Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Chương 18. “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?”

“Vietnam, Why Did We Go?” Câu chuyện gây sốc về vai trò của “giáo hội” Công giáo trong buổi khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam - Hồng y Spellman, Chỉ huy Tuyên úy quân đội Mỹ.
Lời dẫn: Nhân sự kiện bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, chúng ta buộc phải bình tĩnh tìm hiểu ngọn nguồn Ca-tô Rô-ma giáo.
Cuộc tìm kiếm của chúng tôi- Nhóm Biên tập Google.tienlang đã đưa chúng tôi đến với cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” -Tác giả: Avro Manhattan (1914-1990). Người dịch Trần Thanh Lưu. Tác phẩm tuy chủ yếu viết cho người Mỹ nhưng với bạn đọc người Việt, nhất là người Việt trong nước, xin đọc để biết thêm lý do xuyên suốt nhất, lý do “vì sao người Mỹ đã đi” đến nước ta để khởi động một cuộc chiến 20 năm máu lửa trên quê hương mình. Đối với người Mỹ, cho đến hôm nay, không hẳn ai cũng trả lời rốt ráo được câu hỏi vì sao, ngay từ đầu, Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, một quốc gia “đèo heo hút gió”, xa quê hương của họ trọn nửa trái cầu. Ngay cả trong các môi trường đại học và nghiên cứu, không phải trường phái nào cũng đồng ý với nhau khi lý giải nguyên nhân đầu tiên và đích thực của quyết định, mà trong 8 năm sau đó, đã tiêu tốn 584 tỷ Mỹ kim để đưa 9 triệu 200 ngàn quân nhân luân phiên tham chiến và khiến hơn 58,000 thanh niên Mỹ phải bỏ mạng nơi chiến trường. Đồng thời, cũng dội 15 triệu tấn bom và phun hơn 11 triệu gallons chất độc Agent Orange lên toàn cõi Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả là cuộc chiến tranh Việt Nam nầy, sau đó, đã để lại những hội chứng tâm lý tác động mạnh mẽ không phải chỉ trên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mà còn xoáy sâu cả trong đời sống văn hóa của dân tộc Mỹ trong nhiều năm nữa.
Giữa tất cả những nỗ lực và kết quả nghiên cứu để truy tìm nguyên nhân đầu tiên của chiến tranh Việt Nam đó, Avro Manhattan nổi bật lên với một luận điểm ít ai ngờ. Tuy không ngờ nhưng lại có tính thuyết phục cao. Từ góc độ văn hóa, hay chính xác hơn, từ cách tiếp cận chính trị-tôn giáo đan bện nhau, ông đã sưu khảo và tổng hợp các thông tin của nhiều nguồn tài liệu khác nhau để trên cơ sở đó, đi đến một kết luận: Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chủ yếu là một cuộc chiến tranh tôn giáo dù phần biểu hiện bên ngoài của nó (và các lực lượng tham chiến) có là chính trị, kinh tế hay quân sự.
Nhân việc tìm hiểu về nguồn cơn cuộc bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, và cũng nhân dịp 42 năm Chiến thắng Đế quốc Mỹ xâm lược, hôm nay, Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu từng chương cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” (Bản dịch trên trang Sachhiem) để chúng ta thấy câu trả lời cuối cùng của tác giả là: Chính Giáo Hội Ca-tô, và đối tác ngoại giao của nó là Tòa thánh Vatican mới là kẻ xúi giục chính, leo thang và đeo đuổi cuộc xung đột ở Việt Nam. Ngay từ ban đầu những động cơ tôn giáo đã khai mào cho trận thác lũ gây nên bao đau thương tuyệt vọng khôn cùng ở các lục địa châu Á và châu Mỹ. Sự bi thảm của Việt Nam sẽ đi vào lịch sử như là trong những hành vi độc ác của sự liên minh đương thời giữa chính trị và tôn giáo có tổ chức.
