Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

CHUYỆN CÁI MŨ BẢO HIỂM: XIN ĐỪNG DỐI NHAU NỮA!


Sáng nay, sang bác tranhung09, tình cờ thấy bài "Đội mũ bảo hiểm vẫn... chết" của báo Dân Việt. Bài báo cho biết, theo báo cáo của Ban An toàn giao thông TP.HCM, trong năm 2013, toàn thành phố đã xảy ra 5.094 vụ tai nạn giao thông, làm chết 773 người và làm bị thương 4.582 người. Trong số 622 người chết vì tai nạn xe gắn máy, có đến 413 người có đội mũ bảo hiểm, 31 người không đội và số còn lại chưa xác định có đội hay không.
 Đa phần người tham gia giao thông đội mũ (nón) baỏ hiểm chỉ để đối phó CSGT

Nhân chuyện về cái mũ bảo hiểm, lướt qua trên mạng, chúng tôi giật mình khi thấy nhiều tờ báo lớn khi giới thiệu Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt nhưng dường như họ chưa nhìn thấy mặt ngang mũi dọc cái Nghị định mà chỉ ... nghe đồn! Ví dụ, ngày 1/1/2014, báo VnExpress có bài với cái tit hoành tráng: "Từ hôm nay, đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn sẽ bị phạt" Trong nội dung bài có đoạn:

"Từ 1/1, người đi trên môtô, xe máy đội mũ bảo hiểm không có chứng nhận và dán nhãn theo tiêu chuẩn quốc gia sẽ bị xử phạt như không đội mũ.

Nghị định 171 có hiệu lực hôm nay quy định, người lái mô tô xe máy phải đội mũ bảo hiểm có chứng nhận và dán nhãn theo tiêu chuẩn quốc gia. "

Ô hay: Trong toàn bộ Nghị định này, chúng tôi không thấy có quy định nào như trên! Vấn đề xử phạt liên quan đến cái mũ bảo hiểm được quy định trong Nghị định này tại Điều 6, khoản3, điểm i):

"3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;"

Nội dung này không hề khác so với quy định cũ ở Nghị định 71/2012 ngày 19/9/2012. 

Vậy mà cái thông tin sai của báo VnExpress nêu trên được hàng loạt báo đăng lại! Ngày 8/1/2014, Báo Cà Mau còn có bài hoành tráng hơn với tít: Đầu năm 2014, đội nón bảo hiểm không đạt chất lượng sẽ bị xử phạt hành chính! Trong bài có đoạn: "Ngày 13/11/2103, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế cho Nghị định số 34 và Nghị định số 71). Theo đó, người điều khiển, người ngồi trên xe mô-tô, xe gắn máy (kể cả xe điện) không đội NBH, cài quai không đúng quy cách, đội NBH không đúng chuẩn sẽ bị xử phạt hành chính." Cũng trong bài báo này, tác giả say sưa chứng minh sự cần thiết phải có cái quy định trên!

Báo Vietnam+ của Thông tấn xã VN cũng có bài “Nhiều mức phạt vi phạm giao thông sẽ được giảm”, trong nội dung có đoạn: “Riêng với xe máy điện, từ đầu năm 2014 sẽ xử phạt nghiêm xe máy điện vi phạm luật giao thông với mức thấp nhất từ 60.000 đồng và cao nhất là 20.000.000 triệu đồng tùy từng hành vi vi phạm”. 

Ối giời ôi! Mức phạt đến "20.000.000 triệu đồng" thì tức là 20.000.000.000.000 đồng, tức là 20 ngàn tỷ, tức 20 triệu đô? (Đính chính: Chúng tôi dốt toán và không xài đô nên có sai sót. Cảm ơn bạn đọc đã góp ý. Nay đính chính: 20 ngàn tỷ, tức 1 tỷ đô!) Không biết Việt Nam có thâm thù gì với chiếc “xe máy điện” mà phạt người ta dững 1 tỷ đô? Đến Siu lừa Huyền Như, nếu có thu hồi hết các khoản mà chị ý đã lừa đảo chiếm đoạt thì cũng chỉ có 5 ngàn tỷ!

Kính thưa các anh chị nhà báo! “Xe máy điện”, theo định nghĩa ở Điều 3 Nghị định  171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. (Còn “Xe đạp máy” là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện). “Xe máy điện” được Nghị định này coi như xe mô tô trong quy định ở Điều 6:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ”.

Mức phạt thấp nhất ở Điều này là 60 ngàn đồng và cao nhất chỉ có 14 triệu đồng thôi ạ! Và mức phạt này chỉ trong trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng sau đây:

“7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm Khoản 7 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.”

Có lẽ mọi người thường quan niệm Báo của Thông tấn xã nên độ xác tín cao, do vậy, thông tin này được nhiều báo "nhắm mắt" đăng lại hơn! Đó là các báo, tạp chí: Tạp chí Tuyên giáo- Cơ quan của Ban Tuyên giáo Trung ương; báo Tiền phongGiáo dục Thời đại- Cơ quan của Bộ GD-ĐT; báo Lai Châu- Cơ quan của Đảng bộ tỉnh Lai Châu; báo Kinh tế & Đô thị- Cơ quan của UBND TP Hà Nội; Đài PT-TH An GiangTạp chí Nghề báo- Cơ quan của Hội Nhà báo TP HCM cùng rất nhiều trang thông tin điện tử của nhiều cơ quan, hiệp hội khác!

Trở lại với câu chuyện cái mũ (nón) bảo hiểm: Sau những cuộc “ra quân” xử lý mũ rởm rầm rộ hồi hè năm ngoái (2013), đến giờ thì tình hình vẫn như xưa, mũ (nón) bảo hiểm lại bày bán công khai, vẫn có gần như 100% người đi mô tô xe máy sử dụng mũ (nón) bảo hiểm rởm.

Vậy là bài viết của chúng tôi trên Google.tienlang vào ngày 15/3/2013 với tít "CHUYỆN CÁI MŨ BẢO HIỂM: XIN ĐỪNG DỐI NHAU NỮA!" vẫn còn nguyên tính thời sự. Blog cũ của chúng tôi đã bị mất, may là bên blog bác Canhsat4sao có lưu! Chúng tôi xin đưa về đây:

*******
CHUYỆN CÁI MŨ BẢO HIỂM: XIN ĐỪNG DỐI NHAU NỮA! 
 Hôm qua, 14/3/2013, hầu hết các cơ quan báo chí đều đưa tin: Bốn bộ ký Thông tư liên tịch số 06/2013 ngày 28/2/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong  sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm (MBH) cho người đi xe máy, xe đạp máy, xe máy đã họp và thống nhất "chưa áp dụng" Thông tư này. Đây lại thêm một vụ “ngồi trên trời” ban hành chính sách…
Thứ nhất, theo chúng tôi, việc ban hành thông tư liên tịch 06/2013 với quy định hành vi vi phạm mới (đội mũ bảo hiểm rởm) là không đúng thẩm quyền. 
Hiện nay chưa có chế tài quy định cụ thể xử phạt người đội mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng. Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012 của Chính phủ gần đây chỉ quy định công an được phép xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách (không cài quai) mà thôi. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002 và Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 (sắp có hiệu lực từ ngày 01/7/2013) thì chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính cùng hình thức xử phạt, mức xử phạt tương ứng. Cấp bộ, dù là 1 bộ hay 4 bộ cũng không có thẩm quyền này.
Thứ hai, “các nhà báo thiểu năng” hay những người làm chính sách có vấn đề trong tư duy?
 Ông Đinh Mạnh Toàn - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an)
 Tại Điều 3 và Điều 4, của Thông tư 06 quy định mũ bảo hiểm cho người điều khiển xe máy phải có đủ các tính năng: Giảm chấn thương vùng đầu cho người đội khi có va chạm, tai nạn; Có cấu tạo đủ 3 bộ phận vỏ mũ, đệm hấp thụ rung động và quai đeo có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn quốc gia QCVN2:2008/BKHCN; Nếu có mũ lưỡi trai mềm thì độ dài không quá 70mm, có góc nghiêng không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2:2008/BKHCN; Nếu có lưỡi trai cứng thì độ dài không được lớn hơn 50mm… Nếu có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20mm; Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN2:2008/BKHCN; được gắn với dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa.
Tại cuộc họp chiều 11/3/2013, ngay bản thân người tham gia soạn thảo văn bản là ông Đinh Mạnh Toàn - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an), người chê các nhà báo thiểu năng, khi giải thích về quy định trên đây cũng vô cùng rối rắm, khó hiểu. Dù nghe đi nghe lại băng ghi âm lời phát biểu của ông, chúng tôi vẫn không hiểu ông giải thích cái gì.
Vậy thì, dựa vào bộ quy chuẩn này, để bắt người đội mũ cũng như các anh cảnh sát giao thông phải nắm được, đối chiếu kiểm tra xác định hợp chuẩn hay không hợp chuẩn là một sự đánh đố. Để những người làm chính sách mà tư duy luẩn quẩn, u u minh minh như ông Đinh Mạnh Toàn thì khó có thể đòi hỏi chất lượng văn bản cao hơn.
Theo TS Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp), một quy định chỉ có hiệu quả và giá trị thực tiễn khi đối tượng sai phạm là thiểu số, là trường hợp đặc biệt. Khi người tham gia giao thông là đối tượng được bảo vệ tính mạng và sức khỏe thì quy định lại quay lại xử phạt đối tượng cần và được bảo vệ. Muốn xử phạt người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn trước tiên phải cắt nguồn, không để các loại hàng dỏm đó tồn tại trong xã hội. Việc này phải đi trước một bước và phải làm thực sự chứ không phải nửa vời, đặc biệt là không được buông trôi, thả lỏng như lâu nay.
Điều kiện khách quan phải đủ thì khi đó người đội mũ bảo hiểm rởm chỉ là thiểu số, là số ít và trong nhận thức người ta cũng biết đấy là mũ dỏm và việc đội chỉ là đối phó thì khi đó phạt là không oan. Đặc biệt là không để tình trạng CSGT phải xử phạt "mỏi tay", không xuể. Như hiện nay, nếu đưa quy định này ra để lực lượng công an, cảnh sát thực thi thì không biết hình ảnh của nó sẽ thế nào, có gây phản cảm quá không. Tóm lại, ở đây là vấn đề điều kiện cần và đủ cũng như lựa chọn thời điểm để quy định và thực thi biện pháp xử phạt đối với người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn. Điều đáng lưu ý, khi đưa quy định người điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm trong Luật giao thông đường bộ, đã có sự thảo luận hết sức quyết liệt, trong thời gian tương đối dài và có một lộ trình từ nội thành ra địa bàn khác... Mục đích của quy định này, trước hết và cao nhất là bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người điều khiển xe máy. Vậy, đưa ra quy định phạt khi điều kiện khách quan chưa hội đủ liệu có giữ được mục đích này hay không hay lại lẫn sang mục đích khác.
Thứ ba, Google.tienlang hoàn toàn nhất trí với quan điểm của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng.
Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp, sau 5 năm vận động toàn dân đội mũ bảo hiểm, tỷ lệ đội mũ đạt 90%, nhưng trong đó có tới 70% là mũ giả, kém chất lượng. Còn ông Đinh Mạnh Toàn - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an, là người có phát ngôn ấn tượng mới đây khi cho rằng “các nhà báo thiểu năng”) cho chúng ta biết con số ấn tượng hơn: 100% ý kiến của người dân cho rằng cứ rẻ là mua, biết là hàng giả vẫn mua.
 
Như vậy, chính các vị đại diện cho các cơ quan nhà nước ban hành chính sách “bắt buộc đội mũ bảo hiểm” đã gián tiếp thừa nhận rằng mục tiêu “cao đẹp và nhân văn” khi ban hành chính sách này nhằm “bảo vệ cái đầu” của người tham gia giao thông đã không đạt được; trên thực tế, suốt 6 năm qua, người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm chỉ là để đối phó, để khỏi bị CSGT làm phiền chứ không phải để “bảo vệ cái đầu” của mình.
Chẳng những mục tiêu “cao đẹp và nhân văn” trên không đạt được, ngược lại, từ ngày 15 tháng 9 năm 2007 (ngày bắt đầu thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm) đến nay, chính sách này đã và đang khiến cho cả xã hội phải lừa dối lẫn nhau, gây biết bao hệ lụy:

1-Dối trá trong công nghệ sản xuất
Có cầu là có cung. Đồng thời với việc áp dụng quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm, ngành công nghệ sản xuất mũ cũng khởi sắc theo hướng “trăm hoa đua nở”. Từ  những của hàng lớn ở thành phố đến mọi quầy mua bán nhỏ ở chợ làng, đâu đâu cũng được trưng bày đủ loại mũ bảo hiểm, mẫu mã màu sắc thật phong phú, hợp với mọi túi tiền, đáp ứng mọi thị hiếu và mọi lứa tuổi. Bà con ta đổ xô nhau đi mua mũ, người người mua mũ, nhà nhà mua mũ. Một gia đình 5 người, tiền sắm mũ một lúc hết nửa tháng lương như chơi. Nhưng biết làm sao được, vì đó là luật, với những lời cảnh báo: ai không đội mũ sẽ bị phạt.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi quyết định buộc đội mũ bảo hiểm có hiệu lực, các cơ quan chức năng phanh phui hàng loạt cơ sở sản xuất mũ “không đúng tiêu chuẩn”. Người ta tự hỏi không biết những tiêu chuẩn này dựa theo nguyên tắc nào. Báo chí cũng không công bố danh tính những các cơ sở sản xuất vi phạm. Người ta chẳng biết những cơ sở đó có bị nghiêm phạt và bị đóng cửa hay không. Và thế là, trong một thị trường mênh mông đa dạng, người tiêu dùng cũng chẳng biết đâu là mũ tốt, đâu là mũ kém chất lượng. Thông tin cảnh báo mà các cơ quan chức năng đưa ra giống như để trộm ra khỏi nhà mới hô người bắt cướp. Cái mũ đơn giản là thế mà cũng làm người tiêu dùng nhiều phen hoang mang.
Đối với một số nhà sản xuất, tiêu chí hàng đầu không phải là sự an toàn cho người sử dụng. Họ chỉ mong có nhiều lợi nhuận trong sản xuất và kinh doanh. Hậu quả là những chiếc mũ kém chất lượng theo kiểu “hàng mã” ra đời. Có những chiếc mũ làm bằng bìa các-tông được phủ một lớp vải mầu. Có chiếc lại nhỏ xíu, nhỉnh hơn bàn tay một chút, chỉ đủ để phủ kín đỉnh đầu. Vì thế, mũ bảo hiểm đã biến thành mũ thời trang lúc nào không hay.
 

 
Cầm 2 cái mũ bảo hiểm gõ thử vào nhau, cả 2 mũ đều vỡ tan
2-Dối trá trong thực thi luật pháp
Nhà nước ta đã nói là làm. Thế mới nghiêm! Sau ngày đầu tiên nương nhẹ chỉ cảnh cáo và ghi lại địa chỉ của người vi phạm, những ngày tiếp sau đó, biết bao người chủ quan đã phải méo mặt nộp phạt. Chưa có cơ quan nào nghiêm túc tiến hành điều tra một cách khách quan, khoa học về sự liên quan giữa mũ bảo hiểm với hậu quả của tai nạn giao thông trong sáu năm qua. Chỉ biết rằng báo cáo thống kê hàng năm, số vụ TNGT và số người chết vì TNGT đều “năm này cao hơn năm trước”! Như vậy có thể thấy quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm suốt 6 năm qua không hề làm giảm số thương vong vì TNGT. Mà, ai cũng biết, giảm làm sao cho được khi mà mọi người đều đội mũ rởm?
Vỏ quýt dày có móng tay nhọn, tại một số đoạn đường thường xuyên có trạm cảnh sát thường trực, một hình thức thương mại mới lại phát sinh, đó là cho thuê mũ. 
 Chủ 1 điểm cho thuê mũ BH ở ngã ba Cát Lái, TP HCM
Này nhé, trước trạm kiểm soát chừng 200 mét, có mấy người xe ôm trực đó, nếu thấy ai phóng xe máy mà không đội mũ là họ ra hiệu dừng xe, thông báo có trạm kiểm tra trước mặt, rồi đề nghị cho thuê mũ với giá rẻ không ngờ, chỉ 10.000 đồng, thế là cả hai cùng lên đường, sau khi qua trạm công an, mời anh dừng lại, trả tôi cái mũ và cũng đừng quên trả 10.000 đồng. Thật là một hình thức kinh doanh nhẹ nhàng mà cả hai cùng có lợi. Đương nhiên người đi đường sẽ chọn hình thức trả 10.000 đồng hơn là bị phạt ít nhất là 200.000 đồng!
Khi quyết định bắt buộc đội mũ có hiệu lực cũng là lúc người ta nghĩ ra đủ trò gian dối. Báo chí nói đến những trường hợp đội mũ để “đối phó”, tức là đội cho có lệ, để che mắt những người có trách nhiệm kiểm soát. Có những cảnh nực cười như đi xe máy một tay, còn tay kia để …cầm mũ, nếu nhìn thấy cảnh sát thì mới đội. Người bán cũng như người mua, người tham gia giao thông cũng như anh cảnh sát giao thông, mọi người chẳng ai tin vào sự an toàn nhờ những thứ đồ vật trang sức đúng hơn là mũ bảo hiểm kia.
 
Và thế là, người ta cứ đồng tình với nhau để mà dối trá. Nói dối, sống dối rồi chẳng hề áy náy lương tâm vì điều mình đang thực hiện.
3. Lợi đâu chưa thấy nhưng thiệt hại đã nhãn tiền
Cái mũ bảo hiểm chẳng những không có tác dụng bảo vệ người dân như tuyên truyền mà ngược lại, từ ngày có quy định này, người tham gia giao thông lại … mất an toàn hơn vì CSGT! Báo Tiền phong từng dẫn lời một vị Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an khẳng định, Bộ Công an không cho phép các lực lượng được truy đuổi người vi phạm giao thông với lỗi nhỏ. Cụ thể, với những tội phạm nguy hiểm như giết người cướp của chẳng hạn, nếu bỏ chạy thì lực lượng cảnh sát phải cương quyết tấn công, truy đuổi. Còn ví dụ trường hợp người dân tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm thì cần tuyên truyền giáo dục, nếu giữ được thì phạt còn nếu họ sợ hãi bỏ chạy thì không cần thiết phải đuổi bắt vì dễ gây tai nạn.
Nạn nhân Huỳnh Tấn Nam, 21 tuổi, là nhân viên bảo vệ tổng kho của Công ty TNHH một thành viên DFC Nha Trang tại xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang  bị thương tật 77%
Thế nhưng trên thực tế thì sao: Đã có rất nhiều trường hợp cảnh sát giao thông săn lùng người không đội mũ bảo hiểm rồi xảy ra xô xát đến nỗi mất mạng người!  Đó là vụ anh Nguyễn Văn Khương bị CSGT bắt và đánh chết tại trụ sở công an ở Bắc Giang ngày 23/7/2919;
 Người dân mang thi hài Nguyễn Văn Khương lên trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang
Vụ cô nữ sinh viên Hoàng Thị Trà bị CSGT hóa trang bắn thẳng vào đùi ở Thái Nguyên tối 6/8/2010; 
Nữ sinh viên Hoàng Thị Trà tại bệnh viện
Vụ ông Trịnh Xuân Tùng bị công an phường Thịnh Liệt đánh tại phường Giáp Bát (Hà Nội) và chết ngày 3/3/2011.
Ông Tùng khi đang cấp cứu tại BV Việt Đức
Vụ ông Huỳnh Văn Mum và Lê Văn Út ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng bị công an xã đánh thành tàn tật ngày 30/11/2011;
 Ông Huỳnh Văn Mum, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng
Vụ anh Phạm Văn Thành bị Công an phường Dĩ An, Bình Dương và dân phòng đánh đến gãy tay tối 15/10/2012; vụ anh Võ Hoàng Tâm (KP 2, phường 16, quận 8, TP.HCM) bị cảnh sát khu vực cùng bảo vệ dân phố xông vào tận nhà khám xét rồi đánh cả nhà vào tối 29/12/2012; vụ ông Nguyễn Thanh Liêm bị dân phòng xã Lê Minh Xuân huyện Bình Chánh TP HCM dùng cây đoản sắt đánh thành thương tối ngày 3/12/2012; vụ anh Đinh Quốc Huy cùng bạn là chị Dương Thị Tuyết (sinh viên một trường cao đẳng) bị công an phường  Trần Thành Ngọ quận Kiến An (Hải Phòng) truy đuổi từ quận Kiến An sang tận xã Hồng Thái, huyện An Dương rồi trước mặt đông đảo người dân ở đây, các công an đã đánh bầm dập anh này, khiến anh phải nhập viện vào tối 20/2/2012; vụ anh Huỳnh Nhật Quang bị một viên trung tá, phó Công an xã Tắc Vân, TP Cà Mau bắn thẳng vào đầu khi nạn nhân đã bị bắt, đang bị còng cả 2 tay ngay tại trụ sở công an xã sáng 5/2/2013. Điều đáng nói, sau đó anh Quang còn khí khởi tố vì chống người thi hành công vụ! Cũng chỉ vì cái mũ bảo hiểm mà tối 29/9/2012 em Hoàng Thị Tú, học sinh lớp 11, trú ở xã Trúc Lâu huyện Lục Yên (Yên Bái) bị trưởng Công an xã cùng 2 công an viên truy đuổi và bị bắn giập nát chân khi em này không đội mũ bảo hiểm ngồi trên xe máy của người thân đang lưu thông trên QL 70, đoạn qua Yên Bái, địa phận không thuộc quyền kiểm soát của công an xã!

4- Những lạm dụng tham nhũng
Để quy định được chấp hành triệt để, Nghị định số 146/2007, sau này là  27/2010-NĐCP của Chính phủ cho phép ngay cả công an xã cũng được quyền phạt người không đội mũ, từ mức nhẹ nhất là cảnh cáo, rồi phạt tiền đến 500,000 đồng, thậm chí tịch thu phương tiện (điều 44). Chẳng biết có phải là công an xã hay không, nhiều anh mặc thường phục đứng ra chặn xe để phạt tiền, làm cho bà con ta xanh cả mắt. Thế rồi cũng từ cái mũ bảo hiểm mà giữa anh công an viên của xã với nhiều bà con lối xóm « tắt lửa tối đèn có nhau » trở nên mâu thuẫn đến căng thẳng, vì « thương em tôi để trong lòng, việc chung tôi cứ phép công tôi làm ». Người dân cũng chẳng biết số tiền thu được do việc phạt sẽ được sử dụng vào việc gì, vì  trong nhiều trường hợp chẳng thấy có hóa đơn nộp phạt. Chẳng những công an xã phường, vì tiền mà ngay mấy ông dân phòng cũng nhiệt tình xông ra đường chặn người không đội mũ bảo hiểm để xử phạt, làm phát sinh tình trạng LOẠN XỬ PHẠT TỪ CƠ QUAN XỬ PHẠT. Lực lượng CSGT từ một hình ảnh đẹp khi công khai đại diện cho công quyền trên đường phố để chỉ huy, hướng dẫn giao thông, duy trì trật tự an toàn cho người dân, vì cái chính sách về mũ bảo hiểm đã biến thành các đơn vị kinh tế tư nhân. Các anh phải rình rập, phải lén lút nấp sau gốc cây, cột điện, trèo cả lên nóc cổng chào vào thành phố để phạt cho đủ chỉ tiêu!
Câu chuyện chiếc mũ phản ánh thực trạng của khá nhiều vấn đề trong xã hội Việt Nam chúng ta. Cái mũ là đồ vật vô tri vô giác, vô tình đã làm cớ cho người ta sống giả tạo. Người ta giả tạo với nhau và cuối cùng giả tạo với chính mình. Người ta làm hàng giả, đám cưới giả, làm bằng cấp giả mà không hề áy náy lương tâm. Sự dối trá đã ăn sâu nơi nếp nghĩ và hành động của một số người, làm mất đi cảm thức về tội lỗi. Cha mẹ dối trá với con cái, đồng nghiệp dối trá với nhau. Con người đã đánh mất niềm tin nơi nhau, và khi niềm tin đã bị đánh mất thì hậu quả kéo sẽ là sự xuống cấp suy đồi về đạo đức, trong môi trường gia đình cũng như xã hội.
Vậy thì tại sao các vị đại diện cho các cơ quan ban hành chính sách bắt buộc đội mũ bảo hiểm không dũng cảm công khai thừa nhận sự thất bại của chính sách đó? Và, khi cái mục tiêu “cao đẹp và nhân văn” của chính sách này đã thất bại thì việc duy trì chính cách còn có ý nghĩa gì nếu không phải chỉ vì lợi ích nhóm? Tại sao các vị không dám mạnh dạn hủy bỏ nó đi?
Khi mấy vị trên đây còn bảo thủ, không dám dũng cảm thừa nhận điều đó thì các đại biểu Quốc hội, các cơ quan thông tin đại chúng, các blogger chẳng lẽ lặng im?

47 nhận xét:

  1. Một tay đi xem máy, mắt tớn lên ngắm gái nên đam vào đít xe bán tải. anh ta lao một phát xên thùng xe, đầu đam thủng kính sau của xe.
    Rất may, mũ bảo hiểm xịn nên đầu không bị sao, không xây xước gì cả. Tiếc là anh ta ngỏm củ tỏi.

    Trả lờiXóa
  2. Tai nạn giao thông nhiều là do sự hỗn loạn, do ý thức giao thông quá kém của người tham gia giao thông.

    Ý thức kém của mọi đối tượng, ô tô, xe máy, xe đạp, thậm chí cả người đi bộ. Tai nạn xe máy nhiều bởi nó là phương tiện quá phổ biến ở VN. Xe máy ngoài làm tăng sự lộn xộn của giao thông, còn làm cho người ta lười đi bộ, lười vận động hơn.

    Ở thành phố, xe máy chạy ẩu là 1 chuyện, ở nông thôn, người ta còn chạy ẩu gấp nhiều lần hơn.

    Theo tôi, VN nên có chính sách giảm dần phương tiện giao thông cá nhân, ở đây cụ thể là xe máy. Xe máy cần phải giảm dần số lượng, tiến tới cấm hẳn. Đồng thời phải thực hiện chế tài thật nghiêm để xử phạt, thêm vào đó là từng bước phát triển giao thông công cộng: bus, metro...

    Nhưng những nhà máy lắp ghép xe máy ở VN cung cấp 1 khoản tiền thuế không hề nhỏ, vấn đề này cần phải cân nhắc. Đồng thời, dân ta đã quá quen ỉ lại vào xe máy, phải thật quyết tâm và mạnh tay mới làm được. Càng trù trừ, càng khó thực hiện. Hãy nhìn việc HN mãi không cấm được xe ba-gác hay còn gọi là xe tự chế, xe thương binh thì thấy. Số lượng tai nạn do loại xe này gây ra không hề ít, mà đáng cười thay, người điều khiển không phải là thương binh, thậm chí chả có liên hệ gì với thương binh.

    Lưu ý thêm là lượng xe ba-gác này tham gia những vụ gây rối, đòi nợ thuê,...không hề nhỏ.

    Đáng tiếc, những việc cần mạnh tay, lại không được thực hiện!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải do ĐCS hở con chó hoang Đu đủ?

      Xóa
    2. Thử suy nghĩ xem, Đảng viên(?).

      Lười suy nghĩ, quen được cầm tay chỉ việc, bảo gì làm nấy rồi sao?

      Xóa
    3. Có lẽ sắp có bão hay sao mà hôm nay Đu Đủ lại nói hay mà không sủa. Cứ như thế này thì ai xóa còm của chú làm gì. Hãy phát huy Đu Đủ nhé

      Xóa
    4. Nhạt! Nên ăn thêm muối, ông Nặc ạ!

      Xóa
    5. Đu đủ phát biểu đc. Hy vọng từ này trở đi có những nhận xét chất lượng như thế này. Đừng lồng ghép linh tinh chuyện nọ xọ chuyện kia nhiều người ghét. Chúc ông khỏe, đẹp trai. làm đc nhiều việc có ích cho XH mà chúng ta đang sống

      Xóa
    6. Cảm ơn ông. Tôi chỉ nói sự thật những gì đang diễn ra. Nói về sự yếu kém, các thói hư tật xấu của Đảng, của các Lãnh đạo có gì là sai?

      Người khác ghét hay thích tôi không quan tâm.

      Xóa
  3. Bài này theo mình Lê Hương Lan đã viết đúng và trúng, những người có tâm có tầm có trách nhiệm vì dân hãy dũng cảm thẳng thắn tổng kết từ khi ra quy định bắt buộc đội mũ bao hiểm đi xe mô tô xe gắn máy đã đem lại lợi ích gì cho dân cho nước cả về vật chất và tinh thần, niềm tin và tình yêu thương con người. Đừng vì thu được nhiều tiền phạt của dân lành mà khẳng định đó là thành công của sự bắt buộc đội mũ bảo hiểm...........

    Trả lờiXóa
  4. Bài này theo mình Lê Hương Lan đã viết đúng và trúng, những người có tâm có tầm có trách nhiệm vì dân hãy dũng cảm thẳng thắn tổng kết từ khi ra quy định bắt buộc đội mũ bao hiểm đi xe mô tô xe gắn máy đã đem lại lợi ích gì cho dân cho nước cả về vật chất và tinh thần, niềm tin và tình yêu thương con người. Đừng vì thu được nhiều tiền phạt của dân lành mà khẳng định đó là thành công của sự bắt buộc đội mũ bảo hiểm...........

    Trả lờiXóa
  5. Công Nông đối thoạilúc 18:03 14 tháng 1, 2014

    Thống kê những vụ vì không đội mũ BH bị công an truy đuổi, đánh đập trên kia còn ít quá!
    Tôi xin bổ sung:
    Vụ anh Nghiêm Duy Hoàng (23 tuổi, quê ở xã Thiệu Viên, Thiệu Hóa, Thanh Hóa) tố cáo bị tổ công tác Y5 (lực lượng 141, CA Hà Nội) đánh trọng thương, Công an kết luận do tự té.

    Ngày 14.7.2009, chỉ vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, anh Phạm Ngọc Đến, 29 tuổi bị cảnh sát giao thông Gia Lai truy đuổi dẫn đến cái chết thảm thương. Hàng ngàn người dân Gia Lai kéo đến công an biểu lộ thái độ bất bình trước hành xử thiếu tính người của công an. Không phục thiện, vẫn hung hãn kiêu binh, công an Gia Lai đã bắt 75 người dân tống giam! Hôm sau, trong số người bị bắt, anh thanh niên trẻ khỏe Trần Minh Sỹ, 23 tuổi, chết âm thầm trong nhà giam công an Gia Lai!

    Ngày 24.4.2010, anh Huỳnh Tấn Nam, 21 tuổi, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị một cảnh sát giao thông và một công an xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa đánh chấn thương nặng đốt sống cổ, lún xương thái dương phải, vỡ xương bướm và xương cung gò má phải, dập tủy, đứt dây chằng dọc trước, gãy bốn răng, tính mạng nguy kịch!

    Báo Người Lao Động hôm 10/5/2010 đã đưa tin về vụ anh Võ Văn Khánh, sinh năm 1981, trú tại Đại Lộc, Quảng Nam chết tại đồn công an lúc 21h30 ngày 7/5. Kết luận của công an là anh Khánh tự tử bằng dây buộc giày. Theo đơn của gia đình gửi báo này, anh Khánh tới công an huyện Điện Bàn để làm thủ tục xin lại xe máy bị tạm giữ do vi phạm giao thông lúc 14h ngày 7/5. "Đến 6 giờ 30 phút ngày 8-5, công an huyện Điện Bàn đưa xác anh Khánh về cho gia đình ở Điện An kèm theo một phong bì 10 triệu đồng. "Khi gia đình khâm liệm, phát hiện thi thể anh Khánh không bình thường. Từ phần ngực xuống hai bên sườn có dấu giày in đậm và tím bầm nhiều chỗ. Do đó, gia đình không tin Khánh tự tử và yêu cầu giám định lại."

    Em Trần Đức Thắng, sáng 19-11-2012, Thắng chở theo em Lê Thị H., học sinh lớp 11, đến trường dự lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Cả hai không đội mũ bảo hiểm, CSCĐ ra tín hiệu dừng xe. Theo lời kể của Thắng, khi vừa dừng xe thì em bị một CSCĐ dùng gậy cao su đánh vào sau gáy, sau đó dùng chân đạp vào ngực, bụng

    Tối 20/3/2013. hai thanh niên chạy xe không đội mũ BH, Công an và dân quân xã Trà Bá, Tp Pleiky chặn, đuổi theo về tận công ty đương sự, súng nổ, dùi cui, người đi bệnh viện.

    Ngày 26/3/2013, em Lâm Dụ Cường (học sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Hiền) chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm, CA phường chặn lại, bỏ chạy bị CA bắt được tát tai chảy máu.

    Vân vân và vân vân...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chạy trốn công an, đâm vào ô tô thiệt mạng
      Thứ Tư, 25/07/2012 09:42
      Người Lao động: Hồi 23 giờ 20 ngày 21-7-12 Vũ Văn Nhật (SN 1988) và Vũ Văn Thắng (SN 1989), cùng trú huyện Tiên Lãng, điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm. Tổ tuần tra của Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động do chiến sĩ Bùi Viết Thắng điều khiển xe máy chở chiến sĩ Vũ Văn Sỹ đuổi theo. 2 thanh niên đi trên xe máy bị tai nạn do đâm vào một chiếc xe ô tô đi ngược chiều, khiến Vũ Văn Nhật bị tử vong tại chỗ, Vũ Văn Thắng bị thương nặng.
      ====
      141 Hà Nội bị “tố” đánh gẫy xương gò má người dân
      Người Lao động: 15 giờ 30 phút ngày 14-3- 13, tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã xảy ra vụ va chạm giữa người vi phạm giao thông (lỗi không đội mũ bảo hiểm - MBH) với tổ cảnh sát 141 của Công an TP Hà Nội đang làm nhiệm vụ tại đây, khiến người vi phạm giao thông bị chấn thương, ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.
      Người vi phạm giao thông là anh Nghiêm Duy Hoàng (33 tuổi, quê ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, hiện đang tạm trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội).
      Sáng nay (ngày 15-3), tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động tại bệnh viện, anh Nghiêm Duy Hoàng cho biết, khoảng 15 giờ 30 ngày 14-3, khi đang điều khiển xe máy biển kiểm soát 29H1 - 048.16 lưu thông qua ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì bị một chiến sĩ trong tổ công tác 141 của Công an TP Hà Nội ra dấu hiệu yêu cầu dừng xe. Quá hoảng sợ vì lúc này trên đầu không đội MBH, anh Hoàng đã tăng ga định bỏ chạy.
      Sáng ngày 15-3-13, tại Bệnh viện, anh Hoàng kể: “Lúc đó tôi định quay xe vòng lại để trốn thoát nhưng biết mình bị chặn, trên đường lại quá nhiều xe cộ nên đã dừng xe, giơ hai tay lên đầu. Tuy nhiên một trong hai người đó đã dí dùi cui điện vào mạng sườn, một người khác mặc sắc phục dùng dùi cui vụt vào mặt tôi. Khi tỉnh dậy tôi thấy mình đã nằm trong Bệnh viện Thanh Nhàn với rất nhiều vết thương ở xung quanh cổ, gẫy xương gò má” - anh Hoàng nói.
      -------
      Nghi CSGT rượt đuổi gây tai nạn, dân bao vây đốt xe
      SGTT.VN - Cho rằng CSGT truy đuổi khiến người vi phạm ngã xuống cống, lại còn ra tay đánh nạn nhân bất tỉnh, hàng trăm người dân ở xã Gia An, huyện Tánh Linh, Bình Thuận đã bao vây các chiến sĩ CSGT, bắt giữ trung úy Nguyễn Ngọc Tuấn, đốt cháy xe máy và giữ xe bán tải BKS 86B 0214 của nhóm CSGT.
      Vào lúc 19 giờ 30 ngày 14-11, hai CSGT trên xe Exciter biển số 86B7.0007 đuổi theo anh Hồ Ngọc Khoa (SN 1993, trú thôn 7, xã Gia An, huyện Tánh Linh) chở theo 2 bạn gái, cả 3 đều không đội mũ bảo hiểm. Đến ngã tư thôn 5, xã Gia An thì Khoa ngã xe xuống cống nước và bị 2 CSGT lao vào dùng cùi chỏ, dùi cui (cao su) đánh đập.
      Bức xúc trước hành động đó, ông Lê đã lao vô can ngăn thì bị một CSGT ngăn lại. Ông vội truy hô. Hàng trăm người dân thôn 5 và vùng lân cận đã kéo đến bao vây 2 CSGT. Sau đó 1 CSGT điều khiển xe Exciter mang BKS 86B7.0007 và 3 CSGT nữa trên xe bán tải BKS 86B 0214 chở trên thùng xe 2 chiếc xe đã bắt của người vi phạm trước đó, chạy tới.
      Thấy người dân bức xúc vây quanh nên tất cả CSGT đã bỏ toàn bộ xe ở lại thoát thân. Chỉ có 1 CSGT tên Tuấn chạy vào nhà ông Nam (cách chỗ xảy ra sự việc 200m). Tuấn bị ông Nam cùng người dân bắt giữ, bắt viết biên bản về việc truy đuổi gây té xe và đánh đập người vi phạm giao thông. Anh Tuấn không viết nên bị người dân giữ tầm 15 phút thì được ông Hồ Văn Thành (bí thư xã) cùng công an xã đến giải cứu.
      Hồ Ngọc Khoa nằm bất tỉnh dưới mương nước sau đó đã được người dân đưa đến trạm xá xã Gia An, sau đó đã chuyển lên bệnh viện huyện Tánh Linh trong đêm. Chiếc xe do Khoa điều khiển bị người dân đưa đi mất.
      Hàng trăm người dân bức xúc trước hành động đánh người của 2 CSGT nên đã đốt chiếc xe máy mang BKS 86B7.0001 là chiếc xe CSGT dùng đuổi theo Khoa. Tiếp đó còn dùng đá, gậy gộc, cây tre dài đập vỡ cửa kính xe tải BKS 86B 0214.

      Xóa
    2. Còn nhiều lắm những vụ CSGT truy đuổi người ko đội mũ BH dẫn đến chuyện thương vong cho người tham gia giao thông.
      Còn dưới đây, cũng vì cái mũ BH mà một chiến sỹ CSGT hy sinh:
      ====
      Rượt đuổi xe vi phạm, một cảnh sát giao thông tử nạn
      23/12/2010 13:03
      (VTC News) Khoảng 11h30 phút 23/12/2010, trên đường Nguyễn Sỹ Sách (TP Vinh - Nghệ An) đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông khiến một đồng chí CSGT tử vong. Danh tính nạn nhân ngay sau đó được xác định là Ngô Anh Tài (quê ở huyện Hưng Nguyên, Nghệ An), cán bộ CSGT Công an TP Vinh.
      Thượng tá Trần Sỹ Phàng - Phó trưởng Công an TP Vinh có mặt ở hiện trường cho biết: "Đồng chí Tài cùng với những người khác đang làm nhiệm vụ kiểm tra giao thông, phát hiện hai nam thanh niên điều khiển xe máy đầu không đội mũ bảo hiểm. Lập tức đồng chí Tài được tổ cử đuổi theo khống chế, nhưng quá trình rượt đuổi đã bị ngã dẫn đến tử vong"

      Xóa
  6. Tư tui đồng tình với nội dung mà tác giả Lê Hương Lan đã thể hiện, ngoại trừ một tình tiết :"Thứ nhất, theo chúng tôi, việc ban hành thông tư liên tịch 06/2013 với quy định hành vi vi phạm mới (đội mũ bảo hiểm rởm) là không đúng thẩm quyền.", xin hỏi :
    1- Hành vi vi phạm mới (đội mũ bảo hiểm rởm) qui định tại điều mấy, khoản mấy của Thông tư liên tịch 06/2013 ?
    2- Viện dẫn nguyên văn qui định này và giải thích rõ hơn vì sao việc ban hành Thông tư là không đúng thẩm quyền ?.
    Trân trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lâu ko thấy anh hâm trà nhà tui vào đây "phản biện" nên cũng thấy nhơ nhớ!
      Hay là anh hâm nhà tui tái sanh, nhập vô anh Tư trời đánh nhể? "Chân chọng"! Cũng cái giọng điệu đó!
      ===
      Anh hâm hay anh Tư ơi, anh đọc kỹ đoạn viết của bạn chủ nhà thì phải hiểu chứ nhể?
      Chả cần trích dẫn điều nào cụ thể mà toàn bộ cái thông tư đó thể hiện qua tên gọi của nó:
      "Thông tư liên tịch số 06/2013 ngày 28/2/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm (MBH) cho người đi xe máy, xe đạp máy, xe máy "

      Chủ nhà đã phân tích hết sức rõ ràng:
      "Hiện nay chưa có chế tài quy định cụ thể xử phạt người đội mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng. Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012 của Chính phủ gần đây chỉ quy định công an được phép xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm không đúng quy cách (không cài quai) mà thôi. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính số 44/2002 và Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 (sắp có hiệu lực từ ngày 01/7/2013) thì chỉ có Chính phủ mới có thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính cùng hình thức xử phạt, mức xử phạt tương ứng. Cấp bộ, dù là 1 bộ hay 4 bộ cũng không có thẩm quyền này."

      Xóa
    2. Nói thêm: Bộ có quyền ra thông tư, nhiều bộ có quyền ra thông tư liên tịch. Nhưng thông tư chỉ là để quy định chi tiết cái đa được qui định trong nghị định của chính phủ. Bộ không được quyền trèo lên thẩm quyền của Chính phủ, tức nếu Chính phủ ko quy định xử phạt người đội mũ BH kém chất lượng thì các anh ở bộ cũng ko được làm thay Chính phủ.

      Bài viết này của chủ nhà đăng (ở blog cũ) ngày 15/3/2013, tại thời điểm chưa có Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
      Nhưng, như phần trên, chủ nhà đã trích dẫn Điều 6, khoản 3, điểm i):
      -----
      "3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
      i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;"
      -----
      Điều đó cho thấy, tại Nghị định hiện hành 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, Chính phủ cũng không quy định việc xử phạt người đội mũ BH rởm.

      Xóa
    3. Xin lỗi, Tư tui hỏi tác giả bài viết là Lê Hương Lan với hy vọng LHL nắm rõ vấn đề sẽ có giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, nếu Thương anh hâm muốn tham gia thì hãy trả lời thẳng vào câu hỏi của Tư tui, đừng dông dài "cả vú lấp miệng em" nhằm làm loãng vấn đề cơ bản mà Tư tui muốn bàn luận với tác giả LHL. Xin lập lại, bởi tác giả LHL cho rằng "... theo chúng tôi, việc ban hành thông tư liên tịch 06/2013 với quy định hành vi vi phạm mới (đội mũ bảo hiểm rởm) là không đúng thẩm quyền." nên Tư tui muốn được giải thích 2 vấn đề :
      1- Thông tư liên tịch 06/2013 quy định hành vi vi phạm mới (đội mũ bảo hiểm rởm) ở điều mấy, khoản mấy ?
      2- Viện dẫn nguyên văn qui định đó và giải thích chi tiết hơn về việc ban hành không đúng thẩm quyền (hiểu nôm na là Tư tui muốn có nguyên văn qui định của Thông tư về hành vi vi phạm mới (đội mũ bảo hiểm rởm) để làm cơ sở bàn luận vấn đề có hay không có việc ban hành trái thẩm quyền).

      Trân trọng là từ mà người trong nghề Luật thường dùng khi kết thúc ý kiến của mình. Thấy hay hay nên Tư tui bắt chước vậy thôi chứ Tư tui là Tư Trời Biển, hổng phải anh Hâm nào tái sanh hết, mà Tư tui đang bàn chuyện Luật thuần túy một cách nghiêm túc, vị nào có kiến thức Luật và nghiêm túc thì xin mời tham gia, còn những vị nào chỉ có kiến thức vuốt ve nghẹn ngào, tung hô theo quán tính và sẵn sàng dùng những từ ngữ vô văn hóa để bảo vệ quan điểm của mình thì xin đừng.
      Trân trọng.

      Xóa
    4. Ông có nick Thương anh hâm vô tâm quá. Không theo dõi tin tức. trahamlai và cả gia đình bị tai nạn giao thông chết tan xác trên đường cao tốc Tp HCM - Trung Lương một tuần nay rồi. Họ hàng bê rổ ra nhặt xác

      Xóa
    5. @ Tư! Tớ thấy Thương anh hâm nói vậy là chí lý, đầy đủ rồi. Chuyện rõ như ban ngày rồi, hoạnh họe vớ vỉn ng ta cười vào mũi.

      @ Nặc danh20:56 Ngày 14 tháng 01 năm 2014
      Có thiệt ko đới? Nguồn ở đâu?
      Tớ cũng thấy .... nhơ nhớ anh hâm!

      Xóa
    6. Tư tui đang chờ tác giả Lê Hương Lan phản hồi xong mới chính thức nêu quan điểm của mình. Trường hợp vì lý do gì đó mà LHL không phản hồi thì ngày mai Tư tui cũng sẽ viết bài về vấn đề này.

      @ em anh tèo : câu hỏi là qui định ở điều mấy, khoản mấy của Thông tư 06/2013 nhưng Thương anh hâm không trả lời được mà chú lại khen Thương anh hâm trả lời chí lý, đầy đủ thì thô thiển, lộ liễu quá chú à !?

      Xóa
    7. Chiến sĩ Rân trủlúc 07:54 15 tháng 1, 2014

      Hơ hơ!
      Tư cứ nêu quan điểm đi, ai cấm? Khiếp quá! "Chính thức nêu quan điểm"!!!!
      Đúng là ... hâm!
      Chuyện rõ như ban ngày rùi mà ko hiểu!

      Xóa
    8. Với những người không có kiến thức Luật thì người khác viết gà hay gà, viết vịt hay vịt, chó nói là mèo cũng không hay biết, cũng cho là chuyện rõ như ban ngày rồi. Đáng thương, đáng thương ! Trình độ dân trí như vậy thì Việt Nam mình còn đứng trong top 10 đội sổ Thế giới dài dài, bà con ơi !!!!

      T/b : tư tui đã thấy chị chủ Blog đã gởi entry mới về vụ "kiều nữ Hải Phòng" dâm đãng, dâm ô gì đó, tức chị đã có vào Blog và đã đọc ý kiến của Tư tui nhưng không phản hồi. Đáng lẽ Tư tui viết bài ngay, nhưng cứ thong thả, ra quán đầu phố nhâm nhi ly cà phê sau khi thưởng thức 1 tô phở gà tú hụ cái đã. Không gấp.

      Xóa
  7. Chưa áp dụng thông tư liên tịch số 06 về xử phạt người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng

    Chiều ngày 13/3, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã chủ trì cuộc họp với đại diện Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ GT- VT, Văn phòng Chính phủ, Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và một số đơn vị liên quan của Bộ Tư pháp để trao đổi, thảo luận về tính hợp pháp của thông tư 06 quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.

    Tại cuộc họp này, đại diện các Bộ tham dự cuộc họp cho biết Thông tư số 06 đã được Lãnh đạo của 04 Bộ ký, đã lấy số Thông tư, ngày, tháng, năm nhưng chưa được phát hành. Sau khi có ý kiến nhiều chiều từ dư luận, các Bộ tham gia ký Thông tư số 06 đã thống nhất dừng việc phát hành để xem xét sửa đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, Thông tư số 06 không thể có hiệu lực vào ngày 15 tháng 4 tới đúng như dự kiến.


    Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT được liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Công thương, Công an, GT- VT ký ngày 28/02/2013 quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy (gọi tắt là Thông tư số 06). Theo quy định tại Thông tu này, người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm và mũ bảo hiểm phải đáp ứng khoảng trên 10 tiêu chí như: có tác dụng giảm chấn thương vùng đầu; có cấu tạo 03 bộ phận; kiểu dáng; đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; được gắn dấu hợp quy CR và ghi nhãn hàng hóa theo quy định… Hiện nay, do quản lý nhà nước từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, bán mũ bảo hiểm không được tốt, nên có nhiều loại mũ bảo hiểm giả, mũ không đúng tiêu chuẩn, người dân rất khó để phát hiện, phân biệt, thậm chí cũng rất khó đối với cả lực lượng cảnh sát giao thông. Do đó, quy định buộc người dân phải biết mũ thật, mũ giả là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính nêu ra tại Thông tư số 06 là thiếu thuyết phục.

    Theo daibieunhandan

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi hi!!!
      Thía mờ đến tận cuối năm 2013, Bình Thuận vưỡn "Triển khai thi hành Thông tư LT 06:
      ----
      Bình Thuận triển khai Thông tư liên tịch số 06 về mũ bảo hiểm trong năm 2013 PDF In
      Ngày 30 Tháng 12 Năm 2013
      Trong năm 2013, thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/2/2013 của liên Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an, Giao thông Vận thải Quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy và Công văn chỉ đạo số 2474/UBND-VXDL ngày 27/6/2013 của UBND tỉnh, các Sở, ngành, địa phương đã chủ động, tích cực, có nhiều nỗ lực, cố gắng để triển khai tốt Thông tư.

      Trong công tác tuyên truyền, Sở Giao thông Vận tải đã tổ chức nhiều hoạt động đa dạng nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định về quản lý mũ bảo hiểm, hướng dẫn lựa chọn mũ bảo hiểm đạt chất lượng đến mọi đối tượng nhân dân. Trong năm 2013, Sở đã phối hợp Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng Tỉnh chiếu phim kết hợp tuyên truyền đội mũ bảo hiểm đạt chất lượng; Phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phát thông điệp cổ động về việc “Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng” trên chuyên mục An toàn giao thông; In ấn và tổ chức phân phát 300 tài liệu, 13.500 tờ rơi, 5.700 áp phích, …Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức tuyên truyền trên website Sở, website Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đồng thời gửi bài viết đến các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền trên đài phát thanh địa phương để người tiêu dùng biết và lựa chọn mũ bảo hiểm có chất lượng.

      Bên cạnh đó, Sở Giao thông Vận tải còn phối hợp với Công ty TNHH SX-TM nhựa Chí Thành V.N, Công ty TNHH Vạn Phát tổ chức chương trình đổi mũ bảo hiểm đạt chất lượng có trợ giá cho nhân dân. Số mũ bảo hiểm đổi được 8.665 cái.

      Cùng với công tác tuyên truyền, công tác thanh kiểm tra cũng được tiến hành song song, có trọng tâm, trọng điểm. Trong năm 2013, đoàn thanh kiểm tra liên ngành của tỉnh đã tiến hành kiểm tra 53 cơ sở kinh doanh mũ bảo hiểm với tổng số hàng hóa được kiểm tra là 2.782 mũ bảo hiểm, 427 mũ thể thao. Qua kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 30 cơ sở có hành vi vi phạm các điều kiện về kinh doanh mũ bảo hiểm, thu phạt hành chính với số tiền là 34.550.000 đồng.

      Nhờ kết hợp đồng thời giữa công tác thanh kiểm tra với công tác tuyên truyền, phổ biến, ý thức chấp hành pháp luật của cơ sở kinh doanh được nâng cao hơn trước. Các điểm kinh doanh mũ trên vỉa hè đã giảm hẳn, một số cơ sở kinh doanh cố định trên địa bàn không còn bán những loại mũ tương tự như mũ bảo hiểm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Người tiêu dùng đã chú trọng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, do một số loại mũ với kiểu dáng thể thao (không phải mũ bảo hiểm) giá tương đối rẻ, sử dụng lại nhẹ, hợp thời trang nên một số người tiêu dùng vẫn ưa chuộng loại mũ này đội để đối phó khi tham gia giao thông, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bày bán các loại mũ không phải là mũ bảo hiểm nhưng có kiểu dáng giống hệt như mũ bảo hiểm vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh.

      Riêng công tác tiếp nhận hồ sơ chất lượng mũ bảo hiểm được giao cho UBND cấp xã nơi có tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm, tình hình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Do phần lớn các tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm trên địa bàn tỉnh là nhỏ lẻ, tập quán kinh doanh chỉ tập trung vào mua bán, không quan tâm đến giấy tờ hồ sơ liên quan, do đó việc lưu giữ các tài liệu liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm khi nhập hàng về kinh doanh không đầy đủ. Mặt khác, việc tiếp nhận các tài liệu liên quan đến chất lượng mũ bảo hiểm còn mới, nhưng cán bộ của xã, thị trấn chủ yếu là kiêm nhiệm và mới tiếp cận nên chưa nắm bắt kịp. Vì vậy, đến nay, các địa phương mới chỉ tiếp nhận 14 hồ sơ chất lượng mũ bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh mũ bảo hiểm.
      Mậu Tuyên

      Xóa
    2. Đà Nẽng, tháng 4/2013:
      ====

      Thông tư liên tịch quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy
      Viết bởi Trương Công Tuyến
      09/04/2013 16:37

      Ngày 28 tháng 02 năm 2013, Bộ Khoa học và Cộng nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Công An và Bộ Giao thông Vận tải ban hành Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.

      Thông tư liên tịch này quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy sử dụng khi tham gia giao thông và trách nhiệm của các Bộ ngành, UBND các cấp trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng mũ bảo hiểm.

      Thông tư quy định nguyên tắc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cụ thể như sau:

      1. Mũ bảo hiểm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN, được gắn dấu hợp quy CR trên vỏ mũ và ghi nhãn mũ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và quy định tại điểm 2.3 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN.

      Dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên mũ bảo hiểm hoặc được dán lên mũ bảo hiểm bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xoá, làm mờ dấu hợp quy CR.

      2. Mũ bảo hiểm chỉ được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN khi kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định sau đây:

      a) Mũ phải có kiểu dánh theo hình 1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN như sau:


      Hình 1-Cấu tạo cơ bản mũ bảo hiểm



      b) Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định của của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN;

      c) Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định của của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN;

      d) Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm.

      Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2013.

      (Chi cục TCĐLCL thành phố Đà Nẵng)

      Xóa
    3. Lấy thông tin từ trang web Chính phủ cho chính thống nè, Ngân Thương ơi!
      ===
      Dừng phát hành Thông tư 06
      Chinhphu.vn) - Sau cuộc họp với Bộ Tư pháp, các Bộ tham gia ký Thông tư liên tịch số 06 có nội dung xử phạt người đội mũ bảo hiểm giả đã thống nhất dừng việc phát hành Thông tư này để xem xét, sửa đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật.

      Chiều nay, 14/3, Bộ Tư pháp có Thông cáo báo chí về nội dung liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi “không đội mũ bảo hiểm theo quy định” của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.

      Quy định không khả thi

      Theo Thông cáo, liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an, Giao thông - Vận tải đã ký Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/02/2013 quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy trong đó có nội dung xử phạt người dân đội mũ bảo hiểm nếu không đáp ứng khoảng trên 10 tiêu chí như: có tác dụng giảm chấn thương vùng đầu; có cấu tạo 3 bộ phận; kiểu dáng; đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; được gắn dấu hợp quy CR và ghi nhãn hàng hóa theo quy định…

      Tuy nhiên, thực tế hiện nay, do quản lý nhà nước từ khâu sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, bán mũ bảo hiểm không được tốt, nên có nhiều loại mũ có hình dáng giống mũ bảo hiểm, mũ giả, mũ không đúng tiêu chuẩn nhưng người dân rất khó để phát hiện, phân biệt, thậm chí cũng rất khó đối với cả lực lượng cảnh sát giao thông. Do đó, quy định buộc người dân phải biết mũ thật, mũ giả và là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính nêu ra tại Thông tư số 06 là thiếu thuyết phục.

      Sửa đổi cho phù hợp

      Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, chiều 13/3, Bộ Tư pháp đã chủ trì cuộc họp với đại diện các cơ quan, tổ chức: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông - Vận tải, Văn phòng Chính phủ, Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (vắng đại diện Bộ Công an) và một số đơn vị liên quan để trao đổi, thảo luận về tính hợp pháp của quy định nêu trên. Sau cuộc họp, các Bộ tham gia ký Thông tư số 06 đã thống nhất dừng việc phát hành để xem xét sửa đổi cho phù hợp với quy định của pháp luật.

      Người phát ngôn Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng khẳng định đến thời điểm hiện tại, Thông tư số 06 chưa được phát hành và do đó không thể có hiệu lực vào ngày 15/4 tới đúng như dự kiến.

      Minh Khôi

      Xóa
  8. Ối giời ôi! Mức phạt đến "20.000.000 triệu đồng" thì tức là 20.000.000.000.000 đồng, tức là 20 ngàn tỷ, tức 20 triệu đô? Không biết Việt Nam có thâm thù gì với chiếc “xe máy điện” mà phạt người ta dững 20 triệu đô? Đến Siu lừa Huyền Như, nếu có thu hồi hết các khoản mà chị ý đã lừa đảo chiếm đoạt thì cũng chỉ có 5 ngàn tỷ!
    20 triệu đô = 20 ngàn tỉ VNĐ
    2 triệu đô = 2 ngàn tỉ
    1 triệu đô = 1 ngàn tỉ
    1 đô = 1 triệu
    Ai là nhà báo thiểu năng vậy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong bài viết HLL cũng đã có sự nhầm lẫn và nên xem xét sửa lại ý này.

      Mặc dù vậy thì bài viết cũng có tác dụng phê phán rất đáng hoan nghênh. Liệu ở đây có bàn tay của "lợi ích nhóm" không nhỉ?

      Xóa
  9. Con người là động vật thông minh nhất nhờ có cái não bộ tuyệt vời nhưng lại yếu ớt nhất, hay tử vong nhất, so với các động vật xung quanh, cũng bởi có cái não bộ tạo hóa sắp đặt vào một vị trí dễ tổn thương, dễ va đập khi thao tác lao động, thao tác sinh hoạt, di chuyển. Che chắn, bảo vệ cái "vốc đậu hũ" này là điều cần thiết mà con người hướng đến. Điểm xuất phát là một ý tưởng khoa học, đúng đắn, xã hội, nhân văn. Nhưng rồi cái nhóm lợi ích, cái nhóm con buôn, cái nhóm ăn gian làm dối đã xắn tay vào mảng việc, mảnh đất dễ kiếm lợi nhuận này
    và sinh ra rách việc. Bảo vệ cái "vốc đậu hũ" bằng mũ kém chất lượng, đưa các góc cạnh để
    "thời trang" vào dụng cụ cần tính trượt tròn, cài quay không đúng cách, ý thức của người sử dụng luôn mang tính đối phó hơn là nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình.
    Miên man...Bảo vệ chế độ cũng vậy. Cái thằng Lê Quốc Quân, cái thằng Dương Tự Trọng, mỗi thằng một vẻ, nhưng chúng giống nhau về sự phá hoại đất nước. Đã là loại phá hoại là phải diệt, phải khử. Không có vùng cấm. Ví như, mới chạm đến cái thằng "thường thường bậc trung" Phạm Quý Ngọ, thì một vài cây đa, cây đề của Googletienlang đã có hơi hướng bảo vệ.
    Tương tự như việc dùng mũ bảo hiểm kém chất lượng. Tương tự như cài quai mũ không đúng cách. So sánh có vẻ khập khiễng nhưng nghĩ cho cùng, nó phải thế, chỉ như thế. Duy nhất.

    Trả lờiXóa
  10. Người nhà cụ Lýlúc 06:08 15 tháng 1, 2014

    Đánh người vi phạm giao thông, công an viên hầu tòa
    (PL)- Sáng 14-1, TAND tỉnh Khánh Hòa đã bác kháng cáo kêu oan, y án sơ thẩm chín tháng tù về tội gây thương tích trong khi thi hành công vụ đối với Nguyễn Trọng Hiếu (nguyên công an viên xã Diên Phú, Diên Khánh).

    Tòa cũng bác kháng cáo của Công an xã Diên Phú (bị đơn dân sự), buộc đơn vị này phải bồi thường cho người bị hại hơn 71 triệu đồng.

    Tối 24-4-2010, Hiếu được phân công phối hợp cùng Vũ Văn Duy (Đội CSGT Công an huyện Diên Khánh) tuần tra giao thông trên tuyến quốc lộ 1A. Đi qua trước cổng UBND xã Diên Phú, phát hiện anh Huỳnh Tấn Nam chạy xe máy không đội mũ bảo hiểm, Duy chạy mô tô của CSGT chở Hiếu (Hiếu mang theo gậy giao thông) rượt đuổi. Anh Nam vào một cây xăng trốn. Sau đó, không thấy xe CSGT, anh Nam tiếp tục chạy về chỗ trực tại Tổng Kho lương thực Nha Trang. Khi xe vừa ra quốc lộ 1A thì thấy xe của CSGT đuổi theo, anh Nam tăng tốc bỏ chạy. Lúc này, Duy chở Hiếu đuổi theo, thổi còi yêu cầu anh Nam dừng lại nhưng anh Nam không dừng. Đến km 1450 + 300 quốc lộ 1A, đoạn qua xã Vĩnh Phương (TP Nha Trang), Duy đuổi kịp, ép xe anh Nam vào lề đường. Hiếu ngồi sau dùng gậy giao thông đánh vào vùng cổ anh Nam làm nạn nhân mất thăng bằng, ngã xuống lề phải quốc lộ 1A bất tỉnh. Sau đó, nạn nhân được đưa đi cấp cứu với tỉ lệ thương tật 77%.

    Tại phiên tòa, Hiếu liên tục kêu oan không nhận tội, cho rằng người bị hại tự té, còn Công an xã Diên Phú thì nói mình không phải là bị đơn dân sự trong vụ án.

    HOÀNG VĂN - XUÂN PHƯƠNG

    Trả lờiXóa
  11. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. Viết về con số hay nhầm là phải. Mình viết 2 còn mà vẫn nhầm. HLL nên xem lại ý "20 ngàn tỉ tức 20 triệu đô?". Theo tỉ giá hiện này thì 20 ngàn tỉ VND là gần 1 tỉ đô đấy HLL ạ.

      Xóa
    3. Khiếp, đã hạ xuống 20 trẹo đô cho nó thấp rùi mờ có ông vẫn phát hiện dc!
      1 tỷ đô!
      Phạt gớm quá!

      Xóa
    4. Bất cứ cái gì liên quan đến Đảng đều có giá trị .Như tiền của Đảng,nếu muốn tính đúng, chắc phải sử dụng Siêu máy tính của Mỹ ( chả hiểu có có không?) .

      Thật là có giá trị!

      Xóa
    5. SV không còn gì để sủa nữa hay sao mà thổ ra 1 cục nhảm nhí thế?

      Xóa
    6. Ô hay! em thấy hình như chị Hương và mấy anh ở trên loay hoay mãi mà.Em nói sai gì à! Rõ khổ!

      Xóa
    7. Sinh viên lo mà học hành đi " Chột không hay tài ỉa bếp" Theo con đường PU nhập kho sớm. Thế e có đc bố Thụy nhận làm con nuôi ko.

      Xóa
    8. Ồ ! Thanh niên là rường cột của quốc gia, không cho cháu nó tìm hiểu về chế độ để có chính kiến thì làm sao làm rường cột được chú Nặc danh 12:07 ?

      Xóa
  12. Khoản 1 Điều 3 TT 06 qui định tiêu chuẩn chất lượng mũ bảo hiểm, khoản 1 điều 8 TT 06 qui định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định, khoản 2 điều 10 TT 06 qui định nguyên văn : "2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.". Từ 03 căn cứ pháp luật vừa nêu, chúng ta suy ra người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy mà không đội hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng qui định, gồm cả qui định về tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ bị xử phạt hành chính.

    Chúng ta đều biết, Luật do Quốc hội ban hành, Chính phủ ban hành Nghị định hoặc Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết để hướng dẫn thực hiện Luật, Bộ chuyên ngành ban hành Thông tư để hướng dẫn thực hiện Nghị định, UBND Tỉnh, Thành trực thuộc Trung ương ban hành Quyết định để hướng dẫn thực hiện Thông tư. Tất cả các Văn bản vừa nêu đều là Văn bản qui phạm pháp luật nên đều có hiệu lực thi hành. Tất nhiên Luật cũng qui định các Văn bản dưới Luật hướng dẫn thực hiện Luật chỉ được hướng dẫn theo đúng tinh thần Luật, tức không được tự ý đặt thêm Luật. Thực tế, khi cần thì Chính phủ, Bộ chuyên ngành và mỗi địa phương đều viện cớ "do nhiệm vụ chính trị của Chính phủ, của Bộ, của địa phương" mà tự đặt ra thêm Luật. Thí dụ, Luật qui định đất được cấp GCNQSDĐ theo khoản 4 điều 50 Luật đất đai thì không phải đóng tiền sử dụng đất, nhưng Nghị định 84/2007/NĐ-CP thì thêm rằng chỉ không đóng tiền sử dụng đất cho diện tích trong hạn mức, còn diện tích ngoài hạn mức vẫn phải đóng. Chuyện thêm thắt này không đúng thẩm quyền, trái luật nhưng là "đặc thù" của nền Pháp luật XHCN tồn tại từ rất lâu, nó chuyên gây thiệt hại cho người dân và mang lại lợi ích cho Nhà nước nhưng không hiểu sao Đảng lãnh đạo tài tình, sáng suốt dường vậy mà lại không chỉ đạo phải chấm dứt hay sửa sai cho dân được nhờ. Lâu dần nó đã trở thành một thứ Luật có hiệu lực tuyệt đối : Luật bất thành văn ! Tuy nhiên, khoản 2 điều 10 TT 06 không hề qui định hình thức xử phạt và mức xử phạt tương ứng.

    Bởi các lẽ nêu trên, Tư tui cho rằng nhận định của tác giả LHL rằng "theo chúng tôi, việc ban hành thông tư liên tịch 06/2013 với quy định hành vi vi phạm mới (đội mũ bảo hiểm rởm) là không đúng thẩm quyền." là có căn cứ theo Luật thành văn nhưng không có căn cứ theo Luật bất thành văn ! Một số vị chuyên nghề qui chụp ở Blog này cứ hễ ai mô tả đúng hiện trạng xã hội sẽ bị cho là "cờ vàng", nay tới lượt cô chủ cũng hết chịu nổi, phải đưa ra nhận định bất lợi cho chế độ, hổng biết quí vị có qui LHL vào hàng ngũ "cờ vàng" không vậy ? Trước mắt Tư tui thấy có chú Lamda, với ai là chú qui chụp “cờ vàng” ngay nhưng với cô chủ LHL thì chú lại khen “Mặc dù vậy thì bài viết cũng có tác dụng phê phán rất đáng hoan nghênh”.

    Trả lờiXóa
  13. Xin đính chính, đoạn "nhưng không hiểu sao Đảng lãnh đạo tài tình, sáng suốt dường vậy mà lại không chỉ đạo phải chấm dứt hay sửa sai cho dân được nhờ." sửa lại thành "nhưng không hiểu sao Đảng lãnh đạo tài tình, sáng suốt dường vậy mà nhiều khi lại không chỉ đạo phải chấm dứt hay sửa sai cho dân được nhờ."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đấu tranh với cái xấu xa, sai trái trong XH là điều cần thiết nhưng phải với cái tâm trong sáng, có lý, có tình, không xuyên tạc, không bịa đặt... giúp XH phát triển là điều ai cũng ủng hộ, hoan nghênh. Chính vì vậy 4 cũng đã thấy tớ ủng hộ thái độ phê phán khá chân thành của 4 trong vài còm gần đây. Còn với tớ, chắc 4 chưa biết (chứ Đu thì lão đã biết rồi) những còm phê phán chính quyền, thậm chí cả với Đảng rất quyết liệt của tớ. Tuy nhiên với lũ cờ vàng chống cộng thì chúng không có được thái độ tử tế như vậy mà chỉ chờ chực xăm xoi cái xấu để rồi thêm thắt, xuyên tạc, bịa đặt, dựng chuyện chửi bới vô căn cứ phục vụ cho những mưu đồ đen tối. Nhận biết được thái thái độ muốn phá phách này không khó và nhiều người ở đây đều biết chứ không chỉ riêng tớ.

      Xóa
    2. Đính chính: đoạn "Đấu tranh với cái xấu xa, sai trá trong XH là điều cần thiết nhưng phải với cái tâm trong sáng, có lý, có tình, không xuyên tạc, không bịa đặt... giúp XH phát triển là điều ai cũng ủng hộ, hoan nghênh."
      Xin sửa lại là: "Đấu tranh với cái xấu xa, sai trái giúp XH phát triển là điều rất cần thiết ,nhưng phải với cái tâm trong sáng, phân tích có lý, có tình, không xuyên tạc, không bịa đặt...thì ai cũng ủng hộ, hoan nghênh"

      Còn thời gian nên sửa lại cho nó thuận.

      Xóa
  14. Trong hệ thống pháp luật hiện hành còn có nhiều quy định không phù hợp chứ.
    Theo tôi, quy định về bắt buộc đội mũ BH như phân tích của tác giả bài này là chính xác.
    Khi không quản lý được chất lượng Mũ BH thì việc bắt buộc đội mũ là rất vô duyên.

    + Người tham gia giao thông đội cái mũ rởm để đối phó với công an chứ họ biết thừa rằng cái mũ đó ko có ích gì cả.
    + Cảnh sát giao thông cũng biết thừa rằng đội mũ rởm chẳng thể có ích gì nhưng vẫn bắt người tham gia giao thông phải đội, nếu ko đội là có quyền phạt.
    + Ban an toàn giao thông các cấp cũng biết thừa đội cái mũ rởm ko có ích gì nhưng hàng năm vẫn chi ra cả núi tiền cho việc tuyên truyền về cái mũ BH
    + Các nhà báo cũng vậy.... Dù quá rõ cái mũ rởm ko có ích nhưng không ai dám nói....

    Vậy là mọi người cứ tiếp tục dối nhau!!!

    Trả lờiXóa
  15. Chị Hương thâm thật!
    Đọc bài này của chị xong,tối nay nhất định em đọc lại sách môn Con Đường Cách Mạng Của Đảng.

    Trả lờiXóa
  16. Đúng lắm, các bạn trẻ: Cần bỏ cái quy định dở hơi này đi!
    Tại sao cứ bắt mọi ng phải nói dối nhu mãi?
    Duy trì quy định này hiện nay chính là TỘI ÁC!

    Trả lờiXóa
  17. Mấy ông báo chí ẩu tả quá! Đăng tầm bậy rồi để dân chửi chính quyền.
    Dưới bài của VnExpres là hàng loạt ý kiến chê trách Chính phủ nhưng Tòa soạn cũng chẳng thèm kiểm tra lại
    ===
    Thứ tư, 1/1/2014 08:37 GMT+7
    Từ hôm nay, đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn sẽ bị phạt
    Từ 1/1, người đi trên môtô, xe máy đội mũ bảo hiểm không có chứng nhận và dán nhãn theo tiêu chuẩn quốc gia sẽ bị xử phạt như không đội mũ.
    ====


    Ý kiến bạn đọc (16)
    Xếp theo số người thích

    là người dân ,làm sao biết được tem nhãn nào đúng tiêu chuẩn, mà làm sao biết thậy giả.Tốt hơn hết nhà nước nên tổ chức kiểm tra và tiêu huỷ hết, thì người dân có đâu để bị phạt oan

    Trả lời| Thích60
    phan cau - 09:06 1/1


    Phat nguoi ban chu sao lai phat nguoi mua nhi!

    Trả lời| Thích41
    thaibinh - 09:01 1/1


    Tôi đội mũ xịn lâu rồi nên mất tem vậy có bị phạt không?

    Trả lời| Thích29
    nguyễn xuân thu - 09:41 1/1


    vậy thì nên mở ra các chổ bán nón bảo hểm đạt chuẩn, để người dân còn biết đường mà mua. Không thì cứ bị mấy người bán nón rởm lừa gạt, rồi lại còn bị công an phạt.

    Trả lời| Thích27
    Sơn Nguyễn - 09:38 1/1


    Làm sao tôi đủ thiết bị và cách nhận biết đau là tem thật và đâu là tem giả đây

    Trả lời| Thích9
    ntrucgiang - 07:24 2/1


    Rat dung. Vi vay chung ta nen tim cach dep het may cai non re tien o le duong se tot hon. Vi tam ly nguoi Viet minh neu thay do re la hay mua dung ma ko nghi den chat luong.

    Trả lời| Thích7
    Teo - 10:23 1/1


    Tôi có cái mũ xịn đội mấy năm trời tem tiếc j rách hết,đã sơn lại màu khác, bắt lại ko có tem rùi phạt hả, đúng là nhìn bằng mắt thường sẽ bik đâu là mũ dỏm , đâu là mũ xịn

    Trả lời| Thích4
    thanh Hiếu - 22:01 1/1


    Tại sao không phạt người sản xuất và người bán. Những người đó biết rõ là mình đang bán hàng kém chất lượng, còn người mua đôi khi còn bị lừa để mua bây giờ còn bị phạt nữa. Tôi đề nghị nếu phạt người dân 1 thì phạt ban ...

    Trả lời| Thích4
    van thoi - 15:12 1/1


    Nón tôi đang đội a bảo nón không đạt chất lượng, tôi thì bảo nón đạt chất lượng.Vậy ai sẽ dám định chất lượng để tôi nộp phạt đây hả ?

    Trả lời| Thích4
    xuân ngọc - 12:56 1/1


    theo tôi người soạn ra luật nầy cần nên biết ai là người chiệu trách nhiệm về chất lương sản phẩm bày bán trên thị trường, chứ đừng bắt ép người dân quá đáng, chúng tôi là dân bình thường,không chuyên môn về các sản phẩm thì làm sao chúng ...

    Trả lời| Thích2
    chán thật - 20:15 2/1


    tem thật tem giả lẫn lộn. chỉ khổ cho người dân. tại sao không trị bệnh tật gốc.

    Trả lời| Thích2
    Kiệt Trát Gia - 22:12 1/1


    Lam sao biet mu xin bi gio.sao cu lam kho ng dan!!!

    Trả lờiXóa