Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

Bài báo hay của một người Mỹ: “VÌ SAO VIỆT NAM THẮNG VÀ MỸ THUA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19?”

Lời dẫn: 45 năm trước, chiến tranh Việt Nam kết thúc với hơn 58.000 người Mỹ bỏ mạng. Và bây giờ, cả hai nước đang ở trong cuộc chiến mới, cuộc chiến chống virus Covid-19. Số người Mỹ tử vong vì Covid-19 đến nay cũng đã vượt qua con số 58.000 người, cao hơn con số người Mỹ tử trận trong chiến tranh xâm lược Việt Nam! Còn ở Việt Nam- cựu thù của Mỹ, con số tử vong vì Covid-19 là …0!
Tại sao có sự kỳ lạ vậy? Bài báo của ông Richard S Ehrlich giải thích lý do.
Google.tienlang xin nói thêm, ông Richard S Ehrlich là một người Mỹ, sinh ra và trưởng thành tại San Francisco, California. Ông đã làm báo cho các hãng truyền thông quốc tế từ châu Á từ năm 1978, có trụ sở tại New Delhi, Bangkok và bây giờ là Hồng Kông.
Nhà báo Mỹ Richard S Ehrlich
Bài báo “Why Vietnam won and US lost their Covid-19wars?”- dịch ““VÌ SAO VIỆT NAM THẮNG VÀ MỸ THUA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19?” tất nhiên là đăng trên báo tiếng Anh Asia Times.
Google.tienlang trân trọng giới thiệu nguyên bản bài báo này bằng tiếng Anh trên báo Asia Times, dưới đó là bản dịch sang tiếng Việt.
*********
America's Covid-19 death toll surpasses number of Vietnam War fatalities while its ex-battlefield foe reports no virus deaths to date
By RICHARD S EHRLICH
APRIL 29, 2020
A Vietnamese Covid-19 propaganda poster with the message: ‘To stay at home is to love your country.' Photo: Facebook
More Americans have died from Covid-19 than were killed during the Vietnam War, a grim milestone coinciding with Hanoi officially reporting zero deaths from the coronavirus.
“Fighting the epidemic is like fighting against the enemy,” the ruling Communist Party of Vietnam has declared.
As of Wednesday (April 29), at least 58,365 Americans have died from the virus, according to a Johns Hopkins University-run tracker of cases and deaths worldwide.
At least 58,220 Americans were killed in the 16-year Vietnam War, starting with two American advisors in 1959 and ending in 1975 when US forces retreated in defeat from communist forces.
The former battlefield adversaries’ current Covid-19 tolls would be proportionately equal if America’s 58,365 deaths among its 329 million population were matched by 17,166 fatalities among Vietnam’s 97 million citizens.
But Vietnam recorded zero coronavirus deaths as of Tuesday (April 28), the government’s National Steering Committee for Covid-19 Prevention and Control said.
The country has confirmed a minuscule 270 coronavirus cases nationwide, despite sharing a border with China, the initial viral epicenter of the pandemic.
Vietnam’s actual toll could be higher because of the relatively low number of 88,000 coronavirus tests conducted, but it still likely has one of the lowest Covid-19 mortality rates in the world.
A woman wearing face mask carries a bag of free rice at the St. Joseph’s cathedral in the old quarters of Hanoi on April 27, 2020. Photo: AFP/ Nhac Nguyen
“Our team up in Hanoi is working very, very closely with their Ministry of Health counterparts,” said the US Centers for Disease Control and Prevention’s representative in Thailand, John MacArthur.
“The communications I’ve had with my Vietnam team is that at this point in time, [they] don’t have any indication that those numbers are false,” MacArthur said, according to US National Public Radio.
Despite America’s position and resources as a superpower, compared with Vietnam’s status as a developing nation, Washington did not move as fast as Hanoi in responding to Covid-19’s potential threat in the beginning, losing valuable time which no doubt contributed to the high US death toll.
The US also did not coordinate the information in their health and safety messages to the public, or blanket the country with broadcasts, print media, street posters and other ubiquitous warnings and reminders which Hanoi did on a scale reflecting its mass mobilization efforts during the war.
Hanoi’s impressive twin successes – both against America during the war and now in containing the spread of Covid-19 – have been achieved by commanding citizens to act, manipulating media and controlling public and private enterprises.
The Communist Party’s tight hold on then-North Vietnam, and on today’s united Vietnam, have enabled Hanoi to respond with comparatively limited resources.
On April 23, some offices, shops, restaurants, hotels, tourist sites, sports venues and other places in Hanoi, Ho Chi Minh City and elsewhere, reopened for the first time since scattered lockdowns began on April 1.
The government relaxed the nationwide lockdown because no new infections were reported since April 16, a success which continued on Tuesday (April 28).
A propaganda poster on preventing the spread of Covid-19 along a street in Hanoi on April 29,2020. Photo: AFP/Manan Vatsyayana
High-risk places such as beauty parlors, festivals, zoos and other businesses where people easily mingle, remain shut. The provinces of Bac Ninh and Ha Giang and some neighborhoods in the capital Hanoi also remained under partial lockdown.
“We need to learn to adapt to live with the pandemic,” Vietnamese Prime Minister Nguyen Xuan Phuc announced.
“We must not let it destroy our economy or our country. We need to put our people’s lives first and continue to take drastic measures to control the disease.”
The government’s new “live together safely” strategy allows people to work, but they must maintain social distancing, frequently wash their hands, and submit to health checks when traveling between provinces.
International flights remain curbed but some air travel and public transport within Vietnam is beginning again. Schools are scheduled to restart soon.
“Passengers are requested to refrain from talking and eating, and wear face masks on public vehicles,” the Vietnam Government Portal’s news reported.
The US however responded with a patchwork of lockdowns with varying restrictions, with some states and major cities relatively unaffected by mandatory controls while other states and large cities implemented strict stay-at-home orders.
Those uneven responses also began on different days, allowing the coronavirus to spread from locations that eventually did lockdown and infect places which remained open.
US President Donald Trump has sent erratic messages during the Covid-19 crisis in America Photo: AFP
Vietnam’s strategy and staff also benefitted from lessons learned from dealing with previous China-borne and cross-border diseases such as SARS, bird flu, and swine flu.  
Vietnam’s timeline reveals its winning strategy. On January 16, the Heath Ministry alerted government officials on how to stem an expected virus outbreak.
The ministry told hundreds of Vietnam’s hospitals and clinics on January 21 to start preparing for cases.
Hanoi confirmed its first cases on January 23, when doctors treated two Chinese citizens who had traveled around the country after flying in from Wuhan on January 13.
A National Steering Committee on Epidemic Prevention was established on January 30 when the World Health Organization (WHO) confirmed the virus was a “Public Health Emergency of International Concern.”
Early in February, Hanoi began warning the public and created an informational website in the Internet-savvy country.
Selective lockdowns cleared Hanoi’s crowded streets and some other cities and villages, while allowing people to shop for food and essentials.
Police issued fines for not wearing a mask in public, threatened imprisonment if a maskless person infected anyone, and banned gatherings of 20 or more people.
A Vietnamese policeman wearing a protective face mask in Hanoi on February 11, 2020. Photo: AFP/Nhac Nguyen
Hanoi began quarantining villages in February whenever they reported Covid-19 cases. Teams went door-to-door in neighborhoods suspected of having infections.
WHO’s Western Pacific Regional Director Takeshi Kasai said last week, “They’re really doing their part,” by quarantining about 80,000 people. “I think that’s the reason why they were able to continue to keep the number [of infections] small.”
Tens of thousands of people, including visitors and citizens arriving from abroad, were quarantined in guarded dormitory camps dotted throughout Vietnam. Soldiers left breakfast, lunch and dinner outside each room.
Vietnam quickly stopped flights and overland travel in the first week of March to and from China, which shares a border with northern Vietnam.
By March, officials were also monitoring incoming international passengers, and banned all foreign entries after March 22, except for Vietnamese citizens returning home and other individuals, who all had to undergo a two-week quarantine.
When Hanoi’s prestigious Bach Mai Hospital and, in Ho Chi Minh City, the Buddha Bar, were identified as clusters of infection, a widespread lockdown was declared on April 1.
Hanoi’s success contrasted with Washington’s fumbling comes on the 45th anniversary of America’s defeat in Vietnam, displaying again the impressive, unexpected strength of the small Southeast Asian nation which still suffers deep war scars but no Covid-19 deaths. 
Richard S Ehrlich is a Bangkok-based American correspondent reporting from Asia since 1978.
Link nguồn
---------
Bản dịch sang tiếng Việt
VÌ SAO VIỆT NAM THẮNG VÀ MỸ THUA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19?
Tác giả: Richard S Ehrlich
Một poster tuyên truyền Covid-19 của Việt Nam với thông điệp: ‘Ở nhà là yêu nước’. Ảnh: Facebook
Nhiều người Mỹ tử vong do Covid-19 hơn là bị chết trong Chiến tranh Việt Nam, một cột mốc nghiệt ngã trùng với tin Hà Nội chính thức báo cáo không có trường hợp tử vong do virus corona.
“Chống dịch cũng như chống giặc”, lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố.
Tính đến thứ Tư ngày 29 tháng 4, có ít nhất 58.365 người Mỹ đã bị virus giết chết, theo Đại học Johns Hopkins, nơi điều hành một trang theo dõi các ca nhiễm bệnh và tử vong.
Có ít nhất 58.220 người Mỹ đã bị thiệt mạng trong Chiến tranh Việt Nam diễn ra suốt 16 năm, bắt đầu với hai cố vấn Mỹ từ năm 1959 và kết thúc năm 1975 khi lực lượng Hoa Kỳ rút lui trong thất bại trước lực lượng cộng sản.
Số tử vong do Covid-19 hiện tại của cựu thù trên chiến trường sẽ tương đương, nếu 58.365 người Mỹ bị virus giết chết trong số 329 triệu dân, thì phải có 17.166 người trong số 97 triệu dân Việt Nam.
Nhưng Việt Nam ghi nhận số ca tử vong do virus corona là 0 tính đến thứ Ba ngày 28 tháng 4, Ủy ban Chỉ đạo Phòng ngừa và Kiểm soát Covid-19 của chính phủ cho biết.
Nước này đã xác nhận con số rất nhỏ, chỉ có 270 ca nhiễm virus corona trên toàn quốc, mặc dù họ có chung đường biên giới với Trung Quốc, tâm điểm xuất phát đại dịch lúc ban đầu.
Con số thực tế của Việt Nam có thể cao hơn, do số lượng 88.000 xét nghiệm virus corona được thực hiện ở nước này tương đối thấp, nhưng vẫn có khả năng tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp nhất trên thế giới.
Một người phụ nữ đeo khẩu trang, mang theo một túi gạo được phát miễn phí ở khu phố cổ Hà Nội vào ngày 27/4/2020. Ảnh: AFP / Nhac Nguyễn
“Đội ngũ của chúng tôi ở Hà Nội đang làm việc rất, rất chặt chẽ với các đối tác của Bộ Y tế Việt Nam”, ông John MacArthur, đại diện Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ ở Thái Lan, cho biết.
“Sự trao đổi mà tôi đã có với đội ngũ Việt Nam là vào thời điểm này, [họ] không có dấu hiệu nào cho thấy những con số đó là sai”, ông Mac Macththur nói, theo Đài phát thanh NPR của Mỹ.
Bất chấp vị thế và tài nguyên là một siêu cường của Mỹ, so với tình trạng của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Washington đã không hành động nhanh như Hà Nội khi đối phó với mối đe dọa tiềm tàng của Covid-19 lúc ban đầu, bỏ mất thời gian quý giá, rõ ràng là góp phần vào con số người chết quá cao ở Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ cũng không phối hợp, chia sẻ thông tin trong các thông điệp về sức khỏe và an toàn của họ với công chúng, hoặc phủ kín đất nước bằng các chương trình phát sóng, báo in, áp phích đường phố và các cảnh báo phổ biến khác mà Hà Nội đã thực hiện trên quy mô, phản ánh các nỗ lực vận động quần chúng trong chiến tranh.
Thành công ấn tượng trong hai lần giống nhau của Hà Nội – cả chống Mỹ trong chiến tranh và hiện tại ngăn chặn sự lây nhiễm lan rộng của Covid-19 – đã đạt được bằng cách chỉ huy công dân hành động, điều khiển truyền thông và kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
Đảng Cộng sản cầm quyền ở miền Bắc Việt Nam lúc đó và ngày nay trên cả nước Việt Nam thống nhất, đã cho phép Hà Nội đối phó với các nguồn lực tương đối hạn chế.
Ngày 23 tháng 4, một số văn phòng, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, địa điểm du lịch, địa điểm thể thao và những nơi khác ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các nơi khác, lần đầu tiên mở cửa trở lại kể từ khi phong tỏa rải rác bắt đầu từ ngày 1/4.
Chính phủ nới lỏng việc phong tỏa trên toàn quốc vì không có trường hợp nhiễm mới nào được báo cáo kể từ ngày 16/4, một thành công tiếp tục vào thứ Ba ngày 28/4.
Một poster tuyên truyền về việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 dọc theo đường phố Hà Nội vào ngày 29/4/2020. Ảnh: AFP / Manan Vatsyayana
Những nơi có nguy cơ cao như các tiệm làm đẹp, lễ hội, sở thú và các doanh nghiệp khác, nơi mọi người dễ dàng hòa nhập vào đám đông, vẫn đóng cửa. Các tỉnh Bắc Ninh, Hà Giang và một số khu phố ở thủ đô Hà Nội vẫn bị phong tỏa một phần.
“Chúng tôi cần học cách thích nghi để sống với đại dịch”, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố.
“Chúng ta không để nó phá hủy nền kinh tế hoặc hủy hoại đất nước chúng ta. Chúng ta cần đặt sinh mạng người dân lên hàng đầu và tiếp tục thực hiện các biện pháp quyết liệt để kiểm soát dịch bệnh”.
Chính phủ mới “sống chung với nhau một cách an toàn”, chiến lược của họ cho phép mọi người làm việc, nhưng họ phải duy trì việc giữ khoảng cách, thường xuyên rửa tay và kiểm tra sức khỏe khi đi lại giữa các tỉnh.
Các chuyến bay quốc tế vẫn bị hạn chế nhưng một số du lịch hàng không và giao thông công cộng ở trong nước đang bắt đầu trở lại. Các trường học dự kiến ​​sẽ sớm khởi động trở lại.
“Các Hành khách được yêu cầu kiềm chế trong việc nói chuyện và ăn uống, đeo khẩu trang khi tham gia các phương tiện công cộng”, Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam đưa tin.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đối phó [với dịch bệnh] bằng một sự chắp vá của việc phong tỏa, với các hạn chế khác nhau, trong đó một số tiểu bang và các thành phố lớn không bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm soát bắt buộc, trong khi các tiểu bang và các thành phố lớn khác thực hiện lệnh “ở nhà” một cách nghiêm ngặt.
Những phản ứng không đồng đều cũng bắt đầu đưa ra vào những ngày khác nhau, cho phép virus corona lây lan tới những khu vực, rồi cuối cùng đã bị phong tỏa và lây nhiễm những nơi vẫn còn mở cửa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra những thông điệp thất thường trong cuộc khủng hoảng Covid-19 ở Mỹ. Ảnh: AFP
Chiến lược của Việt Nam và nhân viên cũng được hưởng lợi từ những bài học kinh nghiệm trong việc đối phó với các bệnh đến từ Trung Quốc và các bệnh xuyên biên giới trước đây như SARS, cúm gia cầm và cúm lợn.
Dòng thời gian của Việt Nam tiết lộ chiến lược chiến thắng của họ. Vào ngày 16 tháng 1, Bộ Y tế đã cảnh báo các quan chức chính phủ, làm thế nào để ngăn chặn sự bùng phát virus sắp tới.
Bộ đã nói chuyện với hàng trăm bệnh viện và phòng khám ở Việt Nam vào ngày 21 tháng 1 để bắt đầu chuẩn bị cho các ca nhiễm.
Hà Nội đã xác nhận các ca nhiễm đầu tiên vào ngày 23 tháng 1, khi các bác sĩ điều trị cho hai công dân Trung Quốc đã đi khắp nước Việt Nam, sau khi bay từ Vũ Hán qua, vào ngày 13 tháng 1.
Một Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống Dịch bệnh được thành lập vào ngày 30 tháng 1, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận virus là một “Tình trạng Khẩn cấp Y tế Công cộng Quốc tế”.
Đầu tháng 2, Hà Nội bắt đầu cảnh báo công chúng và tạo ra một trang web thông tin trên quốc gia am hiểu Internet.
Phong tỏa có chọn lọc đã dẹp sạch đường phố đông đúc ở Hà Nội và một số thành phố và làng quê khác, đồng thời cho phép mọi người mua sắm thực phẩm và nhu yếu phẩm.
Cảnh sát đã đưa ra mức phạt nếu không đeo khẩu trang ở nơi công cộng, dọa bỏ tù nếu một người không đeo khẩu trang, lây nhiễm cho bất kỳ ai và cấm tụ tập từ 20 người trở lên.
Một cảnh sát Việt Nam đeo khẩu trang bảo vệ tại Hà Nội vào ngày 11/2/2020. Ảnh: AFP / Nhac Nguyễn
Hà Nội bắt đầu cách ly các khu làng hồi tháng 2, bất cứ khi nào họ được báo cáo có ca nhiễm Covid-19. Các đội đi tới từng nhà trong khu phố bị nghi lây nhiễm.
Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO cho biết tuần trước, “họ họ thật sự làm phần việc của mình”, bằng cách cách ly khoảng 80.000 người. “Tôi nghĩ rằng, đó là lý do vì sao họ có thể tiếp tục duy trì số lượng [lây nhiễm] thấp”.
Hàng chục ngàn người, gồm cả du khách và công dân đến từ nước ngoài, đã bị cách ly trong các trại, ký túc xá có bảo vệ canh gác, rải rác khắp Việt Nam. Những người lính mang đồ ăn sáng, trưa và tối đặt bên ngoài mỗi phòng.
Việt Nam sớm chấm dứt các chuyến bay và du lịch đường bộ trong tuần đầu tiên của tháng 3 đến và đi từ Trung Quốc, nơi có chung đường biên giới với miền bắc Việt Nam.
Đến tháng 3, các quan chức cũng đã giám sát hành khách quốc tế đến và cấm tất cả các khách nước ngoài nhập cảnh sau ngày 22 tháng 3, ngoại trừ công dân Việt Nam trở về nước và các cá nhân khác, những người này đều phải cách ly hai tuần.
Khi Bệnh viện Bạch Mai có uy tín ở Hà Nội và quán bar Buddha ở Thành phố Hồ Chí Minh được xác định là cụm lây nhiễm, phong tỏa rộng rãi đã được đưa ra vào ngày 1/4.
Thành công của Hà Nội trái ngược với phản ứng vụng về của Washington, nhân dịp kỷ niệm 45 năm thất bại của Mỹ ở Việt Nam, một lần nữa thể hiện sức mạnh bất ngờ, ấn tượng của quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé vẫn mang vết sẹo chiến tranh sâu sắc, nhưng không có cái chết nào do Covid-19 gây ra.
Richard S Ehrlich là phóng viên người Mỹ, làm báo ở Bangkok, đưa tin về châu Á từ năm 1978.
Bùi Ngọc Trâm Anh dịch và giới thiệu.
Google.tienlang Lưu ý bạn đọc:
MỌI NGƯỜI NÊN CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID TẠI TRANG CHÍNH THỐNG CỦA BỘ Y TẾ:

=====
Mời xem bài liên quan:

22 nhận xét:

  1. Một bài báo tương tự trên Daily Mail
    "More Americans have died from coronavirus in three months than were killed in Vietnam War in 20 years as death toll tops 58,000 and more than one million are infected "
    Nhiều người Mỹ đã chết vì coronavirus trong ba tháng so với bị chết trong Chiến tranh Việt Nam trong 20 năm khi số người chết lên tới 58.000 và hơn một triệu người bị nhiễm bệnh
    https://www.dailymail.co.uk/news/article-8267277/More-Americans-killed-COVID-19-three-months-entire-Vietnam-War.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỹ có số ca lây nhiễm cao là vì Mỹ chủ quan và không quan tâm nhiều đến tính mạng của người dân như Việt Nam

      Xóa
  2. Thân gửi bạn đọc G TL
    Tôi vừa gửi một comment ở bài trước (Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn lí giải...).
    Xin mời các bạn vào đọc nhé. Cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại phải phát bực với sự lạc đề của cụ Thép.
      Cụ đã ý kiến ở bài đó thì hãy để mọi người đọc và trao đổi với cụ ở đó, sao phải chòi sang bài này nhắn nhủ, kêu gọi?

      Tôi đề nghị chủ trang cảnh cáo và xóa ý kiến cụ Thép tại đây.

      Xóa
  3. Đó là điều tương đối dễ hiểu với nhiều người, nhưng lại khó hiểu với một số người

    Trả lờiXóa
  4. Nhất trí với bạn Nặc danh09:43 1 tháng 5, 2020
    ---

    Nặc danh09:43 1 tháng 5, 2020
    Lại phải phát bực với sự lạc đề của cụ Thép.
    Cụ đã ý kiến ở bài đó thì hãy để mọi người đọc và trao đổi với cụ ở đó, sao phải chòi sang bài này nhắn nhủ, kêu gọi?

    Tôi đề nghị chủ trang cảnh cáo và xóa ý kiến cụ Thép tại đây.
    ----
    Google.tienlang xin nói thêm: Dù vô cùng kính trọng bác Thép- một bác bạn đọc cao tuổi, lâu năm và cũng là một cộng tác viên tích cực của Google.tienlang, song quả thực là bác Thép rất hay lạc đề, gây khó chịu cho bạn đọc khác.
    "Luật" đã đề ra thì cần được tất cả mọi người tôn trọng, thực hiện, kể cả những bạn đọc rất đáng kính như bác Thép và các quản trị viên.
    Lạc đề chính là Spam. Ở bất kỳ diễn đàn nào cũng không dung thứ Spam!

    Trả lờiXóa
  5. Cô Hương Lan & Nặc danh 09:43
    Tôi đã không đưa comment vào bài này mà đưa vào bài kia cho khỏi bị lạc đề.
    Với nội dung bài tôi đề cập (ở comment bên bài kia) tôi nhận ra rất ngược với quan đểm của G TL nên muốn các độc giả của trang mình đọc để có nhận xét đúng đắn, đầy đủ, nhưng trang nhà đã có bài mới nên đưa lời mời sang đây RẤT NGẮN, tôi nghĩ như vậy không có gì quá đáng cả.
    Chuyện độc giả gửi nhận xét cá nhân sau bài viết trên G TL hay bất cứ trang mạng nào với nội dung là họ không được vi phạm nội quy của trang đưa ra chứ không nhất nhất phải nói rập khuôn theo một kiểu như nhau trong khi độc giả có yêu cầu cần nêu vấn đề khác. Điều này tôi và độc giả vẫn nhìn thấy nhan nhãn trên G TL.
    Còn nếu cứ phải nói cho đúng chủ đề thì có khi rất ít ý kiến gửi lên đây.
    Tôi vẫn nhìn vấn đề này theo cách thông thoáng, không nhất thiết phải có ý kiến răm rắp theo một khuôn mẫu cho sẵn.
    Đấy là trao đổi chân thành nhất để cô Hương Lan suy ngẫm.
    Bạn đọc tham gia gửi nhận xét sau bài viết trên đây vừa nêu quan điểm cá nhân, có người chỉ muốn để giải trí, nên khuyến khích, chấp nhận.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tông nghĩ Người Đất Thép nói đúng, đó không phải là lạc đề, chỉ là giới thiệu để mọi người quay lại bài cũ tham luận; nếu lạc đề thì phải bình luận về nội dung khác với chủ đề của bài

      Xóa
  6. Bài viết rất hay của ông nhà báo Mỹ “VÌ SAO VIỆT NAM THẮNG VÀ MỸ THUA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19?” đã bị ông Thép phá hỏng vì sự lạc đề của ông ấy!
    Sau khi chủ trang nhắc nhở, ông Thép vẫn không nhận ra lỗi lầm mà lại cố bảo thủ.
    Tôi đề nghị chủ trang xóa hết những ý kiến lạc đề của ông Thép tại đây.
    Nếu ông Thép thực tâm muốn trao đổi xây dựng thì hãy về đúng chủ đề mà ông đã gửi ý kiến đầu tiên.
    Tôi thấy ở đó đã có ý kiến của ông Lê Trọng.
    Tôi đồng tình với ông Lê Trọng.
    Vậy nên, nếu ông Thép muốn bảo vệ lũ lật sử ở tạp chí ất ơ Viettimes, tôi sẽ xin tranh luận với ông!

    Trả lờiXóa
  7. Ông Lê Thiệu có lẽ là "người mới" ở Google.tienlang nên có vẻ hơi nóng nảy với cụ Thép.
    Còn tôi, dù bực mình vì sự lạc đề của cụ Thép nhưng tôi dù ít khi tranh luận ở đây nhưng tôi cũng luôn đọc Google.tienlang từ khi blog mới mở, từ 2012.
    Vì vậy, tôi biết, cụ Thép là đảng viên CS, là cựu tù Côn Đảo..., nhưng cụ Thép lại rất NGÂY THƠ trong nhận thức chính trị. Cụ Thép không thể hiểu được hết những thủ đoạn nham hiểm của bè lũ lật sử thời nay. Cứ thấy họ tự rêu rao rằng họ là người "yêu nước", muốn Việt Nam hùng cường... là cụ Thép tin sái cổ!

    Điển hình như vụ Đinh La Thăng từng kêu gào "VƯỢT LÊN THÙ HẬN, CHÚNG TA MẠNH MẼ HƠN" mà cụ Thép ra sức bảo vệ Đinh La Thăng. Cụ Thép gửi bài bênh Đinh La Thăng cho Google.tienlang nhưng bị chủ trang từ chối đăng. Cụ quay sang nhờ ông ngáo Đông La đăng và cụ Thép còn "tâm sự" thêm với Đông La để tay La hét này chửi bới cô Lê Hương Lan thậm tệ.

    Sau vụ này, cô Lê Hương Lan cũng chả thèm chấp với cụ Thép và tay Đông La. Bài nào hay của cụ Thép gửi đến, cô LHL vẫn đăng.

    Trả lờiXóa
  8. Mỗi tháng tư về tôi lại phải nghe cái điệp khúc 'hòa hợp hòa giải' từ nhiều người, nhiều phía đến phát ngán, nhưng không có bất kỳ ai nói rõ, cụ thể ra ai phải 'hòa hợp hòa giải' vói ai và cụ thể phải làm gì! Nhiều người còn hát 'hòa hợp hòa giải để phát triển'! Vậy có nghĩa là 45 năm nay Việt Nam không hề phát triển tí nào vì chưa có 'hòa hợp hòa giải'?!

    Những người hát cái câu trên cũng không giải thích rõ chuyện 'hòa hợp hòa giải' đó liên quan như thế nào, một cách cụ thể, đến sự phát triển của Việt Nam!

    Sư thật cho thấy đã có rất nhiều Việt kiều biết làm ăn buôn bán hay giỏi chuyên môn ngành nghề, có bằng cấp học vị, biết thời thế đã về Việt Nam lập nghiệp mà không bị phân biệt đối xử hay xét hỏi lý lịch từ ngày Mỹ vừa dỡ bỏ cấm vận đến nay. Thành phần vẫn còn mồm loa mép giải chống phá, đòi hỏi ngược ngạo thì chỉ là loại du thủ du thực, ăn bám, khốn nạn, vô liêm sỉ gần chết hay không chết cũng vô dụng. Thật tình thì tôi không hiểu rằng lấy lòng cái đám này thì sẽ giúp ích gì cho sự phát triển của Việt Nam nữa!

    Quan trọng hơn nữa là bản thân việc đem khái niệm 'hòa hợp hòa giải' dùng cho trường hợp Việt Nam đã là sai rồi. Nó chỉ có thể áp dụng cho trường hợp như bên Trung Quốc giữa ĐCSTQ và Quốc Dân Đảng ở Đài Loan. Cả ĐCSTQ và QDĐ đều kháng chiến chống Nhật. Sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, họ mới quay sang đánh nhau. Cả hai bên đều không mang tội phản quốc thì mới ở ngang hàng phải lứa để nói chuyện 'hòa hợp hòa giải' được.

    Ba que xỏ lá là thành phần phản quốc theo giặc có gia phả và đam mê trong huyết quản. Lúc Pháp đô hộ Việt Nam thì chúng làm tay sai trong chính quyền thuộc địa và đi lính cho Pháp đàn áp người Việt. Lúc Việt Minh chống Pháp thì chúng vẫn tiếp tục theo Pháp chống lại sự nghiệp giải phóng dân tộc! Đến năm 1948 Pháp thấy khó nhằn phải lập ra chính quyền bù nhìn Bảo Đại để mị dân và chia rẽ lực lượng kháng chiến thì chúng được Pháp chọn làm thành phần nòng cốt. Pháp thua Mỹ nhảy vào thì chúng chỉ đổi tên đổi chủ và vẫn tiếp tục theo giặc phản quốc chống lại nguyện vọng độc lập thống nhất của dân tộc!

    45 năm nay chúng vẫn nuôi thù hận (ngược) đối với những người không những đã tha chết mà còn tạo điều kiện cho chúng sang định cư làm công dân ở quốc gia mà chúng luôn ca ngợi là sung sướng nhất thế giới, nằm ngửa ra cũng có người phục vụ tận răng!

    Trên thế giới này không có bất cứ quốc gia nào lại làm cái chuyện ruồi bu 'hòa hợp hòa giải' với thành phần phản quốc vô ơn không biết điều khốn nạn vô liêm sỉ như thế cả! Chỉ có tội phạm xin khoan hồng tha thứ chứ không có ai lại phải đi 'hòa hợp hòa giải' với một đám tội phạm cả!

    Cho nên ba que xỏ lá nếu biết điều thì phải biết ăn năn hối cải, quì xuống xin dân tộc tha thứ mới phải! Xin lỗi! Có phải tôi đã đặt 'ba que xỏ lá' và 'biết điều' vào trong cùng một câu?

    Kết luận: Những kẻ mà đến giờ này vẫn còn già mồm ngụy biện, dèm pha ngày vui thống nhất của dân tộc thì rõ ràng thuộc loại tận cùng của khốn nạn vô liêm sỉ đáng lẽ không đáng nhắc tới. Ngặt cái là không hiểu sao có rất nhiều người, ngay cả báo chí, quan chức trong nước cũng ăn phải bả của bọn khốn nạn vô liêm sỉ này mà ngộ nhận về cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Xem ngụy quân ngụy quyền phản quốc theo giặc ngang hàng với hàng triệu liệt sĩ đã xả thân vì độc lập tự do thống nhất!

    Từ bản chất là cuộc chiến chống đế quốc xâm lược của người Việt Nam, ba que xỏ lá ngụy biện thành cuộc chiến tranh 'huynh đệ tương tàn' bắt 'bên thắng cuộc' phải nhận lỗi 'cưỡng chiếm miền Nam' mà đến báo chí, quan chức cũng mủi lòng thì tôi cũng đến chịu! Nhiều người ngu không có khả năng phân biệt phải trái như thế mà Việt Nam được như ngày hôm nay thì cũng là phép lạ rồi chứ còn đòi phát triển đến như thế nào nữa?!

    Trả lờiXóa
  9. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 02:17 2 tháng 5, 2020

    Ngay trong bài VIỆT NAM THẮNG VÀ MỸ THUA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19, nhà báo người Mỹ Richard S Ehrlich đã công khai thừa nhận một SỰ THẬT LỊCH SỬ rằng Mỹ đã THUA và Cộng sản Việt Nam đã THẮNG trong cuộc chiến 45 năm trước. Và bây giờ, hai nước đang trong cuộc chiến với Covid-19, một lần nữa, Việt Nam lại THẮNG, Mỹ lại THUA.
    Người Mỹ đâu có ngại ngùng thừa nhận SỰ THẬT LỊCH SỬ?
    Vậy mà cụ Thép đáng kính lại còn lăn tăn tha lôi cái bài của anh rận xĩ Nguyễn Quốc Phong, cựu Phó Tổng Biên tập báo Thanh niên- nhà báo vi phạm pháp luật, đã bị rút thẻ.
    Toàn bộ bài rất dài của anh rận này có 2 ý lớn của rận xĩ Nguyễn Quốc Phong.
    Đó là
    1. Giờ ta đã làm ăn với Mỹ rồi thì phải sửa lịch sử, đừng làm ông lớn Mỹ giận, đừng gọi ngày 30/4 là "NGÀY CHIẾN THẮNG" nữa.
    2. Muốn Việt Nam hùng cường thì phải "hòa giải hòa hợp" với mấy ông ba que ở cali.

    Lẽ nào cụ Thép không nhận ra ý đồ của Nguyễn Quốc Phong?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Quốc Phong là một người muốn lật sử đó

      Xóa

  10. Tôi già nhưng chưa lẫn, tinh thần, tư tưởng vẫn sáng suốt, vững vàng. Tôi không nói dóc vì đã trải qua 6 năm sống trong nanh vuốt kẻ thù ở Hố Nai - Biên Hòa và Phú Quốc. Chỉ ai chưa qua thử lửa đó thì chưa biết họ như thế nào. Nói hay nhưng chưa chắc gặp thử lửa sẽ ra sao?
    Bài của Quốc Phong, tôi đọc cũng nhận thức được rõ nội dung ông này viết là không tốt, còn anh ta bị kỷ luật bị rút thẻ nhà báo thì tôi không rõ vì chưa biết anh ấy bao giờ.
    Tôi nêu bài này của Quốc Phong vì muốn ai chưa biết cần thì đọc để phản biện đấu tranh với tác giả chứ không có ý "quảng cáo" hay đồng tình với anh ta, tôi vẫn nhận ra người viết cố tình dẫn lời nhiều người có chức vụ cao để làm chỗ dựa cho bài viết, như lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tôi đã từng có bài phê bình lời ông ấy. Nhưng tôi phê bình có lý có tinh, chứ không mắng xả người ta như nhiều người khác, cách đó tôi cho là không đúng đắn, nói nặng hơn là kẻ không đáng cho ta tôn trọng (kẻ nói những lời mạc sát ấy). Ông Kiệt đã hy sinh cả đời, hy sinh bao người thân cho đất nước này, những người nói nặng ông ấy là ai, đã làm gì cho đất nước mà mạc sát ông Kiệt?
    Các bạn nghĩ sao nói tôi làm hư bài báo đăng ở trên đây? Tôi nêu ý kiến ở bài trước đúng chủ đề mà. Chỉ có kẻ lợi dụng để chửi tôi mới làm sai lệch nội dung ở đây thôi. Đừng có như thế không đáng cho con nít nó ị ra chứ nói chi người lớn với nhau.
    Tôi nói như thế đã đủ, không nói thêm nữa, quý vị nên dừng lại là vừa rồi.

    Trả lờiXóa
  11. "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui"-trẻ thơ, chúng mong thế, nói thế. Gần mép lỗ, hôm nay đến trường, không may mắn, gặp một ngày không vui rồi. Muốn vui, đơn giản lắm. Mình đang chơi cùng sân chơi với những đứa trẻ sẵn sàng bạo ngôn, bất lễ. Đây không là sân chơi của người tuổi dày, tuổi già. Lẩn thẩn cuối đời, tự mình không phát hiện đâu. Quá khứ tốt là chỗ để tạo sức bẩy chứ không lấy làm ghế tựa để cao giọng, dạy đời, dạy người. Mà thôi. Gieo thì gặt. Nói theo kinh điển nhập tâm: quả của nhân. Tất yếu.

    Trả lờiXóa
  12. Đồng Thị Kim Thanhlúc 16:41 2 tháng 5, 2020

    Vậy là cụ Thép đã nói rõ suy nghĩ của cụ khi chép 1 đoạn bài của anh rận xĩ Nguyễn Quốc Phong trên tờ lá cải Viettimes, rằng
    "Tôi nêu bài này của Quốc Phong vì muốn ai chưa biết cần thì đọc để phản biện đấu tranh với tác giả chứ không có ý "quảng cáo" hay đồng tình với anh ta, tôi vẫn nhận ra người viết cố tình dẫn lời nhiều người có chức vụ cao để làm chỗ dựa cho bài viết, như lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt tôi đã từng có bài phê bình lời ông ấy."

    Cảm ơn cụ Thép.
    Vậy nên chúng ta hãy ngừng phê phán cụ Thép.

    Trả lờiXóa
  13. WHO: Mỹ ghi nhận số người tử vong vì Covid-19 kỷ lục trong 24 giờ
    03-05-2020 - 08:33 AM|Thời sự quốc tế

    (NLĐO) – Theo số liệu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, Mỹ đã trải qua ngày chết chóc nhất trong dịch Covid-19, với 2.909 người chết trong 24 giờ, ngay vào lúc các bang nới lỏng các hạn chế lệnh cách ly.
    Số liệu do WHO thu thập vào lúc 4 giờ sáng 1-5 (theo giờ miền Đông ET). Đây là số người chết vì Covid-19 theo ngày cao nhất tại Mỹ, dựa trên phân tích của kênh CNBC về báo cáo tình hình Covid-19 hàng ngày của WHO.

    Trước đó, số người chết cao nhất trong một ngày ở Mỹ là 2.471, được báo cáo vào ngày 23-4, theo số liệu của WHO.

    Số liệu của WHO có khác hơn so với Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC). Trong ngày 1-5, CDC ghi nhận 2.349 ca tử vong mới. Tuy nhiên, CDC khuyến cáo số liệu của họ có thể không đầy đủ.
    https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/who-my-ghi-nhan-so-nguoi-tu-vong-vi-covid-19-ky-luc-trong-24-gio-20200503081748329.htm

    Trả lờiXóa
  14. Vâng, chính người Mỹ họ đã thừa nhận SỰ THẬT LỊCH SỬ là "VIỆT NAM THẮNG VÀ MỸ THUA TRONG CUỘC CHIẾN TRƯỚC 30/4/1975, VIỆT NAM LẠI THẮNG VÀ MỸ LẠI THUA TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG COVID-19 ".
    Thế mà một vài người Việt lại không dám nhắc đến Thắng lợi 30/4/1975 vì sợ ông lớn Mỹ buồn!

    Kỳ lạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng, Mỹ chấp nhận thất bại thì tại sao ta không dám nhắc đến chiến thắng; và nếu cứ vì quan hệ mà không nhắc đến những thắng lợi của ta thì còn đâu lịch sử nữa

      Xóa
  15. "Chúng ta sẽ mất khoảng 75.000, 80.000 đến 100.000 người" - Reuters dẫn lời ông Donald Trump nói trong cuộc họp trực tuyến hôm 3.5.

    Chỉ trước đó vài ngày, hôm 1.5, Tổng thống Mỹ cho biết ông hy vọng số tử vong vì COVID-19 ở Mỹ dưới 100.000 - con số đã nâng lên so với những lần dự đoán trước nữa của ông là 60.000 - 70.000.

    Khoảng một nửa các bang ở Mỹ hiện đã dỡ bỏ một phần phong tỏa do số lượng ca nhiễm mới bắt đầu giảm hoặc chững lại, trong bối cảnh nhiều người dân kêu gọi nới lỏng những hạn chế khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn.
    "Chúng ta không thể để đất nước đóng cửa, hoặc là chúng ta sẽ không còn một đất nước nào nữa" - Tổng thống Donald Trump nói.

    Nhà lãnh đạo Mỹ cho hay, ông tin rằng vào cuối năm nay sẽ có một loại vaccine ngừa COVID-19.

    "Tôi nghĩ chúng ta sẽ có một loại vaccine vào cuối năm nay. Các bác sĩ sẽ cho biết nhưng tôi nói những gì tôi nghĩ. Tôi nghĩ là chúng ta sẽ sớm có vaccine thôi" - ông Trump cho hay.

    Trả lờiXóa
  16. Tính đến 10h ngày 4.5 theo giờ Việt Nam, Mỹ có 1.188.122 ca mắc COVID-19, trong đó 68.598 ca tử vong, đứng đầu thế giới.

    Trả lờiXóa
  17. Thứ sáu, 8/5/2020
    Hơn 3,9 triệu người nhiễm nCoV toàn cầu
    212 quốc gia và vùng lãnh thổ hôm nay ghi nhận tổng cộng 3.915.994 ca nhiễm và 270.297 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 97.410 và 6.188 so với hôm qua, trong đó 1.335.241 người đã hồi phục, theo thống kê của WorldoMeters.

    Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 1.290.242 ca nhiễm nCoV, tăng 32.191 ca so với hôm trước. Thêm 2.674 người chết vì nCoV, nâng tổng số trường hợp tử vong lên 76.864.

    Mỹ có thể tăng 200.000 ca nCoV mới một ngày vào tháng 6, gấp nhiều lần mức khoảng 25.000 ca/ngày hiện nay, số ca tử vong cũng có thể tăng gấp đôi, lên khoảng 3.000 trường hợp/ngày. Con số này dựa trên mô hình lấy dữ liệu từ Cơ quan Quản lý Tình huống Khẩn cấp Liên bang (FEMA).

    Dự báo được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc giục các bang mở cửa trở lại nền kinh tế. Các con số cũng nhấn mạnh thực tế nghiêm trọng rằng những rủi ro đáng kể từ dịch bệnh vẫn tồn tại.

    Trả lờiXóa