Những yếu tố của một bản chất chính trị, ý thức hệ, kinh tế và quân sự không hề đóng vai trò gian ác trong việc mở rộng chiến tranh, mà lại là tôn giáo của cái Giáo Hội Ca-tô mới chính là kẻ chủ mưu. Từ ban đầu vai trò của nó đã được giảm thiểu nếu không nói là được xóa đi. Nhưng những dữ kiện cụ thể lại không thể bị bị chùi rửa dễ dàng được, và đó là điều mà chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng dù vắn tắt…
************************
Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?
Trần Thanh Lưu dịch cuốn
“Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan
Chương 18
Lịch sử về sự gây hấn hung hãn
của Đạo Ca-tô Rô-ma tại Nhật Bản
Những Cuộc Cải Đạo, Nổi Loạn, Bất Ổn Chính Trị và Cuộc Nội Chiến

 Những nhà truyền giáo Ca-tô đựơc hoan nghênh đến Nhật Bản vào thế kỷ 16  Những nhà cai trị, những kẻ bảo hộ Nhật Bản cho Giáo Hội Ca-tô  Giáo hội Ca-tô bắt đầu can thiệp vào chính trị Nhật Bản  Giáo dân Ca-tô Nhật Bản chống lại chính quyền  Sự bất ổn dân sự và cuộc nội chiến thúc đẩy bởi Giáo Hội Ca-tô  Các cuộc vây hãm của Ca-tô và những trận đánh  Những cuộc bách hại Ca-tô ở Kyoto và Osaka  Cuộc đấu đá giữa tu sĩ dòng Tên, dòng Phanxicô và người Ca-tô Nhật Bản  Thuyền trưởng Tây Ban Nha và Hideyoshi, người cai trị Nhật Bản  Lệnh cấm của vương triều chống lại tất cả người Ca-tô  Giáo dân Ca-tô Nhật trang bị vũ khí chống lại chính quyền Nhật Bản  Các tu sĩ dòng Tên lãnh đạo một đội quân 30.000 người Ca-tô Nhật chống lại những người cai trị Nhật Bản.  Việc sát hại Thống đốc tỉnh Shimbara bởi những người Ca-tô  Trận chiến đẫm máu giữa người Ca-tô và Phật tử  Người Hà Lan giúp Nhật Bản chống lại người Ca-tô  Sắc dụ: Tất cả các người Cơ-Đốc bị cấm vào Nhật Bản suốt 250 năm .

Trong lịch sử của Nhật Bản, chúng ta có một minh chứng nổi bật về việc gây hấn của Vatican với tác động sâu xa trên thế giới. Như ở Trung Quốc và Xiêm, chính sách cơ bản cho thấy rằng các thương nhân và các tu sĩ Ca-tô đã cùng làm việc với nhau để cho cả hai mở rộng quyền lợi riêng của họ, cuối cùng mở rộng những quyền lợi của Giáo Hội Ca-tô.
Trái với điều thường tin, khi Nhật Bản tiếp xúc với phương Tây lần đầu, họ đã háo hức về việc trao đổi tư tưởng và hàng hóa thương mại. Từ cơ hội đặt chân đầu tiên của Bồ Đào Nha tại Nhật, thương nhân nước ngoài được khuyến khích cập bến cảng Nhật. Các nhà cai trị địa phương, tranh đua với nhau trong việc mở các lãnh địa của họ cho thương nhân phương Tây. Các nhà truyền giáo Ca-tô cũng được chào đón như các thương nhân, và khởi đầu cho việc truyền bá đức tin Ca-tô trong vùng đất mới.
Daimyo Nobunaga [LND: daimyo: nghĩa là Sứ quân, chư hầu; tên đầy đủ là Oda Nobunaga], sứ quân của Nhật Bản ở thế kỷ 16, hoan nghênh các nhà truyền giáo dòng Tên đã cùng đến với các thương nhân phương Tây. Trái với điều thường tin, khi Nhật Bản tiếp xúc với phương Tây lần đầu, họ đã háo hức về việc trao đổi tư tưởng và hàng hóa thương mại. Nobunaga đã cho người Ca-tô La-mã quyền tự do truyền đạo, ban cho họ đất ở Kyoto và hứa sẽ cho họ một trợ cấp tiền bạc hàng năm. Tức thì các cơ sở truyền giáo đã được thành lập trên cả nước và đã cải đạo hàng ngàn người. Một khi cơ sở tôn giáo này đã được ổn định, các nhà cai trị Nhật bắt đầu phát hiện sớm ra rằng Vatican còn quan tâm đến các mục tiêu chính trị và quân sự. Điều này dẫn đến các cuộc đối đầu và rốt lại chiến tranh đã bùng nổ. Khi các dòng Tên cuối cùng đã bị đánh đuổi khỏi đất nước, Nhật Bản đã đóng cửa tất cả các công việc truyền đạo Cơ đốc trong nhiều thế kỷ.
Các nhà truyền giáo này đã tìm được một sự bảo vệ mạnh mẽ từ Nobunaga, sứ quân của Nhật Bản (1573-82). Ông ta đang khao khát nắm giữ quyền lực chính trị của một phong trào của người lính-tu sĩ Phật giáo, nhưng cũng có cảm tình với công việc của “các người Cơ đốc", những kẻ mới đến. Ông đã khuyến khích bằng cách cho họ quyền truyền bá tôn giáo của họ trên khắp vương quốc. Ông đã ban cho họ đất ở chính ngay Kyoto và thậm chí đã hứa cho họ một trợ cấp hàng năm. Nhờ vậy, các cơ sở truyền đạo Ca-tô đã lan rộng trong cả nước không mấy chốc, cải đạo cả hàng ngàn người, thành lập các xứ đạo Ca-tô khá lớn trong các vùng khác nhau của Nhật Bản.
Nếu các nhà truyền giáo Ca-tô vẫn tự giới hạn mình vào việc chuyên rao giảng các nguyên tắc đạo lý tôn giáo, có khả năng là Nhật Bản đã có thể mang lại cho họ phần thưởng tinh thần to lớn. Nhưng khi một cộng đồng Ca-tô đã được ổn định thì sự thống trị chính trị-ngoại giao-pháp lý của Vatican lại nổi lên hàng đầu. Như học thuyết rõ ràng của nó, đám tân tòng của Nhật không thể chỉ là thần dân của chính quyền dân sự Nhật Bản. Thực tế đơn giản là khi họ gia nhập vào Giáo Hội Ca-tô thì cũng đã biến họ thành thần dân của Giáo hoàng. Một khi lòng trung thành của họ đã được hướng ra bên ngoài nước Nhật, họ đã tự động trở nên có khả năng phản bội nhà cầm quyền Nhật Bản.
Điều này mang lại mối nguy hiểm nghiêm trọng cho cả an ninh bên trong và bên ngoài của vương quốc Nhật Bản. Bên trong, sự bất khoan dung tôn giáo đã dẫn đến xung đột bạo lực với các tôn giáo khác do giáo lý cơ bản của Ca-tô cho rằng chỉ đạo Ca-tô mới là tôn giáo chân thật. Tất nhiên điều này có nghĩa là xáo trộn an sinh của dân chúng
Bên ngoài, các xứ đạo Nhật Bản khi tuân theo chỉ thị của các nhà truyền giáo nước ngoài, buộc phải thiên vị không chỉ cho lợi ích thương mại của thương nhân Ca-tô nước ngoài mà còn cho các kế hoạch chính trị của các thế lực Ca-tô nhắm vào việc thâm nhập chính trị và quân sự ở Phương Đông.
Không cần phải nhiều năm sau khi những nhà truyền giáo Ca-tô xuất hiện lần đầu, các nhà cầm quyền Nhật Bản đã bắt đầu nhận ra rằng Giáo Hội Ca-tô không phải chỉ là một tôn giáo, nhưng là một quyền lực chính trị kết hợp chặc chẻ với việc mở rộng đế quốc của các quốc gia Ca-tô như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và các nước phương Tây khác.
