Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

VIỆC TRẢ LỜI TRÊN BÁO CHÍ CỦA TS VŨ QUANG NAM KHÔNG VI PHẠM "QUY CHẾ PHÁT NGÔN"

TS. Vũ Quang Nam, Trưởng bộ môn Tài nguyên thực vật rừng – ĐH Lâm nghiệp Hà Nội
Lời dẫn: Việc TS. Vũ Quang Nam, Trưởng bộ môn Tài nguyên thực vật rừng – ĐH Lâm nghiệp Hà Nội trả lời trên báo chí vụ trồng cây mỡ (giả vàng tâm) trên đường Nguyễn Chí Thanh khiến nhà trường ra văn bản xem xét kỷ luật (vì cho rằng TS Vũ Quang Nam đã "vi phạm Quy chế phát ngôn" được ban hành theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính)  đang dậy sóng trên các diễn đàn. Lướt trên một số diễn đàn, chúng tôi thấy có rất nhiều người thuộc cả hai phe "Bênh" và "Chống" việc ra văn bản của ĐH Lâm nghiệp Hà Nội dường như chỉ phát biểu theo cảm tính cá nhân chứ chưa căn cứ theo các quy định của pháp luật.
Là trang web chuyên về pháp luật, Google.tienlang đã đăng Toàn văn Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướngChính phủcùng QUY CHẾ PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ.
Dưới đây, chúng tôi mời bạn đọc cùng Luật gia Lê Thanh  phân tích những vấn đề liên quan đến chủ đề này.
**********************************
TS. Vũ Quang Nam nói gì?
Xem video clip trên Google.tienlang-TV:
 
Trả lời trên Dân Trí, TS. Vũ Quang Nam, Trưởng bộ môn Tài nguyên thực vật rừng – ĐH Lâm nghiệp Hà Nội, chuyên gia đầu ngành về các loại cây thuộc họ Mộc Lan (Giổi, Mỡ, Vàng tâm…) căn cứ vào lá cây được cho là cây vàng tâm thu nhận được ở đường Nguyễn Chí Thanh thì đây là cây… mỡ.
“Trung Quốc họ cũng trồng nhưng loại cây đó thuộc chi khác, tán rất tốt nên họ có thể trồng trên đường phố. Loài này nhập nội từ bên Mỹ. Còn ở một số công viên ở Paris, Mỹ họ cũng trồng nhiều nhưng là loài khác chứ không phải cây mỡ như chúng ta thấy đang xuất hiện trên đường Nguyễn Chí Thanh”, TS. Vũ Quang Nam cho biết.
Nhiều năm nghiên cứu về rừng và các loài cây trồng rừng nên ông Nam khá ngạc nhiên khi cây mỡ được đưa vào trồng ở đô thị vì loài cây này có tán mỏng, tính thẩm mỹ kém hơn nhiều các loại cây đô thị khác.
Trước đó, trên Khám phá, Tiến sỹ Vũ Quang Nam quả quyết 100% đó là cây mỡ khi ông cầm trên tay một cành cây mới được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh.
TS Nam tỏ ra ngạc nhiên với việc Hà Nội chọn cây mỡ (kể cả vàng tâm) để trồng dọc đường phố. Theo ông Nam, ông chưa thấy cây mỡ hay vàng tâm trong danh mục cây đô thị của thành phố nào. Ông cho hay, cả hai loài cây này đều rất chậm trưởng thành, tán là mỏng, thiếu tính thẩm mỹ cho so với các loài cây đô thị khác như bằng lăng, phượng vỹ,...
Ông Nam cho hay, một trong những phương pháp phân biệt hai loài cây này là dựa vào búp, lá và hoa.
Cây mỡ có thân thẳng, vỏ xám trắng, lá nhẵn xanh hình trái xoan, cành non và chồi màu xanh. Cây sống thích hợp với không khí ẩm, mọc nhiều ở rừng miền Bắc và miền Trung. Gỗ cây mỡ mềm, thớ thẳng, mịn, dễ gia công, khó bị mối mọt. Gỗ mỡ chủ yếu được dùng sản xuất giấy, bút chì, có thể làm đồ gia dụng, nhà cửa. Cây mỡ có hoa ở đầu cành, kích thước hoa từ 5 - 7 cm, thơm, có 9 – 12 cánh.
Cây vàng tâm có vỏ nhẵn hình xám bạc, cành non và chồi phủ lông tơ óng ánh màu nâu. Vàng tâm cũng sống thích hợp với khí hậu ẩm. Cây được trồng ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình. Hoa của cây vàng tâm hình cầu, nhụy màu đỏ tía. Gỗ vàng tâm nhẹ và bền nên trước đây được dùng xây dựng cung đình, nhà thờ, nhà chùa, hoành thiên, câu đối, quan tài, tượng.

Đại học Lâm nghiệp Hà Nội đã xử lý ra sao?
 TS Trần Văn Chứ-Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội
Liên quan đến vụ việc này, TS Trần Văn Chứ- Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội ký tới 2 văn bản. 
 1. Thông báo số 373 ngày 25/3/2015

 Thông báo số 373 ngày 25/3/2015
'Thông báo' số 373 ngày 25/3/2015 có đoạn:
"Vừa qua nhân sự việc chặt cây xanh ở Hà Nôi, có một số cán bộ viên chức của Nhà trường đã trả lời phỏng vấn báo chí với chức danh đang công tác tại trường Đại học Lâm nghiệp mà không đúng quy chế về việc thực hiện phát ngôn và cũng cấp thông tin (theo Quyết định... của Thủ tướng Chính phủ...); không đúng các quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin của Trường Đại học Lâm nghiệp (theo Quyết định... của Hiệu trưởng...)" "Sự việc đã được cơ quan Công an Thành phố Hà Nội (Phòng PA83) thông báo cho Nhà trường và đề nghị xử lý cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Nhà trường sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỷ luật theo quy định nếu có vi phạm." 
Thông báo này còn ghi rõ: "Chỉ khi Nhà trường yêu cầu, Cán bộ viên chức, Lao động hợp đồng, Học sinh sinh viên mới được phát ngôn và cung cấp thông tin có liên quan một cách chính xác, khách quan. "Mọi thông tin ngoài luồng của cá nhân không qua Nhà trường các cá nhân đó hoàn toàn chịu trách nhiệm." Thông báo này được công bố lại toàn văn trên tờ báo điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam và hiện vẫn được lưu trên trang web của ĐH Lâm nghiệp Hà Nội qua bộ nhớ của Google. Đây là bộ nhớ cache http://www.vfu.edu.vn/Pages/thong-bao-moi-66/thong-bao-chung-73/ThC3B4ng20bC3A1o20V-fc9763961aec1348.aspx của Google. Đây là ảnh chụp nhanh của các trang được hiển thị vào 27 Tháng Ba 2015 03:55:20 GMT.

2. Thông báo số 370 ngày 25/3/2015:
Cũng trên VOV ngày hôm qua, 27/3, trích dẫn lời của lãnh đạo Phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA83) của Công an Hà Nội bác bỏ bất cứ liên hệ nào của cơ quan công an với Đại học Lâm nghiệp như đã được nêu trong công văn của ông Chứ.
"Đại tá Đinh Hữu Tân - Trưởng phòng PA83 – Công an Hà Nội cho biết, sau khi nhận được thông tin, PA83 đã thực hiện rà soát toàn bộ văn bản và hoàn toàn không có bất cứ thông báo nào gửi cho trường Đại học Lâm nghiệp," tờ báo điện tử của VOV phản ánh.
"Đại tá Tân khẳng định: “Việc xử lý cung cấp thông tin với báo chí theo quy chế là chuyện nội bộ của nhà trường, PA83 không can thiệp”.
"Đồng thời, Đại tá Tân cũng cho biết, PA83 đã có công văn gửi Đại học Lâm nghiệp yêu cầu nhà trường cải chính thông tin liên quan đến PA83 được nêu trong Công văn số 373/TB-ĐHLN-HCTH tránh gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan công an," vẫn theo trang báo của Đài tiếng nói Việt Nam.

Cũng trong hôm 27/3, nhiều tờ báo đăng tải Thông báo số 370 ký cùng ngày 25/3/2015 của Hiệu trưởng ĐH Lâm nghiệp HN. Theo đó, Đại học Lâm nghiệp đã có tuyên bố nói văn bản hôm 25/3 có lỗi do 'người soạn thảo văn bản' gây ra và ban lãnh đạo Đại học này đang 'kiểm điểm', 'rút kinh nghiệm'.
 
 

(Google.tienlang xin lưu ý một điểm bất thường ở Thông báo thứ hai này là: Văn bản cùng được ký vào ngày 25/3 nhưng ai cũng biết, văn bản số 370 là văn bản "sửa sai" cho văn bản trước, vậy đương nhiên nó phải là văn bản ban hành sau. Vậy tại sao số hiệu văn bản lại là 370, dù trước đó đã có văn bản số 373?)

Trên báo Infonet của Bộ Thông tin & Truyền thông dẫn lời của ông Nguyễn Vũ Lâm, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp của Đại học Lâm nghiệp trả lời phỏng vấn báo này, cho biết thêm chi tiết:
"Trước tiên, ông Nguyễn Vũ Lâm xác nhận nhà trường có ra văn bản này, văn bản được ban hành vào ngày 25/3. Trong văn bản có đoạn 2 liên quan đến những thông tin về phòng PA83 (Công an TP Hà Nội). Tuy nhiên, theo ông Lâm thì “đây là lỗi của người soạn thảo văn bản”.
“Công an TP Hà Nội không chỉ đạo và cũng không liên hệ đề nghị kỷ luật, kiểm điểm hay vấn đề gì khác mà chỉ nhắc nhở chung về vấn đề an ninh, khi các trang mạng xã hội lan truyền những thông tin chưa chính xác, diễn biến bình luận sai lệch những thông tin của nhà trường. Chúng tôi ra văn bản để chấn chỉnh” – ông Lâm nhấn mạnh.
"Liên quan đến lỗi văn bản trên, Trưởng phòng tổng hợp Đại học Lâm nghiệp cũng cho biết, phía nhà trường đang họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm."

Quan điểm của Google.tienlang:
Như mọi người đã thấy, dù đã ban hành văn bản thứ hai để sửa sai cho văn bản trước nhưng Hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội vẫn kết luận việc trả lời báo chí của một số cán bộ, giảng viên trong trường, trong đó có TS. Vũ Quang Nam, Trưởng bộ môn Tài nguyên thực vật rừng là "trái Quy chế phát ngôn" ban hành kèm theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đây chính là điều nhầm lẫn tai hại, chứng tỏ ông Hiệu trưởng chưa hiểu, thậm chí là hiểu ngược Quy chế này. 
Quyền được tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp. Đến nay Việt Nam đã có nhiều văn bản đề cập đến quyền này một cách trực tiếp như Luật Phòng chống tham nhũng, hoặc gián tiếp như Luật Báo chí, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường….
Quyền được tiếp cận thông tin là khái niệm được sử dụng để nói đến khả năng của cá nhân được tìm kiếm thông tin, tiếp nhận thông tin do Nhà nước đang quản lý, theo các cách thức trực tiếp lẫn gián tiếp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình, cũng như để bảo vệ và thực hiện các quyền năng khác đã được pháp luật ghi nhận; đồng thời quy định nghĩa vụ của Nhà nước phải bảo đảm cho tất cả mọi người được tiếp cận các nguồn thông tin mà trước tiên là thông tin do chính các cơ quan nhà nước đang nắm giữ hoặc quản lý.
Quyền được tiếp cận thông tin gồm ba quyền: Quyền tiếp nhận thông tin; Quyền tìm kiếm thông tin Quyền phổ biến thông tin. Theo đó, truyền bá hay phổ biến thông tin có nghĩa cá nhân, công dân có thông tin được quyền truyền đạt, chia sẻ thông tin mà mình đang nắm giữ cho mọi người, kể cả chia sẻ cho nhà báo, mà không có bất kỳ sự phân biệt nào về ranh giới hay các hình thức đưa tin. Quyền được “phổ biến, chia sẻ thông tin” liên quan chặt chẽ đến quyền tự do ngôn luận của công dân.
Trong xu thế dân chủ hóa xã hội, Nhà nước ta ngày càng quan tâm tới Quyền được tiếp cận thông tin của nhân dân; song hành với nó là việc thực hiện ngày càng tốt hơn nghĩa vụ của Nhà nước bảo đảm cho tất cả mọi người được tiếp cận các nguồn thông tin mà trước tiên là thông tin do chính các cơ quan nhà nước đang nắm giữ hoặc quản lý. Trong các hình thức thực hiện Quyền được tiếp cận thông tin thì Quyền được thông tin trong hoạt động báo chí thể hiện rõ nhất. Thông qua báo chí, người dân có quyền được tiếp nhận thông tin cũng như có quyền tìm kiếm thông tin qua hoạt động tìm kiếm thông tin, quyền chia sẻ thông tin của các nhà báo. Đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin của nhà báo chính là một nghĩa vụ quan trọng của Nhà nước trong các nghĩa vụ đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Từ lý do này, ngày 28/5/2007, lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Phát ngôn, ban hành theo Quyết định 77/2007/QĐ-TTg. Nghiên cứu toàn bộ các điều khoản ở Quy chế này đều thấy toát lên ý nghĩa, mục đích của văn bản là nhằm thực hiện tốt hơn nghĩa vụ của Nhà nước bảo đảm cho tất cả mọi người dân được tiếp cận các nguồn thông tin mà trước tiên là thông tin do chính các cơ quan nhà nước đang nắm giữ hoặc quản lý.  

Trên cơ sở kết luận tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế ban hành theo Quyết định 77/2007/QĐ-TTg do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tháng 4/2013 tại thành phố Đà Nẵng, Bộ TT&TT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế mới thay thế Quy chế ban hành theo Quyết định 77/2007/QĐ-TTg và ngày 04/5/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 25/2015/QĐ-TTg ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013, thay thế cho Quy chế cũ.
 Một bất cập lớn nhất của Quy chế 2007 mà Hội nghị tổng kết tháng 4/2013 đã chỉ ra là ở Khoản 4 Điều 2.
Quy chế cũ quy định "Các cá nhân của cơ quan hành chính Nhà nước không được giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tincho báo chí thì không được nhân danh cơ quan hành chính Nhà nước để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí." Điều này nhiều công chức, viên chức, người lao động hiểu sai, cho rằng việc cung cấp thông tin cho báo chí là trách nhiệm (cũng như quyền hạn) của người phát ngôn, dẫn đến việc từ chối cung cấp thông tin; trong khi đó Luật báo chí quy định mọi cá nhân đều có quyền cung cấp thông tin cho báo chí và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.
Như vậy, từ ý nghĩa, mục đích của Quy chế phát ngôn là tập hợp các quy định về nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nước đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân đã bị các vị lãnh đạo ở Trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội đã hiểu sai, thậm chí hiểu ngược 180 độ, thành quy chế "bảo mật", quy chế "độc quyền" thông tin!
Hy vọng rằng các vị lãnh đạo Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội chấm dứt việc truy cứu trách nhiệm TS Vũ Quang Nam cùng những cán bộ, nhân viên khác liên quan đến vụ trồng cây mỡ (giả vàng tâm) trên đường Nguyễn Chí Thanh. Cùng với đó, chúng tôi yêu cầu Ban Giám hiệu nhà trường hủy bỏ văn bản trái pháp luật là  Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin của Trường Đại học Lâm nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định số 926/QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 05/9/2013 của Hiệu trưởng nhà trường. Nếu ông Hiệu trưởng không tự hủy bỏ văn bản trái luật này thì đề nghị Sở Tư pháp Hà Nội hoặc Cục Kiểm tra văn bản của Tiến sĩ Lê Hồng Sơn ở Bộ Tư pháp vào cuộc.
Luật gia Lê Thanh.
===========================
Mời xem bài liên quan:

20 nhận xét:

  1. Mình xin bài này nhé Lê Lan Hương. Có lẽ, đây là phân tích đầu tiên từ góc nhìn pháp luật đó. Cảm ơn các bạn.

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn LHL. Bài rất cơ bản và quang trọng!

    Trả lờiXóa
  3. Bài tôi chép về dưới đây đăng trên tờ Pháp luật TP Hồ Chí Minh- một tờ báo cũng chuyên về pháp luật.
    Thế nhưng, rõ ràng là bài của G.TL đầy đủ thông tin và lập luận chặt chẽ, thuyết phục hơn hẳn:
    ----
    Chặt cây xanh - phát ngôn và quyền công dân
    Thứ Bảy, ngày 28/3/2015 - 06:00

    Sự việc Hà Nội “chặt vội, trồng nhầm” cây xanh đô thị một lần nữa dậy sóng với việc ĐH Lâm nghiệp ra văn bản cản trở quyền tự do ngôn luận của cán bộ, giảng viên nhà trường về sự việc.
    TIN LIÊN QUAN

    Cấm phát ngôn vụ chặt cây: Công an TP Hà Nội phủ nhận sự can thiệp
    Thanh tra Chính phủ: Chặt cây ở Hà Nội có dấu hiệu vi phạm pháp luật
    Địa chỉ trách nhiệm trong vụ chặt cây xanh Hà Nội
    Từ chặt cây xanh Hà Nội đến lấp sông ở Đồng Nai


    Hàng cây mới trồng trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Trọng Phú.

    Điều đáng lưu ý (và khiến dư luận bức xúc) là ông hiệu trưởng trường này viết rõ ràng trong thông báo “yêu cầu tất cả cán bộ viên chức, lao động hợp đồng, học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm chỉnh: Chỉ khi nhà trường yêu cầu, cán bộ viên chức, lao động hợp đồng, học sinh, sinh viên mới được phát ngôn và cung cấp thông tin có liên quan một cách chính xác, khách quan. Mọi thông tin ngoài luồng của cá nhân không qua nhà trường, các cá nhân đó hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

    Trả lời trên một tờ báo, đại diện nhà trường nói rằng: “Việc ban hành công văn này có liên quan đến việc phát ngôn của hai tiến sĩ của hai viện thuộc trường xung quanh việc chặt cây xanh ở Hà Nội. Do hai vị phát ngôn nhưng lãnh đạo các viện không nắm được. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề lớn, trường chỉ nhắc nhở chung cho toàn trường khi phát ngôn phải được sự đồng ý của lãnh đạo trường. Phát ngôn chính thức phải từ phòng hành chính tổng hợp”.

    Người viết bài này đã tìm lại một số bài báo phỏng vấn hai vị tiến sĩ của nhà trường nhận thấy nội dung phần trả lời của họ hoàn toàn là kiến thức khoa học, như cách phân biệt hai loại cây mỡ và vàng tâm cũng như so sánh điều kiện sống của loài cây này ở vùng trung du với vỉa hè Hà Nội.

    Đối chiếu nội dung được gọi là phát ngôn này với Điều 20 Luật Khoa học và Công nghệ thì rõ ràng các nhà khoa học này hoàn toàn có đầy đủ quyền “Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Báo chí, Luật Xuất bản và quy định khác của pháp luật” mà không thể bị cản trở theo quy chế phát ngôn - vốn dùng để điều chỉnh các hành vi tiết lộ thông tin chưa công bố của tổ chức nơi mình công tác. Ngay cả quy chế phát ngôn (ban hành theo Quyết định 25/2013 của Thủ tướng Chính phủ) cũng cho phép các cá nhân thuộc cơ quan cung cấp thông tin cho báo chí và tự chịu trách nhiệm về việc cung cấp này.

    Trao đổi với chúng tôi ngày 27-3, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn và một vị lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đều cho rằng nếu như cán bộ của Trường ĐH Lâm nghiệp nhân danh cơ quan để cung cấp thông tin thì không đúng nhưng nếu họ cung cấp thông tin với quyền của họ (ngoại trừ thông tin bí mật theo quy định) thì chẳng có gì sai.

    PHAN MAI/Pháp luật TP Hồ Chí Minh
    http://phapluattp.vn/thoi-su/theo-dong/chat-cay-xanh-phat-ngon-va-quyen-cong-dan-540854.html

    Trả lờiXóa
  4. Buồn cho cái nước mình. Nhiều lờ đờ nắm luật rất ngu ngơ. Lại còn cầy cáo mượn oai hùm, giở giọng an ninh này nó đe dọa người ngay thẳng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng Thị Kim Thanhlúc 21:26 28 tháng 3, 2015

      Bác DBS DBS lại bi quan quá rồi chăng?
      Ông Lãnh đạo ở vụ này là ông Hiệu trưởng ĐHLN HN- một cán bộ chuyên ngành về lâm nghiệp chứ không phải chuyên ngành luật như Luật gia Lê Thanh- tác giả bài này hay như các bạn gái chủ trang chuyên về pháp luật nên cũng có thể tha thứ cho ông Hiệu trưởng.
      Trách là mấy anh tham mưu!
      Không biết, trường này có cán bộ tham mưu pháp chế hay chưa? Chắc phải có chứ. Ngay trong trường chắc cũng phải có cả Khoa Luật (hoặc Tổ bộ môn luật) nữa chứ nhỉ vì chắc nhà trường phải dạy cho sinh viên ngành bảo vệ rừng- kiểm lâm viên?

      Xóa
    2. Tôi đi đâm đầu vào hũ rượu chết đây! Mệt mỏi lắm rồi.

      Xóa
  5. Quang A, Dương Tầu, cho đến nghị Thuyết, cùng đám rận cứ như chị em đến tháng lại lên BBC, cả VOA chém dó văng mạng chẳng cơ quan công quyền nào ý ới. Thậm chí lều báo còn xào ngược về trong nước như thể chân lý, đại diện ý chí nguyện vọng này nọ.

    Còn cái chuyện cỏn con này mà cũng phải tốn bao giấy mực.

    Trên phây người ta bảo nhau: chống + hăng hái nhất bây giờ là Ban tuyên giáo, chống + điên cuồng nhất là tụi lều báo nhà ta.

    Trả lờiXóa
  6. Nên gô cổ cái thằng DBS DBS này lại chứ sao lại để nó phát ngôn ngổ ngược thế hả?

    Trả lờiXóa
  7. Nguyễn Thành Phúclúc 21:50 28 tháng 3, 2015

    Tôi cũng thừa nhận bài của LG Lê Thanh ở đây là rõ ràng, chặt chẽ và thuyết phục.
    Trên báo Pháp luật TP HCM mà bác CCB vừa dẫn trên kia viện dẫn chứng lý không thuyết phục là Luật Khoa học- CN.
    Ở bài trên báo Một thế giới thì lại dẫn phát biểu ba hoa của anh Luật sư "Nhân quyền" Trần Đình Triển!
    + Ba hoa là vì chủ đề ở đây là quan điểm sai trái của Trường ĐH Lâm nghiệp đang muốn xử TS Vũ Quang Nam vì cho rằng vi phạm "Quy chế phát ngôn". Ở đây không bàn chuyện phát biểu ĐÚNG HAY SAI (về chuyện chặt cây, về chuyện trồng cây) của ông Nam.
    Thế nhưng anh Triển chiêu nhà ta say mê nói về cái sai của Hà Nội.

    + Cuối cùng, anh Triển chốt lại vài câu liên quan đến chủ đề chính, rằng thì là Nhà trường vi phạm nhân quyền! Cả bài không nhắc tới Quy chế phát ngôn được ban hành bởi Thủ tướng.

    Nếu chỉ đọc bài của Một Thế giới, người ta có cảm tưởng là Hiệu trưởng ĐH LN làm đúng Quy chế của Thủ tướng và sai là sai của Thủ tướng chứ ko phải của Trường; rằng Quy chế phát ngôn do Thủ tướng ban hành là trái Hiến pháp, là vi phạm nhân quyền.....
    -----

    Đại học Lâm nghiệp 'cấm' nhân viên phát ngôn vụ cây xanh
    Đăng Bởi Một Thế Giới - 13:57 27-03-2015

    Sau khi các chuyên gia này lên tiếng về việc có phù hợp hay không khi trồng những cây này hay cây trồng mới là vàng tâm hay cây mỡ... Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp đã ra văn bản "bịt miệng" cán bộ.

    Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp Trần Văn Chứ vừa ký văn bản số 373/TB-ĐHLN-HCTH thông báo về việc phát ngôn liên quan đến việc chặt cây xanh ở Hà Nội.
    Những ngày vừa qua, dư luận đang hết sức nóng xung quanh việc trồng cây vàng tâm, cây mỡ trên đường Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), trên các mặt báo rất nhiều ý kiến chuyên gia về lâm nghiệp, cây xanh, trong đó có những người đang công tác tại trường Đại học Lâm nghiệp.
    Tuy nhiên, sau khi các chuyên gia này lên tiếng về việc có phù hợp hay không khi trồng những cây này hay cây trồng mới là vàng tâm hay cây mỡ... Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp đã ra văn bản "bịt miệng" cán bộ.
    Theo nội dung văn bản này, ông Chứ nêu rõ: “Vừa qua nhân sự việc chặt cây xanh ở Hà Nội, có một số cán bộ viên chức của Nhà trường đã trả lời phòng vấn báo chỉ với chức danh đang công tác lại trường Đại học Lâm nghiệp mà không dúng quy chế về việc thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin (theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04.5.2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho bảo chỉ); không đúng các quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin của Trường Đại học Lâm nghiệp (theo Quyết định số 926/QĐ-ĐHLN-TCCB ngày 05.9.2013 của Hiệu trường vể việc ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin của trường Đại học Lâm nghiệp).
    Dai hoc Lam nghiep bit mom nhan vien

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thành Phúclúc 21:51 28 tháng 3, 2015

      Văn bản do ông Trần Văn Chứ - Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp ký ban hành.
      Sự việc đã được cơ quan Công an thành phổ Hà Nội (Phòng PA83) thông báo cho Nhà trường và đề nghị xử lý các cá nhân vi phạm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Nhà trường sẽ tiến hành các bước kiểm điểm, rút kinh nghiệm và thi hành kỷ luật theo quy định nếu có vi phạm.”
      Đế “chấn chỉnh” về việc phát ngôn, ông Chứ yêu cầu: “Tất cả cán bộ viên chức, Lao động hợp đồng, Học sinnh sinh viên thực hiện nghiêm chính Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin. Chỉ khi Nhà trường yêu cầu, cán bộ viên chức, lao động hợp dồng, học sinh sinh viên mới được phát ngôn và cung cấp thông tin có liên quan một cách chính xác, khách quan. Mọi thông tin ngoài luồng của cả nhân không qua Nhà trường các cá nhân đó hoàn toàn chịu trách nhiệm.”
      Ông Chứ chỉ đạo cấp dưới: “Nhận dược thông báo này, Nhả trường yêu cẩu Trưởng các đơn vi quán triệt và thông báo ngay tới cán bộ viên chức, lao động hợp đồng, học sinh sinh viên đơn vị biết và nghiêm túc thực hiện.”
      PV Báo điện tử Một Thế Giới đã liên lạc với ông Trần Văn Chứ để trao đổi về việc ông ra văn bản này nhưng ông Chứ không bắt máy.
      Ngoài ra, PV cũng đã liên hệ với Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP Hà Nội nhưng ông Chung cũng không bắt máy.
      Nói về việc này, TS. luật Trần Đình Triển – Trưởng văn phòng luật sư Vì dân – Đoàn luật sư Hà Nội khẳng định văn bản này là trái quy định pháp luật.
      Luật sư Triển nói: “Xung quanh sự việc chặt cây xanh tại Hà Nội, tôi cho rằng từ chủ trương tới việc thực hiện đều trái pháp luật. Trước hết là căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thủ đô… Cây xanh Hà Nội có lịch sử cả trăm năm nay.
      Theo tôi được biết, cây xà cừ được các nhà khoa học của Pháp đã nghiên cứu thấy phù hợp với thời tiết ở Việt Nam. Nó đảm bảo được độ chắc chắn, đẹp, độ che phủ… Đây là loài cây có nguồn gốc từ Châu Phi, họ đã đưa về để trồng ở đây. Không chỉ ở Hà Nội, hiện nay, rất nhiều tuyến phố trên cả nước đang còn rất nhiều cây xà cừ lên đến cả trăm năm đang phát huy tác dụng về bảo vệ môi trường, mỹ quan đô thị.
      Trở lại với việc thực hiện chặt hạ 6.700 cây xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc này Luật Thủ đô bắt buộc phải thông qua ít nhất là Hội đồng nhân dân TP. nhưng nó đã không được thông qua. Hiện nay nhiều vấn đề đặt ra về chi phí chặt hạ, di chuyển, sửa chữa vỉa hè, bán đấu giá củi gỗ…
      Rồi đến việc trồng cây gì thay thế? Hiện nay dư luận đang đặt câu hỏi rằng đó là cây mỡ hay cây vàng tâm khi mà các nhà khoa học cho rằng nó là cây mỡ còn cơ quan quản lý nhà nước thì nói đó là vàng tâm, rõ ràng nhiều dấu hỏi đang đặt ra xung quanh chuyện chặt hạ cây xanh này yêu cầu làm rõ.
      Quan điểm của tôi, việc này có dấu hiệu hình sự, cần phải khởi tố vụ án, điều tra làm rõ chứ không phải chỉ có hành chính. Mọi việc làm sai, ai sai đến đâu thì chịu trách nhiệm đến đó. Cán bộ sai thì phải chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng, trước pháp luật chứ không thể bao che, hạn chế hay ngăn cản. Càng ngăn cản thì càng làm mất đi niềm tin của quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng viên, cấp ủy, chính quyền tại Hà Nội.
      Một vấn đề nữa đặt ra là về việc phát ngôn. Văn bản của Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp ra thông báo như vậy là văn bản trái pháp luật.
      Nó vi phạm Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Hiến pháp quy định công dân được quyền tự do ngôn luận. Việc các chuyên gia, các kỹ sư, cán bộ đang công tác tại trường Đại học Lâm nghiệp trả lời báo chí họ không lấy tư cách là đại diện cho trường Đại học Lâm nghiệp. Còn Đại học Lâm nghiệp chỉ là nơi họ công tác, họ lấy tư cách công dân, họ cũng là một chuyên gia, một nhà nghiên cứu thì họ có quyền cung cấp nhưng thông tin mà họ biết, họ nắm được để cho dư luận, nhân dân hiểu thì đó là điều đáng quý, đáng trân trọng.
      Ai ngăn cấm, tôi cho rằng đó là việc vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự.
      Nam Phong/Một Thế giới
      http://motthegioi.vn/xa-hoi/dai-hoc-lam-nghiep-cam-nhan-vien-phat-ngon-vu-cay-xanh-169268.html

      Xóa
    2. Ông Triển nói đúng quá.

      Xóa
  8. Có lẽ ông trưởng khoa chưa nghiên cứu kỹ nên khẳng định nhầm đó là cây mỡ. Vì cây mỡ và cây vàng tâm tương đối giống nhau nên dễ nhầm lẫn.

    Trả lờiXóa
  9. Thông điệp từ cây xanh
    (Chinhphu.vn) – Mấy ngày gần đây, kế hoạch thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội đang trở thành sự kiện được dư luận quan tâm.

    Thanh tra toàn diện, đình chỉ công tác cán bộ...

    Trước hết, có thể thấy việc chặt tỉa cành, thay thế cây mục, nguy hiểm và không phù hợp với cảnh quan đô thị là bình thường và cần thiết, thậm chí được hoan nghênh vì kỳ vọng làm cho đô thị ngày càng “xanh, sạch, đẹp” và văn minh hơn; giảm thiểu rủi ro cây gãy đổ vào mùa mưa bão; giảm tải chi phí thu gom, xử lý lượng rác thải từ lá cây rụng và giảm bớt nặng nhọc cho công nhân vệ sinh môi trường.

    Tuy nhiên, vấn đề ở chỗ người dân bức xúc không phải vì họ không được hỏi ý kiến có cần tỉa cành và chặt hạ cây xanh theo yêu cầu khách quan trên đây hay không, mà vì quyền tiếp cận thông tin của mình chưa được tôn trọng. Bên cạnh đó, cũng có sự e ngại về quy trình và cả chất lượng công tác tham mưu, xây dựng và thực hiện kế hoạch chặt hạ, thay thế hàng ngàn cây xanh dường như chưa đủ căn cứ khoa học, chưa được lý giải thấu đáo và chưa sát thực tế, đặc biệt là chưa đủ thông tin minh bạch (về tiêu chí, địa điểm cây cần chặt và cây mới cần trồng; cách thức xử lý các chi phí liên quan và phần thu hồi được từ số cây bị chặt hạ…).

    Lãnh đạo cấp cao nhất của Thành phố đã lắng nghe dư luận một cách cầu thị; nhận thiếu sót và chỉ đạo tạm dừng công việc; cho lập đoàn công tác liên ngành để thực hiện “kiểm điểm trách nhiệm, thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh trên một số tuyến phố".

    Một số cán bộ, công chức liên quan trực tiếp vụ việc này của Sở Xây dựng Hà Nội đã bị tạm đình chỉ công tác.

    Sự thận trọng và bảo đảm chất lượng công tác tham mưu, lập và thực hiện kế hoạch, thông tin, tuyên truyền và trách nhiệm giải trình liên quan nghiêm túc; tăng cường phối hợp hoạt động của các cơ quan công quyền; chuẩn hóa, công khai và minh bạch các quy định và quy trình lấy ý kiến, phản hồi, tiếp thu ý kiến đóng góp trong xây dựng và thực thi chính sách... sẽ tạo động lực mới, góp phần tăng khả năng phản ứng chính sách sát với thực tế, hợp với lòng dân, củng cố niềm tin và sự đồng thuận xã hội, cải thiện năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước và chất lượng phát triển kinh tế cả vĩ mô và vi mô.

    Thiết nghĩ, việc lắng nghe và phản hồi công luận kịp thời là vấn đề ngày càng nên được các cơ quan quản lý Nhà nước quan tâm!

    Minh Phong /Báo điện tử Chính phủ
    http://baodientu.chinhphu.vn/Doi-song/Thong-diep-tu-cay-xanh/223268.vgp

    Trả lờiXóa
  10. Nguyễn Tấn Xuânlúc 03:42 29 tháng 3, 2015

    Điều 4, khoản 2, chương 2 Luật Báo chí quy định rất cụ thể việc này:

    "Công dân có quyền tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin".
    Như vậy đây là quyền của mọi công dân được luật pháp bảo hộ.

    Chỉ trong trường hợp những người đó nhân danh tổ chức hoặc người đứng đầu mà không được ủy quyền để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì mới không đúng theo quy định tại Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

    Trả lờiXóa
  11. Anh Dục Giám đốc Sở Xây dựng ơi!
    Em tư vấn cho anh nè:
    Bước tiếp theo phải đổi tên cây mỡ thành cây vàng tâm. Bước cuối cùng là xóa bỏ danh từ cây mỡ khỏi từ điển VN. Như vậy bố thằng nào dám bảo đấy là cây mỡ.
    Lúc đó thì: Cây mỡ à? Nó là cây gì ấy nhỉ? Làm gì có cây nào gọi là cây mỡ? Hả, hử... VN chỉ có Vàng tâm thôi nhé: Vàng tâm 1, vàng tâm 2. Của các anh trồng là Vàng tâm 2 các chú nhé, anh chỉ sai khi chọn loại 2 thôi, các chú nghe chửa

    Trả lờiXóa
  12. An Ninh Tiền tệlúc 02:28 30 tháng 3, 2015

    382 cây vàng tâm được trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh
    Đăng lúc 11:55AM - 14/03/2015 |
    ANTT.VN – Sáng 14/3, đường Nguyễn Chí Thanh đã được “thay áo mới” bằng những hàng cây vàng tâm thẳng tắp, theo đó, 191 cây bên dãy phố đánh số lẻ là sự đóng góp với của cán bộ, chiến sỹ Công an Hà Nội và 191 cây bên dãy phố đánh số chẵn là của Ngân hàng VPBank.

    Được sự đồng ý của UBND Tp.Hà Nội, Công an Tp.Hà Nội phối hợp cùng Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng VPBank và Công ty MTV Cây xanh Hà Nội tổ chức lễ ra quân trồng cây đầu xuân trên tuyến đường Nguyễn Chí Thanh.

    http://media.antt.vn/2015/03/14/vang_tam11_19_16_000000.jpg
    Các đồng chí lãnh đạo trồng cây vàng tâm trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh (Ảnh: anninhthudo.vn)
    Tham dự buổi lễ có Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an thành phố, ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng, ông Đỗ Viết Bình, Chủ tịch UBND Q.Ba Đình, ông Bùi Hải Quân, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank.

    Phát biểu tại buổi lễ, Đại tá Đoàn Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Công an thành phố cho hay, thực hiện năm trật tự, văn minh đô thị, Công an Tp.Hà Nội cùng phối hợp với Ngân hàng VPBank trồng 382 cây vàng tâm trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, 191 cây bên dãy phố đánh số lẻ là sự đóng góp với của cán bộ, chiến sỹ Công an Hà Nội và 191 cây bên dãy phố đánh số chẵn là đóng góp của Ngân hàng VPBank.

    Một số hình ảnh được phóng viên ghi nhận tại đường Nguyễn Chí Thanh.

    http://antt.vn/382-cay-vang-tam-duoc-trong-moi-tren-duong-nguyen-chi-thanh-017340.html

    Trả lờiXóa
  13. Cấm vớ vẩn kiểu này thì các bác sĩ liệu hồn nhé ,chớ có phát ngôn làm rõ để người dân có thể phân biệt thế nào là u lành tính,thế nào là u ác tính nhé nhé nhé....lú lẫn hết rồi sao?

    Trả lờiXóa
  14. Cứ SỰ THẬT mà nói. Chả sợ bố con thằng nào!
    Cảm ơn bài phân tích rõ ràng, tỉ mỉ của G.Tiên Lãng

    Trả lờiXóa
  15. Ong hiệu trưởng này cũng làm theo chỉ đạo của cấp trên mà thôi

    Trả lờiXóa