Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Chương 10. “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?”

“Vietnam, Why Did We Go?” Câu chuyện gây sốc về vai trò của “giáo hội” Công giáo trong buổi khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam - Hồng y Spellman, Chỉ huy Tuyên úy quân đội Mỹ.
Lời dẫn: Nhân sự kiện bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, chúng ta buộc phải bình tĩnh tìm hiểu ngọn nguồn Ca-tô Rô-ma giáo.
Cuộc tìm kiếm của chúng tôi- Nhóm Biên tập Google.tienlang đã đưa chúng tôi đến với cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” -Tác giả: Avro Manhattan (1914-1990). Người dịch Trần Thanh Lưu. Tác phẩm tuy chủ yếu viết cho người Mỹ nhưng với bạn đọc người Việt, nhất là người Việt trong nước, xin đọc để biết thêm lý do xuyên suốt nhất, lý do “vì sao người Mỹ đã đi” đến nước ta để khởi động một cuộc chiến 20 năm máu lửa trên quê hương mình. Đối với người Mỹ, cho đến hôm nay, không hẳn ai cũng trả lời rốt ráo được câu hỏi vì sao, ngay từ đầu, Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, một quốc gia “đèo heo hút gió”, xa quê hương của họ trọn nửa trái cầu. Ngay cả trong các môi trường đại học và nghiên cứu, không phải trường phái nào cũng đồng ý với nhau khi lý giải nguyên nhân đầu tiên và đích thực của quyết định, mà trong 8 năm sau đó, đã tiêu tốn 584 tỷ Mỹ kim để đưa 9 triệu 200 ngàn quân nhân luân phiên tham chiến và khiến hơn 58,000 thanh niên Mỹ phải bỏ mạng nơi chiến trường. Đồng thời, cũng dội 15 triệu tấn bom và phun hơn 11 triệu gallons chất độc Agent Orange lên toàn cõi Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả là cuộc chiến tranh Việt Nam nầy, sau đó, đã để lại những hội chứng tâm lý tác động mạnh mẽ không phải chỉ trên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mà còn xoáy sâu cả trong đời sống văn hóa của dân tộc Mỹ trong nhiều năm nữa.
Giữa tất cả những nỗ lực và kết quả nghiên cứu để truy tìm nguyên nhân đầu tiên của chiến tranh Việt Nam đó, Avro Manhattan nổi bật lên với một luận điểm ít ai ngờ. Tuy không ngờ nhưng lại có tính thuyết phục cao. Từ góc độ văn hóa, hay chính xác hơn, từ cách tiếp cận chính trị-tôn giáo đan bện nhau, ông đã sưu khảo và tổng hợp các thông tin của nhiều nguồn tài liệu khác nhau để trên cơ sở đó, đi đến một kết luận: Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chủ yếu là một cuộc chiến tranh tôn giáo dù phần biểu hiện bên ngoài của nó (và các lực lượng tham chiến) có là chính trị, kinh tế hay quân sự.
Nhân việc tìm hiểu về nguồn cơn cuộc bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, và cũng nhân dịp 42 năm Chiến thắng Đế quốc Mỹ xâm lược, hôm nay, Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu từng chương cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” (Bản dịch trên trang Sachhiem) để chúng ta thấy câu trả lời cuối cùng của tác giả là: Chính Giáo Hội Ca-tô, và đối tác ngoại giao của nó là Tòa thánh Vatican mới là kẻ xúi giục chính, leo thang và đeo đuổi cuộc xung đột ở Việt Nam. Ngay từ ban đầu những động cơ tôn giáo đã khai mào cho trận thác lũ gây nên bao đau thương tuyệt vọng khôn cùng ở các lục địa châu Á và châu Mỹ. Sự bi thảm của Việt Nam sẽ đi vào lịch sử như là trong những hành vi độc ác của sự liên minh đương thời giữa chính trị và tôn giáo có tổ chức.
Những yếu tố của một bản chất chính trị, ý thức hệ, kinh tế và quân sự không hề đóng vai trò gian ác trong việc mở rộng chiến tranh, mà lại là tôn giáo của cái Giáo Hội Ca-tô mới chính là kẻ chủ mưu. Từ ban đầu vai trò của nó đã được giảm thiểu nếu không nói là được xóa đi. Nhưng những dữ kiện cụ thể lại không thể bị bị chùi rửa dễ dàng được, và đó là điều mà chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng dù vắn tắt…
************************
Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?
Trần Thanh Lưu dịch cuốn
“Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan
CHƯƠNG 10
_____________________   


Xúc tiến Chủ nghĩa Ca-tô toàn trị. 
"Những cá nhân được coi là nguy hiểm có thể bị nhốt vào một Trại tập trung." 


Phân biệt đối xử với các tôn giáo phi Ca-tô – Mua chuộc, đe dọa, mật thám và nổi đắng cay  – Những trận đánh, hổn loạn và sự bắt giữ tín đồ của các tôn giáo "thù nghịch" - Củng cố hơn nữa sự hiện diện của Ca-tô - Diệm được giao toàn quyền "độc tài" – Sắc Lệnh cho các trại tập trung – Các cố vấn Mỹ ủng hộ các biện pháp mới - Phật tử bị bắt không cần trát tòa – Tra vấn, phát vãng, và hành hạ Phật tử - "Khai trương" trại tập trung – Tàn sát và thủ tiêu hàng loạt Phật tử - Phật tử cải đạo để sống còn. 
Sau khi đã củng cố bộ máy nhà nước với giáo dân trung thành, và an lòng với sự trung thành của họ, chưa kể đến sự hỗ trợ ngấm ngầm và thực tích cực của kẻ bảo vệ là người Mỹ, Diệm đã làm bước thứ hai để biến ước mơ thành sự thật. Ông khởi sự một chính sách có hệ thống và khéo tính toán chống lại những tôn giáo phi Ca-tô.

Chính sách của ông nhằm vô hiệu hóa, gián đoạn và cuối cùng loại bỏ các Phật tử hay các tôn giáo của Việt Nam có gốc gác Phật giáo. Những giáo phái này tuy đối lập nhau về phương diện giáo lý và chính trị, song có thể bình đẳng, và nếu họ đoàn kết thành một mặt trận thì có thể chống đối một cách hiệu quả bất kỳ chính quyền Ca-tô nào.

Chính sách của Diệm thực xảo quyệt. Ông khuyến khích mối bất hòa giữa họ. Điều này ông đã làm bằng cách mua chuộc, bằng cách gửi mật thám vào trong hàng ngủ của họ, bằng cách hứa hẹn sự bảo vệ của chính quyền cho một nhóm nhưng lại từ chối điều ấy với nhóm khác. Kết quả đã trở nên rõ ràng nhanh chóng. Các giáo phái rơi vào cạm bẫy của Diệm. Họ đã bắt đầu đấu đá nhau ngày càng cay đắng. Điều này đã đạt cao điểm với mối thù hận chính trị-tôn giáo cốt nhục tương tàn giữa các nhóm Bình Xuyên, và Hảo Hảo và Cao Đài. Sự thù địch của họ không chỉ là tôn giáo, nó là sự thực rành rành. Trận chiến đổ máu đã xảy ra. Cùng lúc các khu vực khác nhau của Sài Gòn đã bị tàn phá. Phật tử đã thành lập một ủy ban để hỗ trợ cho các nạn nhân. Diệm ngăn cấm ngay.

Các cuộc đấu đá giữa các tôn giáo, chính trị đối lập đã cung cấp cho Diệm một cái cớ vững chắc để thực hiện những gì ông ta đã mưu toan từ lâu. Ông tiến hành bắt giữ các thành viên hàng đầu của các tôn giáo thù nghịch. Những việc bắt bớ đã triệt tiêu những kẻ chống đối có khả năng nguy hiểm nhất. Kết quả là, về mặt chống đối từ phía tôn giáo đã hầu như biến mất.

Sau khi đã chắc chắn rằng những kẻ đối kháng chính trị tôn giáo trong nước đã bị vô hiệu hóa, Diệm liền tiến thêm một bước nữa, củng cố quyền lực chính trị của mình. Để đạt hiệu quả, ông đã tổ chức trưng cầu ý dân và thay thế Bảo Đại, cho đến khi ấy, vẫn là người cầm đầu chính phủ. Từ dó ông tuyên bố một nước Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi đã thành công trong việc này, ngày 22 tháng mười, 1955, ông đã trở nên hay ông tự biến thành Tổng thống của nó. 
Năm sau, ngày 26 tháng 10, 1956, ông đã ban hành một Hiến pháp mới. Bắt chước Mussolini, Hitler, và Ante Pavelich của xứ Croatia Ca-tô, (đó là chưa kể đến Franco của Tây Ban Nha Ca-tô, và Salazar của Bồ Đào Nha Ca-tô,) ông ta nhét vào một điều khoản, Điều 98, đã giao cho ông ta đầy đủ quyền hạn độc tài. Một phần của Điều khoản đó được biết đến như sau: "Trong nhiệm kỳ lập pháp đầu tiên, Tổng thống (có nghĩa là Diệm) có thể ban một Nghị định tạm đình chỉ... (tiếp sau là hầu như tất cả các quyền tự do công dân trong nước) để đáp ứng các nhu cầu an ninh công cộng chính đáng, vv." Điều khoản phải chấm dứt vào tháng Tư, 1961, nhưng nó đã lại được duy trì vĩnh viễn. 
 01
Tăng Ni Phật giáo trong một trại tập trung ở bên ngoài Sài Gòn. Các Phật tử phía sau song sắt đã bị  bắt sau một cuộc biểu tình chống chính phủ, khi Tổng thống Diệm ban hành luật thô bạo kỳ thị chống lại Phật tử và Phật giáo. Hàng trăm người đã bị bắt giữ và bị nhốt trong các trại tập trung, và nhiều người trong số họ đã bị hành hạ. Có lúc cả hàng ngàn Tăng Ni đã bị nhốt. Những luật lệ kỳ thị chống Phật giáo của Diệm đã chia rẽ đất nước thành những lằn ranh giáo phái, với kết quả là hiệu quả chiến tranh đã bị suy yếu trầm trọng. Hàng ngàn Phật tử đã bắt đầu thụ động chống chế độ Diệm, trong khi đó, hàng ngàn quân nhân Phật tử từ chối chiến đấu cho một chính phủ đàn áp tín ngưỡng của họ. 
Your browser may not support display of this image.
Tuy vậy, Diệm đã ban hành trước đó một nghị định ẩn ý nguy hiểm hơn. Trong tháng một, 1956, ông đã ban hành một sắc lệnh của tổng thống đã báo trước chuyện gì sẽ xảy ra. Sắc lệnh 46 được biết như sau:

Những cá nhân xét thấy nguy hiểm đến quốc phòng và an ninh công cộng có thể bị cầm cố trong trại tập trung bởi một sắc lệnh.

Mặc dù một số "cố vấn" Mỹ đã nhắm mắt làm ngơ khi nghe đến Nghị định nầy, nhưng lại phó mặc. Chúng chỉ là những lời răn đe mà thôi. Những người khác thì biết rằng đó là các biện pháp cố ý chuẩn bị cho việc cưỡng bức thi hành một khi Nam Việt Nam biến thành một nước Ca-tô toàn trị.

Chiến dịch khởi đầu bằng việc tố Cộng trong quần chúng được phát động; có nghĩa là nó đã mang giọng điệu thuần ý thức hệ, và được chính thức gọi là "Chiến dịch Tố Cộng". Các kế hoạch đã được chấp nhận, và xem ra trong thời cuộc lúc đó lại là điều đáng khen ngợi. Tuy nhiên, đằng sau mặt nổi của nó thực sự là Ca-tô hóa miền Nam. Nó là chủ thuyết McCarthy (ism) được cấy vào Việt Nam. Thực tế là chiến dịch đã được gợi hứng và thúc đẩy bởi cùng những thành phần đã hỗ trợ chủ thuyết McCarthy (ism) tại Hoa Kỳ. Trong hang đầu có cả anh em Kennedy, Richard Nixon, Hồng Y Spellman và một số phe nhóm của CIA.