Các giáo lý bất chính của đạo Ca-tô cho rằng chỉ có sự thật của Ca-tô là đúng và rằng lầm lỗi không được dung thứ, bắt đầu kết trái trong nước Nhật vừa mới được phát hiện. Khi sự cải đạo Ca-tô được thực hiện và các giáo xứ Ca-tô được mở rộng, thì sự bất khoan dung tôn giáo của Ca-tô tăng theo. Bất cứ khi nào giáo dân Ca-tô Nhật Bản thành đa số thì tín đồ Phật giáo và các các tín ngưỡng địa phương khác phải chịu thống khổ. Không chỉ là họ bị tẩy chay, nhưng miếu mạo đình chùa của họ bị đóng cửa và, nếu không bị phá hủy, thì bị tịch thu và biến thành nhà thờ. Trong nhiều trường hợp, Phật giáo đồ đã bị buộc phải trở thành "người Cơ-đốc," sự phản đối của họ dẫn đến việc mất tài sản và thậm chí cả mất mạng. Đối mặt với các hành vi như vậy, thái độ khoan dung của nhà cầm quyền Nhật Bản đã bắt đầu thay đổi.
Ngoài sự xung đột nội bộ, tham vọng chính trị của các nước đế quốc Ca-tô bắt đầu lộ mặt nhiều cách đến nổi nhà cầm quyền Nhật Bản vốn khoan dung không còn có thể bỏ qua. Khi nghe báo cáo về sự thành công phi thường của Ca-tô giáo trong vương quốc xa xôi, Vatican liền lập kế hoạch cho sự thống trị chính trị của nó. Như theo lệ, nó dùng bộ máy truyền đạo của Giáo Hội, cùng với sức mạnh quân sự của liên minh các nước Ca-tô. Họ háo hức chuyển tãi trong cùng các thuyền buồm nào là thập giá, lệnh tối thượng của Giáo hoàng, các hiệp ước thương mại đầy lợi lộc, và sự xâm lược quân sự.
Vatican đã dùng kiểu thâm nhập chính trị này từ khi phát hiện ra châu Mỹ. Nhiều giáo hoàng, trong đó có Leo X, đã ban phép lành, khuyến khích, và thực sự hợp pháp hoá tất cả các cuộc xâm lăng và chiếm đóng lãnh thổ người khác của các nước Ca-tô Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở vùng Viễn Đông. Đứng đầu trong số họ là Alexander VI, đã ban cấp cho Tây Ban Nha tất cả “đất liền và hải đảo tìm thấy được hoặc sẽ tìm thấy được trên đường hướng đến xứ Ấn Độ, hoặc đối với bất kỳ phần đất nào khác." [1] Nhật Bản đã bị bao gồm trong phần ban phúc này của Giáo hoàng cho chủ nghĩa đế quốc của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Do đó, khi cộng đồng Ca-tô Nhật Bản trở thành đủ mạnh để hỗ trợ quyền lực thế tục Ca-tô, Vatican đã làm bước chiến thuật quan trọng đầu tiên cho cái thòng lọng chính trị lâu dài của nó: sự điều phối các giáo xứ Ca-tô mới ở Nhật Bản như là công cụ chính trị.
Để thực hiện chính sách này, năm 1579 Vatican đã gửi một trong những tu sĩ dòng Tên tài ba nhất là Valignani đến để tổ chức Giáo hội Nhật Bản theo đúng đường hướng đã vạch. Tất nhiên trong một thời gian, thiết kế của Valignani vẫn được che chắn đằng sau các hoạt động thuần túy tôn giáo và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ nhiều ông hoàng thế lực của Nhật Bản, như Omura, Arima, Bungo, và những người khác. Tại các vùng đất của họ, ông đã dựng lên, với sự trợ lực của họ, các trường cao đẳng, các bệnh xá, và các chủng viện, nơi thanh thiếu niên Nhật Bản được đào tạo về thần học, văn học chính trị, và khoa học.
Một khi sự thâm nhập này đi đủ sâu vào các cấu trúc tôn giáo, giáo dục, và xã hội của vùng đất của các ông hoàng này, Valignani đã tiến hành bước kế tiếp của mình và thuyết phục họ gửi một phái bộ ngoại giao chính thức đến với Giáo Hoàng. Khi phái bộ quay về Nhật Bản vào năm 1590 thì tình hình ở đó đã thay đổi quyết liệt. Hideyoshi [LND: Daimyo Toyotomi Hideyoshi (1536 -1598)], người chủ mới của Nhật Bản, đã sắc sảo ý thức được về những ẩn ý chính trị của Ca-tô giáo và lòng trung thành của nó cho một nhà vua tôn giáo-chính trị phương Tây xa xôi như Giáo Hoàng. Ông quyết định kết hợp với Phật giáo vốn không trung thành chính trị với bất kỳ ông hoàng nào bên ngoài Nhật Bản.
Năm 1587 Hideyoshi viếng thăm Kyushu và rất đổi ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng giáo xứ Ca-tô ở đấy đã thực hiện sự ngược đãi tôn giáo đáng ghê tởm nhất. Ở khắp mọi nơi ông đều nhìn thấy những phế tích của các ngôi chùa Phật giáo và các tượng Phật bị phá vỡ. Những người Ca-tô, trên thực tế, đã cố ép làm cho toàn bộ đảo Kyushu toàn tòng Ca-tô. Trong sự phẫn nộ Hideyoshi lên án các cuộc tấn công vào các tín đồ Phật giáo, sự bất khoan dung tôn giáo của Ca-tô, lòng trung thành chính trị của họ vào một quyền lực nước ngoài, và các hành động xằng bậy khác và cho tất cả người Ca-tô nước ngoài một quyết định tối hậu.
Daimyo Hideyoshi cai trị Nhật Bản trong giai đoạn khi tu sĩ dòng Tên Valignani đang tổ chức cái thòng lọng chính trị lâu dài của Vatican. Năm 1587 ông đến thăm đảo Kyushu và phát hiện sự đàn áp khủng bố các Phật tử đáng tởm của giáo xứ Ca-tô. Ông khám phá ra rằng những giáo dân Ca-tô đã dùng vũ lực cố làm cho toàn bộ đảo Kyushu hoàn toàn Ca-tô. Lên án những người Ca-tô về sự bất khoan dung tôn giáo của họ và lòng trung thành chính trị cho một quyền lực nước ngoài, ông đã ra lệnh cho họ phải rời khỏi đất nước (Nhật) trong vòng hai mươi ngày. Mặc dù phải mất nhiều năm để hoàn toàn trục xuất những người Ca-tô nước ngoài và chấm dứt sự bành trướng của đạo Ca-tô La-mã tại nước này, đất nước cuối cùng đã cấm bất kỳ ảnh hưởng Cơ đốc giáo nào đến vài trăm năm.
Họ chỉ có hai mươi ngày để rời khỏi Nhật Bản. Nhà thờ và tu viện đã được giật sập ở Kyoto và Osaka để trả đũa cho các cuộc tấn công Phật tử, và quân đội được gửi đến Kyushu.
Các biện pháp đó chỉ thành công một phần vì xã hội đã bị thâm nhập quá sâu đậm. Năm 1614 một lần nữa, tất cả các tu sĩ Ca-tô nước ngoài bị lệnh trục xuất. Sắc lệnh đã được thúc đẩy bởi một vấn đề còn nghiêm trọng hơn. Các nhà truyền giáo Ca-tô, ngoài việc cổ vũ tính bất khoan dung tôn giáo ở Nhật Bản, đã bắt đầu đấu đá nhau trong một cuộc chiến quyết liệt nhất.
Những cuộc cãi vã dữ dội giữa các tu sĩ dòng Tên và dòng Phanxicô đã chia rẽ chính các cộng đồng “Cơ- Đốc” của họ. Những mối hận thù trở nên nguy hiểm làm nhà cầm quyền Nhật Bản lo sợ sẽ dẫn đến cuộc nội chiến. Họ cũng thấy được rằng cuộc nội chiến có thể có nghĩa là sự can thiệp quân sự của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha để bảo vệ các tu sĩ một trong hai dòng Tên hay dòng Phanxicô. Cuộc liên lụy của các đội quân nước ngoài này có thể có nghĩa là việc mất nền độc lập của Nhật Bản
Đây có phải là nỗi sợ hãi quá mức? Việc bành trướng khủng khiếp của Tây Ban Nha Ca-tô và Bồ Đào Nha Ca-tô đã chứng minh rằng các mối nguy hiểm là có thật. Việc viếng thăm của các tu sĩ dòng Phanxicô dưới dạng là đặc phái viên từ xứ bị chinh phục Philippines vào năm 1593 đã gây cho Hideyoshi sự cảnh giác không nguôi. Các tu sĩ dòng Phanxicô đã coi thường lệnh cấm “tuyên truyền Cơ Đốc giáo”, vẫn xây dựng nhà thờ và tu viện ở Kyoto và Osaka, bất chấp uy quyền quốc gia. Để làm phức tạp vấn đề, họ bắt đầu cãi vã dữ dội với các tu sĩ dòng Tên Bồ Đào Nha. Điều đã làm Hideyoshi cuối cùng có biện pháp mạnh mẽ là một sự cố nhỏ nhưng đáng kể.
