Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2017

Chương 17. “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?”

“Vietnam, Why Did We Go?” Câu chuyện gây sốc về vai trò của “giáo hội” Công giáo trong buổi khởi đầu của Chiến tranh Việt Nam - Hồng y Spellman, Chỉ huy Tuyên úy quân đội Mỹ.
Lời dẫn: Nhân sự kiện bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, chúng ta buộc phải bình tĩnh tìm hiểu ngọn nguồn Ca-tô Rô-ma giáo.
Cuộc tìm kiếm của chúng tôi- Nhóm Biên tập Google.tienlang đã đưa chúng tôi đến với cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” -Tác giả: Avro Manhattan (1914-1990). Người dịch Trần Thanh Lưu. Tác phẩm tuy chủ yếu viết cho người Mỹ nhưng với bạn đọc người Việt, nhất là người Việt trong nước, xin đọc để biết thêm lý do xuyên suốt nhất, lý do “vì sao người Mỹ đã đi” đến nước ta để khởi động một cuộc chiến 20 năm máu lửa trên quê hương mình. Đối với người Mỹ, cho đến hôm nay, không hẳn ai cũng trả lời rốt ráo được câu hỏi vì sao, ngay từ đầu, Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, một quốc gia “đèo heo hút gió”, xa quê hương của họ trọn nửa trái cầu. Ngay cả trong các môi trường đại học và nghiên cứu, không phải trường phái nào cũng đồng ý với nhau khi lý giải nguyên nhân đầu tiên và đích thực của quyết định, mà trong 8 năm sau đó, đã tiêu tốn 584 tỷ Mỹ kim để đưa 9 triệu 200 ngàn quân nhân luân phiên tham chiến và khiến hơn 58,000 thanh niên Mỹ phải bỏ mạng nơi chiến trường. Đồng thời, cũng dội 15 triệu tấn bom và phun hơn 11 triệu gallons chất độc Agent Orange lên toàn cõi Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả là cuộc chiến tranh Việt Nam nầy, sau đó, đã để lại những hội chứng tâm lý tác động mạnh mẽ không phải chỉ trên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mà còn xoáy sâu cả trong đời sống văn hóa của dân tộc Mỹ trong nhiều năm nữa.
Giữa tất cả những nỗ lực và kết quả nghiên cứu để truy tìm nguyên nhân đầu tiên của chiến tranh Việt Nam đó, Avro Manhattan nổi bật lên với một luận điểm ít ai ngờ. Tuy không ngờ nhưng lại có tính thuyết phục cao. Từ góc độ văn hóa, hay chính xác hơn, từ cách tiếp cận chính trị-tôn giáo đan bện nhau, ông đã sưu khảo và tổng hợp các thông tin của nhiều nguồn tài liệu khác nhau để trên cơ sở đó, đi đến một kết luận: Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chủ yếu là một cuộc chiến tranh tôn giáo dù phần biểu hiện bên ngoài của nó (và các lực lượng tham chiến) có là chính trị, kinh tế hay quân sự.
Nhân việc tìm hiểu về nguồn cơn cuộc bạo loạn chiếm trụ sở UBND huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) của nhóm giáo dân mù quáng, và cũng nhân dịp 42 năm Chiến thắng Đế quốc Mỹ xâm lược, kể từ hôm nay, Google.tienlang xin trân trọng giới thiệu từng chương cuốn sách “Vietnam - Why Did We Go” – Dịch “Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam?” (Bản dịch trên trang Sachhiem) để chúng ta thấy câu trả lời cuối cùng của tác giả là: Chính Giáo Hội Ca-tô, và đối tác ngoại giao của nó là Tòa thánh Vatican mới là kẻ xúi giục chính, leo thang và đeo đuổi cuộc xung đột ở Việt Nam. Ngay từ ban đầu những động cơ tôn giáo đã khai mào cho trận thác lũ gây nên bao đau thương tuyệt vọng khôn cùng ở các lục địa châu Á và châu Mỹ. Sự bi thảm của Việt Nam sẽ đi vào lịch sử như là trong những hành vi độc ác của sự liên minh đương thời giữa chính trị và tôn giáo có tổ chức.