Chủ thuyết McCarthy (ism) Việt Nam còn độc ác hơn là ở Mỹ. Nó được đưa xuống đường và ở mức độ chia rẽ phe phái quốc gia. Một thành phần của làng xã đã tố cáo thành phần khác vì họ không ngoan đạo Ca-tô như mình, dưới cái cớ là họ đã không chống Cộng như mình. Sinh viên, và ngay cả trẻ con cũng đã được khuyến khích tố cáo cha mẹ. Giáo viên hướng dẫn các em học sinh phải nghe lén và báo cáo các thành viên trong gia đình của họ hoặc đã chỉ trích Diệm hay các tổng giám mục, hay Giáo Hội Công Giáo. Cha, mẹ, ông bà, giáo sư, nhà sư, Phật tử đã bị bắt mà không có bất kỳ trát tòa hay thủ tục pháp lý nào. 
 02
Cảnh sát dã chiến với nón sắt giật xuống một biểu ngữ Phật giáo và cố gắng bao vây Tăng Ni Phật giáo với dây thép gai. Hơn một ngàn Tăng Ni đã cố thoát ra khỏi các tường dây thép gai mà cảnh sát đã dựng lên để chia cách họ với đám đông Phật tử biểu tình. Nhiều người đã ráng luồn bên dưới các dây thép gai nhưng đã bị cảnh sát đánh đập dội trở lại.  Tuy vậy, nhiều người đã bị bắt, trong khi những người khác tìm cách biểu tình dù sự hung bạo của cảnh sát. Những cảnh như thế đã xảy ra hầu như mỗi ngày khi sự kỳ thị chống Phật tử tiếp tục gia tăng. Ước tính đã có lúc hơn một phần ba dân số Tăng Ni đã bị giam giữ, cầm cố hay mất quyền tự do. 

Your browser may not support display of this image.

Tức thì, các cuộc lục soát bố ráp đã được tổ chức có hệ thống quy mô trên toàn Nam Việt Nam. Một mẫu sợ hãi đến một cách nhanh chóng trước mặt: những cuộc tố giác và bắt giữ những kẻ tình nghi, những cuộc thẩm vấn của cảnh sát,  những cuộc gom người lại thành từng nhóm, những cuộc bao vây cả làng, sự mất tích của các cá nhân, mà không để lại dấu vết. Những cuộc hỏi cung tàn bạo, những cuộc phát vãng và tra tấn bừa bãi đối với những người bị bắt không chịu tố cáo kẻ khác. 
Các nhà giam đã đầy ứ tù nhân. Những cuộc bắt bớ hàng loạt quá nhiều đến nổi phải mở thêm các trại tập trung, rồi những trại khác được gọi một cách êm ái là những trại cô lập. Thực tế, chúng là những trại tử thần đúng nghĩa. Xin nhắc đến một tên là trại Phú Lợi, ở Thủ Dầu Một, nơi đã từng xảy ra một cuộc đầu độc hàng loạt hơn 600 người, và đã có hơn 1000 người chết.

Rồi có những cuộc tàn sát bên trong và bên ngoài các trại giam như vậy, như đã từng diễn ra tại Mõ Cày, Thạnh Phú, Sóc Trăng, Cần Giờ, Đại Lộc, Duy Xuyên, đó chỉ là vài nơi được đề cập đến. Những giáo phái và chủng tộc thiểu số bị bạc đãi, bị giam và thủ tiêu bất cứ khi nào có thể. Muốn được yên thân hay để khỏi chết, nhiều kẻ bị giam đã phải chấp nhận tôn giáo, ngôn ngữ và lối sống của miền Nam Việt Nam mới, như nhóm thiểu số người Hoa hay người Miên, mà các trường học của họ đã bị đóng cửa. Những nhóm dân tộc thiểu số bị tiêu diệt hay chấp nhận Giáo hội Công giáo để cứu mạng sống của mình.
Tác giả: Avro Manhattan
Người Dịch: Trần Thanh Lưu
=====================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét