Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Chương 7. “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?”

“Vietnam, Why Did We Go?” Câu chuyện gây sốc về vai trò của “giáo hội” Công giáo trong buổi khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam - Hồng y Spellman, Chỉ huy Tuyên úy quân đội Mỹ.
Lời dẫn: Nhân sự kiện bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, chúng ta buộc phải bình tĩnh tìm hiểu ngọn nguồn Ca-tô Rô-ma giáo.
Cuộc tìm kiếm của chúng tôi- Nhóm Biên tập Google.tienlang đã đưa chúng tôi đến với cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” -Tác giả: Avro Manhattan (1914-1990). Người dịch Trần Thanh Lưu. Tác phẩm tuy chủ yếu viết cho người Mỹ nhưng với bạn đọc người Việt, nhất là người Việt trong nước, xin đọc để biết thêm lý do xuyên suốt nhất, lý do “vì sao người Mỹ đã đi” đến nước ta để khởi động một cuộc chiến 20 năm máu lửa trên quê hương mình. Đối với người Mỹ, cho đến hôm nay, không hẳn ai cũng trả lời rốt ráo được câu hỏi vì sao, ngay từ đầu, Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, một quốc gia “đèo heo hút gió”, xa quê hương của họ trọn nửa trái cầu. Ngay cả trong các môi trường đại học và nghiên cứu, không phải trường phái nào cũng đồng ý với nhau khi lý giải nguyên nhân đầu tiên và đích thực của quyết định, mà trong 8 năm sau đó, đã tiêu tốn 584 tỷ Mỹ kim để đưa 9 triệu 200 ngàn quân nhân luân phiên tham chiến và khiến hơn 58,000 thanh niên Mỹ phải bỏ mạng nơi chiến trường. Đồng thời, cũng dội 15 triệu tấn bom và phun hơn 11 triệu gallons chất độc Agent Orange lên toàn cõi Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả là cuộc chiến tranh Việt Nam nầy, sau đó, đã để lại những hội chứng tâm lý tác động mạnh mẽ không phải chỉ trên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mà còn xoáy sâu cả trong đời sống văn hóa của dân tộc Mỹ trong nhiều năm nữa.
Giữa tất cả những nỗ lực và kết quả nghiên cứu để truy tìm nguyên nhân đầu tiên của chiến tranh Việt Nam đó, Avro Manhattan nổi bật lên với một luận điểm ít ai ngờ. Tuy không ngờ nhưng lại có tính thuyết phục cao. Từ góc độ văn hóa, hay chính xác hơn, từ cách tiếp cận chính trị-tôn giáo đan bện nhau, ông đã sưu khảo và tổng hợp các thông tin của nhiều nguồn tài liệu khác nhau để trên cơ sở đó, đi đến một kết luận: Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chủ yếu là một cuộc chiến tranh tôn giáo dù phần biểu hiện bên ngoài của nó (và các lực lượng tham chiến) có là chính trị, kinh tế hay quân sự.
Nhân việc tìm hiểu về nguồn cơn cuộc bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, và cũng nhân dịp 42 năm Chiến thắng Đế quốc Mỹ xâm lược, kể từ hôm nay, Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu từng chương cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” (Bản dịch trên trang Sachhiem) để chúng ta thấy câu trả lời cuối cùng của tác giả là: Chính Giáo Hội Ca-tô, và đối tác ngoại giao của nó là Tòa thánh Vatican mới là kẻ xúi giục chính, leo thang và đeo đuổi cuộc xung đột ở Việt Nam. Ngay từ ban đầu những động cơ tôn giáo đã khai mào cho trận thác lũ gây nên bao đau thương tuyệt vọng khôn cùng ở các lục địa châu Á và châu Mỹ. Sự bi thảm của Việt Nam sẽ đi vào lịch sử như là trong những hành vi độc ác của sự liên minh đương thời giữa chính trị và tôn giáo có tổ chức.
Những yếu tố của một bản chất chính trị, ý thức hệ, kinh tế và quân sự không hề đóng vai trò gian ác trong việc mở rộng chiến tranh, mà lại là tôn giáo của cái Giáo Hội Ca-tô mới chính là kẻ chủ mưu. Từ ban đầu vai trò của nó đã được giảm thiểu nếu không nói là được xóa đi. Nhưng những dữ kiện cụ thể lại không thể bị bị chùi rửa dễ dàng được, và đó là điều mà chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng dù vắn tắt…
************************
Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?
