Trên đây là ảnh báo Nhân Dân và báo Hà Nội Mới số ra ngày 15/3/1988, đăng tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . “Tàu của ta đã buộc phải nổ súng để tự vệ. Trong khi đó họ lại đổi trắng thay đen, vu cáo tàu của Việt Nam khiêu khích vũ trang tàu chiến của Trung Quốc”.
Những trang báo này, tuyên bố này nói lên điều gì?
Nói rằng, không có chuyện lính ta không dám nổ súng, vì một ông lãnh đạo cao cấp đã lệnh không được nổ súng trong bất kỳ trường hợp nào. “Bình tĩnh, kiên quyết, khôn khéo xử lý, không nổ súng trước, không mắc mưu khiêu khích của đối phương”, đó là nguyên tắc ứng xử của ta trước các hành động gây hấn của Trung Quốc năm 1988 và các năm sau, cho đến tận ngày nay. “Không nổ súng trước” khác hẳn “không được nổ súng”, ai đó đừng có lập lờ.
Nói rằng, ngay sau khi sự kiện ngày 14/3/1988 nổ ra, các cơ quan truyền thông của Việt Nam đã lên tiếng rất mạnh mẽ, chả có sự bưng bít nào. Nói thêm, không phải chỉ khi có sự kiện 14/3/1988, mà ngay từ tháng 1/1988, khi Trung Quốc bắt đầu có các hành động chiếm đóng đá Chữ Thập, đá Châu Viên, báo chí và người dân Việt Nam đã liên tục, mạnh mẽ lên án hành động xâm lược của Trung Quốc.
Thư của huyện Hương Phú, tỉnh Bình Trị Thiên gửi quân dân Trường Sa
Nói thêm với những bạn cho rằng nhà nước bưng bít vụ 14/3/1988. Các bạn có thể dễ dàng kiểm chứng điều này, bằng cách đến thư viện, tìm đọc các số báo ra trong nửa sau tháng 3/1988 và tháng 4, tháng 5/1988. Nếu ai đã biết rằng không có chuyện bưng bít, nhưng vẫn cứ lu loa rằng “nhà nước Việt Nam bưng bít vụ mất đảo năm 1988”, người đó chẳng đáng trọng.
=========================
Google.tienlang bổ sung một vài bức ảnh khác:
Nhân Dân số ra ngày 16.3.1988
Nhân Dân số ra ngày 18.3.1988
Tuần tin Thanh Niên ngày 28.3.1988
Tàu HQ-931 chở những người còn sống sót và thi thể các chiến sĩ sau trận chiến Gạc Ma về Cam Ranh
Lễ truy điệu các liệt sĩ hy sinh bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa trong sự kiện ngày 14.3.1988
Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (giữa hàng đầu) - thuyền trưởng của một trong ba tàu trong cuộc chiến đấu ác liệt ở Trường Sa ngày 14-3-1988
Sau trận hải chiến Gạc Ma 1988, nhân dân cả nước ủng hộ vật chất xây dựng nhiều đảo kiên cố tại quần đảo Trường Sa, trong ảnh là Nhà cấp 1 tại đảo Đá Nam
Lá cờ tổ quốc anh hùng Trần Văn Phương đã anh dũng bảo vệ được lưu giữ trong nhà truyền thống của Vùng 4 Hải quân
Những vòng hoa tưởng nhớ đồng đội hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma
ANH HÙNG GẠC MA- TRƯỜNG SA
Sự anh dũng hy sinh và chiến đấu ngoan cường của
các chiến sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma - Trường Sa luôn được những thế hệ sau
nhắc đến. Vào ngày 06 tháng 01 năm 1989, chưa đầy 1 năm sau sự kiện 14/3/1988,
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân cho:
1. Anh hùng liệt sĩ Trần Đức Thông (sinh năm 1944,
quê ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Khi hy sinh anh là trung tá,
Phó lữ đoàn trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 thuộc Quân chủng Hải quân, nguyên Phó chủ
tịch UBND huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).
2. Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương (sinh năm 1965,
quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Khi hy sinh anh là thiếu
úy, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, lữ đoàn 146 Vùng 4 hải quân.)
3. Anh hùng liệt sĩ Vũ Phi Trừ (sinh năm 1957, quê ở
xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Khi hy sinh anh là đại úy,
thuyền trưởng tàu HQ604 thuộc lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân)
4. Anh hùng Vũ Huy Lễ (sinh năm 1946, quê ở xã Thái
Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trú quán xã Đằng Hải, huyện An Hải, TP.Hải
Phòng. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là thiếu tá, thuyền trưởng tàu HQ505,
lữ đoàn 125 hải quân).
5. Anh hùng Nguyễn Văn Lanh (sinh năm 1966, quê ở
xã Vạn Ninh, huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh
là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 887, trung
đoàn 83, Quân chủng Hải quân)
Ngoài ra, tàu HQ-505, với nhiệm vụ vận chuyển vật
liệu cho bộ đội xây dựng công trình ở quần đảo Trường Sa, khi ấy đã mở hết tốc
độ lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc. Khi thấy
tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma bị địch bắn cháy và chìm, cán bộ chiến sĩ tàu HQ-505 đã
dùng xuồng cao su cơ động dưới làn hoả lực của địch đến cứu được 44 thương binh
đưa về nơi an toàn. Tàu HQ-505 cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân.
===========
Mời xem bài liên quan đến ông Lê Mã Lương:
- Một số bài liên quan khác:
- 18. KHÔNG THỂ NHÂN DANH HOÀ HỢP ĐỂ XUYÊN TẠC SỰ THẬT
CQ-88: CHÚNG TÔI KHÔNG CẦN NHỮNG KẺ KHÓC MƯỚN GIẢ TẠO
Trả lờiXóaNgày hôm nay có nhiều cá nhân tổ chức hô hào tuần hành, tưởng niệm ngày 14/3/1988 khi Hải quân Trung Quốc xâm lược bắn giết dã man 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân Việt Nam ở khu vực đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.
Những cá nhân tổ chức nói trên cứ đều đặn hàng năm đến ngày này chỉ rêu rao về riêng Gạc Ma nhằm kích động những cái đầu nóng, tận dụng xương máu của các cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam phục vụ mưu cầu riêng của chúng. Thật là đê hèn!
CQ-88 không chỉ là riêng Gạc Ma. Trước khi tình hình căng thẳng diễn ra ở Trường Sa có hàng chục bãi chìm mà không nước nào chiếm đóng. Khi ấy tất cả chỉ đóng quân trên các đảo nổi. Ngay khi xuất hiện dấu hiệu xâm lược của Trung Quốc, mặc dù đất nước còn đang kiệt quệ vì hàng trăm năm chiến tranh đằng đẵng, cấm vận liên miên, trang bị vũ khí của Hải quân thì thiếu thốn, lạc hậu nhưng chúng ta đã kịp thời tổ chức củng cố chủ quyền trên hàng chục bãi chìm khác.
Cụm Cô Lin - Gạc Ma - Len Đao chúng ta giữ được Cô Lin, Len Đao. bảo vệ đường tiếp tế cho cụm đảo nổi Sinh Tồn phía sau. Nhưng tuyệt nhiên những kẻ hay kều gào to nhất, khóc to nhất cho Gạc Ma không bao giờ nhắc đến chiến công của các liệt sĩ Trường Sa trong việc giữ được những bãi chìm khác. Tại sao?
Chúng luôn kêu gào, than khóc rằng tại sao chúng ta không nổ súng đánh trả? Những kẻ chỉ biết bỏ chạy, chỉ biết nghe lời ngoại bang không có quyền chất vấn những người đã hi sinh vì Tổ quốc này. Với tương quan lực lượng của Hải quân ta với Trung Quốc thời điểm đó nếu dùng vũ lực chắc chắn chúng ta không giữ lại được bãi chìm nào mà còn bị chúng lấy cớ tấn công và nguy cơ cao là mất nốt các đảo nổi quan trọng đang nắm giữ.
