Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

CÂU HỎI TỪ MỸ LAI

Lời dẫn: Ở blog cũ, Google.tienlang đã có cả loạt bài về Mỹ Lai với nhiều câu hỏi gửi về Quảng Ngãi nhưng chưa được hồi âm. Chúng tôi luôn nhớ rằng chúng tôi vẫn mang "món nợ" với Anh Trần Văn Đức - em bé Mỹ Lai ngày nào.... Hôm nay chúng tôi xin chép về bài viết của tác giả Hoàng Đồng Hới trên fb cùng các nhận xét dưới bài.
*******
 Tấm hình "Anh che chở cho em" gây tranh cãi hàng chục năm nay chưa có hồi kết
 Hai anh em Trần Văn Đức, Trần Thu Hà - hai "em bé" trong bộ ảnh Thảm sát Mỹ Lai hôm nay
 Ronald Haeberle- tác giả bộ ảnh Thảm sát Mỹ Lai
11 Tháng 12 2013 lúc 16:51
Lịch sử hiện đại Việt Nam là chiến tranh và đổ nát với hàng triệu tấn sắt thép chết người và hàng triệu sinh mạng bị chôn vùi oan uổng. Trong đó, dù là cuộc chiến nào đi chăng nữa thì thường dân vô tội vẫn là đích đến của thần chết. Điều đó luôn không đổi.
Một thống kê sơ bộ cho thấy, cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1955 đến 1975 đã gây cho Nam Việt Nam 254.000 người chết và 783.000 người bị thương, Bắc Việt Nam khoảng 1.7 triệu người chết và vẫn còn hơn 300.000 người mất tích. Phía Mỹ có hơn 58.000 lính chết và 304.000 bị thương. Nói về quân số, vào năm 1969 là thời điểm đỉnh cao cuộc chiến, Mỹ đã có  540.000 quân trên đất liền, 150.000 quân trên biển và các căn cứ ở Nhật, Đài,Phi, Thái, Mã, … chưa kể quân chư hầu rải khắp miền Nam như Hàn, Phi, Thái, Úc, Niuzilơn. Nói đến vũ khí hủy diệt thì phải tính ngay đến 7 triệu tấn bom và 70 triệu tấn đi-ô-xin mà tác hại của nó sẽ nhấn lên đầu ít nhất của 4 thế hệ con người và thiên nhiên. Chừng đó cũng đủ thấy thường dân Việt Nam phải gánh chịu một tai họa to lớn đến mức nào khi đối mặt với những cuộc chiến khốc liệt.
Từ những năm 1965 đến 1972 tại miền Nam Việt Nam, khái niệm “thảm sát” chẳng xa lạ với tất cả những ai còn mang một hệ thống giác quan lành lặn. Đặc biệt, ngày định mệnh 16/3/1968 tại làng Sơn Mỹ -Quảng Ngãi, đã có 504 thường dân gồm người già, phụ nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh đã bị tước đoạt vĩnh viễn quyền sống từ bàn tay khát máu mọi rợ của Đại đội Charlie/Hoa Kỳ. Cái chết của họ, những nông dân Việt Nam tuyệt đối không phải là một tai nạn hay lỗi của các bên liên quan gây ra. Theo nguồn tài liệu được cơ quan điều tra lục quân Mỹ công bố, thì lính Mỹ đã lên kế hoạch sát hại dân thường từ trước. Thật rõ ràng, những đoạn tài liệu cho thấy những người xấu số này thường bị giết hại dã man sau khi bị hãm hiếp hoặc tra tấn như một trò tiêu khiển. Cho đến hôm nay, hình ảnh làng quê Sơn Mỹ với sự chết chóc tang thương vĩnh viễn khắc sâu trong ký ức những cựu binh Mỹ đã từng tham chiến một lời sám hối trăn trở trước giờ vào cõi chết: "Tôi luôn nghĩ rằng có ai đó sẽ bất ngờ chỉ một ngón tay vào tôi và nói rằng: Hắn là một trong số đó."
Khu di tích hôm nay
 Vẫn còn bao hành động ghê rợn như thế hoặc hơn thế mà lính Mỹ đã gây ra tại nhiều nơi trên thế giới. Nhưng thời gian cứ trôi cho những sự kiện đau lòng đó chìm dần quên lãng mặc cho người Mỹ dần quên nỗi kinh sợ và sự xấu hổ, mặc chính phủ Hoa Kỳ thản nhiên trét dày lên mình những mĩ từ nhân quền và dân chủ rồi quên đi những gì đã qua bởi chính mình gây ra. Hôm nay, không ai có thể mang lại quyền sống cho bao người vô tội từ cõi chết trở về. Nhưng một điều an ủi là tội ác của lính Mỹ cuối cùng cũng bị phơi bày trước ánh sáng công lý bởi chính nhữngngười Mỹ chân chính.
 
Nhưng ở ta thì sao, những con người sống sót trở về như anh em nhà Trần Văn Đức, tại sao cứ phải ép buộc con người ta đã chết? Tại sao linh hồn bà má của họ vẫn buộc cần cải tên? Tại sao con đường tìm về chân lý của họ ngay trên quê hương mà lại gập gềnh và gian truân hơn một nơi cách xa nửa vòng trái đất?
Gần 40 năm súng bom im tiếng, ký ức kinh hoàng của người Việt Nam về chiến tranh cũng dần phai nhạt với thế hệ trẻ, nhưng những hình ảnh đau thương và nỗi băn khoăn này sẽ mãi mãi đợi ngày sáng tỏ.
HĐH.



3 nhận xét:

  1. Nói đến vũ khí hủy diệt thì phải tính ngay đến 7 triệu tấn bom và 70 triệu tấn đi-ô-xin mà tác hại của nó sẽ nhấn lên đầu ít nhất của 4 thế hệ con người và thiên nhiên.
    =====
    Chắc tác giả gõ nhầm, không thể đến con số 70 triệu tấn! Đúng như bác Minh Trinh phát hiện!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo QĐND đăng bài:
      Kẻ giết người núp bóng khai quang
      QĐND - Chủ nhật, 08/08/2010 | 23:50 GMT+7
      ---
      Trích:
      Cuộc chiến tranh hóa học này đã được Mỹ và chính quyền Sài Gòn lúc đó bật đèn xanh từ rất sớm. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thời đó C.Van-xơ (Cyrus Vance) cho rằng: “Đường lối chính trị quốc gia Mỹ không cấm sử dụng các loại chất độc để đàn áp hàng loạt”. Ngô Đình Diệm-Tổng thống chính quyền Sài Gòn khi trả lời phỏng vấn của Đài tiếng nói Mỹ ngày 17-3-1963 tuyên bố rằng: “Việc rải các chất độc hóa học là một phương tiện chiến tranh rất hiệu nghiệm mà các nước chậm phát triển có thể thí nghiệm để chống lại cái mà người cộng sản gọi là chiến tranh giải phóng”. Cuộc chiến tranh hóa học núp dưới chương trình khai quang, phá hủy hoa màu ở Việt Nam của Mỹ đã được tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi (J.Kennedy) phê chuẩn vào ngày 30-11-1961.

      Trong cuộc chiến tranh này, trong một không gian nhỏ hẹp khoảng 17 vạn ki-lô-mét vuông của miền Nam Việt Nam, Mỹ đã sử dụng hơn 110.000 tấn chất độc với trên 300.000 tấn chất cháy và 14 triệu tấn bom đạn với sức công phá bằng hai lần số bom đạn đã sử dụng trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chất độc hóa học đã được phun rải trực tiếp trên 1/4 diện tích miền Nam Việt Nam, trên 3 triệu héc-ta rừng bị phá hủy làm mất đi khoảng 112 triệu mét khối gỗ; 4,8 triệu người Việt Nam đã bị phơi nhiễm và khoảng 3 triệu người là nạn nhân.
      ------
      Đã có bao nhiêu chất diệt cỏ được rải xuống Việt Nam ?
      Theo các thống kê, từ năm 1961 đến năm 1971, 76 triệu lít chất diệt cỏ đã được trút xuống Việt Nam. Diện tích bị ảnh hưởng được ước tính là 29 triệu ares. Theo các số liệu mới đây nhất [1], riêng quân đội Mỹ đã rải xuống Việt nam hơn 300 kg đi-ô-xin TCDD. Vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất là miền nam Việt Nam, tuy nhiên, các nước Lào và Campuchia cũng phải chịu ảnh hưởng của các chất diệt cỏ.

      Xóa
  2. tội ác Mỹ với nhân dân Việt Nam là không thể tha thứ được

    Trả lờiXóa