Vào năm 1596 một thuyền buồm Tây Ban Nha, San Felipe, bị đắm ngoài khơi bờ biển của Tosa. Hideyoshi ra lệnh tịch thu tàu và hàng hoá. Thuyền trưởng Tây Ban Nha tức giận, hoặc muốn gây ấn tượng hoặc đe doạ các quan chức Nhật Bản, đã say sưa khoác lác về việc làm sao mà Tây Ban Nha thụ đắc một đế quốc rộng lớn trên thế giới. Để dẫn chứng viên thuyền trưởng cho các quan chức Nhật Bản thấy một bản đồ tất cả các lãnh địa thống trị thuộc Tây Ban Nha vĩ đại.
Những thính giả kinh ngạc của ông hỏi làm sao một quốc gia lại có thể đi chinh phục được nhiều nước khác như thế. Viên thuyền trưởng Tây Ban Nha khoe khoang rằng Nhật Bản sẽ không bao giờ có thể bắt chước Tây Ban Nha được, đơn giản chỉ vì họ không có đoàn truyền giáo Ca-tô. Ông xác nhận rằng tất cả những thuộc địa của Tây Ban Nha đã chiếm được do trước hết là gửi các nhà truyền giáo vào để cải đạo dân chúng, sau đó quân đội Tây Ban Nha điều phối cuộc chinh phục cuối cùng.
Khi cuộc trò chuyện này đã được báo cáo, sự tức giận của Hideyoshi bùng ra vô giới hạn. Sự nghi ngờ của ông về việc sử dụng các nhà truyền giáo như là một bước đầu tiên cho cuộc chinh phục đã được xác nhận. Ông nhận ra mô hình của cuộc chinh phục gian xảo này đang diễn ra ngay trong vương quốc của mình. Năm 1597 cả hai dòng Phanxicô và dòng Đa-minh đã bị vương triều cấm triệt. Hai mươi sáu tu sĩ đã bị vây bắt tại Nagaski và bị hành quyết, và một lệnh trục xuất tất cả các nhà truyền đạo "Cơ-đốc" nước ngoài được ban ra. Năm 1598 Hideyoshi qua đời, và ảnh hưởng của Ca-tô đã được tiếp nối với sinh lực mới cho đến khi Leyasu [LND: đúng ra là Tokugawa Ieyasu (1543 –1616)]  trở thành người cai trị Nhật Bản vào năm 1616 và đã thực thi nghiêm khắc hơn nữa chỉ dụ trục xuất của vị vua tiền nhiệm.
Một lần nữa các tu sĩ nước ngoài đã được lệnh phải rời khỏi Nhật Bản, và hình phạt tử hình đã được giáng xuống trên đầu các "người Cơ-đốc" bản địa nào không chịu từ bỏ "Cơ-Đốc giáo." Cuộc bức hại này lại còn tàn bạo hơn vào năm 1624 dưới triều Jemitsu (1623-1651) [LND: đúng ra là Tokugawa Iemitsu (1604 – 1651); cháu của Ieyasu], khi tất cả các thương nhân và nhà truyền giáo Tây Ban Nha đã có lệnh bị trục xuất tức khắc. "người Cơ-đốc" Nhật đã được cảnh báo không được chạy theo các nhà truyền giáo ra nước ngoài và thương nhân Nhật không còn được buôn bán với các cường quốc Ca-tô. Để chắc chắn là các lệnh này được tôn trọng, mọi tàu biển có khả năng vận chuyển hơn 2.500 giạ lúa phải bị tiêu huỷ. Chính quyền đã quyết định tiêu diệt đạo Ca-tô tại Nhật Bản. Thêm các sắc lệnh vào năm 1633-4 và năm 1637 đã cấm hoàn toàn tất cả các tôn giáo nước ngoài bén mãn đến các đảo Nhật Bản.