Chủ quyền là của ta, nhỏ đánh lớn không thể chỉ dùng sức mà còn phải dùng mưu. Nói thẳng ra chúng ta không thể giành chiến thắng trước những kẻ thù to lớn nếu dàn quân đối đầu trực tiếp kể cả Mỹ hay Trung Quốc. Nhưng với chính nghĩa, sự khôn khéo và phải đánh đổi bằng máu, rất nhiều máu chúng ta đã chiến thắng.
"Hắn trốn tau đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, chỉ khám có một phòng là trúng luôn, khi đó mới 16 tuổi. Đó là lời của Mẹ (liệt sĩ Nuôi), mẹ nói tiếp, tau không đồng ý, tau khóc, hắn kéo tau ra tận ngoài bãi cát, nơi có rặng phi lao, hắn ôm tau rồi nói, mẹ cho con đi, con chỉ đi 3 hay 4 năm là con về, đi sớm về sớm, nghĩa vụ ai cũng phải đi cả mẹ ạ. Rứa là tau bằng lòng cho hắn đi, hắn đi và đi mãi đến bây giờ không về, nói rồi mẹ lại khóc…"
Tôi là người trực tiếp dưới đảo Gạc Ma vào sáng ngày 14/3/88 ,là tiểu đội trưởng chỉ huy tổ bảo vệ cờ ,có 2 khẩu AK 47 .
Tôi chưa từng nghe ai lệnh cho tôi là không được nổ súng ,và tôi không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh nổ súng và bằng chứng trong clip vẫn còn đó .
Nhưng có một số bài báo viết hơi vội vàng ,nên thiếu độ chuẩn xác.
Có một số cá nhân phát biểu ,viết status,làm thơ nói rằng do có lệnh không được nổ súng nên dẫn đến 64 chiến sĩ ta phải hy sinh .
Xin thưa với quý bạn bè và các đọc giả quan tâm ,nếu các bạn tin ở tôi thì tôi nói thêm rằng : Nếu ta nổ súng trước sớm hơn 30 giây thì địch bj tiêu diệt và bị thương thêm vài ba chục tên ,còn ta sẽ hy sinh từ con số 64 trở lên .
Còn ta nổ súng sau chừng 15 giây thì sự việc như đã xẩy ra rồi mà mọi người đã theo dõi bấy lâu nay .
Tôi rất mong những ai đã viết ,đã phát biểu dù với mục đích gì cũng nên kiểm điểm lại ,gỡ bài hoặc đính chính kẻo đến lúc tôi điểm mặt chỉ tên thì sự bất lợi sẽ thuộc về các bạn.
Lê Hữu Thảo
http://timlaisuthat.blogspot.com/2015/03/tran-chien-bao-ve-truong-sa-27-nam-nhin.html
Thứ sáu, 13/3/2015 | 14:34 GMT+7
Trả lờiXóaĐặt đá xây Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
Sáng 13/3, tại Công viên Biển Đông - bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa - Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh tổ chức lễ đặt viên đá xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma.
Khu tưởng niệm được xây sau 27 năm 64 chiến sĩ hy sinh khi giữ đảo Gạc Ma. Ảnh: Tường Vi
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Chiến Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - khẳng định, cán bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa vinh dự khi địa phương được chọn là nơi xây dựng tượng đài các chiến sĩ Gạc Ma. Thời gian qua Khánh Hòa đã phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong quá trình chuẩn bị và thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp để công trình được đúng tiến độ.
Ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam - nhấn mạnh, việc xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma nhằm thắp sáng ngọn lửa thiện nguyện, lòng yêu nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đồng thời giáo dục ý thức tự hào lịch sử dân tộc và phát huy truyền thống gìn giữ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của những thế hệ cha ông. Khu tưởng niệm như một mộ phần chung giúp an ủi các thân nhân chiến sĩ Gạc Ma.
Gac-Ma-1-3023-1426230088.jpg
Tổng thể tượng đài phương án 1. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp
Cựu binh Lê Hữu Thảo - người có mặt trong trận chiến Gạc Ma năm 1988 - cho hay, 27 năm đã qua nhưng trong số 64 chiến sĩ hy sinh khi Trung Quốc tấn công chiếm đảo Gạc Ma vẫn còn nhiều liệt sĩ vẫn chưa tìm được thi thể. "Các anh đã đi vào những trang sử vẻ vang của dân tộc, nhưng thể xác mãi nằm lại với lòng biển lạnh", ông Thảo nói về các đồng đội.
Bà Nguyễn Thị Hằng, mẹ liệt sĩ Hoàng Ánh Đông đến từ Quảng Trị, rơi nước mắt khi nói về người con mình dứt ruột đẻ ra nhưng đến nay vẫn chưa tìm được thân xác. “Mẹ rất đau lòng. Ước mong duy nhất là tìm được xác con để mang về với đất mẹ. Bây giờ khi có khu tưởng niệm này sẽ rất an ủi phần tâm linh cho các gia đình, anh linh các con cũng được ấm cúng”, bà nói.
Ở phía dưới, bà Đỗ Thị Hà - vợ liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh - cũng không cầm được nước mắt khi con gái Đinh Thị Mỹ Lệ nhớ về cha qua lời kể của mẹ.
Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng trên vùng đất rộng 2,5 ha thuộc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Kinh phí xây dựng tượng đài được đầu tư từ nguồn đóng góp của tổ chức Công đoàn và tất cả công nhân lao động trên cả nước, sau nữa huy động từ các cơ quan, đơn vị và các tấm lòng hảo tâm của đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
Gac-Ma-2-1367-1426230088.jpg
Tổng thể tượng đài phương án 2. Ảnh: Ban tổ chức cung cấp
Hai phương án được bình chọn nhiều nhất đó là tác phẩm “Những người nằm lại phía chân trời” của tác giả Lý Thị Liễu (Công ty TNHH mỹ thuật - nhiếp ảnh Oanh Vũ, TP HCM) và “Hành trình khát vọng” của nhóm tác giả trẻ đến từ Trung tâm nghiên cứu kiến trúc - Sở Quy hoạch Kiến trúc TP HCM.
Các tác giả chia sẻ về ý nghĩa của tác phẩm thiết kế với nội dung trọng tâm là “Vòng tròn bất tử” của các chiến sĩ Gạc Ma cùng tinh thần bất khuất, dũng cảm của các chiến sĩ Hải quân đã ngã xuống vì biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Tường Vi
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dat-da-xay-khu-tuong-niem-chien-si-gac-ma-3157006.html
Bộ mặt thật cái gọi là tưởng niệm sự kiện Gạc Ma
Trả lờiXóaNgày 12/3/2015, nhóm No-U Hà Nội hô hào người dân tham gia tưởng niệm sự kiện Gạc Mạ ngày 14/3/2015 tại tượng đài vua Lý Thái Tổ. Các thành viên No-U như Nguyễn Lân Thắng kích động “Một bước chân xuống đường bằng cả ngàn chữ ký… Hẹn gặp mọi người ở Bờ Hồ ”, trả lời phỏng vấn BBC phụ họaành động xuyên tạc lịch sử của tướng Lê Mã Lương và tuyên bố mời gọi người dân tưởng niệm sự kiện này. Mai Dũng cùng hầu hết các thành viên No-U đều share lại lời kêu gọi từ page này, một số rận vàng tuyên bố “ĐẢNG không làm thì DÂN phải làm”. Để yểm trợ đám quốc nội, BBC, RFA và hàng loạt trang tin phe Cờ vàng sản xuất bản tin, phỏng vấn phụ họa cho bài phát biểu của ông tướng bảo tàng lích sử quân đội Lê Mã Lương với đại ý rằng, tổn thất sự kiện Gạc Ma với 64 liệt sỹ là do có lệnh từ chỉ huy cấp cao trong quân đội ra lệnh cho quân lính Gạc Ma không nổ sung vào quân đội Trung quốc, ông Nguyễn Khắc Mai cho đó là lệnh từ ông Lê Đức Anh – vốn được đám rận chủ và một số cựu sỹ quan quân đội bất mãn như ông Nguyễn Trọng Vĩnh nhiều lần vu cáo là “tay sai Trung Quốc”, “bán nước”…từ đó cổ súy rằng, tưởng niệm sự kiện này để biểu lộ tinh thần yêu nước của nhân dân “không hèn nhát như Đảng Cộng sản”!
