Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Câu chuyện "Dư Luận Viên"- BÁO CHÍ ĐÃ BẮT ĐẦU "VỠ RA"

Chúng tôi luôn tự hào là những Dư Luận viên chống luận điệu xuyên tạc

Lời dẫn: Vâng, cũng như Google.tienlang đã nói trong lời dẫn của bài Chúng thực lòng tưởng niệm đồng đội tôi?, rằng "Dẫu mới đây có một vài nhà báo trẻ, thiếu hiểu biết chỉ trích chúng tôi. Nhưng thời gan sẽ dạy cho các nhà báo trẻ, thiếu hiểu biết này đâu mới là Chính và đâu là Tà!". Đúng như dự đoán của chúng tôi, báo chí đã bắt đầu "vỡ ra". Tác giả bài báo dưới đây vẫn chưa hiểu hết những kẻ trong cái tổ chức No-U thực sự là ai? Quá trình hình thành và hoạt động xuyên tạc bịa đặt chống phá chính quyền của nhóm No-U này ra sao? Chúng thực tâm đi "tưởng niệm" Liệt sĩ Gạc Ma hôm 14/3 hay là lợi dụng xương máu của các Anh hùng liệt sĩ để tập dượt cho những hành vi tội phạm, gây bất ổn cho xã hội tiến tới lật đổ chính quyền? Còn rất nhiều vấn đề mà tác giả Duy Minh cần phải tìm hiểu. Mà chả cần phải đi đâu xa, hãy tìm hiểu ở ngay Google.tienlang này thôi. Hãy điền vào ô tìm kiếm của blog Google.tienlang những từ khóa "No-U" hay những cái tên gọi của những kẻ đầu lãnh của họ như "Lã Việt Dũng", Nguyễn Văn Dũng Aduku", "Nguyễn Lân Thắng", "Trương Văn Dũng", "Bùi Thị Minh Hằng", "Trần Thị Nga" v.v...
Dẫu còn nhiều thiếu sót nhưng bài báo của tác giả Duy Minh cho thấy rằng báo chí đã bắt đầu "vỡ ra" câu chuyện về "Dư Luận viên"... Cảm ơn nhà báo Duy Minh của báo Đời sống & Pháp luật.
**************** 

Nhận định hành động nhóm “dư luận viên” ngăn cản tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma

13:37 PM, 19-03-2015
(ĐSPL) - Về hành động của nhóm thanh niên “dư luận viên” bị cho là “ngăn cản việc tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma”, dư luận đã đưa ra nhiều quan điểm, nhận định và ý kiến trái chiều. 
Dư luận viên” được cho là có hành động “ngăn cản việc tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma” hôm 14/3 tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội).
Trả lời báo chí ngày 17/3, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an Hà Nội, khẳng định, nhóm người trên không thuộc quản lý của công an thành phố và Ban tuyên giáo. Ông Chung cho biết, công an Hà Nội đang xác minh nhóm thanh niên mặc áo đỏ có in chữ “DLV” (có thể là viết tắt của cụm từ “Dư luận viên” – PV) này.
Báo chí viết về nhóm DLV “ngăn cản việc tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma”
Ngay sau đó, dư luận, truyền thông và mạng xã hội đã nổ ra những tranh cãi, ý kiến trái chiều về hành động của nhóm thanh niên “dư luận viên”, cũng như hoạt động được cho là “tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh tại Gạc Ma trong hải chiến Trường Sa năm 1988” của một số “người dân yêu nước”.
Nhiều báo trong nước đã đưa tin về sự việc và phát biểu của Giám đốc Công an Hà Nội. Một số báo có bài bình luận, nhận định về hành động “ngăn cản tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma” của nhóm “dư luận viên” nói trên.
Nhận định hành động nhóm “dư luận viên” ngăn cản tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma - Ảnh 1

Nhóm thanh niên "dư luận viên" (áo đỏ) và những người "tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma" trước tượng đài Lý Thái Tổ (Hà Nội).

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 18/3 đăng bài viết với tiêu đề “Một hành động không thể chấp nhận được!” để nói về sự việc trên.
Trong phần sapo, tác giả bài báo khẳng định: “Lễ dâng hương tưởng nhớ các chiến sỹ Gạc Ma đã bị một số thanh niên tự xưng là dư luận viên ngăn cản”.
Sau khi nhấn mạnh “dâng hương tưởng nhớ anh linh các liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc là việc làm truyền thống của người Việt, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn”, bài báo đặt câu hỏi “những người tự xưng là “dư luận viên” ấy, họ là ai và nhân danh cái gì?”.
Có thể thấy, tác giả bài báo trên đã đưa ra thông điệp rõ ràng khi nhận định về việc làm của nhóm thanh niên “dư luận viên” là “một hành động không thể chấp nhận được”, giống như tiêu đề bài báo.

Phản pháo của nhóm thanh niên “dư luận viên”
Ngay sau đó, một số kênh thông tin được cho là của nhóm “dư luận viên” trên mạng xã hội đã đăng tải những bài viết, hình ảnh, video clip cung cấp thêm thông tin về sự việc vừa xảy ra. Việc làm này của nhóm “dư luận viên” được cho là để phản pháo lại những sự chỉ trích mà một bộ phận không nhỏ trong giới truyền thông và dư luận đang nhắm vào họ.
Xem video clip:

Một video clip dài gần 15 phút đăng trên kênh youtube đã ghi lại khá chi tiết, cận cảnh nhiều diễn biến của sự việc xảy ra ngày 14/3 tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ.
Theo các hình ảnh trong video clip nói trên, một nhóm khoảng vài chục nam, nữ thanh niên, trong đó có một số người mặc áo phông màu đỏ, đang hát múa, nhảy tập thể tại khu vực sân rộng ngay phía trước tượng đài Lý Thái Tổ. Lúc này, có một người đàn ông tiến về phía các thanh niên đang hát múa, yêu cầu họ di chuyển ra chỗ khác. Một nam thanh niên mặc áo đỏ trong nhóm đã nói lại với người đàn ông, đại ý là: Đây là khu vực vui chơi công cộng, người đàn ông không có quyền đuổi họ.
Sau đó, video clip ghi lại cảnh một nhóm người tập trung trên vỉa hè sát Hồ Gươm, đối diện khu vực tượng đài Lý Thái Tổ. Những người này mặc nhiều trang phục khác nhau, tay cầm hoa, nhiều băng rôn, biểu ngữ, đầu quấn băng đô đỏ có dòng chữ “Gạc Ma 1988”.
Nhóm người nói trên tiến về khu vực chân tượng đài vua Lý, trong khi nhóm thanh niên vẫn múa hát, nhảy tập thể. Một số người cầm hoa đi xuyên qua nhóm thanh niên để đặt dưới chân tượng đài và không gặp phải bất cứ một sự cản trở nào.
Theo một số hình ảnh ngắn trong clip, một nhóm người khác (được cho là các cựu chiến binh) cũng đặt một lẵng hoa dưới chân tượng đài. Sau đó, một màn cãi vã, chửi bới xảy ra giữa một người đàn ông đeo băng đô đỏ có chữ “Gạc Ma 1988” trên đầu với một số người được cho là chủ nhân của lẵng hoa nói trên. Từ đây, nhiều cảnh lộn xộn giữa nhóm người quấn băng đô đỏ trên đầu, tay cầm băng rôn, biểu ngữ với nhóm thanh niên mặc áo đỏ có in chữ “DLV” đã xảy ra.
Tại khu vực ngay sát tượng đài Lý Thái Tổ, nhóm thanh niên “dư luận viên” giương những lá cờ đỏ tập trung đứng gần nhau. Mỗi khi có nhóm nhỏ người đeo băng đô đỏ trên đầu tiến đến đặt hoa dưới chân tượng đài, các thanh niên cầm cờ lại đến gần và nói “đây không phải nơi thích hợp để thắp hương tưởng niệm các liệt sỹ, mọi người có thể đến nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ để làm việc này”. Đồng thời, các thanh niên mặc áo đỏ có hành động giương cao lá cờ để che ngang mỗi khi có người định quay phim, chụp ảnh cảnh đặt hoa dưới chân tượng đài.
Trong đoạn clip, không có hình ảnh nào cho thấy nhóm thanh niên “dư luận viên” có hành động bạo lực ngăn cản việc đặt hoa, hay vứt hoa đã được đặt dưới chân tượng đài đi.
Nhận định hành động nhóm “dư luận viên” ngăn cản tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma - Ảnh 2

Nhóm thanh niên mặc áo in chữ DLV (được cho là Dư luận viên) đang tranh cãi với nhóm người "tưởng niệm liệt sỹ Gạc Ma".

Phần sau của video clip ghi lại những cảnh “đấu khẩu” gay gắt giữa nhóm thanh niên “dư luận viên” và nhóm người đeo băng đô đỏ trên đầu. Các hoạt động này diễn ra tại khu vực vỉa hè sát hồ Hoàn Kiếm. Nội dung chính của các màn cãi vã là việc nên hay không nên tiến hành các hoạt động tưởng niệm liệt sỹ của nhóm người tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, quanh Hồ Gươm.
Trong đoạn clip, xung đột giữa hai nhóm người chỉ dừng ở mức “đấu khẩu”, xô đẩy nhẹ và tuyệt nhiên không có việc xô xát, ẩu đả giữa hai nhóm người. Mặc dù vậy, trong lúc xô đẩy, một phụ nữ trẻ đeo băng đô đỏ trong nhóm “tưởng niệm”, tự nhận là đang mang bầu, bất ngờ ngã ra và lu loa lên là bị đánh. Nhưng không “ăn vạ” được, người phụ nữ này nhanh chóng đứng dậy và cãi nhau tiếp.
Một điều rất đáng chú ý, mặc dù tuyên bố mục đích là “tưởng niệm các liệt sỹ Gạc Ma” nhưng nhiều thành viên trong nhóm người này lại mang theo những băng rôn, biểu ngữ, hô những khẩu hiệu có nội dung hoàn toàn không phù hợp.

Nhận định về hành động của nhóm “dư luận viên”
Qua các thông tin được đăng tải trên báo chí và mạng xã hội, dư luận và độc giả đã đưa ra nhiều quan điểm, nhận định và ý kiến trái chiều về hành động của nhóm “dư luận viên”.
Nhiều ý kiến cho rằng, hành động ngăn cản việc tưởng niệm các liệt sỹ hi sinh tại Gạc Ma – Trường Sa năm 1988 của nhóm thanh niên kia là sai trái, khó chấp nhận.
Một độc giả ở Đống Đa (Hà Nội) cho rằng: “Tôi không trực tiếp có mặt ở đó để chứng kiến sự việc. Nhưng qua những thông tin mà báo chí phản ánh, tôi rất phản đối hành động của nhóm thanh niên. Đó là những hành động khó hiểu, không đúng khi ngăn cản một việc làm thiêng liêng là tưởng niệm các anh hùng, liệt sỹ hi sinh để bảo vệ Tổ quốc”.
Đồng quan điểm cho rằng hành động của nhóm thanh niên “dư luận viên” là phản cảm, nhưng không ít người cho rằng cũng cần xem xét kĩ lại các hành động của nhóm “tưởng niệm”.
Anh Ngọc Phương (ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhận định: “Qua báo chí và các clip trên mạng, tôi không ủng hộ hành động của các bạn thanh niên tự xưng là dư luận viên bởi nó phản cảm. Tuy nhiên, như mọi người đã thấy, nhóm người nói rằng đi “tưởng niệm liệt sỹ” cũng có rất nhiều việc làm không phù hợp. Tôi cho rằng nhiều người trong số họ đang lợi dụng việc tưởng niệm liệt sỹ để thực hiện ý đồ xấu, gây mất trật tự công cộng… ”.
**************************
Google.tienlang bổ sung một vài hình ảnh:
Tin vui: Sinh viên Đỗ Anh Minh- Dư Luận viên gộc, Bí thư chi đoàn Cụm dân cư số 9 thuộc phường Điện Biên, Quận Ba Đình vừa được Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, giám đốc công an TP Hà Nội tặng giấy khen vì “đã có nhiều thành tích trong công tác phòng chống tội phạm góp phần giữ vững ANTT trên địa bàn Thủ đô”
Sinh viên xinh đẹp, Dư Luận Viên gộc Hoàng Thị Nhật Lệ phỏng vấn người dân- những người chứng kiến Lễ Tưởng niệm của các "nhà dzân chủ"
Anh Nguyễn Mạnh Hùng quận Đống Đa nhân ngày cuối tuần dẫn con đi chơi (Ảnh trên) và anh Nguyễn Thanh Trúc từ Nghệ An ra Hà Nội công tác (Ảnh dưới). Cả hai anh đều khẳng định rằng đây không thể là một cuộc tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma vì nhìn vào các khẩu hiệu chống chính quyền mà họ trương lên một cách vô cùng phản cảm. Đây thực sự là hành động báng bổ các anh hùng liệt sĩ chứ không thể là "tưởng niệm"! Tất nhiên là tôi không thể đồng tình với hành động đó!- anh Nguyễn Thanh Trúc nhấn mạnh.
 Dưới đây là các anh chị dzận xĩ biểu tình gây rối:




Lê Hương Lan
=====================
Mời xem bài liên quan:
  
Mời đọc những bài liên quan khác:

Xem thêm trên Kênh Google.tienlang- TV

27 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Sao các vị cứ bảo thủ mãi vậy. Ngay từ đầu ai cũng biết đây là một cuộc tưởng niệm có sự tham gia của rất đông người. Nếu trong đó có thằng ăn cắp , con ca ve, thằng phản động gì đó hoặc ai có biểu ngữ không phù hợp thì lực lượng an ninh phải có mặt để ngăn chặn và bắt ngay để buổi lễ thành công. Ai vi phạm pháp luật, ai phản bội TQ thì đã có pháp luật. Ngay cả trộm chó đánh chết con phải đi tù và bị lên án. Vậy thì hành động cầm cơ phá rối rõ ràng là ngu xuẩn và bôi nhọ Đảng và nhà nước còn thanh minh cái gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 22:27 19 tháng 3, 2015

      Nặc danh 22:14 Ngày 19 tháng 03 năm 2015
      Anh không thấy bài báo trên kia của báo Đời Sống - Pháp luật sau khi xem clip thì họ nhận xét:
      ====
      Trong đoạn clip, xung đột giữa hai nhóm người chỉ dừng ở mức “đấu khẩu”, xô đẩy nhẹ và tuyệt nhiên không có việc xô xát, ẩu đả giữa hai nhóm người. Mặc dù vậy, trong lúc xô đẩy, một phụ nữ trẻ đeo băng đô đỏ trong nhóm “tưởng niệm”, tự nhận là đang mang bầu, bất ngờ ngã ra và lu loa lên là bị đánh. Nhưng không “ăn vạ” được, người phụ nữ này nhanh chóng đứng dậy và cãi nhau tiếp.
      ==========
      Anh thấy thế nào? Đúng hay sai?

      Xóa
    2. Việc đó của an ninh của công an của pháp luật chứ tới lượt các ông a ? Không có nhiệm vụ vào đó mà nhảy múa mà hát trong com reo hò mừng vui cái gì. Phản động thì không bắt được mà uy tín của Đảng và nhà nước bị các ông bôi nhọ rồi. Bọn trẻ nó nông nổi thì người lớn phải tỉnh táo, tự phát hay không thì cũng phải khôn khéo đúng lúc đúng chỗ. Dù có những người phản động đi tưởng niệm thì chỉ cần công an chìm theo giỏi vô hiệu đề phòng, trong ngày đau thương của cả dân tộc trước bao nhiêu ống kính thì nhảy múa hát hò như một lũ điên. Cực kỳ phản cảm dù có biện minh với bất cứ lý do gì. Tôi ủng hộ chống phản động nhưng Đảng và nhà nước kiên quyết không khuyến khích những người ủng kiểu cực đoan như vậy. Nổ gây phản cảm. phản tác dụng với thời buổi thông tin và dân trí đã tiến bộ hiện nay.

      Xóa
  3. Các bác đài báo phởn động cuốc tế như BBC, RFA, VOA và các trang web/blog của Việt Tân, của các bác dzận xĩ trong ngoài nước hoan hỷ ra mặt trước sự kiện "báo nhà nước" tấn công Dư Luận viên. Rằng thì là Đảng đã chuyển hóa tư tưởng, để "đồng hành với nhân dân" - Nhân dân ở đây tức các nhà dzân!
    Đây là bài trên đài phởn RFA chuyên xuyên tạc bịa đặt:
    --------
    Dư Luận Viên lên báo chí nhà nước
    Công an Hà Nội cho biết chính phủ không liên quan gì đến nhóm dư luận viên ngăn cản người dân đặt hoa tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma tại tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết Tử ở thủ đô sáng 14 tháng Ba vừa qua.

    Trong một cuộc họp báo, Thiếu Tướng Nguyễn Đức Chung, Giám Đốc Công An Hà Nội cho rằng nhóm thanh niên mặc áo đỏ có in logo giống như logo của công an và dòng chữ viết tắt là DLV chỉ là một nhóm tự phát, hoạt động của họ không do công an thủ đô hay ban tuyên giáo điều khiển.

    Trong hai ngày 17 và 18 tháng ba, các tờ báo lớn của Việt nam đã đồng loạt đưa tin này có trích lời tướng Nguyễn Đức Chung. Sau đây là ghi nhận ý kiến một số người có tham dự vào sự việc ngày 124/3 cũng như một số nhà báo Việt nam.

    Một sự thay đổi về nhận thức?

    Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, từng làm việc cho báo Thanh niên tại TP HCM cho biết:

    “Lần đầu tiên công an Hà nội lên án những người đó, cho đó là những kẻ quậy phá và phải đi điều tra xác minh. Rồi nói những người đi tưởng niệm là những người yêu nước. Chứ hồi xưa tới giờ…. Mới cách đây mấy ngày có bài trên báo quân đội cho đó là những người phá nước. Đây là một bất ngờ lớn đối với công luận ở Việt nam.”

    Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung từ TP HCM cũng cho biết anh cũng thấy việc cơ quan công an và báo chí nhà nước lên tiếng về việc cản phá buổi lễ tưởng niệm là một sự lạ:

    “Những lần đi dâng hương trước đây lần nào cũng bị quấy phá nhưng chưa bao giờ cơ quan công an hay báo chí lên tiếng, nhưng lần này thì lại có sự lên tiếng chính thức thì đó là một sự lạ. Việc này có thể là sự chuyển biến trong nhận thức của cơ quan chức năng, của chính quyền. Vì nếu cứ để cái tình trạng những người tự xưng là dư luận viên ngăn cản những người yêu nước đi tưởng niệm những liệt sĩ Hoàng sa, Trường sa, thì không thể chấp nhận được, vì nó chẳng khác nào ủng hộ Trung quốc cả.”

    Nếu cứ để cái tình trạng những người tự xưng là dư luận viên ngăn cản những người yêu nước đi tưởng niệm những liệt sĩ Hoàng sa, Trường sa, thì không thể chấp nhận được, vì nó chẳng khác nào ủng hộ Trung quốc cả

    Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung

    Nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang nói rằng việc truyền thông Việt nam đồng loạt đưa tin về những diễn biến của buổi tưởng niệm ngày 14/3 ở Hà nội rằng báo chí Việt nam đã vượt qua được một nỗi sợ mơ hồ khi đụng tới những cuộc biểu tình không do nhà nước tổ chức.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Nguyễn Hữu Vinh một nhà báo tự do nói rằng phát biểu của tướng Chung là do ông có mặt tại nơi diễn ra buổi tưởng niệm:

      “Ông Nguyễn Đức Chung đã thấy được những người đi tưởng niệm. Họ là ai? Làm những cái gì? Có phù hợp luật pháp không? Tinh thần đó ra sao? Và chính ông Nguyễn Đức Chung đã phát biểu rằng đấy là những người yêu nước.”

      Những người có mặt nói gì?

      Ông Nguyễn Hữu Vinh có mặt tại buổi lễ tưởng niệm ngày 14 tháng 3 ở Hà nội cho biết là lần này nhóm của ông bị cản phá mạnh hơn những lần trước:

      “Lần này có khác hơn là có cả cờ đỏ búa liềm, rồi hô rồi hét là như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng, rồi là đảng cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm. Điều đó tạo nên một sự phản cảm vô cùng lớn trên các trang mạng xã hội, cũng như là đối với du khách nước ngoài và người dân có mặt ở bờ hồ sáng hôm đó.”

      Chúng tôi liên lạc được với anh Nguyễn Quang Bách, thuộc nhóm được gọi là Dư luận viên sáng ngày 14/3. Anh Bách nói rằng anh thuộc một nhóm tên là Viet Vision và báo chí đã không đưa đúng sự thật.

      “Hai ngày vừa qua báo chí đưa tin không có lợi cho nhóm Viet Vision. Tôi nghĩ là hôm 14 tháng ba vừa rồi cả hai tổ chức No-U và Viet-Vision đều phải công bằng vì cả hai bên đều đi tưởng niệm. Theo tôi thì các bài báo không đúng sự thật, nó không được công bằng vì nhà báo không xác minh được ai là kẻ gây rối, ai là kẻ ngăn cản. Trong các video clip được ghi lại thì nhóm No-U cũng gây rối, ngăn cản nhóm Viet Vision tưởng niệm hôm 14/3.”

      Khi được hỏi là nghĩ thế nào khi trong ngày đau buồn kỷ niệm mất đảo Garma mà lại hát như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng anh Bách nói là nhóm của anh không có hát như thế:

      Như vậy là tinh thần báo chí, tôi muốn nói là báo chí nhà nước đã tự nguyện nâng cao hơn, vượt ra ngoài khuôn lề của cơ quan tuyên giáo, đặc biệt là những siêu Tổng biên tập như cơ quan tuyên giáo trung ương. Tôi cho đây là một động thái đặc biệt, và họ thấy rằng họ không thể im lặng được nữa

      nhà báo Phạm Chí Dũng

      “Nhóm Viet Vision không có liên quan gì đến các sinh viên. Sau đó nhóm Viet Vision có phỏng vấn những sinh viên đang nhảy múa ở đấy, thì các bạn trả lời là đây là một sự kiện do đoàn trường tổ chức bao gồm bốn đại học, là đại học ngân hàng, đại học y dược, đại học giao thông vận tải, và đại học văn hóa các bạn giao lưu với nhau. Các bạn sinh viên tình nguyện giao lưu với nhau. Ở trong nước thì việc quan tâm đến các vấn đề lịch sử của một số bạn trẻ không còn nhiều. Và người ta cũng không biết ngày 14 tháng ba là ngày gì. Nên chuyện các sinh viên tình nguyện giao lưu với nhau là chuyện bình thường.”

      Hoạt động của Báo chí và sự cần thiết của luật biểu tình

      Trở lại chuyện báo chí Việt nam đưa tin ngày tưởng niệm Garma 14/3, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết:

      “Đây là lần đầu tiên cũng diễn ra một sự kiện liên quan tới Trung quốc nhưng có một sự cộng hưởng nhất định giữa báo chí hai lề. Trước đây chúng ta gọi là lề trái lề phải bây giờ gọi gần gũi hơn là mạng xã hội và báo chí nhà nước. Chúng ta có thể đọc được trên báo Giáo dục Việt nam, bài Một hành động không thể chấp nhận được, họ lên án một cách quyết liệt nhóm người được gọi là dư luận viên. Như vậy là tinh thần báo chí, tôi muốn nói là báo chí nhà nước đã tự nguyện nâng cao hơn, vượt ra ngoài khuôn lề của cơ quan tuyên giáo, đặc biệt là những siêu Tổng biên tập như cơ quan tuyên giáo trung ương. Tôi cho đây là một động thái đặc biệt, và họ thấy rằng họ không thể im lặng được nữa. Một khi ngay cả công an, là Thiếu tướng Chung Giám đốc công an Hà nội lần đầu tiên đứng ra thanh minh rằng nhóm dư luận viên đó không phải là của công an, cũng không phải là của tuyên giáo. Và một cách gián tiếp phủ nhận vai trò kiêu binh, hồng vệ binh của nhóm dư luận viên ấy, thì có thể nói rằng không còn gì thuận lợi hơn để cho báo chí nhà nước mở miệng.”

      Thiếu tướng Chung Giám đốc công an Hà nội lần đầu tiên đứng ra thanh minh rằng nhóm dư luận viên đó không phải là của công an, cũng không phải là của tuyên giáo. Và một cách gián tiếp phủ nhận vai trò kiêu binh, hồng vệ binh của nhóm dư luận viên ấy

      nhà báo Phạm Chí Dũng

      Xóa
    2. Nhưng cũng có những ý kiến thận trọng hơn, như nhà báo Võ Văn Tạo ở Nha Trang cho biết:

      “Hồi biểu tình năm 2011 ở Hà nội thì ông Thiếu tướng Nguyễn Đức Nhanh nói là biểu tình chống Trung quốc là yêu nước, và Hà nội không chủ trương đàn áp biểu tình. Báo Thanh niên, tờ báo có số phát hành thứ hai trong cả nước đăng chuyện đó lên trang nhất. Sau đó báo Thanh niên bị phê bình về chuyện đó. Chuyện biểu tình vẫn bị đàn áp. Những người biểu tình không chỉ bị đàn áp lúc đó, mà sau này còn bị khủng bố, quậy đủ thứ, thậm chí bị triệt đường mưu sinh.

      Thì đây có sự thay đổi, có khả năng là lập trường chống Trung quốc rõ hơn trong Bộ chính trị. Trong lãnh đạo cấp cao của Việt nam.

      Nhưng có khả năng thứ hai là người ta vẫn nói một đàng làm một nẻo, tức là nó không đồng bộ. Người này nói thế này, nhưng có khi người khác sau đó lại làm thế khác. Ông Chung giám đốc công an Hà nội thì cũng chỉ là công an Hà nội thôi. Còn sự chỉ đạo kia là từ cả bộ công an.”

      Sự việc tưởng niệm Garma lại xảy ra đồng thời với việc chính phủ Việt nam đề nghi Quốc hội hoãn việc phê chuẩn luật biểu tình sang năm 2016. Anh Nguyễn Anh Tuấn, thành viên tổ chức dân sự Voice nhận xét rằng luật biểu tình đang là một nhu cầu cấp thiết cho dân chúng Việt nam. Và những hoạt động đường phố của những nhóm đối lập nhau như trong ngày 14 tháng ba vừa qua hẳn sẽ không xảy ra xung đột nếu như có luật biểu tình.

      http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/opinio-saper-on-stat-03182015111422.html

      Xóa
  4. Ai đó ở Google.tienlang đã từng nói: Mấy đài báo phản động BBC, RFA, VOA nói gì thì phải hiểu ngược lại. "Bất cứ ai, bất cứ thứ gì được tụng ca trên BBC, RFA, VOA ... thì thực tế những người đó, những thứ đó đều chả ra gì, đều là cặn bã xã hội."

    Cái này là chân lý!
    Đây, cái anh JB Nguyễn Hữu Vinh - kẻ chuyên núp bóng Thiên chúa giáo để gây rối, chuyên xuyên tạc vu khống chính quyền, nay được lên RFA:
    --------------
    Tưởng niệm Gạc Ma 2015: Một đàn "con xít" và một bầy "con lợn"

    Sáng thứ 7, ngày 14/3/2015 tại bờ hồ Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, không chỉ một số người dân Hà Nội, những người dân quan tâm đến biến cố Đảo Gạc Ma trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam rơi vào tay giặc, mà cả nhiều người từ các tỉnh khác và kiều bào từ ngoài nước đã tập trung khá đông để tưởng niệm ngày mà 64 chiến sĩ đã buộc phải làm bia cho giặc trên hòn đảo này của Tổ Quốc.
    Nước Hồ Gươm lặng im không một gợn sóng nhỏ, những hàng cây ven bờ đứng im trầm mặc như mặc niệm, đau xót trong ngày tang thương của đất nước, dân tộc bởi họa bành trướng Cộng sản Tàu.
    Lẽ ra, ngày này không chỉ hệ thống tuyên truyền, báo chí của nhà nước phải nhắc nhở người dân về một phần lãnh thổ đã và đang rơi vào tay giặc, họ cần nói cho dân biết rằng những chiến sĩ, con dân Việt đã đổ máu xương và tính mạng để bảo về đất nước nay đang nằm dưới biển sâu. Lẽ ra, chính nhà nước phải tổ chức các nghi lễ tưởng niệm đối với những vong hồn anh linh các liệt sĩ này để chứng tỏ họ không vong ơn, bội nghĩa.
    Thế nhưng, điều đau đớn là thực tế đã không phải vậy mà là ngược lại. Nghiệt ngã thay, thái độ của nhà nước đã được thể hiện rõ hơn qua những hành động sáng nay.
    Một đàn con xít và một bầy… con lợn
    Thay cho các hành động kệch cỡm năm xưa như dưới trời mưa rét đưa một đám thiếu nữ hở hang khoe đùi lắc mông trước tượng đài vua Lý Thái Tổ hoặc một đám đàn bà “nửa người nửa ngợm nửa đười ươi” nhảy nhót “Con bướm xinh” trong những ngày tê tái lòng người dân Việt đau thương. Hoặc bẩn thỉu hơn, hèn hạ và kệch cỡm hơn là cho mấy viên công an giả dân thường cầm loa, kéo dây ra “cắt đá để sửa chữa tượng đài”… thì sáng nay, một đám áo đỏ với cờ búa liềm và mang các cháu măng non chiếm lĩnh trận địa từ sớm trước tượng đài Vua Lý để nhảy nhót và loa gào rống những bài hát ngô nghê, vô nghĩa trong không khí trang nghiêm, kỵ giỗ như hôm nay. Chiếc loa hết lần này đến lần khác hò hét điệu nhảy “Một đàn, một đàn con xít… Anh nhớ thương em…”.
    Xót xa, đứng từ xa, tôi nhìn đám màu đỏ đang nhung nhúc nhảy nhót trong ngày kỵ giỗ hôm nay, tôi chợt liên tưởng đến đám pêđê nhảy múa sexy trong một đám tang nào đó mà tôi đã xem qua.
    Những người đến tưởng niệm, khách qua đường cũng như người nước ngoài đi qua khu vực này nhìn đám người đỏ lòm trước mặt vua Lý với ánh mắt ái ngại và thương hại. Họ đang hành động như vô thức trước nỗi đau, sự mất mát không có gì có thể bù đắp của dân tộc bởi tội ác bọn xâm lăng. Họ đang thể hiện thay cái đảng đang xúi họ làm những việc phản nghịch này trước anh linh các liệt sĩ đã ngã xuống cái thái độ vong ân, bội nghĩa và phản trắc của mình.
    Những chiếc cờ búa liềm: Như có bác Hồ… hay có bác Lê Đức Anh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những chiếc cờ búa liềm: Như có bác Hồ... hay có bác Lê Đức Anh?

      Khi những người tham dự tưởng niệm đang trên bờ hồ, hàng loạt xe công an các loại tập trung kêu loa gọi giải tán không tập trung trên hè "làm cản trở giao thông".

      Những người đến tưởng niệm giúp nhau thắt dải băng trên đầu với hàng chữ "GẠC MA - 1988" và tập hợp bên đường thành hàng dọc, nhiều người tỏ ra phân vân khi sân tượng đài đã bị chiếm giữ, một người nói với tôi điều đó. Tôi nói với họ: "Đất nước này, mảnh đất chữ S này, nơi nào mà chẳng đẫm máu các anh hùng, liệt sĩ. Các liệt sĩ Gạc Ma đã 27 năm nay bị chính nhà nước Cộng sản đẩy ra khơi làm bia cho Tàu Cộng, bây giờ vong linh họ bị cố tình lãng quên còn vương vất chưa có nơi chốn nào thì bất cứ chỗ nào, chúng ta đều có thể tưởng niệm đến họ chẳng cần chi tượng đài".

      Khi biết những người tưởng niệm chẳng cần phải đến tượng đài, đám an ninh dẫn một đám mặc áo đỏ mang cờ búa liềm đến chặn ngang ống kính máy ảnh, máy quay, giăng ngang vỉa hè đi trước dòng người đi tưởng niệm. Một vài đứa hung hãn nhảy vào cướp băng rôn của những người đi tưởng niệm rồi bỏ chạy thục mạng. Một số đứa cố tình khiêu khích bằng những lá cờ búa liềm che khuất mặt cả ông già, trẻ em... Thậm chí một vài đứa còn khiêu khích bằng cách chỉ tay gào thét vào mặt những người già, những người lớn tuổi bằng tuổi ông, cha chúng nó. Bên cạnh đó, đám an ninh dày đặc luôn thầm thì chỉ đạo.

      Nhưng, những hành động đó chỉ càng thể hiện sự ấu trĩ và ngông cuồng, hung hãn thiếu hiểu biết của đám an ninh chỉ đạo và những con rối này. Những người tưởng niệm vẫn im lặng, không lớn tiếng và không mắc mưu khiêu khích. Họ bảo nhau: Hôm nay là ngày đại giỗ của cả đất nước, chúng ta đến đây để tưởng niệm chứ không phải để cãi nhau hoặc gây rối. Những hành động của ai như thế nào thì nhân dân đều biết".

      Và họ im lặng đi, không hò hét, không hô hoán, chỉ với vòng băng trên đầu và những bông hoa trên tay.

      Chừng như những hành động phá đám kia chưa đủ phá đi sự linh thiêng của không khí tưởng niệm bên bờ hồ yên tĩnh, đám an ninh chỉ đạo cho đám tiểu yêu kia dàn hàng ngang cờ búa liềm và hò hét loạn xạ: "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng".

      Đến đây thì vỡ trận, đoàn người đi im lặng, nhiều người vốn đang nghiêm trang cũng phải bật cười như mếu. Tôi đi bên cạnh một tiểu yêu đang hò hét rất to câu hát trên, tôi nói với nó: "Cháu nên sửa chữ vui thành Tàu để thành "Như có bác Hồ trong ngày Tàu đại thắng" cháu ạ. Bởi hôm nay, là ngày đại thắng của Tàu, còn đất nước ta mất biển đảo là ngày đại bại, còn bọn xâm lược mới đại thắng". Nó im bặt, chạy lên nói với mấy đứa và đám tiểu yêu cũng thôi không lôi "bác Hồ" của chúng vào hò hét nữa.

      Mấy cháu bé thấy mấy đứa đưa cờ búa liềm lên che mặt, thì các cháu đưa lên câu khẩu hiệu "Bè lũ nào đã ép 64 chiến sĩ làm bia đỡ đạn cho Tàu ở Trường Sa" và "Đả đảo bè lũ đã tước súng để 64 liệt sĩ bị Tàu tàn sát". Quả đúng là "cái sảy nảy cái ung", những người dân đi bên vỉa hè rất ngạc nhiên và hỏi nhau: tại sao bên câu khẩu hiệu kia lại là cờ đảng? Rõ ràng, đảng chỉ đạo chửi vào tên nào đã ép các chiến sĩ buông súng chịu chết chứ ai. Và râm ran câu trả lời cho những người chưa hiểu. Một người dân đi bộ qua bờ hồ nghe giải thích xong thì chua chát: "Thế thì lũ khốn ấy phải hát "Như có Lê Đức Anh trong ngày Tàu đại thắng chứ".

      Bó tay. Quả là dân ta lắm người thâm thúy và hiểu biết.

      Xóa
    2. Một kết thúc có hậu!

      TuongniemGacma2015-400.jpg
      Người dân tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
      Khi đoàn người kéo về tượng đài Cảm tử, đám công an, dân phòng quây dày đặc xung quang bằng hàng rào sắt và xe công an. Hôm nay, họ không tổ chức cho đám công nhân và thanh niên quàng áo mưa tưới nước vườn hoa như lần tưởng niệm trước, mà đám thanh thiếu niên lại kéo sang nhảy nhót "một bầy con xít" ở đây.

      Đoàn người tưởng niệm vẫn cứ sang đường và đến trước tượng đài Cảm tử. Hai lẵng hoa đi đầu thành kính dâng cao.