Những yếu tố của một bản chất chính trị, ý thức hệ, kinh tế và quân sự không hề đóng vai trò gian ác trong việc mở rộng chiến tranh, mà lại là tôn giáo của cái Giáo Hội Ca-tô mới chính là kẻ chủ mưu. Từ ban đầu vai trò của nó đã được giảm thiểu nếu không nói là được xóa đi. Nhưng những dữ kiện cụ thể lại không thể bị bị chùi rửa dễ dàng được, và đó là điều mà chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng dù vắn tắt…
************************
Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?
Trần Thanh Lưu dịch cuốn
“Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan
Chương 17
Lịch Sử Ban Đầu Của Quyền Lực Ca-tô
tại Xiêm (Thái Lan) và Trung Quốc
Những Tiền Lệ Đặc Trưng Của Sự Áp Bức

 Công ty Đông Ấn của Pháp và các nhà truyền giáo  Việc cải đạo theo Ca-tô của một vị vua Xiêm  Sự kỳ thị của Ca-tô đối với Phật giáo đồ  Những hành động ghê rợn của một băng đảng Mafia Ca-tô ở Xiêm  Ca-tô và người Pháp bị trục xuất và xử tử  Cố gắng của Vatican để kiểm soát xứ Xiêm kết thúc  Xiêm cấm tất cả người Ca-tô suốt một thế kỷ rưỡi  Bà Hoàng hậu Trung Quốc đã theo đạo Ca-tô  Hoàng hậu Helena gửi một phái đoàn đến thăm Giáo hoàng  Bà Hoàng hậu và các cố đạo dòng Tên mưu làm cho Trung Quốc thành Ca-tô  Cuộc nổi dậy của các đại quan  Sự kết thúc của một giấc mơ về một Trung Quốc Ca-tô.

Cố gắng thiết lập đạo Ca-tô áp bức tại Việt Nam thông qua Tổng thống Diệm, chỉ là một trong những nỗ lực mới nhất theo cái khuôn mẫu mà nó đã theo đuổi nhiều lần trên lục địa châu Á. Trong quá khứ, cái khuôn mẫu ấy đã được thay đổi nhưng nhất quán. Trong trường hợp Việt Nam vào hai thế kỷ trước, các nhóm Ca-tô đan bện chặt chẽ đóng chốt giữa môi trường Phật giáo phi-Kitô vây quanh. Một khi đã thiết lập vững vàng họ liền lên mặt với hàng xóm Phật giáo của họ như là những phe phái độc lập kinh tế và chính trị.
Chuyện trâng tráo của họ không chỉ là sự tự tin tôn giáo lì lợm, mà còn là sự áp đặt quyền lực Ca-tô lên trên đồng bào Phật giáo của họ. Sự áp đặt như thế đã dẫn đến việc trừng trị bằng luật pháp, nếu chống lại thì đàn áp, rồi theo thời gian đưa đến việc sử dụng bạo lực.
Trong trường hợp của Tổng thống Diệm và phe nhóm Ca-tô của ông ta trước hết họ tự củng cố và thiết lập thẩm quyền của họ qua luật pháp dần dần kỳ thị đa số Phật giáo đồ. Tiếp theo là việc sử dụng khủng bố không hạn chế sau khi dân chúng Phật giáo từ chối qui phục. Phương cách của Diệm không chỉ là một thí dụ kỳ dị của tính hung hãn của Ca-tô đương đại trong một xã hội phần lớn phi-Kitô. Nó đã được lặp lại trên lục địa châu Á trong suốt ba trăm năm.
Tất nhiên trong những thời kỳ ấy, có các vị quốc vương, một tầng lớp quý tộc lãnh đạo, với các quan lại văn hóa, bộ ba cầm quyền của xã hội mà việc chấp thuận hoặc từ chối của họ là tối thượng. Tuy vậy, mô hình cơ bản của tính hung hãn và độc quyền Ca-tô, tựa như điều đã được thực hiện bởi Diệm và anh em của mình, đã không phải là ngẫu nhiên. Không cần phải đi sâu vào nhiều chi tiết, chúng tôi sẽ hạn chế để minh họa cho một hoặc hai trường hợp điển hình diễn ra trong một kết khối dân tộc khu vực đã từng biết đến như là bán đảo Ấn Hoa.
Nỗ lực đầu tiên của Pháp để thống trị Á châu đã diễn ra như ta đã biết, vào đầu thế kỷ 17 thông qua Công ty Đông Ấn thuộc Pháp. Mục tiêu của công ty là để kéo khu vực vào quỹ đạo thương mại của Pháp. Điều ít nhìn thấy, mà mục đích không kém cụ thể, là truyền bá đức tin Ca-tô. Mục tiêu này, mặc dù dường như được thúc đẩy chủ yếu là do cá nhân người Ca-tô, lại được trực tiếp xúi giục bởi Vatican mà nó đã từng ủng hộ Công ty Đông Ấn thuộc Pháp Độ ngay từ đầu.
Tuy nhiên việc thành lập tiền đồn đầu tiên tại Ấn Độ, công ty sớm gặp phải sự kháng cự chưa hề tiên liệu bởi người Anh nên người Pháp đã phải quyết định tìm đến các lãnh thổ khác và chuyển sự chú ý của mình đến các vương quốc nhỏ của bán đảo Ấn-Hoa và đặc biệt, đến Xiêm. Các cuộc thăm dò đầu tiên của khu vực mới nhân danh Công ty Đông Ấn thuộc Pháp đã không thực hiện bởi chính công ty hoặc các nhà ngoại giao Pháp, mà lại do những nhà truyền giáo Ca-tô. Những việc này đã được sự cho phép và khuyến khích của Vatican, dưới lớp bọc tôn giáo, để điều tra các nguồn ngách thương mại, chính trị và chiến lược nhân danh đế quốc Pháp.
Tu sĩ dòng Tên Alexandre de Rhodes đến Đông Dương năm 1610. Một thập kỷ sau đó, ông gửi cho Vatican và cho Pháp một mô tả rất chính xác về tiềm năng thương mại, chính trị và chiến lược. Dòng Tên người Pháp đã nhanh chóng tuyển dụng và gửi tới giúp ông trong công tác đôi của mình là cải đạo Ca-tô và mở rộng thương mại. La-Mã và Ba-Lê đã coi những hoạt động này là những bàn đạp không thể tách rời để dẫn đến việc chiếm đóng cuối cùng bằng quân sự và chính trị các nước này.

Alexandre de Rhodes, một dòng Tên, đã tới Ấn-Trung Quốc về 1610, và chỉ một thập kỷ sau đó gửi một bản mô tả chính xác các khả năng của An Nam và Bắc Bộ. Dòng Tên Pháp đã nhanh chóng tuyển dụng người để giúp ông trong công tác hàng hai của mình để cải đạo các quốc gia này theo Ca-tô và thăm dò các tiềm năng thương mại. Những nhiệm vụ này, không thể tách rời ra, trong mắt của cả La-Mã và Ba-Lê, là hai bàn đạp quan trọng nhất dẫn đến sự chiếm đóng bằng chính trị và quân sự.
Các nhà truyền giáo đã rất thành công đến độ vào năm 1659 bán đảo Ấn-Hoa đã được đánh dấu là một lĩnh vực độc quyền của các hoạt động thương mại và tôn giáo của Pháp. Sau đó mở rộng các hoạt động đôi của họ vào Pegu, Campuchia, An Nam và Xiêm. Xiêm, đất nước phát triển cao nhất của bán đảo Ấn-Hoa, sớm trở thành căn cứ cho các hoạt động tôn giáo, thương mại và chính trị của cả hai Công ty Đông Ấn và Vatican. Kế hoạch của họ thực đơn giản: mỗi bên sẽ góp phần vào sự chinh phục Xiêm theo các phương tiện của mình; công ty thì thông qua thương mại, chính quyền Pháp thì thông qua quân đội của nó, và Vatican thì thông qua sự thâm nhập tôn giáo của nó.
Khi các cơ sở thương mại và các trạm truyền giáo đã được thành lập vững bền, chính phủ Pháp liền o ép cho một liên minh thương mại chính thức với Xiêm. Đồng thời Vatican tập trung vào việc mở rộng ảnh hưởng tâm tinh của nó, không ồ ạt cải đạo quần chúng mà chỉ tập chú vào việc cải đạo một cá nhân duy nhất: chính là vua Xiêm. Nếu điều này có thể thực hiện được, thì các tu sĩ Ca-tô sau đó sẽ cố gắng thuyết phục vị vua Ca-tô mới cho các đội quân đồn trú Pháp đóng ở các thành phố chính như Mergui và Bangkok lấy cớ rằng điều này là vì lợi ích tốt nhất của Giáo Hội Ca-tô.
Năm 1685, chính phủ Pháp đã ký kết một liên minh thương mại thuận lợi với người cai trị của Xiêm. Hai năm sau, vua Xiêm và tầng lớp cầm quyền đã cải theo đạo Ca-tô. Nhóm Ca-tô đầy quyền lực bắt đầu thống trị không chỉ bộ máy chính phủ, mà còn sử dụng nó để khống chế xã hội Phật giáo. Hàng loạt những luật lệ kỳ thị đã được ban hành chống lại các cơ chế Phật giáo và tạo thuận lợi cho thiểu số Ca-tô.
Các nhà thờ Ca-tô đã được dựng lên khắp mọi nơi trong khi các ngôi chùa lại bị đóng cửa chỉ cần lấy lý do nhỏ nhất hay thậm chí còn bị phá hủy. Trường học Ca-tô thay thế dần các trường Phật giáo. Việc phân biệt kỳ thị đối xử đối với đa số Phật giáo đồ có thể được tìm thấy ở tất cả các cấp. Trong thời gian ngắn nhất tín đồ Ca-tô đã trở thành công dân thượng đẳng bất cứ nơi nào có được quyền lực, đặc quyền và sự giàu có.
Thành phần thượng lưu Ca-tô cai trị, giống như trong thời Diệm, biến thành một loại Mafia tôn giáo chính trị, được nhận rõ qua sự thi hành không hạn chế quyền lực tuyệt đối mà nó được sử dụng và lạm dụng mà không cần đắn đo suy xét. Sự đối kháng đã bị đàn áp tàn bạo bằng kẻ ủng hộ chính của Giáo Hội, là người Pháp luôn sẵn sàng đến giúp nó với chiến thuyền của họ.
Giống như với Diệm, đa số Phật giáo đồ, sau nhiều cuộc biểu tình không hiệu quả, cuối cùng đã tổ chức sự đối kháng toàn dân. Điều này cũng đã bị nhẫn tâm đàn áp. Các biện pháp này đã tạo nên lòng chống Ca-tô lan rộng, mà không mấy chốc tỏa ra khắp nước. Nhà thờ đã bị tấn công hoặc tiêu huỷ. Giáo dân Ca-tô bị săn đuổi và tức thì cuộc kháng chiến, lạ lùng thay khởi phát từ hoàng cung, nơi mà ban đầu người Ca-tô đã rất được hoan nghênh, bùng lên ở tất cả các tầng lớp.