Tôi sẽ chống mắt xem No-U làm gì, Danhcu
Trên thực tế, báo chí, truyền hình đưa tin tràn ngập về sự kiện này với nội dung tường thuật, ghi lại lời kể của các cựu binh Gạc Ma, phản ánh các chiến sỹ hải quân, cựu binh và chính quyền tổ chức tưởng niệm đầy ý nghĩa như thả vòng hoa trên bên đảo, thăm viếng gia đình liệt sỹ Gạc Ma, ghi nhận công lao và sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ trong trận chiến 14/3/1988 đầy xúc động. Mời xem clip của VTV http://hanoimoi.com.vn/Media/Truyen-hinh/744561/phim-tai-lieu-liet-si-gac-ma
Nhìn lại những kẻ xưng danh yêu nước, chống đường lưỡi bò No-U này chính là những kẻ chưa bao giờ tưởng niệm hay chào đón ngày Thống nhất 30/4 với biện giải rằng ngày đó “đi ngược với chủ trương hòa giải dân tộc”, “Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam”, rằng “chiến tranh ý thức hệ”. Cũng chính những kẻ trong nhóm NO-U này xuyên tạc hoạt động kỷ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 chấm dứt kiếp nô lệ cho Pháp là Đảng “cố ăn mày dĩ vãng”. Đúng như Nguyễn Lân Thắng thừa nhận trong hội luận trên BBC (https://www.youtube.com/watch?feature=youtu.be&v=wbEwdh2aYbc&app=desktop), chúng
chúng chỉ chọn các sự kiện tưởng niệm 74 lính VNCH trong trận chiến Hoàng Sa 1974 đòi Nhà nước ghi nhận liệt sỹ cho người lính này, thừa nhận hể chế VNCH để làm chứng cứ lịch sử đòi chủ quyền với Tung Quốc cũng như chúng chỉ chọn sự kiện Trung Quốc xâm lược 19/2/1979 cũng như sự kiện Gạc Ma 14/3/1988 để tưởng niệm thôi. Mục đích ai cũng hiểu rằng, chúng muốn chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam – đang thực hiện chính sách ngoại giao hữu hảo với Trung Quốc không đủ khả năng và quyết tâm bảo vệ chủ quyền, rằng cần lật đổ mới có khả năng lấy lại chủ quyền lãnh thổ đã bị mất…
XóaLời tuyên bố của ông Lê Hữu Thảo về lệnh nổ súng
Trước sự rùm beng, chiến lược chống phá bài bản của đám này, cựu chiến binh Gạc Ma – ông Lê Hữu Thảo lên tiếng phủ nhận có lệnh cấm nổ súng, yêu cầu báo chí đưa tin sai sự thật phải gỡ bài “Tôi chưa từng nghe ai lệnh cho tôi là không được nổ súng ,và tôi không hề phát biểu về có lệnh hay không có lệnh nổ súng”. Cựu binh Vị Xuyên Nguyễn Đình Thắng gửi thư cho ông Lê Mã Lương vạch trần sai trái, chủ ý cắn xén mệnh lệnh cấp trên trong giao tranh với Trung Quốc “đó là vào những năm cuối 1987 đầu 1988 không cứ gì bộ đội Hải quân mà lính Vị xuyên bọn em cũng nhận được lệnh là không chủ động nổ súng khiêu khích. Nếu bạn nào bên pháo binh có thể xác nhận chuyện này bởi ta có lệnh chỉ được phép bắn pháo khi quân TQ tập trung quân và có dấu hiệu tiến công các điểm cao của ta. Vậy hà cớ gì khi anh phát biểu anh lại cắt hai câu cuối đi nhỉ….và khi không có câu đấy thì ý nghĩa nó khác hẳn phải không anh Lương”. Tuy nhiên, đám NO-U không ai bình luận, chia sẻ hay đả động đến lời cảnh báo hành vi xuyên tạc lịch sử trắng trợn này, vẫn tiếp tục hô hào tưởng niệm ở tượng đài Lý Thái Tổ!
Vạch trần bản chất cố đấm ăn xôi tưởng niệm lấy được của đám No-U, Nguyễn Chí Đức – cựu thành viên No-U cho rằng chúng làm việc này để phục vụ đám Cờ vàng hải ngoại đang chất đầy thù hận “mất nước”. Anh này cùng một số người dân kéo nhau đi Thái Bình thăm hỏi, thắp hương tại gia đình liệt sỹ Gạc Ma ở Thái Bình với câu thăm hỏi đầy dụng ý vạch trần bộ mặt thật của đám No-U giả danh yêu nước kia.
Nhiều người dân lên mạng gọi đám No-U lộng hàng, lạm dụng tưởng niệm này là thứ “Cái ngu của mấy thằng lễ quyền” khi cố ý phơi bày bản chất, động cơ kệnh cỡm tại tượng đài Lý Thái Tổ – chẳng ăn nhập gì với sự kiện. Lý Thái tổ, Ngài chả liên quan gì đến việc đánh ngoại xâm, lịch sử chứng minh Ngài là vị vua giỏi ngoại giao, hóa giải các thù hận bang giao không dẫn đến cuộc xâm lược nào từ kẻ thù bá quyền Trung Quốc như các đời vua khác, đồng thời châm biếm đám No-U rằng, vua Lý Thái Tổ lại rất giỏi dẹp phản loạn và không hề lương tay với thứ giặc nội xâm này!
Tất nhiên nhân dân sẽ không lầm lẫn, sự thật lịch sử là hiển nhiên, thực tiễn là thước đo đúng sai rõ rang. Đám No-U bị người dân, cộng đồng mạng lột trần, bóc mẽ, bị chửi rủa, bị kết tội phản động là đích đáng!
Nguyễn Biên Cương
http://cuongdaita.blogspot.com/2015/03/bo-mat-that-cai-goi-la-tuong-niem-su.html
Mấy thằng rận xĩ mất dậy, chấp làm gì.
Trả lờiXóaVâng, chả chấp bọn rận bọ.
XóaCũng hy vọng ông Lê Mã Lương từ nay cạch bọn rận bọ minh triết gì đó!
Cho tớ hỏi chú Nguyễn Biên Cương : việc giặc xâm lược TQ đang chiếm đảo của ta (tớ gọi thế cũng như ngày xưa ta gọi Mỹ xâm lược vậy) thì có coi là thù hận bang giao không ?
XóaThế nào là phản loạn ? Thế nào là giặc nội xâm. Xin đừng chụp mũ những người dân đang tưởng niệm 64 anh hùng dân tộc.
Ấu trĩ hết chổ nói khi tưởng niệm anh hùng chống giặc ngoại xâm thì không được tổ chức ở tượng đài Lý Thái Tổ. Những người yêu nước thương nòi chắc sẽ có trận cười no bụng với cái nhận định trẻ con này đấy, ông biên cương biễn đảo ơi !!!
Tưởng niệm thì tốt, nhưng lợi dụng tưởng niệm để phủ nhận công lao giữ gìn quê hương của những người ngã xuống, lợi dụng danh của họ thì là mất dạy.
XóaNếu nói ko dám nổ súng thì quá bịa đặt
Trả lờiXóanhưng đúng là chúng ta ko dám tiếp tục phát động 1 cuộc chiến để đẩy lùi TQ
Hồi ấy không quân thậm chí là hải quân đã tham gia mà chỉ có các công binh
Me Share You nói rất đúng .
Xóa14/3 chúng ta mất Gạc Ma và 64 chiến sĩ HQ.
Tại sao ta không tiến hành 1 cuộc chiến CHÍNH NGHĨA chống quân xâm lược PHI NGHĨA, lấy lại những gì đã mất.
Pháp, Mỹ chúng ta còn đánh bại thì cớ gì không đánh quân xâm lược TQ để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Pháp Mỹ là xâm lược, thế bọn đang chiếm đảo của ta có phải là XÂM LƯỢC không ?
TẠI SAO ???????????????????????????????????????????????????
Nếu ai đó có trả lời, xin đứng dưới góc độ người dân Việt máu đỏ da vàng, người dân Việt có nghĩa đồng bào, từ trăm trứng đẻ trăm con, người dân Việt xem từng tấc đất quê hương mà ông cha đổ biết bao máu xương mới có hơn tất cả những gì phù phiếm.
