Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Chương 12. “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?”

“Vietnam, Why Did We Go?” Câu chuyện gây sốc về vai trò của “giáo hội” Công giáo trong buổi khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam - Hồng y Spellman, Chỉ huy Tuyên úy quân đội Mỹ.
Lời dẫn: Nhân sự kiện bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, chúng ta buộc phải bình tĩnh tìm hiểu ngọn nguồn Ca-tô Rô-ma giáo.
Cuộc tìm kiếm của chúng tôi- Nhóm Biên tập Google.tienlang đã đưa chúng tôi đến với cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” -Tác giả: Avro Manhattan (1914-1990). Người dịch Trần Thanh Lưu. Tác phẩm tuy chủ yếu viết cho người Mỹ nhưng với bạn đọc người Việt, nhất là người Việt trong nước, xin đọc để biết thêm lý do xuyên suốt nhất, lý do “vì sao người Mỹ đã đi” đến nước ta để khởi động một cuộc chiến 20 năm máu lửa trên quê hương mình. Đối với người Mỹ, cho đến hôm nay, không hẳn ai cũng trả lời rốt ráo được câu hỏi vì sao, ngay từ đầu, Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, một quốc gia “đèo heo hút gió”, xa quê hương của họ trọn nửa trái cầu. Ngay cả trong các môi trường đại học và nghiên cứu, không phải trường phái nào cũng đồng ý với nhau khi lý giải nguyên nhân đầu tiên và đích thực của quyết định, mà trong 8 năm sau đó, đã tiêu tốn 584 tỷ Mỹ kim để đưa 9 triệu 200 ngàn quân nhân luân phiên tham chiến và khiến hơn 58,000 thanh niên Mỹ phải bỏ mạng nơi chiến trường. Đồng thời, cũng dội 15 triệu tấn bom và phun hơn 11 triệu gallons chất độc Agent Orange lên toàn cõi Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả là cuộc chiến tranh Việt Nam nầy, sau đó, đã để lại những hội chứng tâm lý tác động mạnh mẽ không phải chỉ trên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mà còn xoáy sâu cả trong đời sống văn hóa của dân tộc Mỹ trong nhiều năm nữa.
Giữa tất cả những nỗ lực và kết quả nghiên cứu để truy tìm nguyên nhân đầu tiên của chiến tranh Việt Nam đó, Avro Manhattan nổi bật lên với một luận điểm ít ai ngờ. Tuy không ngờ nhưng lại có tính thuyết phục cao. Từ góc độ văn hóa, hay chính xác hơn, từ cách tiếp cận chính trị-tôn giáo đan bện nhau, ông đã sưu khảo và tổng hợp các thông tin của nhiều nguồn tài liệu khác nhau để trên cơ sở đó, đi đến một kết luận: Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chủ yếu là một cuộc chiến tranh tôn giáo dù phần biểu hiện bên ngoài của nó (và các lực lượng tham chiến) có là chính trị, kinh tế hay quân sự.
Nhân việc tìm hiểu về nguồn cơn cuộc bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, và cũng nhân dịp 42 năm Chiến thắng Đế quốc Mỹ xâm lược, kể từ hôm nay, Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu từng chương cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” (Bản dịch trên trang Sachhiem) để chúng ta thấy câu trả lời cuối cùng của tác giả là: Chính Giáo Hội Ca-tô, và đối tác ngoại giao của nó là Tòa thánh Vatican mới là kẻ xúi giục chính, leo thang và đeo đuổi cuộc xung đột ở Việt Nam. Ngay từ ban đầu những động cơ tôn giáo đã khai mào cho trận thác lũ gây nên bao đau thương tuyệt vọng khôn cùng ở các lục địa châu Á và châu Mỹ. Sự bi thảm của Việt Nam sẽ đi vào lịch sử như là trong những hành vi độc ác của sự liên minh đương thời giữa chính trị và tôn giáo có tổ chức.
Những yếu tố của một bản chất chính trị, ý thức hệ, kinh tế và quân sự không hề đóng vai trò gian ác trong việc mở rộng chiến tranh, mà lại là tôn giáo của cái Giáo Hội Ca-tô mới chính là kẻ chủ mưu. Từ ban đầu vai trò của nó đã được giảm thiểu nếu không nói là được xóa đi. Nhưng những dữ kiện cụ thể lại không thể bị bị chùi rửa dễ dàng được, và đó là điều mà chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng dù vắn tắt…
************************
Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?
Trần Thanh Lưu dịch cuốn
“Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan
CHƯƠNG 12
______________________ 

 Một Phi Cơ Thám Thính Của CIA (Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ) Hủy Bỏ Một Hội Nghị Thượng Đỉnh

Chiến Tranh Của Hồng Y Spellman Thay Thế “Cuộc Chiến Tranh Phòng Ngừa " 
Của Anh Em Nhà Dulles Và Giáo Hoàng Pius XII.

* Hai đối tác và mục tiêu toàn cầu của họ * Nga Sôviết xâm lăng Hungary * Chiến tranh Thế giới thứ III chực chờ bùng nổ * Các nhà hoạch định chính sách ngoại giao thực sự của Hoa Kỳ * CIA thúc đẩy nền ngoại giao của Mỹ * Cuộc họp thượng đỉnh Nga-Mỹ đổ vở * CIA và phi cơ thám thính * Trên bờ chiến tranh hạt nhân “ba lần" * Hoa Kỳ đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân * Giáo Hội cầu nguyện cho "cuộc giải phóng" * Bí mật "thứ ba" của Mẹ Đồng Trinh ở Fatima * Giáo hoàng ngất xỉu vì "kinh hãi" * Ông kêu gọi một cuộc chiến tranh " tự vệ hiệu quả " * Sự bành trướng của Cộng sản ở Châu Âu và Đông Nam Á.



Việc đàn áp của Ca-tô ở Nam Việt Nam không phải là công việc của một cá nhân cuồng tín, hoặc của một nhóm người, như ba anh em Diệm, quyết Ca-tô hóa một nước Phật giáo. Nó chỉ là phó sản của một chính sách dài hạn được tính toán kỷ lưởng vốn đã thai nghén và xúc tiến bởi những đầu óc mà các mục tiêu cơ bản là sự bành trướng bằng mọi giá của một tôn giáo mà họ tin là tôn giáo thực sự trên trái đất. Kẻ gợi hứng chính và tiến hành một chính sách như vậy, như chúng ta đã thấy, chính là Giáo hoàng Pius XII. Chính sách như thế đã hoàn toàn ăn khớp với chiến lược toàn cầu của ông ta, nhắm đến hai mục tiêu cơ bản: sự diệt vong của Chủ nghĩa Cộng sản, và việc bành trướng của Giáo Hội Công Giáo.
Giáo hoàng Pius XII đã cống hiến đời mình cho việc theo đuổi cả hai, với một sự hăng say đã làm bạn bè ngưỡng mộ và kẻ thù khiếp sợ. Ông ta là một trong những kẻ gợi hứng cho Chiến Tranh Lạnh. Chiến Tranh Việt Nam, đến phiên mình, là con đẻ lô-gic của cuộc xung đột ý thức hệ to lớn hơn khắp toàn cầu, đạt lên hàng đầu sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II chấm dứt, và liên quan đến việc bành trướng liên tục của Cộng sản Nga ở Châu Âu và Châu Á. 
Hoa Kỳ đã quyết tâm ngăn chận sự bành trướng ấy bằng mọi giá. Như chúng tôi đã chỉ ra trước đây, cuộc xung đột ấy đã mang Vatican và Mỹ đến gần với nhau trong việc theo đuổi một chiến lược chống Cộng chung. Trên các lĩnh vực quân sự của mình, mỗi phía sử dụng bất cứ loại vũ khí nào mà mình có thể gom lại được. Trong khi Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự, thì Vatican triển khai các vũ khí tinh vi hơn về ngoại giao, sức ép chính trị, và trên tất cả, về tôn giáo.
Ngay từ khởi đầu, những vũ khí này đã được sử dụng rộng rãi ngày càng tăng tại Việt Nam. Hai đối tác có cùng một mục tiêu chính trị: loại bỏ chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương. Trong những năm 50’s Hoa Kỳ đã cố gắng tương tự và đã thất bại tại Triều Tiên. Sự thất bại ấy của Mỹ đã khuyến khích nước Nga Sôviết cố chinh phục lãnh thổ khác, lần này ở Âu Châu. Trong các năm 1956-57, lấy cớ là có một mưu đồ chống-cộng-của-nhóm-Quốc gia-Catô, Nga Sôviết đã kéo đoàn xe thiết giáp vào Hungary, chiếm đóng quốc gia này, và thiết lập một nền độc tài Cộng sản với bàn tay sắt tại Budapest.
Sự căng thẳng mới giữa Nga Sôviết và đế quốc Cộng sản của mình và các đối tác Hoa Kỳ-Vatican, một lần nữa leo lên hàng đầu, và những chuyện về một cuộc bùng phát cận kề của Chiến tranh Thế giới thứ III lại được nghe thêm một lần nữa trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Sự lo sợ không phải gây ra bởi những lời hù dọa hay những động thái ngoại giao trống rỗng.
Chỉ vài năm sau cuộc xung đột Triều Tiên, thế giới đã đến gần cuộc đụng độ này như thế nào cuối cùng đã được tiết lộ bởi người có thẩm quyền cao nhất của Mỹ, là John Foster Dulles, bộ trưởng ngoại giao, kẻ đã biết nhiều hơn bất kỳ người nào khác những gì đã xảy ra bên sau hậu trường. Ông ta biết rõ bởi vì ông ta là một trong những kế hoạch gia chính của đại thiết kế CIA-Fatima

Như chúng tôi đã nói, John Foster Dulles tại thời điểm này là kẻ thực sự tạo ra chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Tướng Eisenhower, Tổng thống, một người tốt, biết nhiều về chiến tranh hơn là những chuyện rối rắm của các chính sách đối ngoại. Kết quả là trên thực tế ông đã giao toàn bộ lĩnh vực vào tay của Dulles, kẻ bị chủ nghĩa Cộng sản ám ảnh tột bực. Sự ám ảnh như thế tương hợp với nổi ám ảnh của Giáo hoàng Pius XII. Dulles huy động tất cả các nguồn tài nguyên bao la của Mỹ để đối phó với nó trên toàn thế giới. Ông đã biến thành kẻ cộng tác vững chắc nhất của Pius XII.

Sự liên kết đã trở thành một trong những quan hệ đối tác ghê gớm nhất của thời đại. Dulles thực hiện các chính sách của mình rất thường là không có sự chấp thuận hoặc thậm chí cả sự hay biết của Tổng thống. Ông ta đã được trợ giúp trong việc này, ngoài việc nhờ vào bộ máy ngoại giao thường trực của Hoa Kỳ, ông ta lại sử dụng nhiều hơn bất cứ điều gì khác bộ máy bí mật và toàn năng của CIA. Thật vậy, có thể nói rằng, ông ta đã thực hiện chính sách ngoại giao của Mỹ thông qua CIA. Điều này được làm dễ dàng bởi một sự kiện mang điềm xấu là kẻ gợi hứng, giám đốc, và chủ kiểm tra toàn bộ CIA không ai khác hơn là người em của ông ta, Alan Dulles.
Hai anh em làm việc với nhau chặt chẽ đến nổi hơn một lần chính sách chính thức của Tổng thống Eisenhower đã bị "vô hiệu hóa" bởi CIA. Đơn cử ngoạn mục nhất là sự tan vở của cuộc hội nghị Mỹ-Nga vào năm 1960, khi CIA đã gửi một phi cơ thám thính vào Nga để ngăn chặn việc tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nga chấm dứt "Chiến tranh Lạnh". Vì chuyện phi cơ CIA này mà Hội nghị đã bị huỷ bỏ. Nó là một trong những thành công ly kỳ nhất của CIA.
John Foster Dulles (có con trai, tình cờ đã trở thành một tu sĩ Dòng Tên, Jesuit) và Alan Dulles, cùng với sự phối hợp toàn diện của Ngành Tình Báo Vatican, đã thực hiện một chính sách ngoại giao dựa trên các lời đe dọa của sự "trả đủa ồ ạt" - đó là, cuộc chiến hạt nhân.
Trong lúc cao điểm của cuộc nổi loạn ở Hungary - đó là vào năm 1956 - John Foster Dulles đã công khai ghi nhận trước một thế giới kinh hoàng rằng Hoa Kỳ đã từng đứng bên bờ vực (thế chiến III) đến ba lần:
Ông Dulles thú nhận rằng trong mười tám tháng vừa qua, Hoa Kỳ đã có ba cơ hội đến gần chiến tranh hạt nhân hơn . . . là tưởng tượng, như các tờ báo London và New York Times đã tỉnh táo tường thuật. "Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Ba đã tránh được, họ tiếp tục nhận xét, chỉ vì ông Dulles... đã cho thấy là Mỹ đã báo cho Moscow và Peking ý định sử dụng vũ khí hạt nhân”.[1]
