Thứ Bảy, 6 tháng 3, 2021

Kế hoạch phân phối vaccine Covid-19 toàn quốc

Việt Nam sẽ tiêm vaccine Covid-19 theo chiến dịch trong thời gian ngắn nhất, sử dụng hệ thống tiêm chủng có sẵn và huy động cơ sở tiêm dịch vụ khi cần thiết. 

Theo hướng dẫn phân phối và sử dụng vaccine Covid-19 của Bộ Y tế, hai đơn vị gồm Ban quản lý dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia và Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương được giao xây dựng kế hoạch, tài liệu tập huấn về vaccine Covid-19, theo dõi sự cố sau tiêm chủng. Ban quản lý dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng tập huấn cho các Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật địa phương. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) hướng dẫn kế hoạch tiêm chủng cho các địa phương. 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh tổng hợp danh sách đơn vị tiêm chủng, số lượng người tiêm, báo về Cục Y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để được cung ứng vaccine; thời gian tổng hợp từ 7 đến 10/3. Cơ sở tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng sẽ giám sát sự cố bất lợi sau tiêm; theo dõi phản ứng thông thường và tai biến nặng sau tiêm cũng như trong quá trình sử dụng vaccine. 

Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vaccine sẽ được thành lập từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh. 

Các bệnh viện trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện tiêm cho cán bộ y tế cơ sở; nhân viên tham gia phòng chống dịch; người đang điêu trị tại bệnh viện; những trường hợp khác theo quy định. Những đơn vị này chủ động tổ chức các đội cấp cứu tại chỗ và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng khác. Với những xã có điều kiện đi lại khó khăn, cần ít nhất một đội cấp cứu lưu động tại các cụm 3 đến 4 xã. Bệnh viện cấp tỉnh trong thời gian tiêm vaccine phải dự phòng tối thiểu 5 giường bệnh hồi sức tích cực để sẵn sàng xử lý trường hợp tai biến nặng sau tiêm. 

Trạm y tế xã sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 tại chỗ và điểm lưu động cho nhân viên y tế, người tham gia chống dịch, bộ đội, công an, giáo viên, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người già trên 65 tuổi, mắc bệnh mãn tính. Khi đã tiêm hết những trường hợp nêu trên, trạm y tế sẽ tiêm cho những người khác. 

Các bệnh viện, cơ sở y tế thuộc các bộ ngành, cần có kế hoạch tiêm cho những người trong ngành; hỗ trợ lực lượng y tế tiêm cho những người khác.   

Ngày 6/3, Bộ Y tế sẽ tập huấn với tất cả đơn vị tiêm chủng trên toàn quốc về tiếp nhận, sử dụng, xử lý tai biến sau tiêm. Ngày 8/3, các đơn vị bắt đầu tiêm tại 18 cơ sở đang điều trị bệnh nhân Covid-19, vùng có dịch, trường hợp được ưu tiên theo quy định của Chính phủ. Những người đã tiêm chủng sẽ được quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sức khỏe điện tử, có chứng nhận điện tử đã được tiêm vaccine.

Việt Nam dự kiến nhận 150 triệu liều vaccine trong năm nay và đầu năm sau, chia thành 7 đợt, được cung ứng từ AstraZeneca, Covax và sản xuất trong nước. Ngày 24/2, hai lô đầu tiên với 117.600 liều đã về đến Việt Nam.

Hoàng Ngân Thương

Google.tienlang lưu ý bạn đọc: Hãy theo dõi tình hình covid-19 trên trang chính thống của Bộ Y tế:

========

Mời xem bài liên quan:

1. PHÁT BIỂU BỐ LÁO CỦA CỰU NHÀ BÁO NGUYỄN NHƯ PHONG

2. Nhân ngày 26/3: TỰ HÀO VÌ CHÚNG TÔI- NHỮNG THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN CHỐNG DỊCH COVID...

3. Cuối tuần: MỜI CÁC BẠN THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN THƯ GIÃN QUA MỘT VÀI CA KHÚC ...

4. Video nóng của Thời sự VTV1: BỘ CÔNG AN LÀM VIỆC VỚI "NGƯỜI NỔI TIẾNG" - FB ĐẶNG NHƯ QUỲNH VÌ ĐĂNG TIN XẠO VỀ DỊCH COVID 19 ...