Trần Thanh Lưu dịch cuốn
“Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan
Chương 7
Những Kẻ Đằng Sau Chiến Tranh Việt Nam.
Các chính trị gia, Tướng lãnh, và Hàng Giám Mục và sự lựa chọn “Kẻ Cứu Vớt Việt Nam" của họ.

 Hoa Kỳ và 400.000 tấn vật liệu chiến tranh  Thỏa hiệp định mệnh cho vĩ tuyến 17  Chiến lược Á châu phối hợp giữa Vatican và Mỹ  Cuộc thánh chiến chống cộng của Ca-tô, McCarthy và Dulles  Một Hồng y như là một móc xích giữa Washington và Rome  JF Kennedy và giới vận động hành lang Công Giáo  Mỹ chuẩn bị can thiệp tại Việt Nam  Mỹ ký với Pháp thỏa thuận chết người về Việt Nam  Mỹ nhận nhiệm vụ quân sự tại Nam Việt Nam  Đứa con nuôi từ sự bảo trợ Nam Việt Nam của Washington-Vatican  Một tên có-thể-làm-giáo-sĩ thành một người trọng vọng già giặn của Mỹ  Mặc cảm tưởng-mình-là-kẻ-cứu-tinh của Diệm  Diệm trở thành thủ tướng của Nam Việt Nam.

Bối cảnh dẫn đến cuộc Chiến tranh Việt Nam không còn thể nào ảm đạm hoặc đáng  lo ngại hơn được nữa. Nó đã đồng thanh với tình huống tồi tệ nhanh chóng ở Đông Dương, nơi mà người Pháp đang bị đánh bại thê thảm bởi du kích quân Việt không hề nao núng, và Hoa Kỳ bắt đầu đứng về phe người Pháp bằng cách ồ ạt gửi cho họ tiếp viện chiến tranh.
Trong vòng một thời gian ngắn viện trợ Mỹ đã trở nên nhiều hơn đáng kể. Thực thế, từ 1950 đến 1954, Mỹ đã chuyển đến theo báo cáo, hơn 400 ngàn tấn vật liệu chiến tranh, 150 ngàn vũ khí, 340 phi cơ và 350 tàu chiến. Dù vậy, người Pháp cuối cùng vẫn bị đánh cho tan tác. Từ đó có Hiệp định Geneva, và vĩ tuyến 17, đã được định nghĩa là đường ranh "tạm thời" giữa phía Bắc và phía Nam Việt Nam, như chúng ta đã thấy.
Đó là một thỏa hiệp tai hại. Tuy nhiên lúc ấy, nó có vẻ là chính đáng, khi nó đã để cho Hoa Kỳ và các bên ký vào Hội nghị Geneva một khoảng để thở. Với thiện chí của cả hai phía, nó đã được bàn luận, là một giải pháp chung cuộc và đúng đắn rốt ráo có thể tìm kiếm được. Nhân dân Việt Nam trong thời gian dài sẽ quyết định cho mình hình thức chính phủ nào mà họ muốn bằng một cuộc phổ thông đầu phiếu như đề xuất của Geneva.
Tuy nhiên, thỏa hiệp đạt được đã không xem xét đến thực tế của sự phối hợp đường dài về chiến lược châu Á của hai đối tác chống Cộng chính, Hoa Kỳ và Vatican, mà họ đã bắt tay vào việc ngay bên sau hậu trường. Chiến lược phối hợp của họ như được biết đã lấy hứng khởi và thúc đẩy bởi những lợi ích tôn giáo và ý thức hệ để làm lớn bất kỳ cuộc xung đột địa phương nào, bất kể tầm quan trọng chiến lược của nó.
Các nhà thiết kế ở hai bên bờ Đại Tây Dương đã sẵn sàng. Ở Rome đã có thánh-chiến-quân chống cộng dữ dội và hăng say nhất của thế kỷ, là Giáo hoàng Pius XII. Ở Washington thì lại có đối tác chính trị của ông ta, là Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles. John Foster Dulles là tụ điểm của nhóm chống cộng và đám vận động hành lang thế lực chống Nga, mà mục tiêu chính của họ luôn ăn khớp với mục tiêu của Vatican. Các nhóm này đã chịu ảnh hưởng bởi những phần tử Ca-tô và hầu như hoàn toàn được hổ trợ bởi Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ.
