Qua hộp thư điện tử, một số bạn đọc hỏi về quy định hiện hành của Chính phủ về Quản lý cây xanh đô thị. Nhận thấy đây là vấn đề đang thời sự nóng hổi, là một trang web chuyên về pháp luật, Google.tienlang xin đáp ứng yêu cầu chính đáng của bạn đọc.
**********************
CHÍNH PHỦ
________
Số: 64/2010/NĐ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT
Độc lập - Tự do -
Hạnh phúc
______________________________________
Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2010
|
NGHỊ ĐỊNH
Về quản lý cây xanh đô thị
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày
17 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương
I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều
chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về quản
lý cây xanh tại các đô thị trên phạm vi toàn quốc.
2. Các tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài có liên quan đến quản lý cây xanh đô thị trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân
thủ theo quy định của Nghị định này.
Điều
2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ,
khái niệm được hiểu như sau:
1. Quản lý cây xanh đô thị bao
gồm: quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh đô thị.
2. Cây xanh đô thị là cây xanh sử
dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị.
3. Cây xanh sử dụng công cộng đô
thị là các loại cây xanh được trồng trên đường phố (gồm
cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè
phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây
xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.
4. Cây xanh sử dụng hạn chế trong
đô thị là cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh
viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình
công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.
5. Cây xanh chuyên dụng trong đô
thị là các loại cây trong vườn ươm hoặc phục vụ nghiên cứu.
6. Cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu
năm được trồng hoặc mọc tự nhiên, có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường
kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây.
7. Cây được bảo tồn là: cây cổ
thụ, cây thuộc danh mục loài cây quý hiếm, cây được liệt kê trong sách đỏ thực
vật Việt Nam ,
cây được công nhận có giá trị lịch sử văn hoá.
8. Cây xanh thuộc danh mục cây
cấm trồng là những cây có độc tố gây nguy hiểm cho con người.
9. Cây xanh thuộc danh mục cây
trồng hạn chế là những cây ăn quả, cây tạo ra mùi gây ảnh hưởng tới sức khỏe và
môi trường.
10. Cây nguy hiểm là: cây đã đến
tuổi già cỗi, cây hoặc một phần của cây dễ gẫy đổ gây tai nạn cho người, làm hư
hỏng các phương tiện và công trình, cây bị sâu bệnh có nguy cơ gây bệnh trên
diện rộng.
11. Vườn ươm cây là vườn gieo,
ươm tập trung các loài cây giống theo quy trình kỹ thuật để nhân giống cây và
đảm bảo các tiêu chuẩn cây trồng trước khi đem ra trồng.
12. Đơn vị thực hiện dịch vụ về
quản lý cây xanh đô thị là đơn vị được lựa chọn để thực hiện các dịch vụ về
trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công
cộng đô thị.
Điều
3. Nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị
1. Chính phủ thống nhất quản lý
cây xanh đô thị, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo quy định của pháp
luật.
2. Nhà nước có trách nhiệm đầu
tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị nhằm mục đích phục vụ lợi ích
cộng đồng.
3. Nhà nước khuyến khích tạo điều
kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm
cây, bảo vệ cây xanh đô thị.
4. Việc quản lý, phát triển cây
xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp
phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
5. Khi triển khai xây dựng khu đô
thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải
đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã
được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến
khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Khi xây dựng mới đường đô thị
phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Khi cải tạo, nâng cấp đường đô thị, các công trình đường ống kỹ thuật hoặc khi
tiến hành hạ ngầm các công trình đường dây, cáp nổi tại các đô thị có liên quan
đến việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển, trồng mới cây xanh, chủ đầu tư phải
thông báo cho cơ quan quản lý cây xanh trên địa bàn biết để giám sát thực hiện.
Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo Điều 14 của Nghị
định này.
Điều
4. Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị
1. Kế hoạch đầu tư, phát triển
cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kế hoạch đầu tư, phát triển
cây xanh sử dụng công cộng đô thị hàng năm và 5 năm bao gồm: công tác trồng,
chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị; xây mới, cải tạo, chỉnh trang và
nâng cấp các công trình xây dựng thuộc khu vực cây xanh sử dụng công cộng đô
thị.
3. Kế hoạch đầu tư, phát triển
cây xanh sử dụng công cộng đô thị và kinh phí thực hiện theo kế hoạch phải được
bố trí vào chương trình hoặc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của
địa phương.
Điều 5. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ
thuật về cây xanh đô thị
1. Các tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm áp dụng tiêu chuẩn và tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến
cây xanh đô thị do các cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền ban hành.
2. Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và ban
hành quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh đô thị.
Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về quản lý cây xanh đô thị
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã
hội nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan
thông tin đại chúng và trường học tuyên truyền phổ biến, giáo dục, hướng dẫn
người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị
và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật liên quan về quản lý cây
xanh đô thị.
Điều 7. Các hành vi bị cấm
1. Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng; trồng các loại cây
trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Tự ý trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, nút giao thông và các khu
vực sở hữu công cộng không đúng quy định.
3. Tự ý chặt hạ, dịch chuyển, chặt nhánh, tỉa cành, đào gốc, chặt rễ cây
xanh khi chưa được cấp phép.
4. Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, lột vỏ thân cây; đổ rác, chất độc hại
và vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; phóng uế, đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh
gốc cây.
5. Treo, gắn biển quảng cáo, biển hiệu và các vật dụng khác trên cây; giăng
dây, giăng đèn trang trí vào cây xanh khi chưa được phép.
6. Lấn chiếm, xây dựng công trình trái phép trên đất cây xanh hiện có hoặc
đã được xác định trong quy hoạch đô thị và ngăn cản việc trồng cây xanh theo
quy định.
7. Các tổ chức, cá nhân quản lý hoặc được giao quản lý cây xanh đô thị
không thực hiện đúng các quy định về quản lý cây xanh đô thị.
8. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Chương
II
QUY HOẠCH CÂY XANH ĐÔ THỊ
Điều 8. Yêu cầu đối với quy hoạch
cây xanh đô thị
1. Phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của quy hoạch đô thị và phát triển đô
thị.
2. Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tính chất,
chức năng, truyền thống, văn hoá và bản sắc của đô thị.
3. Kết hợp hài hòa với không gian mặt nước, cảnh quan và môi trường; đáp
ứng các yêu cầu về quản lý và sử dụng.
4. Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, thiết kế cây xanh đô thị.
Điều 9. Nội dung quy hoạch cây xanh
trong quy hoạch đô thị
1. Quy hoạch cây xanh đô thị là một nội dung trong quy hoạch đô thị.
2. Trong quy hoạch chung đô thị phải xác định: chỉ tiêu đất cây xanh, tổng
diện tích đất cây xanh cho toàn đô thị, từng khu vực đô thị (khu vực mới; khu vực cũ, cải tạo và khu
vực dự kiến phát triển), diện tích đất để phát triển vườn ươm và phạm vi sử
dụng đất cây xanh đô thị.
3. Trong quy hoạch phân khu đô thị phải xác định cụ thể: vị trí, quy mô,
tính chất, chức năng, phạm vi sử dụng đất cây xanh đô thị; các nguyên tắc lựa
chọn loại cây trồng.
4. Trong quy hoạch chi tiết đô thị phải xác định cụ thể: chủng loại cây,
tiêu chuẩn cây trồng, các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng;
xác định vị trí cây xanh trên đường phố.
Điều 10. Quy hoạch chi tiết cây
xanh, công viên - vườn hoa đô thị
1. Quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa đô thị được lập làm cơ
sở để lập dự án đầu tư cây xanh, công viên - vườn hoa.
2. Nội dung nhiệm
vụ quy hoạch chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa bao gồm:
a) Pham vi, ranh giới, diện tích
khu vực lập quy hoạch;
b) Các chỉ tiêu cơ bản về đất đai
và hạ tầng kỹ thuật;
c) Các yêu cầu và nguyên tắc
thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan, kết nối hạ tầng kỹ thuật và lựa chọn
loại cây trồng phù hợp;
d) Thành phần hồ sơ đồ án.
3. Nội dung đồ án quy hoạch chi
tiết cây xanh, công viên - vườn hoa bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá hiện trạng
khu vực lập quy hoạch; các quy định của quy hoạch chung, quy hoạch phân khu có
liên quan;
b) Xác định các chỉ tiêu sử dụng
đất, hạ tầng kỹ thuật;
c) Quy hoạch tổng mặt bằng sử
dụng đất trong công viên - vườn hoa: phân khu chức năng, quy định về mật độ xây
dựng, hệ số sử dụng đất;
d) Lựa chọn cụ thể chủng loại cây
xanh thích hợp, đảm bảo quy định về tiêu chuẩn cây trồng;
đ) Thiết kế kiến trúc cảnh quan cây
xanh, công viên - vườn hoa;
e) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ
thuật trong công viên - vườn hoa.
4. Hồ sơ quy hoạch chi tiết cây
xanh, công viên - vườn hoa bao gồm:
a) Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất; bản đồ hiện trạng (kiến
trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật); bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử
dụng đất; bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan (vị
trí, hình thức bố cục cây xanh…); các bản vẽ minh hoạ; bản đồ quy hoạch
hệ thống hạ tầng kỹ thuật; danh mục các chủng loại cây, tiêu chuẩn cây trồng;
b) Thuyết minh tổng hợp và các văn bản pháp lý liên quan.
5. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chi tiết cây
xanh, công viên - vườn hoa trên địa bàn theo quy định của pháp luật về quy
hoạch đô thị.
Chương III
TRỒNG, CHĂM SÓC, ƯƠM CÂY, BẢO VỆ,
CHẶT HẠ,
DỊCH CHUYỂN CÂY XANH ĐÔ THỊ
Điều 11. Quy định chung về trồng,
chăm sóc cây xanh đô thị
1. Việc trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc trồng cây xanh đô thị phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng
chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn; cây mới trồng phải được bảo vệ,
chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển
tốt.
3. Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng
phát triển của cây để có các biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các
tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.
4. Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời
phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình.
Điều 12. Đối với vườn ươm cây xanh
đô thị
1. Đô thị phải dành quỹ đất để phát triển vườn ươm theo quy hoạch.
2. Tổ chức hoặc cá nhân sử dụng đất để phát triển vườn ươm phải bảo đảm
đúng mục đích, hiệu quả sử dụng đất; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào
việc nghiên cứu giống cây, thuần hóa cây nhập ngoại; công tác ươm trồng giống
các loại cây, cây hoa, cây cảnh đáp ứng nhu cầu về cung cấp cây xanh cho đô
thị.
Điều 13. Bảo vệ cây xanh đô thị
1. Cây xanh đô thị phải được giữ
gìn, bảo vệ và kiểm tra thường xuyên.
2. Mọi tổ chức và cá nhân, hộ gia
đình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, ngăn chặn kịp thời các
hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh trong đô thị đồng thời thông
báo cho Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý để có biện pháp xử lý.
3. Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức bảo vệ,
kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm về cây xanh đô thị; tổ chức, cá nhân vi
phạm các quy định về bảo vệ cây xanh đô thị có trách nhiệm khắc phục, bồi
thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm bảo
vệ cây xanh đô thị trên địa bàn được giao theo hợp đồng với cơ quan quản lý cây
xanh đô thị theo phân cấp.
Điều 14. Chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh đô thị
1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
b) Cây bóng mát trên đường phố;
c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công
viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây
dựng công trình;
d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên
của các tổ chức, cá nhân.
3. Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
là: chặt hạ ngay do tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ
gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và
phải báo cáo lại cơ quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ
ngày thực hiện xong.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao
gồm:
a) Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và
lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
b) Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
c) Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
5. Tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết cấp giấy phép
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được
nộp tại cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh;
b) Thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa
không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh đô thị. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép và giấy phép chặt hạ,
dịch chuyển cây xanh đô thị quy định tại Phụ lục I và
Phụ lục II của Nghị định này.
7. Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
a) Thời hạn để thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị không
quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép;
b) Đối với việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong các dự án đầu tư
xây dựng công trình phải được thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án;
c) Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, tổ chức hoặc cá
nhân thực hiện phải thông báo cho chính quyền địa phương;
d) Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong các khu vực công cộng và
trong các khuôn viên của tổ chức, cá nhân quản lý phải bảo đảm quy trình kỹ
thuật, an toàn cho người và tài sản.
8. Đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh đô thị được giao nhiệm vụ chặt
hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn phải tuân thủ
đúng quy định tại Điều này. Trong trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử
dụng công cộng đô thị và trồng cây mới phải bảo đảm đúng quy định tại Điều 11
Nghị định này.
9. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định tại Điều này còn phải có trách
nhiệm đền bù giá trị cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây
xanh đô thị.
Điều 15. Đối với cây xanh sử dụng
công cộng trong đô thị
1. Đối với cây xanh trên đường phố
a) Cây bóng mát trồng trên đường phố phải đảm bảo các quy chuẩn kỹ thuật về
khoảng cách cây trồng, chiều cao, đường kính cây;
b) Việc lựa chọn các hình thức bố
trí cây, loại cây trồng trên đường phố phải phù hợp với từng loại đường phố,
đặc thù của mỗi đô thị và phải bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham
gia giao thông. Tại các đảo giao thông, việc bố trí các loại cây xanh phải tuân
thủ các quy định về bảo đảm an toàn giao thông;
c) Cây xanh được trồng dưới đường dây điện phải đảm bảo hành lang an toàn
lưới điện theo quy định của pháp luật về điện lực;
d) Trên các tuyến đường phố đô thị cây bóng mát phải được đánh số cây để
lập hồ sơ quản lý cây và định kỳ kiểm tra theo quy trình kỹ thuật quy định;
đ) Trồng cây xanh không che khuất biển báo hiệu đường bộ và đèn tín hiệu
giao thông.
2. Đối với cây xanh trong công viên - vườn hoa, quảng trường và các khu vực
công cộng khác của đô thị
a) Cây xanh trồng trong công viên, vườn hoa, quảng trường, ven hồ nước, hai
bên bờ sông và các khu vực công cộng khác của đô thị phải tuân thủ quy hoạch
chi tiết cây xanh, công viên - vườn hoa hoặc quy hoạch chi tiết đô thị được cấp
có thẩm quyền phê duyệt;
b) Việc trồng, chăm sóc, bảo vệ, dịch chuyển, chặt hạ cây xanh phải tuân
thủ các quy định tại Điều 11, Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này.
3. Cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải được đầu tư phát triển theo kế
hoạch hàng năm của đô thị.
Điều 16. Đối với cây xanh sử dụng
hạn chế trong đô thị
1. Các tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm trong việc trồng, chăm sóc, bảo
vệ cây xanh trong khuôn viên do mình quản lý.
2. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải thực hiện theo quy định tại điểm
a, điểm đ của khoản 2; khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d của khoản 7 Điều
14 của Nghị định này.
3. Việc trồng cây trang trí, cây cảnh, cây hoa trên các ban công, sân
thượng phải bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Điều 17. Đối với cây được bảo tồn
trong đô thị
1. Các loại cây được bảo tồn phải thống kê về số lượng, chất lượng, đánh số
cây, treo biển tên, lập hồ sơ, đồng thời phải có chế độ chăm sóc đặc biệt và
bảo vệ cho từng cây để phục vụ công tác bảo tồn.
2. Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý ban hành danh mục cây cần được bảo
tồn trên địa bàn do mình quản lý.
Điều 18. Đối với cây nguy hiểm trong
đô thị
1. Cây nguy hiểm trong đô thị phải có biện pháp bảo vệ và có kế hoạch chặt
hạ, dịch chuyển kịp thời. Cây trồng mới phải bảo đảm theo quy định tại Điều 11
của Nghị định này.
2. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh có trách nhiệm lập hồ sơ
theo dõi tình trạng phát triển của cây; lập kế hoạch chặt hạ, dịch chuyển cây
trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồng thời tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 19. Lựa chọn đơn vị thực hiện
dịch vụ về quản lý cây xanh
1. Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh phải có đủ năng lực, kinh
nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cây xanh đô thị, có trang thiết bị và phương
tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ được giao theo quy
định của Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý.
2. Việc lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh theo hình
thức đấu thầu hoặc đặt hàng thông qua hợp đồng.
3. Căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương và quy định tại khoản 1 Điều này,
Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý quyết định lựa chọn đơn vị thực hiện dịch
vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn do mình quản lý.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CÂY XANH ĐÔ THỊ
Điều 20. Trách nhiệm của các Bộ,
ngành
1. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
a) Thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị;
b) Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị;
c) Hướng dẫn lập, quản lý chi phí duy trì cây xanh sử dụng công cộng sử
dụng vốn ngân sách nhà nước;
d) Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô
thị trên phạm vi toàn quốc.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp Bộ
Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước đối với cây xanh đô thị
Điều 21. Trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh
1. Thống nhất quản lý cây xanh các đô thị trên địa bàn tỉnh. Phân công
trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân
cấp huyện về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
2. Ban hành hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn
bản quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
3. Căn cứ vào quy định, hướng dẫn của Chính phủ và điều kiện phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương:
a) Tổ chức chỉ đạo việc lập và phê duyệt kế hoạch hàng năm, 5 năm về đầu
tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị;
b) Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính và sử
dụng đất để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý cây xanh đô thị,
đầu tư và phát triển vườn ươm, công viên, vườn hoa;
c) Quy định về quản lý và sử dụng nguồn lợi thu được từ việc chặt hạ, dịch
chuyển cây xanh sử dụng công cộng có nguồn lợi thu được.
4. Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản của Chính phủ về quản lý cây xanh
đô thị.
Điều 22. Trách nhiệm của Ủy ban nhân
cấp huyện
1. Tổ chức thực hiện quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn theo phân cấp của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Ban hành các quy định cụ thể về quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp
trên địa bàn được giao quản lý và tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định
này.
3. Ban hành danh mục cây bảo tồn, cây trồng hạn chế và cây cấm trồng trên
địa bàn được giao quản lý theo phân cấp.
4. Lựa chọn đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh trên địa bàn được
giao quản lý theo phân cấp.
5. Tổ chức chỉ đạo việc thống kê hàng năm và lập cơ sở dữ liệu về cây xanh
đô thị trên địa bàn được giao quản lý và báo cáo Sở Xây dựng để theo dõi, tổng
hợp.
Điều 23. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về cây xanh đô thị trên địa bàn.
2. Chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn về công tác quản lý cây xanh đô
thị, lập kế hoạch hàng năm và 5 năm về đầu tư phát triển cây xanh sử dụng công
cộng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
3. Xác định danh mục cây trồng, cây cần bảo tồn, cây nguy hiểm, cây cấm
trồng, cây trồng hạn chế trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
4. Tổng hợp cơ sở dữ liệu về cây xanh đô thị; hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá
việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh và định kỳ hàng năm báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 24. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2010.
Điều 25. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan có trách
nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Tấn Dũng
==============================
Mời xem bài liên quan:
Cảm ơn các bạn trẻ chủ trang đã đáp ứng yêu cầu của tôi.
Trả lờiXóaDù không được đào tạo chuyên ngành về pháp luật nhưng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu cái Nghị định này và sẽ tham gia ý kiến!
Chặt hạ 6.700 cây xanh vi phạm Nghị định của Chính phủ?
Trả lờiXóaCó 4 vấn đề cho thấy việc chặt hạ 6.700 cây xanh vi phạm Nghị định của Chính phủ. Bộ Xây dựng cần vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm minh.
Cùng việc dư luận phản đối chặt hạ 6.700 cây xanh ở Hà Nội là ồ ạt, thiếu cân nhắc, gây hậu quả tiêu cực đến cảnh quan, môi trường thì từ góc nhìn pháp lý, chúng tôi nhận thấy việc chặt hạ này có dấu hiệu vi phạm luật pháp, cụ thể là vi phạm Nghị định số 64/2010/NĐ-CP, ngày 11/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Chặt hạ, 6.700 cây xanh, vi phạm, Nghị định, Chính phủ, pháp lý, xử lý
Cây hoa sữa trên phố Nguyễn Chí Thanh mới được trồng khoảng 10 năm, đang xanh đẹp cũng bị triệt hạ.
Theo Nghị định này, Chính phủ quy định quản lý cây xanh đô thị bao gồm: quy hoạch, trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ và chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Cây xanh đô thị được hiểu là cây xanh sử dụng công cộng, cây xanh sử dụng hạn chế và cây xanh chuyên dụng trong đô thị.
Cây xanh sử dụng công cộng đô thị là các loại cây xanh được trồng trên đường phố (gồm cây bóng mát, cây trang trí, dây leo, cây mọc tự nhiên, thảm cỏ trồng trên hè phố, dải phân cách, đảo giao thông); cây xanh trong công viên, vườn hoa; cây xanh và thảm cỏ tại quảng trường và các khu vực công cộng khác trong đô thị.
Nghị định cũng giải thích, cây cổ thụ là cây thân gỗ lâu năm được trồng hoặc mọc tự nhiên, có độ tuổi tối thiểu 50 năm hoặc cây có đường kính từ 50 cm trở lên tại chiều cao 1,3 m của cây. Trong số các loại cây được bảo tồn có danh mục cây cổ thụ.
Căn cứ Nghị định cho thấy, đề án chặt hạ 6.700 cây xanh có nhiều vi phạm.
Thứ nhất, vi phạm về điều kiện được phép chặt hạ cây xanh: Điều 14 quy định 3 trường hợp được chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị, bao gồm: cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Trong khi đó, theo ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, phố Nguyễn Chí Thanh là tuyến đầu tiên thực hiện thay thế cây theo đề án. Phố Nguyễn Chí Thanh có 381 cây bóng mát thuộc 15 loài, trong đó chiếm số nhiều là cây hoa sữa với 228 cây, keo có 81 cây, số còn lại thuộc 13 loài khác nhau.
Giải thích với báo chí về lý do chặt hạ đồng loạt cây tại đây, ông Dục nói do sự thiếu đồng bộ (cây thuộc nhiều chủng loại khác nhau) nên Sở Xây dựng đề xuất thay thế toàn bộ số cây này bằng cây vàng tâm.
Theo đề án thay thế cây xanh của Sở Xây dựng thực hiện từ tháng 9/2013, trong đợt cải tạo sẽ chặt hạ những cây không đúng chủng loại cây xanh đô thị, sai quy hoạch, nghiêng, cong xấu, cản trở giao thông; trồng lại cây thay thế theo loài cây chủ đạo của tuyến phố; bó vỉa gốc cây; hoàn trả vỉa hè; phát triển cây xanh tầm thấp trên dải phân cách, đảo giao thông, trụ cầu, gầm cầu…
Chặt hạ, 6.700 cây xanh, vi phạm, Nghị định, Chính phủ, pháp lý, xử lý
Việc chặt hạ cây đang khỏe mạnh như thế này là vi phạm Nghị định của Chính phủ.
Như vậy, việc chặt hạ 381 cây xanh trên phố Nguyễn Chí Thanh không thuộc một trong ba trường hợp được chặt hạ theo Nghị định 64.
Những cây xanh này không phải đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm hay cây xanh bị bệnh, đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; cũng không thuộc khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (như đối với tuyến đường Nguyễn Trãi do phải làm đường sắt trên cao) mà chặt hạ bởi lý do “không đồng bộ”, “không đúng chủng loại cây xanh đô thị”…
Lấy lý do này để chặt hạ đồng loạt 381 cây xanh trên phố Nguyễn Chí Thanh, trong đó phần lớn số cây xanh ở đây đều đang khỏe, đẹp là vi phạm quy định về điều kiện được chặt hạ cây theo Nghị định 64 của Chính phủ.
Thứ hai, vi phạm quy trình, thủ tục chặt hạ: Nghị định quy định chặt chẽ quy trình chặt hạ cây xanh đô thị. Khoản 4, Điều 14 ghi rõ, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm: đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển; ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.
XóaThế nhưng, việc chặt hạ 6.700 cây xanh theo đề án, tới nay vẫn chỉ nêu chung chung, chưa thấy Sở Xây dựng công bố cụ thể tương ứng 6.700 cây ghi rõ từng nội dung, lý do chặt hạ, ảnh chụp hiện trạng, kích thước, vị trí như quy định của Nghị định?
Thứ ba, việc trồng cây mới: Song song quy định các trường hợp được chặt, hạ cây thì Nghị định cũng nêu rõ quy hoạch, trồng và chăm sóc cây xanh đô thị.
Điều 11, quy định việc trồng cây xanh đô thị phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn; cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Trong quy hoạch chi tiết đô thị phải xác định cụ thể: chủng loại cây, tiêu chuẩn cây trồng, các hình thức bố cục cây xanh trong các khu chức năng; xác định vị trí cây xanh trên đường phố…
Việc Hà Nội thay cây mới bằng cây vàng tâm và một số cây khác cũng đang gây tranh cãi, trong đó nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, cây vàng tâm không phù hợp với môi trường đô thị, lâu phát triển và dễ chết.
Điều này đòi hỏi cần được nghiên cứu, hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia để xác định chủng loại cây phù hợp. Nếu làm theo cảm tính, bây giờ nói cây vàng tâm là phù hợp, đúng chủng loại nhưng 10 năm, 15 năm sau chính cơ quan chức năng lại thấy không phù hợp, liệu có một đề án khác chặt hạ để thay cây mới?
Thứ tư, về quy hoạch, tầm nhìn: Nguyễn Chí Thanh là tuyến phố mới, các cây trồng ở hai bên vỉa hè và ở dải phân cách giữa phần lớn chỉ có tuổi thọ trên dưới 10 năm chứ không phải dăm bảy chục năm, cả trăm năm như đối với các tuyến phố trong phố cổ để so sánh sự thiếu đồng bộ trước kia với hiện nay.
Trong khoảng thời gian ngắn như vậy, việc quy hoạch phải có tầm nhìn, tại sao mới chỉ trên dưới 10 năm trồng cây, nay đã phải chặt hạ? Vậy, việc quy hoạch, thực hiện quy hoạch thiếu đồng bộ để trồng 381 cây ai phải chịu trách nhiệm trong khoảng thời gian ngắn như vậy?
Trong khi đó, trả lời báo chí, ông Dục còn cho rằng trong thời gian tới sẽ đốc thúc các đơn vị được cấp phép xã hội hóa thay thế cây xanh trên các tuyến khác như Láng Hạ, Giảng Võ, Trần Nhân Tông, Ngô Thì Nhậm, Trần Hưng Đạo... và “tất cả đều phải hoàn thành trong quý 1 năm nay”.
Lý do chặt hạ cũng chỉ bởi “không đúng chủng loại cây xanh đô thị” chứ không phải thuộc một trong ba trường hợp được chặt hạ như quy định của Chính phủ.
Ở các tuyến phố này, có rất nhiều cây xà cừ cổ thụ, trong khi theo Nghị định 64 thì cây cổ thụ thuộc danh mục phải bảo tồn. Những lý do đưa ra như cây xà cừ rễ chùm, không thuộc chủng loại cây xanh đô thị thì tại sao cả trăm năm nay, người ta vẫn trồng cây xà cừ ở Hà Nội và nhiều đô thị khác? Cả trăm năm thì đúng chủng loại, phù hợp, nay mới nẩy ra vấn đề không đúng chủng loại?
Nghị định 64 quy định trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc thống nhất quản lý nhà nước về cây xanh đô thị; trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý cây xanh đô thị; hướng dẫn lập, quản lý chi phí duy trì cây xanh sử dụng công cộng sử dụng vốn ngân sách nhà nước; kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị trên phạm vi toàn quốc.
Đáng nói, vi phạm như vậy nhưng Sở Xây dựng Hà Nội vẫn bảo lưu quan điểm “chủ trương đúng” mà không nhận thấy sai phạm. Bộ Xây dựng cần vào cuộc, làm rõ, kết luận cụ thể để cơ quan chức năng có biện pháp xử lý theo pháp luật.
Cảm ơn bạn Minh Tâm bài viết của bạn rất hay, hay ở chỗ nào? minh thấy hay ở lấy cái quy định để đập lại những kẻ lấy quy định để tham lam, hại dân, hại nước mà vẫn cứ lu loa vì làm như nước ngoàii để như ..... hii dân ta hiểu rât hiểu đồng hồ tây có bao giờ sai đâu từ thời Pháp thuộc cơ mà! Dân nam ta vẫn là Dân nam dù nghìn năm bắc thuộc, hay trăm năm khai hóa văn minh của tây, hay chúa trời gì đó mà chúng xưng như thế. Dân Nam ta vẫn mãi: như nước Việt ta từ trước, từ Triệu, Đinh, Lý Trần....... Nay Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( tiền thân là Việt nam dân chủ cộng hòa) sánh vai cùng cường quốc năm châu... những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ tham lam trở cờ, những con cháu của bọn phạm nham, ích tăc, lê chiêu thống, nguyễn ánh, ngô đình diệm, nguyễn văn thiệu hãy nhớ rằng dân Nam có truyền thống '' thà làm ma đát nam còn hơn làm vương đất bắc và dù người tây nhổ hết cỏ nước nam cũng không hết người nam đánh tây....!
Trả lờiXóaChánh Thanh tra TP Hà Nội chủ trì thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh
Trả lờiXóaChủ tịch UBND TP. Hà Nội vừa ban hành văn bản số 1890/UBND-TH về việc thành lập đoàn liên ngành thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh trên một số tuyến phố. Đoàn thanh tra sẽ có 30 ngày để làm việc với các bên liên quan, kể từ ngày ký quyết định là 22.3.
Theo quyết định này, ngày 22.3, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua, giao Chánh Thanh tra Thành phố chủ trì.
Tham gia đoàn thanh tra còn có các thành viên thuộc Công an thành phố, Sở Tài chính, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Khoa học - Công nghệ. Ngoài ra, còn mời đại diện lãnh đạo UB kiểm tra Thành uỷ và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy cũng tham gia đoàn thanh tra.
Về thời hạn thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành của thành phố sẽ có 30 ngày để làm việc với các bên liên quan đến việc thực hiện thay thế cây xanh trên các tuyến phố thời gian vừa qua, sau đó phải báo cáo kết quả lên UBND thành phố.
Cũng theo văn bản số 1890/UBND-TH, Chủ tịch UBND TP yêu cầu Giám đốc Sở xây dựng tiến hành kiểm điểm trách nhiệm cá nhân theo chỉ đạo của UBND TP tại thông báo kết luận ngày 20.3; đồng thời kiểm điểm trách nhiệm PGĐ phụ trách trực tiếp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan. Đồng thời, tạm đình chỉ công tác Trưởng phòng, Phó trưởng phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ trên để phục vụ công tác thanh tra.
Xung quanh vụ này còn tồn tại rất nhiều khoảng tối mà phải cần tới năng lực Thanh tra Chính phủ mới đủ bản lĩnh làm như: Căn cứ vào đâu mà Thành phố duyệt đơn giá chặt hạ 1 cây lên tới 35 triệu đồng, trong khi đó giá thuê ngoài chỉ từ 8 đến 10 triệu đồng cho các loại cây có đường kính từ 70 đến 120 cm. Trong số cây đã chặt hạ, các vị có chặt "nhầm" cây gỗ sưa không, nếu không thì phải chứng minh. Nếu có thì hiện chúng được tập kết tại đâu, số lượng là bao nhiêu. Cơ quan nào chịu trách nhiệm tiếp nhận và bảo quản số gỗ này? Khi chở gỗ về bãi tập kết có tổ chức đo kiểm số lượng và đánh giá chất lượng không? Có lập chứng từ giao nhận và thẻ kho phân loại như với các loại hàng hóa không? Quá trình vận chuyển có phân công người giám sát không hay đã bị thất thoát, mua bán dọc đường đi? Vào bãi tập kết rồi thì chúng được bảo quản như thế nào hay vứt ngoài sương gió chẳng mấy chốc mục nát tiền tỉ của dân? Số gỗ này dự kiến bán cho ai, những ai được tham gia mua số gỗ này, tiền bán gỗ sử dụng vào mục đích gì? Với các cây trồng mới, ai đã kiểm định rằng nó đảm bảo các tiêu chuẩn cây xanh đô thị, hay cứ trồng che mắt dân rồi sau này lại có một chiến dịch chặt hạ lần hai vì nó không phải là cây xanh đô thị?. Cái gì cũng cho là "đúng quy định" vậy cái "quy định" ấy nó ở đâu ra, nó có phải là Nghị định 64 và Luật Thủ đô không. Với lại đúng quy định mà bị toàn dân chống đối dữ dội như vậy thì các quy định này là duy ý trí, phục vụ cho lợi ích nhóm, mà họ là ai thì toàn dân đều biết cả. Một nhiệm kì mà có quá nhiều chuyện bất tín như vậy, thì nhân dân chúng tôi có họa là đất đi nữa thì vạn lần cũng không còn tin các vị nữa, hay nói đúng hơn, chính các vị đã đánh một đòn trời giáng vào lòng tin của dân với Đảng, với Chính quyền.
Trả lờiXóa