Các giáo sĩ Ca-tô và các viên chức Pháp cũng như giáo dân bản địa đã bị trục xuất hoặc bị bắt giữ cho đến khi cuối cùng tất cả các hoạt động Ca-tô chấm dứt. Không mấy chốc thiểu số Ca-tô trước đó đã hành động như những kẻ xử án, trở thành người bị xử tội. Việc thương mại của Pháp đã bị ngưng hoàn toàn và công việc truyền giáo đã bị chấm dứt. Mưu toan của Pháp-Vatican cho việc kiểm soát chính trị và tôn giáo của Xiêm kết thúc vào năm 1688. Kết quả là một thế kỷ rưỡi Xiêm thực tế đã trở thành một vùng đất cấm đối với cả hai (Pháp-Vatican).
Hầu như trong cùng thời gian đó Giáo Hội Ca-tô cũng đã cố gắng áp đặt mình trên một nền văn hóa Phật giáo khác, lớn nhất trên thế giới: Trung Quốc.
Những nhà thiên văn dòng Tên trong triều đình của Hoàng đế Trung Quốc và hai người Hoa cải đạo với thập giá, Đức Mẹ Madonna, và biểu tượng bánh thánh IHS. Những nhà truyền giáo dòng Tên đã thành công trong việc cải đạo một hoàng hậu của Trung Quốc, và qua đó đạt được sự móc nối vào ảnh hưởng chính trị cao. Khi Vatican bắt đầu mở rộng ảnh hưởng này, sự đối kháng gia tăng và cuối cùng đã tạo ra cuộc nổi dậy công khai. Một số quốc gia châu Âu đã can dự vào bằng cách làm áp lực ngoại giao, các biện pháp kinh tế được thực hiện dưới sự đe dọa của các tàu chiến châu Âu ở ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc. Hậu quả là một nước lớn ở Á đông đã ngăn chặn ảnh hưởng phương Tây và các hoạt động truyền giáo cả hàng trăm năm.
Đầu vào thế kỷ 17, dòng Tên đã tìm mọi cách để xâm nhập triều đình hoàng gia và cải đạo được một bà hoàng hậu theo Ca-tô giáo. Chuyện cải đạo này là một cuộc đảo chánh trọng đại cho Giáo Hội Ca-tô trong chiến lược của mình để áp đặt mình lên toàn bộ nước Trung Hoa Phật giáo. Kể từ khi Hoàng hậu là trung tâm của triều đình hoàng gia, nguồn gốc của quyền lực tối cao, bà đã trở thành điểm mấu chốt để Giáo Hội Ca-tô chuẩn bị thi hành cuộc cải đạo quần chúng.
Tiềm năng có vẻ vô giới hạn. Nữ hoàng Trung Quốc đã trở thành một công cụ dễ uốn nắn trong tay của dòng Tên, những kẻ đã lèo lái bà để cấy ghép ảnh hưởng Ca-tô lên các cấp. Lòng mộ đạo của bà đã biến thành một nhiệt tình cá nhân để phục vụ Giáo Hội Ca-tô tất cả mọi mặt. Bà thậm chí còn đổi tên Hoa của mình thành Hoàng hậu Helena tựa như Hoàng hậu La-Mã, mẹ của Constantine, người đã cho Cơ Đốc giáo được tự do tại Đế quốc La-Mã. Đã thế vẫn chưa hài lòng bà còn rửa tội đứa con trai bà với tên Constantine để ám chỉ vai trò mà cậu bé được dự định sẽ làm trong tương lai là việc cải đạo nước Trung Hoa Phật giáo theo Giáo hội Ca-tô.
Lòng mộ đạo của bà đã sớm làm thay đổi triệt để lễ nghi và cung cách của triều đình để cho đạo Ca-tô dường như thay thế tất cả mọi thứ. Cải đạo theo Giáo Hội Ca-tô có nghĩa là tiến bộ, đặc quyền, và sự giàu có, chưa kể đến quyền lực trong chính quyền và ngay cả trong quân đội. Nhóm thiểu số Ca-tô này vây quanh Hoàng Hậu bắt đầu phát huy ảnh hưởng đến nỗi ban đầu tiên làm người ta phật lòng, sau đó sợ hãi, và cuối cùng là chống đối bởi những kẻ muốn duy trì nền văn hóa truyền thống Phật giáo của Trung Quốc.
Nếu như Hoàng Hậu và các cố vấn dòng Tên tự hài lòng trong vòng hạn chế tại triều đình, các hoạt động tôn giáo của bà, mặc dù khó chịu đối với Phật giáo đồ, vẫn còn có thể dung thứ được. Nhưng Hoàng hậu và những kẻ bao quanh bà đã thiết kế một sách lược to lớn: việc cải đạo toàn bộ Trung Quốc theo Giáo hội Ca-tô. Họ đã gửi một đặc nhiệm đến La-Mã để yêu cầu Đức Giáo Hoàng gửi hàng trăm nhà truyền giáo đến trợ giúp để đẩy nhanh việc cải đạo Trung Quốc theo Giáo hội Ca-tô.
Trong khi chờ đợi phản ứng của Giáo hoàng, nhóm thiểu số Ca-tô bắt đầu thực hiện chuyện cải đạo từ Hoàng hậu đến các quan lại, đến bộ máy cai trị, và cuối cùng đến hàng triệu nông dân đông đúc của Trung Quốc. Tuy nhiên đề án đã gặp phải sự chống đối lan tràn ngay từ đầu. Sự thuyết phục để phù hợp với ảnh hưởng bán chính thức của Giáo Hội Ca-tô đã sớm đòi hỏi những quy định đặc biệt, và sau đó là pháp luật. Sự chống đối đã được dập tắt lúc đầu bằng biện pháp kỳ thị phân biệt đối xử, rồi giam cầm và sau cùng với vũ lực.
Bên ngoài vòng triều đình và thiểu số Ca-tô, chiến dịch đã gặp phải sự đối kháng căm hờn của quần chúng. Lòng căm hờn này đã được nuôi dưỡng bởi chứng cớ là những kẻ cải sang đạo Ca-tô thụ hưởng các đặc quyền ngang ngược nhất, trong khi Phật giáo đồ bị hành hạ bởi những luật lệ kỳ thị nhất chưa hề được biết đến bởi đa số Phật giáo đồ.
Chiến dịch đạt đến độ rắc rối nhất, khi có tin đồn rằng Giáo Hoàng đã đồng ý gửi thêm hàng trăm nhà truyền giáo để giúp cải đạo cả nước theo Ca-tô giáo. Các tin tức ấy đã tạo ra tình trạng bất ổn nhiều hơn và các cuộc biểu tình của quần chúng và các cuộc biểu tình đã bị đàn áp tàn bạo. Sự đối kháng của quần chúng gia tăng đến độ cuối cùng các quốc gia châu Âu phải can thiệp để dập tắt “cuộc nổi loạn”, như nó đã được gọi, bằng cách sử dụng các biện pháp ngoại giao và thương mại thực hiện dưới sự đe dọa qua sự hiện diện của các chiến thuyền châu Âu ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.
Nổ lực của Giáo hội Ca-tô để để cai trị và sau đó cải đạo Trung Quốc thông qua một thiểu số Ca-tô bản địa đã kết thúc trong thất bại hoàn toàn, nhưng không phải đã không gây ra tình trạng bất ổn, hỗn loạn, cách mạng nổi dậy, xung đột quốc gia và quốc tế, trong nỗ lực của mình để áp đặt mình lên một quốc gia Á châu vĩ đại và bất kham.

Tác giả: Avro Manhattan
Người Dịch: Trần Thanh Lưu
===================
Mục lục:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét