Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Nóng: Khủng bố ở Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 5 người chết

Một quả bom xe đã bùng nổ trong khu phố Kizilay của thủ đô Thổ ​​Nhĩ Kỳ Ankara làm  ít nhất năm người thiệt mạng.Đài truyền hình nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ TRT cho biết chiếc xe đã phát nổ gần một trạm xe buýt.Các nhân chứng nói rằng vụ nổ gần Công viên Guven,  gần nhiều cơ quan chính phủ. Một số xe bốc cháy.

Xem video clip hiện trường vụ nổ:
Xem trên Kênh của Bùi Ngọc Trâm Anh

Báo Hurriyet cho biết vụ nổ hôm nay xảy ra vào khoảng 18:41 giờ địa phương (tức 16:41 GMT, tức 23:41 giờ Hà Nội) ngày Chủ nhật, 13/3/2016. Báo này cũng nói rằng khu vực đã được sơ tán đề phòng trường hợp có một cuộc tấn công thứ hai.
Hãng tin Dogan cho biết năm người đã bị chết.
Xem video clip từ camera theo dõi:
Trên mạng youtube xuất hiện một video clip từ một camera theo dõi trên đường phố. Hình ảnh trong clip cho thấy một vài chiếc xe buýt qua lại gần Công viên Guven Park ở trung tâm thủ đô Thổ ​​Nhĩ Kỳ vào thời điểm tập trung đông người. Rồi xuất hiện một chiếc xe chạy qua, đi chậm lại và phát nổ.
Vụ nổ xảy ra gần một trung tâm mua sắm và gần nhiều trụ sở của Chính phủ, trong đó có Bộ Giáo dục.
Tháng trước, một vụ đánh bom trên một đoàn xe quân sự ở Ankara giết chết 28 người và làm bị thương hàng chục người.
Xem thêm một vài hình ảnh vụ khủng bố 13/3/2016:




 



Bùi Ngọc Trâm Anh

17 nhận xét:

  1. Gúc gù Tiên lãng đưa tin sớm hơn Tiếng nói Hoa cầy!
    -----
    Nổ lớn rung chuyển thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất 27 người chết
    Một vụ nổ lớn đã xảy ra tại quảng trường chính ở thủ đô Anakara của Thổ Nhĩ Kỳ hôm Chủ nhật, làm thiệt mạng ít nhất 27 người và làm bị thương 75 người.

    Nhà chức trách cho biết vụ nổ xảy ra trên quảng trường Kizilay, một khu trung tâm mua sắm và giao thông chính gần những đại sứ quán nước ngoài và những tòa nhà chính phủ.

    Vụ tấn công xảy ra hai ngày sau khi Đại sứ quán Mỹ ra cảnh báo an ninh về một âm mưu tiềm năng tấn công trung tâm Ankara và yêu cầu công dân Mỹ tránh khỏi khu vực này.

    Thủ tướng Ahmet Davutoglu đã triệu tập một cuộc họp an ninh khẩn cấp sau vụ đánh bom hôm Chủ nhật.

    Kênh tin tức NTV cho biết một chiếc xe hơi được cho là chứa đầy chất nổ phát nổ gần một chiếc xe buýt. Một số xe hơi bén lửa và hình ảnh trên truyền hình cho thấy một số xe bị cháy rụi.

    Dogan Asik, một hành khách đi xe buýt khi vụ nổ xảy ra, kể: "Chúng tôi bị hất tuốt ra sau xe buýt vì sức nổ." Asik bị thương trên mặt và cánh tay.

    Vụ nổ xảy ra chưa đầy một tháng sau khi một vụ đánh bom xe ở thủ đô giết chết ít nhất 29 người.

    Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng vụ tấn công được thực hiện bởi một người đàn ông Syria có liên hệ với những nhóm dân quân người Kurd.

    Ankara vẫn đang chiến đấu chống lại Đảng Công nhân người Kurd, hay PKK, bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Đảng này vẫn đang chiến đấu một cuộc chiến tranh du kích kéo dài 30 năm qua đòi quyền tự trị của người Kurd ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

    Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã bị Nhà nước Hồi giáo nhắm mục tiêu tấn công. Nhóm chủ chiến này bị quy trách cho vụ đánh bom tự sát hồi tháng 10 năm ngoái tại một cuộc tụ tập vì hòa bình ở Ankara làm thiệt mạng hơn 100 người—là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nhà nước hiện đại vào năm 1923.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bản tin của GGTL 3 giờ trước còn VOA 31 phút trước

      Xóa
  2. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ ngăn chặn báo chí đưa tin về cuộc tấn công khủng bố ở Ankara
    ANKARA (Sputnik) – Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt hạn chế đưa tin bài phản ánh sự kiện tấn công khủng bố ở Ankara trên các phương tiện truyền thông, - như thông báo của Hội đồng tối cao Thổ Nhĩ Kỳ về phát thanh truyền hình hôm Chủ nhật.
    Bom nổ ở trung tâm Ankara, nhiều nạn nhân thương vong (Video)
    Lệnh cấm liên quan đến truyền trực tiếp quang cảnh hiện trường, phát sóng hình ảnh thời điểm vụ nổ và những gì xảy ra sau đó, trong đó có cấm hiển thị hình ảnh các nạn nhân. Ngoài ra, tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu có vấn đề với việc tr

    Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/middle_east/20160314/1311324.html#ixzz42p3B6o9e



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngoài ra, tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu có vấn đề với việc truy cập mạng Facebook và Twitter, mặc dù chưa chính thức công bố khóa lối truy cập.

      Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/middle_east/20160314/1311324.html#ixzz42p4Vn3jk

      Xóa
  3. Cập nhật thông tin mới nè:
    Số người chết trong vụ khủng bố lên tới con số 34; bị thương là 125
    Жертвами теракта в Анкаре стали 34 человека, 125 ранены - Минздрав
    РИА Новости Украина: http://rian.com.ua/world_news/20160313/1006612675.html

    Trả lờiXóa
  4. tôi dự đoán ở thổ sẽ có đảo chính thôi.
    Tổng thống Thổ không lượng sức mình, chọc giận gấu Nga rồi hung hăng điều quân đội đàn áp ng Cuốc ở trong nước, rồi tấn công syria...

    Trả lờiXóa
  5. Hải chiến Trường sa ( Gacma )lúc 07:35 14 tháng 3, 2016

    Nhắc nhớ những ngày bi tráng tháng 3-1988 ở Trường Sa, đại tá Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu HQ-505 đã kiên cường trấn giữ thành công đảo Cô Lin trước họng súng xâm lược, vẫn đanh giọng.

    Chỉ còn vài ngày nữa là Tết Mậu Thìn 1988. Đồng bào trên bờ đã chuẩn bị đón xuân. Vợ con chiến sĩ cũng khấp khởi đợi mong bóng chồng, cha mình trở về. Nhưng lực lượng hải quân chúng tôi lại đang trong tình hình hết sức căng thẳng vì diễn biến ngày càng nóng bỏng ở Biển Đông.

    Một lần nữa Tổ quốc lại bị quấy phá, rình rập xâm lược. Những người lính biển chúng tôi phải siết chặt tay súng, gác nỗi niềm gia đình, sẵn sàng đổ máu vệ quốc...

    Xuất phát ngày cuối năm

    Ngày 13-2-1988, đúng 27 tháng chạp, chúng tôi được lệnh xuất phát ra Biển Đông từ vịnh Cam Ranh. Tình hình căng như thùng thuốc súng sắp nổ. Bằng mọi giá chúng tôi phải hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa trong chiến dịch CQ-88.

    Nhiều anh em tình nguyện hủy phép tết. Tôi lo các chiến sĩ trẻ buồn, nhưng mọi người đều hăng hái ở lại nhận nhiệm vụ.

    Giờ lên đường...

    Tôi cho lệnh rúc mấy hồi còi tàu tạm biệt đất liền thay lời hứa tất cả sẵn sàng vì Tổ quốc. Mũi tàu rẽ sóng vượt vịnh Cam Ranh, hướng ra phía Mặt trời mọc. Nhiều chiến sĩ trẻ ngoái lại nhìn đất liền lần cuối...

    Chiếc hải vận hạm này do tôi làm thuyền trưởng có nguồn gốc từ hải quân Việt Nam Cộng hòa, được tiếp quản sau tháng 4-1975. Loại tàu quân sự hạng trung chuyên dụng đổ bộ xe tăng và thủy quân lục chiến của Mỹ trong Thế chiến thứ 2.

    Nó thuộc lớp tàu LST-491 được khởi đóng tại Mỹ vào đầu tháng 10-1943, đã tham chiến trận đổ bộ lịch sử của quân đồng minh vào bờ biển Normandie, Pháp giữa năm 1944.

    Thế chiến kết thúc, chiếc hải vận hạm được đổi tên thành USS Bulloch County mang số hiệu LST-509. Đến năm 1970, nó được chuyển giao cho hải quân Việt Nam Cộng hòa với tên gọi mới là dương vận hạm Quy Nhơn, số hiệu HQ-504.

    Sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa đầu năm 1974, chiếc tàu này được sử dụng chuyên chở vật liệu, binh sĩ ra xây dựng căn cứ bảo vệ quần đảo Trường Sa cùng chiếc khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-04.

    Sau bước ngoặt lịch sử chiến tranh kết thúc năm 1975, con tàu thuộc lực lượng hải quân Việt Nam và có tên mới là HQ-505.

    Tuy chỉ tiếp quản tàu, nhưng tôi đã có thời gian làm quen với tàu. Trong thời gian giúp đỡ nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng của Khmer Đỏ, HQ-505 thuộc hạm đội 171, chở chiến sĩ, vũ khí đổ bộ lên chiến trường nước bạn.

    Năm 1981, tàu được biên chế về lữ đoàn 125 hải quân. Là thuyền trưởng tàu vận tải này, tôi cùng đồng đội đã nhiều chuyến ngang dọc xây dựng, bảo vệ Biển Đông, kể cả chở gạo miền Nam ra Bắc, vật tư xây dựng công trình thủy điện Trị An...

    Thời tiết đầu năm 1988 thất thường. Gió mùa đông bắc lúc lặng lúc thổi dữ dội. Trong chuyến hải trình đặc biệt ra Trường Sa này, ngoài 40 chiến sĩ hải quân, hàng hải trên tàu còn chở thêm 60 chiến sĩ ngành công binh ra xây dựng đảo.

    Đặc biệt, tàu còn kéo theo chiếc LCU 556 và pôngtông Đ02 chở vật tư xây dựng đảo.

    Lẽ ra chiếc tàu đổ bộ cỡ nhỏ LCU có thể tự hành, nhưng cấp trên chỉ thị cho tôi sử dụng HQ-505 phối hợp kéo luôn để tiết kiệm xăng dầu trong hoàn cảnh đất nước đang cực kỳ khan hiếm nhiên liệu phục vụ dân sự lẫn quốc phòng.

    Bình thường, chúng tôi chỉ đi khoảng hai ngày một đêm để vượt mấy trăm hải lý ra đảo Đá Lớn, nhưng chuyến đi này mất ròng rã đến năm ngày trong điều kiện sóng to gió lớn và phải chở, kéo nặng.

    Đến thời điểm 1988, chiếc HQ-505 cũng tròn 44 tuổi hoạt động trên biển và trải qua mấy cuộc chiến lớn nên đã xuống cấp nghiêm trọng.

    Hải quân đã cố gắng bảo trì, duy tu tàu trong điều kiện không có phụ tùng phù hợp thay thế. Tôi và đồng đội trực tiếp vận hành con tàu cũng phải cố gắng bảo quản kéo dài tuổi thọ máy móc, thiết bị để tàu hoạt động ở mức ổn định nhất có thể.

    Trả lờiXóa
  6. Hải chiến Trường sa ( Gacma )lúc 07:37 14 tháng 3, 2016

    Với những hải trình sóng gió bình thường, chiếc hải vận hạm dài 100m, rộng 15m, gần 4.000 tấn toàn tải này là một trong những phương tiện chuyên chở hải quân tốt nhất bấy giờ. Nhưng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt gió mùa đông bắc, lại phải kéo chiếc LCU, nó vẫn chao đảo dữ dội.

    Nhiều chiến sĩ công binh trẻ chưa kinh nghiệm đi biển bị say sóng, ói mật xanh mật vàng. Tôi phải chỉ cách bấm huyệt, giảm mức độ say sóng và khích lệ anh em ca hát, quên đi sóng gió... Tổ bếp cũng tích cực nấu thêm cháo phục vụ anh em không nuốt cơm nổi.

    Mọi người đều hiểu trách nhiệm phía trước rất nặng nề và thiêng liêng. Tất cả phải bảo đảm sức khỏe, sẵn sàng vì Tổ quốc đang bị lăm le xâm lược.

    Trong chuyến hành quân đặc biệt này tôi là người lớn tuổi nhất. Tôi sinh sau cuộc Cách mạng Tháng 8-1945 lịch sử của dân tộc đúng một năm, ở xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Tháng 2 đầu năm 1988, tôi được 23 năm 5 tháng trong quân ngũ.

    Những lúc nghỉ ngơi, nhiều chiến sĩ trẻ cứ tếu táo gọi tôi là “bố” mặc dù lúc ấy con tôi mới đi học lớp 8. Trên tàu ngoài tôi là thiếu tá thuyền trưởng còn có đại úy Võ Tá Du làm chính trị viên, đại úy thuyền phó 1 Đậu Anh Tư, đại úy thuyền phó 2 Nguyễn Huy Cường...

    Suốt năm ngày ròng rã tiến ra đảo Đá Lớn, tôi hiếm khi rời phòng lái. Ai cũng căng mắt quan sát mặt biển, đề phòng phía Trung Quốc quấy rối. Sau khi xâm lược Hoàng Sa năm 1974, nước này bắt đầu nhòm ngó đến quần đảo Trường Sa.

    Năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản Trường Sa, đối phương cũng cho tàu chiến giả trang đến theo dõi nhưng chưa dám làm gì. Sau khi bất ngờ xua quân đánh phá biên giới phía Bắc, họ gia tăng xâm nhập xuống quần đảo Trường Sa.

    Đến những năm 1986, 1987, tình hình ngày càng nóng lên. Từ những con tàu giả trang lén lút ẩn hiện, chiến hạm Trung Quốc công khai lộ rõ mặt đe đọa, hung hãn cản phá hoạt động bảo vệ chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở Trường Sa.

    Là những người lính từng đi qua chiến cuộc vệ quốc, chúng tôi hiểu đạn đã lên nòng súng quân xâm lược. Tôi bảo với đồng đội: “Nếu phải hi sinh đến người cuối cùng để bảo vệ Tổ quốc, tất cả chúng ta vẫn sẵn sàng”. Anh em đồng thanh hô to: “Sẵn sàng, sẵn sàng”...

    Lòng tham của Trung Quốc ngày càng lộ rõ theo quá trình Việt Nam thăm dò dầu khí thuộc chủ quyền của mình. Năm 1974, chính quyền Sài Gòn khởi động thăm dò dầu khí, họ liền ra tay xâm lược Hoàng Sa.

    Khi chúng tôi tiếp tục nỗ lực khai thác dầu khí, Trung Quốc cũng gia tăng áp lực xâm chiếm Trường Sa và vùng biển phía dưới.

    Nhiều đợt chúng tôi lắp đặt giàn khoan, tàu chiến Trung Quốc vây quanh nhưng không làm gì được trước thái độ đúng mực và kiên quyết của người Việt Nam trên thềm lục địa chủ quyền của mình.

    Ông NGÔ THƯỜNG SAN (nguyên tổng giám đốc Tổng công ty

    Trả lờiXóa
  7. Hải chiến Trường sa ( Gacma )lúc 10:29 14 tháng 3, 2016

    Việc tưởng niệm 64 tử sỉ bảo vệ Gạc Ma 28 năm nay không còn bưng bít được nữa nên các báo mạng quốc doanh như Sài Gòn Giải Phóng, Người Lao Động, Tiền Phong, Dân Trí… mới xì ra. Đặc biệt hôm 12-3, VNExpress đăng một video clip “Gạc Ma, trận hải chiến bị lãng quên” với nội dung tóm tắt như sau:

    “Trận hải chiến bảo vệ chủ quyền cụm đảo chìm Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao (quần đảo Trường Sa), với 64 liệt sĩ ngã xuống giữa làn đạn của quân Trung Quốc xâm lược cách đây 28 năm, không được nhiều người biết đến”. (VNEpress online ngày 12-3-2016)

    Thi hành quân lệnh, khi giáp mặt quân thù, theo sự nhớ lại của trung sĩ Lê Hữu Thảo người chiến sĩ giữ đảo kể lại người nghe không tránh khỏi bùi ngùi.

    “Tôi đếm có 49 lính TQ mang AK và một tên chỉ huy dáng người cao to mang súng ngắn. Chúng bao vây theo thế vòng cung men theo bãi san hô, những chỗ vòng vây gần nhất, hai bên cách nhau chỉ chừng một mét.

    Các chiến sĩ hải quân Việt Nam đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ Quốc…

    Sau một hồi giằng cờ và uy hiếp tinh thần, tên sĩ quan chỉ huy TQ bắn súng chỉ thiên phát lệnh rồi chỉa thẳng vào bụng trung úy Phương, bóp cò. Anh Phương ngã xuống, tay vẫn giữ chặt lá cờ Tổ Quốc. Một tên khác xông lên chỉa thẳng súng vào đầu trung úy Phương nhả đạn…

    Giữa vòng vây quân thù, binh nhất Nguyễn Văn Lanh vừa đỡ lá cờ trên tay trung úy Phương vừa đá văng khẩu súng trên tay tên sĩ quan TQ. Một tên lính gần đó đâm lưỡi lê vào binh nhất Lanh. Anh gục xuống nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ. Liền sau đó, tiếng đạn nổ chát chúa, lính TQ dùng súng AK bắn xối xả vào các chiến sĩ trên đảo”. (VNExpress online ngày 13-3-2016)

    Nhắc đến cuộc chiến ở đảo Gạc Ma, tưởng cũng nên nhắc lại khi quân Trung cộng tiến chiếm Gạc Ma theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai kể thì Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ là tướng Lê Đức Anh ra lệnh binh sĩ giữ đảo “không được bắn lại”.

    “Một bộ trưởng Bộ trưởng Quốc phòng thấy giặc nó xâm lấn bờ cõi của mình mà ra lệnh không được chống lại, đứng im như thế cuốn cờ lên mình để cho nó nã súng nó bắn!”

    Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh:

    “Tôi cho rằng lúc bấy giờ ông Lê Đức Anh được đưa lên làm Bộ trưởng Quốc Phòng mà làm cái việc như thế là một việc phản quốc. Ra lệnh không được bắn lại để cho TQ nó giết chiến sĩ của mình như là bia sống thì tôi cho đó là một hành động phản động, phản quốc”.

    Trả lờiXóa
  8. Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Medvedev cực lực lên án cuộc khủng bố ở thủ đô TNK và gửi lời chia buồn đến thân nhân người bị nạn...
    Президент России Владимир Путин решительно осудил теракт в Анкаре, а также выразил соболезнования народу Турции в связи с многочисленными жертвами. Об этом сообщил пресс-секретарь главы государства Дмитрий Песков. "Владимир Путин самым решительным образом осуждает бесчеловечный теракт в Анкаре, - сказал пресс-секретарь. - Президент России скорбит вместе со всем турецким народом, который подвергся очередной атаке террористов, в связи с многочисленными человеческими жертвами".

    Премьер-министр РФ Дмитрий Медведев подчеркнул, что таким преступлениям не может быть оправдания. Об этом сообщила пресс-секретарь главы правительства Наталья Тимакова. "От имени правительства Российской Федерации и от себя лично выражаю соболезнования в связи с многочисленными жертвами в результате террористического акта в Анкаре", - заявил Медведев в телеграмме, направленной народу Турецкой Республики.


    Подробнее на ТАСС:
    http://tass.ru/mezhdunarodnaya-panorama/2735369

    Trả lờiXóa
  9. Rân trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rân trủlúc 11:30 14 tháng 3, 2016

    Rận xĩ Hải chiến Trường sa ( Gacma )10:29 Ngày 14 tháng 03 năm 2016 dốt đặc cán mai khi chép về đây bài xuyên tạc bịa đặt của Báo Bồn Cầu:
    -----
    Hải chiến Trường sa ( Gacma )10:29 Ngày 14 tháng 03 năm 2016
    Việc tưởng niệm 64 tử sỉ bảo vệ Gạc Ma 28 năm nay không còn bưng bít được nữa nên các báo mạng quốc doanh như Sài Gòn Giải Phóng, Người Lao Động, Tiền Phong, Dân Trí… mới xì ra. Đặc biệt hôm 12-3, VNExpress đăng một video clip “Gạc Ma, trận hải chiến bị lãng quên” với nội dung tóm tắt như sau:

    ...
    ------
    Báo Bồn Cầu xuyên tạc bịa đặt một cách cố ý. Nhưng rận xĩ Hải chiến Trường sa ( Gacma )10:29 Ngày 14 tháng 03 năm 2016 chẳng lẽ không biết rằng báo chí VN những năm trước đây hay ngay cả ở Google.tienlang đã có hàng loạt bài về Gạc Ma?

    Trả lờiXóa
  10. Sáng qua gã uống trà, nhấm mứt gừng với gs Tương Lai và gs Đào Công Tiến. Gã độp hỏi theo gs Tương Lai thì sáng 14.3 này Lễ Tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma có bị ai đó cản trở không? Gs hỏi ngược lại gã, theo cậu thì sao?

    Gã vòng vo một đẫn, nào là sau Đại hội 12 rõ ràng báo chí của Đảng có mạnh mẽ hơn khi lên án Trung Quốc quấy phá ở Biển Đông.Nào là lần đầu tiên gã nghe ông Nguyễn Phú Trọng và ông Vương Đình Huệ khi tiếp Tống Đào đặc phái viên của Tập Cận Bình đã yêu cầu Trung Quốc phải nói đi đối với làm.Nào là chú Đinh La Thăng chắc chắn nhận ra có kẻ nào chơi xỏ mình làm mất mặt mình ngay những ngày mình vừa nhận chức bí thư thành ủy đã xua quân đàn áp và trơ tráo đến tàn nhẫn, đến mất liêm sỉ phá nát những vòng hoa của nhân dân Sài Gòn tưởng niệm ngày 17.2 ngày Trung Quốc đem 600.000 quân xâm chiếm nước ta.

    Tóm lại, theo gã là các bố lãnh đạo Sài Gòn sẽ để yên như Hà Nội đã từng để yên.

    Thế rồi chiều nay, tức thì gã được tiếp một đoàn cán bộ Phường tới...thăm.

    Gã quá biết lí do rồi. Gã cười, chuyện ngày mai 14.3, Gạc Ma phải không? Mấy chú cán bộ Phường hê hê cười. Gã nói một lèo về ba quả bom khổng lồ anh bạn Trung cộng đang cài giờ cho nổ và đã cho nổ ở VN.

    1.Biển Đông.

    2.Kinh tế bẩn với hàng triệu tấn thực phẩm, hóa chất giết người độc hại.

    3.Những con đập khổng lồ chặn nguồn nước ngọt trên thượng nguồn sông Mê Công.

    Mấy chú cán bộ Phường đều có gốc dân miền Tây ào ào tố quê mình đang bị quá trời hạn. Gã bảo : Nước sông là của Trời cho dân ta bao đời nay. Một chú cán bộ Phường nổi đóa: Đâu phải của tụi nó mà tụi nó chặn? Chết! Lúa chết! Quê mình là vựa lúa mà lúa chết thì dân mình sống sao hở Trời?

    Gã chuyển kênh, chốt hạ: Mai 9 g anh sẽ đi thắp nhang ở Tượng đài Trần Hưng Đạo cho các anh hùng chống bọn Trung cộng xâm lược đã hy sinh bảo vệ Trường Sa. Có chú nào muốn thắp nhang thì đi theo anh nhá!

    Chia tay. Những cái tay bắt chặt ra phết.

    Lưu Trọng Văn

    (FB Lưu Trọng Văn)

    Trả lờiXóa
  11. Hà Nội tuần hành, Sài Gòn mitting tưởng niệm chiến sĩ Gạc Malúc 13:12 14 tháng 3, 2016

    Sáng nay, buổi lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh vì chủ quyền đất nước tại đảo Gạc Ma vào ngày 14/3/1988 đã diễn ra đồng thời tại Hà Nội và Sài gòn.
    Vì nhà cầm quyền trong mấy chục năm qua, bưng bít và ngăn cản việc tưởng niệm nhớ ơn các liêt sĩ chống Tàu cộng hy sinh tại biên giới phía Bắc, tại Hoàng Sa và tại Gạc Ma, nên người dân đã phải tự đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm vào các ngày 19/1, 17/2 và 14/3 hằng năm.

    Buổi lễ tưởng niệm sáng nay dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ tại Hà Nội đã biến thành cuộc diễn hành quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm vinh danh những anh hùng liệt sĩ và phản đối bè lũ xâm lược Tàu cộng và tay sai.

    Dù bị ngăn chặn quyết liệt, nhưng những người dân yêu nước Sài Gòn cũng vẫn có mặt tại tượng đài Trần Hưng Đạo để làm lễ dâng hoa và thắp hương cho các liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma vào năm 1988

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Qua cuộc tưởng niệm liệt sĩ 17/2 và cuộc này 14/3, cho thấy Phạm Quang Nghị và Nguyễn Thế Thảo hà khắc, ráo riết, coi thường dân chủ, có khi cũng ăn tiền của Trung Nam Hải, nịnh Tàu hết cỡ.
      Dạo đó Nguyễn Đức Chung làm Giám đốc CA Hà Nội chắc cũng phải nghiêm lệnh của Nghị, Thảo. Nay khác hẳn, không có lũ DLV mất dạy, vô học đem giăng cờ đảng, đem cờ đảng ra dọa nhưng trở thành hạ nhục, bêu riếu đảng như 14/3 năm ngoái.

      Xóa
    2. Mấy thằng ăn không ngồi rồi , lợi dụng ngày hi sinh của các anh hùng liệt sĩ để gây rối , làm mất trật tự xã hội . Càng ngày càng cực đoan với đám rận chủ này .

      Xóa
    3. Bọn dư rận viên là mấy thằng ăn không ngồi rồi, chuyên gây rối, làm mất trật tự xã hội cướp vòng hoa. Hỗn hào với các bậc cha chú. Càng ngày càng cực đoan với đám dư rận viên này he he...

      Xóa
  12. Người ta đang nói vu Thổ bị bom.Sao có mấy thằng ngu vô nói chiện Gạc Ma cà.Mấy thằng này không biết đọc hay bị liệt khu đọc của não?

    Trả lờiXóa