Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

PUTIN ĐÃ CỨU ERDOGAN- TỔNG THỐNG THỔ KHỎI "SỐ PHẬN NGÔ ĐÌNH DIỆM" NHƯ THẾ NÀO?

Tình báo Nga đã thông tin cho ông Erdogan về vụ đảo chính vài tiếng trước khi xe tăng xuất hiện ở Istanbul và Ankara tối 15/7.
 Иранские СМИ: Эрдогана спасло Минобороны России
 
По данным дипломатов из Анкары, Минобороны России предупредило президента Турции Тайипа Эрдогана о неизбежном военном перевороте в стране за несколько часов до того, как была начата атака мятежников.
Xem toàn bài:

TRUYỀN THÔNG IRAN: ERDOGAN ĐÃ ĐƯỢC CỨU SỐNG BỞI BỘ QUỐC PHÒNG NGA
Thông tin trên được hãng thông tấn Iran Fars News đưa ra ngày 21/7, gần 1 tuần sau vụ đảo chính quân sự bất thành diễn ra tại thành phố Istanbul và thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo đó, tình báo Nga đã thu thập được các thông tin liên lạc giữa các sĩ quan cao cấp của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy họ đang âm mưu tiến hành đảo chính lật đổ Tổng thống Erdogan và công tác chuẩn bị đang diễn ra. Thông tin trên sau đó được Nga chia sẻ với Cơ quan Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.

Far News dẫn lời một quan chức ngoại giao Nga cho biết, trong nội dung thông tin liên lạc mà phía Nga thu thập được, các binh sĩ tham gia đảo chính được ra lệnh bắt giữ hoặc tiêu diệt Tổng thống Erdogan, người đang đi nghỉ tại thị trấn Marmaris.
Tình báo Nga cho biết quân đảo chính đã cho đặc nhiệm quân đến khách sạn tổng thống Thổ và gia đình đang nghỉ để bắt. Erdogan đã rời khách sạn 15 phút trước khi bị tấn công.

Quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã xấu đi trông thấy sau vụ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ cường kích Su-24 của Nga đang làm nhiệm vụ tiêu diệt IS tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria hồi tháng 11/2015. Tuy nhiên, quan hệ giữa 2 bên gần đây đã được cải thiện sau khi ông Erdogan đích thân xin lỗi Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 6 vừa qua.

Fars News cho biết: “Nguồn tin ngoại giao Nga tiết lộ, chính sự thay đổi trong chính sách ngoại giao của ông Erdogan đối với Nga đã “trở thành nguyên nhân chính thúc đẩy các nước khác hối thúc và ủng hộ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành đảo chính. Việc ông Erdogan nối lại quan hệ với Nga đã cứu sống ông”.

Dù cả Chính phủ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều không ra tuyên bố chính thức liên quan đến thông tin nói trên, giới chức quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 19/7 đã ra thông cáo khẳng định Cơ quan Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được một vài cảnh báo trước khi vụ đảo chính diễn ra.
Cuộc đảo chính bất thành đó đã khiến gần 300 người thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc giáo sĩ Fethullah Gulen- người đang sống lưu vong tại Mỹ và từng là đồng minh của ông Erdogan- là người đứng sau đạo diễn vụ đảo chính này. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã yêu cầu Chính phủ Mỹ dẫn độ ông Gulen về nước để xét xử nhưng phía Mỹ từ chối.

Hoàng Ngân Thương

36 nhận xét:

  1. Phóng viên Tự dolúc 13:43 21 tháng 7, 2016

    Thổ 'nhốt' 1.500 quân Mỹ tại Incirlik, đòi trao đổi Gulen?
    Việc Thổ "nhốt" 1.500 quân Mỹ cùng gia đình ở căn cứ không quân Incirlik, có thể nhằm đòi trao trả giáo sĩ Gulen.
    Quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên rối ren, khi Ankara "nhốt" khoảng 1.500 quân nhân Mỹ cùng gia đình ở căn cứ không quân Incirlik.

    Debkafile ngày 20/7 đưa tin,Thổ Nhĩ Kỳ đã “nhốt” khoảng 1.500 quân nhân Mỹ và gia đình họ, cùng kho vũ khí hạt nhân trong căn cứ không quân Incirlik.

    Theo đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã ra lệnh quân nhân Mỹ trong căn cứ không quân Incirlik sau vụ đảo chính quân sự bất thành hôm 15/7.

    Chính vì vậy, trong 4 ngày liên tiếp kể từ sau cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ hôm 15/7, không có cuộc không kích nào nhằm vào nhóm khủng bố IS tại Syria và Iraq từ căn cứ này.

    Nguồn tin quân sự của Debkafile cho biết, quyết định bất thường này gần như được đưa ra trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hôm 19/7.

    Tuy nhiên, điều khó hiểu ở đây là không quan chức Mỹ nào công bố việc Ankara “nhốt” quân nhân Mỹ tại căn cứ Incirlik cho công chúng.

    Bên cạnh đó, các nhà chỉ trích cũng không nêu lên sự việc trên tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa.

    Sự việc chỉ được đề cập một cách ngắn gọn trong một số ấn phẩm của Nga có tiêu đề: “Các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ đã vào khám xét căn cứ không quân Incirlik, nơi chứa vũ khí hạt nhân của Mỹ”.

    Debkafile cũng cho biết, những hầm sâu nằm gần dải đường băng của căn cứ này chứa vũ khí hạt nhân chiến thuật B61.

    Trong chiến dịch thanh trừng quy mô lớn của chính quyền Erdogan sau vụ đảo chính quân sự bất thành vừa qua, hàng trăm sĩ quan cảnh sát đi cùng các nhà điều tra của Văn phòng Tổng Công tố và Bộ Tư pháp là những người duy nhất được phép vào căn cứ Incirlik và chỉ trong trường hợp khẩn cấp mới có thể rời khỏi đó.

    Căn cứ không quân Incirlik đang bị lực lượng cảnh sát bao vây và ở trong tình trạng cắt điện trong nhiều ngày.

    Theo phỏng đoán, đây dường như là cách ông Erdogan sử dụng để biến hàng trăm người Mỹ ở căn cứ Incirlik thành “con tin”, nhằm gây sức ép buộc Washington dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính quân sự hôm 15/7 và hiện đang sống lưu vong tại Pennsylvania về Thổ Nhĩ Kỳ.