Cuộc thánh chiến chống Cộng của Ca-tô nổ ra một cách công khai, với một tính hiểm ác không thể sánh được trong hàng nhiều thập niên qua và nó đã lộ nguyên hình với hiện tượng của chủ thuyết McCarthy, nó đã làm tối ám các chính sách nội trị và ngoại giao của Hoa Kỳ hàng nhiều năm. Chủ thuyết McCarthy đã cung ứng một cú thúc chưa từng thấy cho chiến lược chống Cộng của Hoa Kỳ. Đó là điều mong mõi của Vatican, muốn thấy chủ nghĩa chống cộng ồn ào ấy phải được duy trì ở trong nước (Mỹ), thì càng lợi cho việc áp lực Hoa Kỳ để thực hiện một chính sách tích cực chống Cộng tương tự ở nước ngoài. Có nghĩa là một chiến lược chống Cộng ở châu Á.
John Foster Dulles đã là Ngoại trưởng dưới thời Tổng thống Eisenhower. Thường được coi là Ngoại trưởng thế lực và gây nhiều bàn cãi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Là một kẻ kiên quyết chống Cộng, ông ta sẵn sàng tham gia với Giáo hoàng Pius XII và Hồng y Spellman trong việc thúc đẩy Chiến tranh Lạnh. Ông rất tin tưởng vào các điều ước và thiết lập một loạt các hiệp ước kiểu NATO thân-Mỹ với các quốc gia châu Á. Ông hưởng được sự tin cậy hoàn toàn của Tổng thống Eisenhower và đã vượt ra ngoài nhiệm vụ bình thường của Ngoại trưởng và lập ra chính sách ngoại giao riêng của mình. Thông thường đây là chức năng dành riêng của vai trò Tổng thống. Ông đã đi quá đà, ba lần đưa Hoa Kỳ suýt ra tay trước tấn kích hạt nhân chống Nga.

Do đó khi các vấn đề Việt Nam đến dần trước mũi, cả Vatican và Mỹ liền tập trung các hoạt động chung của họ nhắm vào nước này. Các nhà thiết kế chính của các chiến lược là Ngoại trưởng John Foster Dulles trong lĩnh vực ngoại giao, và Hồng y Spellman trong lĩnh vực truyền đạo. Tầm quan trọng của kẻ thứ hai lại là tối thượng vì Hồng y Spellman lại là móc xích giữa Washington và Vatican. Đúng thế, vì Spellman đã  được các chính trị gia và quân sự Mỹ, và ngay cả Giáo hoàng, một bạn thân đều lắng nghe. Những cá nhân Ca-tô khác góp phần không kém, một trong số này là John Kennedy, Tổng thống tương lai. "Điều quan trọng là, Thượng Viện nên biểu lộ sự ủng hộ các các mục tiêu của ông Dulles", Kennedy tuyên bố tại một cuộc họp mật của các nhà lãnh đạo Quốc Hội vào ngày 3 tháng 4 năm 1954. "Nếu cần thiết, Hoa Kỳ sẽ đi đến bước cuối cùng - chiến tranh."
JF Kennedy đã nói như là nhà dẫn giải chính trị của nhóm vận động hành lang Ca-tô ở Washington. Trước đó vào tháng giêng cùng năm, Đô đốc Arthur Radford, Chủ tịch Uỷ ban Tham Mưu Liên Quân đã đòi Hoa Kỳ nên can thiệp trực tiếp vào Việt Nam, như John Foster Dulles cũng đã từng làm.
Sự đòi hỏi của họ đã được hỗ trợ bởi các yêu cầu tương tự từ Vatican muốn giúp Pháp ngăn chặn Việt Nam trở thành Cộng sản. Tuy vậy sau khi Pháp thất bại, và Cộng sản cầm quyền ở miền Bắc Việt Nam, Vatican và quân đội và các nhóm Ca-tô tại Capitol Hill, hồi phục lại các hoạt động của họ với mức độ quyết liệt hơn, và qua đó mà một chính sách cấp tiến mới rốt ráo đã được công thức hóa và thông qua. Chính sách mới thật trơ trẽn. Vatican và Hoa Kỳ đã đồng quyết định ngăn ngừa Nam Việt Nam tổ chức cuộc bầu cử như đã hứa theo Công bố Geneva.
Một trong những chuyển động đầu tiên nhằm thực hiện chính sách bí mật này, được Tướng Collins thực hiện. Trong tháng mười hai, 1955 ông tướng đã ký một thỏa thuận với Pháp nhân danh Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã thay Pháp nhận nhiệm vụ quân sự tại Nam Việt Nam. Pháp đã đồng ý rút toàn bộ khỏi nước này, tuy vậy về mặt lý thuyết thì Pháp còn ở lại Nam Việt Nam hai năm nữa.
Chính sách mới hứa hẹn thích nghi với những tình hình đang tệ hại. Chiến lược tổng quát phải được tiến hành đồng thời trong các lĩnh vực tôn giáo, chính trị và quân sự. Nó phải được bố trí cặn kẻ theo phản ứng của Bắc Việt, của quân du kích trong Nam và dư luận của dân Mỹ và thế giới.
Nó được chia thành ba phần nhỏ quan trọng: Ngăn cản các cuộc bầu cử, lập ra một người có thể cai trị với một bàn tay sắt và nhanh chóng cãi đạo Ca-tô miền ở Nam Việt Nam.
Một trong những hoạt động đầu tiên là lựa chọn một người phù hợp cho công việc. Điều này đã có rồi. Tên của ông ta là Ngô Đình Diệm. Diệm đã được các thiết chế Ca-tô chuẩn bị cẩn thận, là một giáo dân hăng say, một người chống Cộng điên cuồng, và một kẻ giáo điều tín ngưỡng và chính trị tàn bạo. Ông đã được theo dõi một thời gian, bởi cả Vatican và một số cá nhân ở Mỹ. Khi thời cơ đến, quyết định liền được thi hành, chủ yếu là từ giới Ca-tô ở Mỹ, nhất là Hồng y Spellman, Joe Kennedy và con trai tổng thống tương lai John F. Kennedy, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là John Foster Dulles và Allen Dulles, và những đám tùy tùng bí mật của họ.
Diệm là một tín đồ chất phát, coi Công Giáo là tôn giáo thật sự, và đã dành cuộc đời mình để củng cố và truyền bá nó. Ông ngoan đạo từ nhỏ, có lúc muốn trở thành một giáo sĩ Ca-tô; một thầy tu thực sự. Nhưng lạ thật, ông đã không vào dòng tu, bởi vì cuộc đời của một giáo sĩ -  quá mềm yếu. Đến tuổi 15 ông ta lại trải qua một thời gian trong một tu viện. Ông cầu nguyện suốt cả hai giờ mỗi ngày và thường xuyên tham dự thánh lễ. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy cai trị của người Pháp. Sau đó, khi 33 tuổi ông bỏ việc và tự mình lưu vong khoảng 15 nãm.
Tổng thống Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam là một tín đồ Ca-tô đã cai trị Nam Việt Nam với một bàn tay sắt. Ông là kẻ cả tin vào tính xấu ác của chủ ngĩa cộng sản và tính độc tôn của Giáo Hội Công Giáo. Ngay từ đầu ông đã được "đặt" vào chức tổng thống bởi Hồng y Spellman và Giáo hoàng Pius XII. Ông đã biến tổng thống chế thành một nền độc tài Ca-tô thực sự, nghiền nát tàn nhẫn các đối lập tôn giáo và chính trị của mình. Nhiều nhà sư Phật giáo tự thiêu để phản đối những sư ngược đãi tôn giáo của ông ta. Sự phân biệt xữ tệ đối với những người không-Ca-tô, đặc biệt là giới Phật tử, đã tạo ra sự đổ vỡ trong guồng máy chính phủ và sự đào ngủ hàng loạt của quân lính. Điều này cuối cùng đã dẫn đến sự can thiệp quân sự của Mỹ vào Nam Việt Nam.
Trong cuộc khủng bố này ông đã được hai anh em Ca-tô của ông trợ giúp, Giám đốc sở Mật vụ và Tổng giám mục ở Huế.