Xin đừng trả lời như rô-bốt !!!
Nếu thời đó mà đánh nhau thì giờ không có internet để mấy nặc làm anh hùng bàn phím nữa đâu nặc ạ.
XóaThế k đánh Mỹ thì giờ có ô tô đi chưa bác quy ?
XóaCó thể còn tranh luận, có Ông nào không đồng ý trục vớt hài cốt hay không, nhưng chắc chắn là xương cốt các anh đang còn nằm ở đó.
Trả lờiXóaCác anh chết tức tưởi lắm, khi thấy nòng súng nó rê vào đồng đội, vào mình mà không biết làm gì. Liệu các anh có TÂM TƯ hay không ?
Các anh nằm nơi lạnh lắm, giờ đây giặc còn đổ cát đá, bê tong đè lên. Liệu các anh có TÂM TƯ hay không ?
Tôi tin chắc các anh không TÂM TƯ chuyện đó như những tên Tướng hèn, mà các anh chỉ TÂM TƯ chết nhưng không giữ được đảo.
Tôi cũng tin chắc cát đá, bê tong đó thành ngôi Mộ chung của các anh, nơi mà một ngày mai đoàn đoàn quân Việt hùng cường sẽ tiến vào đánh đuổi quân xâm lược. Chọn Gạc Ma làm mục tiêu đầu tiên, không chỉ là sự phò hộ của các vong linh các Anh mà còn truyền tinh thần các Anh cho quân tướng, nếu là chỉ huy tôi sẽ làm thế.
Và tôi mơ được xây, được thắp nén nhanh nơi Miếu thờ các anh ngay trên Gạc Ma này. Hãy an nghĩ nhé các Anh ,ngày đó sẽ đến !
Tôi có một tâm tư là sao các anh chỉ dám dùng mấy cái nick nặc để chống Cộng, những người đó dù sao ít nhất dũng cảm, tài năng hơn nặc mấy vạn lần.
XóaNhững người anh hùng đó chết thì lũ nặc vui mừng với bằng chứng "tội ác" của Cộng Sản còn không kịp, còn hơi đâu mà khóc thương. Khốn nạn.
Các loa tuyên truyền thường giải thích với người dân về việc không nổ súng tại Gạc Ma rằng : “ ta phải kiềm chế , tránh khiêu khích TQ “ .
Trả lờiXóaKhi TQ cắt cáp , bắn chết ngư dân trên biển , đặt giàn khoan 981 , người ta nói cần kiềm chế , tránh mắc mưu đối phương , thậm chí khi giàn khoan rút đi , ông Trọng nhảy lên tuyên bố : “ Chúng ta đã thắng “ . Thắng cái gì , kiềm chế cái gì khi bao sinh mạng chiến sỹ và người dân đã chết cho các ông ngồi đó rung đùi “ Kiềm chế “ .
Mời anh cầm súng ra đảo, mời anh tự nguyện tòng quân. Sao các anh chưa đi mà cứ núp sau cái màn hình. Nhờ cái "kiềm chế" đó mà các anh có cơ hội làm ahbp chứ không phải tổng động viên bắt buộc đấy. Còn nếu thích thể hiện sự thiếu kiềm chế của mình, mời anh làm đơn tự nguyện lên đường, đất nước luôn chờ và luôn có chỗ.
XóaThế ngày xưa với thằng Mỹ xâm lược (nhưng k chiếm đất ) thì không kiềm chế mà giờ lại kiềm chế với đồng chí xâm lược thực sự ?
XóaNói gì thì nói cũng không che được SỰ THẬT hiển hiện trước mắt, dù cho ai kia có tô lục chuốt hồng. Trước kia không có internet dân ta không có kênh để nói lên suy nghĩ của mình, đừng tưởng dân Việt ngu mà tuyên giáo !!!
XóaCái lưỡi bò
Trả lờiXóaCái lưỡi bò đang liếm vào lãnh hải quê hương
liếm vào nỗi đau của những dòng sông hiền hòa yêu biển
bò là gì nhỉ?
loại động vật ngoan hiền, gần gũi
loại động vật thật thà, chân chất
loại động vật đem lại sức kéo, sức cày
là người bạn đông hành với nhừng nhà nông
bò không biết tham lam, không hề bành trướng
khoái khẩu của bò là cỏ xanh và nước ngọt
không biết tự bao giờ
bò bỗng nhiên trở chứng
muốn “gặm” thuyền bè và thèm “xơi” nước biển
bò tung hoành như đoàn tàu chiến
bò từ phương Bắc bò xuống phương Nam
bò từ Bru Nây bò sang Mã Lai
bò từ In Do bò sang Phi Lip
bò hành quân trên khắp đại dương
liếm vào những mỏ dầu còn chìm sâu trong biển cả
liếm vaò những thứ mà trước đây không phải của bò
ôi! làm sao định nghĩa được giống bò phương Bắc?
(Phùng Hiệu - Hội Nhà văn Tp HCM)
Rận bọ chọc ngáy chuyện này cũng vô ích thôi.
Trả lờiXóaSự thật luôn là sự thật.
thiemthu14:46 Ngày 07 tháng 10 năm 2014
Hiện nay, sự kiện xảy ra ngày 14/3/1988 hay được gọi là hải chiến Gạc Ma. Không đúng, vì ngày đó súng nổ, máu đổ không chỉ riêng ở bãi Gạc Ma, mà cả ở bãi Cô Lin, bãi Len Đao. Nhắc tới ngày 14/3/1988 mà chỉ nói riêng về chuyện xảy ra ở Gạc Ma, bỏ qua những gì diễn ra ở Cô Lin và Len Đao là phiến diện, không đầy đủ về sự kiện.
Mọi người hay nói “64 liệt sĩ hy sinh ở Gạc Ma”, cũng không đúng. Trong số 64 liệt sĩ hy sinh ngày 14/3/1988, có 62 liệt sĩ hy sinh trên bãi Gạc Ma và tàu HQ-604, 2 liệt sĩ hy sinh cùng tàu HQ-605 ở cạnh bãi Len Đao.
Có mấy tờ báo nói rằng quân ta bị tập kích ở Gạc Ma, rằng Trung Quốc chọn ngày 14/3/1988 để đánh ta ở Gạc Ma, vì ngày đó nước ta đang để tang cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng. Tào lao. Vì ngày 14/3/1988 là ngày các đơn vị của ta được lệnh đóng giữ các bãi Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma.
http://thiemthu62.blogspot.com/2014/03/gac-ma-trong-chien-dich-cq88-2-gac-ma.html
http://thiemthu62.blogspot.com/2014/03/gac-ma-len-ao-co-lin-trong-chien-dich.html
Cựu chiến binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo nói: Tôi chưa được nghe và chưa nhận một mệnh lệnh nào là không được nổ súng. Ai nói rằng ngày 14/3/1988 quân ta được lệnh không bắn vào quân Trung Quốc và đã buộc phải chấp hành lệnh đó, người đó đã xúc phạm những người lính chúng tôi.
Trả lời
Công Nông đối thoại22:23 Ngày 07 tháng 10 năm 2014
Cảm ơn Nhà báo Thiềm Thừ.
Tôi thường vào Google.tienlang, đã đọc nhiều bài của Thiềm Thừ ở đây nên cái tên "Thiềm Thừ" với tôi cũng khá thân quen.
Thêm cái còm này của Thiềm Thừ, tôi tin rằng người khó tính chăng nữa cũng thấy nhất trí với nhận xét của Chủ nhà rằng họ luôn tin tưởng anh Thiềm Thừ bởi anh là nhà báo am hiểu nhất về tình hình biển đảo VN hiện nay.
http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/10/tuong-le-ma-luong-co-le-vet-thuong-tai.html?showComment=1412668003423#c1340730405677048958
Hơ hơ!!!
Trả lờiXóaHôm nay tớ cùng anh em đi vạch mặt bọn rận chấy ở Bờ Hồ.
Vui phết!
Tên phản động đội lốt thiên chúa giáo Nguyễn Hữu Vinh hôm nay tắt đài.
Phởn Xuân Diện cũng tắt luôn, Lân Thắng thiếc cũng nghỉ khỏe!
Bọn rận chấy không đủ tư cách nói về lòng yêu nước!
XóaHôm đầu tuần trước đi đường gặp thằng cha Lân Thắng. Nhìn ngờ ngợ. Phi lên ngó thẳng mặt phát hiện ra. Chẳng nói chẳng rằng chặn trước măt làm luôn câu: Đm thằng phản động, Đm thằng bán nước. Thằng bé ngơ ngác không nói được câu nào rồi cút vội. Nghĩ lại thấy mình bậy quá :))
XóaNăm sau các bạn làm cái băng rôn thật to, kể lại những thành quả mà ta có được trong CQ88, thậm chí làm tờ rơi tuyên truyền càng tốt, cứ ghi địa chỉ của những blog như google tiên lãng, thiềm thừ..., một công đôi chuyện cho phổ biến luôn.
XóaCác bạn có nhiều người mà, đi không thì hơi phí :))
Than ôi!
Trả lờiXóaBiển bốn hướng sóng dậy hờn căm,
Trời tám phương mây giăng u uất.
Chẳng sao ngăn niềm đau đớn tột cùng,
Khó xóa hết nỗi hờn căm chất ngất!
Nhớ linh xưa,
Lớn lên bằng củ sắn củ khoai;
Trưởng thành trong lời ca lời hát.
Thấm nhuần đạo đức, ươm ước mơ cố gắng tôi rèn,
Chẳng ngại gian truân, nuôi hoài bảo chuyên cần học tập.
Giữ gìn đất nước, biết quê hương từ tiếng mẹ ru,
Yêu mến non sông, thương tổ quốc từ câu cha hát.
Bóng trăng đáy nước, quan họ ơi tình nặng mạn thuyền,
Lưng ngựa câu hen, khăn Piêu vẫy rừng vang tiếng nhạc.
Đờn ca tài tử bồi hồi,
Câu hát xẩm xoan ngây ngất.
Rộn rã tiếng cồng chiêng Tây Nguyên,
Réo rắc điệu khèn môi Tây Bắc.
Ngẩn ngơ điệu múa chiếu chèo,
Bằng hoàng câu hò phường vải.
Thế mà,
Trả lờiXóaRung rinh đá đảo, tự dưng bị trận cuồng phong
Bình lặng dòng sâu, bỗng nhiên nổi cơn bão táp!
Quân bành trướng, ỷ binh nhiều tướng mạnh, ngang nhiên cướp đất bắt người,
Lũ ma vương, cậy súng lớn đạn to, vô cớ hiếp tàu cắt cáp.
Cậy quân đông lấy thịt đè người,
Ỷ thế mạnh xua quân chiếm đất.
Uốn miệng lưỡi, cứ ngỡ bạn hiền,
Nhe nanh vuốt dè đâu quỷ dữ!
Thò tay quỷ mà vẽ lưỡi bò,
Lòi mặt nạ té ra kẻ cướp!
Tàu cá khoang không tấc sắt, để chúng tự tiện cầm tù,
Ngư dân phơi tấm lưng trần, mặc chúng thẳng tay đánh đập.
Làm vợ khóc chồng ruột héo gan bầm,
Để con nhớ cha lòng đau dạ thắt.
Nhưng chúng đã lầm! bởi nhân dân ta:
Thừa dũng cảm, nữ nhi là Bà Triệu, Bà Trưng,
Đủ trí mưu, trai tráng là Quang Trung, Thường Kiệt.
Yêu hòa bình, nhưng gươm Lê Lợi lưỡi vẫn sáng ngời,
Chuộng tự do, nhưng cọc Bạch Đằng đầu luôn nhọn hoắt!
Bừng khí thế, trăm thiếu niên trương cờ sáu chữ: “… báo hoàng ân” *
Sục hờn căm, ngàn dũng sĩ thích tay một lời thề Sát Thát!
Gươm so gươm, gươm lóe ngợp trời,
Súng đọ súng, súng vang dậy đất!
Bạch Đằng xác địch nổi lênh bênh,
Đống Đa thây thù cao chất ngất!
Nay Chiến sĩ Gạc Ma,
Ăn chung mâm, ngủ chung chiếu, chuyện riêng tư cũng cùng kể nhau nghe,
Trùm chung chăn, mơ chung giấc, thư thầm kín đều chuyền tay nhau đọc!
Khác cha mẹ mà giống hệt ruột rà,
Không họ hàng mà y như máu thịt!
Khen thay!
Trả lờiXóaVì Nhân Dân, quản chi gối đất màn sương,
Vì Đất Nước nào sá gì mưa nam gió bắc.
Giống kiên cường, lại tiếp kiên cường,
Máu bất khuất, vẫn luôn bất khuất!
Hẹn với lòng một nhục một vinh,
Thề với giặc một còn một mất!
Thương ôi!
Cũng vì nước mạnh dân no,
Nào kể xương tan thịt nát!
Nguyễn Văn Lanh, bụng trúng lê tay vẫn giương thẳng tay cờ,
Trần Văn Phương, tay ôm ngực còn thét : “ Không cho mất đảo!” **
Máu ai loang cả mạn tàu!
Máu ai hòa theo nước biển!
Bởi dòng máu Đại Việt đỏ mãi ngàn năm,
Nên non nước Lạc Hồng nối liền một dải.
Dù giọt nước Biển Đông, con cháu cũng phải giữ gìn,
Dù hòn sỏi Gạc Ma, chiến sĩ quyết không để mất!
Xót thay!
Trả lờiXóaNam nhi hề, vai khoác chiến y,
Chiến sĩ hề, ai về đầu bạc?
Chuyện nhục vinh thì cứ luận bàn,
Đường sinh tử có ai không thác?
Luận anh hùng ai kể bại thành,
Xét chí khí nên coi cao thấp.
Hôm nay,
Thắp nén tâm hương ,
Tưởng người tiết liệt.
Gương hiếu trung mãi mãi chẳng phai mờ,
Máu hào kiệt ngàn đời không đổi sắc.
Hiếu với dân chẳng quản máu xương rơi,
Trung với nước đâu chờ bia đá tạc!
Ô hô! Có linh xin hưởng!
TRANG HẠNH (Khoa Tim mạch, BV Đa Khoa Bắc Ninh)
Tôi là lính rừng không phải là người lính biển , chiến đấu ở rừng khác với chiến đấu ở biển ; Nên khi nói về tác chiến trên biển thật sự tôi không rành lắm . Cuộc chiến xảy ra 1988 ở Trường sa lúc đó tình hình chiến sự giúp kampuchia và phía bắc cũng đã tạm ổn . NHƯNG tại sao ta lại quá lơ là về tình hình biển đảo, không tăng cường năng lưc cho hải quân trong khi ta cũng biết Trung quốc đang lăm le đảo của ta . Đây cũng là một sai lầm về mặt chiến lược của lãnh đạo lúc bấy giờ, chỉ chú trọng về luc quân, ít chú trọng về hải quân - BỠI VẬY khi thưc tế ta bị mất môt số đảo về tay Trung quốc, lúc bây giờ ta mới thấy tầm quang trọng của Hải quân như thế nào ! CHÚNG TA phải nhìn thẳng vào sự thật từ đó mới thấy rõ vấn đề ! Để tìm hướng khắc phục và ta đã khắc phục tốt điều này . CHÚNG TA không biện hộ cho cái sai của ta ! ĐÚNG - SAI LỊCH SỬ SẼ PHÁN XÉT - Trong tình hình hiện nay đã và đang có một số người lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tac kích động làm tổn thương đến tinh thần dân tộc, gây nhiễu loạn thông tin làm mất lòng tin nhà nước với dân . Do đó chúng ta phải có cách nhìn nhận sáng suốt không kẻo mắc lưới !
Trả lờiXóaThưa ông Tâm Bình Nguyễn!
XóaĐúng là ông là lính rừng như ông nói nên ông ko hiểu hết tình hình ở Biển.
Gạc Ma, Colin hay Lendao ngày đó (cũng như hàng chục hàng trăm bãi đá ngầm ngay bây giờ ở Trường Sa) chỉ là một bãi đá ngầm, không có lính đóng quân. Ngày đó chỉ đóng quân trên các đảo nổi.
Khi thấy mưu đồ của TQ, ta lập tức chủ động cho công binh ra cắm cờ giữ đảo. Thực ra, ta muốn làm 1 cái ụ bê tông trên bãi đá ngầm để cắm cờ.
TQ dã man.
Khi lính ta vừa xuống 3 bãi ngầm Gạc Ma+ Lendao_ Colin thì TQ nổ súng.
Ta chiến đấu và vẫn cắm cờ, giữ được 2 bãi ngầm Lendao) Colin cho đến nay.
Đồng thời, ta còn đổ đất, nâng thành đảo nổi, xây nhà và công trình kiên cố ở Colin+ Lendao. Cũng trong thời gian đó quân ta đóng giữ thêm 12 bãi đá ngầm ở Trường Sa, nâng tổng số đảo Việt Nam đóng giữ ở Trường Sa từ 9 đảo lên 21 đảo.
Đây là cố gắng rất lớn của ta. Từ một bãi ngầm ta biến thành đảo nổi đâu có đơn giản?
Vâng, cho đến ngay thời bây giờ vẫn còn hàng trăm bãi ngầm ở đó. Ta, TQ... cũng đều muốn nâng thành đảo. Nhưng đâu có phải thích là được?
Dựa vào phát ngôn thiếu suy nghĩ của ông Lê Mã Lương, bọn phản động thêm thắt, bịa đặt rằng ta cấm, không cho nổ súng; rằng ta bưng bít việc mất đảo. Và rằng ta không dám nhắc đến vụ Gạc Ma. Rằng ta quên những người lính Gạc Ma hy sinh. Không tưởng niệm... Rằng "Đảng không làm thì Rận làm"
XóaBài này, ông Thiềm Thừ và các cô chủ nhà Google.tienlang muốn đưa ra các dẫn chứng để chứng minh rằng không hề có cái lệnh ngu xuẩn như ông Lê Mã Lương nói. Rằng ta không hề "bưng bít". Ta có truy điệu, có tưởng niệm, có phong anh hùng, có trợ giúp, có đầu tư xây dựng ....
Ngày xưa tàu chiến Mỹ nô léng phéng vịnh bắc bộ ta cho tàu ra chơi luôn. Vậy mà Tq nó đưa tàu chiến ra từ lâu, gìét hại mấy chục người của ta sao ta không chơi luôn. Hay là lúc đó TQ nói là chỉ muốn mượn đao chứ không xâm lược như bọn Mỹ.
XóaNói như thế thì sao năm 74 ta không giúp VNCH giữ Hoàng Sa, không đánh nhau với Đài Loan và Philipin để lấy nốt các đảo còn lại của Trường Sa đi
XóaLê Hữu Thảo: Gửi Thiếu tướng Lê Mã Lương
Trả lờiXóaAnh là người mà thế hệ chúng tôi kính trọng và noi gương một thời,không những thành tích chiến đấu trên mặt trận mà anh còn nổi tiếng với câu nói " Cuộc đời đẹp nhất của tuổi thanh niên là trên mặt trận diệt quân thù" tôi chỉ nhớ nôm na là vậy.
Thưa Thiếu tướng,tôi đã có vinh dự gặp anh tại Thanh Hóa ,ngày mà con cháu họ Lê khắp nước trở về Vinh quy bái Tổ họ lê,nhân ngày khu di tích Lam Sơn được đón nhận là di tích đặc biệt của quốc gia.
Anh Lê Mã Lương,tôi thấy bài báo đăng và kèm theo một đoạn clip,trong một buổi hội thảo về Biển Đông.Anh đang say sưa nói về trận bi hùng Gạc Ma 1988.
Riêng đoạn anh phát biểu trên đó quá ngắn,tuy không có gì đúng nhưng cũng chẳng sao cả vì anh cũng chỉ là người nghe kể qua những lời kể.
Tuy tôi không được nghe toàn bộ và nghe trực tiếp lời anh phát biểu,nhưng với cái tiêu đề của bài báo mà một số người chia sẻ cho tôi,họ rất băn khoăn,và phân vân lo lắng.
Tôi cảm thấy lo lắng cho anh,bởi như cái tiêu đề này thì vấn đề không còn là chuyện nhỏ nữa.
Tôi là người tham gia trực tiếp trong trận Gạc Ma năm đó,và tôi là người cầm súng chỉ huy bảo vệ cờ của Tổ quốc,bản thân tôi chưa được nghe và chưa nhận một mệnh lệnh nào là không được nổ súng.
Tất cả đồng đội tôi trong lúc đang chuẩn bị,một số người đã vào vị trí chiến đấu ,có cả B40. B41,Đại liên và 12 ,7 mm,còn một số đồng đội đang lau dầu mỡ,và chuyển vũ khí từ dưới hầm tàu lên.
Lý do là vũ khí mới nên dầu mỡ nhiều,và trong một hành trình mưa bão nên vũ khí để dưới hầm tàu cho an toàn,công việc triển khai chiến đấu bị chậm chuyện này có 2 yếu tố,cả khách quan và chủ quan.
Chuyện đánh chiếm Gạc Ma không phải là bắt đầu,vì trước đó chúng đã chiếm một số bãi đá ngầm như Châu Viên ,Chữ Thập...và có tranh chấp,giành giật bằng tay không với đồng đội tôi.Vấn đề này nếu mổ xẻ và phân tích,chứng minh còn rất dài,tôi không tiện đưa ra ở đây.
Nếu dòng stt này may mắn mà anh đọc được ,xin hãy tham khảo qua tôi theo số điện thoại 0984099080.
Tôi rất mong đọc được lời phát biểu chính thức của anh,không thể phát biểu vô trách nhiệm làm cho tình hình thêm phức tạp .
Kính chúc anh sức khỏe.
Tuấn Tô, Dong Minh, Nguyễn Trọng Duy và 563 người khác thích điều này.
66 lượt chia sẻ
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=331627343676261&id=100004869936981
Lê Mã Lương đã lên tiếng về bài phát biểu của ông ta chưa bác Công Nông đối thoại
XóaGạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong chiến dịch CQ88 –
Trả lờiXóaSao không chiếm lại Gạc Ma?
Nếu hiểu biết sâu hơn về CQ88, câu hỏi sẽ khác
Sao không chiếm lại Gạc Ma? Rất nhiều người nêu câu hỏi đó, khi nhắc về một phần của máu thịt Việt Nam bị nước ngoài chiếm đóng ngày 14/3/1988. Nhưng sao chỉ hỏi “sao không chiếm lại Gạc Ma”?
Sao không chiếm lại Gạc Ma? Nếu người hỏi chỉ thấy mỗi đảo Gạc Ma, không nhìn xa hơn, rộng hơn, sẽ chẳng có câu trả lời nào lọt tai họ.
Ngoài bãi san hô Gạc Ma, từ đầu năm 1988 đến tháng 3/1988, Trung Quốc đã chiếm các bãi Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Su Bi, Huy Ghơ ở quần đảo Trường Sa? Thay vì hỏi sao không lấy lại các đảo đó, tại sao chỉ hỏi “sao không chiếm lại Gạc Ma”?
Sao năm 1988 không chiếm lại các đảo bị Trung Quốc chiếm?
Đại tá Nguyễn Văn Dân, nguyên Phó Tham mưu trưởng Vùng 4 Hải quân, người chỉ huy cụm 2 Trường Sa (cụm Sinh Tồn, bao gồm Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin) trong CQ88 trả lời câu hỏi này của tôi.
Nói năm 1988 mình thả lỏng để Trung Quốc chiếm đảo là hoàn toàn sai. Tôi là người trong cuộc, tôi rất hiểu. Mình chủ yếu là tàu vận tải, phương tiện thô sơ, đi ra đến đúng đảo chủ yếu là nhờ kinh nghiệm, xác định định vị dựa vào các tàu buôn lớn của nước ngoài. Cố gắng rất lớn. Vì đảo là đảo chìm, một bãi cạn mênh mang. Ý chí, quyết tâm của mình lớn, nhưng tiềm lực, khả năng của mình hạn chế. Phải thừa nhận với nhau chuyện đó. Nhưng không có chuyện thả lỏng Trung Quốc nó muốn làm gì thì làm. Quần đảo Trường Sa quá rộng, các điểm đảo cách nhau rất xa, mình chủ trương đóng giữ tất cả các đảo, nhưng phải chú ý đóng giữ các đảo lớn, bãi chìm lớn trước, bãi nhỏ sau. Nhiệm vụ của tôi là xây dựng xong hai nhà cao chân trên Đá Đông thì lên Ga Ven, làm xong nhà ở Ga Ven, nếu còn lực lượng, còn phương tiện thì mới giải quyết nốt Chữ Thập… Mà đúng cái mùa gió ghê gớm, thời tiết khắc nghiệt. Khi đi, tôi nói với sở chỉ huy, Liên Xô có phương tiện, mình phải nhờ để có gì họ cứu hộ cứu nạn với mình. Lúc sóng gió nguy cơ nhất, liên tục báo về tọa độ tương đối, để có gì là Liên Xô ra cứu hộ cứu nạn…
Người ta cứ thắc mắc, sao mình không đánh lại ở Gạc Ma. Thực ra mà nói, mình không có phương tiện để đánh. Như cái 605, có hai bệ pháo 40 ly của Mỹ ở mũi tàu, cũ rồi, đạn từ thời Mỹ, chưa chắc còn nổ được. Thứ hai, tàu Trung Quốc nó đậu cách mấy hải lý, nó dùng pháo lớn bắn vào mình. Mình bắn lại nó, cũng không bắn tới.
Sao mình không đưa tàu chiến ra?
Mình khẳng định chủ quyền của mình, đưa ra chủ yếu là các phương tiện vận tải, anh em công binh ra giữ chủ quyền. Chứ mình không đưa tàu chiến ra để đối đầu, nổ súng. Chủ quyền là của mình, mình có trách nhiệm tiếp tục đóng giữ, bảo vệ. Chủ trương của mình là vậy. Có đưa tàu chiến ra Trường Sa, là để tăng cường hỗ trợ bảo vệ. Khi mình có chủ trương tiến hành làm nhà cao chân trên tất cả các đảo chìm, mình dùng từ “đóng giữ”, vì chủ quyền của mình rồi, chứ không phải mình “chiếm đóng”. Chính vì quan điểm đó, nên chúng tôi dù khó khăn mấy cũng làm, bằng phương tiện thô sơ của mình.
Còn Trung Quốc, họ muốn có chủ quyền bằng sức mạnh. Tức là, một cái tàu đưa người định chiếm đóng đảo nào thì có tàu chiến khác đi cùng, thậm chí là tàu tuần dương, như tàu 064, 062. Họ đi đâu đều có phương tiện đồng bộ, sẵn sàng nổ súng. Nếu lúc đó mình đưa tàu chiến ra, tình hình trở nên phức tạp hơn. Có thể xảy chiến tranh, khốc liệt hơn, mà hy sinh của mình lớn hơn. Vì Trung Quốc nó có phương tiện đầy đủ hơn. Nó đánh từ xa, phóng tên lửa từ xa, từ tàu tuần dương, tàu khu trục cỡ lớn.
Khi chiến sự xảy ra, lực lượng Liên Xô không tham gia, vì sẽ làm vấn đề trở nên phức tạp. Họ chỉ giúp mình xác định tọa độ, cung cấp cho mình các phương tiện, báo cho mình thông tin về lực lượng của nó. Chứ họ không ra mặt ở đó được. Tôi nghĩ, lúc đó nếu Liên Xô vào, là cái cớ để lực lượng Mỹ cũng có mặt, thì trở nên còn phức tạp nữa. Tranh chấp chủ quyền ở Trường Sa, đâu chỉ có Việt Nam và Trung Quốc.
Nói bậy. Ngày xưa tàu chiến tàu sân bay Mỹ ta còn đánh huống chi này tàu TQ. Hải quan không quân Mỹ mạnh gấp may TQ. Càng nói càng không ngửi nổi
XóaNgày 9/1/1988, Đảng ủy Quân chủng họp nhận định: Hải quân nước ngoài sẽ tiến hành các hoạt động quân sự tranh chấp chủ quyền hải đảo, chiếm một số bãi san hô nổi hoặc chìm khi nước lên, xen kẽ với các đảo của ta. Các nước ngoài có thể tranh chấp thêm các đảo kể cả khi có xung đột với nhau. Cũng có nước có thể chiếm đóng một số đảo nằm giữa Kỳ Vân và Ri-gân. Cuộc tranh chấp các đảo đang trở thành nguy cơ trực tiếp đe dọa Việt Nam và các nước trong khu vực. Ở Bắc Bộ, nước ngoài có thể triển khai thêm khu vực khai thác dầu khí, sử dụng không quân và hải quân bảo vệ gây tình hình căng thẳng ở khu vực này. Ở vịnh Thái Lan, Hải quân Mỹ thường xuyên qua lại có thể hỗ trợ cho hải quân Thái Lan mở rộng hoạt động, gây mất ổn định, uy hiếp chủ quyền vùng biển, hải đảo của ta ở phía Nam. Đảng ủy Quân chủng đề ra chủ trương: Tranh thủ thời gian, triệt để triển khai lực lượng đóng giữ trên các đảo. Không để nước ngoài thực hiện ý đồ cho lực lượng đóng xen kẽ với ta, hoàn thành việc đóng giữ các đảo trong ba năm (1988-1990). Trong năm 1988, triển khai lực lượng đóng giữ phải hết sức bí mật, đóng đảo nào, bảo đảm phòng thủ tốt trên đảo đó.
Trả lờiXóaLịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955 – 2005)
Không chiếm lại các đảo bị Trung Quốc chiếm, ta làm gì?
Trong bản đồ, các đảo có chữ số màu đỏ là đảo được Hải quân Việt Nam đóng giữ trong CQ88, các đảo có chữ số màu đen là đảo bị Trung Quốc chiếm
Năm 1975, Việt Nam đóng giữ 5 đảo ở quần đảo Trường Sa: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa.
Năm 1978, Việt Nam đóng giữ thêm 4 đảo: An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978), Trường Sa Đông (4/4/19878). Tổng cộng đến năm 1978 ta đóng giữ 9 đảo ở quần đảo Trường Sa, đều là đảo nổi.
Ngày 5/31987, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Thuyền Chài.
Trong chiến dịch CQ88, trước ngày 14/3/1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ thêm 7 đảo: Đá Tây (2/12/1987), Tiên Nữ (25/1/1988), Đá Lát (5/2/1988), Đá Đông (19/2/1988), Đá Lớn (20/2/1988), Tốc Tan (27/2/1988), Núi Le (28/2/1988).
Ngày 14/3/1988, ta đóng giữ thêm đảo Len Đao và đảo Cô Lin. Nhân đây cũng nói thêm về vài bài báo ca ngợi quân ta “chiếm lại Len Đao”. Đảo Len Đao có bị Trung Quốc chiếm bao giờ, mà ta chiếm lại. Ngày 14/3/1988, lực lượng ta trên tàu HQ-605 đã cắm được cờ trên bãi Len Đao, nhưng do Trung Quốc cản trở nên ta chưa thể dựng nhà được. Sau đó, trong thế hai bên rình rập nhau, ta đã khôn khéo chớp thời cơ, đổ người đổ phương tiện lên đóng giữ Len Đao, chỉ trong một đêm.
Ngày 15/3/1988, chỉ một ngày sau sự kiện 14/3/1988, ta không lấy lại được Gạc Ma, nhưng đóng giữ thành công đảo Đá Thị, một vị trí rất quan trọng ở cụm đảo Nam Yết.
Ngày 16/3, ta tiếp tục đóng giữ đảo Đá Nam. Tổng cộng trong CQ88, ta đóng giữ 11 đảo chìm.
Tháng 11/1988, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ, bảo vệ khu vực DK1 ở thềm lục địa phía Nam.
Được, mất của ta sau CQ88 và sự kiện 14/3/1988, các bạn tự trả lời.
http://thiemthu62.blogspot.com/2014/03/gac-ma-len-ao-co-lin-trong-chien-dich.html
Qua trao đổi và những lời tâm sự của các bạn tôi thật sự cũng hiểu được một phần nào những khó khăn của anh trên vùng biển ấy ! Ta là quân nhà lính mỗi người đều có những đặc thù riêng, anh là lính đảo tôi là lính rừng cùng chung một nhiệm vụ đó là bảo vệ tổ quốc. Mỗi giọt máu của chúng ta đổ xuống vì sự toàn vẹn lãnh thổ vì nhân dân, đó là niềm tự hào trong mỗi chúng ta đươc nhà nước và nhân dân ghi nhận . Qua sự kiện GẠT MA tôi có đọc một số thông tin qua báo chí gần đây có đăng tải những tư liệu nói về quân ta phải đỗ bộ về đêm và cắm cờ giành lại mấy đảo, đồng thời có sự hổ trợ của không quân nên Tàu Trung quốc không dám bao vây để uy hiếp quân ta đành rút về GẠT MA . Bài báo còn nói đặc công của ta cũng đổ bộ vào GẠT MA nhưng đành phải rút ra vì Trung quốc BẪY ĐIỆN xung quanh khu vực bãi đá . Tôi cũng không rõ tư liệu này có đúng không ! Qua sự kiện ta giành lại các đảo với sự hổ trợ của không quân mà sao ta không tranh thủ lấy lại GẠT MA đây cũng là điều mọi người đang thắt mắc nhất - Thật sự thời cơ lúc đó là tốt nhất, chớ bây giờ thì là điều không thể ! VẬY mong các bạn là người trong cuộc nói rõ giúp mình để giải tỏa những thắt mắc !!!
Trả lờiXóaBác Tâm Bình Nguyễn!
Xóa"Thật sự thời cơ lúc đó là tốt nhất"
Đó chỉ là cảm nghĩ của riêng bác thôi.
Người trong cuộc thì trên kia đã có ý kiến ông Lê Hữu Thảo:
"Tôi là người tham gia trực tiếp trong trận Gạc Ma năm đó,và tôi là người cầm súng chỉ huy bảo vệ cờ của Tổ quốc,bản thân tôi chưa được nghe và chưa nhận một mệnh lệnh nào là không được nổ súng."
Còn tại sao không chiếm lại Gạc Ma?
Đã có câu trả lời của Nhà báo Thiềm thừ, tức Đình Quân- báo Tiền Phong. Đây là nhà báo mà các côn chủ nhà Google.tienlang cùng rất nhiều người nhận xét rằng là nhà báo am hiểu nhất về tình hình biển đảo hiện nay.
Nói gì thì nói, Bất cứ con dân nước Việt nào có chút liêm sỉ đều uất hận. Mất bao nhiêu sinh mạng tiến đánh nhau với thằng Mỹ mà cuối cùng nó chẳng chiếm của mình tý đất nào mà nó cũng chẳng chiếm đất của nước nào. Thẳng đứng sau lưng mình mà mình gọi là anh em, là đồng chí tốt thì chiếm đóng lãnh thổ của mình. Sai lầm của ta là ảo tưởng CNCS sẽ thay đổi được bản chất bành trướng bá quyền của người TQ. Chúng ta đã quá tin và phụ thuộc vào cái gọi là QTCS dễ chịu quá nhiều ảnh hưởng từ LX, TQ nên mới ra cơ sự này. Hiện nay còn nhiều kẻ chưa tỉnh ngộ, còn muốn tiếp tục núp sau cái ô khổng lồ này mong vinh thân phì da.
XóaÔng Nặc 23:25 nói đúng vào vấn đề rồi đấy . Cảm ơn ông !!!
XóaÔng cứ xem mối quan hệ của VN với Mỹ và EU so với mối quan hệ của VN với Bắc TT, Cu Ba thì rõ.
Theo tôi thì ta không lấy lại Gạc ma vì thực ra ta cũng muốn nhường GMa cho TQ để trả cái trọng ơn họ đã giúp ta rất nhiều để giải phóng và thống nhất đất nước. Các bác nghĩ xem nếu không có sự giúp đỡ chí tình chí nghĩa của TQ thì ta có lấy được miền Nam từ tay Mẽo không. Đừng nói chỉ GMa mà dù cho cả mấy cái hoàng sa, trường sa cũng chưa đủ đền đáp ân tình của quân dân TQ đâu. Bây giờ hòa bình ngồi mát ăn bát vàng nên giở chứng muốn xum xoe với Mẽo học thói trưởng giả làm sang nên tính trở mặt với TQ là rất dại dột. Các bác nên nhớ bạn nào sát cánh cùng ta khi gian lao mới là bạn thật chứ nào phải là bọn cùng ta bù khú vui chơi khi túi rủng rỉnh tiền. GMa và ngay cả hoàng, trường sa dù trên danh nghĩa là của TQ đi nữa thì thực chất giữa ta và TQ đều có thể chia sẻ quyền lợi với nhau, anh em một nhà thì chấp nhất chi chuyện ai đứng tên sổ đỏ, sổ hồng, các bác nhỉ.
XóaCái giọng điệu của ND này không đáng một xu để cho thiên hạ mua vui đâu!
Xóanhưng sau đó quân ta có chiếm lại Gạc Ma không? sao không thấy tài liệu nào nhắc đến, sự thực thì sự kiện Gạc Ma rất nhiều người không biết
Trả lờiXóachung cư goldmark city - chung cư hà nội
Ông/bà Nặc danh23:05 Ngày 15 tháng 03 năm 2015 hãy đọc các tài liệu đã được cả Mỹ và Việt Nam công bố về sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964 để thấy điều bạn viết "Ngày xưa tàu chiến Mỹ nô léng phéng vịnh bắc bộ ta cho tàu ra chơi luôn" hoàn toàn là sự bịa đặt của Mỹ để lấy cớ ném bom miền Bắc và mở rộng sự xâm lược ở miền Nam nước ta. Không biết thì nên dựa cột mà nghe, đừng lên mặt dạy đời nhé!.
Trả lờiXóaNgày xưa hầu hết chỉ là tuyên truyền thôi chứ thấy tàu Mỹ từ xa là ta lo chạy trối chết để lỡ nó thấy nó tương cho nát gáo dừa. Uy lực và danh tiếng của quân đội Mỹ rất đáng gờm, VN chưa từng thắng mỹ như ta hay tuyên truyền mà là mỹ tự rút đi để nhường lại ta cho Tàu cho rảnh tay phá liên xô nát như tương. Mỹ rất đáng nể, Mỹ không phải dạng vừa đâu.
XóaNặc danh12:43 Ngày 16 tháng 03 năm 2015 nói ngu nhể
XóaTrên TV có phim tài liệu ( có hình đồ họa ) và nhiều nhân chứng bên ta về Trận đấu đánh Mỹ của HQNDVN mà. Ngày đó được tuyên truyền là ngày truyền thống của bộ đội HQ. Năm 88 dự HQ chưa mạnh bằng bây giờ nhưng ta cũng có nhiều tàu chiến, tàu và vũ khí có trước đây và tàu của Mỹ để lại. Năm 74 VNCH vừa bị tấn công dồn dập trong đất liền vừa bị cướp đảo mà họ còn nổ súng chiến đấu. Năm 88 k thể nói bất ngờ vì TQ phải mất mấy ngày để di chuyển xuống, tàu của ta ăn ở đâu mà k ra ứng chiến ngăn chặn hành động ngang ngược dã man này. Cụ yếu thế là phải kiềm chế để mất lãnh thổ a. Thế ngày xưa với Mỹ không kiềm chế , chung sống hòa bình khỏi mất bao xương máu hai miền. Mỹ có lấy lãnh thổ mình đâu, nhìn sang Hàn Quốc mà suy ngẫm. Thống nhất trong hòa bình có phải tốt hơn không. Dân Bắc TT khi nào bớt ngu muội thì thống nhất, vì Mỹ nó có sát nhập HQ vào Mỹ đâu mà phải lo.
XóaNặc 08:49 hỏi ngớ ngẩn thể nhở, đã bảo là do quân phía ta đã có chỉ đạo "cấm nổ súng vào TQ" nên buộc phải chùng tay để ôm hận chứ không thì bố con nhà Khựa đã làm mồi cho cá mập rồi.
XóaÔng LML này là loại mua danh ba vạn danh ba tiền
Trả lờiXóa