Giáo hoàng Pius XII đã làm gì trong thời gian khủng hoảng kinh hoàng này? Đặc biệt là khi ông ta, hơn bất kỳ ai khác ở vị trí cao nhất, đã biết rõ những gì đã xảy ra bên sau hậu trường giữa Nga và Mỹ? Ông đã đã gia tăng cường độ việc sùng bái Fatima. Sự sùng bái đã được ban thêm nét lộng lẫy và thúc dục. Các nhà thờ Ca-tô đã cầu nguyện cho "cuộc giải phóng" - đó là, cho một việc hoàn thành nhanh chóng "lời tiên tri" của Mẹ Đồng Trinh. Điều này còn đáng quan tâm là sự kiện về "bí mật" thứ ba của Đức Mẹ Fatima phải được tiết lộ trong một vài năm tới - đó là năm 1960.
Mặc dù không ai biết được điều "bí mật" Fatima là gì, nó đã được truyền tai là việc giải phóng và cải đạo nước Nga cận kề. Dĩ nhiên Giáo hoàng Pius XII cũng muốn biết đến điều "bí mật" thứ ba và cuối cùng của Mẹ Đồng Trinh này. Ông ra lệnh cho mở phong thư đã được niêm kín, chứa đựng điều bí mật theo lời kể của một trong những đứa trẻ đã nói chuyện với Bà Mary. Sau đó ông kể lại rằng, vừa đọc xong, ông ta muốn ngât xỉu với nổi kinh ngạc. Thực là một mánh khóe tốt để khích động Nổi Mê Cuồng Fatima lên đến mức độ trông chờ cao hơn.
Chưa hài lòng với điều này, Pius XII đã hăng hái tự mình điều kiện hóa thế giới Ca-tô cho cuộc chiến tranh đang đến. Vì vậy, trong mùa đông của năm 1956-57, ngay lập tức sau sự thất bại của cuộc phản cách mạng Hungary, ông đã trơ trẽn kêu gọi tất cả giáo dân Ca-tô tham gia vào một cuộc thánh chiến Fatima thực sự. Ông khuyến khích họ tham gia "trong một cuộc chiến tranh tự vệ hiệu quả," yêu cầu Liên Hiệp Quốc được ban cho "quyền và sức mạnh ngăn chận tất cả mọi sự can thiệp quân sự của một quốc gia trên một quốc gia khác."
Thật vậy, ở thời kỳ rất khủng khiếp này khi Hoa Kỳ và Nga đã thực sự đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân, ông ta đã đi đến chỗ, như chúng tôi đã trích dẫn, lập lại "nền đạo đức của một chiến tranh tự vệ," như thế là họa theo từng lời của Bí thư của ông ta, Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ, ông Matthews, trong bài diễn văn nổi tiếng của mình ở Boston.
Năm sau (tháng mười, 1958), Pius XII chết, do bị hành hạ bởi các cuộc tấn công dồn dập của bệnh thần kinh, bệnh suyễn, và một chứng hổn loạn thần kinh toàn bộ. Qua nhiều năm, ông đã được duy trì bởi một số lượng lớn của ma túy, có thể là nguyên do thực sự gây nhiều hoang tưởng, mà những kẻ ngưỡng mộ ông ta nhanh chóng gọi là “Phép Lạ". 
Trong khi và sau cuộc xâm lăng Hungary ở Châu Âu của Nga, Chủ nghĩa Cộng sản mở màn cho cuộc chinh phục lãnh thổ ở Đông Dương, Hoa Kỳ còn đang nhức nhối vì sự thua cuộc ở Triều Tiên, đã tìm được một đồng minh quyết tâm trong Giáo Hội Công Giáo, như chúng tôi đã chỉ ra .
Ghi chú cuối chương
1. Tạp chí Times, January 12, 1956, và 27 tháng mười hai, 1956. Nhật báo New York Times và còn trên Manchester Guardian, November 27, 1956, Time Magazine, January 7, 1967.  
Người dịch: Trần Thanh-Lưu
=========================

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét