Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

CA NGỢI PHAN THANH GIẢN- PHAN HUY LÊ PHẢN BỘI QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI THẦY - VIỆN SĨ TRẦN HUY LIỆU

Giáo sư- Viện sĩ Trần Huy Liệu

Lời dẫn: Trước cách mạng, Trần Huy Liệu đã lập Cường Học thư xã (1927), một nhà xuất bản chuyên in và phát hành những cuốn sách giới thiệu các danh nhân lịch sử, thức tỉnh lòng yêu nước của đồng bào. Sau khi cách mạng thành công, Trần Huy Liệu trở thành người gây dựng nền móng và là trụ cột cho một nền sử học mới. Ông được giao thành lập và chỉ đạo Ban Nghiên cứu Văn Sử Địa (1953), rồi kiêm Phó ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Viện trưởng Viện Sử học, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.

Ông từng nói “Muốn dựng nước và giữ nước thành công, mỗi người dân Việt Nam phải có được lòng tự tôn dân tộc, kết hợp với lòng yêu nhân loại. Muốn có lòng tự tôn dân tộc thì trước hết phải hiểu được sự sáng tạo của dân tộc ta, của nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất trải qua bao nhiêu đời nay... Học tập lịch sử dân tộc, địa lý của dân tộc, văn học của dân tộc chính là vũ khí để phát huy những tinh thần ấy”. Những tư tưởng ấy đã trở thành định hướng phát triển không chỉ của ba bộ môn Văn-Sử-Địa mà còn đặt những viên gạch đầu tiên cho sự hình thành tổ chức khoa học xã hội nhân văn của đất nước.        

Sau này, ông còn là Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Chủ tịch sáng lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Ông không chỉ là người tập hợp và đào tạo đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu lịch sử mà còn là tác giả của hàng loạt những công trình sử học tiêu biểu. Tầm vóc và độ bền vững của những công trình này được khẳng định trên nền tảng sử liệu phong phú, đáng tin cậy, được viết bởi ngòi bút sắc sảo và tấm lòng tha thiết với truyền thống lịch sử dân tộc.        

Ông lần lượt cho ra đời ba tập Bộ Lịch sử 80 năm chống Pháp vào các năm 1956, 1959 và 1960. Đây là một bộ sách lịch sử thể hiện nhuần nhuyễn tư duy lý luận Mác xít, tư liệu lịch sử phong phú, độc đáo. Với công trình đầy tâm huyết này, ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 (năm 1996). Ngoài ra, còn phải kể đến những bộ sách lớn ông đã viết như “Sơ thảo sử cách mạng cận đại Việt Nam” (viết năm 1950-1951), bộ sách 12 tập “Tài liệu tham khảo lịch sử cận đại Việt Nam” (1954-1958) cùng hàng trăm bài viết khác.

Khi còn sống, ông Phan Huy Lê không ít lần tự nhận là học trò của Giáo sư- Viện sĩ Trần Huy Liệu. Thế nhưng cuối cùng, khi đã chiếm được ghế cao trong giới sử học VN,  Phan Huy Lê đã sổ toẹt vào chính người thầy đáng kính của mình. 

Số là, những năm 60 thế kỷ trước, giới sử học nước nhà đã có cuộc thảo luận công khai về nhân vật Phan Thanh Giản. Sau thời gian dài thảo luận công khai, dân chủ, bình đẳng, Giáo sư - Viện sĩ Trần Huy Liệu đã có bài viết tổng kết cuộc thảo luận. Cách làm của giới sử học ngày đó rất khoa học, công khai, dân chủ, bình đẳng chứ không như cách làm của Phan Huy Lê và đồng bọn. Tiếng là tổ chức một số "Hội thảo khoa học" nhưng Phan Huy Lê chỉ mời một vài người cùng cánh hẩu cho đăng đàn rồi Lê Kết luận, bất chấp những phản đối của rất nhiều người khác. Trong khi Phan Huy Lê và đồng bọn không đưa ra được những phát hiện mới nào về nhân vật Phan Thanh Giản nhưng Lê vẫn kết luận sổ toẹt vào Kết luận của Giáo sư - Viện sĩ Trần Huy Liệu. 

Dưới đây, Google.tienlang đăng lại bài của Giáo sư- Viện sĩ Trần Huy Liệu:

********

BÀI CỦA VIỆN SĨ TRẦN HUY LIỆU TỔNG KẾT CUỘC THẢO LUẬN VỀ PHAN THANH GIẢN

Trần Huy Liệu

Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan-Thanh-Giản 

Lời của Tòa soạn Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử: Cho đến hôm nay, chúng tôi vẫn kế tiếp nhận được những bài của các bạn đọc gửi đến phê phán về Phan-thanh-Giản, nhưng những tài liệu và ý kiến cũng không có gì khác với những bài đã đăng. Chúng tôi rất hoan nghênh các bạn đã sốt sắng tham gia cuộc khảo luận, đặc biệt là những ý kiến đều hầu như nhất trí cả. Vì vậy, chúng tôi đề nghị cuộc bình luận về Phan-thanh-Giản đến đây là kết thúc và chúng tôi đăng bài sau đây của đồng chí Trần-huy-Liệu có tính cách như một bài tổng kết.

Nhân vật lịch sử, qua Hồ-quý-Ly, Nguyễn-trường-Tộ, Lưu-vĩnh-Phúc cho đến Phan-thanh-Giản, không lần nào bằng lần này, những bạn tham gia cuộc thảo luận, mặc dầu có những khía cạnh khác nhau, nhưng về căn bản đều nhất trí ở chỗ kết án tội nhân của lịch sử. Trong những bài mà chúng tôi nhận được, có bài đăng nguyên văn, có bài trích đăng và một số bài xin miễn đăng, nhưng nhiều tác giả đã có những dẫn chứng giống nhau và hòa chung một thứ tiếng cáo giác người đã đóng vai “tích cực” trong việc làm mất ba tỉnh miền Ðông Nam-kỳ và sau đó là ba tỉnh miền Tây Nam-kỳ. Ðiều đáng chú ý là: trong quá trình thảo luận, hai bạn Chương-Thâu và Ðặng-huy-Vận, trong chỗ không ngờ, đã trở nên “đối tượng” cho một loạt súng bắn vào chỉ vì hai bạn còn có chỗ chưa “dứt khoát” về tình cảm với họ Phan! Một điều nữa cũng đáng chú ý là: trong số người gửi bài tới tham gia thảo luận lên án Phan-thanh-Giản có đông đủ cả các bạn miền Bắc và miền Nam. Thì ra, nếu chúng ta xuất phát từ một lập trường giống nhau thì chúng ta sẽ đi tới một kết luận giống nhau. Cuộc thảo luận này đã chứng minh như vậy. 

Là một người viết bài cuối cùng, tôi còn phải nói gì thêm nữa? Tôi không muốn nhắc lại những tài liệu mà các bạn đã dẫn ra và những ý kiến mà các bạn đã phát biểu; mà qua cuộc thảo luận, tôi muốn đề ra một vài nét lớn trong những điểm nhận định chung. 

Ðiều thứ nhất mà chúng tôi nhận thấy là: Trong khi bình luận một nhân vật lịch sử nào, chúng ta phải đặt người ấy vào hoàn cảnh lịch sử lúc ấy. Chúng ta không đòi hỏi những người sống xa thời đại chúng ta, không cùng một giai cấp với chúng ta, cũng phải có một lập trường tư tưởng như chúng ta. Nhưng để đánh giá họ, chúng ta chỉ cần xem tư tưởng và hành động của họ có phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của đông đảo nhân dân đương thời không? Có theo chiều hướng tiến lên của thời đại không? Ðối với Phan-thanh-Giản hồi ấy, chúng ta không đòi Phan phải thoát ly ý-thức-hệ của giai cấp phong kiến. Nhưng trong khi những nhân sĩ yêu nước trong giai cấp phong kiến và đông đảo nhân dân kiên quyết đánh Tây để giữ lấy nước, thà chết không làm nô lệ thì Phan trước sau vẫn theo chiều hướng đầu hàng, từ ký nhượng ba tỉnh miền Ðông đến ký nhượng ba tỉnh miền Tây. Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân. Tuy vậy, trong số các bạn tham gia thảo luận, vẫn còn có bạn không phủ nhận tội lỗi của Phan, nhưng vẫn muốn “giảm nhẹ tội cho Phan một bậc” [1] . Trước tòa án lịch sử, vị “trạng sư bất đắc dĩ” ấy viện cớ rằng: chủ trương đầu hàng không phải riêng gì họ Phan, mà là cả giai cấp phong kiến nói chung, mà người đứng đầu là vua Tự-đức, cũng như Nam-kỳ và toàn bộ đất nước bị mất vào tay giặc Pháp còn vì nhiều duyên cớ khác, đâu phải chỉ vì mấy chữ ký của Phan-thanh-Giản. Vậy chúng ta có muốn kết án thì phải kết án giai cấp phong kiến mà thủ phạm phải là Tự-đức. Còn Phan-thanh-Giản chỉ là tòng phạm thôi. 

Lời bào chữa của vị “trạng sư” kể trên có lý không, có đứng vững được không? Chúng ta không phủ nhận giai cấp phong kiến nhà Nguyễn hồi ấy đã hết sứ mạng lịch sử và đương đi theo chiều hướng thỏa hiệp và đầu hàng. Nhưng một sự thực mà chúng ta không được phép chối cãi là: trên bước đường phân hóa, chính trong giai cấp phong kiến lúc ấy cũng còn có phái chủ chiến và phái chủ hòa (nghĩa là phái đầu hàng). Chưa nói đến sự cơ lúc ấy: giặc Pháp mới để chân đến Nam-kỳ, các tầng lớp nhân dân đương hăng hái đánh giặc cứu nước; mà ngay chính Tự-đức, một tên vua phải đứng “trước vành móng ngựa” về tội làm mất nước ta, cũng từ chỗ lưng chừng đến chỗ đầu hàng, chớ chưa phải đã can tâm dâng nước cho giặc ngay từ đầu. Nếu ngày nay, trước từng sự kiện lịch sử phải tìm ra trách nhiệm, cái gì cũng đổ chung cho giai cấp phong kiến theo lối “hầm bà là” cả, vậy thì thế nào để phân biệt những người yêu Tổ quốc, theo chính nghĩa, giết giặc cứu nước với những kẻ hàng giặc dâng nước cho giặc? Làm thế nào để phân biệt những người giữ thành chết theo thành như Nguyễn-tri-Phương, Hoàng-Diệu, Nguyễn-thúc-Nhận v.v... với những người dâng thành hiến đất cho giặc theo kiểu Phan-thanh-Giản? Không. Chưa nói đến bản án lịch sử muôn đời; dư luận nhân dân đương thời biểu hiện trong tám chữ đề cờ của dân quân Tân-an Gò-công mà thủ lĩnh là Trương-Ðịnh cũng đã rõ ràng lắm. Nó kết án giai cấp phong kiến mà triều đình Huế là đại diện đã “bỏ dân” và kẻ trực tiếp phụ trách là Phan-thanh-Giản, Lâm-duy-Hiệp đã ký nhượng đất nước cho giặc. Dư luận nhân dân rất sáng suốt cũng như bản án rất công minh. Nếu vị “trạng sư” nào còn muốn bào chữa cho một bị cáo đã bị bắt quả tang từ non một trăm năm trước thì chỉ là tốn công vô ích! 

Nói cùng mà nghe, ngay đến Tự-đức, một người đứng đầu trong hàng ghế bị cáo, đã có than: “Theo họ thì có nước như không, đã chịu nhục mà đời đời bị vạ...” và khi nghe tin Phan-thanh-Giản, Lâm-duy-Hiệp ký nhượng ba tỉnh miền Ðông, đã phải nói: “hai tên kia không những là tội nhân của bản triều, mà còn là tội nhân của thiên cổ”... Thì ra, trên bước đường đầu hàng của giai cấp phong kiến nói chung, Phan-thanh-Giản còn bước mau, bước trước hơn Tự-đức và trước dư luận phẫn khích của nhân dân, Tự-đức cũng không dám thốt ra những câu nói ngược lại ý chí của họ. Như vậy, trong giai đoạn đau thương của Tổ quốc, kẻ làm mất nước ta là bọn phong kiến đầu hàng mà đứng đầu là Tự-đức. Nhưng trước từng sự kiện lịch sử, mỗi người lại có trách nhiệm riêng tùy theo cương vị của mình. Vị trạng sư nào ngụy biện đến đâu cũng không thể lập luận hồ đồ, đem giai cấp phong kiến và Tự-đức làm cái “bung xung” để che giấu tội lỗi của Phan-thanh-Giản đã dâng toàn bộ lục tỉnh Nam-kỳ cho giặc được! 

Ðiều thứ hai mà chúng tôi nhận thấy là: trong khi quy định trách nhiệm của Phan-thanh-Giản trước lịch sử, chúng ta đã phân tích rõ ràng với những án từ phân minh. Tuy vậy, còn có người viện những đức tính liêm khiết của Phan ra để mong được “chiếu cố” và “thông cảm”. Cũng có người còn cho Phan là một nhà ái quốc và thức thời, chỉ vì thương dân, muốn tránh nạn binh đao nên đã chủ trương hòa hiếu với giặc. Ở đây, tôi không muốn nhắc lại điều kiện chủ quan và khách quan bấy giờ để chứng minh rằng: nếu vua tôi nhà Nguyễn biết dựa vào nhân dân để kiên quyết kháng chiến thì nước ta hồi ấy sẽ không bị mất; tôi chỉ nhấn mạnh vào cái quan niệm về đạo đức tư cách của con người thế nào cho đúng. Những người có lòng chiếu cố đến Phan-thanh-Giản chỉ mới nhìn vào tư đức của ông mà không nhìn vào công đức của ông. Ở vào thời thế nước ta hồi ấy, mỗi người công dân còn có cái đạo đức nào cao hơn là yêu nước thù giặc, hy sinh quên mình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Trái lại, còn có cái gì xấu hơn là theo giặc, chống lại cách mạng, phản lại quyền lợi tối cao của Tổ quốc. Ðối với Phan-thanh-Giản, công đức như thế là đã bại hoại rồi; mà công đức đã bại hoại thì tư đức còn có gì đáng kể? Trong số các bạn tham gia thảo luận, có bạn còn viện những chứng cớ tỏ ra rằng ngay cả đến tư đức của ông cũng không có gì đảm bảo. Nói thế thôi. Ðiều này không quan trọng lắm. Chúng ta đánh giá con người của Phan không phải nhìn vào những đức tính thông thường, mà chính là nhìn vào tiêu chuẩn đối với dân, với nước của Phan. 

Ở đây còn một điểm phải trang trải nữa là Phan có yêu nước không? Những người thương Phan còn có cắt nghĩa rằng: Phan chủ trương sai lầm nhưng không phải không có lòng yêu nước. Thực ra, yêu nước không phải là một danh từ trừu tượng, mà phải biểu hiện một cách cụ thể. Trong lúc quân giặc bắt đầu dày xéo lên Tổ quốc, bao nhiêu văn thân nghĩa sĩ, hào lý cùng các tầng lớp nhân dân đều lao mình vào cuộc giết giặc cứu nước, bài phú “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” vang lên, vậy mà riêng Phan-thanh-Giản ba lần dụ Trương-Ðịnh bãi binh, bốn lần làm môi giới cho Pháp đưa thư của giặc cho Trương và khuyên nhân dân không nên “bội nghịch” với giặc, vậy chúng ta có thể tặng hai chữ yêu nước cho Phan cả về mặt khách quan lẫn chủ quan được không? Phạm vi “yêu nước” cũng rất rộng, nhưng danh từ ái quốc không thể chứa một nội dung phản quốc. Một người đã có “thành tích” như Phan, dù ai muốn nhìn theo cách nào chăng nữa, cũng không thể lạm dụng hai chữ ái quốc để gắn vào một cách dễ dàng, vì như thế chẳng những hồ đồ trong việc nhận thức Phan mà còn làm nhòa nhoẹt cả ý nghĩa yêu nước nữa.

Ðiểm thứ ba mà tôi muốn nhấn mạnh vào là cái chết của Phan. Thật ra, với những hành động kể trên, nếu Phan không kết thúc bằng một cái chết khá “đặc biệt” thì có lẽ dư luận đối với Phan cũng không có gì phức tạp lắm vì hành động của Phan đủ nói lên Phan là người như thế nào rồi. Theo tôi, chủ trương của Phan đã dẫn Phan đến chỗ bế tắc mà chỉ có thể kết cục bằng một cái chết. Nói một cách khác, cái chết của Phan là tất nhiên, là rất biện chứng trong chỗ bế tắc của Phan. Tuy vậy, có người vẫn ca tụng Phan là không tham sống sợ chết. Ở đây, tôi không muốn nhắc lại những cái “ngoắt ngoéo” trong giờ phút cuối của Phan mà nhiều bạn đã vạch ra để chứng tỏ là Phan không phải không tham sống sợ chết. Tôi chỉ đặt câu hỏi là: có những trang hào kiệt không tham sống sợ chết để làm nên một việc gì tốt đẹp thì cái tham sống sợ chết ấy mới có ý nghĩa; còn Phan-thanh-Giản nếu quả có không tham sống sợ chết chăng nữa thì để làm nên cái gì? Nói rằng Phan chết để giữ trọn tiết nghĩa chăng? Thì cái sống của Phan đối với dân, với nước đã mất hết tiết nghĩa rồi, còn nói gì đến chết. Nói rằng Phan là một tín đồ chăng? Thực ra, cái chết của Phan, khác với cái hy sinh của các bậc nghĩa liệt khác, không phải để giữ “đạo lành” cho đến chết, cũng chẳng phải liều chết để làm nên một điều “nhân” vì cái gọi là “đạo lành” là điều “nhân” lúc đó chính là giết giặc cứu nước, là theo nguyện vọng của nhân dân; trái lại là đạo dữ, là bất nhân, là phản bội. Thôi, chúng ta hãy làm một việc ngay thẳng là trả cái chết của Phan-thanh-Giản lại cho Phan-thanh-Giản, cái chết do chính “tác giả” tạo ra, qua một quá trình dài lâu dẫn đến chỗ không lối thoát. Dầu sao, cái chết của Phan cũng chỉ có thể chấm dứt con đường bế tắc của Phan, chớ không thể xóa được tội danh của Phan trước tòa án dư luận nhân dân và lịch sử. 

Ðiểm thứ tư mà chúng ta không thể bỏ qua được là: trong khi kết án Phan-thanh-Giản, chúng ta một mặt không để Phan trốn tránh trách nhiệm do Phan trực tiếp phụ trách; một mặt khác chúng ta không quên gắn liền Phan với triều đình Huế mà Phan là đại diện với giai cấp phong kiến mà Phan là tiêu biểu. Như mọi người đều biết, khi thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm nước ta thì cũng là lúc giai cấp thống trị tức giai cấp phong kiến nước ta đã hết nhựa sống, đương hãm vào thế bí. Do đó, trước nạn ngoại xâm, tư tưởng thỏa hiệp đầu hàng đã dần dần thấm vào tầng lớp trên của giai cấp phong kiến. Mặc dầu trong quá trình phân hóa còn có phái chủ chiến, nhưng tư tưởng đầu hàng vẫn ngày càng phát triển và trở nên tư tưởng chủ đạo của giai cấp phong kiến. Bị uy hiếp trước uy vũ của văn minh Tây phương, luận điệu cầu an của Phan-thanh-Giản nhắc lại chuyện cũ như “Hán Văn đế hòa với Hung-nô” hay “Tống Chân tôn hòa với Khiết-đan” đã nói lên tư tưởng của giai cấp thống trị bấy giờ một mặt thì tự kiêu, cho những nước bên ngoài đều là mọi rợ; trái lại, một mặt khác, lại tự ty sợ địch, dọn sẵn con đường đầu hàng. Thật thế, nếu triều đình Huế mà kiên quyết kháng chiến, Tự-đức không có những chỉ thị “nước đôi” thì Phan-thanh-Giản và Lâm-duy-Hiệp sẽ không dám tùy tiện dâng đứt ba tỉnh miền Ðông Nam-kỳ cho giặc. Chẳng những thế, sau khi Phan-thanh-Giản đã ký nhượng ba tỉnh miền Ðông, trước sự công phẫn của nhân dân, Tự-đức cũng đã phải kết án Phan, Lâm là “tội nhân của thiên cổ” nhưng rồi Phan vẫn là người tín nhiệm của triều đình Huế, được triều đình giao cho trọng trách, để rồi một lần nữa, dâng nốt ba tỉnh miền Tây cho giặc. Như thế Phan-thanh-Giản phải chịu trách nhiệm trực tiếp những việc mà ông đã làm, nhưng cũng quán triệt tinh thần và đường lối đầu hàng của triều đình Huế mà ông là đại diện. Ấy là chưa kể sau khi sáu tỉnh Nam-kỳ đã mất và Phan-thanh-Giản đã chết, triều đình Huế vẫn đi theo chiều hướng đầu hàng cho tới khi nước ta bị mất hoàn toàn về giặc Pháp. Như vậy, kết tội Phan-thanh-Giản phải gắn liền Phan với triều đình Huế và bản án Phan-thanh-Giản là nằm trong hồ sơ bản án hàng giặc bán nước của triều Nguyễn. 

Tóm lại, qua cuộc thảo luận, chúng ta đã thành công trong việc đánh giá Phan-thanh-Giản, một nhân vật có nhiều khía cạnh phức tạp. Xung quanh Phan-thanh-Giản còn “viền” nhiều sự việc khác của giai đoạn lịch sử chồng chất những sự biến phức tạp. Nếu chúng ta không nhằm vào khâu chính của sự vật, không dùng phương pháp khoa học để phân tích đặng nhận rõ người và việc thì không thể giải quyết được vấn đề. Sau khi đánh giá xong Phan-thanh-Giản, chúng ta sẽ chuyển sang một nhân vật lịch sử khác. 

8-1963

Giáo sư – Viện sĩ Trần Huy Liệu

[1]Danh từ của pháp luật là “giảm đẳng”.

Nguồn: Tạp chí Thế kỉ 21, số 185 (số đặc biệt về Phan Thanh Giản), tháng 9.2004

Lê Hương Lan Giới thiệu

 =======

Mời xem bài liên quan

1. VỀ PHÁT BIỂU CỦA CỐ TT VÕ VĂN KIỆT "30/4 CÓ TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN"

2. BA LÝ DO THƯƠNG SẼ ĐẤU TRANH TỚI CÙNG VỚI QUAN ĐIỂM SAI TRÁI LÚC CUỐI ĐỜI CỦA CỤ VÕ VĂN KIỆT!

3. ĐẠI TÁ NGÔ HỒNG VINH PHÂN TÍCH 3 ĐIỂM HỚ HÊNH CỦA CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT ĐỂ NHÓM LẬT SỬ LỢI DỤNG
4.  
NỖI ĐAU VÕ VĂN KIỆT

5. ĐẠI TÁ NGUYỄN KIM KHANH: QUAN ĐIỂM “DĨ HÒA VI QUÝ’ CỦA CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT LÀ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN!

6. CHÂN LÝ BÁC HỒ- "Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH"

7. THƯƠNG LIKE VÀ CHIA SẺ STT NÀY ĐỂ MỌI NGƯỜI THẤY RÕ NHỮNG HẬU QUẢ TỪ PHÁT NGÔN SƠ HỞ CỦA CỤ VÕ VĂN KIỆT MÀ THƯƠNG ĐÃ CẢNH BÁO.

8. KẺ NÀO XÉT LẠI LỰA CHỌN XHCN CỦA BÁC HỒ THÌ KẺ ĐÓ CHÍNH LÀ KẺ PHẢN BỘI QUYỀN LỢI DÂN TỘC VIỆT NAM...

9. TRAO ĐỔI VỚI BÁC NHÀ BÁO LÃO THÀNH, ĐÁNG KÍNH DƯƠNG   ĐỨC QUẢNG VỀ CỤ LÊ DUẨN...

10. CẢM ĐỘNG- MỘT DŨNG SỸ QUẢNG TRỊ TỰ VIẾT "GIẤY BÁO TỬ”...

11. Chuyện zui, TRAO ĐỔI VỚI BÁC DƯƠNG VƯƠNG KINH VỀ TÊN TỘI ĐỒ PHAN THANH GIẢN...

12. Hội chứng nguy hiểm- "TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN”...

13. VỀ PHÁT NGÔN CUỐI ĐỜI CỦA CỤ VÕ VĂN KIỆT- NHỮNG Ý KIẾN THẤU TÌNH ĐẠT LÝ ...

14. TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN PHÊ PHÁN THIẾU TƯỚNG LÊ VĂN CƯƠNG..

15. TƯỚNG NGUYỄN QUỐC THƯỚC VÀ TƯỚNG LÊ NGỌC HIỀN PHẢN BIỆN GAY GẮT VỚI ÔNG VÕ VĂN KIỆT VỀ VAI TRÒ TỔNG THỐNG NGỤY DƯƠNG VĂN MINH

16. Ý NGHĨA CHIẾN THẮNG 30.4.1975- SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC

17. Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn lý giải: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30/4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?

18. “CỤ NGÔ TỔNG THỐNG” SỐNG LẠI CHẮC SẼ VẢ GẪY RĂNG LŨ LẬT SỬ COI NGỤY SÀI GÒN LÀ QUỐC GIA ĐỘC LẬP!

19. TỪ NAY BẤT KỲ KẺ NÀO NÓI NGỤY SÀI GÒN LÀ 1 QUỐC GIA THÌ ĐÓ CHÍNH LÀ KẺ PHẢN ĐỘNG, MUỐN DÂNG BIỂN ĐẢO CHO TRUNG QUỐC!.

20. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG ALEXANDRE DE RHODES Ở TP HỒ CHÍ MINH-  ÔNG VÕ VĂN KIỆT ĐÃ “LÀM TRỘM” TRONG ĐÊM RA SAO?

21. BÁO PHÁP LUẬT TP. HCM XUYÊN TẠC LỜI ÔNG LÊ DUẨN ĐỂ TUYÊN TRUYỀN CHO TƯ TƯỞNG PHẢN ĐỘNG CỦA NGUYỄN DUY..

22. SỐ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG MIỀN NAM GẦN GẤP ĐÔI MIỀN BẮC- SỰ THẬT NÀY BÁC BỎ QUAN NIỆM ‘NỘI CHIẾN QUỐC- CỘNG’ HAY “NỘI CHIẾN NAM- BẮC’ CỦA ÔNG VÕ VĂN KIỆT

23. Giảng bài cho ông Hoàng Duy Hùng về chữ “ngụy”: ĐÒI BỎ CHỮ “NGỤY” TỨC LÀ ÔNG VẪN MUỐN “RỬA MẶT” CHO MỸ NGỤY (VNCH)!

24. GIẢNG BÀI CHO ÔNG HOÀNG DUY HÙNG BẰNG 4 THỨ TIẾNG VIỆT- NGA- ANH- PHÁP

25. Cuối tuần: CÔ GÁI SÀI GÒN ĐI TẢI ĐẠN- Thêm một bài giảng cho Hoàng Duy Hùng

26. Chuẩn bị đón Ngày Lễ 30/4: “CÔ GÁI TƯỚI ĐẬU”- CA KHÚC SAU GIẢI PHÓNG SẼ SỐNG MÃI VỚI THỜI GIAN

27. HOAN NGHÊNH TẠP CHÍ TUYÊN GIÁO SỬ DỤNG LẠI CHỮ “NGỤY QUÂN, NGỤY QUYỀN” TRONG BÀI VỀ CHIẾN THẮNG 30/4/1975

28. CHUYÊN GIA NGUYỄN TRẦN BẠT PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM “TRIỆU NGƯỜI VUI- TRIỆU NGƯỜI BUỒN” CỦA ÔNG VÕ VĂN KIỆT

29.  VIỆT NAM NÊN HỌC TẬP NGƯỜI NGA V/V TỔ CHỨC DIỄU HÀNH “Trung đoàn Bất tử”- “Бессмертный полк”

30.  Nghịch cảnh: NGÀY CHIẾN THẮNG 9/5 Ở NGA- TÔI NHỚ TÔI TỰ HÀO> < NGÀY CHIẾN THẮNG 30/4 Ở VIỆT NAM THÌ ÔNG VÕ VĂN KIỆT KHUYÊN: "NHẮC CHI VẾT THƯƠNG THÊM RỈ MÁU"!..

31. DỰNG TƯỢNG TÊN BÁN NƯỚC PHAN THANH GIẢN, ÔNG VÕ VĂN KIỆT BỊ MẮNG BỞI MỘT NGƯỜI ĐỒNG HƯƠNG VĨNH LONG...

32. CÁC ÔNG VÕ VĂN KIỆT, PHAN HUY LÊ NHẦM LẪN KHI CHO RẰNG NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU ĐÃ “KHÓC THƯƠNG” TÊN BÁN NƯỚC PHAN THANH GIẢN

31. CA NGỢI PHAN THANH GIẢN- PHAN HUY LÊ PHẢN BỘI QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI THẦY- VIỆN SĨ TRẦN HUY LIỆU

10 nhận xét:

  1. Nguyễn Đức Kiênlúc 08:07 19 tháng 10, 2021

    Bài của Viện sĩ Trần Huy Liệu là tổng hợp các bài của cả giới sử học về Phan Thanh Giản.
    Phan Huy Lê và đồng bọn lật sử chẳng có phát hiện gì mới nhưng lớn tiếng sổ toẹt vài người thầy của hắn.
    Một số "sử gia" ba que đồng hội với Phan Huy Lê thì lớn tiếng kết tội Trần Huy Liệu là "phe cộng sản Bắc Việt chính trị hóa quan điểm" nên hiểu nhầm hoặc không khách quan về tên bán nước Phan Thanh Giản!

    Trả lờiXóa
  2. Bằng mọi cách Phan Huy Lê phải "vinh danh" Phan Thanh Giản và Nguyễn Ánh bởi mục tiêu cuối cùng của Lê là chạy tội cho người anh ruột Phan Huy Quát- thủ tướng ngụy Sài Gòn, kẻ đã ruớc Mỹ vào m Nam!

    ANH TRAI ÔNG PHAN HUY LÊ- THỦ TƯỚNG VNCH PHAN HUY QUÁT ĐÃ RA “THÔNG CÁO” MỜI QUÂN ĐỘI MỸ VÀO MIỀN NAM NHƯ THẾ NÀO?
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/09/anh-trai-ong-phan-huy-le-thu-tuong-vnch.html

    Trả lờiXóa
  3. Tướng VNCH Phan Huy Quát Đã Mở Cửa Mời Mỹ Vào Miền Nam VN Như Thế Nào - Tiểu Sử Phan Huy Quát
    https://www.youtube.com/watch?v=7gvx551d65g

    Trả lờiXóa
  4. GS.VS Trần Huy Liệu viết: "Ở đây còn một điểm phải trang trải nữa là Phan có yêu nước không? Những người thương Phan còn có cắt nghĩa rằng: Phan chủ trương sai lầm nhưng không phải không có lòng yêu nước. Thực ra, yêu nước không phải là một danh từ trừu tượng, mà phải biểu hiện một cách cụ thể. Trong lúc quân giặc bắt đầu dày xéo lên Tổ quốc, bao nhiêu văn thân nghĩa sĩ, hào lý cùng các tầng lớp nhân dân đều lao mình vào cuộc giết giặc cứu nước, bài phú “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” vang lên, vậy mà riêng Phan-thanh-Giản ba lần dụ Trương-Ðịnh bãi binh, bốn lần làm môi giới cho Pháp đưa thư của giặc cho Trương và khuyên nhân dân không nên “bội nghịch” với giặc, vậy chúng ta có thể tặng hai chữ yêu nước cho Phan cả về mặt khách quan lẫn chủ quan được không? Phạm vi “yêu nước” cũng rất rộng, nhưng danh từ ái quốc không thể chứa một nội dung phản quốc. Một người đã có “thành tích” như Phan, dù ai muốn nhìn theo cách nào chăng nữa, cũng không thể lạm dụng hai chữ ái quốc để gắn vào một cách dễ dàng, vì như thế chẳng những hồ đồ trong việc nhận thức Phan mà còn làm nhòa nhoẹt cả ý nghĩa yêu nước nữa."

    Thế mà ông Võ Văn Kiệt dám nói: Phan Thanh Giản cũng yêu nước theo cách của mình

    “Mỗi người yêu nước theo cách của mình. Đừng bắt Phan Thanh Giản yêu nước theo cách của Trương Định và ngược lại.”- Võ Văn Kiệt

    Cứ đà này rồi đến lúc đám lật sử cũng gọi Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống ... là yêu nước, theo cách của mình!!!!

    Trả lờiXóa
  5. Trích Hồi Ký của Bùi Diễm:
    "Sáng 8/3/1965, một sĩ quan Mỹ đến gặp Thủ tướng Phan Huy Quát, yêu cầu ông soạn thảo một thông cáo chung bằng hai thứ tiếng Anh-Việt để thông báo rộng rãi về cuộc đổ bộ của quân Mỹ ở Đà Nẵng. Tổng trưởng Phủ thủ tướng Bùi Diễm bất ngờ bị Quát gọi đến làm "thông cáo mời Mỹ". Bùi Diễm thuật lại:
    “- Quát: "Biên càng ngắn càng tốt. Chỉ mô tả sự kiện rồi khẳng định rằng chúng ta đã đồng ý mà thôi..."
    - Diễm: "Có việc gì đặc biệt xảy ra mà chúng ta chưa biết không? Tại sao họ lại hành động bất ngờ như vậy?"
    - Quát: "Anh ơi, họ đang đổ bộ ở bãi biển. Họ đã lên bờ rồi. Anh hãy thảo ngay bản thông cáo rồi chúng ta sẽ bàn luận chuyện này sau!".
    Lúc đó Đà Nẵng có cảng nước sâu và một sân bay có đường băng dài gần 3km, nhưng người Mỹ lại chọn bãi biển Xuân Thiều vắng vẻ để đổ quân. Họ cũng không báo trước với chính quyền Sài Gòn vì nếu lộ tin ra cho "Việt Cộng" thì sẽ là một thảm họa cho lực lượng đổ bộ.
    “Công bằng mà luận thì ngay cả cho đến lúc những gia tăng quân sự đã khởi đầu, Tổng Thống Lyndon Johnson và chánh phủ Hoa Kỳ vẫn muốn đàm phán với Bắc Việt. Nhưng đối với chánh quyền Việt Nam thì vấn đề bàn bạc những giải pháp hòa bình cũng mờ mịt chẳng kém gì những ý định của Hoa Kỳ về phương diện quân sự. Nếu nhìn từ một cương vị nhất định nào đó thì quyết định không tham khảo ý kiến Việt Nam của Hoa Kỳ chẳng qua cũng dễ hiểu. Những quá khứ hỗn loạn và những tương lai mờ mịt của Việt Nam đã khiến chánh phủ Sài Gòn chẳng thể đóng trọn vai trò của một đồng minh mà Hoa Kỳ có thể tham khảo ý kiến về phương diện ngoại giao. Tuy rằng những chánh sách của Hoa Kỳ có liên hệ chặt chẽ đến vấn đề sinh tử của Việt Nam mà vì hoàn toàn mù tịt về mọi vấn đề, nên chánh quyền Việt Nam vẫn không đóng góp được gì nhiều vào việc soạn thảo những giải pháp chính trị cũng như quân sự.”
    “Vào mùa thu 1965, khi Hoa Kỳ đã quyết định Mỹ Hóa Chiến Tranh Việt Nam thì họ trực tiếp vào cuộc bằng cách áp đặt chính sách can thiệp dưới một khung cảnh đột xuất và cao ngạo. Cách can thiệp khác thường của họ đã khởi nguồn một câu chuyện lịch sử thật dài và vô cùng quan trọng. Họ vào cuộc với những mục tiêu rõ rệt: Giúp đỡ đồng minh và cố gắng nuôi dưỡng, phát triển một nền dân chủ độc lập ở Việt Nam. Giúp Việt Nam ổn định và củng cố để chống lại cộng sản. Nhưng một khi những chánh sách mang mục đích cao đẹp của họ thất bại thì hậu quả đã di lại những tổn thương trầm trọng và vĩnh cửu.”
    “Họ ào ạt đổ quân. Họ ra sức thiết lập các căn cứ và tự đưa ra những chiến dịch oanh tạc. Họ hành động một cách bất chợt và đơn phương, không thèm đếm xỉa gì đến việc tham khảo ý kiến của chánh phủ Việt Nam. Những hành động quyết đoán và chủ quan của họ đã khiến họ tự dồn mình vào một phương vị bế tắc. Rồi họ tự đi đến kết luận: Phải Mỹ Hóa chiến tranh Việt Nam.”
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/09/anh-trai-ong-phan-huy-le-thu-tuong-vnch.html

    Trả lờiXóa
  6. ANH TRAI ÔNG PHAN HUY LÊ- THỦ TƯỚNG VNCH PHAN HUY QUÁT ĐÃ RA “THÔNG CÁO” MỜI QUÂN ĐỘI MỸ VÀO MIỀN NAM NHƯ THẾ NÀO?
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/09/anh-trai-ong-phan-huy-le-thu-tuong-vnch.html

    Chính Bùi Diễm thừa nhận thân phận bù nhìn của Phan Huy Quát qua đoạn trích Hồi ký Bùi Diễm mà bạn Nặc danh02:32 20 tháng 10, 2021 chép về phía trên.
    Thế mà nay, Phan Huy Lê cùng nhóm lật sử lại khăng khăng rằng "chính quyền VNCH" không phải là "ngụy"!
    Trên Việt Nam Net, Phan Huy Lê cãi rằng Nguyễn Ánh "cõng rắn cắn gà nhà", rước quân đội ngoại bang vào VN cũng .... bình thường!
    Chắc Phan Huy Lê chạy tội cho Nguyễn Ánh, cho Phan Thanh Giản để rồi suy ra PHAN HUY QUÁT RƯỚC MỸ VÀO VN CŨNG LÀ ... BÌNH THƯỜNG!

    Trả lờiXóa
  7. TÓM LƯỢC NHẬN ĐỊNH CỦA GS PHAN HUY LÊ VỀ CỤ PHAN THANH GIẢN

    Hồ Văn Chính
    (Căn cứ quyển NHÂN VẬT SỬ VĨNH LONG của GS Phan Huy Lê và Nguyễn Chiến Thắng, Sở Văn hóa Thông tin Vĩnh Long xuất bản, 2003.)
    “Tháng 11/1994, tại Vĩnh Long, một cuộc Hội thảo khoa học về Phan Thanh Giản đã được tổ chức với đông đủ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong nước tham dự. Sau đây là bản tóm lược ý kiến kết luận của Đại diện Chủ tọa đoàn là cố GS. Phan huy Lê.
    1.) Khi xem xét và đánh giá một con người, chúng ta cần nhìn nhận một cách toàn diện về toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của con người đó.
    Trong buổi thiếu thời, nét nổi bật của con người Phan Thanh Giản là hiếu thảo, chăm học, sống thanh bạch, cần kiệm.
    Phan Thanh Giản mồ côi mẹ từ lúc lên bảy tuổi, được mẹ kế và nhiều người giúp đỡ, cho ăn học thành tài. Ông trở thành vị tiến sĩ đầu tiên, vị tiến sĩ đại khoa của Nam Kỳ lục tỉnh...Những phẩm giá con người và vị trí thành đật đó đã làm cho nhân dân Nam Kỳ quý mến và ngưỡng mộ, tự hào về con người của quê hương, biểu thị tinh thần hiếu học của nhân dân ta...
    Cuộc đời làm quan của Phan thanh Giản cũng có những bước thăng trầm...nhưng trong bất cứ cương vị nào ông cũng luôn luôn trung thành, mẫn cán, lo làm tròn sứ mạng phò vua, giúp nước, an dân...Ngoài tài năng, phẩm giá đáng quý, ở Phan Thanh Giản là tấm lòng yêu nước, thương dân, tính ngay thẳng, cương trực và cuộc sống cần kiệm, thanh bạch...Làm quan có lúc đến nhất phẩm triều đình; nhưng quyền lực và danh vọng không làm ông bị tha hóa như nhiều quan chức khác. Trước sau ,ông vẫn giữ nhân cách cao đẹp của mình...
    Ông cùng Nguyễn Thông có công xây Văn Thánh Miếu và lập Văn Xương Các ở Vĩnh Long sau khi mất ba tỉnh Miền Đông, để quy tụ các sĩ phu về đây. Phan Thanh Giản là một trong những nhà thơ, nhà văn lớn của Nam Kỳ...
    Hội thảo đều gần như nhất trí biểu thị trân trọng và đánh giá cao những cống hiến tích cực của ông trong thời gian này; nhất là nhân cách và phẩm giá cao quý của ông.
    2.) Năm năm cuối đời (1862-1867) là giai đoạn gian truân, đầy uẩn khúc của Phan Thanh Giản và cũng là giai đoạn tập trung nhiều vấn đề tranh luận nhất.
    Trong việc để mất ba tỉnh Miền Tây năm 1867, trách nhiệm của Phan Thanh Giản, về nguyên tắc có phần nặng nề. Vì với cương vị Vĩnh Long-An Giang-Hà Tiên Kinh Lược Sứ, ông có trách nhiệm giữ đất và là người được toàn quyền thay mặt nhà vua, xử lý mọi việc trong vùng. Nhưng trên thực tế, chủ trương “cầu hòa” và Hòa ước 1862 mà Tự Đức đã phê chuẩn năm 1863, đã đặt Phan Thanh Giản và nhiệm vụ giữ đất ba tỉnh Miền Tây vào tình thế cực kỳ khó khăn đến bế tắc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về vị trí địa lý, ba tỉnh hoàn toàn bị cô lập, bị tách ra khỏi địa bàn cả nước bởi ba tỉnh Miền Đông đã ở trong tay quân Pháp...
      Tư liệu lịch sử của ta cho thấy Phan Thanh Giản không phải đầu hàng, nộp thành cho giặc như sự miêu tả của một số tư liệu Pháp, nhưng việc mất ba tỉnh Miền Tây cũng là hậu quả tai hại của những chủ trương...của Tự Đức và Triều Nguyễn, trong đó dĩ nhiên có trách nhiệm của bản thân Phan Thanh Giản.
      Ông là người yêu nước, thương dân nhưng cũng là một tín đồ Nho giáo với lòng trung quân sâu nặng...
      Đây là lần đầu tiên dân tộc ta phải đương đầu với một đối tượng xâm lược mới, trong một bối cảnh lịch sử mới mà những kinh nghiệm cổ truyền cần được vận dụng trong một phương thức đấu tranh mới chưa từng được nói đến trong sách Thánh hiền...
      Nỗi đau lòng và tính bi kịch của Phan Thanh Giản là một mặt ông cùng “chủ hòa” với triều đình, rất mực trung thành với nhà vua, mặt khác, ông lại nặng lòng yêu nước thương dân. Mâu thuẫn đó đã đẩy ông đến chỗ bế tắc và chỉ còn biết lấy cái chết để kết thúc cuộc đời và bày tỏ nỗi lòng...
      Cái chết của Phan Thanh Giản có thể coi là sự kết thúc những năm cuối đời đầy bi kịch của ông trong bi kịch chung của đất nước dưới triều Nguyễn...
      Chúng tôi (GS Phan Huy Lê) thấy nên bảo tồn ngôi mộ Phan Thanh Giản ở Bến Tre, di tích Văn Thánh Miếu và Văn Xương Các ở Vĩnh Long, nhằm nêu cao truyền thống hiếu học của dân tộc, ghi nhớ và phát huy những phẩm giá, nhân cách cao quý của một người trí thức nặng lòng yêu nước, thương dân nhưng cuối đời đã lâm vào cảnh bế tắc, bi kịch trong một bối cảnh gian truân và đau thương của đất nước”.
      Chúng tôi- Chính Hồ- tóm lược, giữ đúng nguyên tác của cố GS Phan Huy Lê, chỉ có đảo vị trí một đoạn nhỏ cho bài được lô-gích hơn./.
      18:00, Ngày Giỗ lần thứ 151 ( mùng 5/07 âl) của cụ Phan Thanh Giản, nhằm ngày 15/08/2018.
      CHÍNH HỒ
      https://m.facebook.com/nt/screen/?params=%7B%22note_id%22%3A2789155634741350%7D&path=%2Fnotes%2Fnote%2F&refsrc=deprecated&_rdr

      Xóa
  8. Ủy ban Trung ương sớm vào cuộc xem xét vụ lật sử của Phan Huy Lê và đồng bọn

    Trả lờiXóa
  9. Tin COVID-19 chiều 21-10: Cả nước 3.636 ca mắc mới.
    Chiều nay 21-10, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận 3.636 ca mắc COVID-19 mới, giảm tại TP.HCM, Đắk Lắk, Gia Lai nhưng lại tăng ở Tây Ninh, Đồng Nai và Cà Mau.

    Tính từ 17h ngày 20-10 đến 17h ngày 21-10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.636 ca nhiễm mới, trong đó 18 ca nhập cảnh và 3.618 ca ghi nhận tại 50 tỉnh thành trong nước, giảm 17 ca so với ngày trước đó (trong đó có 1.649 ca trong cộng đồng).

    - Các tỉnh, thành ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (1.255), Bình Dương (483), Đồng Nai (390), Tây Ninh (185), An Giang (174), Sóc Trăng (109), Bạc Liêu (102), Kiên Giang (92), Tiền Giang (82), Cà Mau (80), Bình Thuận (78), Long An (70), Trà Vinh (57),

    Gia Lai (43), Khánh Hòa (40), Bình Định (36), Phú Thọ (35), Đồng Tháp (34), Nghệ An (29), Cần Thơ (23), Thanh Hóa (21), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Hậu Giang (18), Vĩnh Long (15), Bình Phước (14), Nam Định (12), Quảng Bình (11), Đắk Nông (11), Quảng Ngãi (10),

    Hà Nam (10), Quảng Nam (10), Hà Nội (9), Lâm Đồng (8 ), Bến Tre (7), Bắc Ninh (6), Kon Tum (6), Sơn La (5), Ninh Thuận (5), Phú Yên (4), Hà Tĩnh (3), Quảng Trị (3), Hà Giang (3), Hải Phòng (2), Vĩnh Phúc (2), Bắc Giang (2), Hòa Bình (2), Thái Bình (1), Lạng Sơn (1), Thái Nguyên (1), Hải Dương (1).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP.HCM (-92), Đắk Lắk (-77), Gia Lai (-50).

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (+133), Đồng Nai (+85), Cà Mau (+34).

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.373 ca/ngày.

    Kể từ đầu vụ dịch đến nay, Việt Nam có 877.537 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.911 ca nhiễm).

    Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước 872.811 ca, trong đó có 795.307 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Bắc Kạn là 1/62 tỉnh, thành đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước. 17 tỉnh, thành không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Kon Tum, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình.

    Trả lờiXóa