghiên cứu, không phải trường phái nào cũng đồng ý với nhau khi lý giải nguyên nhân đầu tiên và đích thực của quyết định, mà trong 8 năm sau đó, đã tiêu tốn 584 tỷ Mỹ kim để đưa 9 triệu 200 ngàn quân nhân luân phiên tham chiến và khiến hơn 58,000 thanh niên Mỹ phải bỏ mạng nơi chiến trường. Đồng thời, cũng dội 15 triệu tấn bom và phun hơn 11 triệu gallons chất độc Agent Orange lên toàn cõi Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả là cuộc chiến tranh Việt Nam nầy, sau đó, đã để lại những hội chứng tâm lý tác động mạnh mẽ không phải chỉ trên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mà còn xoáy sâu cả trong đời sống văn hóa của dân tộc Mỹ trong nhiều năm nữa.
Giữa tất cả những nỗ lực và kết quả nghiên cứu để truy tìm nguyên nhân đầu tiên của chiến tranh Việt Nam đó, Avro Manhattan nổi bật lên với một luận điểm ít ai ngờ. Tuy không ngờ nhưng lại có tính thuyết phục cao. Từ góc độ văn hóa, hay chính xác hơn, từ cách tiếp cận chính trị-tôn giáo đan bện nhau, ông đã sưu khảo và tổng hợp các thông tin của nhiều nguồn tài liệu khác nhau để trên cơ sở đó, đi đến một kết luận: Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chủ yếu là một cuộc chiến tranh tôn giáo dù phần biểu hiện bên ngoài của nó (và các lực lượng tham chiến) có là chính trị, kinh tế hay quân sự.
Nhân việc tìm hiểu về nguồn cơn cuộc bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, và cũng nhân dịp 42 năm Chiến thắng Đế quốc Mỹ xâm lược, kể  từ hôm nay, Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu từng chương cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” (Bản dịch trên trang Sachhiem) để chúng ta thấy câu trả lời cuối cùng của tác giả là: Chính Giáo Hội Ca-tô, và đối tác ngoại giao của nó là Tòa thánh Vatican mới là kẻ xúi giục chính, leo thang và đeo đuổi cuộc xung đột ở Việt Nam. Ngay từ ban đầu những động cơ tôn giáo đã khai mào cho trận thác lũ gây nên bao đau thương tuyệt vọng khôn cùng ở các lục địa châu Á và châu Mỹ. Sự bi thảm của Việt Nam sẽ đi vào lịch sử như là trong những hành vi độc ác của sự liên minh đương thời giữa chính trị và tôn giáo có tổ chức.
Những yếu tố của một bản chất chính trị, ý thức hệ, kinh tế và quân sự không hề đóng vai trò gian ác trong việc mở rộng chiến tranh, mà lại là tôn giáo của cái Giáo Hội Ca-tô mới chính là kẻ chủ mưu. Từ ban đầu vai trò của nó đã được giảm thiểu nếu không nói là được xóa đi. Nhưng những dữ kiện cụ thể lại không thể bị bị chùi rửa dễ dàng được, và đó là điều mà chúng tôi sẽ xem xét kỷ lưỡng dù vắn tắt…

********


Một đoạn tiểu sử của tác giả- Bá Tước Avro Manhattan:
 
Sinh ra vào ngày 6 tháng 4 năm 1914 tại thành phố Milan ở Ý, song thân là người Mỹ và Thụy sĩ / Hòa lan. Ông được đào tạo tại Đại học Sorbonne ở Paris và trường Kinh tế ở London. Ông bị cầm tù tại Ý vì không chịu nhập ngũ vào quân đội của nhà độc tài phát xít Mussolini. Trong khi bị giam tại dãy núi Alps ông đã viết cuốn sách đầu tiên về thiên văn học. 
(Sau khi trốn sang Anh, LND) trong thời gian thế chiến, ông Manhattan đã điều khiển một đài phát thanh gọi là gọi là “Đài Phát thanh Tự Do” nhắm vào du kích quân ở châu Âu đang bị chiếm đóng. Do thành tích này ông được phong hầu tước Hiệp sĩ Malta. Gốc gác quí tộc của ông cũng đã cho thấy rằng ông còn là một Hiệp sĩ của Họ Savoy, Hiệp sĩ Thánh Chiến và một Hiệp sĩ Giòng Mercedes. 
Hơn 20 cuốn sách của ông, bao gồm cuốn bán chạy nhất “Vatican trong nền chính trị thế giới” (The Vatican in World Politics), một trong những cuốn bán chạy nhất trong mọi thời. Nó đã được dịch ra nhiều sinh ngữ quan trọng như Hán văn, Nga và gần đây nhất Hàn ngữ. 
Ông là một hội viên của Hội Văn Chương Hoàng Gia, Hội Các Tác Gia, Liên Hiệp Đạo Đức, P.E.N., Hội Liên Hành Tinh Anh quốc, vv… 
Những cuốn sách khác của ông gồm: 
* Âm Vang Của Ngày Tận Thế (The Rumbling of the Apocalypse, Airoldi, 1934) 
* Hướng Đến Nước Ý Mới (Towards the new Italy (Preface by H.G. Wells), Lindsay Drummond, 1943) 
* Châu Mỹ La-tinh và Vatican (Latin America and the Vatican, C.A. Watts, 1946) 
* Giáo Hội Ca-Tô Chống Lại Thế Kỷ 20 (The Catholic Church Against The Twentieth Century, C.A.Watts, 1947, 2nd edition, 1950) 
* Vatican Ở Châu Á (The Vatican in Asia, C.A. Watts, London, 1948) 
* Tôn Giáo Tại Nga (Religion in Russia, C.A.Watts, London, 1949) 
* Đế Quốc Ca-Tô Và Nền Tự Do Của Thế Giới (Catholic Imperialism and World Freedom, C.A. Watts, London 1952, 2nd edition, 1959) 
* Khủng Bố Khắp Xứ Yugoslavia, Sự Đe Dọa Đến Châu Âu (Terror Over Yugoslavia, the Threat to Europe, C.A. Watts, London, 1953) 
* Đồng Đô La Và Vatican (The Dollar and the Vatican, Pioneer Press, London, 1956, 3rd edition, 1957) 
* Đế Quốc Vatican Ở Thế Kỷ 20 (Vatican Imperialism in the 20th Century, Zondervan, Michigan, 1965) 
* Hằng Tỷ Bạc Của Vatican (The Vatican Billions, Chick Pub., Los Angeles, 1983) 
* Khủng Bố Ca-Tô ở Ái Nhĩ Lan (Catholic Terror in Ireland, Chick Pub., Los Angeles, 1988) 
* Liên Minh Vatican Moscow Washington (Vatican Moscow Washington Alliance, Chick Pub, 1982) 
* Việt Nam … Vì Sao Chúng Ta Đã Đi? (Vietnam . . . why did we go?, Chick Pub, Los Angeles, 1984) 
* Lò Thiêu Diệt Chủng Của Vatican (The Vatican's Holocaust, Ozark Books, Springfield, MO.1986) 
* Vụ Sát Nhân Trong (Tòa Thánh) Vatican, Âm Mưu của Nga Mỹ và Giáo Hoàng (Murder in the Vatican, American Russian and Papal Plots, Ozark Books, Springfield, MO. 1985)
Bạn của ông gồm H. G. Wells, Pablo Picasso, George Bernard Shaw, và khoa học gia Marie Stopes.
Với một sưu tầm đồ sộ về dữ kiện, hình ảnh, tên tuổi và ngày tháng, Manhattan cho thấy rằng Chiến tranh Việt nam đã khởi sự như một cuộc xung đột tôn giáo. Ông chứng minh cho thấy Hoa kỳ đã bị lôi kéo như thế nào vào việc ủng hộ sự áp bức của Ca-tô tại Việt Nam được mệnh danh là chống chủ nghĩa cộng sản.
 Manhattan giải thích:
- Như thế nào mà truyền đơn và truyền thanh tôn giáo đã thuyết phục gần một triệu dân Ca-tô rời bỏ miền Bắc Việt Nam và sống dưới chế độ cai trị Ca-tô ở miền Nam, áp đảo tín đồ Phật giáo.
- Như thế nào mà sự khủng bố tàn ác đối với tín đồ Phật giáo đã dẫn đến nổi dậy và tự thiêu trên đường phố.
- Tại sao những phúc trình của các cố vấn quân sự và dân sự Mỹ về sự việc xảy ra đã không đến được tay Tổng thống Hoa Kỳ.
- Tại sao kế hoạch đã bị cháy ngược, và trong khi lính Mỹ tiếp tục tử trận, Vatican đã đi đêm với Hồ Chí Minh.

Lời Mở Đầu của Nhà Xuất Bản
Tại sao lại thêm một cuốn sách về Việt Nam?
Việt Nam: một từ đã gây ra nhiều ác cảm, kinh tỡm và thù hận. Một số người gọi nó là ô nhục, vài kẻ khác gọi là một hành động sen đầm. Khi người lính trận tơi tả trở về, họ bị khinh bĩ, lăng nhục. Hoa kỳ đã bị mất mặt với thế giới. Tai sao lại nói đến đề tài ấy làm gi? Bởi vì Việt Nam chính là một cuộc chiến tranh tôn giáo. Một cuộc chiến tôn giáo khơi mào bởi Vatican, con điếm của Sách Khải Huyền, qua chương 17 và 18.
Avro Manhattan, nhà thẩm quyền trên thế giới về chính trị của Vatican, đã vạch trần lý do thực sự làm cho trai tráng của chúng ta chịu khổ và chết tại Việt Nam. Ông đã dò lần cái chết của họ có dính líu đến cuồng vọng của Vatican muốn tạo ra đạo Công Giáo La Mã ở Á Châu. Đặc vụ của Vatican đã bày mưu tính kế cho Chiến tranh Việt Nam. Lính Mỹ phục vụ cho Vatican trong cuộc vùng vẫy tuyệt vọng để thoát được rừng thiêng, địa ngục chiến tranh, khổ đau, chết chóc và hủy diệt. Mọi việc đều do Con điếm và Giòng Tên của nó bày ra.
Việc thao túng các tổng thống của chúng ta là một kiệt tác. Chúa giúp ta thấy được rằng cái tổ chức này, vốn đã bị Jesus Christ nguyền rũa, sẽ tiếp tục con đường đẫm máu trong lịch sử cho đến ngày Ngài trở lại. Người Ki-tô cần phải biết Vatican đang mưu toan gì. Nếu Chúa Jesus đã giành 3 chương trong Sách Khãi Huyền nói về cái tổ chức này thì người Ki-tô phải sẳn sàng tỉnh thức như vào thời Cải Cách. Không có sự khôn ngoan thì con người bị diệt vong. Hiểu biết là sức mạnh, ngu dốt là yếu hèn.
++++++

Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?
Trần Thanh Lưu dịch cuốn

“Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan
CHƯƠNG 1
Phác Thảo
Thế Chiến thứ II, Sự Phân Chia Tạm Thời nước Việt Nam, và khởi đầu của cuộc xung đột ở Việt Nam.
► Sự thất trận của Pháp và Nhật ► Những chiến sĩ tự do người Việt tuyên bố Việt Nam độc lập ► Một thủ tướng Việt bù nhìn của Pháp ► Các Giám Mục Việt kêu gọi Vatican ► Hoa Kỳ gởi 2 chiến hạm đến Sài gòn ► Eisenhower giúp Pháp tại Việt Nam ► Hòa Ước Geneva ► Vĩ tuyến 17 như “một đường chia cắt tạm thời” giữa Bắc và Nam Việt Nam ► Vận động hành lang của Ca-tô tại Mỹ ngăn cản một cuộc bầu cử tự do tại Việt Nam ► Lo sợ Cộng sản thắng cuộc bầu cử ► Lời bình luận thật thà của tổng thống Eisenhower.
Vào năm 1940, khi nước Pháp bị Hitler đánh bại, Pháp nhường Việt Nam lại cho Nhật và được Nhật yêu cầu tiếp tục quản lý đất nước giùm họ. Bảo Đại, một bù nhìn của Pháp đã từng cai trị đất nước 20 năm trước đó đã tuân thủ. 
Nhưng Bảo Đại lại phải đương đầu ngay với một chủ nghĩa quốc gia mãnh liệt. Điều này càng trở nên quyết liệt và đã đưa đến một cuộc chiến tranh du kích có hiệu quả gia tăng. Mục tiêu tối hậu của nó có hai phần: xóa bỏ sự cai trị của Pháp và Nhật, và giành một nền độc lập hoàn toàn. Những chiến sĩ tự do được biết như là Việt Minh, đã được toàn dân ủng hộ và kết quả là họ trở nên đồng hóa với khát vọng quốc gia của mọi người Việt Nam. 
Khi Nhật bại trận vào tháng 8 năm 1945 thì dân Việt đã kiểm soát được hầu hết đất nước. Đến tháng 9 cùng năm thì những chiến sĩ tự do tuyến bố Việt Nam độc lập. Bảo Đại, bù nhìn của Pháp-Nhật, thoái vị. Sau hơn một thế kỷ, Việt Nam được tự do trở lại, hoặc có vẻ như vậy. Dân Việt, lãnh đạo bởi người Cộng sản, nhận ra rằng thành phần thiểu số đồng nhất trong nước lại là giáo dân Ca-tô. Và rằng đa số giáo dân ủng hộ cuộc đấu tranh chống Pháp và Nhật, để tranh thủ sự ủng hộ của thành phần này, họ đã bổ nhiệm nhiều nhân vật Ca-tô vào tân chánh phủ. 
Lãnh tụ Hồ Chí Minh đề cử một giáo dân làm bộ trưởng kinh tế, ông ta còn có cả một Giám Mục Ca-tô La-mã. Hơn nữa để chứng tỏ dù là một ngưới Marxist, ông không hề có thành kiến đối với Giáo hội Ca-tô, ông chấp thuận ngày Chủ nhật đầu tháng 9 là ngày lễ độc lập, cho trùng với ngày lễ Công giáo toàn quốc. 
Tự do tôn giáo được bảo đảm cho mọi người. Những thành tích của Việt Minh được lòng dân nên trong tháng 9 bốn chục ngàn giáo dân đã biểu tình ủng hộ Hồ Chí Minh tại Hà Nội. Ngay cả 4 vị giám mục đã kêu gọi trực tiếp đến Vatican yêu cầu tòa thánh ủng hộ nước Việt Nam độc lập mới dưới những người cai trị mới. 
Có vẻ như một chương sách mới đã khởi sự, không những cho Việt Nam, mà còn cho giáo dân Ca-tô, những kẻ thường được Pháp che chở, dù thế cho đến lúc ấy cũng vẫn bất mãn đối với nền cai trị thực dân của Pháp. 
Trong khi chính phủ mới của Việt Nam đang bận rộn thiết lập một nền dân chủ cộng hòa ở miền bắc Việt Nam thì, người Anh ngay khi biết Nhật đầu hàng đã trao miền Nam Việt Nam lại cho Pháp. Nhức nhối vì sự thất trận ở châu Âu, Pháp quyết áp đặt một nền cai trị thực dân sắt máu nhất với mục tiêu tỏa rộng sự thống trị của họ lên phần còn lại của đất Việt. Đối lại, dân Việt liền tổ chức một cuộc chiến du kích hòng ngăn chận sự tái lập nền cai trị của Pháp.
Vào tháng 2, 1950, Hoa Kỳ nhìn nhận chính quyền Bảo Đại. Hầu như tức khắc Pháp yêu cầu sự giúp đở quân sự. Tháng 3, hai chiến hạm của Mỹ đến Sài gòn để ủng hộ Bảo Đại. Liền sau đó, tháng 5, Washington tuyên bố viện trợ cho Pháp 10 triệu đô-la. Hoa Kỳ đồng ý để Pháp lo liệu chuyện Việt Nam trong khi Mỹ bận tham chiến ở Triều Tiên. Vào tháng 6, tổng thống Truman tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tài trợ cho quân Pháp chống chính quyền Bắc Việt Nam. Khoảng tháng 11, 1952, Hoa Kỳ đã gởi 200 tàu chất đầy quân dụng, 222 phi cơ chiến đấu, 225 chiến hạm hải quân, 1,300 xe tãi, trả 1/3 chi phí cho cuộc chiến ở Việt Nam. 