      Đám thanh niên được tụ tập hò hét cũng dạt sang một bên, những người tưởng niệm tiến đến trước tượng đài xếp hàng ngang quay lại, đằng sau lưng vẫn là cái bảng đỏ chữ vàng của Đoàn thanh niên Hồ Chí Minh với nội dung quái quỷ gì đó. Chợt thấy một sĩ quan công an - người mà tôi đã gặp rất lâu và có nhiều ấn tượng khi vào Trại Lộc Hà ngày 2/6/2012 khi đi biểu tình chống Tàu - Tôi nói với anh ta: "Anh cất cái bảng kia đi cho người ta đặt hoa tưởng niệm để người ta giải tán. Nếu không thì sẽ còn dài đấy". Anh ta nói: "Xong thì bà con về luôn anh nhé". Tôi bảo: "Thì họ về chứ ở đây làm gì". Anh ta nhanh chóng kéo tấm bảng kia đi, và đoàn người đặt hoa, thành kính xếp hàng trật tự trước tượng đài Cảm tử.

      Một viên sĩ quan an ninh, mặc thường phục mà chúng tôi thường thấy trong các cuộc trấn áp, chúng tôi yêu cầu anh ta cho tắt loa và im lặng để tưởng niệm. Anh ta mặc cả với một người trong đoàn: "Các anh đừng để các khẩu hiệu quá khích đưa lên nhé". Người này bảo: "Anh cứ chỉ xem, cái nào quá khích, chúng tôi thu ngay". Anh ta không chỉ được câu khẩu hiệu nào. Nhưng, tiếng loa thì im bặt. Đặc biệt, đám cô hồn áo đỏ biến mất như ma trơi gặp bình minh.

      Một người đứng lên phát biểu về ý nghĩa ngày tưởng niệm, sự kiện Gạc Ma đã bị giấu nhẹm 27 năm nay và nói lời tri ân với những người con đã bỏ mình vì Tổ Quốc. Một phút mặc niệm vong linh các liệt sĩ với không khí im phăng phắc, động đến tận đáy lòng.

      Sau tưởng niệm, mọi người im lặng, trật tự giải tán với nỗi trầm tư. Tôi nói với viên sĩ quan an ninh đứng bên cạnh: "Nếu như các anh biết cách, thì cuộc tưởng niệm sẽ hết sức ý nghĩa và tốt đẹp. Những hành động nhảy nhót, phá đám hôm nay do các anh tổ chức, chẳng có tác dụng gì hơn, là trát cứt vào bộ mặt nhà nước. Bởi người dân Việt ai cũng biết rằng những kẻ bày đặt, chỉ đạo, sắp xếp và tham gia gào lên những bài hát như một đàn con xít mà nhảy nhót ở kia trong ngày giỗ kỵ của cả đất nước thì đó chỉ là một bầy con lợn". Anh ta im lặng. Tôi nói tiếp: "Các anh cho mấy đứa áo đỏ kéo cờ búa liềm, hát như có bác Hồ... vừa rồi chỉ là những hành động ngu xuẩn và phản cảm, chà đạp lên lòng tự trọng của đất nước, của dân tộc mà thôi. Tôi cho rằng không ai chấp nhận được điều đó".

      Anh ta trầm ngâm rồi đáp lại: "Vâng, chúng ta sẽ gặp nhau và nói về vấn đề này. Hành động và cách làm của mỗi người, mỗi lúc một khác. Nhận thức là một quá trình anh ạ".

      Vâng, tôi biết, nhận thức là một quá trình.

      Nhưng, cái "quá trình" ấy đã hơn 85 năm, gần một thế kỷ qua đi rồi mà đảng Cộng sản Việt Nam vẫn không nhận thức được thế nào là lòng dân thì đó mới là đại họa cho dân tộc.

      Hà Nội, 14/3/2015. Ngày kỷ niệm Gạc Ma vào tay giặc.
      http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:JVq6-51H1dsJ:www.rfa.org/vietnamese/blog/blog-nguyenhuuvinh-031615-03162015122350.html+&cd=1&hl=vi&ct=clnk

      Xóa
    3. Không trực tiếp ở đó nhưng đọc những dòng tường thuật buổi tưởng niệm mà chúng tôi thấy căm giận những kẻ khốn nạn. Tôi nghĩ mọi người dân trên cả nước cũng không cố chấp với đám thiểu số này. Mong chúng rút ra được nhiều điều và tỉnh ngộ sau sự kiện này.

      Xóa
  5. Thanh niên Thế hệ HCMlúc 00:03 20 tháng 3, 2015

    Buồn cười mấy hôm nay nhiều bác cựu chiến binh và cả chú công an phường chỉ sợ em buồn nên luôn động viên: Đừng lo, các nhà báo rồi sẽ hiểu ra thôi....

    Em có lo, có buồn gì đâu?
    Chả phải em bị ai dụ dỗ. Chả phải chị Lê Hương Lan, chị Võ Khánh Linh hay bạn Nhật Lệ dụ dỗ được em!
    Em có bản lĩnh, lập trường của mình chứ? Thấy các ông/bà zận xĩ xuyên tạc, bịa đặt thì em lên tiếng, góp thêm tiếng nói với chị Hương Lan, Khánh Linh, Nhật Lệ...
    Ra bờ Hồ thì ra chứ? Chẳng lẽ để zận suốt ngày độc chiếm làm "Quân khu Bờ Hồ" hay sao?
    Suốt ngày họ biểu tình, chống tàu thì ít, chống chính quyền thì nhiều rồi quay phim chụp ảnh rồi trả lời phỏng vấn trên mấy cái đài phản động BBC, RFA... cứ như "toàn dân thủ đô" lên án chính quyền nhu nhược với TQ!

    Bọn bạn bè em chả ai buồn cả đâu, chị Lan ơi!
    Khi nào có zận biểu tình, chị cứ a nhô cho em, vài phút sau cả nhóm em sẽ có mặt cùng chị như đợt vừa rồi.

    Đâu có zận là ta lên đường!- Khẩu hiệu chị nêu ra, bọn em luôn hưởng ứng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn cười được hả cháu. Về bố mẹ không nói gì à. Khổ bệnh nặng quá rồi , mong cháu mau khỏi bệnh. Chịu khó đi thăm bạn bè xóm pho họ hàng để có lời khuyên chân tình chau a.

      Xóa
  6. Ngày 14/3 vừa qua, những ‘người dân yêu nước’ ở bờ hồ Gươm đã làm gì khiến các ‘DLV’ tức giận và có hành động cực đoan như vậy?

    1. Tại sao vẫn là những người này?

    Qua cách thức hành động và trang phục khá đồng nhất của những người tham gia buổi “tưởng niệm”, có thể thấy hoạt động này được lên kế hoạch bởi một nhóm có tổ chức chứ không phải do người dân tự phát tạo thành. Và đó là nhóm No-U – điều được khẳng định qua phát biểu của các thành viên nhóm này trên mạng xã hội trước và sau vụ việc ngày 14/3.

    Theo tuyên bố của lãnh đạo nhóm No-U, nhóm này là một “câu lạc bộ phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc trên biển Đông” và “làm chính nghĩa vì đất nước, dân tộc”. Tuy vậy, trên thực tế No-U đã nhiều lần bị dư luận trong nước lên án vì tiến hành các hoạt động chống đối nhà nước, gây rối trật tự trị an xã hội dưới danh nghĩa phản đối Trung Quốc.

    Phải chăng hành động của các bạn trẻ “DLV” trong vụ việc ngày 14/3 xuất phát từ sự bức xúc trước những hoạt động gây rối có hệ thống trong nhiều năm qua của No-U?

    2. Tại sao lại có những khẩu hiệu đó?

    Bất cứ một người nào có đầu óc bình thường cũng phải cảm thấy ngạc nhiên trước xự xuất hiện của những khẩu hiệu “lạ” được No-U sử dụng trong buổi “tưởng niệm” vừa qua.

    Đó là những khẩu hiệu có nội dung rất khó hiểu cho một hoạt động tưởng niệm nghiêm túc, như “Đả đảo bè lũ đã ép 64 liệt sỹ làm bia đỡ đạn Tàu tại Trường Sa”, “Bè lũ nào đã ép 64 liệt sĩ làm bia đỡ đạn cho Tàu tại Trường Sa?”, “Yêu cầu ĐCSVN trả lại xương máu cho nhân dân”, “DMCS” (một cụm từ có ý nghĩa tục tĩu đang thịnh hành trên các trang mạng chống Việt Nam). (Về một vấn đề lịch sử liên quan đến nội dung các khẩu hiệu trên, xin xem thêm ở bài này: >>Vạch trần sự xuyên tạc 'mất Gạc Ma do lệnh không được nổ súng')


    Thậm chí Trương Văn Dũng (ảnh trên), một thành viên cốt cán của No-U còn giương cả khẩu hiệu rất không liên quan đến cuộc hải chiến Trường Sa, đó là “Đả đảo …(tên một vị nguyên lãnh đạo của Việt Nam) tham nhũng, bán nước”.

    Sự xuất hiện của các khẩu hiệu này tuy lạ nhưng không lạ, vì đó là cách làm quen thuộc của No-U trong mọi cuộc “xuống đường” mang danh nghĩa phản đối Trung Quốc.

    Vong linh các liệt sỹ Trường Sa sẽ nghĩ gì khi đọc được những khẩu hiệu này trong “lễ tưởng niệm” mà “người dân yêu nước” dành cho họ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 3. Tại sao không chọn địa điểm thích hợp?

      Tại sao nhóm tưởng niệm lại phải đi một vòng bờ hồ Gươm và làm lễ tưởng niệm tại tượng đài vua Lý Thái Tổ, trong khi có nhiều địa điểm ở Hà Nội thích hợp hơn cho hoạt động này?

      Xin nói thêm về mặt lịch sử, vào thời Lý lãnh thổ Đại Việt chỉ kéo dài đến khu vực Bắc miền Trung ngày nay, và vương quốc Chămpa đã kiểm soát hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa trong nhiều thể kỷ sau đó, trước khi được sáp nhập vào Việt Nam. Vua Lý Thái Tổ cũng không phải là vị vua có chiến tích trong việc chống lại quân xâm lược phương Bắc. Có thể nói, tổ chức tưởng niệm liệt sĩ Trường Sa tại tượng đài vua Lý Thái Tổ là việc làm tùy tiện, không khác gì việc người Nga tưởng niệm các liệt sĩ của thảm họa tàu ngầm Kursk tại… tượng đài của Pyotr Đại đế.

      Nhóm No-U hoàn toàn có thể tiến hành hoạt động tưởng niệm tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ ở quận Ba Đình – nơi hoàn toàn thích hợp về mặt tâm linh, hoặc tại Công viên Hòa Bình ở quận Tây Hồ – địa điểm có không gian rất rộng rãi và mang nhiều ý nghĩa cho một buổi tưởng niệm chiến tranh. Tượng đài hoàng đế Quang Trung và gò Đống Đa - địa danh tâm linh - lịch sử gắn với chiến công oanh liệt của người Việt trước quân Thanh cũng là một lựa chọn khả dĩ khác.

      Có lẽ các lãnh đạo của nhóm No-U quá kém hiểu biết để có thể tìm một địa điểm thích hợp, và các cơ quan chức năng nên chủ động hướng dẫn cho họ trong những lần sau. Ngoài ra, No-U cũng nên đổi tên thành Ng-U cho phù hợp hơn với năng lực trí tuệ của mình.

      Nhưng cũng có thể mục đích thực sự của Ng-U không phải tưởng niệm liệt sĩ, mà là thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là dư luận quốc tế cho các ý đồ chính trị của họ. Và họ phải chọn bờ hồ Gươm vì đây là nơi có nhiều “ông Tây, bà đầm” cầm máy ảnh qua lại hơn bất cứ một địa điểm nào khác của Hà Nội.

      4. Tại sao lại dùng trẻ em làm “lá chắn”?

      Trong tất cả các hoạt động “xuống đường” do nhóm No-U tổ chức luôn có một hình ảnh quen thuộc đến tàn nhẫn: Những đứa trẻ ngơ ngác cầm trong tay những khẩu hiệu sặc mùi đả phá chính trị. Hiếm khi thấy các đấng nam nhi của nhóm cầm những khẩu hiệu như vậy. Và ngày 14/3 vừa qua cũng không phải ngoại lệ.

      Phải chăng họ làm vậy để đổ trách nhiệm cho… trẻ em nếu bị cơ quan chức năng xử lý? Đó có phải việc làm của những người đàng hoàng?
      http://reds.vn/index.php/thoi-su/cong-dong-mang/8722-dlv-hung-han-va-nguoi-dan-yeu-nuoc

      Xóa
    2. Sao có thông tin các cháu đó đến rất sớm nhận chỗ để ca hát nhảy múa. Thiếu gì chỗ nhảy múa, thấy đoàn người đến thì phải biết giải tán. Còn việc khác thì đã có cơ quan chuyên môn đảm trách, phá rối làm gì cho thêm xấu mặt

      Xóa
  7. Mấy ông hưu trí CCB xem xong tin này còn bực quá : Con xít với con lợn cái gì, sao k nhảy hát vào ngày khác mà nhằm vào ngày này, bỏ tù chúng nó đi. ........Không bỏ tù được đâu các cụ ạ, các cụ k hiểu được đâu.

    Trả lờiXóa
  8. Theo tôi, Google.tienlang nên đăng bài này thành một entry độc lập:
    ------
    LÀM BÁO HAY TAY LƯU MANH BUÔN CHỮ?
    ----------
    Bài viết của NĐT
    Tiện trò tát nước theo mưa, sau loạt bài của các trang bạn, hồi 14:17 ngày 18/03/2015, nhà báo Xuân Dương trên báo Giáo dục có bài "Hành động của những kẻ vong ân bội nghĩa". Vì lỡ trót sinh sau đẻ muộn nên phải cố làm cái tít cho thật giật gân (!?)
    Tìm hiểu kỹ bài viết của ông Xuân Dương tôi nhận ra ba điểm:
    - Một - ông Xuân Dương không có mặt tại hiện trường, cơ bản thông tin bài viết lấy từ bài "Công an Hà Nội xác minh nhóm người 'ngăn cản việc tưởng niệm liệt sĩ Gạc Ma" của nhà báo Võ Hải trên vnexpress như chính ông thừa nhận
    - Hai - cố ý hay vô tình lập lờ khi nói chung chung "ngay lập tức được báo chí nước ngoài" (nhấn mạnh chữ 'nước ngoài') đăng tải và bình luận với ác ý nhằm đổ lỗi cho nhà nước đứng đằng sau, và anh coi đó là một trong số lý do để viết bài.
    - Ba - dựa vào khung xương của bài viết trên vnexpress, suy diễn thuần túy tư biện nhằm chụp cho được cái mũ "những kẻ vong ân bội nghĩa", đả kích mạnh mẽ vào hàng ngũ những người tự nhận là "dư luận viên".

    SỰ CẨU THẢ TRONG KHÂU TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN
    Việc ăn sẵn, thêm mắm dặm muối bài viết cũ của đồng nghiệp có lẽ đã là một truyền thống của một số nhà báo mạng bất lương hiện nay. Bài viết của ông Xuân Dương sao chép cốt chuyện từ bài của nhà báo Võ Hải cơ bản đi đúng truyền thống đó. Với bài viết này, sẽ không là nặng nề, quá đáng nếu gọi ông đích thị là tay nhà báo salon, chuyện ngồi trong phòng máy lạnh và vẽ ra cả một câu chuyện như thật dựa trên óc tưởng tượng.

    Vậy thông tin của ông Võ Hải nói gì?
    Căn cứ vào lời văn, cách trích dẫn, có thể thấy Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung không có lời nào khẳng định tính chất của bất kỳ bên nào trong vụ việc xảy ra tại tượng đài Lý Thái Tổ.
    Ông khẳng định:
    - Một: công an "luôn tôn trọng hành vi, hoạt động của người dân có lòng yêu nước với tất cả các sự kiện, đặc biệt liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ, những người đã tham gia bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước”
    - Hai: "dư luận viên" là lực lượng này tự phát, không thuộc quản lý của công an thành phố và Ban tuyên giáo.
    - Ba: công an Hà Nội đang tổ chức xác minh và khi có kết quả sẽ thông tin tới báo chí
    Chỉ vậy thôi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Võ Hải không hiểu vô tình hay hữu ý mặc định những người đã đặt lẵng hoa tại tượng đài Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) là những "người yêu nước" [nhấn mạnh] khi giới thiệu bối cảnh cho đoạn trích nguyên văn lời tướng Chung (!?). Nhà báo Xuân Dương dùng chính nguyên liệu trên để xào nấu thêm, chế ra món của mình.
      Phần viết thêm của ông Dương cơ bản là những ý tưởng nhằm gán tội "vong ân bội nghĩa" cho những người ông chưa từng nghe một lời từ họ, một thông tin từ họ. Thậm chí còn đòi lôi ra trước tòa án dư luận nhận dân để trừng trị cho bằng được một nhóm bạn trẻ ông chưa tận mắt thấy mặt. Phạm nhân còn có quyền tự bào chữa mà thưa ông!

      THÁI ĐỘ VÔ LẠI
      Ông Xuân Dương rất có nghề trong việc dẫn dắt tình cảm đọc giả. Đánh vào nguyện vọng chính đáng của mọi công dân yêu nước hướng về Trường Sa và các tử sĩ Gạc Ma những ngày giữa tháng 3, để dìm dập những người chưa hoặc không yêu nước giống những cá nhân đi "tưởng niệm" tại khu vực tượng đài Vua Lý Thái Tổ và tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh (bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) trong sáng ngày 14/3/2015 vừa qua.
      Ngoài việc đánh giá một thông tin hoàn toàn dựa trên một nguồn tin thứ cấp, một chiều, lợi dụng tình cảm người đọc, ta có thể thấy các thủ đoạn hạ cấp sau đây:
      + Đánh vào dung mạo nhằm hạ thấp tư cách cá nhân
      Hãy đọc đoạn sau: "Chỉ từ hôm qua đến nay, trên Internet tràn ngập hình ảnh rất phản cảm ghi lại một đám thanh niên, cả nam cả nữ ăn nói hùng hổ, chỉ tay giơ biểu ngữ ngăn cản một số người được nói là đi thắp hương tưởng niệm. Trong số ấy, có hình ảnh người con gái vênh váo ở nhiều góc chụp, từ bàn tay chĩa lên và cái miệng chua ngoa đang lý sự ấy để thấy đó không phải là những kẻ vô học, không phải là những kẻ ăn đói mặc rách."
      Chưa nói đến cái tầm nhìn của một nhà báo khi đánh giá thông tin mà nguồn xuất phát từ các loa 'chống cộng', có cảm giác ông Dương để giấu diếm cái bất lực của mình trong việc chỉ ra cái sai trái của các bạn trẻ trên, dùng cái sự ác cảm, nói chính xác hơn là dạng tình cảm bẩn thỉu của con người khi nhìn những phụ nữ yếu hoặc thiếu nhan sắc để làm tiêu chí đánh giá nhân cách, châm thêm ác cảm đối với lực lượng "dư luận viện" trong lòng bạn đọc.
      [Ông không hiểu hay không chịu hiểu điều này: một khi một bên tung hình với mục đích cố ý nhục mạ nhân phẩm bên kia, ông sẽ chọn loại hình nào. Khuôn mặt ông có sáng láng cỡ nào thì đối phương sẽ đăng tấm hình dễ gây thiện cảm nhất, thánh thiện nhất hay nhìn vô phát sinh ác ý?]
      + Không một lời đính chính, xin lỗi sau khi hả hê, thỏa mãn với sự nhục mạ thiếu căn cứ
      Với bài cũ tác giả dùng đủ tính từ mà ông coi là hay ho để hạ bệ nhân cách cá nhân. Gọi lực lượng "dư luận viên" là "chúng" (địch ?), "người con gái vênh váo", "cái miệng chua ngoa", "những kẻ ngông cuồng đang đi ngược lại quyền lợi quốc gia, dân tộc, đi ngược lại đạo lý làm người", "con sâu...Thậm chí đi xa hơn khi cuồng ngôn nhục mạ cả gia đình, nhà trường của các bạn trẻ: "Gia đình, người thân, bạn bè của những kẻ ngăn cản buổi lễ dâng hương tưởng niệm này sẽ nghĩ gì? Họ có cảm thấy xấu hổ vì đã sinh ra những đứa con không hiểu đạo lý như vậy? Ngôi trường mà chúng đang theo học nghĩ gì khi đào tạo nên những kẻ không biết đâu là tổ quốc, dân tộc đâu là nối giáo cho giặc như vậy?" (?)
      Sau khi nhận được phản hồi của nhiều bạn đọc, tác giả bài báo không đưa ra một lời phản hồi, đính chính, cấp tốc phi tang chứng cứ bằng cách đổi tiêu đề và cải lại nội dung bài viết theo hướng giảm nhẹ sự công kích, nhất là công kích cá nhân. Nhiều phản hồi bình luận của bạn đọc với lời lẽ rất nghiêm túc, mang tinh thần xây dựng không dám đăng lên. Đây là thái độ gì ?
      Tuy nhiên, cũng chính sự thay đổi trắng trợn này, chứng tỏ ông Xuân Dương đã cảm thấy chột dạ, gián tiếp thừa nhận phần nào cái sai lầm nhưng vẫn cố đấm ăn xôi bằng việc giữ lại bài viết mà không có thông tin công khai về việc đính chính. [xem chứng cứ ở hình]

      Xóa
    2. + Chơi chữ, lấp liếm thông tin, nói một nửa sự thật
      Hãy đọc một trong số các lý do khiến ông này bức xúc đến thế: "Sự kiện này ngay lập tức được báo chí nước ngoài (nhấn mạnh chữ 'nước ngoài') đăng tải với những bình luận không chính xác, thiếu khách quan và đầy toan tính như đổ lỗi cho cơ quan chức năng của chúng ta đứng sau nhóm thanh niên này".
      Theo tìm hiểu cá nhân, hầu hết các thông tin mang có toan tính "đổ lỗi cho cơ quan chức năng của chúng ta đứng sau nhóm thanh niên này" (chữ ông Dương) đều xuất phát từ các trang wed, các Fb, Fanpage có yếu tố chống cộng của các tổ chức lưu vong và lực lượng hậu bị của họ trong nước như No-u, 'dân oan', Việt Tân, Nhật ký yêu nước, RFA, BBC vietnammes...với truyền thống đưa tin một chiều, thậm chí không ngần ngại xuyên tạc. Tại sao nhà báo Dương không nói trắng ra ?
      Như trên phân tích, ông Dương không có mặt tại hiện trường nhưng đối chiếu tất cả các tin tức thì chính ông là nhà báo kiên quyết nhất, bạo dạn nhất công kích nhóm bạn trẻ tự nhận là "dư luận viên". Không biết ông vì thiếu thống tin nên không biết hay cố tình quên rằng những người mà ông cho là đi tưởng niệm mà ông co là hoạt động bình thường ấy họ không bình thường chút nào:
      + Giăng biểu ngữ chống các nhân vật lãnh đạo: "Đả đảo Nông Đức Mạnh bán nước tham nhũng" [3, phút 02:48 & 4, phút 00:27: ], xúc phạm lãnh tụ dân tộc [4, phút 01:18]
      + Giăng biểu ngữ có nội dung khơi gợi, kích động chống phá, "chửi xéo" chế độ hiện hành nằm ngoài chương trình bình thường của một cuộc tưởng niệm thuần túy [3, phút 11:02] ni sư (?) trưng băng rôn khiếu kiện chính quyền địa phương [4, phút 00:46],
      + Dùng "dân oan", các thành phần có quá khứ chống đối chính quyền (No-u) đi hỗ trợ, thậm chí mang cả trẻ con đi tho hô hét những khẩu hiệu không phù hợp với độ tuổi...[3 & 4]
      + Chọn một nơi không thực sự dành riêng cho việc tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ là công viên Lý Thái Tổ - một nơi vui chơi giải trí và thờ đức vua đầu triều Lý. Trong khi đó nghĩa trang Bắc Sơn, nơi thích hợp hơn cho các hoạt động tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ chỉ cách đó chưa đầy 3km. Cần biết sau các đối tượng trên đến tượng đài Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh thì lực lượng "dư luận viên" cũng không còn bám theo nữa. [3 & 4]
      ...
      Vậy, với bài viết dùng những từ ngữ xúc phạm nặng nề nhân phẩm, trù dập không thương tiếc những thanh niên, sinh viên ngăn cản các cá nhân thực hiện hành vi trên, ông Dương đang vô tình hay cố ý bảo vệ cho ai? Và vì đâu mà ông lại tỏ ra "bức xúc" thái quá đến vậy?
      ----------
      Nguồn bài viết:
      1. http://vnexpress.net/…/cong-an-ha-noi-xac-minh-nhom-nguoi-n…
      2. http://www.giaoducvietnam.vn/…/Hanh-dong-cua-nhung-ke-vong-…
      3. https://www.youtube.com/watch?v=1GS0L0Kpesw
      4. https://www.youtube.com/watch?v=ipCdpKrbjUg
      5. Bài sao chép bài viết của ông Dương trên một trang chống cộng có địa chỉ IP ngoài nước: https://www.facebook.com/nhatkyyeunuoc1/posts/1086518878041525:0
      P/s: Tít mới ông Xuân Dương đặt là "Một hành động không thể chấp nhận được"

      Xóa
  9. Hôm nay đọc lại bài từ hồi tháng Hai năm ngoái bàn kế hoạch thành lập đội cờ đỏ của các Dư Luận viên tôi tâm đắc. Các bạn đã lường trước những sự cố ngoài mong muốn:
    -------
    CÙNG BÀN KẾ HOẠCH TRỢ CHIẾN CÁC CỰU CHIẾN BINH

    Lời dẫn: Stt dưới đây tôi đăng trên fb tại Hội Những người Phản bác Tuyên bố 258.
    Xin chép về đây cả các ý kiến mọi người đang thảo luận. Xin bạn đọc Google.tienlang góp ý.
    ******

    Hương Lan Lê Tôi đánh giá rất cao sự có mặt của các cựu chiến binh Thắng Còng, Quang Trần Nhật.... tại hiện trường hôm qua bên tượng đài Lý Thái Tổ. Họ kiên quyết vạch trần thói giả nhân giả nghĩa của những nhà tổ chức cuộc biểu tình. Nhà tổ chức mong muốn: Chống Tàu là giả; chống chính quyền mới là thật.

    Sau khi được các cựu chiến binh giải thích, vạch rõ âm mưu của nhà tổ chức biểu tình, các bạn trẻ mới "vỡ ra" và bỏ về.
    Các cựu chiến binh còn hẹn nhau: Từ nay trở đi, cứ khi thấy bọn kia kêu gọi biểu tình gây rối, họ lại cùng đến đây giải thích như vậy.
    Lần này, chắc mấy ông bà BBC, RFA ... không dám gọi các cựu chiến binh này là "mật vụ" nữa, nhỉ?
    Có thể họ ăn nói, diễn thuyết không trôi chảy; có thể từ ngữ họ dùng không bóng bẩy... Nhưng đó mới thực sự là chất lính Cụ Hồ, nghĩ sao nói vậy!
    Cảm ơn các cựu chiến binh!
    Theo sáng kiến của bạn Linh Võ Khánh :
    ----
    "Nếu lần sau chúng kêu gọi như vậy, có lẽ hội ta cần noi gương các bác, cần tổ chức đội hình tiền hô hậu ủng cùng hai bác nhỉ"
    -----
    Mình biết, nếu lũ "bỉu tềnh chuyên nghiệp" kia còn giở trò thì không chỉ có 2 cựu chiến binh kia đâu. Họ đã bắt tay hẹn nhau và chắc sẽ có 1 đội hình mạnh.
    Vậy nên tôi cùng Hoàng Thị Nhật Lệ đã nhất trí với sáng kiến của Linh Võ Khánh. Hội ta có 1 đội hình Cờ đỏ rất đẹp, rất đáng tự hào, đứng đầu là Hoàng Thị Nhật Lệ & Kybo. Tôi đề xuất: Đội cờ đỏ này chính là lực lượng nòng cốt để trợ chiến cho các Cựu chiến binh. Chúng ta sẽ noi gương các cựu chiến binh. Nhiệm vụ chủ yếu là giải thích cho các biểu tình viên hiểu thực chất dã tâm của các "nhà tổ chức", sự thật lịch sử đã diễn ra thế nào....
    Và chúng ta làm việc này một cách công khai, có sự chuẩn bị, chả việc gì phải giấu diếm cả!
    Kính mong các bác, các anh chị và các bạn góp ý.

    Hương Lan Lê: Đúng rùi đó! "Công an họ vì có llí do không thể làm thì nhân dân sẽ làm thay họ!"- Đây chính là Tuyên ngôn của các bác Cựu chiến binh trước khi chia tay sáng qua!

    Hương Lan Lê Cảm ơn các bác và bạn đã đồng tình. Bây giờ xin các bác, các bạn cho ý kiến cụ thể về công tác tổ chức:

    + Lãnh Đội: Tôi tiến cử bạn Hoàng Thị Nhật Lệ làm Đội trưởng kiêm thủ quỹ Đội Cờ đỏ. Tôi sẽ nhắn tin cho Mạnh thường quân chuyển chút kinh phí hỗ trợ vào tài khoản của Lệ. Lệ sẽ cùng Đội bàn việc chi tiêu. Chắc cũng không nhiều đâu.

    + Lực lượng tham gia: Những ai sẽ tham gia xin cho biết trên tinh thần tự nguyện.

    + Trang phục: Nên có đồng phục áo đỏ như mọi khi? Ai đã có áo? Ai chưa có? Có cần bổ sung không?

    + Nội dung tuyên truyền: Lệ đang lên kế hoạch cho ngày 14/3 sắp tới. Chúng ta nên tập trung vào nội dung nào?

    V.v....
    Mời các bác, các anh chị và các bạn cho ý kiến

    ------------------------------------

    Trần Vinh Các bạn nên lưu ý, có thể nhiều người đã biết, nhưng vẫn phải nhắc lại luôn luôn:
    ++ Không đứng chung với chúng nó để chúng nó chụp ảnh rồi lu loa là "đông người yêu nước"
    ++ Cảnh giác khủng bố, chúng cần đổ máu để lu loa cho chính quyền và để quan thầy chúng bên ngoài gào thét đe dọa chính quyền.
    Các cuộc biểu tình ở các nước thường là bọn biểu tình gây đổ máu rồi đổ vấy cho chính quyền, ở Nga 1991, Ucraina, Xéc-bia, Li-bi, Xi-ry, Thái,.... đều vậy cả.
    ++ Hợp tác tốt với công an.
    ++ Ngăn chặn đám gây rối cố tình xông vào những nơi nhạy cảm, ví dụ doanh trại quân đội, công an, chính quyền,...
    Nếu bọn nó đông thì chắc chắn chúng sẽ làm việc đó.
    ++ Nên gọi chúng là "bọn tụ tập đông người gây rối" không nên dùng chữ "biểu tình"

    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/02/cung-ban-ke-hoach-tro-chien-cac-cuu.html

    Trả lờiXóa
  10. Chị Lê Hương Lan ơi!
    Hôm nay em mới có thời gian xem lại bọn rận quay phim chụp ảnh chị em mình thế nào....
    Hi hi!!!
    Chị lên BBC, RFA, lên web phản động Dân Luận... còn xinh hơn trên những trang của ta!
    Đây này:

    Toàn bộ bằng chứng "Dư luận viên" phá buổi tưởng niệm Liệt sĩ Gạc Ma
    https://www.youtube.com/watch?v=SBVL_qGxpxA

    Tất nhiên, Đội trưởng Đội Cờ đỏ Hoàng Thị Nhật Lệ là xinh nhất!
    Hai tấm hình Lệ mà chị đăng trên kia đã đẹp nhưng chưa đẹp bằng ngoài đời, cũng chưa đẹp bằng ảnh Lệ do rận chụp. Có lẽ do máy quay của họ do Việt Tân trang bị nên xịn hơn máy quay của ta?
    Em vừa gửi vào hộ thư của chị mấy tấm hình của Lệ mà em cho là xinh hơn so với 2 tấm chị đăng trên kia.

    Em cũng đã gửi thêm 1 ảnh chụp trong cái video clip của phản động Dân Luận, ở phút thứ 11.40 Kybo nhà ta bị 5 cô No-U đồng phục áo trắng xô đẩy tội quá. Mấy ả áo trắng này mới là những người hung đồ. Rận quay "bằng chứng" nhưng cả video clip của họ cho thấy quân ta đã quán triệt rất tốt khẩu hiệu: Không dùng vũ lực, Không trúng mưu khiêu khích của rận.

    Anh Xuân Dương báo giáo dục chắc chắn ko xem video clip, kể cả video clip của rận, nhưng phán bậy bạ.
    Anh phóng viên Duy Minh đã viết rất đúng:
    ==============

    Phần sau của video clip ghi lại những cảnh “đấu khẩu” gay gắt giữa nhóm thanh niên “dư luận viên” và nhóm người đeo băng đô đỏ trên đầu. Các hoạt động này diễn ra tại khu vực vỉa hè sát hồ Hoàn Kiếm. Nội dung chính của các màn cãi vã là việc nên hay không nên tiến hành các hoạt động tưởng niệm liệt sỹ của nhóm người tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, quanh Hồ Gươm.
    Trong đoạn clip, xung đột giữa hai nhóm người chỉ dừng ở mức “đấu khẩu”, xô đẩy nhẹ và tuyệt nhiên không có việc xô xát, ẩu đả giữa hai nhóm người. Mặc dù vậy, trong lúc xô đẩy, một phụ nữ trẻ đeo băng đô đỏ trong nhóm “tưởng niệm”, tự nhận là đang mang bầu, bất ngờ ngã ra và lu loa lên là bị đánh. Nhưng không “ăn vạ” được, người phụ nữ này nhanh chóng đứng dậy và cãi nhau tiếp.

    Trả lờiXóa
  11. Đã có bài viết khách quan hơn rồi à ? Tội nghiệp phởn nước ngoài lẫn nước trong hí hửng mấy ngày qua khi nghe thông tin CAHN sẽ xác minh vụ việc. "Xác minh " chứ không phải "điều tra" nhé phởn, khác biệt lắm đó. CA biết tỏng các bạn trẻ này là ai và đám rận kia là ai nên cần gì phải xác minh nữa. Ông Chung quả vừa rồi hơi bị cao tay đấy. Đây là còm của nick Long Thăng trên kênh Viet Vision youtube "Bác ấy đã châm ngòi cho bọn báo chí lá cải ăn theo làm quả lăng xê hoành tráng không công cho phong trào tự phát "DLV" của các bạn trẻ Thủ đô. Sau vụ này khối người sẽ biết nhóm DLV tự phát là gì, hoạt động như thế nào và nhóm No-U với lại rận chủ nói chung là ai" tôi đồng tình với ý kiến này.

    https://www.youtube.com/watch?v=ipCdpKrbjUg

    Trả lờiXóa
  12. Ngày 14 thang3 là ngày Valentine TRẮNG (14/2/là ngày Valentin ĐỎ,ngày 14/4 là ngày Vanlentine ĐEN.)Do đó các cháu nhảy nhót vui chơi để ca ngợi tình yêu lứa đôi kết hợp với tình yêu ĐẢng,đất nước ,Bác Hồ thì có chi sai?
    Măt khác,chỗ đó ko phải là chỗ thắp hương tưởng niệm - nhất là tuongr niệm những binh sĩ VNCH (chúng có mang ảnh theo).Vấn đề này nhà nước nên cấm tụ tập,gây rối,đeo băng cờ,chwuir bới ,vu cáo uyên tạc...tại khu vự chỉ dành cho việc dạo chơi,giải trí>
    Chuiă có luật nào quy định ngày 14thangs 3 không được vui chơi hát hò cả.
    Lời cuối:Hoan hô các cháu DLV yêu nức và dũng cảm.Tinh tần các cháu thật thánh thiện
    (góp ý nhỏ:Bữa sao các cháu nên dùng áo xanh (màu xanh hòa bình và cũng để cho rận không có đường kêu la là do Đảng,nhà nước VN xúi dục ha)Nếu cần dùng cờ để hành sự thì dùng cờ tổ quốc hoặc có LoGo riêng).

    Trả lờiXóa
  13. Cô chủ đăng ảnh mà chả chú thích rõ ràng thì ai mà phân biệt được đâu là ảnh rân chủ đâu là DLV. Như cái ảnh thứ 2 từ trên xuống chụp rân chủ lại chú thích là DLV ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Áo đỏ là Dư Luận viên!
      Một cô áo đỏ hiên ngang giữa bầy rận.
      Đó là bức ảnh thứ hai đó!

      Xóa
  14. Vô thừa nhận , chỉ là tay sai bị chủ chối bỏ. Giải tán đi , nhục nhã ê chề ai cũng thấy .

    Trả lờiXóa