Vào lúc này, giáo dân Ca-tô người Nhật bắt đầu tự tổ chức cuộc đối kháng bạo lực. Điều này đã nổ ra vào mùa đông năm 1637 tại Shimbara và trên hòn đảo Amakusa gần đó. Các khu vực này đã trở thành toàn tòng Ca-tô, chủ yếu là tự nguyện, nhưng một số bị cải đạo bằng cưỡng chế. Lãnh đạo bởi các tu sĩ phương Tây của họ, những giáo xứ Ca-tô này bắt đầu trang bị vũ khí và tự tổ chức mình theo lối quân sự để chiến đấu chống lại chính quyền.
Chính quyền Nhật Bản, lo ngại rằng các nhóm Ca-tô có thể được các chính quyền Ca-tô phương Tây sử dụng cho cuộc chinh phục lãnh thổ của Nhật Bản, rồi bắt họ nộp thuế cho đến mức bần cùng. Trong khi đó các tu sĩ dòng Tên đang chuẩn bị cho cuộc chống cự thực sự, đã tạo nên một đội thân binh Ca-tô đến 30.000 người Nhật, giương phù hiệu mang tên của Chúa Giêsu, Maria, và Thánh Ignatius bay phất phới ở phía trước.
Họ hành quân chống lại các đại biểu dân sự và quân sự của chính quyền Nhật Bản, đánh những trận đẫm máu dọc theo mõm đất của Shimbara gần vịnh Nagasaki. Lại ám sát được thống đốc trung thành của Shimbara, quân đội Ca-tô tự cố thủ trong pháo đài kiên cố của ông ta và chống trả thành công được các trọng pháo và tàu thuyền của lực lượng Nhật Bản. Do vậy chính quyền đã phải yêu cầu người Hà Lan theo đạo Tin lành cho họ vay tàu đủ lớn chở được súng hạng nặng cần thiết để bắn phá pháo đài Ca-tô. Người Hà Lan đồng ý và người Nhật đã có thể bắn phá tiêu hủy các thành trì và hầu hết tất cả những giáo dân Ca-tô trong ấy đều bị tàn sát. Kết quả trực tiếp của vụ nổi loạn Ca-tô là Sắc dụ Tống khứ (the Exclusion Edict) của năm 1639 được viết như sau:
Trong tương lai, miễn là mặt trời còn chiếu sáng địa cầu, hãy không để ai vờ đi thuyền đến Nhật Bản, dù mang danh nghĩa đại sứ, và bản công bố này không bao giờ bị thu hồi, (trái lệnh) sẽ bị xử trảm.
Sắc dụ bao gồm tất cả người phương Tây với một ngoại lệ, người Hà Lan, vốn giành được đặc quyền ở lại vì đã giúp đỡ trong việc đánh bại cuộc nổi dậy của Ca-tô. Dù thế họ cũng đã bị đặt dưới những hạn chế tối đa chỉ vì họ vẫn còn được gọi là người Cơ-đốc. Đối với dân Nhật, bất cứ điều gì dính líu đến "Cơ-đốc giáo" đều bị cho là sự dối trá, bất khoan dung, và xâm lăng chinh phục.
Người Hà Lan đã tự phải di chuyển trụ sở chính của họ đến hòn đảo nhỏ bé Deshima, trong vịnh Nagasaki. Họ sống gần như là tù nhân, chỉ được phép đặt chân lên chính đất Nhật Bản một năm một lần. Những hạn chế bó buộc nhất, tuy nhiên, liên quan đến các nghi lễ tôn giáo của Cơ-đốc giáo. Người Hà Lan đã không được phép cầu nguyện Thiên chúa trước sự hiện diện của một người dân Nhật. Người Nhật còn rất tức giận với bất cứ điều gì nhắc nhở họ về "Cơ-đốc giáo" nên người Hà Lan còn bị cấm sử dụng lịch phương Tây trong các tài liệu kinh doanh của mình bởi vì nó ám chỉ đến Chúa Cơ-đốc.