5. VIỆT NAM BÌNH TĨNH, TỰ TIN ĐỐI PHÓ VỚI 4 GIAI ĐOẠN BÙNG PHÁT COVID- 19...

6. Nguyên văn Công văn 2601/VPCP-KGVX hướng dẫn Chỉ thị 16/CT-TTg về phòng, chống dịch Covid-19...

7. ĐƠN "XIN RA TRẬN" CỦA BẠN THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN-  CÔ GIÁO TRẺ HẢI PHÒNG...

8. TỔNG THỐNG MỸ D.TRUMP CẢM ƠN VIỆT NAM HỖ TRỢ TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID 19...

9. Trang web Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đăng bài “NHỮNG NGƯỜI BẠN ĐÍCH THỰC- XIN CẢM ƠN VIỆT NAM!”...

10. NHỜ CÔ CON VỊT 19 TUỔI MÀ THẾ GIỚI NGỘ RA NHIỀU ĐIỀU VỀ MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY!

11. ĐẠI CHIẾN THẾ GIỚI LẦN THỨ TƯ ĐÃ NỔ RA?

12. Chống dịch Covid-19: MỘT NGÀY 12/4 CÓ HAI CHUYỆN NÓNG (TỐT VÀ XẤU) Ở BÌNH PHƯỚC

13. Bài trên báo Nga: CẢM ƠN CHÍNH PHỦ VÀ NHÂN DÂN VIỆT NAM HỖ TRỢ NGA CHỐNG COVID-19

14. TỪ HÔM NAY, 13.4.2020, ĐI LẠI Ở THỦ ĐÔ MOSKVA PHẢI CÓ GIẤY THÔNG HÀNH

15. Vì Covid 19: LIÊN BANG HOA KỲ CÓ THỂ SẼ TAN VỠ!

16. Học sinh miền núi Lào Cai chế tạo “máy ATM phát gạo” cho người nghèo...

17. Cuối tuần- Biếm họa thời Covid: MỸ CÙNG PHƯƠNG TÂY “ĐOÀN KẾT” TRÊN ĐƯỜNG THÁO CHẠY

18. Chuyện nóng mùa Covid- CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA UBND TP HÀ NỘI LÊN TIẾNG BÓC MẼ BÀI BÁO SAI SỰ THẬT CỦA BÁO THANH NIÊN...

19. Bài trên báo Pháp: ‘ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN’ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC DỊCH COVID 19

20. Bài báo hay của một người Mỹ: “VÌ SAO VIỆT NAM THẮNG VÀ MỸ THUA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19?”

21. Kế hoạch phân phối vaccine Covid-19 toàn quốc

10 nhận xét:

  1. Tại Hội nghị trực tuyến triển khai kế hoạch tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đang diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết ngày 8-3 Việt Nam sẽ tiêm những mũi vắc xin đầu tiên tại Hải Dương, Hà Nội, TP.HCM...
    Theo ông Long, bắt đầu từ ngày 8-3 tới, Việt Nam sẽ tiêm trước tại 13 tỉnh thành có dịch COVID-19, trong đó có Hải Dương, Hà Nội, TP.HCM...

    Chiến dịch lớn nhất

    "Lượng vắc xin đợt này không nhiều nên chúng tôi ưu tiên cho 13 tỉnh thành có dịch, bên cạnh đó Bộ Y tế đang tích cực làm việc với COVAX để tháng 3 này lô vắc xin khoảng 1,3 triệu liều của COVAX về Việt Nam, tháng 4-5 tới vắc xin về sẽ dồi dào hơn" - ông Long nói.

    Thực hiện nghị quyết 21 của Chính phủ về 11 nhóm đối tượng ưu tiên và địa bàn ưu tiên tiêm ngừa, ông Long nói đợt đầu tiên này sẽ ưu tiên cán bộ y tế tại 21 cơ sở có điều trị bệnh nhân COVID-19, là nơi nguy cơ lây nhiễm cao nhất, kế đến là các lực lượng trực tiếp tham gia chống dịch, đầu tiên tại Hải Dương, Hà Nội, TP.HCM...

    "Bộ Y tế cũng chưa tiêm đợt này mà đợi đợt sau, đợt này ưu tiên cho các khu vực trực tiếp chống dịch. Bà con cứ bình tĩnh, ngay khi lô vắc xin sau về chúng tôi sẽ tổ chức tiêm ngay" - ông Long cho biết.

    Đây là vắc xin mới, lần đầu tiên sử dụng ở Việt Nam, nên theo ông Long, "phải bảo đảm an toàn tối đa", mặc dù nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm là có. Vì vậy, các điểm tiêm sẽ tổ chức khám sàng lọc bằng bảng hỏi trước tiêm và theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

    Cũng vì là vắc xin mới nên dù vắc xin đã về Việt Nam từ ngày 24-2 nhưng Bộ Y tế phải đợi giấy chứng nhận xuất xưởng vắc xin từ Hàn Quốc và đợi kiểm định, đánh giá lại chất lượng và độ an toàn vắc xin tại Việt Nam.

    Mặt khác, tỉ lệ đạt hiệu quả miễn dịch sau tiêm vắc xin AstraZeneca là 76% sau tiêm mũi 1 và 81% sau tiêm mũi 2, nên vẫn có một tỉ lệ người tiêm có thể mắc bệnh. "Tuy nhiên trường hợp mắc bệnh sẽ nhẹ hơn và không có nguy cơ tử vong" - ông Long cho biết.

    Dự kiến trong năm 2021 sẽ có trên 100 triệu mũi tiêm ngừa COVID-19 được thực hiện, đây sẽ là chiến dịch lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam.

    Theo bà Dương Thị Hồng - trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, có khoảng 10% người được tiêm vắc xin này có thể gặp các biểu hiện sốt, ớn lạnh, rét run, bồn chồn...; khoảng 10% gặp sưng nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm. Đây là tỉ lệ tương tự các vắc xin khác.

    Đến nay chưa ghi nhận số liệu đầy đủ các tai biến liên quan đến vắc xin, cũng chưa có dữ liệu về việc tiêm hai mũi vắc xin cùng ngừa COVID-19 của hai hãng khác nhau thì có tác dụng phòng bệnh hay không, vì thế khuyến cáo tiêm mũi 1 vắc xin nào thì mũi 2 phải tiêm vắc xin tương tự.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai được tiêm ngừa?

      Các điểm tiêm chủng sẽ được tổ chức tại bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế, điểm tiêm lưu động, nhưng đó phải là nơi đã được tập huấn về tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19.

      Bà Dương Thị Hồng cho biết người được tiêm chủng sẽ là nhóm từ 18 tuổi trở lên, bao gồm cả người già, người có bệnh nền, bệnh mãn tính.

      Đáng chú ý, theo ông Long, người được tiêm chủng sẽ được cập nhật thông tin trên "hồ sơ sức khỏe cá nhân" và thông tin đã tiêm vắc xin có liên thông quốc tế để thực hiện vai trò "hộ chiếu vắc xin" trong thời gian tới đây.

      Mỗi điểm tiêm chỉ tiêm dưới 100 người/buổi tiêm chủng để thực hiện đầy đủ các bước khám sàng lọc, hỏi tiền sử, người có sốt, ho sẽ tạm hoãn đợi buổi tiêm kế tiếp.

      Vắc xin ngừa COVID-19 sử dụng đợt này là vắc xin AstraZeneca, mỗi lọ đóng 10 liều, mỗi người tiêm 2 mũi cách nhau 12 tuần.

      Người có phản ứng quá mẫn với các thành phần trong vắc xin sẽ không tiêm vắc xin này. Người đang mắc bệnh cấp tính, mãn tính tiến triển, có tiền thể sử dụng kháng thể kháng COVID-19 trước đó thuộc nhóm hoãn tiêm. Người từng mắc COVID-19 cũng có thể tiêm chủng nhưng thời gian tiêm cách thời gian khỏi bệnh là 6 tháng.

      Xóa
    2. Cần ưu tiên cho những đối tượng có nguy cơ cao được tiêm trước

      Xóa
  2. Cựu Chiến binhlúc 11:25 6 tháng 3, 2021

    Hoan nghênh các bạn trẻ - quản trị viên trang Google.tienlang- Trung tâm chống lật sử của cộng đồng!
    Dù nhiệm vụ chính của chúng ta là CHỐNG LẬT SỬ, song chúng ta cũng không bỏ qua nhiệm vụ nóng bỏng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay: Chống dịch Covid-19, bảo vệ cuộc sống của con người!
    Việt Nam ta chống Covid-19 bài bản, khác hẳn việc chống Covid ở Mỹ, ở phương Tây, vì bản chất chế độ ta là chế độ ưu việt- XHCN, chế độ vì người dân. Của dân, vì dân là vậy!

    Trả lờiXóa
  3. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 11:52 6 tháng 3, 2021

    Tới 6 giờ sáng 6/3:
    Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 407.923 trường hợp mắc COVID-19 và 7.813 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu đã lên trên 116,6 triệu ca bệnh, trong đó xấp xỉ 2,6 triệu người không qua khỏi.
    Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 6/3 (giờ Việt Nam), tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 116.621.058 ca, trong đó có 2.590.260 người tử vong.

    Dịch bệnh đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận 92.196.922 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là 21.833.876 ca và 89.785 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
    Mỹ tiếp tục là nước ghi nhận số ca nhiễm cao nhất với 29.585.601 ca và số ca tử vong cao nhất với 535.324 ca. Ấn Độ có số ca nhiễm cao thứ hai với 11.190.651 ca nhưng nếu tính về số ca tử vong thì Brazil đứng thứ hai với 261.188 ca.

    Tại Mỹ, lần đầu tiên trong 5 tháng qua, nước này ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày có xu thế giảm. Trước đó, Mỹ đã ghi nhận số ca nhiễm mới theo ngày cao nhất vào ngày 8/1 vừa qua với gần 300.000 ca.

    Hiện số ca nhiễm mới hằng ngày ở Mỹ đã trở lại mức như trước dịp Lễ Tạ ơn và Giáng sinh, thời điểm người dân gia tăng hoạt động đi lại và tập trung đông người bất chấp cảnh báo - được xem là nguyên nhân khiến virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh hơn. Bên cạnh đó, số ca nhập viện và tử vong hằng ngày do dịch bệnh này cũng giảm.
    Tại châu Âu, Chính phủ Pháp đang cố gắng tránh áp đặt lệnh phong tỏa thứ ba trên toàn quốc. Theo đó, chính phủ đã ban bố lệnh phong tỏa 2 ngày cuối tuần tại khu vực Pas-de-Calais, miền Nam nước này, do số ca lây nhiễm mới tăng nhanh.

    Đây là khu vực thứ ba tại Pháp buộc phải siết chặt kiểm soát phòng dịch. Lệnh phong tỏa sẽ có hiệu lực từ 8h ngày 6/3 đến 18h ngày 7/3. Trong khi lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 18h vẫn có hiệu lực trên cả nước.

    Trả lờiXóa
  4. Ngày mai, 8/3/2021, Việt Nam sẽ bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19 cho 13 tỉnh, thành phố, gồm Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Điện Biên, Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Giang, TP HCM, Gia Lai.

    Ngày 6/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã ký thay Bộ trưởng quyết định về việc phân bổ vắc xin phòng dịch Covid-19. Quyết định này được đưa ra dựa trên đề nghị của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các Bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19.

    Trong đợt một, vắc xin Covid-19 của AstraZeneca sẽ được phân bổ cho các đơn vị sau:

    - Các địa phương, đơn vị

    1. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội: 8.000 liều

    2. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hải Dương: 32.000 liều

    3. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM: 8.000 liều

    4. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh: 3.800 liều

    5. Trung tâm Y tế dự phòng TP Hải Phòng: 2.800 liều

    6. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Ninh: 2.100 liều

    7. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hòa Bình: 1.600 liều

    8. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hưng Yên: 3.100 liều

    9. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Giang: 3.100 liều

    10. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Gia Lai: 1.800 liều

    11. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Hà Giang: 1.700 liều

    12. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bình Dương: 1.200 liều

    13. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Điện Biên: 1.800 liều

    14. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: 30.000 liều

    - Các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19:

    1. Bệnh viện Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương: 300 liều

    2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương cơ sở 2: 500 liều

    3. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2: 450 liều

    4. Bệnh viện dã chiến 2 Quảng Ninh: 200 liều

    5. Bệnh viện dã chiến Gia Lai: 100 liều

    6. Bệnh viện dã chiến Củ Chi: 150 liều

    7. Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh: 400 liều

    8. Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh: 800 liều

    9. Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2: 200 liều

    10. Trung tâm Y tế TP Điện Biên Phủ: 100 liều

    11. Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười: 150 liều

    12. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngự: 350 liều

    13. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương: 500 liều

    14. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Khánh Hòa: 100 liều

    15. Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh: 100 liều

    16. Bệnh viện Phổi Đà Nẵng: 100 liều

    17. Trung tâm Y tế huyện Long Điền (Bà Rịa Vũng Tàu): 200 liều

    18. Bệnh viện Đa khoa huyện Xín Mần (Hà Giang): 100 liều

    19. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh: 900 liều

    20. Trung tâm Y tế TP Chí Linh: 100 liều

    21. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương: 100 liều

    Trả lờiXóa
  5. Trong ngày 8/3, Việt Nam triển khai những mũi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên cho 377 nhân viên y tế tại 4 cơ sở: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM, TTYT huyện Kim Thành và TTYT TP. Hải Dương.

    Đến nay, sau 1 ngày tiêm, sức khoẻ các nhân viên y tế đều không có bất thường. Sáng 9/3, các nhân viên đã quay trở lại làm bình thường.

    Duy trường hợp điều dưỡng Vũ Thị Thanh Thư, khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương có sốt nhẹ 37,5 độ vào đêm qua. Tuy nhiên đến sáng nay, sức khoẻ chị đã ổn định, không có thêm phản ứng nào và đã đi làm.

    Trả lờiXóa
  6. Việt Nam có thêm 5,6 triệu liều vắc xin Covid-19 trong 2 tháng tới
    Trong tháng 3-4, Việt Nam sẽ nhận được hơn 5,6 triệu liều vắc xin AstraZeneca phục vụ tiêm chủng.
    Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết, ngày 25/3 Việt Nam sẽ nhận được gần 1,4 triệu liều vắc xin AstraZeneca và trong tháng 4 sẽ tiếp nhận hơn 2,8 triệu liều.

    Hơn 4,1 triệu liều này do COVAX Facility hỗ trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) cung ứng.

    Cũng trong tháng 4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận thêm 1,48 triệu liều vắc xin phòng AstraZeneca do Bộ Y tế đặt mua mua thông qua VNVC.

    Như vậy, tổng cộng trong tháng 3-4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 5,657 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca.

    Đến nay, Việt Nam mới nhận được 117.600 liều vắc xin AstraZeneca. Do số lượng hạn chế, Bộ Y tế ưu tiên phân bổ cho Trung tâm Y tế 13 tỉnh có dịch, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và 21 bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19.
    Bắt đầu từ ngày 8/3, Việt Nam đã triển khai những mũi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên cho 377 nhân viên y tế tại 4 cơ sở: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM, TTYT huyện Kim Thành và TTYT TP. Hải Dương.

    Từ ngày 9/3, có thêm Hà Nội, Gia Lai cũng bắt đầu tiêm chích ngừa cho lực lượng y tế chống dịch. Những tỉnh còn lại sẽ chủ động tiêm trong những ngày tới.

    Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, khi có thêm vắc xin, Việt Nam sẽ triển khai tiêm rộng rãi hơn, dựa theo đúng thứ tự 9 nhóm ưu tiên trong Nghị quyết 21 của Chính phủ, cố gắng làm sao bao phủ vắc xin cho toàn bộ người dân có chỉ định trong năm 2021-2022.

    Theo Thứ trưởng, đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 lần này là khởi đầu cho chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 triệu mũi tiêm được thực hiện trên toàn quốc.

    Ông Thuấn cho biết, trong năm nay Việt Nam sẽ có chắc chắn 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca, trong đó 30 triệu liều do COVAX cung ứng, 30 triệu liều do Việt Nam đặt mua. Hiện Bộ Y tế đang tiếp tục đàm phán thêm với hãng dược Pfizer, Moderna, Sputnik V để có thêm vắc xin.

    Trả lờiXóa
  7. Cần phải quan tâm đến những người tuyến đầu chống dịch trước

    Trả lờiXóa