Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

ĐẠI ÁN HUYỀN NHƯ: NGÀY 27/1 TÒA SẼ TRẢ LẠI HỒ SƠ?

Như chúng tôi đã nhận định trong bài Đại án Huyền Như: Tòa nên trả lại hồ sơ cho VKS, đây là một trong 10 Đại án tham nhũng mà Trung ương quan tâm chỉ đạo, dư luận đặc biệt quan tâm nhưng tiếc rằng cơ quan điều tra Bộ Công an đưa ra những quan điểm không đúng pháp luật; Viện Kiểm sát Tối cao ban đầu đã có quan điểm đúng nhưng sau đó dường như bị "ép" nên đã đưa ra bản Cáo trạng còn quá nhiều thiếu sót. Những thiếu sót này đã được làm rõ sau 13 ngày xét xử. 


Chúng tôi cũng đã phát biểu: Vụ Huyền Như liên quan chặt chẽ tới vụ Bầu Kiên và Ngân hàng ACB. Kết luận điều tra cùng Cáo trạng có quá nhiều lộ cộ nên dù kiên quyết bảo vệ quan điểm trong Cáo trạng của Viện Kiểm sát Tối cao nhưng cuối cùng, trong phần luận tội, vị đại diện VKS TP Hồ Chí Minh cũng đã buộc phải "sửa sai" cho cấp trên khi đưa ra kiến nghị xem xét trách nhiệm của một loạt cá nhân và tổ chức, đáng chú ý là 3 đơn vị có hành vi không hề khác với Ngân hàng ACB là Ngân hàng Hàng Hải, Nam Việt và Tiền phong. Nếu ngay từ đầu, Cơ quan điều tra đã muốn truy cứu trách nhiệm hình sự ông Trần Xuân Giá cùng lãnh đạo ACB thì tại sao lại phớt lờ trách nhiệm của 3 ngân hàng cũng có cùng hành vi? Và, việc truy cứu trách nhiệm hình sự với ông Trần Xuân Giá cùng lãnh đạo ACB cũng như lãnh đạo 3 ngân hàng khác như kiến nghị của vị đại diện Viện Kiểm sát TP HCM liệu có đủ căn cứ pháp lý? Cố ý làm trái? Cơ quan Công tố phải chỉ ra được: Họ đã làm trái quy định cụ thể nào trong văn bản quy phạm pháp luật nào đang có hiệu lực ngay tại thời điểm hành vi diễn ra?
Theo chúng tôi, vấn đề mấu chốt ở vụ án Huyền Như chưa được sáng tỏ, đó là trách nhiệm của chính Ngân hàng Công thương -Vietinbank.

Tiến sỹ Lê Thẩm Dương (trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM) nhận xét, đứng về mặt nguyên tắc, người mở tài khoản tại ngân hàng là chủ tài khoản, còn phía ngân hàng là "tớ" tài khoản. Mọi hành vi ghi nợ hay có trên tài khoản này đều phải có lệnh của chủ tài khoản. Lệnh này dưới nhiều dạng như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc hay giấy rút tiền... Khi khách hàng đã chuyển tiền vào tài khoản thì ngân hàng phải có trách nhiệm quản lý với số tiền đó.

Trong vụ án này, tiền chạy ra khỏi tài khoản có lệnh chủ tài khoản hay không, là vấn đề quan trọng nhất. Đây cũng chính là khuất tất lớn nhất. Nếu tiền chi mà có lệnh của chủ tài khoản và là lệnh đúng là của chủ tài khoản, không giả thì chủ tài khoản phải chịu. Ngược lại, nếu tiền chi mà không có lệnh của chủ tài khoản hoặc là lệnh giả, lệnh khống thì phía ngân hàng phải chịu trách nhiệm.

Tiến sỹ Dương chốt lại, ở trong vụ án này, nếu những khoản chi có lệnh của chủ tài khoản thì vị khách đó phải chịu trách nhiệm. Riêng, những khoản chi không có lệnh của chủ tài khoản thì Huyền Như và ngân hàng Vietinbank phải chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, những lệnh chi có sự "phù phép" của Huyền Như, tức làm dấu giả, chữ ký giả, lệnh giả của khách thì cả bị cáo Như và ngân hàng đều phải cùng chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
Google.tienlang cho rằng: Nếu chưa xem xét trách nhiệm Vietinbank thì không những vụ Đại án Huyền Như mà ngay vụ Đại án Bầu Kiên và ACB cũng sẽ bế tắc. Do vậy, giải pháp tối ưu cho HĐXX vụ án Huyền Như vào ngày 27/1 tới đây là: Trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát với yêu cầu điều tra lại.

Lê Hương Lan
=====
Chúng tôi xin chép về bài viết từ blog nhabaokhongthe để bạn đọc rõ hơn về hành vi của các ngân hàng mà vị đại diện Viện Kiểm sát TP Hồ Chí Minh đã kiến nghị xem xét trách nhiệm hình sự:

NGÂN HÀNG HÀNG HẢI, NAM VIỆT VÀ TIÊN PHONG SẼ NỐI GÓT "BẦU" KIÊN VÀ ACB?

Ông Nguyễn Bá Thanh - Ủy viên Trung ương đảng, Trưởng Ban Nội chính TW, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã dự 2/13 ngày của phiên tòa

(Tân Châu) Sau 13 ngày xét xử, phiên tòa “Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm lừa đảo, chiếm đoạt trên 3.900 tỉ đồng” bước vào phần nghị án. Theo Hội đồng xét xử (HĐXX), ngày 27/1 tới đây bản án sẽ được tuyên. Dư luận chung đang rất quan tâm tới phán quyết của phiên tòa này nhiều điểm: 23 bị cáo của vụ án sẽ chịu mức án ra sao với sai phạm mà họ đã mắc phải; Ngân hàng Vietinbank có chịu trách nhiệm gì không và các đơn vị, cá nhân có được tòa tuyên “lấy lại” được tiền chót “nướng vào phi vụ Huyền Như”… Nhưng trên tất cả, đông đảo dân chúng muốn biết chính là 3 ngân hàng Hàng Hải, Tiên Phong và Nam Việt sẽ nhận được phán quyết như thế nào, bởi: Phía Bắc, “bầu” Kiên và ngân hàng ACB đang làm nóng các trang báo, còn trong Nam – nơi có phiên tòa “đại án” Huyền Như – cũng đang có 3 ngân hàng này liên quan, cùng hành vi na ná như “bầu” Kiên của ACB nhưng chưa được pháp luật “soi” đúng nghĩa…

"siêu lừa" Huyền Như khiến nhiều đại gia "ôm hận"

Không xem xét trách nhiệm hình sự Ngân hàng Hàng Hải, Tiên Phong và Nam Việt là tạo dư luận không công bằng với “bầu” Kiên và ACB:
Đó là quan điểm của Viện kiểm sát (VKS) giữ quyền công tố tại tòa đã nêu trong phần luận tội. Cũng theo bản luận tội công khai này thì VKS cho rằng 4 ngân hàng  Hàng Hải, Nam Việt, ACB và Tiên Phong đã thỏa thuận với Huyền Như gửi tiền để hưởng lãi suất chênh lệch trái qui định của pháp luật và đã bị Như chiếm đoạt. Cùng hành vi đó, thế nhưng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT và Lý Xuân Hải - Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB về hành vi "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 165 Bộ Luật hình sự. Còn 3 ngân hàng là Hàng Hải, Tiên Phong và Nam Việt thì chưa. Cũng chính vì lẽ đó mà VKS thẳng thừng tuyên bố trong bảng luận tội “ Ngân hàng Hàng Hải; Ngân hàng Nam Việt và Ngân hàng Tiên Phong cùng hành vi như ngân hàng ACB nhưng chưa được xử lý, nhằm tránh việc so sánh của các đối tượng đã bị khởi tố, tạo dư luận không công bằng trong xã hội, ảnh hưởng tính nghiêm minh của pháp luật, VKSND TPHCM kiến nghị lãnh đạo liên ngành tố tụng Trung ương xem xét trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân có trách nhiệm của 3 ngân hàng trong việc đưa ra nhữngchủ trương trái pháp luật, gây hậu quả đặt biệt nghiêm trọng cho đơn vị mình và ảnh hưởng rất lớn đến nền tài chính, tiền tệ của đất nước...”.
Tuy nhiên, trong vụ án “bầu” Kiên và ACB, ngoài hành vi “như 3 ngân hàng Hàng Hải, Tiên Phong, Nam Việt” thì còn có thêm tội danh khác. Hiện vụ “bầu” Kiên đang được các cơ quan chức năng xem xét đưa ra xét xử.
Trở lại với “đại án” Huyền Như, suốt phiên tòa, cũng như “bên ngoài tòa”. Hành vi của 3 ngân hàng có “hành vi như “bầu” Kiên và ACB đã dần lộ rõ.
Ngân hàng Hàng Hải “nướng” gần 1.600 tỉ đồng cho “siêu lừa” Huyền Như ra sao?
Nói lời sau cùng tại tòa (hôm 22/1), bị cáo Võ Anh Tuấn - Phó giám đốc Vietinbank – CN Nhà Bè – phản bác lại quan điểm của VKS khi VKS cho rằng Tuấn có liên quan tới nhóm 3 công ty Phúc Thịnh, Thịnh Phát và Hưng Yên. Tuấn cũng cho rằng Tuấn biết nhóm công ty này sau cả Huyền Như. Trong bảng luận tội, VKS cho rằng Huyền Như biết Nguyễn Thị Nga (nhân viên Ngân hàng Hàng Hải), qua sự quen biết này, Như đề nghị Nga cung cấp danh sách các công ty và thỏa thuận lãi suất từ 18 đến 22%/năm.
Ngân hàng Hàng Hải liệu có bị điều tra hình sự?

Trong thời gian 4 tháng (từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2011), Huyền Như đã làm giả 110 hợp đồng tiền gửi và phụ lục hợp đồng với 3 công ty Phúc Thịnh, Thịnh Phát và Hưng Yên, Như cũng giả chữ ký của Hà Anh Tuấn (Phó giám đốc Vietinbank CN Nhà Bè) để huy động của 3 công ty trên gần 2.500 tỉ đồng. Đến thời điểm phiên tòa diễn ra, hồ sơ cho thấy Như còn chiếm đoạt gần 1.600 tỉ đồng. Đây thực chất là số tiền mà Ngân hàng Hàng Hải đầu tư ủy thác cho 3 công ty Phúc Thịnh, Hưng Yên và Thịnh Phát và đã bị Huyền như chiếm đoạt và trong phần luận tội của VKS cũng khẳng định hành vi (của ngân hàng Hàng Hải) là vi phạm pháp luật.
Ngân hàng Tiên Phong - “người xưa” đã nghĨ:
Tháng 8/2011, Lê thị Thanh Phương (Giám đốc khối nguồn vốn ngân hàng Tiên Phong) chủ động liên hệ với Huyền Như đặt vấn đề có nguồn vốn và thông qua 2 công ty Phương Đông, An Lộc gửi vào Vietinbank TP.HCM với lãi suất theo hợp đồng là 14%/năm, chênh lệch ngoài hợp đồng từ 5-5,5%/năm. Thời điểm đưa vụ án ra xét xử, Như còn chiếm đoạt 550 tỉ đồng.
Trong một diễn biến có liên qua tới phiên tòa Huyền Như, ngân hàng Tiên Phong cho rằng các vụ việc liên quan đến vụ án trên đã xảy ra từ năm 2011, các lãnh đạo ngân hàng này có liên quan trực tiếp đến vụ việc hiện đều không còn làm việc tại Tiên Phong nữa, vì vậy việc này không hề có ảnh hưởng đến tình hình hoạt động đang rất ổn định và hiệu quả của Tiên Phong hiện nay. Có một thực tế là Tiên Phong “quên”, cho dù chuyện bị Huyền Như “lừa” là “xưa” hay lãnh đạo của Tiên Phong dù đã nghĩ thì việc “ủy thác đầu tư” là hành vi vi phạm pháp luật, mà vi phạm pháp luật thì cần điều tra hình sự - VKS đã kết luận như vậy.
Nam Việt gửi tiền với lãi suất 22,5%/năm, liệu có “thoát” điều tra hình sự?
Thông qua 14 nhân viên, Ngân hàng Nam Việt đã gửi trên 1.500 tỉ đồng vào Vietinbank – CN Nhà Bè. Đến nay, ngân hàng này còn bị Huyền Như chiếm đoạt 200 tỉ đồng.
Từ ngày 14/7/2011 đến ngày 26/7/2011, Huyền Như đã đề xuất lãnh đạo Vietinbank TP.HCM ký 18 hợp đồng tiền gửi với các nhân viên Nam Việt để nhận gửi 500 tỉ đồng, lãi suất 14%/năm. Đến ngày 7/9/2011, Như đã tất toán 12 hợp đồng số tiền 300 tỉ đồng, số tiền còn lại đến ngày tòa xét xử thì Như vẫn còn chiếm đoạt.
Cũng cần nói thêm, trước đó (không phải Huyền Như) mà là thông qua Đoàn Đăng Luật (Trưởng Phòng vốn Nam Việt), Võ Anh Tuấn (Phó giám đốc Vietinbank CN Nhà Bè) huy động của Nam Việt thông qua 14 nhân viên Nam Việt đứng tên với số tiền trên 1.500 tỉ đồng với lãi suất 16,5% đến 22,5%/năm.
Hành vi của Nam Việt theo VKS cũng “vi phạm pháp luật” cần điều tra hình sự…
ACB của “bầu” Kiên có khác gì 3 ngân hàng Hàng Hải, Tiên Phong và Nam Việt!
Hành vi vi phạm pháp luật như dẫn chứng trên của 3 ngân hàng mà theo VKS cần điều tra hình sự để “tạo dư luận không công bằng trong xã hội, ảnh hưởng tính nghiêm minh của pháp luật”, mà nói trắng ra là để ACB và “bầu” Kiên khỏi “phân bì”. Thực tế nhận định của VKS là xác thực nếu bạn đọc “so” sai phạm của ACB của “bầu” Kiên với 3 ngân hàng Hàng Hải, Nam Việt và Tiên Phong:
Thông qua Huỳnh Bảo Ngọc (Phó phòng quản lý quỹ) và Huỳnh Thị Ngọc ánh (Phó phòng kế toán ACB), từ ngày 8/10/2010 đến ngày 27/9/2011, Huyền Như đã huy động của ACB trên 1.100 tỉ đồng, quyết toán được 382 tỉ đồng, số tiền còn lại trên 718 tỉ đồng đang bị Huyền Như chiếm đoạt.
"bầu" Kiên và ACB đang bị xử lý hình sự, 3 ngân hàng Hàng Hải, Nam Việt và Tiên Phong sẽ nối gót chăng?

Tới đây, bạn đọc có thể thấy hành vi sai phạm của ACB và 3 ngân hàng Hàng Hải, Tiên Phong và Nam Việt là cơ bản giống nhau.
Thế nhưng điểm khác là ở chỗ: Với ACB và “bầu” Kiên, ngày 3/1/2014, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định trả hồ sơ số 02/HSST-QĐ cho VKSND TP Hà Nội để làm rõ vai trò của một số cá nhân liên quan. TAND TP Hà Nội nhận định chủ trương của ACB đã thể hiện rất rõ trong việc ủy thác cho 19 nhân viên gửi 718,9 tỉ đồng vào VietinBank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM, với lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm, lãi chênh lệch ngoài hợp đồng 3,7%-13%/năm. Các ông Phạm Trung Cang, Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên), Trần Xuân Giá (nguyên chủ tịch HĐQ), Lý Xuân Hải (nguyên tổng giám đốc), Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (nguyên phó chủ tịch HĐQT ACB) ký vào biên bản họp thường trực HĐQT ACB ra chủ trương dùng tiền huy động của dân để ủy thác cho nhân viên và các công ty gửi VNĐ cùng USD vào một số tổ chức tín dụng. Cũng theo TAND TP Hà Nội, các ông Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang và Lý Xuân Hải có dấu hiệu đồng phạm tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với Lê Vũ Kỳ, Nguyễn Đức Kiên ở hành vi đầu tư cổ phiếu, gây thiệt hại cho ACB.
Đại diện VKS tại tòa đã đề nghị tuyên điều tra bổ sung hình sự cá nhân 3 ngân hàng Hàng Hải, Tiên Phong và Nam Việt - chúng ta chờ xem phán quyết của tòa vào ngày 27/1 tới đây

Như vậy, cùng với hành vi, nhưng  “bầu” Kiên và ACB đã và đang bị xử lý trách trách nhiệm hình sự, còn 3 ngân hàng khác thì không. Vì tính công bằng pháp luật cũng như trên tinh thần thượng tôn pháp luật, người dân đang trông chờ phán quyết của phiên tòa “Huyền Như và các đồng phạm chiếm đoạt trên 3.900 tỉ đồng” mà thứ 2 (ngày 27/1) tới đây tuyên, sẽ “xem xét điều tra hình sự bổ sung” 3 ngân hàng Hàng Hải, Nam Việt và Tiên Phong như luận tội của VKS tại tòa.

18 nhận xét:

  1. "Làm trái" còn có nghĩa là luật chưa cho phép làm mà anh vẫn làm, không nhất thiết là phải trái một điều luật cụ thể nào. Đối với lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng phải tuân thủ luật các tổ chức tín dụng cùng với các văn bản thấp hơn, không được có hoạt động ngoài quy định đó. Cho nên việc thực hiện hoạt động ngoài quy định đã là "làm trái", không cần phải chứng minh gì nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh09:26 Ngày 24 tháng 01 năm 2014@,
      Ông nói :" Làm trái" còn có nghĩa là luật chưa cho phép làm mà anh vẫn làm, không nhất thiết là phải trái một điều luật cụ thể nào .......... "

      Nếu không nhất thiết phải trái điều luật cụ thể nào thì sao lại nói là làm trái được nhỉ ?
      Phải có điều luật nào đó được quy ước là phải, mọi thứ ( làm ) không giống nó mới là ... trái chứ ?

      Xóa
    2. Con chó ghẻ Xích lô bắt đầu lên tiếng sủa. Bầy đàn đâu rồi lên tiến đi thôi. hay đang khóc Hiếu Đằng

      Xóa
    3. Trần văn Thắng Hà Nộilúc 14:53 24 tháng 1, 2014

      Sao bạn Nặc danh 13:49 Ngày 24 tháng 01 năm 2014 lại nặng lời thế?
      Tôi đồng tình với ông Xích lô trong ý kiến trên.
      Và cũng đồng tình với bạn f319 dưới đây, muốn hỏi:
      -------
      Xin bạn Nặc danh 09:26 Ngày 24 tháng 01 năm 2014 hãy chỉ ra vấn đề cụ thể nào mà "luật chưa cho phép làm mà anh vẫn làm", tức ACB vẫn làm?

      Xóa
    4. Đó là việc ủy thác cho nhân viên dùng tiền gửi của khách hàng gửi vào ngân hàng khác. Luật chưa cho phép thực hiện việc "ủy thác" này. Và người ký nghị quyết đồng ý ủy thác là Mr. Giá.

      Xóa
    5. Trả lời bác Xích lô:
      Ví dụ, luật tổ chức tín dụng CHỈ CHO PHÉP một ngân hàng thực hiện các việc A, B, C, D. ACB thực hiện một việc E không có trong danh mục các việc trên. Dù việc E không trái luật nhưng vẫn nằm ngoài phạm vi cho phép của luật các tổ chức tín dụng. Nên thực hiện các hoạt động ngoài quy định cũng là làm trái, không nhất thiết phải xác định một quy định cụ thể nào và xem xét ACB có vi phạm hay không.

      Xóa
    6. Nặc danh21:07 Ngày 24 tháng 01 năm 2014@,
      Cảm ơn bạn đã chia sẻ, nhưng vẫn còn một thác mác : Nếu ACB làm việc E mà việc E nằm ngoài "phạm vi cho phép " của luật nào đó thì sao gọi là vi phạm luật hay trái luật được ? Khi tòa xử thì xử làm sao ? Căn cứ điều nào, luật nào để kết tội ?

      Xóa
    7. "Trái luật" có thể là "vi phạm luật" và cũng có thể là "ngoài quy định của luật". "Trái luật" nghĩa rộng hơn "vi phạm luật".

      Xóa
  2. Xin bạn Nặc danh 09:26 Ngày 24 tháng 01 năm 2014 hãy chỉ ra vấn đề cụ thể nào mà "luật chưa cho phép làm mà anh vẫn làm", tức ACB vẫn làm?

    Trả lờiXóa
  3. Tư tui hiểu "làm trái luật" là Luật qui định 1 đàng lại thực hiện 1 nẻo, không đúng với qui định của Luật, thí dụ Luật qui định cho vay trung hạn thì lãi suất là 10%/năm nhưng chỉ duyệt cho vay 8%/năm. Còn Luật không qui định mà vẫn làm thuật ngữ chuyên môn gọi là vô căn cứ hoặc không có căn cứ, thí dụ Luật không qui định phải trả đơn khởi kiện trong trường hợp đương sự đã hết thời hiệu khởi kiện nhưng tòa vẫn trả đơn với lý do đã hết thời hiệu khởi kiện thì Thông báo trả đơn khởi kiện của Tòa là không có căn cứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nên phân biệt "không đúng với quy định của pháp luật" và "ngoài quy định của pháp luật".
      Ví dụ, một ngân hàng lừa đảo là phạm tội hình sự, nên "không đúng quy định của pháp luật". Nhưng nếu nó thực hiện hoạt động "bán hàng hóa", thì không có luật nào cấm, nhưng hoạt động này của ngân hàng lại "ngoài quy định của pháp luật". Ngân hàng cũng không thể thực hiện hoạt động "ngoài quy định của pháp luật".
      "Làm trái" không phải là "làm trái luật".

      Xóa
    2. Tư tui vẫn phân biệt "không đúng với qui định của pháp luật" (Tư tui gọi là làm trái luật, thuật ngữ chuyên môn gọi là hành vi trái pháp luật) và "ngoài qui định của pháp luật" (Tư tui hiểu ngoài tức Luật không có qui định nên xem đây là vô căn cứ hoặc không có căn cứ pháp luật). Cũng trong bài trước Tư tui ghi rõ là "làm trái luật" để luận bàn theo dữ liệu đó chứ không chỉ ghi chung chung là "làm trái". Tuy nhiên, bạn nên giải thích rõ hơn việc ["Làm trái" không phải là "làm trái luật"] là như thế nào để mọi người được rõ mà bàn luận, cám ơn bạn trước nhé.

      Xóa
  4. Con XYZ đâu rùi!!????? Hôm trước bảo có "đi viếng" ông Lê Hiếu Đằng (!), vậy có trong đám giật băng rôn viếng tang không zậy???? Trả lời thật nhá! Há há há...!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đã đi ngoài chủ đề. Tuy nhiên, mình cũng xin nói Bạn rõ: Bạn có hiểu "điện hoa" là gì không? Mình không nói năng như cách của Bạn được. Và cũng căm lũ người dạ thú, lợi dụng người khác lúc ốm đau, tận dụng cả khi người ấy nhắm mắt xuôi tay khép lại vòng đời. Văn là người. Nhìn hành văn của Bạn, mình hiểu cả đức và trình của Bạn. Chào.

      Xóa
  5. Tên bị cáo Tội danh Mức án đề nghị
    Huỳnh Thị Huyền Như Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức Tù chung thân
    Võ Anh Tuấn Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tù chung thân
    Huỳnh Mỹ Hạnh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 17 – 18 năm tù
    Nguyễn Thị Lành Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cho vay nặng lãi 10 – 12 năm về tội lừa đảo, 2 năm 6 tháng tù – 3 năm tù về tội Cho vay nặng lãi
    Trần Thị Tố Quyên Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 17 – 19 năm tù
    Đào Thị Tuyết Dung Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay nặng lãi 16 – 18 năm tù, 2 năm 6 tháng tù đến 3 năm tù
    Phạm Anh Tuấn Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ 13 – 15 năm
    Trần Thanh Thanh Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 14 – 16 năm tù
    Phạm Thị Tuyết Anh Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 16 – 18 năm tù
    Tống Nguyên Dũng Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 16 – 18 năm
    Bùi Ngọc Quyên Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng 14 – 16 năm


    Hoàng Hương Giang
    Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 10 – 12 năm tù
    Đòan Lê Du Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 18 – 20 năm tù
    Vũ Nguyễn Xuân Tiên Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 14 – 16 năm tù
    Huỳnh Trung Chí Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 16 – 18 năm tù
    Nguyễn Thị Phúc Ngân Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 16 – 18 năm tù
    Huỳnh Hữu Danh Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 18 – 20 năm tù
    Lương Thị Việt Yên Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng 8 – 10 năm tù
    Hồ Hải Sỹ Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 6 – 8 năm tù
    Lê Thị Ngọc Lợi Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 4 – 6 năm tù
    Nguyễn Thiên Lý Cho vay nặng lãi 2 năm 6 tháng tù tổng hợp với bản án trước đó 4 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
    Hùng Mỹ Phương Cho vay nặng lãi 2 – 3 năm tù
    Phạm Văn Chí Cho vay nặng lãi 9 – 12 tháng tù

    Trả lờiXóa
  6. TÒA TUYÊN ÁN
    Sau 13 ngày xét xử và 3 ngày nghị án, hôm nay 27-1 HĐXX TAND TP.HCM đã tuyên án vụ Huyền Như bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng.

    NHÓM TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

    1- Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên phó phòng quản lý rủi ro VietinBank chi nhánh TP.HCM): Thành khẩn khai báo, ăn ăn hối cải, thực hiện tội phạm khi đang mang thai là hai tình tiết giảm nhẹ. Như làm giả 8 con dấu của VietinBank chi nhánh Nhà Bè và các công ty, ngân hàng, dùng thủ đoạn gian dối ngay từ đầu để chiếm đoạt gần 4000 tỉ của ba ngân hàng, 9 công ty và 3 cá nhân.

    Do hậu quả Như gây ra thiệt hại đặc biệt lớn, đặc biệt nghiêm trọng, tác hại về mặt xã hội quá lớn nên cần cách ly vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội là phù hợp quy định pháp luật và đạo lý xã hội.

    Tòa tuyên phạt Như mức án tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 6 năm về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Tổng hợp hình phạt chung là chung thân. Buộc bồi thường gần 4000 tỉ đồng.
    2- Võ Anh Tuấn (nguyên phó giám đốc VietinBank chi nhánh Nhà Bè) 20 năm tù, với vai trò giúp sức tích cực cho Như chiếm đoạt 1.678 tỷ đồng của 4 công ty: Thái Bình Dương, Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên.

    3- Huỳnh Mỹ Hạnh (chị ruột Như, giúp sức cho Như lừa đảo) 14 năm tù

    4- Trần Thị Tố Quyên (nhân viên công ty Cổ phần đầu tư Hoàng Khải, nhiều lần đứng tên vay tiền cho Huyền Như, làm lệnh chi giả để chiếm đoạt tiền, biết Như giả chữ ký khách hàng nhưng vẫn làm theo yêu cầu của Như để chiếm đoạt 50 tỉ đồng của khách): 14 năm tù

    5- Nguyễn Thị Lành (PGĐ công ty CPĐT Phương Đông): 7năm tù về tội lừa đảo, hai năm tù về tội cho vay lãi nặng. Tổng hợp hình phạt chung là 9 năm tù.

    6- Đào Thị Tuyết Dung (GĐ Công ty TNHH Dung Vân): 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hai năm tù về tội cho vay lãi nặng, tổng hợp hình phạt chung là 12 năm tù

    NHÓM TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

    Phạm Anh Tuấn (giám đốc Công ty CPVT Dầu khí Thái Bình Dương) bất chấp pháp luật, gửi 80 tỉ cho Như và bị chiếm đoạt: 14 năm tù

    NHÓM TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH CHO VAY TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG

    1- Trần Thanh Thanh (nguyên phó phòng dịch vụ khách hàng, nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM): 10 năm tù

    2- Tống Nguyên Dũng (nguyên nhân viên tín dụng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM): 15 năm tù

    3- Bùi Ngọc Quyên (nguyên phó trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM): 14 năm tù

    4- Hoàng Hương Giang (nguyên giao dịch viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM): 8 năm tù

    5- Phạm Thị Tuyết Anh (nguyên giao dịch viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM): 15 năm tù


    6- Đoàn Lê Du (nguyên trưởng phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM): 17 năm tù

    7- Huỳnh Trung Chí (nguyên nhân viên tín dụng phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM): 15 năm tù

    8- Vũ Nguyễn Xuân Tiên (nguyên phó trưởng phòng Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM): 11 năm tù

    9- Nguyễn Thị Phúc Ngân (nguyên giao dịch viên Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM): 15 năm tù

    10- Huỳnh Hữu Danh (nhân viên Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB chi nhánh TP.HCM): 17 năm tù

    NHÓM TỘI THIẾU TRÁCH NHIỆM GÂY HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG

    1- Lương Thị Việt Yên (nguyên trưởng phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc VietinBank chi nhánh TP.HCM, mở tài khoản cho khách hàng mà không có mặt khách hàng và chữ ký mẫu): 7 năm tù

    2- Hồ Hải Sỹ (nguyên phó trưởng phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc VietinBank chi nhánh Nhà Bè, mở tài khoản cho khách hàng mà không có mặt khách hàng và chữ ký mẫu): 6 năm tù

    3- Lê Thị Ngọc Lợi (nguyên giao dịch viên phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc VietinBank chi nhánh Nhà Bè, mở tài khoản cho khách hàng mà không có mặt khách hàng và chữ ký mẫu): 4 năm tù

    còn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NHÓM TỘI CHO VAY LÃI NẶNG

      1- Nguyễn Thiên Lý (cho Như vay 7000 tỉ với lãi suất cao hơn 10 lần ngân hàng nhà nước quy định, lãi suất 2%/ngày) 2 năm tù về tội cho vay lãi nặng, cộng với bản án 4 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, tổng hợp hình phạt chung là 6 năm tù.

      2- Hùng Mỹ Phương: 2 năm hai tháng 10 ngày tù. Trả tự do ngay tại tòa.

      3- Phạm Văn Chí: 12 tháng tù, cho hưởng án treo, nộp lại số tiền thu lợi bất chính từ cho vay lãi nặng.

      KIẾN NGHỊ XỬ LÝ TIẾP

      * HĐXX nhận thấy còn có những cá nhân có những sai trái cần được điều tra xử lý như sau:

      - Kiến nghị Cơ quan điều tra Bộ công an khởi tố xử lý tiếp đối với 8 người có hành vi tương tự như Huỳnh Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Lành và Đào Thị Tuyết Dung trong việc giúp Huyền Như chiếm đoạt 180 tỷ đồng tại VIB mà không bị truy cứu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 8 người bị đề nghị khởi tố gồm: Âu Dương Hòa, Nguyễn Thanh Nhã, Đỗ Hữu Thái, Nguyễn Thị Út, Dương Thanh Tâm, Nguyễn Thị Thủy, Bùi Minh Hải, Phùng Vạn Đức.

      - Kiến nghị khởi tố bổ sung đối với Trần Thị Tố Quyên về hành vi giúp sức cho Như lừa đảo chiếm đoạt của VIB 15 tỷ đồng, hiện bị cáo mới bị truy tố về hành vi giúp sức cho Như chiếm đoạt 50 tỷ đồng của ACB thông qua việc mở TK của Dương Thị Nguyệt và Nguyễn Thị Bé Năm.

      - Kiến nghị điều tra làm rõ, xử lý về hành vi thiếu trách nhiệm của bà Nguyễn Thị Minh Hương, và ông Trương Minh Hoàng (hai phó giám đốc VietinBank chi nhánh TP.HCM) đã ký các hợp đồng tiền gửi với ACB.
      - Kiến nghị khởi tố Vũ Hồng Hạnh (nguyên tổng giám đốc Công ty CP chứng khoán Phương Đông) đã có hành vi giúp sức cho Như lừa đảo chiếm đoạt 380 tỷ đồng của Công ty Phương Đông khi ký 7 lệnh chi khống cho Như.
      - Kiến nghị cơ quan điều tra tiếp túc xác minh. làm rõ, nếu có đủ căn cứ thì khởi tố điều tra xử lý đối với các hành vi cho vay lãi nặng vượt quá 10% nhưng chưa bị truy tố, xử lý trong vụ án này bao gồm: Lê Huyền Trân, Phạm Thái Đông, Nguyễn Thị Mai Hòa, Kiều Thị Thu Hương, Lê Thị Ngọc Nga, Nguyễn Thị Phương Hoàng Trung.

      Tòa xác định rõ trách nhiệm bồi thường cho các ngân hàng, công ty và cá nhân là của Huyền Như và đồng phạm. VietinBank không có nghĩa vụ bồi thường các khoản thiệt hại do Như gây ra.

      Như và 22 bị cáo khác bị truy tố vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cá nhân và tổ chức, cho vay lãi nặng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiên trọng, làm giả con dấu tài liệu của các cơ quan tổ chức, vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

      Xóa

  7. Bị cáo


    Tội danh


    Mức án

    Huỳnh Thị Huyền Như


    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức


    Tù chung thân

    Võ Anh Tuấn


    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản


    20 năm

    Huỳnh Mỹ Hạnh


    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản


    14 năm

    Nguyễn Thị Lành


    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Cho vay nặng lãi


    9 năm

    Trần Thị Tố Quyên


    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản


    14 năm

    Đào Thị Tuyết Dung


    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cho vay nặng lãi


    12 năm

    Phạm Anh Tuấn


    Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ


    14 năm

    Trần Thanh Thanh


    Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng


    10 năm

    Phạm Thị Tuyết Anh


    Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng


    15 năm

    Tống Nguyên Dũng


    Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng


    15 năm

    Bùi Ngọc Quyên


    Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng


    14 năm



    Hoàng Hương Giang


    Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng


    8 năm

    Đoàn Lê Du


    Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng


    17 năm

    Vũ Nguyễn Xuân Tiên


    Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng


    11 năm

    Huỳnh Trung Chí


    Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng


    15 năm

    Nguyễn Thị Phúc Ngân


    Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng


    15 năm

    Huỳnh Hữu Danh


    Vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng


    17 năm

    Lương Thị Việt Yên


    Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng


    7 năm

    Hồ Hải Sỹ


    Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng


    6 năm

    Lê Thị Ngọc Lợi


    Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng


    4 năm

    Nguyễn Thiên Lý


    Cho vay nặng lãi


    2 năm + 4 năm hình phạt trước đó, tổng là 6 năm.

    Hùng Mỹ Phương


    Cho vay nặng lãi


    2 năm 2 tháng 10 ngày tù, trả tự do tại tòa

    Phạm Văn Chí


    Cho vay nặng lãi


    1 năm tù cho hưởng án treo.

    Trả lờiXóa