Đến lúc ấy trong mắt của họ Cơ đốc giáo không đại diện cho cái gì ngoại trừ công cụ gây khổ đau của phương Tây dành cho việc thống trị chính trị và quân sự. Cuối cùng Hà Lan đã ký một hiệp định thương mại, trong số bảy điểm của nó thì bốn đã dính líu đến "Cơ-đốc giáo".
1. Thương mại giữa Nhật Bản và Hà Lan là cốt được vĩnh viễn.
2. Không có tàu Hà Lan được mang theo một người Cơ-đốc có bất kỳ quốc tịch nào hoặc truyền thư viết bởi những người Cơ-đốc...
3. Người Hà Lan nên chuyển đến các thống đốc của Nhật Bản bất kỳ thông tin gì về sự truyền bá của Cơ-đốc giáo ở ngoại quốc mà (Nhật Bản) có thể quan tâm.
4. Nếu người Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha chiếm đoạt đất nước người khác bằng bộ máy tôn giáo, thông tin đó nên được trao cho Thống đốc Nagasaki. [2]
Thêm vào đó, tất cả các sách vở thuộc tàu Hà Lan, đặc biệt là những thứ liên quan đến các đề tài tôn giáo, phải được bịt kín trong hòm và chuyển giao cho người Nhật trong khi tàu neo tại cảng. Người Hà Lan, lúc đầu được phép lái bảy tàu buồm một năm, sau đó bị giới hạn còn một. Lòng nghi kỵ về tính ngoan cố và xảo quyệt của "người Cơ-đốc" trở nên quá sâu xa đến nổi họ còn cho tăng cường các sắc lệnh đầu tiên bằng những sắc lệnh mới. Bất kỳ tàu Cơ-đốc nào đến tìm nơi an toàn ở một cảng của Nhật Bản hay bất cứ thủy thủ Cơ-đốc nào làm đắm tàu ngoài khơi bờ biển của Nhật Bản đều bị xử tội.
Với mọi toan tính và chủ đích Nhật Bản đã trở thành một đất nước phong kín, "ẩn dật" đóng cửa với thế giới bên ngoài. Nó vẫn phong kín khoảng hai trăm năm mươi năm nữa cho đến khi Đô đốc Perry, vào giữa thế kỷ trước, mở toang cửa của đất nước Phù Tang theo phương thức của phương Tây không thể nhầm lẫn vào đâu - bằng họng súng đại bác từ tàu chiến. [3]


Ghi chú cuối trang:
1. Con bò mộng của Giáo hoàng, (The Pope's Bull) được thực hiện cho Castille [LND: tức là
Isabella of Castille; Isabella I (1451 - 1504); Hoàng hậu xứ Castile, còn được gọi là Catolica ("người Ca-tô"), và là kẻ tài trợ cho cuộc thám hiểm đường biển của Christopher Columbus.] đụng vào tân thế giới.
2. Xem Vùng Viễn Đông Kể từ năm 1500 (The Far East Since 1500) bởi Paul E. Eckel; Harrap, 1948.
3. Thực là lạ rằng nước Mỹ, đến đầu của nửa sau của thế kỷ trước, đã bị xúi giục hành xử như Giáo hội Ca-tô trong việc tương giao với Nhật Bản. Cũng nên trích dẫn lời của báo New York Weekly Tribune đề cập đến nhiệm vụ của Perry. "Giữa nhiều quốc vụ, việc đi vào cõi ngoại giáo không làm ta để mất cơ hội của lao động vì lợi ích tinh thần của người Nhật bị bưng bít. Không để những người lầm lạc này, chiến đấu cho sự sống còn của chính họ, mà thiếu lợi ích của các giáo sĩ.

Tác giả: Avro Manhattan
Người Dịch: Trần Thanh Lưu
===================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét