Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2015

TPP- BÁO CHÍ VN ĐỪNG TUYÊN TRUYỀN NGU DỐT NỮA

Thu hoạch bông ở châu Phi

TỪ BÔNG TỚI THƯƠNG MẠI TỰ DO- TRÒ BỊP BỢM KHỐN NẠN CỦA LŨ BÓC LỘT LOÀI NGƯỜI

Lời dẫn: Báo chí VN thời gian gần đây quá thổi phồng về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cứ như nếu vào được TPP là mọi gia đình VN tự dưng được "đổi đời"!. Có người còn mạnh miệng tuyên bố: "Trung Quốc lập kỷ lục thế giới khi liên tục tăng trưởng 10% trong 7 năm liền nhưng điều đó sẽ trở thành nhảm nhí khi Việt Nam tăng trưởng 30%/năm nếu được vào Tpp & chỉ sau 3 năm, VN sẽ đứng đầu châu Á"?! Quả là những tuyên truyền ngu dốt và nhảm nhí. Dưới đây Google.tienlang giới thiệu bài viết của chuyên gia Kinh tế Kim Như Hoàng.
********

TPP toi đời đến năm 2017 mới đàm phán lại, có người khóc lóc vì "ngành dệt may VN mất đi cơ hội" khi thuế suất bằng không. Thoạt nhìn, ồ, điều đó mới hấp dẫn làm sao khi thị trường của chúng ta đang là Mỹ. Thật tốt nếu hàng của VN ngập tràn trên đất Mỹ với giá rẻ... nước ta sẽ kiếm bộn tiền và là cơ hội cho hàng trăm nghìn việc làm mỗi năm....

Mọi chuyện nếu đơn giản như vậy thì thế giới đã tốt đẹp nhường nào. Thế nhưng mọi thứ mĩ miều ấy được vẽ ra chỉ để che dấu cho một sự thật phũ phàng và sự bịp bợm khốn nạn: Thuế suất chỉ bằng không, khi hàng hóa đó phải có nguyên liệu nhập từ nội khối, nghĩa là chúng ta nói bái bai với nguồn nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc, các quốc gia Trung phi và nhập về nguyên liệu giá cao từ các quốc gia "nội khối" mà cụ thể là Mỹ và các quốc gia khác, nơi các công ty đa quốc gia đã độc quyền phân phối từ lâu. Mất đi lợi thế cạnh tranh của mình, chúng ta sẽ phá sản hàng loạt vì không chịu nổi giá cao và thuế nặng, nghĩa là, công dân nước ta chỉ còn cách trần lưng làm thuê cho chúng trên chính đất nước mình. Hầu hết các mặt hàng khác thế mạnh của chúng ta đều là mặt hàng gia công, từ giày da, kim khí... đến thậm chí cả NÔNG NGHIỆP- thành trì cuối cùng của kinh tế đất nước. Tại sao lại gia công ấy à, đó là vì giống, phân bón, thuốc trừ sâu của chúng ta sản xuất không đủ cho nông dân dùng- thứ chúng ta lúc này và cho tới khi gia nhập TPP vẫn nhập giá rẻ từ các nước khác "ngoại khối", lúc đó, nông dân của chúng ta không bán được sản phẩm do đội giá, do cạnh tranh từ các quốc gia khác với thuế suất bằng không... Nghĩa là phá sản hàng loạt, và đất đai lần nữa tập trung như đồn điền thực dân dưới tay của những tập đoàn khổng lồ từ Mỹ. Điều đó khác quái gì kỉ nguyên thực dân năm nào? TPP không làm tăng lên giá trị sản xuất của đất nước chúng ta, mà chỉ chuyển tiềm năng của chúng ta thành tiền cho bọn tài phiệt quốc tế!
*****
Nói về bông, mình cũng muốn kể một câu chuyện không liên quan khác như thế này với các bạn để các bạn thôi ảo tưởng về tự do thương mại: Bông của các quốc gia châu phi là một trong những nguồn bông nhiều và tốt nhất trên thế giới. Đơn giản là vì không chỉ khí hậu cha của hợp với trồng bông, mà công nghệ khai thác bông ở đây do quá lạc hậu mà chất lượng lại thành ra cao. (Nghe vô lý đúng không?). 

Bông khai thác bằng tay không bị tổn thương sợi như khai thác máy công nghiệp trong khi giá cả nhân công ở châu Phi thì khỏi phải bàn- cực rẻ. Điều đó dẫn đến việc bông từ Mỹ, châu Âu không cạnh tranh được với các sản phẩm từ những quốc gia đói nghèo ấy. Chúng đã rắp tâm tiêu diệt khả năng xuất khẩu từ châu Phi nghèo đói bằng cách áp thuế chống bán phá giá, bằng đủ mọi điều kiện thương mại để bông châu Phi không còn chỗ dung thân. Lúc đó, chính chúng đã mua lại bằng các con đường trung gian, ép giá các quốc gia châu Phi để bán lại vào châu Âu, bán lại cho các quốc gia khác và kiếm lời trên sự kêu cứu của nông dân và người dân châu lục này... Thủ tục để chứng minh gốc gác nguồn hàng chỉ là trò mèo với bọn môi giới quốc tế mà thôi. 
Các quốc gia khác muốn tiếp cận với nguồn bông này, hoặc bị gây khó khăn do ngăn cản hoạt động của các ngân hàng thương mại, hoặc do thao túng nguồn cung..., buộc phải qua chúng mới có thể mua được. Chúng đã bóc lột các nước nghèo trên thế giới như thế đó!
Cái gọi là tự do thương mại mà phương Tây luôn rêu rao là như vậy! Nên đừng có ảo tưởng vào chúng nếu muốn cứu lấy chủ quyền kinh tế nước nhà!

KIM NHƯ HOÀNG

====================
Mời xem bài liên quan

37 nhận xét:

  1. Tóm lại nên cử một đoàn sang bắc Triều Tiên học cu ỉn dongd cửa hết không chơi với thằng nào. Chỉ tập trung vào sản xuất bom và xử bắn quan chức he he. Về mặt thông tin thì o blog, o báo mạng, không báo in chỉ có loa phường và vtv thế thôi . Chúng ta sẽ tiến thẳng lên cn cộng sản nguyên thủy. Lúc đó em tiên sẽ cưới anh loa phường và để ra...???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 09:30 2 tháng 8, 2015

      Bậy bạ và ngu dốt, anh cu Rận nặc.
      Cậu hờn dỗi khi không được chui vào cái RỌ TPP cho bọn tài phiệt Mẽo nó ngồi lên đầu lên cổ phải ko?

      Chi bằng cứ như hiện nay, làm ăn tự do, đi khắp thế giới, nước nào có hàng ngon bổ rẻ thì mua.
      Ví dụ như hiện nay, Dệt may VN đang nhập bông tốt và rẻ từ Châu Phi. Còn nếu vào TPP thì bắt buộc phải mua bông từ NỘI KHỐI, tức từ Mỹ với giá cắt cổ mà lại kém chất lượng.
      Cậu chọn đường nào?
      Cứ phải nằm trong vòng tay bu Mẽo mới được sao?

      Xóa
  2. "TRÒ BỊP BỢM KHỐN NẠN CỦA LŨ BÓC LỘT LOÀI NGƯỜI"
    ...
    Như bài viết này, thì hóa ra, VN cứ hô hào Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kiên định tiến lên CNXH mà trong tay chả có gì sất !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 09:32 2 tháng 8, 2015

      Lại Rận ngu. Ai baỏ VN chả có gì?

      Xóa
    2. Bác này nói VN không có gì trong tay?Có đấy. VN có quyết tâm chính trị (nói như kiểu ông nghị "tôi đi nước ngoài nhiều nên tôi biết"),ngoài ra VN còn có cả rừng khẩu hiệu,xin hỏi còn nước nào CÓ nhiều hơn ta?

      Xóa
    3. Có đấy: Chủ nghĩa anh hùng cách mạng!

      Xóa
  3. Ai hay chính là bác Kim Như Hoàng (KNH)và G.T đang tuyên truyền ngu dốt ?

    KNH nói không vào TPP để bảo vệ nền kinh tế nước nhà là nước nhà nào,VN hay Tầu?

    KNH nói không vào TPP để được mua bông rẻ của châu Phi, nhưng mua về làm ra vải sợi quần áo bán cho châu Phi họ đóng khố à ?

    KNH nói không vào TPP để có thể mua vật liệu giá rẻ ngoài khối TPP ví dụ từ Trung quốc chẳng hạn để mỗi năm tăng thêm nhập siêu từ Trung quốc thêm vài chục tỷ USD nữa ,xong ,thì quần áo dày dép rồi tôm cua... chắc để xuất ngược sang Trung quốc chắc?

    Xin nói luôn chỉ có những kẻ làm ăn bất minh,trốn thuế,buôn lậu hàng Trung quốc,những kẻ chuyên sống bám vào cơ chế xin cho đủ kiểu mới sợ cơ chế minh bạch của TPP ,mới từ chối TPP.

    Nhà nước VN đang kêu gọi đầu tư trực tiếp FDI vì Nhà nước đang thiếu vốn,thiếu công nghệ còn nhân dân thì đang thiếu việc làm ;mang chuyện tư bản vào bóc lột lao động VN nghe thật nhàm tai....

    Mở cửa và Hội nhập để phát triển là chính sách nhất quán của Nhà nước VN ,những thế lực chống lại chính sách này chính là một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất và phản động.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lý lẽ của bác Văn Lâm rất có tính thuyết phục,mong rằng phía chống TPP đưa ra lý lẽ để tramh luận với bác ấy,như thế mới thú vị.Kẻ này xin lót dép ngồi hóng.

      Xóa
    2. Hiện đang bán cho bọn đóng khố Tây mỗi năm 18 tỷ đấy. Thế tranh luận cái gì hả nặc?

      Xóa
  4. Thật ra Đảng ta lo nhất khi vào TPP là cái khoản công đoàn độc lập.Nếu công nhân có nhiều những công đoàn của họ tự lập ra thì cái công đoàn nhà nước kia sẽ mất tất cả.Hu hu.

    Trả lờiXóa
  5. Cứ làm như Venezuela là được đấy các bạn ạ.Họ xong chủ nghĩa xã hội rồi đấy,thành công to lắm cơ.

    Trả lờiXóa
  6. Khi kinh tế đã đa thành phần thì chính trị trước sau gì cũng phải đa nguyên,đó là con đường đi của văn minh tiến bộ nhân loại,VN không phải là quốc gia tiên phong nên chẳng có gì phải đắn đo.

    Đảng CSVN tuy còn nhiều lúng túng và yếu kém trong đường hướng phát triển kinh tế xã hội nhưng là lực lượng chính trị chưa thể thay thế trong lúc này ở VN.

    Sớm tự tin và cởi mở hơn trong đổi mới tư duy chính trị ,Đảng CSVN có cơ hội tự làm mới mình và thắng trong mọi cuộc cạnh tranh giành , giữ trọng trách cầm quyền ở VN.

    Lo ngại các công đoàn độc lập chỉ là tâm lý kẻ yếu bóng vía sợ bóng ma .

    Tổ chức công đoàn ở đâu thì mục tiêu của họ là đấu tranh với giới chủ để đảm bảo quyền lợi theo pháp luật,là cuộc đấu tranh có tính cộng sinh chứ không phải đấu tranh tiêu diệt lẫn nhau(chuyên chính vô sản gì gì...đó như ông Mác nói) .

    Hiện nay công đoàn ở VN còn đang ăn theo(hưởng kinh phí 2% quỹ lương)nên chỉ nói leo,không quyết được gì cả .

    Vũ khí quan trọng nhất của công đoàn với giới là đinh công thì công đoàn cũng không có năng lực điều hành và cũng không được quyền .

    Lý do có thể là khu vực Nhà nước kinh doanh còn lớn nên CN đình công là ảnh hưởng kinh tế Nhà nước .Tuy nhiên cũng vì thế mà các hành vi làm thất thoát tham nhũng của giới lãnh đạo DNNN và công quyền ngang nhiên tồn tại ,góp phần bóc lột công nhân ,bóc lột nhân dân mà Đảng CSVN không thể triệt hóa được...

    Vì thế ba lực lượng chính trong một quá trình sản xuất cơ bản là Vốn(giới chủ ),Lao động(công đoàn của công nhân) và công nghệ (trí thức )sẽ là hiện thân của ba dòng thác chính trị cùng ganh đua cạnh tranh chính trị trách nhiệm cầm quyền ở Vn trong tương lai gần,trong đó không ai khác là Đảng Lao động(tiền thân của Đảng CSVN hiện nay) sẽ tiếp tục sự nghiệp cách mạng của mình song hành cùng với tổ chức công đoàn ,công nhân,yếu tố năng động nhất trong trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của Đất nước.

    Trong thể chế đa nguyên chính trị vai trò các đảng đối lập đối với xã hội quan trọng không kém vai trò đảng cầm quyền .

    Không có đảng đối lập,đảng cầm quyền sẽ bung lên trời như một chiếc diều không dây vơi đủ mọi bất cập như chúng ta đang thấy ở VN hiện nay(không phải là VN trong giai đoạn trước 1975 khi VN chưa giành độc lập ,thống nhất).

    Trả lờiXóa
  7. Noi như mấy ông hóa ra lãnh đạo nhà nước ta ngu hết sao.tôi chưa thấy ai chống nhà nước chống đẩng bằng mấy ông. Phản động là mấy ông chớ còn ai vô đây nữa. Nói còn ngu hơn bọn rận chủ nữa. Bắt mấy ông tội tuyên truyền chống nhà nước tôi ủng hộ hai tay.nhứt là ông rận chủ nào cũng ngu,ông dbs và ông kim như ... L

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mới chỉ đạt đến mức phởn động thôi ông ạ. Nói rùi, giờ cô LH, Tiên Lãng, DLV và phởn động hết rùi. Còn các con rận như ông, No-U, Cờ Vàng là yêu nước và yêu cái Đờ phản động của các ông.

      Xóa
    2. Tui ko phải no u ko phải cờ vàng, ko rận chấy gì ở đây. Tui chỉ là người vn bình thường yêu tổ quốc sống tại vn thôi. Thấy bọn phởn động xuyên tạc đảng nhà nước là đập chết thế thôi

      Xóa
    3. Thế sao vu cáo chỗ này chống nhà nước chống đảng?

      Xóa
  8. Bọn bất chính biển thủ ODA, mua nhà bên Mỹ, cho con đi học bên Anh và giấu tiền ăn cắp ở Thụy Sĩ đang lo sợ TPP đổ bể đó cưng.

    Trả lờiXóa
  9. Kệ họ đi, bác DBS DBS.
    Những tên phá đám thì ta không nên đối đáp, tranh luận.
    Họ là rận thì ko biết gì đâu, chỉ chửi đổng vài câu vớ vẩn vậy thôi chứ họ không thể có khả nawbg trình độ để bàn vào nội dung đâu.

    Trả lờiXóa
  10. Đồng ý với con bò Kim Hoàng ở chỗ TPP không phải là phép lạ hay cơ hội gì quá sáng láng cho nền kinh tế và ngành dệt may. Ngược lại, TTP có thể tạo ra một số nguy cơ khiến ta bị bóc lột như con bò này phân tích.
    Không đồng ý với con bò này ở chỗ là đéo ai bắt Việt nam từ nay chỉ được mua bông (và các loại nguyên liệu) từ Mỹ và các nước trong khối - nếu không chứng minh được nguyên liệu mua trong khối thì chỉ phải chịu thuế cao và có thể lãi ít mà thôi. Hơn nữa các nước TPP cũng chả có cảnh sát đi theo dõi nổi chi tiết từng hợp đồng mua nguyên liệu đâu, rồi tụi sản xuất cũng có cách luồn lách hết, chúng nó chả khôn bằng vạn con bò máy lạnh Kim Hoàng.
    TPP nó có cả lợi và hại chứ chỉ lợi cho Mỹ thì có chó nó tham gia à?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bò và lợn nhất là những kẻ đánh đồng TPP và dệt may. Thậm chỉ chí có 2/29 chương là thương mại, 2/29 chương liên quan đến thương mại.

      Không có xuất xứ nội khổi thì khỏi zero thuế. Đồng ý với nặc như vậy. Nhưng không đồng ý với nặc luồn lách là được hết. Hơi bị khó đó, và nếu có thì cũng là tiền vào túi chúng nó.

      Cuối cùng, nặc cũng giống những con bò khác. TPP hoàn toàn bất lợi. Dệt may được giảm thuế 0% = 2 tỷ, bọn con buôn sẽ lấy 2 tỷ đó giảm giá kích cầu, chi vào quảng cáo. Số tiền đó rơi vào tay Mỹ. GDP có tăng, tuy không hoang đường 5% 10% 30% mà chỉ tí ti. Nặc có thấy các cửa hàng muốn bán nhiều quần áo bằng cách nào không nặc? Treo biển giảm giá 10%, 25% 50% đó. Qui luật cung cầu là vậy.

      Và bọn chủ sẽ bắt Nặc đạp máy khâu điên cuồng để tăng sản lượng. Tóm lại, Cái tý ti GDP kia là cái roi bò quất vào đuýt Nắc đó.

      Xóa
    2. Thánh nổ DBS gặp mẹ nó tớ là chiên gia bán quần áo roài: thánh phán bọn tớ off 10-25-50% để bán nhiều quần áo hơn chứng tỏ thánh mới là bò để tụi kinh doanh garment nó xỏ xâu mũi mà dắt đi nghe thánh. TTP ảnh hưởng gì tới dệt may là tùy vào thằng kinh doanh dệt may là chính - bọn kinh doanh tính toán thấy đéo lãi thì kệ mẹ TPP, có cũng như không, ai bắt chúng nó xuất khẩu lỗ mà thánh cứ nổ như bom vậy. Còn về nhập khẩu thì bọn Tàu làm rẻ rề nhập lậu qua biên giới mà bọn dệt may nó cũng đã chết đâu... Túm lại xin thánh bu bám lê la và phán in ít thôi, có phán thì cũng phán cho nó chất lượng một tẹo.

      Xóa
  11. Nhiều nước, không chỉ riêng Việt Nam, một số điều kiện của quốc gia mình chưa thể gia nhập TPP. Hẹn 2017 hoặc đến khi nào, xét nhiều mặt, hữu ích cho tổ quốc sẽ xin vào. Thế thôi. Trí khôn thì dân tộc nào chẳng có. Đừng vội nghĩ thằng Việt nó khờ, dắt nó đi đâu cũng được. Cực khó. Ru Em Ngậm Ngùi.

    Trả lờiXóa
  12. Ui dùi ui, vào TPP thì còn có cơ hội chiếm lĩnh thị trường may mặc dù phải chấp nhận gia công, cứ như hiện nay hàng may mặc của anh bạn lớn tràn ngập, cạnh tranh sao đây hở cô Tiên. Đã đói và yếu thì phải chấp nhận thui.

    Trả lờiXóa
  13. GG TL nên xem lại : vào TPP tác hại như vậy thì tại sao từ cấp cao nhất của chính phủ đến các ban ngành đêu` mong muốn được vào , chẳng lẽ họ ngây thơ hơn nhóm GGTL để vừa mất thời gian , lãng phí tiền bạc lại vừa mang tiếng ...ngu dột

    Trả lờiXóa
  14. ko lẽ mấy thánh-nặc -nổ- này là 1 sự lãng phí nhân tài của quốc gia...

    Trả lờiXóa
  15. http://karelphung.blogspot.com/2015/06/tpp-hoc-gi-tu-nafta.html

    TPP - Học gì từ Nafta?
    Lâu lâu đọc mấy bài của mấy anh chị nhà báo tung hê TPP mà chẳng hiểu thực ra họ có hiểu TPP là gì hay chăng? Vì sao các điều khoản đàm phán không công khai? TTP sẽ làm gì cho nền kinh tế dạng "tiểu nông" của Việt Nam?
    Trước tiên cần phải nhìn rõ thực tế:
    - Hầu hết nông nghiệp của Mỹ được cơ giới hóa và được nhà nước trợ giá bằng nhiều hình thức khác nhau và từ đó giá thành sẽ gần như không tăng hoặc tăng không đáng kể. Trong khi đó ở Việt Nam vẫn làm thủ công, dựa vào sức người là chính và nếu muốn cạnh tranh, chỉ có thể hạ giá thành tới mức tối đa điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của nông dân sẽ không tăng. Từ đó cho thấy, nông nghiệp Việt Nam không được hưởng lợi gì từ TPP.
    - Công nghiệp Việt Nam cho tới giờ vẫn ở thời kỳ sơ khai. Trong khi đó Hoa Kỳ đã đạt tới đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. Hầu hết các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với những ông chủ từ Hoa Kỳ và phá sản, bị thâu tóm là điều chắc chắn sẽ xảy ra và rốt cuộc Việt Nam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ, không sản xuất.

    Chưa xét tới khía cạnh luật pháp, nhà nước, doanh nghiệp, Việt Nam sẽ học được gì ở Mexico?

    Bài học lịch sử:


    Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada.

    Lợi và hại cho các bên qua thời gian:

    - Theo "Washingtoner Economic Policy Institut", khoảng 700.000 người ở Hoa Kỳ đã mất việc.(Public Citizen cho rằng khoảng 1 triệu). Do Nafta gây áp lực lên nền kinh tế của Mexico khiến cho làn sóng di dân sang Hoa Kỳ làm việc tăng cao. Tại Hoa Kỳ họ đã trở thành những công nhân lao động rẻ tiền, khiến cho thu nhập của người dân Hoa Kỳ vì cạnh tranh không được cải thiện mà phần lớn chảy vào túi tài phiệt: Tầng lớp thượng lưu khoảng 10% đã tăng thu nhập lên tới 24% và tầng lớp siêu giàu thậm chí tăng lên tới 58% trong vòng 10 năm.

    - Nông dân Mexico phải đối mặt với sức cạnh tranh quá lớn khiến cho đời sống ngày càng khó khăn. Một trong những ví dụ là khoảng 3 triệu nông dân trồng ngô mà người đại diện của họ là ông Héctor Carlos Salazar đã so sánh "Mexico chúng tôi chỉ có 29 triệu Ha đất trồng trọt, trong khi đó Hoa Kỳ có 179 triệu Ha. Mỗi năm Mexico trợ giá cho nông dân bình quân 700 USD thì Hoa Kỳ lên tới 21.000 USD."

    - Kể từ năm 1991 cho tới nay, khoảng 3000 nông dân trồng ngô đã mất việc cùng với khoảng 1 triệu nông dân khác trên cả nước. Từ đó dẫn tới Mexico sản xuất đủ lương thực ngày nay phải nhập khẩu 60% lúa mạch, 70% gạo.

    - Năm 2008 là thời điểm toàn bộ hàng rào thuế quan của Nafta được xóa bỏ cũng là thời điểm hàng loạt nông dân Mexico không còn khả năng sản xuất, phải bán ruộng đất và sau đó đi làm thuê.

    - Một số mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Mexico tăng lên tới 500% chỉ trong vòng chưa tới 20 năm. Ví dụ: Ngô, đậu, thịt gia súc, gia cầm. Phần đa các mặt hàng đó được bán tại Mexico dưới mức giá thành (của Mexico) 20% khiến cho nông dân Mexico không còn khả năng cạnh tranh.

    Kết luận: Trong lúc Mexico chưa kịp công nghiệp hóa thì ngành nông nghiệp đã gần như phá sản, đất nước phụ thuộc hoàn toàn vào Hoa Kỳ là chiếc bánh vẽ Nafta mang lại. Mexico quá khứ không phải là một nước nghèo, hậu quả còn như vậy. Nếu Việt Nam ký TPP, nội chiến là điều khó tránh khỏi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đừng nghĩ ngành nông nghiệp của Mỹ nó đơn giản. Nó không thiếu ăn để nhập gạo, ngô, đậu, trứng, thịt... từ VN đâu. Nó sẽ xuất khẩu giá cực rẻ với sản phẩm nông nghiệp đã được sản xuất theo kiểu công nghiệp hóa - biến đổi gien sản lượng cao.
      Ngành nông nghiệp VN cạnh tranh nổi không?
      VD: 1$ có thể mua được 12 lon cocacola ở Mỹ. Tức 22.000 VNĐ mua được 12 lon coca. Đây là giá thị trường, không phải giá từ nhà sản xuất bán sỉ cho các đại lý đâu. Giá sỉ 1 chai coca ở VN là 1200đ - 2000đ.

      Xóa
    2. Thằng này chắc post bài trong lúc đang ngáo đá. 1 đô nào mua được 12 lon Coca Cola ở Mỹ? Mày nghĩ ở đây toàn khỉ vượn đang đọc bài của mày chắc.
      Coca Cola là công ty Mỹ mà, nó nhập Coca Cola Mỹ về đập chết Coca Cola Việt làm gì hả thằng dở hơi?

      Xóa
    3. Cách đây lâu rồi thì mới có chuyện bán đại hạ giá 12 lon Coca $1. Bây giờ chẳng có chuyện đó. Ở máy bán, 75 cents một lon là rất rẻ rồi.

      Nhưng anh Nặc danh 22:11, bắp của Mỹ dùng hạt giống của mấy hãng như Monsanto sản xuất số lượng rất nhiều, dư sức xuất cảng đè bẹp thị trường nước khác (bắp Mỹ xuất cảng chiếm 39% của cả thế giới. Việt Nam nhập hạt giống này cũng được nhưng vì cây bắp không có hạt giống xài được nên sẽ phải mua hạt giống mỗi mùa, hoàn toàn lệ thuộc vào các công ty đó.

      Xóa
  16. TPP - Học gì từ Nafta?
    Lâu lâu đọc mấy bài của mấy anh chị nhà báo tung hê TPP mà chẳng hiểu thực ra họ có hiểu TPP là gì hay chăng? Vì sao các điều khoản đàm phán không công khai? TTP sẽ làm gì cho nền kinh tế dạng "tiểu nông" của Việt Nam?
    Trước tiên cần phải nhìn rõ thực tế:
    - Hầu hết nông nghiệp của Mỹ được cơ giới hóa và được nhà nước trợ giá bằng nhiều hình thức khác nhau và từ đó giá thành sẽ gần như không tăng hoặc tăng không đáng kể. Trong khi đó ở Việt Nam vẫn làm thủ công, dựa vào sức người là chính và nếu muốn cạnh tranh, chỉ có thể hạ giá thành tới mức tối đa điều đó đồng nghĩa với việc thu nhập của nông dân sẽ không tăng. Từ đó cho thấy, nông nghiệp Việt Nam không được hưởng lợi gì từ TPP.
    - Công nghiệp Việt Nam cho tới giờ vẫn ở thời kỳ sơ khai. Trong khi đó Hoa Kỳ đã đạt tới đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. Hầu hết các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với những ông chủ từ Hoa Kỳ và phá sản, bị thâu tóm là điều chắc chắn sẽ xảy ra và rốt cuộc Việt Nam sẽ trở thành một thị trường tiêu thụ, không sản xuất.

    Chưa xét tới khía cạnh luật pháp, nhà nước, doanh nghiệp, Việt Nam sẽ học được gì ở Mexico?

    Bài học lịch sử:


    Nafta - Hiệp ước tự do thương mại bắc châu Mỹ giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico ký kết cách đây 21 năm, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1994. Với lời hứa của chính quyền Hoa Kỳ rằng, hiệp ước sẽ tạo ra việc làm cho ít nhất 200.000 chỉ riêng ở Hoa Kỳ cùng với đó là sự tăng trưởng ngoạn mục về kinh tế cho Mexico, ổn định cho Canada.

    Lợi và hại cho các bên qua thời gian:

    - Theo "Washingtoner Economic Policy Institut", khoảng 700.000 người ở Hoa Kỳ đã mất việc.(Public Citizen cho rằng khoảng 1 triệu). Do Nafta gây áp lực lên nền kinh tế của Mexico khiến cho làn sóng di dân sang Hoa Kỳ làm việc tăng cao. Tại Hoa Kỳ họ đã trở thành những công nhân lao động rẻ tiền, khiến cho thu nhập của người dân Hoa Kỳ vì cạnh tranh không được cải thiện mà phần lớn chảy vào túi tài phiệt: Tầng lớp thượng lưu khoảng 10% đã tăng thu nhập lên tới 24% và tầng lớp siêu giàu thậm chí tăng lên tới 58% trong vòng 10 năm.

    - Nông dân Mexico phải đối mặt với sức cạnh tranh quá lớn khiến cho đời sống ngày càng khó khăn. Một trong những ví dụ là khoảng 3 triệu nông dân trồng ngô mà người đại diện của họ là ông Héctor Carlos Salazar đã so sánh "Mexico chúng tôi chỉ có 29 triệu Ha đất trồng trọt, trong khi đó Hoa Kỳ có 179 triệu Ha. Mỗi năm Mexico trợ giá cho nông dân bình quân 700 USD thì Hoa Kỳ lên tới 21.000 USD."

    - Kể từ năm 1991 cho tới nay, khoảng 3000 nông dân trồng ngô đã mất việc cùng với khoảng 1 triệu nông dân khác trên cả nước. Từ đó dẫn tới Mexico sản xuất đủ lương thực ngày nay phải nhập khẩu 60% lúa mạch, 70% gạo.

    - Năm 2008 là thời điểm toàn bộ hàng rào thuế quan của Nafta được xóa bỏ cũng là thời điểm hàng loạt nông dân Mexico không còn khả năng sản xuất, phải bán ruộng đất và sau đó đi làm thuê.

    - Một số mặt hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Mexico tăng lên tới 500% chỉ trong vòng chưa tới 20 năm. Ví dụ: Ngô, đậu, thịt gia súc, gia cầm. Phần đa các mặt hàng đó được bán tại Mexico dưới mức giá thành (của Mexico) 20% khiến cho nông dân Mexico không còn khả năng cạnh tranh.

    Kết luận: Trong lúc Mexico chưa kịp công nghiệp hóa thì ngành nông nghiệp đã gần như phá sản, đất nước phụ thuộc hoàn toàn vào Hoa Kỳ là chiếc bánh vẽ Nafta mang lại. Mexico quá khứ không phải là một nước nghèo, hậu quả còn như vậy. Nếu Việt Nam ký TPP, nội chiến là điều khó tránh khỏi!


    Trả lờiXóa
  17. Cuộc đàm phán TPP ở Hawaii đã kết thúc không kết quả. Mọi bên đồng ý sẽ tiếp tục đàm phán trong tương lai. Nhưng vì thời gian eo hẹp theo lịch trình chính trị của Mỹ nên có thể TPP phải chờ đến sau nhiệm kỳ của Obama. Theo một số nguồn tin thì đàm phán không có kết quả vì chính phủ Mỹ muốn được lợi về các hàng hóa "high tech" của Mỹ (chẳng hạn bảo đảm quyền lợi lâu năm cho thuốc men sản xuất từ Mỹ) nhưng không chịu bỏ những rào cản để bảo vệ nông nghiệp của họ.

    Trả lờiXóa
  18. Trần Sự Thậtlúc 17:31 3 tháng 8, 2015

    Các bác tranh luận ồn ào quá mà tối như hũ nút, phải chờ bác Đông La hết bận vụ gỡ các bài dự đoán máy bay MH370 trên trang blog của minh xong rồi sẽ có nhiều cao kiến của bậc thông thái đệ nhất thiên hạ để cho các bác sáng cái đầu ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái thằng La già biết cái giề về kinh tế mà phán - bây giờ có khi nó còn muốn đưa "thánh bà" nhà nó đi đàm phán TPP ấy chứ.

      Xóa
  19. Trần Sự Thậtlúc 18:40 3 tháng 8, 2015

    Bác Đông La đang bận thống kê số lượt truy cập vào blog của bác ấy để tự sướng nhưng có biết đâu nhiều lượt truy cập là vì tò mò xem bác ĐL còn có nhiều trò gì hay kỳ dị nữa không!

    Trả lờiXóa
  20. VN vào TPP thì khó khăn cũng chả kém đội tuyển bóng đá quốc gia VN gặp đội ngoại hạng Man.cty nước Anh hôm vừa rồi ở Mỹ Đình.

    Nhưng mà, nếu không vào cuộc hội nhập thì mãi mãi VN không thể thoát khỏi vùng trũng nghèo khổ lạc hậu của thế giới,nông nghiệp vẫn cứ ruộng từng mảnh bằng bàn tay chéo,công nghiệp thì gia công chiếm tỷ trọng lớn,năng suất lao động tồi tàn ,GDP thì vẫn phải dựa vào tài nguyên khoáng sản thô....

    Vậy muốn sánh vai với thiên hạ,VN không thể không tham gia ASIAN,AFTA,WTO,TPP...Cuộc lột xác nào mà không đau đớn .

    Thế giới có gần 200 quốc gia,đừng mong vào WTO , TPP... để cạnh tranh với Hoa kỳ hay Nhật bản mà vào để học những kỹ năng tổ chức quản lý kinh tế xã hội hiện đại,nắm bắt khoa học kỹ nghệ tiên tiến ,học mẹo mực cạnh tranh chinh phục thị trường ...để tránh bị thất bại tụt hậu ,ngang bằng và vượt cả trăm quốc gia còn lại trên thế giới.

    Hãy khiêm tốn , cầu thị tìm thày giỏi nhất mà học hỏi,đấy mới là tư duy đại cục đúng đắn .Chỉ khi kinh tế vững vàng an ninh mới ổn định,chủ quyền mới vững bền ...

    Tư duy chửi bới ,vuốt mặt hay đòi thắng thày ở VN chắc chỉ có "thánh nhân" Chí Phèo làm được!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đem cuộc sống của không biết bao nhiêu nông dân, bạn đem an ninh lương thực của VN ra để cho thằng thầy của bạn ném hạt giống biến đổi gene bệnh hoạn của tập đoàn tội ác Monsanto, Dow Chemical... (muốn hiểu sao tôi lại gọi là "tập đoàn tội ác" thì tìm hiểu xem trong chiến tranh VN chúng làm cái gì, ở Mexico hiện nay chúng làm cái trò gì...), để "học những kỹ năng tổ chức quản lý kinh tế xã hội hiện đại,nắm bắt khoa học kỹ nghệ tiên tiến ,học mẹo mực cạnh tranh chinh phục thị trường", thì tôi nói thật tôi chẳng hiểu bạn đang nghĩ cái gì. Thằng thầy của bạn nó có cho bạn ngóc đầu lên bằng những cái gì bạn học của nó không? Học mà chết thì học làm cái gì?

      "Chỉ khi kinh tế vững vàng an ninh mới ổn định,chủ quyền mới vững bền"
      Dính vào cái thằng thầy của bạn chỉ có tan nhà nát cửa như Ai Cập, Syria, Iraq, Nam Tư, Triều Tiên... thôi chứ ở đó mà vững vàng cái gì? Một lần nữa bạn lại đem tương lai dân tộc ra để thử nghiệm.

      "Cuộc lột xác nào mà chẳng đau đớn"
      Đúng vậy. Cái cuộc lột xác này chính là cuộc LỘT HỒN RA KHỎI XÁC đấy, nên nó đau lắm.

      Nói thêm:
      - Đừng có mà lôi Tây Âu, Nhật ra mà phản biện tôi vì Tây Âu, Nhật được Mỹ viện trợ không hoàn lại + tiến bộ KHKT có sẵn nên mới như ngày hôm nay. Bảo thằng thầy của bạn nó viện trợ không hoàn lại cho VN hả, ngủ thì ngủ chứ đừng có nằm mơ. Thằng thầy đạo đức giả đó nó nghĩ ra TPP để trói người ta vào nó chứ không phải đề nó dạy dỗ người ta cho bằng nó đâu. Mấy nước Tây Âu bây giờ cũng đang muốn thoát Mỹ rồi đấy.
      - Đừng lôi Đông Âu, Nhật, Hàn, Baltic ra mà phản biện tôi. Nhật, Hàn thì bây giờ nợ đã ở mức 200% GDP rồi. Các anh Đông Âu,Baltic thì đã đem hết cảng biển, sân bay và các tài sản công khác (kể cả các báu vật quốc gia như vương miện, gậy gộc của các vua chúa, mấy đây anh Thủ Yat của Ukraine vừa mới mang một món) sang IMF cầm cố để lấy tiền tăng trưởng giả tạo rồi (trước năm 75 ở bờ Nam sông Bến Hải cũng có thằng chơi trò này, giờ NN ta đang chịu hậu quả thay nó). Đúng vào ngày kỉ niệm 100 năm ngày các anh này thoát khỏi chế độ CS cũng là ngày thằng thầy của bạn đến siết nợ các anh đó đấy!

      Xóa
    2. XIn lỗi: "mới đây" chứ không phải là "mấy đây"

      Xóa