Khi Eisenhower kế nhiệm Truman vào tháng 7, 1953 thì cuộc đình chiến được ký kết ở Triều Tiên, nhưng trong năm 1953 sự ủng hộ tài chánh của Mỹ đã đạt đến 400 triệu một năm. Vào tháng 10, ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố rằng sự giúp đở của Hoa Kỳ cho nền cai trị thực dân của Pháp đã là “thành quả sáng chói nhất của ông ta trong năm.” 
Đến năm 1954, Hoa Kỳ đã trả hết 80% của tổng số. Chính phủ Pháp xác nhận rằng Hoa Kỳ đã chi tiêu hết 1,785 tỷ đô-la cho chuộc chiến. Nhưng đến cuối năm thì thực ra Hoa kỳ đã trả 2 tỷ đô-la để duy trì nền đô hộ thực dân của Pháp. 
Tuy vậy, người Việt với quyết tâm đánh đuổi người Pháp, đã chiến đấu dữ đội trong sự ngạc nhiên của cả bạn lẫn thù. Khi sắp bị đánh bại tại Điện Biên Phủ, Pháp yêu cầu sự trợ giúp của Mỹ. John Foster Dulles đòi có sự tham chiến của Hoa Kỳ (để bảo vệ Đông Dương khỏi rơi vào tay Cộng Sản). Thế là ông ta công bố một kế hoạch, Tổ Chức Hiệp ước Đông Nam Á – (SEATO: Southeast Asia Treaty Organization). Tháng 4, ông ta triệu tập một cuộc họp kín với các lãnh đạo Quốc hội. Mục tiêu: Giành cho Eisenhower quyền sử dụng hải và không lực Mỹ để giúp Pháp tại Việt Nam. Kế hoạch được khéo đặt tên là “Chiến Dịch Kên Kên” (Operation Vulture). Sau này, khi Lyndon Johnson làm tổng thống, ông đã phản đối việc gởi lính Mỹ sang tham chiến và hầu hết lãnh đạo Quốc hội đều đồng ý với ông ta. Tuy vậy đến tháng 11, (từ năm 1950 đến 1954) Hoa Kỳ đã gởi 340 máy bay và 350 tàu chiến.
Tháng 5, 1954 quân Pháp đầu hàng tại Điện Biên Phủ. Tháng 7 kế tiếp thỏa hiệp Geneva được ký kết. Vĩ tuyến 17 được thừa nhận là đường ranh tạm thời phân chia nước Cộng hòa Việt Nam ở miền Bắc và người Pháp ở miền Nam. Vào ngày 21 tháng 7 tại buổi “Tuyên Bố Chung Cuộc,” có 9 nước chuẩn nhận hiệp ước chỉ trừ Bảo Đại và Hoa Kỳ. 
Bản tuyên bố chỉ rõ rằng sự phân chia bắc-nam Việt Nam chỉ là sự phân chia “quân sự”, để chấm dứt sự xung đột vũ trang, chứ không phải là sự phân chia lãnh thổ hay ranh giới chính trị. Điều này có nghĩa là Pháp được ủy nhiệm trông coi miền Nam trong vòng 2 năm, đến khi có một cuộc tổng tuyển cử và người dân có quyền chọn lựa chính thể mình muốn. 
Đối với một vài phía tham dự thì Hiệp ước Geneva đã tạo ra nổi lo rằng nếu các cuộc bầu cử được tổ chức thì Việt Minh vốn được lòng dân khắp nước chắc sẽ thắng luôn trong Nam. 
Đám quân nhân vận động hành lang và trên hết là Ca-tô tại Washington liền ra tay, quyết thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ ngăn cản cuộc bầu cử. Giáo hoàng Pius XII hết lòng tán trợ các nổ lực của họ. Hồng Y Spellman, con thoi giữa Washington-Vatican là phát ngôn chính cho cả hai. Sách lược của Giáo hoàng Pius XII và John Foster Dulles rốt lại đã được chấp thuận và thi hành bất kể mối e ngại lan rộng ở Hoa Kỳ và châu Âu. 
Trước và sau khi quyết định tai hại, bản thân Tổng thống Eisenhower thú nhận trong một giây phút thật thà chính trị rằng “nếu các cuộc bầu cử được tiến hành thì 80% dân số sẽ bầu cho người cộng sản Hồ Chí Minh hơn là bầu cho quốc trưởng Bảo Đại.” Tổng thống Eisenhower đã nói đúng sự thật về thực tế chính trị của Việt Nam trong tình huống trọng yếu lúc bấy giờ.
Tác giả: Avro Manhattan
Người Dịch: Trần Thanh Lưu
===========
Chương 20. Hai TổngThống Ca-tô Và Một Giáo Hòang Cách Mạng- Sự Sụp đổ của Đại Chiến Lược Hoa Kỳ-Vaticantại Việt Nam.
Chương 21: Sự Giao Dịch Bí Mật Giữa Giáo Hoàng và Cộng Sản miền Bắc Việt Nam.
Chương 22: Chương cuối- Thảm Họa Cuối Cùng

2 nhận xét:

  1. Cựu Chiến binhlúc 08:35 7 tháng 4, 2017

    Loạt bài này trên Google.tienlang sẽ là loạt sấm rền vang tại Lộc Hà và tại Hà Tĩnh- Nghệ An nói chung.
    Bởi cả cán bộ chính quyền lẫn giáo dân và nhân dân nói chung sẽ hiểu bản chất của Catogiao, bản chất của Vatican.
    Từ sự hiểu biết này, cả xã hội VN sẽ cô lập những kẻ cuồng tín ở Lộc Hà, Hà Tĩnh và ở Nghệ An.
    Loạt bài này cũng sẽ cung cấp cho những người thực thi pháp luật ở Nghệ- Tĩnh vũ khí sắc bén trong đấu tranh chống bạo loạn, lập lại yên bình cho quê hương.
    Cảm ơn các bạn trẻ GGTL!

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết này có giá trị lịch sử rất cao và xác thực, nhưng nó giống như sách của cụ Nguyễn hiến Lê, được dịch ,nhưng không cho in và phổ biến trong giáo trình lịch sử nhân văn thế giới,phải tìm cách nào đó in ấn và phổ biến, thật khó tin là thời đại văn minh, dân chủ nhân quyền, và lịch sử vẫn còn bị bịt miệng và bẻ cong như thế! 100% chính là "trùm cuối" của bọn "sợ nhất là": sự thật !'

    Trả lờiXóa