    Được biết, các quân nhân Mỹ trong căn cứ Incirlik đến từ nhiều đơn vị, bao gồm kỹ thuật, hậu cần, bệnh viện quân y, vận tải hàng không,...

    Ngoài ra, chỉ huy căn cứ không quân Incirlik là tướng Bekir Ercan cũng đã bị bắt giữ, vì tình nghi liên quan đến âm mưu đảo chính hôm 15/7 và sự biến mất bí ẩn của 42 chiếc trực thăng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ.

    Đến thời điểm hiện tại, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ, cách chức và sa thải hơn 50.000 người, trong đó có 9.000 cảnh sát, khoảng 3.000 thẩm phán,... Hàng nghìn giáo viên, hiệu trưởng các trường đại học bị sa thải vì tình nghi có liên quan đến giáo sĩ Gulen.

    Tuy nhiên, những lo ngại về số phận của các quân nhân Mỹ trong căn cứ Incirlik cùng những vũ khí hạt nhân trở nên rõ hơn, sau những tuyên bố của hai vị quan chức cấp cao trong chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ hôm 19/7.

    Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã ám chỉ, Mỹ có thể là những nhân tố đứng sau trong âm mưu đảo chính này.

    Trong khi đó, Bộ trưởng Lao động Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu viết trên tài khoản Twitter của ông rằng: “Mỹ đứng sau cuộc đảo chính này”.

    Sự thận trọng của chính quyền Tổng thống Obama đối vụ việc căn cứ không quân Incirlik bị chia cắt, dường như xuất phát từ mối lo ngại rằng sự trừng phạt của chế độ cai trị độc tài của Thổ Nhĩ Kỳ "vươn" đến mọi cơ quan của chính phủ và mọi tầng lớp trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ là một phần của một cuộc cách mạng Hồi giáo toàn diện đang diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ.

    Trả lờiXóa
  2. Ở đâu có bàn tay máu của CIA nhúng vào nơi đó sẽ tan nát ,Erdogan cẩn thậm không sẽ bị giết như Ngô Đình Diệm hoặc như lãnh đạo Iraq Saddam Hussein , Libya -Ga ddafi, hay tổng thống Ngô Đình Diệm của VNCH , chơi dao có ngày đứt tay , vãi hồn với anh Mẽo ...

    Trả lờiXóa
  3. ai không " đúng phỏm " với Mỹ là cho phăng teo luôn , kinh ...

    Trả lờiXóa
  4. Muốn tin người Mỹ, muốn yêu người Mỹ nhưng trong quá khứ và cả trong hiện tại, những gì người Mỹ làm khiến mọi người trên thế giới ghê tởm!

    Trả lờiXóa
  5. Tin này VN Express, Đất Việt, VOV đã thông tin sáng nay. Chung nhất, chưa chính thức và mang tính tham khảo. Quan hệ Ankara, Moskva, Damacus, Washington là quan hệ cực kỳ phức tạp, đan chéo. Chính Erdogan là lực lượng chủ công chống Bashar al Assad, giúp IS, giúp phiến quân Syria, tác nhân gây nên vụ tai nạn hàng không dân sự Nga thảm khốc vừa qua... Erdogan mọc lên ở Ankara khác xa với Diệm mọc lên ở Sài Gòn. Đành rằng, Mỹ là vua có sở trường lật đổ các chính thể không hợp gu Mỹ. Ôn lại chuyện chưa cũ. Quan hệ Bagdda-Moskva lúc ấy thật tốt. Thế nhưng, tình báo Nga nào có nửa lời giúp Sadam khỏi bất ngờ để tránh số phận treo cổ. Tương tự, G'ddafi cũng bị lôi từ ống cống lên, cột vào ô-tô, kéo lê thân diễu phố khi Tripoli-Moskva vẫn nồng ấm. Riêng Erdogan đã xây dựng một chế độ không biết tốt đẹp thế nào nhưng hầu hết cảnh sát dưới quyền, hệ thống thẩm phán tư pháp dưới quyền, thầy cô giáo các trường đại học đều bị nhốt tù sau khi quân đảo chính thất bại. Nên nhớ, Erdogan có lời xin lỗi Nga về vụ bắn rơi cường kích SU 24 của Nga cũng mới chỉ là chỉ dấu của cử chỉ. Mà cử chỉ thì chưa nói lên được điều gì. Nếu tình báo Nga thực sự cung cấp thông tin về đảo chánh cho Erdogan trước vài giờ, tôi nghĩ, cũng chỉ là "chiến thuật". Một số vị cũng đừng nên so sánh vội vàng Erdogan và Diệm thì sẽ bị việt vị. Việt vị như hiện tượng thủy triều đỏ liền sau vụ xả thải của Formosa, như "làm gì có chuyện PCA phán quyết đường lưỡi bò của thiên triều là phi pháp. Cái gì chưa rõ, chưa nắm chắc, nên lắng nghe. Chậm một nhịp không sao cả. Tóm lại, thông tin trên cũng khá cần thiết để mở rộng, tham khảo. Không được phán bừa Quế Sơn này là Rận to Rận nhỏ đấy. Quế Sơn "đáp" thì vỡ não đấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về tính xác thực của thông tin, như thường lệ tác giả Ngân Thương và G.TL lại dẫn chính xác. Đây là điều cần nhất cho 1 bạn đọc tử tế bất kỳ.
      - Các cơ quan tình báo Nga, Thổ ( ông Hakki Pekin, cựu Cục trưởng Cục tình báo Bộ Tổng tham mưu Thổ Nhĩ Kỳ ) và truyền thông Iran,..đều có thông tin trùng hợp về sự dính líu của Mỹ đến cuộc đảo chính bất thành tại Thổ nhĩ kỳ. Như vậy thông tin này không những chỉ có tính tham khảo mà còn dùng để kết luật được nhiều vấn đề.
      - Do vậy việc đa phần bạn đọc tử tế liên hệ và so sánh với trường hợp của kẻ tay sai Ngô Đình Diệm của Mỹ trước đây là hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Cứ khi không đúng ý chủ Mỹ thì có thể chết không toàn thây gần như cả gia đình. Không chỉ người ngoài, ngay tổng thống Mỹ cũng có thể bị xử lý, nếu trái ý các nhà tài phiệt, những chủ nhân trên thực tế của nước Mỹ.
      - Bạn @ Quế Sơn có ý chống đỡ cho các hành động của Mỹ nhưng với những lý luận và so sánh thật buồn cười, nếu không muốn nói là ngô nghê. Việc bạn nói "... Ôn lại chuyện chưa cũ. Quan hệ Bagdda-Moskva lúc ấy thật tốt. Thế nhưng, tình báo Nga nào có nửa lời giúp Sadam khỏi bất ngờ để tránh số phận treo cổ. Tương tự, G'ddafi cũng bị lôi từ ống cống lên, cột vào ô-tô, kéo lê thân diễu phố khi Tripoli-Moskva vẫn nồng ấm..." thì liên quan gì và làm sao gỡ được việc trên thực tế Mỹ hầu như nhúng tay vào mọi chuyện gây bất ổn ở rất nhiều nước, cụ thể ở đây là Thổ nhĩ kỳ ??
      - @ Quế Sơn nên biết, là những nhà lãnh đạo của các quốc gia độc lập, có chủ quyền, trên thực tế các ông Saddam Huseinm , Muammar al-Gaddafi,.. đã là những nạn nhân của truyền thông và sự can thiệp của Mỹ và phương Tây. Theo @ Quế Sơn, Mỹ và phương Tây lấy quyền gì để can thiệp quân sự vào các nước này ?
      Thời điểm xảy ra các sự kiện tại Irak, hay Lybia,... ông Putin đang tiếp nhận 1 nước Nga nát bét từ tay B. Elsint và đang ưu tiên củng cố xây dựng lại nước Nga hùng mạnh như vốn có.
      Điều này sẽ giải thích cho nhiều vấn đề của Nga thời điểm đó..
      - Điều ai cũng có thể rút ra với các bằng chứng hẳn họi là : Đối với các nước không nằm trong quỹ đạo của Mỹ, không hợp 'cạ' với Mỹ, thì Mỹ sẽ tìm mọi cách, gián tiếp hay trực tiếp can thiệp, làm suy yếu , tiến tới lật đổ chế độ tại nước đó, bất kể 'cộng sản" hay không. Đối với Mỹ việc này không cần bàn cãi. đã gần như là sự khẳng định rồi.
      Bạn @ Quế Sơn thấy thế nào?
      - Đang chuyện đảo chính ở Thổ nhĩ kỳ , bạn @ Quế Sơn liên hệ kiểu gì sang chuyện phán quyết PCA,.. này kia ?
      * Riêng đề tài gọi là "Ngô Đình Diệm" như thế nào , nếu cần tôi chờ ngay đây để nói chuyện phải quấy với bạn.

      Xóa
    2. Ông Thắng phân tích chí lý!
      Rận xĩ Quế Sơn còn có gì để nói nữa không hay cắn lưỡi tự xử đê!

      Xóa
  6. Rận xĩ Quế Sơn chỉ biết 1 mà không biết hai.
    Cậu thử lắc não chút trước khi gõ phím: Sadam bị Mỹ treo cổ năm nào? Và vào thời điểm đó, ai là người cầm lái ở Iraq?
    G'ddafi cũng tương tự.

    Trả lờiXóa
  7. Tiết lộ sốc về vụ bắn rơi máy bay Nga: Chủ mưu đang ở Mỹ

    PetroTimes 21/07/2016 14:49 GMT+7 1 liên quan

    Trong một tuyên bố với đài truyền hình Al Jazeera, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdagon khẳng định hai phi công đã bắn hạ chiếc SU-24 của Nga hồi tháng 11/2015 ở biên giới Syria đã nhận lệnh từ Fethullah Gülen, kẻ lưu vong người Thổ đang sinh sống tại Mỹ.

    Tiet lo soc ve vu ban roi may bay Nga: Chu muu dang o My - Anh 1

    Hình ảnh chiếc máy bay Su 24 của Nga bị máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi

    Ngày hôm qua (19/7), nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã bắt giữ hai phi công lái máy bay chiến đấu F-16 bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga hồi tháng 11 năm ngoái.

    Theo Ankara, hai phi công này tham gia cuộc đảo chính diễn ra trong đêm 15 rạng sáng 16/7. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ liệt một số đại diện của lực lượng không quân vào hàng ngũ những kẻ chủ mưu tạo phản trong âm mưu đảo chính vừa bị dập tắt.

    Sau cuộc đảo chính bất thành trên, ông Erdogan không ngừng tìm kiếm trách nhiệm để Mỹ phải cho dẫn độ Fethullah Gülen về Thổ Nhĩ Kỳ để kết tội. Theo Ankara, Gülen là mọi nguồn cơn cho những điều tệ hại ở Thổ.

    “Hai phi công bắn hạ máy bay Nga hồi năm ngoái có liên hệ mật thiết với tổ chức của Gülen. Hiện nay chúng tôi đang thu thập bằng chứng và lập chuyên án điều tra”- Tổng thống Reccep Tayyip Erdogan cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Arập Al Jazeera ngày hôm nay.

    Fethullah Gülen, 75 tuổi, là một nhà truyền giáo đạo Hồi sống lưu vong ở Mỹ từ năm 1999. Ông là người đứng đầu một tổ chức Thổ Nhĩ Kỳ có tên Hizmet, quản lý một hệ thống khổng lồ các trường học, tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp. Mặc dù không có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt 17 năm qua nhưng tiếng nói của Gulen rất có ảnh hưởng trong giới truyền thông, cảnh sát và tư pháp ở Thổ.

    Trong những năm 1990, Fethullah Gülen và Recep Tayyip Erdogan từng là liên minh của nhau. Nhờ vào mạng lưới của nhà truyền giáo này mà ông Erdogan mới lên nắm quyền tổng thống như ngày nay. Nhưng sau một vụ bê bối tham nhũng có dính dáng tới những người thân cận của ông Erdogan vào cuối năm 2013, Fethullah Gülen đã trở thành kẻ thù số một của Ankara. Ngày diễn ra cuộc đảo chính bất thành, Recep Tayyip Erdogan lập tức cáo buộc Gülen đứng đằng sau giật dây.

    Ngày 19/7, Ankara chính thức yêu cầu Mỹ cho dẫn độ Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ.

    “Tống thống và tôi đã gửi đề nghị dẫn độ Gulen tới chính quyền Mỹ”-Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết, và nói thêm rằng Gulen là kẻ khủng bố cần phải chịu sự trừng phạt của luật pháp.

    Cho tới giờ này, Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra bất cứ phản ứng nào trước đề nghị của Ankara.

    http://www.baomoi.com/tiet-lo-soc-ve-vu-ban-roi-may-bay-nga-chu-muu-dang-o-my/c/19903488.epi?utm_source=dapp&utm_medium=facebook&utm_campaign=share

    Trả lờiXóa
  8. Bàn cờ chính trị TG với các người chơi sừng sỏ là Nga một bên và bên kia là gần hết phần còn lại của thế giới gồm Eu, Mỹ với sức mạnh QS của cả khối Nato như vừa bị xáo trộn lại sau hàng loạt sự kiện bàng hoàng trên đất châu Âu. Còn "quân bài" Thổ thì đã ngả theo Nga sau chấn động" đảo chính bất thành".
    Có thể ví ván cờ đc bắt đầu cách đây hơn 2 năm một chút. Với sự kiện Nga ăn quân "Crimea" ngoạn mục, một quân cờ quan trọng như con Tịnh, mang tính chiến lược trong phòng thủ vành đai phía Tây Nam cho Nga từ tay Ukraine lúc đó đang nháo nhào với cách mạng mầu Maidan.
    Người Mỹ với các con rối trên chính trường Ukraine tỏ ra cay cú và tức giận khi một nửa U là vùng miền Đông không đi theo CM Maidan. Họ ( người miền Đông U)phản đối chính sách bài Nga và phản bội tình nghĩa với người Nga. Đến bây giờ họ vẫn phải trả giá cho niềm tin và sự trung thành với Nga bằng hàng ngàn người đã chết với hàng ngàn ngôi nhà, thành phố bị bom đạn của QD Kiev vùi dập tan nát.
    Chưa kể đến cả triệu người đã phải bỏ nhà, bỏ quê hương chạy sang Nga lánh nạn. Như một người anh cả hào phóng, người Nga ở nhiều tp lại dang rộng cánh tay để cưu mang những người em từ Ukraine sang sơ tán. Chẳng khác mấy so với thời Phát xít Đức đánh Liên xô.
    Cả châu Âu sau đó nghe theo Mỹ bắt đầu cô lập, tẩy chay Nga. Người Nga bắt đầu một cuộc chiến không tiếng súng. Các lãnh đạo đấu trí với nhau và "phang" nhau chan chát trên các diễn đàn chính trị QT.
    Tổng thống Nga Putin đã nhìn thấy hiểm họa cho thế giới không phải ở các quan điểm khác nhau về chính trị của Nga và Mỹ mà là chủ nghĩa khủng bố với một đạo quân tàn bạo mang tên "IS". Bất chấp đang bị cô lập, tẩy chay ông ta đã cho quân đội đánh vào hang ổ của những phiến quân nổi loạn hoặc căn cứ của Is trên đất Syria. Với tầm nhìn chiến lược ông đạt được 2 mục đích là giữ cho chính quyền Assad và tiêu diệt khủng bố, không để chúng tràn sang Nga.
    Trong khi đó cả EU mà đầu tầu là nước Đức thì cũng không thể yên khi phải tiếp nhận dòng người tị nạn từ Trung Đông và Bắc phi tràn sang đến cả triệu người. Họ - những người dân châu Âu lại " nghiến răng" nộp thuế để nuôi một đám đông ăn bám.
    Và lòng tốt của EU đc quân IS "trả ơn" bằng vụ khủng bố kinh hoàng giữa thành Paris hoa lệ tháng 11/2015 và vụ nổ bom ở Sân bay Brussels cách đây mấy tháng.
    Đến lúc này, nhìn lại bàn cờ thì có vẻ như Putin không chấp quân bài
    " Ukraine " cho dù nó ngay sát nách mình. Mọi biểu hiện, lời nói của Porosenko đều bị bỏ ngoài tai. Người Nga quá hiểu thực lực và tiềm năng của Ukraine. Nhất là với một chính phủ tham nhũng và hỗn loạn như bây giờ. Nó sẽ chẳng làm đc điều gì tồi tệ hơn cho Nga đc nữa khi mà các ông chủ Mỹ đã có vẻ chán và bắt đầu bỏ rơi những con rối. Hết tiền, không có vốn là bắt đầu mâu thuẫn và làm mọi người nhớ đến các hình ảnh chúng oánh nhau, như những tên côn đồ ngay trong tòa nhà Quốc hội Ukraine.
    Gấu Nga vẫn lầm lũi tự kiếm ăn trong cánh rừng đầy sói dữ. Nếu bị đàn sói bủa vây đe dọa thì Gấu chỉ gầm gừ giơ móng vuốt lên cũng đủ để đàn sói dữ hoảng hốt mà chừng lại.
    Còn đến lúc phải lao vào cắn xé nhau thì cũng chưa biết là một cái tát của Gấu sẽ làm mấy con sói văng đi cùng một lúc?.
    Rất có thể sau bầu cử tổng thống ở Mỹ thì người ta sẽ " xóa ván cũ" và đánh ván mới.
    Với những biểu hiện là đã có mấy ông nghị của mấy nước EU và ứng viên tiềm năng vào chức TT Mỹ là tỷ phú Trump đã nhắc lại việc nối lại quan hệ Kinh tế với Nga. Chắc chắn họ cũng đã cảm nhận thấy hiệu ứng của việc cô lập nhau trên chính trường và thương trường.
    Hy vọng là thời gian tới sẽ làm ta nhanh quên đi những ngày này. Những năm tháng tồi tệ của loài người đầu thế kỷ 21.

    Trả lờiXóa
  9. Cụ Thiện đã dùng thuyết âm mưu đưa ra cậu chuyện này từ mấy ngày trước rồi hehe, thế mà đúng thật:
    ---
    20/7/2016: Nghĩ Trưa

    THỖ NHĨ KỲ: CUỘC THANH TRỪNG BẮT ĐẦU..

    Những điều ông viết ra đây là những điều ông tưởng tượng theo thuyết âm mưu. OGT già rồi, 83 tuổi, vừa biên tập tập sách tin học ERP-3, vừa nghĩ xã hơi, vừa nghĩ bậy:

    Chắc bà con đã biết vụ máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ (TNK) bắn hạ chiếc máy bay Nga ở Syrie. TNK bảo Nga đã xâm phạm vùng trời TNK. Nga bảo máy bay Nga ở trong không phận Syrie. Hai bên cãi nhau như hai thằng điếc. Putin đòi TNK xin lỗi. Erdogan không xin lỗi. Thế là Nga cấm vận TNK. Trong chuyện này Mỹ im hơi lặng tiếng.

    Hồi 1 này, theo thuyết âm mưu của OGT, thì TT Erdogan biết là tụi không quân theo lệnh CIA bắn hạ máy bay Nga, bắt buộc Erdogan lùm xùm với Putin. Có lẽ Putin đã được Erdogan thông báo sự kiện, nên cả hai đã diễn tuồng theo những gì mà bạn đã biết qua trong thời gian qua. Trong khi ấy, có thể Erdogan đã âm thầm điều tra xem những ai đang chuẩn bị hạ mình.

    Hồi 2: sau khi đã nắm chắc những tên phản bội, Erdogan liền diễn trò xin lỗi Putin về vụ máy bay bị bắn hạ, để thúc đẫy CIA và bộ QP TNK lên kế hoạch hạ Erdogan. Như vậy Erdogan biết trước kế hoạch putsch, giả đò vào bẫy, rồi lật kèo. Và Erdogan không thừa lời khi tuyên bố thẵng thừng cho bàn quan thế giới biết là Mỹ nằm sau cuộc đảo chính hụt này.

    Hồi 3: chỉ chưa tới 4 ngày làm sao mà Erdogan có thể tính ra bilan như sau: (1) 308 người chết trong ấy xem như là 208 chết "tữ vì đạo" (nghĩa là dân thường cản xe tăng quân phản loạn bị cán chết), 1.400 bị thương; (2) 6.038 binh sĩ và tướng tá quân đội, và 735 thẩm phán bị tạm giam chờ ngày xét xữ; xữ tữ hình có thể được phục hồi; (3) 5.100 cảnh sát sẽ bị loại khỏi ngạch, và có thể mất chế độ hưu bổng; (4) 3.00 trát toà gởi cho các vị thẩm phán và quan toà đã tham gia lật đổ chế độ.

    Nói tóm lại có hơn 10.000 người tham gia vào vụ đão chính hụt, mà chỉ trong 3-4 ngày Erdogan biết rành rẽ được danh tánh, kể cả ông cố vấn của ông ta. Như vậy Erdogan đã biết trước âm mưu lật đổ ông ta do CIA dàn dựng, và ông ta đã lật ngược thế cờ, có lẽ với sự hỗ trợ của Putin, biết đâu.

    Thế là các lãnh đạo ở Âu Mỹ đang chờ đợi một vụ thanh trừng đẫm máu, sẽ làm hoen ố tính cách dân chũ của châu Âu. Mà trong lịch sữ TNK thì không thiếu cái trò thanh trừng này.

    Bà con hãy chờ xem.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://www.facebook.com/quangthien.duong.5/posts/2066393223586703

      Xóa
  10. Giám đốc CIA đứng sau đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ?
    Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan có thể đóng vai trò nhất định trong nỗ lực gây đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ.

    Nhận định trên do Lawrence Wilkerson, cựu Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao Mỹ thời Ngoại trưởng Colin Powell đưa ra.
    CIA đứng sau đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ?

    “Tôi không hề nghi ngờ gì khi cho rằng John Brennan (Giám đốc đương nhiệm CIA) và những người khác biết rõ những gì đã xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một điều cũng hoàn toàn rõ ràng rằng chúng tôi (Mỹ) có dính líu nhất định đến các sự kiện ở Thổ Nhĩ Kỳ”- Lawrence Wilkerson tuyên bố như vậy khi trả lời phỏng vấn Sputnik.

    Lawrence Wilkerson nhấn mạnh rằng Mỹ từ lâu đã sử dụng các vụ đảo chính như là một cơ chế quân sự và chính trị tiêu chuẩn để lật đổ chế độ “có vấn đề” ở các quốc gia có những lợi ích trái ngược với các lợi ích của Mỹ. Trong thời gian Tổng thống Ronald Reagan nắm quyền, CIA và Giám đốc CIA lúc đó là Bill Casey đã chỉ đạo thực hiện đến 58 các chiến dịch bí mật.


    Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan có thể đóng vai trò nhất định trong nỗ lực gây đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ.

    Nhận định trên do Lawrence Wilkerson, cựu Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao Mỹ thời Ngoại trưởng Colin Powell đưa ra.
    CIA đứng sau đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ?

    “Tôi không hề nghi ngờ gì khi cho rằng John Brennan (Giám đốc đương nhiệm CIA) và những người khác biết rõ những gì đã xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ. Một điều cũng hoàn toàn rõ ràng rằng chúng tôi (Mỹ) có dính líu nhất định đến các sự kiện ở Thổ Nhĩ Kỳ”- Lawrence Wilkerson tuyên bố như vậy khi trả lời phỏng vấn Sputnik.

    Lawrence Wilkerson nhấn mạnh rằng Mỹ từ lâu đã sử dụng các vụ đảo chính như là một cơ chế quân sự và chính trị tiêu chuẩn để lật đổ chế độ “có vấn đề” ở các quốc gia có những lợi ích trái ngược với các lợi ích của Mỹ. Trong thời gian Tổng thống Ronald Reagan nắm quyền, CIA và Giám đốc CIA lúc đó là Bill Casey đã chỉ đạo thực hiện đến 58 các chiến dịch bí mật.

    “Hãy suy nghĩ về những gì đang trực tiếp xảy ra hiện nay. Con cháu các bạn sẽ đọc về các sự kiện này sau 25 năm nữa, cũng giống như chúng ta đang đọc về các vụ đảo chính lật đổ Thủ tướng Iran Mohammed Mossadegh vào năm 1953. Không rõ liệu các bạn có được chứng kiến những gì có thể xảy ra ở Caracas (Venezuela) hoặc ở Kiev, Ukraine hay ở chính Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ), Damascus (Syria) và Baghdad (Iraq) hay không”- Lawrence Wilkerson nói.

    Được biết, Lawrence Wilkerson đảm nhiệm chức vụ Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao Mỹ thời Ngoại trưởng Colin Powell từ năm 2002 đến năm 2005.

    Được biết, vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra đêm ngày 15/7 nhưng chính quyền đã nhanh chóng kiểm soát được tình hình. Hiện chính quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tiến hành bắt giữ hàng nghìn người bị tình nghi có dính líu đến đảo chính.

    Theo các số liệu do Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đưa ra, nỗ lực đảo chính quân sự đã khiến 208 người thiệt mạng (con số trước đó do Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra là 290 người).

    Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã khẳng định giáo sỹ Fethullah Gulen, người đang sinh sống ở Mỹ, đứng đằng sau vụ đảo chính này. Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng kêu gọi Mỹ giao nộp giáo sỹ Gulen cho phía Thổ Nhĩ Kỳ nhưng phía Mỹ bác bỏ lời kêu gọi này, đồng thời khẳng định sẽ chỉ thực hiện động thái này nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra được các bằng chứng về sự dính líu của Gulen vào đảo chính.

    Những tuyên bố này của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ khiến quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Giới chuyên gia cho rằng quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ căng thẳng có thể có những ảnh hưởng nhất định đến việc giải quyết tình hình khủng hoảng ở Syria.

    http://infonet.vn/giam-doc-cia-dung-sau-dao-chinh-o-tho-nhi-ky-post204253.info

    Trả lờiXóa
  11. Thổ nhĩ kỳ ủng hộ IS thì chế độ Erdogan trước sau gì cũng phải trả giá bởi cả thế giới văn minh ,ngay cả người VN không ai có thể ủng hộ IS trừ những quốc gia vì tư lợi .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã trả giá rồi đấy thôi.

      Xóa
    2. Đã trả giá rồi đấy thôi.

      Xóa
    3. "Trả giá bởi thế giới văn minh", há há há, ôi đm thế giới văn minh bao giờ đấu tố TNK mua dầu giá rẻ của IS như Nga vậy, há há há, đm thế giới văn lâm thì có, khặc khặc khặc.

      Xóa
  12. Đọc bài Tư tui chỉ thấy đó là sự đánh bóng "gấu Nga" của những Fan cuồng "Nga ngố". Thời bây giờ mà còn nói rằng "Nga hùng mạnh như vốn có" thì không khác gì mê ngủ, ngoài siêu cường về kho vũ khí do Liên xô để lại từ thời chạy đua vũ trang trong chiến tranh lạnh, còn lại về mọi mặt e rằng Nga chỉ xứng đáng ở vị trí "cường quốc loại 3" mà thôi. Tư tui không phủ nhận sự giúp đỡ của Liên xô đối với Việt Nam, nhưng xét cho cùng, sự giúp đỡ đó cũng chỉ nhầm phục vụ cho ý đồ của Liên xô muốn bành trướng phe XHCN, hay nói cách khác, nếu VNDCCH không theo phe XHCN, không làm "tiền đồn" cho hệ thống XHCN thì chắc chắn không có sự giúp đỡ này.

    Không riêng Mỹ mà bất kỳ một nước lớn nào, khi bỏ đồng tiền ra họ đều tính đến lợi ích của quốc gia họ trước tiên. Vấn đề còn lại là ở Ban lãnh đạo các nước được họ "trợ giúp", nếu đó là Ban lãnh đạo thật sự "tài tình, sáng suốt" thì họ sẽ tận dụng được sự "trợ giúp" để đưa đất nước nhanh chóng phát triển và khi đã phát triển thì không ai có thể chèn ép được nữa. Ban lãnh đạo nhà nước Nhựt Bổn sau thế chiến thứ 2 hoặc Nhà nước Đại Hàn dân quốc đứng đầu là Lý Thừa Vãng là những ví dụ điển hình. Còn với Ban lãnh đạo bất tài, kèm theo Bộ máy quản lý Nhà nước tham nhũng, hối lộ khủng khiếp thì sự trợ giúp cho dù to lớn như thế nào cũng không làm đất nước phát triển được, bởi nguồn lực trợ giúp đa số chảy vào túi tham vô đáy của cả Bộ máy nhà nước. Những nước nào vô phước có Ban lãnh đạo như vậy thì chắc chắn sẽ trở thành miếng mồi ngon cho các nước mạnh giành giật, xâu xé. Qui luật rồi, hễ "khôn" thì được người khác tôn trọng, đối xử công bằng, còn "ngu" thì tất sẽ bị người ta quăng tiền hay quăng cho chút lợi ích để xỏ mũi, lợi dụng, hết giá trị hoặc không có giá trị lợi dụng thì vứt bỏ chứ tiếc nuối gì nữa !

    Trả lờiXóa
  13. 1 liên xô tan rã hay Mĩ tan rã thì một nước cộng hòa khó có thể nhanh chóng ngay lập tức hùng mạnh như xưa. 2 Bọn xâm lược và lũ tay sai vì bao biện cho hành vi của chúng nên bao giờ cũng xuyên tạc cuộc chiến tranh là ý thức hệ ,là phe nọ dánh phe kia. Ừ, cũng là người Việt sao một bên bọ xâm lược nước ngoài trang bị cho tận răng ,có cả triệu quân Mĩ và trư hầu trực tiếp tham chiến mà vẫn thua nhục chạy tụt quần trước một bên mà trang bị rất nhỏ bé so với chúng.3 Nhật hay Hàn phát triển vì họ đi theo kinh tế thị trường trước VN gần nửa thế kỉ,sao khô g so VN hai chục năm trước xe máy trả có mà đi với VN giờ oto riêng chạy phe phé.4 Chính phủ này nát thì chính phủ nào thay thế,chắc phải mang bọn tàn quân tay sai quân xâm lược, bọ hạ sát tổng thống,bọn đảo chính liên miên,Bọn được nước ngoài trang bị tận răng mà vẫn tụt quần vất súng chạy,ngữ ấy làm lãnh đạo thì VN có độc lập ,ổn định và bảo vệ được chủ quyền nhể

    Trả lờiXóa
  14. 1/- Thực tế, ngoài vũ khí hạt nhân ra, Liên xô cũng không còn gì để gọi là siêu cường, kinh tế què quặt, dân tình bất mãn, lê lết được vài chục năm nhờ cai trị bằng bàn tay sắt, cuối cùng khi dân đã quyết thì sụp đổ như bong bóng xà bông chứ siêu cường gì mà siêu cường. "Nga ngố" chưa hùng mạnh nhưng có kẻ nịnh bợ rằng nó hùng mạnh như vốn có thì mới có chuyện để nói.

    2/- So sánh ở bài trước là so sánh về cái tài của Ban lãnh đạo chứ không so sánh ai theo kinh tế thị trường trước hay sau, tầm so sánh ở mức độ chung chứ tác giả không hề nói Chính phủ nào nát, đọc còn chưa hiểu mà còn tỏ ra nguy hiểm "ngậm máu phun người"!

    3/- Lịch sử luôn vận động đi lên chứ không đứng yên (cái này là lý luận của các ông tổ Cộng sản !)cho nên đám VNCH chạy tụt quần vì chiến bại chắc chắn không phải là hình ảnh cuối cùng của Lịch sử Việt Nam, do đó kẻ có học và có suy nghĩ không ai hí hửng một cách ngây ngô như con trẻ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. lại rận xĩ tư nổ!
      chắc tư đang chờ đợi các cụ cờ vàng cali về cắm cơ ba que ở ba đình đây!

      Xóa
  15. 1. Lại thích phán như thánh nhỉ "kinh tế què quặt, dân tình bất mãn, lê lết được vài chục năm nhờ cai trị bằng bàn tay sắt"
    Nhìn lại Nga sau tan rã và Nga bây giờ xem như thế nào, và xem lại mấy bài phân tích của các "chuyên ra" về kinh tế Nga sẽ sụp đổ sau khi bị Mẽo và đám đệ cấm vận và kết quả đến thời điểm này như thế nào?
    Nga không phải siêu cường nhưng một mình chống lại chó đàn mà vẫn đứng vững thì cũng chẳng phải dạng vừa.
    2. Thích so sánh thì đọc lại mấy bài xem tại sao Hàn, Nhật phát triển đã nhé. VN sau chiến tranh bao nhiêu % dân số mù chữ, còn Nhật thì là nước như thế nào? bao nhiêu tập đoàn của Nhật đã có tuổi đời cả trăm năm.
    Hàn sau chiến tranh lấy vốn từ đâu để đầu tư? trong khi Việt Nam còn phải trả chiến phí cho thằng đã mang bom đạn, chất độc đến để đánh mình. Hơn nữa dân nó làm như trâu, không ngừng học tập chứ ko như mấy ông chỉ biết than vãn, chê trách và trong đợi vào sự trợ giúp từ người khác.
    3. Đúng là lịch sử luôn vận động, và Việt Nam cũng vậy, cứ nhìn Việt Nam của hôm nay so với của hôm qua là thấy rồi, còn đám tụt quần đấy thì vẫn chỉ biết chống phá và làm tay sai chứ có gì khác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực tế hiển hiện chứ phán gì, phải mục ruỗng bên trong thì Liên xô và hệ thống XHCN "ưu việt" mới sụp đổ tanh bành mau lẹ như vậy chứ. Ừ nhỉ, tới Bắc Hàn mà còn "đứng vững" nhăn răng ngày này qua năm nọ, huống hồ là Nga, có điều không ai nói Bắc Hàn chẳng phải dạng vừa mà người ta gọi đó là quái thai, "Chí Phèo" thời @ !

      Người ta nói Lịch sử luôn vận động đi lên, DLV Gacongnghiep "thẻo" mất hai chữ "đi lên" rồi ! À, mà "thẻo" vậy mới "cứ nhìn Việt Nam của hôm nay so với của hôm qua là thấy rồi" được chớ ! Cái này gọi là vận động đi xuống chứ hổng phải đi lên, đi lển là phải nhìn về tương lai kìa... hay là DLV khẳng định trong tương lai, Lịch sử sẽ 0 có ai phải chạy tụt quần nữa ? Không nghe ! Nói cho DLV Gacongnghiep biết nhé, tài giỏi như Nguyễn Huệ, đánh nhà Nguyễn và gặc Tàu chạy tụt quần không biết bao nhiêu bận vậy mà rồi cũng tới lúc Nhà Tây sơn của ông cũng phải chạy tụt quần theo qui luật vận động đi lên của Lịch sử đó.

      Vậy hen, còn cái vụ Nhựt, Hàn gì đó, nói hoài mỏi miệng, ngắn gọn là "Việt ơi ! Sao mãi mà con hổng chịu lớn, mấy trăm năm nữa con mới lớn hả Việt" như lời bình của bức hý họa nào đó mà Tư tui từng xem qua...

      Xóa
    2. Nhà Tây Sơn phải chạy tụt cả quần bao giờ vậy. Bại trận thì có chứ sợ đến tụt hết quần áo thì chỉ có nhà Ngụy Vịt ngan cọng hành nhóe.Ma nhà Tây Sơn cũng không theo Pháp,theo Mĩ giết hại dân ta nhé.Tay sai mà cũng đòi ví mình với người thường

      Xóa
    3. Chỉ có lũ tay sai ngoại bang mới khinh rẻ nước nó và nghĩ Tổ quốc nó phải làm tay sai cho một dân tọc khác thì mới khá lên.Toi cũng đọc duoc cau nay khi nhin ảnh bọ xương khong 40 năm vẻ vảy cái cờ ba que

      Xóa
    4. BẮC HÀN CHÍ PHÈO THÌ SAO PHẢI CẤM VẬN NÓ,KỆ MẸ NÓ ĐI CHỨ

      Xóa
    5. BẮC HÀN CHÍ PHÈO THÌ SAO PHẢI CẤM VẬN NÓ,KỆ MẸ NÓ ĐI CHỨ

      Xóa
    6. Năm 1953 Nga xô và Trung cộng - hai quốc gia ủng hộ và viện trợ cho VNDCCH nhiều nhất - đã sử dụng vị thế của mình để gây sức ép, buộc VNDCCH phải tiến hành cải cách ruộng đất hay "cách mạng thổ địa"; hoặc "cách mạng dân chủ" cũng nó, tất nhiên nếu cãi lại thì không còn viện trợ, không còn ủng hộ, nói huỵch tẹt là bị bỏ rơi. Thế là Đ họp khẩn để quyết định giảm tô và thực hiện cải cách ruộng đất, thực hiện chủ trương, đường lối của Đ, ngày 19/12/1953 Luật cải cách ruộng đất được ban hành, mới đầu chỉ áp dụng cho các vùng tự do, sau Hiệp định Genève thì áp dụng trên cả miền Bắc, gây ra một thảm cảnh long trời lỡ đất như mọi người đều biết.Vậy đây là "tay đúng" chứ hổng phải "tay sai" ha ?!

      Xóa
    7. Thời nào cũng vậy, có lúc thịnh trị, có lúc suy vong, Nhà Tây Sơn sau cái chết của Hoàng đế Quang Trung thì bắt đầu suy yếu dần, nhờ vậy mà Nguyễn Ánh mới khôi phục lại cơ đồ, lập ra Triều Nguyễn. Giai đoạn cuối của Nhà Tây Sơn khá là thê thảm, bị quân nhà Nguyễn đánh cho tả tơi, tan tác, mạnh quan quan chạy, mạnh quân quân chạy... lần ra Bắc, trong cảnh binh đao, khói lửa, phải chạy trối chết để tìm đường sinh lộ thì chuyện "mất dép" hay "tụt quần" là dĩ nhiên vì nó phù hợp với qui luật tự nhiên, chỉ những kẻ "ếch ngồi đáy giếng" hổng biết gì về chiến tranh mới hỏi ngớ ngẩn kiểu "Nhà Tây Sơn chạy tụt quần hồi nào vậy".

      Xóa
    8. Tư là kẻ luôn giàu trí tưởng tượng. Mà một người giàu trí tưởng tượng thì cũng rất dễ thành người hoang tưởng và từ hoang tưởng đến điên là không có ranh giới. Thực tế điều này đã và đang đến với tư.
      Tuy nhiên, không sao. Tư cứ tưởng tượng và mơ đi, không ai cấm được tư làm điều này đâu.

      Xóa
    9. Tư giàu trí tưởng tượng hay ai kia "dân ta" mà không biết "sử ta" thì còn phải coi lại. Sẵn nhắc tới hoang tưởng thì bàn qua luôn, nêu khái niệm e là khó hiểu đối với những người như Nặc danh 08:45, rồi mất công "suy bụng ta ra bụng người" này nọ, chi bằng nêu ví dụ cho nó dễ hiểu : phe XHCN, đứng đầu là Nga xô hồi nẫm luôn khoe mình là thiên đường của xã hội loài người, là thành trì vững chắc, không có gì lay chuyển nổi (chú ý là chỉ lay chuyển thôi còn không nổi chứ đừng "mơ" tới làm cho nó sụp đổ nhé !), thế nhưng chỉ trong 2 năm, từ 1989 - 1991 thì cả hệ thống, kể cả Nga xô sụm bà chè. Đó là ví dụ sinh động nhất về sự hoang tưởng.

      Lâu lâu ghé lại Blog này ý kiến, ý cò chút đỉnh gọi là tìm chút thư giãn cho vui, vậy mà cũng hổng vui nổi vì thời gian cứ trôi qua, trôi qua, còn DLV ở Blog GT "mãi mà cũng không chịu lớn" !

      Xóa
    10. Tổ lái đi đâu đấy bất tam bất Tứ.
      Ở trên có 3 ý, trả lời đủ 3 ý cho Tư, giờ lại quay sang tổ lái phe nọ phia kia dây cà ra dây muống, lại quay lại cái luận điệu cũ rích của mấy bác giẻ vàng, tưởng có gì mới hơn.
      và khi không tranh luận nữa thì chỉ cần chụp cái mũ DLV nữa là xong nhỉ.
      Tiện Tư đã nêu thì cũng mạn phép trả lời nhỉ: Thế giới không ngừng vận động, cái nào phù hợp thì sẽ tồn tại, cái nào không phù hợp thì sẽ bị loại bỏ, vậy thôi.
      LX vấp phải những sai lầm và đã trả giá, vì vậy nên Nga đã thay đổi, VN cũng vậy, cũng có những sai lầm và đã điều chỉnh cho phù hợp.
      Muốn đi lên thì phải nhìn về phía sau, thấy sai để sửa, nhìn lên phía trước để chọn đường cho đúng. Nhìn người khác thì xem cái sai để tránh, cái đúng để học đừng chỉ biết rúc vào hố xí nhà người ta mà kêu thối.
      Vậy nhé.

      Xóa
    11. Muốn nhìn đi đâu là quyền của mỗi người, Tư tui tôn trọng sự riêng tư, bởi không phải ai cũng có nhận thức, trình độ hiểu biết như nhau. Tư tui cũng từng phê phán nặng lời đối với loại người chuyên chụp mũ người khác, mà quen thói chụp mũ nhất không ai ngoài DLV. Nguồn gốc, nguyên nhân sâu xa của thói chụp mũ, đó là sự yếu kém , chính vì yếu kém nhưng lại có đặc quyền gì đó hơn người khác nên mới phải lấp liếm, che đậy bằng chụp mũ. Riêng Gacongnghiep, Tư tui vạch mặt chỉ tên là DLV chứ không cần chụp mũ gì sất, tại sao vạch mặt chỉ tên ? Vì tới thời điểm này, trên cả nước Việt Nam không còn ai không biết chỉ có DLV mới ôm khư khư luận điệu rằng, thì, là.... do chiến tranh triền miên, do xuất phát điểm này nọ nên Việt Nam "mãi mà không chịu lớn". Cái lý luận ngụy biện đó mới là cũ rích và không còn lừa bịp được ai đâu, đồng thời hành vi chỉ biết ôm khư khư cái luận điệu ngụy biện đó mới chính là hành vi rúc vào hố xí, tệ hại hơn là còn không biết thối.

      Xóa