Hoa Kỳ cuối cùng đã quyết định gạc bỏ ông ta như là một đồng minh. Nhân viên của CIA đã bố trí một cuộc đảo chính chống lại ông, và ông cùng với một người em, đã bị sát hại ngay sau khi hành thánh lễ vào tháng 11, 1963.
Năm 1946 Diệm đã ở ẩn trong một chủng viện Ca-tô gần Hà Nội. Năm 1947 ông chuyển vào Sài Gòn để được sống bên cạnh người anh của mình. Trong thời gian ấy, ông đã tổ chức một phong trào hô hào không những chỉ kháng Pháp, mà còn cả với người Việt. Mục tiêu chính của Diệm ở giai đoạn này thực đáng kể. Nó chỉ cho thấy hình dáng của các sự kiện sắp tới, tổ chức và gia tăng sức mạnh của Giáo Hội Ca-tô La-mã để đạt được sự đoàn kết thực sự và nền độc lập cho Việt Nam. Các hoạt động của ông ta chẳng đi đến đâu, nhưng mục tiêu của ông ta đã được hai trung tâm quan trọng đúng lúc chú ý - Vatican và Washington.
Sau thất bại của mình, Diệm bắt đầu đi du lịch. Trong 1950 ông đã đi Nhật Bản, sau đó đến Hoa Kỳ. Rồi ông đi hành hương đến Rome với người anh của mình, Tổng giám mục Ngô Đình Thục. Ở đấy Diệm đã được Giáo hoàng Pius XII tiếp. Khi ông trở lại Hoa Kỳ, ông đã sống trong nhiều chủng viện Ca-tô khác nhau. Ông thường đi New York và Washington, DC, nơi ông đã gặp nhiều cá nhân có ảnh hưởng lớn, gồm cả John F. Kennedy, bấy giờ đang là thượng nghị sĩ. Có người cho rằng Diệm đã thuyết phục Kennedy đọc một bài diễn văn vào năm 1954 chống lại một nền hòa bình cho Việt Nam khả thi qua đàm phán. Diệm lưu lại Hoa Kỳ cho đến năm 1953. Sau đó ông đã đi Pháp rồi đến Bỉ, sống trong một chủng viện khác, St. Andre-les-Burges. Ở đấy ông đã gặp Cha Jaegher, người sau này trở thành cố vấn riêng cho mình trong các vấn đề chính trị. Cuộc lưu vong tự tạo của Diệm kéo dài khoảng 21 nãm.
Diệm đã tự thuyết phục mình rằng ông đã được Chúa chọn để hoàn thành một nhiệm vụ nhất định, và rằng ngày đó sẽ đến khi ông ta sẵn sàng để thực hiện sứ mệnh của mình. Khi đoán được thời gian đã thích hợp, ông liền tiếp cận Hồng y Spellman, tại thời điểm này không chỉ là người tin cẫn của Giáo hoàng mà còn của những chính trị gia thế lực tại Hoa Kỳ. Spellman giới thiệu Diệm với William O. Douglas, thẩm phán của Tòa án Tối cao. Ông này lại giới thiệu Diệm đến Mike Mansfield và John F. Kennedy, cả hai đều là giáo dân Ca-tô và Thượng nghị sĩ. Allen Dulles, Giám đốc CIA đã nhận Diệm làm con nuôi - sau quyết định của người anh của mình là John Foster Dulles và của Hồng y  Spellman, người đã hành động thay mặt cho Giáo hoàng Pius XII. Diệm đã được họ chọn, ông ta sẽ là lãnh đạo của Chính phủ tại Nam Việt Nam.
Quyết định đã xong, Dulles khuyên Pháp cho Bảo Đại bổ nhiệm Diệm làm Thủ tướng. Pháp, bây giờ đã quyết định bỏ Việt Nam, đồng ý. Diệm trở thành Thủ tướng trong tháng sáu, 1954. Ngày 19 cùng tháng, Bảo Đại đã ủy cho Diệm toàn quyền. Điều này không chỉ trao quyền kiểm soát dân sự mà cả quân sự nữa của đất nước. Diệm đến Sài Gòn ngày 26 tháng sáu, 1954 và ngày 7 tháng bảy thiết lập chính phủ riêng của mình.

Tác giả: Avro Manhattan
Người Dịch: Trần Thanh Lưu
========


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét