Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

VỤ THẢM SÁT CÂY XANH HÀ NỘI... CÓ MÙI ĐỚI

Lời dẫn: Nhìn những tấm hình cây xanh Hà Nội bị đốn ngã như trên hẳn ai cũng đau xót. Việc thay thế những cây xanh già cỗi, bị mục ruỗng là chuyện bình thường mà ở bất cứ đô thị nào cũng phải làm từ hàng trăm năm nay. Nhưng việc Hà Nội cho phép đốn hạ tất cả cây xanh của cả một tuyến phố như bức hình trên là chuyện chưa từng có. Cứ tưởng lâm tặc chỉ hoành hành ở miền rừng núi xa xôi. Hóa ra giờ chúng đã tiến thẳng về Thủ đô Ngàn năm Văn hiến! Google.tienlang yêu cầu chính quyền Hà Nội làm rõ vụ này, xử lý nghiêm minh chứ không thể chỉ DỪNG VIỆC CHẶT CÂY XANH, rồi "rút kinh nghiệm" là xong! Chúng tôi đồng tình với ý kiến của anh Như Phong trong bài viết dưới đây.
*********************

Có nên coi việc chặt cây xanh ở Hà Nội là “phá hoại có tổ chức” hay không?
Việc “nhanh nhảu” trong vụ “hạ sát” tới  2000 cây xanh, chỉ trong có vài ngày, chứng tỏ các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội có khả năng xử lý công việc một cách “nhanh nhẹn” chứ không trì trệ như người dân lâu nay vẫn phàn nàn. 
Có nên coi việc chặt cây xanh ở Hà Nội là
Hàng loạt cây trên đường Nguyễn Chí Thanh bị chặt hạ.
Chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là trì trệ, chậm chạp và độ chuyên nghiệp, năng động thì thua xa các thành phố khác như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Bộ máy làm việc của các cấp chính quyền Hà Nội cực kỳ quan liêu, mang nặng tư duy thời bao cấp và đối với dân thì luôn ” hành là… chính”!
Tuy nhiên, trong vụ “thảm sát” cây xanh có tổ chức này, thì các cơ quan chức năng liên quan đến “dự án thay cũ đổi mới cây xanh” lại thể hiện một động thái nhanh, quyết liệt, mạnh mẽ và cả… âm thầm.
Chỉ trong một thời gian ngắn mà lực lượng chỉnh trang đô thị đã “chặt phăng” khoảng 2.000 cây, trong đó có rất nhiều cây cổ thụ, cây có giá trị.
Lực lượng này làm việc nhiệt tình chưa từng thấy, làm việc cả ngày lẫn đêm, làm việc dưới áp lực cao (trong tình trạng vừa làm vừa nghe dân chửi).
Điều này cho thấy các lực lượng chỉnh trang đô thị của thành phố cũng “không phải hạng vừa”. Chỉ có điều lâu nay chưa có cơ hội thể hiện!
Vụ chặt 6.700 cây xanh nếu không bị người dân và dư luận chặn lại thì có thể coi là một cuộc “thảm sát” cây chưa từng thấy ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, chỉ riêng việc đã chặt phăng 2.000 gốc cây cũng đủ đưa Hà Nội lên “đầu bảng” trong việc chặt phá cây xanh trong cả nước.
Trong buổi họp báo chiều ngày 20/3, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã thông báo việc ngừng chặt phá cây xanh nhưng lại né tránh tất cả các câu hỏi liên quan đến việc quy trách nhiệm. Lúc này, các cơ quan báo chí mới lôi ra thông tin là chính quyền thành phố chịu “sức ép” từ các nhà tài trợ nên phải khẩn trương làm.
Qua sự khẩn trương và mạnh mẽ lần này, người dân cứ thầm ước ao: Giá mà từ trước đến nay, “các anh ấy” cũng chịu khó thế này thì bộ mặt đô thị Hà Nội đâu có đến nỗi “nguệch ngoạc” như bây giờ.­!
Người ta không thể không đặt dấu hỏi là tại sao họ lại thảm sát cây “thần tốc” đến vậy. Và trong vụ thay cây này, ai sẽ là người … bán được lắm cây nhất?
Cây xanh, nếu là cây trong vườn nhà anh, thì chặt hạ thế nào là tùy. Nhưng cây trong ngoài đường, bằng tiền thuế của dân từ bao đời nay, là bóng mát, là giữ môi trường, là tạo cảnh quan… thì muốn làm gì cũng phải suy nghĩ, nghiên cứu cho thấu đáo. Còn như cái ông quan chức nào đó, mở miệng ra bảo “chính quyền làm không cần phải hỏi dân”, thì cũng nên cho ông này đi nơi khác. Sao lại có thứ quan chức ăn nói hồ đồ đến vậy?
Có rất nhiều khuất tất trong vụ chặt hạ cây xanh này. Chúng ta hoan nghênh tinh thần thẳng thắn của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, và rất mong ông Chủ tịch cho điều tra làm rõ trách nhiệm của những tập thể, cá nhân trong vụ ” thảm sát” cây này.
Điều người dân muốn được biết một cách minh bạch là: Ai là người ký duyệt cho vụ thảm sát cây này? Trước đó, đã có nghiên cứu khoa học nào về việc thay cây này chưa? Một việc lớn đến như vậy mà tới Chủ tịch còn không biết, vậy phải chăng Phó Chủ tịch đã lộng quyền? Số tiền phải bỏ ra thay cây là bao nhiêu? Và số cây này được mua từ đâu? Và cuối cùng là số gỗ của 6.700 cây (nếu được chặt sạch theo đúng kế hoạch) thì sẽ sử dụng thế nào? Bán cho ai?
Và trước những hậu quả đã trông thấy, phải coi đây là một cuộc “phá hoại tài sản, phá hoại môi trường có tổ chức”
Nguyễn Như Phong – petrotimes
Phản hồi của độc giả:
Hào Anh (Hà Nội):
Đọc báo nghe cái thái độ của ông Phó chủ tịch thành phố mà lộn cả ruột. Né là phải thôi, trả lời thẳng câu hỏi của phóng viên thì “lòi” ra hết à, phải đậy lại chứ
M.Q (Hà Nội):
Đề nghị ông Phó chủ tịch đền cây đi. Làm sai thì bỏ tiền ra mà đền. Cứ làm ngơ thế này thì thảo nào ai cũng thích làm quan chức.
H.Minh (Hà Nội):
Ông Phó chủ tịch nói hay quá. Ông nói thế thì hòa cả làng à. 2000 cây xanh kia có mọc lại được không????
Thu Hải (Hải Phòng):
Có nhà tài trợ có khác, các bác máu hẳn lên. Đúng là không sức ép nào mạnh bằng sức ép tiền bạc.
Hoàng Hà (Hà Nội):
Chỉ vài ngày mà họ triệt hạ tới cả vài nghìn cây xanh lâu năm. Nhìn mà muốn rớt nước mắt.
Minh Tâm (TP HCM):
Tụi mình là dân, tay lấm chân bùn mà biết gì việc làm của các sếp.
Khanhdo:
Ai là người thông qua vụ thảm sát cây này? Trách nhiệm thuộc về ai? Hay là hòa cả làng.
Ngọc Diệp (Thanh Hóa):
Đương nhiên rồi sẽ hòa cả làng thôi, bác Hùng bác ấy tránh trả lời thì có nghĩa là cũng khó nói rồi. Các bác thông cảm cho công bộc của dân nhé! Chức tước mới là quan trọng chứ cây cối ăn thua gì!
Minh Anh (Hà Nội):
Lấy danh nghĩa chỉnh trang thành phố để chặt hạ cây, một “kế hoạch” thật khó mà chấp nhận. Người dân mà không lên tiếng, thử hỏi còn bao nhiêu cây xanh bị chặt hạ.
Thanh Hòa (Bắc Ninh):
Không hiểu sao Sở Xây dựng có thể đưa ra một đề án “nhẫn tâm” với cây xanh như thế. Trong khi các thành phố ở các nước trên thế giới đang ra sức bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường thì Hà Nội – thành phố vốn tự hào về những hàng cây rợp mát – lại bị cướp hết không gian xanh, lá phổi điều hòa khí hậu.
Đức Long (Đống Đa – Hà Nội):
Cây xanh là một phần không thể thiếu trong không gian kiến trúc, kết cấu hạ tầng của thành phố. Càng hiện đại, người ta lại càng phải ra sức bảo vệ cây xanh. Đành rằng quy hoạch thành phố là chuyện cần làm, nhưng triển khai như thế nào thì phải trưng cầu ý kiến. Những cây xanh khỏe mạnh kia bị chặt không thương tiếc, liệu rằng mấy chục năm nữa mới có thể có được một cây như vậy. Quy hoạch thì cũng cần nghĩ tới tương lai. Hàng nghìn cây xanh kia bị chặt đi là hàng nghìn người phải hít thở bầu không khí ô nhiễm khói bụi.
Lâm Tùng:
Ông Sở xây dựng Hà Nội ơi, ông có thống kê chính xác được trong số 6700 cây bị dự định chặt, có bao nhiêu cây bị già cỗi, sâu mục, cong nghiêng, bao nhiêu cây ảnh hưởng giao thông hay gần chết không? Hay cứ sướng lên là chặt thôi, tội đâu dân chịu.
=====================
Chặt 6.700 cây xanh: Hà Nội chốt ngày “trả nợ” 21 câu hỏi
Vài giờ đồng hồ sau khi kết thúc cuộc họp báo về vụ chặt 6.700 cây xanh, chiều tối ngày 20.3, Uỷ ban Nhân dân Thành phố (UBND) Hà Nội ban hành công văn, giao Sở Xây dựng trả lời các câu hỏi của phóng viên.
Công văn nên rõ, tại cuộc họp ngày 20.3 của UBND Thành phố với cơ quan thông tin, tuyên truyền, đã có 21 nhà báo nêu câu hỏi chi tiết về việc tổ chức thực hiện việc cải tạo, thay thế cây xanh trong thời gian qua.
Để giải đáp, làm rõ những vấn đề các cơ quan báo chí quan tâm, UBND Thành phố giao Giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo tổng hợp, có văn bản trả lời công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 25.3.2015.
 Chặt 6.700 cây xanh: Hà Nội chốt ngày “trả nợ” 21 câu hỏi - 1
Hà Nội "nợ" 21 câu trả lời về vấn đề chặt hạ cây xanh  
Trước đó, cuộc họp báo của UBND Thành phố Hà Nội về vụ chặt 6.700 cây xanh bắt đầu lúc 14h chiều 20.3 và kết thúc khoảng 1 giờ đồng hồ sau đó mà không có bất kỳ câu hỏi nào của phóng viên được được trả lời. Đây là chuyện khá hy hữu, bởi nội dung được chờ đợi nhất trong một cuộc họp báo thông thường chính là phần “hỏi – đáp”.
Tại cuộc họp báo, khi được mời đặt câu hỏi, rất nhiều phóng viên đã gửi câu hỏi đến Phó chủ tịch Thành phố - ông Nguyễn Quốc Hùng, người chủ trì họp báo. Ông Phó chủ tịch sau đó tổng kết được có 21 câu hỏi của phóng viên gửi đến lãnh đạo thành phố.
Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng đánh giá 21 câu hỏi của phóng viên có nhiều tâm huyết xây dựng Thủ đô, để đời sống của hơn 7 triệu người dân Thủ đô, hơn 1 triệu khách du lịch được đảm bảo. Phó Chủ tịch tiếp thu những đóng góp của các cơ quan báo chí, người dân, nhà khoa học…
Về việc trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Hùng nói: “Tôi giao các cơ quan chức năng thành phố trả lời đầy đủ, cơ quan nào không chấp hành phải chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố”.
Sau câu nói trên, tất cả phóng viên có mặt “ngỡ ngàng” khi Người phát ngôn của UBND thành phố – ông Nguyễn Thịnh Thành tuyên bố cuộc họp báo kết thúc mà chưa có bất kỳ câu hỏi nào được trả lời.
Trao đổi với báo chí sau cuộc họp, nhà báo Nguyễn Việt Chiến (trước đây là phóng viên Báo Thanh Niên, nay đã về hưu) - người từng theo dõi thông tin hoạt động Hà Nội cho rằng, với hơn 20 câu hỏi nhận được từ phóng viên trong cuộc họp báo, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó chủ tịch Thành phố có lẽ phải cần sự tham mưu của các ban ngành bên dưới mới có câu trả lời chính xác. Nhưng nếu nói về tính thời sự, có thể thấy “các câu hỏi đã không được trả lời”
Tuy nhiên, tại cuộc họp này, nhiều phóng viên chưa được hài lòng lắm, bởi với “tầm” của ông Phó chủ tịch Thành phố, ông Hùng có thể trả lời ngay được nhiều câu hỏi.
Điểm lại các câu hỏi phóng viên "truy" lãnh đạo Hà Nội tại họp báo:
Báo Người Hà Nội hỏi: Cho đến thời điểm này đã chặt bao nhiêu cây, kinh phí tốn bao nhiêu, ai sẽ bị kỷ luật chính sau khi chặt cây này? Nhà báo cũng góp ý rằng, chỉnh trang đô thị là một chủ trương đúng đắn nhưng cần làm từ từ và có nghiên cứu, trong đó có nghiên cứu về dư luận xã hội.
Báo Tuổi Trẻ TP.HCM: Vừa qua, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu dừng chặt cây. Đề nghị lãnh đạo thành phố cho biết dừng bao lâu, có tiếp tục chặt hạ nữa không, nếu chặt tiếp thì có còn con số 6.700 cây không?
Trong văn bản do ông Chánh văn phòng UBND thành phố gửi báo chí có nói hầu hết việc chặt cây được người dân đồng thuận thì điều này khảo sát như thế nào? Có thể công bố tỉ lệ cho báo chí được không?
Xã hội hóa chặt cây có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia, gồm doanh nghiệp nào? Họ được gì, có quyền lợi gì?
Báo VnMedia: Ai là người thẩm định, quyết định những cây cần chặt? Tôi được biết việc thẩm định cây có sâu mọt không rất khó. Vậy Hà Nội khảo sát thế nào để đưa ra con số 6.700 cây sâu mọt, thay thế?
Tại sao chọn phố Nguyễn Chí Thanh - con đường từng được mệnh danh là đường đẹp nhất Việt Nam?
Báo Tiền Phong: Những cây xanh đã chặt thì đưa về đâu, những cây trồng mới thì mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây?
Báo Dân Việt đặt câu hỏi: Đến thời điểm này, thành phố đã chặt hạ bao nhiêu cây? Số cây chặt được đã bán đấu giá chưa? Nếu bán rồi thì được bao nhiêu tiền, chưa bán thì số cây tập kết ở đâu?
Báo Người Đưa Tin: Nhiều chuyên gia nói cây được chọn thay thế là cây vàng tâm có vòng đời sinh trưởng lâu, tán cây không rộng, liệu chọn có hợp lý hay không?
Người Tiêu Dùng: Dư luận cho rằng các doanh nghiệp đứng sau việc chặt cây, đề nghị thành phố khẳng định có phải như vậy không hay là chủ trương của thành phố, doanh nghiệp chỉ hỗ trợ. Mục đích dùng số tiền bán gỗ?
Một Thế Giới: Tác động về môi trường như thế nào khi chặt hạ cây? Việc chặt này đích thân ông Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng cho phép, cá nhân ông có nhận khuyết điểm gì trong việc này? Sở Xây dựng có mặt ở đây tôi từng hỏi nhưng các anh hứa mà chưa trả lời, đó là việc hạch toán, tổng kết, thống kê, kiểm kê gỗ, việc chặt cây trên tuyến phố Nguyễn Trãi nửa năm trước đây...?
Pháp luật TP.HCM: Thành phố cho biết việc chặt cây có thể minh bạch thông tin về giá cây, gỗ trong vòng 5 năm thế nào?
Thanh Niên: Bình quân cây xanh đầu người ở Hà Nội là bao nhiêu? Việc chặt 6.700 cây có tính mật độ?
VnMedia: Ông Hùng cảm thấy thế nào khi đi qua tuyến phố trước đây rợp bóng cây, nay thay cây trơ trụi không tán lá? Có lạm dụng chặt hạ cây không khi cả đoạn đường Nguyễn Chí Thanh chặt hầu như toàn bộ cây?
Lao Động: Hà Nội nên thơ bởi những hàng cây như bằng lăng, sấu... Hà Nội thay nhiều loại cây hay chỉ một loại cây vàng tâm?
Báo Tri Thức trực tuyến: Kinh phí thay thế cây bao nhiêu phần trăm từ ngân sách, bao nhiêu từ xã hội hóa?
Đài Truyền hình VTC: Đơn vị cung ứng cây là đơn vị nào, có tin cậy không? Đây dự án lớn, đến nay dừng lại thì trách nhiệm của đơn vị đầu tư, cung ứng này như thế nào?
Báo An ninh Thủ đô: Quy trình lập đề án này, căn cứ để chặt cây là gì? Tại sao đợt này chặt số lượng nhiều như vậy?
Báo VietNamNet: Quyết định sáng nay là do dư luận xã hội hay là lý do nào? Việc rà soát sẽ tiến hành trong bao lâu, giải trình khi nào có?
Theo Dương Tùng (Danviet.vn)

Hà Nội vi phạm Luật Thủ đô khi chặt hạ cây xanh hàng loạt?

Dân trí Đó là vấn đề Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương nêu ra trước việc Hà Nội triển khai kế hoạch chặt hạ và trồng thay thế 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương.
Trao đổi với PV Dân trí trưa nay 20/3, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho biết, với tư cách là người đã tham gia thẩm tra Luật Thủ đô trước khi trình Quốc hội ban hành, ông cho rằng việc UBND TP Hà Nội cho phép chặt hạ ồ ạt cây xanh trong thời gian qua là có biểu hiện vi phạm quy định của Luật Thủ đô.
Theo ông Cương, Điều 14 Luật Thủ đô đã quy định rất rõ việc quản lý và bảo vệ môi trường Thủ đô được thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa và lịch sử ở Thủ đô; bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch. Đặc biệt tại khoản 2 Điều này quy định: “Trên địa bàn Thủ đô, nghiêm cấm san lấp, lấn chiếm, gây ô nhiễm sông, suối, hồ, công viên, vườn hoa, khu vực công cộng; chặt phá rừng, cây xanh; xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường; sử dụng diện tích công viên, vườn hoa công cộng, sai chức năng, mục đích”.
“Quy định là như vậy nhưng Hà Nội lại cho lập dự án chặt hàng loạt cây xanh. Phải chăng đó là hành vi vi phạm pháp luật ?”- ông Cương đặt vấn đề.
Hơn nữa, tại Điều 10 Luật Thủ đô quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị đã nêu rõ: “UBND TP Hà Nội chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đối với khu vực cải tạo, tái thiết đô thị phù hợp với điều kiện thực tế để lập quy hoạch, thiết kế đô thị tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa và Hai Bà Trưng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”. Nhưng cho đến nay, đã gần 2 năm kể từ khi Luật Thủ đô có hiệu lực (01/7/2013) Hà Nội vẫn chưa thực hiện quy định này (?!)
“Cần phải nói rõ việc chặt hạ cây xanh hoàn toàn khác với việc chặt, tỉa cây xanh trước mùa giông bão mà từ xưa đến nay vẫn làm. Việc chặt bỏ, thay thế một số lượng lớn cây xanh phải được hiểu trong nội hàm “tái thiết đô thị” tại các quận trung tâm Hà Nội mà Hà Nội phải trình Thủ tướng xem xét, quyết định chứ không được tự ý làm” - ông Cương phân tích.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng đã đến lúc Chính phủ cần có ý kiến về việc này.
“Nếu việc chặt hạ hàng loạt cây xanh được xác định là vi phạm quy định của Luật Thủ đô thì cần kiểm điểm trách nhiệm và xử lý các cá nhân có liên quan của Hà Nội” - ông Cương nói.
Vi
Việc chặt hạ hàng loạt cây xanh trong thời gian qua ở Hà Nội đã vi phạm Luật Thủ đô và Nghị định 64/2010 của Chính phủ? (Ảnh minh họa)
Ở một khía cạnh khác, luật sư Trần Vũ Hải - Trưởng văn phòng luật sư Trần Vũ Hải - cho biết khoản 1 Điều 14, Nghị định 64/2010 của Chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị, đã nêu rõ: “Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị: a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đỗ gây nguy hiểm; b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình”.
Những cây xanh bị đốn hạ theo ghi nhận của báo chí thời gian qua chưa đủ điều kiện để chặt hạ theo quy định nêu trên. Do đó, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng ngoài việc dừng ngay việc thực hiện chương trình chặt hạ 6.700 cây, UBND TP Hà Nội cần xem xét trách nhiệm  những người đã tham mưu chưa đúng quy định cho chính quyền phê duyệt chương trình này.
Thế Kha/ Dân Trí
================

Mời xem bài liên quan:

36 nhận xét:

  1. Cây mục, cây chết thì phải chặt. Cây không phù hợp thì phải thay nhưng đừng xóa trắng cả một con phố như thế. Thời tiết Hà Nội có hai mùa rất nắng nóng . Không có bóng mát của cây thì người dân sẽ khổ ntn? Làm chính sách trong phòng lạnh đã là tai họa bây giờ lại có tí lợi ích nữa thì chết dân. Đề nghị Thành ủy, UBND thành phố có câu trả lời thỏa đáng

    Trả lờiXóa
  2. Ông Nguyễn Như Phong trong bài trên kia nói " Còn như cái ông quan chức nào đó, mở miệng ra bảo “chính quyền làm không cần phải hỏi dân”, thì cũng nên cho ông này đi nơi khác. Sao lại có thứ quan chức ăn nói hồ đồ đến vậy?".

    Thưa ông Như Phong, người phát ngôn đó là ông Phan Đăng Long- Phó ban Tuyên giáo Thành ủy HN ạ:
    -------

    'Chặt cây xanh Hà Nội không phải hỏi dân'

    - Theo Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long, việc chặt cây để thay thế cây khác ở Hà Nội do cơ quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân.

    Trao đổi bên lề cuộc giao ban báo chí Thành ủy chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long cho biết, việc chặt cây đã nhiều lần được nói tới, hiện nay có thể thấy cây xanh trồng trên đường phố cũng rất tạp, có rất nhiều cây đổ, gây tai nạn.

    "Chính mình lúc đầu cũng không hiểu biết về cây xanh đô thị, nhiều khi trồng lung tung, thậm chí người dân trồng. Sau này tìm hiểu ra ở đô thị có những cây có tiêu chuẩn phải trồng thế nào, độ rễ làm sao không bị đổ cho phù hợp đô thị, không tạo mùi để lôi côn trùng đến hay sâu mọt...".
    Trên cơ sở đó, công ty Công viên cây xanh tìm hiểu và thay thế cây.

    Ảnh:
    http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2015/03/17/20/20150317204332-anh1.jpg
    Ông Phan Đăng Long


    "Bây giờ đang xây dựng thành phố văn minh hiện đại, muốn tạo ra đô thị văn minh hiện đại, trồng cây cũng theo quy hoạch. Đương nhiên có 1 đô thị trong 10 - 15 năm nữa, tương lai đẹp và thực sự thích. Cái đó cũng phải hy sinh bước đầu, chấp nhận phải chặt hạ một số cây ở một số tuyến phố. Chuyện này không phải chuyện gì lạ đối với các nước đô thị phát triển", ông Long nói.

    + Nhà báo Trần Đăng Tuấn có thư ngỏ gửi Chủ tịch TP Hà Nội, đặt câu hỏi sẽ chặt cây nào, tại sao phải chặt, 6.700 cây phải chặt có phải là cây sâu mọt hay không và để người dân giám sát. Cây ở đường Nguyễn Chí Thanh đâu phải sâu mọt hết cả tuyến phố, ý kiến của ông?

    Không phải sâu mọt hết tất cả, nhưng có 3 chủ trương: một là thay thế các tuyến cây, có thể cây không phải sâu mọt mà không đúng chủng loại, cây người ta nói không nên trồng ở đô thị.

    Phải lưu ý việc này không phải tiền ngân sách. Chặt cây ở đường Nguyễn Chí Thanh bằng hình thức xã hội hóa. Doanh nghiệp bỏ tiền ra sẽ quyết định làm việc gì, phù hợp mục đích.

    Ông Trần Đăng Tuấn cũng là một người dân, thành phố có cả kế hoạch tổng thể và rất nhiều ban ngành tham gia. Còn cảm nhận của người dân rất có thể có ý kiến đúng sai. Chuyện mục đích rất rõ ràng, minh bạch rồi, người ta tuyên bố đang xây dựng đô thị có những cái phải hy sinh như thế. Thành phố đã công khai, minh bạch chuyện đó.

    Còn anh không đồng tình với chuyện đó thì anh cũng chỉ là một người dân thôi. Còn biết bao nhiêu người dân đồng tình thì sao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. + Tức là người dân chưa được hỏi ý kiến ?

      Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì...

      Cái gì phải hỏi dân thì đều có quy định.

      Vậy chuyện chặt cây có phải hỏi dân không, thưa ông?

      Không phải hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác.

      + Thành phố có lắng nghe ý kiến của người dân không? Qua dư luận, có thể nghe qua báo chí, đài, ti vi, facebook... để chính quyền lắng nghe người dân và khi đã nghe thấy người dân có phản ứng như vậy thì có thể lắng nghe và xem xét?

      Tôi hoàn toàn đồng ý, chính vì chính quyền phải nghe dân, lắng nghe dân nên có buổi thông tin báo chí này, câu chuyện cây trả lời rất nhiều nhưng tại sao vẫn cứ theo đuổi, là cố tình không chấp nhận ý kiến người ta, người ta nói việc chặt cây xanh rất minh bạch như vậy, anh cứ cố tình theo đuổi không tin người ta. Bây giờ anh có ý kiến và người ta đã trả lời rồi, rất nhiều người có trách nhiệm trả lời trên báo chí rồi. Chính quyền có trách nhiệm với dân, sau khi có ý kiến thì cân nhắc, thậm chí khi nhiều ý kiến thông qua báo chí, người dân nói không đồng ý, thành phố cũng thấy là đúng, dừng lại hoặc lắng nghe. Tôi hoàn toàn ủng hộ chuyện đó.

      Hồng Nhì ghi
      ===========
      THƯ NGỎ ÔNG TRẦN ĐĂNG TUẤN GỬI CHỦ TỊCH UBND TP. HÀ NỘI
      Kính gửi: Ông Nguyễn Thế Thảo
      Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
      Thông tin về việc sẽ loại bỏ 6700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội và thực tế đang diễn ra việc chặt hạ cây xanh trên nhiều tuyến đường của Hà Nội đang gây nhiều lo lắng, băn khoăn và cả thắc mắc cho rất nhiều người dân, không chỉ ở Thủ Đô mà trong cả nước.
      Cần nói rằng người dân không phản đối chuyện chặt bất cứ cây nào. Nếu việc hạ cây vì những lý do bất khả kháng như:
      - Cây nguy hiểm,bị cong, hỏng, dễ đổ, dễ gây tai nạn
      - Cây gây hại cho sức khoẻ, cây không có tác dụng cho cuộc sống.
      - Do phải mở đường để đảm bảo giao thông
      thì chắc không ai có ý kiến khác.
      Hiện Sở Xây dựng Hà Nội nói rằng đã khảo sát trên các tuyến phố và lọc ra 6700 cây thuộc dạng đó cần loại bỏ, cần thay.
      Tôi xin kiến nghị Ông Chủ tịch:
      Nên tạm dừng việc hạ chặt cây một thời gian để người dân tự kiểm tra: Có đúng 6700 cây đó là thuộc diện cần loại, thay hay không?
      Hãy thông báo trên báo chí cho mọi người biết có bao nhiêu cây như vậy ở trên mỗi tuyến phố cụ thể. Đánh dấu nhận biết 6700 cây đó, để người dân bằng mắt mình kiểm nghiệm và thấy việc này thoả đáng không. Nếu thoả đáng, người ta không có lý gì không ủng hộ. Nếu không thoả đáng, người dân sẽ có ý kiến và Sở xây dựng cần có sự xem xét lại.
      Hãy để các nhà khoa học và người dân đưa ra ý kiến của mình về việc:
      - Nên giữ lại hay bỏ những cây gì. Cây gì giữ nhưng nên bớt.
      - Việc thay thế (nếu thực sự cần) theo cách thức nào: Trồng mới xen thay dần cây cũ hay trồng mới một loạt, bỏ cây cũ một loạt
      - Chọn cây mới trên cơ sở gì, có thoả đáng không và khía cạnh kinh phí thì như thế nào. Đã là hợp lý, tiết kiệm hay không trong thời điểm này. Bao nhiêu kinh phí từ ngân sách, bao nhiêu do các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng ngân sách mua cây, trồng cây, thay cây... theo phương thức nào.
      Đó cũng là thể hiện trách nhiệm thông tin công khai, minh bạch.
      Mong ông Chủ tịch quan tâm xem xét kiến nghị này.
      Trân trọng.
      Trần Đăng Tuấn
      Hộ khẩu thường trú: số nhà 132 Phố Mỹ đình- Quận Từ Liêm, Hà Nội
      Nơi ở: phòng 2302 Nhà 24T2 Đường Hoàng Đạo Thuý, Hà Nội.

      http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/226164/-chat-cay-xanh-ha-noi-khong-phai-hoi-dan-.html

      Xóa
    2. Dung roi. Ông nào dám phải cứt rồi phải chuyển đi nơi khác để làm to hơn .

      Xóa
  3. Thế mới biết ông PuTin trí dũng song toàn ,trong 3giờ liên tục ông đã trả lời phóng viên hàng trăm câu hỏi.Vậy mà cán bộ VN chỉ 21 câu cũng không trả lòi được câu nào !

    Trả lờiXóa
  4. Phóng viên các cơ quan thông tin đại chúng đặt các câu hỏi về việc:
    Ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc này? Việc dừng chặt cây đến bao giờ và bao giờ thì tiếp tục? Cây được chặt mang về đâu? Cây mới được lấy ở đâu, giá bao nhiêu? Đã chặt bao nhiêu cây? Bán chưa? Bán được bao tiền? Vàng tâm là cây tán nhỏ, lâu năm? Thay vào có hợp lý hay ko? Việc đưa ra đề án thay thế cây xanh này đã có đánh giá thế nào đến tác động môi trường khi Hà Nội là một thành phố xanh? Ông Hùng nhận khuyết điểm gì trong việc này? Hiện mật độ cây xanh là bình quân bao m2/đầu người? Khi thực hiện đề án có tính đến mật độ cây bị mất? Đề nghị nói rõ về con số HƠN 73 TỶ KINH PHÍ CHO ĐỀ ÁN?
    -------------------------------------------------------------------
    Tính ra mỗi một cây chặt và trồng là 10,895,522 VND.

    Mười triệu đồng 1 cây các bác ạ! Không nên dừng lại, cần phải chặt và đốn sạch sẽ cái UBND này khẩn trương!

    Ông Mark bảo có tiền nó sẵn sàng cắt cổ cả bố nó cơ mà. Ông nói đâu có sai.

    Trả lờiXóa
  5. Bài toán cây xanh 3 trong 1 ích nước lợi nhà

    (Học tập lều báo, phóng lên hạ bài, sửa rồi lại bắn lên - ban đầu Thợ em đặt cái tít là "Bài toán cây xanh 3 trong 1 của chính quyền Hà Nội ích nước lợi nhà". Ê hèm, thấy bốc khói quá dễ ăn điều 258 về tội xâm phạm lợi ích cá nhân, nhà nước nên chạy lại tít trên, Cạo mà lỵ già dái nôn hột, bạn cá lóc thông cổm!).

    Dốt như thợ Cạo cũng biết tính này nhé:
    Đốn cây: có tiền, trồng lại: thêm tiền, bán củi: tiền đếm không xuể. Mấy anh chị bán thanh lý cho sân sau với giá rẻ mạt đo bằng ste, củi đó bán cho thương lái, thương lái bán cho cơ sở chế biến gỗ nội thất đo bằng cm. Tiền ơi là tiền, ăn nứt trứng. Chưa hết, biệt thự của mỗi anh chị sẽ được đàn em trang bị miễn phí dàn đồ gỗ xịn từ phòng khách đến tận nhà bếp. Xanh, sạch, đẹp không "ích nước lợi nhà" là gì?!

    =================
    Gỗ từ 6.700 cây xanh bị chặt sẽ đi đâu?

    - Với một số lượng lớn các cây xanh cỡ lớn bị đốn hạ, người dân đặt câu hỏi số gỗ này sẽ đi đâu về đâu nếu không được giám sát?
    chặt cây, cây xanh, 6.700 cây, đốn hạ Hà Nội, gỗ, giám sát, lợi ích
    Những khẩu hiệu "Vì Hà Nội xanh" được các bạn sinh viên dán khắp các cây xà cừ trên phố Giảng Võ. Ảnh: Facebook.
    Trong phiên họp thường kỳ của lãnh đạo thành phố vào sáng 19/3, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội khẳng định: Không có chuyện "kiếm chác" từ việc chặt cây.
    "Việc thực hiện thay thế các cây này là chủ trương đúng đắn, được rất nhiều đơn vị ủng hộ; hoàn toàn không phải vụ đấu thầu, đấu đá chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích. Các đơn vị, doanh nghiệp, tư nhân ủng hộ và đóng góp những cây rất có giá trị, đúng chủng loại thay thế. Ngân sách không phải bố trí một đồng nào cho việc này",ông Thảo nhấn mạnh.
    Theo ông Thảo, sự việc khiến người dân hiểu nhầm do chưa được thông tin một cách đầy đủ. Đề án chặt hạ 6.700 cây chỉ là thay thế những cây sâu mọt, già cỗi, không đúng chủng loại, cong nghiêng...
    Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cũng khẳng định: Ban duy tu hạ tầng sẽ phụ trách việc thu hồi, tổ chức bán đấu giá, nộp ngân sách số gỗ thu được từ việc chặt cây trong những ngày qua.
    Dù vậy, người dân vẫn không khỏi hoài nghi xung quanh lượng gỗ lớn sau khi bị đốn hạ.
    "Tôi thấy nói chỉ thay thế cây mục nát, sâu bệnh mà tại sao ảnh chụp toàn thấy cây gỗ tốt, xà cừ.... đường kính từ 60cm trở lên, gốc cây cắt lát thẳng tưn, liền và mịn?", anh Nguyễn Quang đặt câu hỏi trên fanpage "Vì 6.700 cây xanh".
    Dẫn chứng thêm, anh Phan Tiến cho biết khi đi qua các đoạn đường Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Chí Thanh... anh thấy nhiều cây rất thẳng và to, tuổi cây cũng chỉ 15-20 năm nhưng vẫn bị đốn hạ.
    chặt cây, cây xanh, 6.700 cây, đốn hạ Hà Nội, gỗ, giám sát, lợi ích
    Một cây lớn trên phố Nguyễn Chí Thanh bị đốn hạ, dù không bị mục ruỗng Ảnh: FB

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng từ quan sát, bình luận trên một tờ báo, anh Minh Hiếu cho biết, chủ trương thay thế những cây bị sâu mục là đúng đắn nhưng thực tế thì chưa đúng như vậy.
      "Rõ ràng tôi thấy rất nhiều cây đã bị đốn hạ là những cây thân gỗ lớn còn rất xanh tốt, không hề nằm trọng diện bị thay thế. Thành phố phải có giám sát hoạt động này chứ không thể để kiểu vô tội vạ như vậy được", anh Hiếu bất bình.
      Phân tích sâu hơn, bạn đọc Nguyễn Hằng chỉ ra hàng loạt những số liệu chưa rõ ràng:"Đề án nói 6.700 cây bị chặt, nhưng không thấy thống kê trong số đó bao nhiêu cây sẽ được làm củi, bao nhiêu cây sẽ được bán gỗ. Chỉ tính sơ sơ, cũng có ít nhất 6.000 khối gỗ, số tiền thực sự không hề nhỏ. Trong khi dự án thực hiện đến tận 2017, rải rác vậy thì thành phố sẽ kiểm soát bằng cách nào?".
      Đánh giá tổng thể về đề án, chị Nguyễn Hằng cho rằng đây là một sự lãng phí.
      "Thành phố nói tiền thực hiện chặt hạ 6.700 cây là tiền xã hội hóa, ngân sách nhà nước không phải bỏ ra một đồng, nhưng xét cho cùng đều là tiền và đó là sự lãng phí. 70 tỷ chia cho 6.700 cây, vậy việc chặt hạ và trồng mới 1 cái cây mất tới hơn 9 triệu đồng".
      Dưới góc nhìn luật pháp, anh Phan Tú chỉ ra, đề án chặt cây của Hà Nội hiện đang không tuân theo quy định của pháp luật.
      Cụ thể, khoản 1 Điều 14, Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị có quy định chi tiết về điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
      Trong đó có 3 điều kiện: Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đỗ gây nguy hiểm; Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
      Đối chiều với thực tế tại Hà Nội, nhiều cây xanh tươi tốt, không cong, không mục... vẫn bị đốn hạ.
      Anh Tú kiến nghị, Hà Nội nên xem xét kỹ việc chặt cây và lắng nghe ý kiến nhiều chiều để giữ cho Hà Nội mãi xanh.
      Vietnamnet

      http://nguoidongbang.blogspot.com/2015/03/bai-toan-cay-xanh-3-trong-1-ich-nuoc.html?showComment=1426827498058#c7217338122094258399

      Xóa
  6. https://www.facebook.com/hoighetphandong?fref=nflúc 12:02 21 tháng 3, 2015

    7 lý do để ủng hộ việc chặt cây ở Hà Nội

    Vừa qua Thông Tấn Thôn đã phỏng vấn bà con về việc nên hay không chặt cây, kết quả bất ngờ đến sững sờ!!!
    Sau khi có thông tin Hà Nội đốn hạ để thay thế 6.700 cây xanh, trong có đó có rất nhiều cây tuổi thọ hàng chục năm, Thông Tấn Thôn đã có buổi tiếp xúc thăm dò ý kiến bà con. Kết quả thật bất ngờ khi “hầu hết nhân dân ủng hộ”. Sau đây là một số ý kiến tiêu biểu được tổng hợp:

    Các bà nội trợ phấn khởi ra mặt khi nghe tin Hà Nội cho chặt hàng loạt cây xanh cổ thụ. Trăm bà như một cho rằng Hà Nội mùa này cứ mưa phùn suốt, nên không có gì cần ưu ái bằng việc... phơi quần áo. Cầu khấn mãi mới được hôm có nắng thì lại bị mấy cây to che mất, thế là quần áo mốc vẫn hoàn mốc. Cho nên, vì sự nghiệp phơi quần áo, các bà nội trợ sẽ ủng hộ việc chặt cây đến cùng. Có bà vừa phát biểu xong liền cao hứng nối tiếp bài hát chế Cưa cây, lần này là hát nhạc Trịnh: Gọi nắng... cho em phơi đồ...

    Cánh xe ôm thì cũng tỏ ra hào hứng không kém. Đa số ý kiến đồng tình rằng Hà Nội đường chật người đông, nên tắc đường đã trở thành thông lệ, và là nỗi sợ hãi số một của “người vận chuyển”. Những lúc tắc đường, các bác tài ôm phải biến hóa bằng cách leo vỉa hè để đi. Nhưng khổ nỗi, trên cái vỉa hè bé tí ấy, một phần lớn bị cửa hàng mặt tiền lấn chiếm làm của riêng, phần còn lại dành cho đậu xe, bán hàng rong và mấy gốc cây lù lù, thế thì còn chỗ nào mà đi? Vậy nên, các bác xe ôm đánh giá rằng chặt hết cây cổ thụ là một quyết định sáng suốt.

    Phấn khởi hơn nữa là giới tiểu thương kinh doanh ở mặt phố. Với họ, mặt tiền là bộ mặt, là nồi cháo gà, là tiền, là vàng ròng... ấy vậy mà có cái cây to lù lù trước mặt thì còn làm ăn buôn bán kiếm tiền gì nữa? Cho nên, việc triệt hạ cây xanh trước mặt tiền là một nỗi khát khao cháy bỏng, có người bị mất ngủ kinh niên chỉ vì ngày đêm nghĩ cách giết cây. Người thì dội nước sôi vào gốc, kẻ thì đổ a xít, đứa thì vãi muối... tuy hiệu quả mạnh yếu khác nhau, nhưng chung quy lại, ai cũng muốn cây trước nhà chết càng nhanh càng tốt để... kiếm ăn. Nay được chặt cây, khác nào lộc trên trời rơi xuống?!

    Các bác bên tổ dân phố và các cô chú bên môi trường cũng tỏ ra đồng tình cao độ với hơn một trăm phần trăm ủng hộ quyết định chặt cây. Các cô các bác ấy cho rằng “gốc cây” là trung tâm của... đái bậy. Thế nên chặt hết cây to chính là chung tay giữ gìn thành phố xanh sạch đẹp, đồng thời góp phần đẩy lùi nạn “tiểu đường”.

    Với các bác hưu trí thì kết quả cũng khá bất ngờ khi mà hầu hết đồng tình với quyết định chặt cây. Các bác cho biết, mỗi buổi sáng đi tập thể dục, có hàng cây xanh mát hít thở không khí trong lành cũng tốt, nhưng khổ nỗi cứ sợ giẫm phải kim tiêm, nên tốt nhất là chặt.

    Bất ngờ hơn nữa là đám thanh niên. Chắc hẳn mọi người đều nghĩ rằng các đôi đang yêu thì sẽ thích các hàng cây cổ thụ đẹp lãng mạn và nên thơ? Không, khi nghe tin chặt cây, họ không nhảy dựng lên phản đối như ta tưởng, trái lại họ còn ủng hộ quyết liệt, họ bảo cần phải chặt hết cả những hàng cây mỹ miều bên Hồ Gươm, hay trên đường Thanh Niên bên Hồ Tây... đi nữa thì mới triệt để và toàn diện. Lấy làm thắc mắc, Thông Tấn Thôn hỏi nhỏ một số cô gái trẻ đẹp, thì được các nàng tiết lộ rằng: nếu cứ để những hàng cây đẹp như thế thì chỉ tổ bị các chàng dẫn đi dạo loanh quanh mỏi chân muốn chết, chi bằng chặt hết cây đi rồi vào nhà nghỉ tâm sự, vui vẻ và tiện lợi vô cùng.

    Cuối cùng là cánh nhà thơ cũng khiến chúng tôi bất ngờ đến té ngửa. Ai cũng đinh ninh rằng nhà thơ thì lãng mạn nên sẽ yêu quý hàng cây cổ thụ như máu thịt của mình. Nhưng không, họ cũng rất sốt sắng ủng hộ quyết định chặt cây. Các nhà thơ phân trần rằng: bình thương, chỉ cần một chiếc lá rơi nhẹ nhàng là đủ để có ngay một bài thơ hay, nhưng cây Hà Nội to quá, lá rụng nhiều quá khiến họ làm thơ không kịp!


    http://danviet.vn/cuoi/7-ly-do-de-ung-ho-viec-chat-cay-o-ha-noi-559391.html

    Tui bổ sung thông tin:
    Chỉ có lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội kiên quyết phản đối Dự án này.
    Lý do vì sao?
    Các bạn tự đoán.
    Nói ra ... tế nhị lém! Dính 258!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hết chỗ nấp chứ gì. Ông này xoắn.

      Xóa
  7. Có thể nói đã thật lâu lắm rồi TL mới đăng một bài đúng, hợp với lòng đa số dân. Hôm nay là lần đầu khen cô, đúng sai đâu phải khó phân biệt, cứ cái tâm mà viết, k vì tiền thì cô sẽ thuộc về nhân dân.

    Trả lờiXóa
  8. Các bạn chủ trang liệu có vội vã quá không khi cho rằng "Lâm tặc tiến thẳng về Thủ đô"?
    Các bạn đã tìm hiểu cái Đề án thay thế cây xanh chưa?
    =====
    Thay thế cây xanh trên một số tuyến phố: Bảo đảm mỹ quan đô thị
    Thứ Hai 06:33 05/01/2015

    (HNM) - Hà Nội sẽ thay thế cây xanh trên các tuyến phố không phù hợp trồng trong đô thị hoặc bị sâu, mục không bảo đảm an toàn. Tổng kinh phí thực hiện công việc này là khoảng 73 tỷ đồng, dự kiến thực hiện theo phương thức xã hội hóa.

    Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trong quý I-2015, Sở Xây dựng và Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội sẽ thay thế cây xanh có chủng loại, kích thước không phù hợp cảnh quan trên tuyến phố Huế - Hàng Bài và Nguyễn Chí Thanh, với kinh phí xã hội hóa của Tập đoàn Vingroup và Công ty cổ phần Him Lam. Theo khảo sát, thiết kế, tuyến phố Huế chặt hạ 117 cây, di chuyển 11 cây, trồng lại 117 cây giáng hương thay thế. Tuyến phố Hàng Bài chặt hạ 12 cây, di chuyển 1 cây, trồng 13 cây sấu thay thế. Tuyến phố Nguyễn Chí Thanh chặt hạ 96 cây, trồng 92 cây giáng hương thay thế.

    Cây xanh trên phố Hàng Bài sẽ được thay thế, trồng mới ở một số vị trí nhằm bảo đảm mỹ quan đô thị. Ảnh: Bá Hoạt
    Cây xanh trên phố Hàng Bài sẽ được thay thế, trồng mới ở một số vị trí nhằm bảo đảm mỹ quan đô thị. Ảnh: Bá Hoạt

    Trước đó, trong tháng 11-2014, dự án thay thế cây không đúng chủng loại cây đô thị, cong nghiêng, sâu mục mất an toàn trên tuyến đường Nguyễn Trãi đã được triển khai. Có 275 cây được thay thế dịp này, trong đó 194 cây chặt hạ do không đúng chủng loại cây đô thị (bàng, dâu da, trứng cá… do người dân tự trồng), 58 cây cong nghiêng, sâu mục mất an toàn, dịch chuyển 23 cây. Ngoài ra, sẽ có 78 cây lát hoa được trồng lại trên vỉa hè hai bên đường; riêng trên dải phân cách, sẽ báo cáo UBND thành phố thực hiện sau khi Sở GTVT có phương án tổ chức giao thông. Còn trong tháng 12-2014, một dự án tương tự được triển khai trên tuyến đường Kim Mã - Nguyễn Thái Học. Cụ thể, trên phố Kim Mã đã chặt hạ 50 cây, di chuyển 4 cây, trồng thay thế bằng 47 cây thàn mát, bằng lăng; trên phố Nguyễn Thái Học, chặt hạ 98 cây, dịch chuyển 4 cây, trồng lại bằng 101 cây lát hoa. Toàn bộ kinh phí dự án khoảng 3,5 tỷ đồng do Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành tài trợ và thực hiện.

    Thời gian tới, Hà Nội sẽ thay thế cây xanh trên 17 tuyến phố, trong đó, địa bàn quận Hoàn Kiếm có 7 tuyến phố, Ba Đình 4 tuyến phố, Hai Bà Trưng 3 tuyến phố, Đống Đa 3 tuyến phố. Nhiều nhất là phố Lý Thường Kiệt trồng thay thế bằng 166 cây giáng hương; phố Trần Hưng Đạo trồng thay thế bằng 75 cây sấu, phố Tràng Thi trồng thay thế bằng 72 cây bằng lăng; phố Quang Trung trồng thay thế bằng 73 cây sao đen…
    Ngoài các dự án trên, Sở Xây dựng Hà Nội đã kiểm tra, khảo sát 17 tuyến phố trên địa bàn 4 quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm và đề xuất chặt hạ 787 cây, dịch chuyển 25 cây, trồng thay thế 775 cây, trồng bổ sung 67 cây. Các loài cây trồng thay thế là cây phù hợp đô thị như giáng hương, sấu, thàn mát, bằng lăng, sao đen, chẹo, lát hoa, vành anh, hoàng lan…Trong tháng 12-2014, sở đã họp với 9 doanh nghiệp đang thực hiện đặt hàng dịch vụ duy trì cây xanh với thành phố để kêu gọi xã hội hóa việc cải tạo hệ thống cây xanh 17 tuyến phố trên. Đến nay, đã có 8/9 đơn vị có văn bản đăng ký.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước câu hỏi, liệu có tình trạng chặt hạ bừa bãi cây xanh hay không? Đại diện Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định: Những cây phải chặt hạ là cây không đúng chủng loại đô thị, chủ yếu do người dân tự trồng như dâu da, trứng cá… hoặc sâu, mục hư hỏng gây mất an toàn, hoặc cong, nghiêng cản trở phương tiện giao thông. Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan lập tổ công tác liên ngành trực tiếp khảo sát đánh giá từng tuyến phố, lập hồ sơ cụ thể với từng cây cần chặt hạ căn cứ trên quy chuẩn, tiêu chuẩn đô thị. Những cây xanh không đúng thiết kế với tuyến phố nhưng còn không bị sâu, hư hỏng, kích thước phù hợp đều được di chuyển về vườn ươm để trồng trên tuyến phố khác. Thậm chí, toàn bộ số củi thu được sau khi đốn hạ cây cũng được tập kết, quản lý theo quy định. Việc cải tạo cây xanh thực hiện theo phương thức xã hội hóa nhưng có sự kiểm tra, giám sát, nghiệm thu của Sở Xây dựng.

      Kết quả đánh giá hiện trạng hệ thống cây xanh đường phố mới đây cho thấy, trong tổng cộng 50.000 cây bóng mát trồng hai bên đường, chủ yếu là một số loài như xà cừ (5.000 cây), muồng (5.500 cây), bằng lăng (5.500 cây), phượng (3.800 cây), hoa sữa (3.800 cây), bàng (2.800 cây), sấu (2.200 cây)… Nhiều tuyến phố có những hàng cây cổ thụ đường kính lớn, tuổi đời cao được trồng từ thời Pháp đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục gốc, thân; rễ bị thối, dễ bị gãy đổ trong mùa mưa bão, nhất là với cây xà cừ. Trong khi đó, một số loại cây trồng mới trên tuyến phố mới mở sau này chưa phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, phát triển chậm, cong xấu mất mỹ quan đô thị như muồng thẫm. Bên cạnh đó, người dân tự ý trồng nhiều loại cây không đúng chủng loại cây đô thị như vông, bông gòn, dâu da… có cành giòn dễ gãy, rễ nông hay bị đổ, có quả rụng gây mất vệ sinh. Trên cơ sở quy hoạch hệ thống cây xanh Hà Nội, UBND thành phố đã phê duyệt đề án cải tạo cây xanh đô thị hai bên đường giai đoạn năm 2014-2015, với 190 tuyến phố trên địa bàn 10 quận, tổng kinh phí khoảng 73,3 tỷ đồng. Mục tiêu của đề án cải thiện cảnh quan, môi trường, bảo đảm chất lượng cây xanh. Các cây trồng lại thay thế cây sâu mục, cong, nghiêng gồm 15 loài, có đường kính thân từ 15cm trở lên, chiều cao phát triển 6-8m, thân thẳng, phân cành cao, không sâu bệnh, không ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông.

      Về việc một số cây mới trồng lại trên tuyến Vành đai I Kim Liên - Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu bị chết, Sở Xây dựng khẳng định là do thời tiết không thuận lợi. Tuyến này do Công ty cổ phần Thương mại công nghệ Bình Minh thực hiện, trồng thay thế 139 cây sấu từ ngày 15-8 đến 10-9-2014. Những cây bị chết, Công ty Bình Minh đã trồng thay thế để bảo đảm chất lượng toàn tuyến.
      Khánh Khoa
      http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Quy-hoach/733140/thay-the-cay-xanh-tren-mot-so-tuyen-pho-bao-dam-my-quan-do-thi

      Xóa
    2. Bài này đăng công khai từ cuối năm ngoái:
      Thay thế nhiều cây xanh trên phố Huế, Hàng Bài và Nguyễn Chí Thanh
      Thứ Ba 16:37 23/12/2014
      (HNMO)- Chiều nay (23-12), tại buổi giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội đã thông tin về công tác thay thế cây xanh không đúng chủng loại cây xanh đô thị, không bảo đảm tiêu chuẩn trên địa bàn thành phố theo phương thức xã hội hóa.

      Theo đó, thực hiện thay thế cây xanh tại: tuyến đường vành đai I; tuyến phố Kim Mã - Nguyễn Thái Học; 17 tuyến phố thuộc 4 quận nội thành; tuyến phố Huế - Hàng Bài và Nguyễn Chí Thanh; một số khu vực công cộng.

      Tại tuyến đường vành đai I, từ ngày 15-8-2014 đến ngày 10-9-2014, Công ty cổ phần thương mại công nghệ Bình Minh đã thực hiện trồng thay thế được 139 cây sấu. Trên tuyến phố Kim Mã - Nguyễn Thái Học, Sở Xây dựng đã giao cho Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Hà Thành thực hiện thay thế cây. Đến nay, trên phố Kim Mã, Công ty đã chặt hạ 50/52 cây, dịch chuyển 4 cây, trồng 47 cây; trên tuyến phố Nguyễn Thái học, chặt hạ 98/144 cây, dịch chuyển 4/5 cây, trồng 101 cây lát hoa.

      Chặt hạ hàng xà cừ trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân)
      Chặt hạ hàng xà cừ trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân)

      Còn tại 17 tuyến phố thuộc 4 quận nội thành, gồm: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, Sở Xây dựng Hà Nội đã họp với 9 doanh nghiệp thực hiện đặt hàng các dịch vụ duy trì cây xanh, vườn hoa trên địa bàn thành phố. Qua đó, kêu gọi xã hội hóa việc thay thế cây xanh trên 17 tuyến phố. Đến nay, có 8/9 doanh nghiệp đã có văn bản xin đăng ký với số lượng khoảng 600 cây.

      Đối với tuyến phố Huế- Hàng Bài và Nguyễn Chí Thanh, Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH MTV công viên cây xanh thực hiện trồng thay thế cây xanh có chủng loại, kích thước không phù hợp với cảnh quan từ nguồn kinh phí xã hội hóa của tập đoàn Vincom, Công ty cổ phần Him Lam. Cụ thể: phố Huế chặt hạ 117 cây, dịch chuyển 11 cây, trồng 117 cây (giáng hương) thay thế; phố Hàng Bài chặt hạ 12 cây, dịch chuyển 1 cây, trồng 13 cây sấu thay thế; Nguyễn Chí Thanh chặt hạ 96 cây, trồng 92 cây (giáng hương) thay thế.
      Minh Huệ
      http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Quy-hoach/732147/thay-the-nhieu-cay-xanh-tren-pho-hue-hang-bai-va-nguyen-chi-thanh

      ===============
      Chặt hạ, di chuyển 35 cây xanh trước cửa Đại học GTVT
      Thứ Hai 20:40 22/12/2014
      (HNMO) - Chiều 22-12, Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị Hà Nội cho biết: bắt đầu từ ngày mai (ngày 23-12), Ban sẽ phối hợp với Công ty Công viên cây xanh Hà Nội tổ chức chặt hạ, di chuyển 35 cây xanh nằm trong phạm vi mặt bằng xây dựng ga S8 Dự án đường sắt đô thị thí điểm TP Hà Nội, đoạn Nhổn-ga Hà Nội (khu vực trước cổng trường Đại học GTVT).

      Ông Cao Quang Đại-Giám đốc Xí nghiệp Quản lý cắt sửa cây xanh Hà Nội (thuộc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội) cho biết: qua khảo sát, Số cây bị chặt hạ tại khu vực trước cửa trường ĐH GTVT lần này chủ yếu là cây xà cừ, phượng và bàng. Trong đó, 7 cây xà cừ thì đều đã bật gốc, rất nguy hiêm, trong khi đó việc di dời để tận dụng lại là rất tốn kém. Các cây còn lại như 4 cây phượng thì đều bị nghiêng, mục thân, cành cây thấp; 1 cây thàn mát thì bị mục dọc thân; 2 cây muồng bị cong nghiêng; 2 cây bàng thì không thuộc chủng loại cây đô thị. 19 cây được di chuyển đều là cây bằng lăng, số cây này sẽ được chuyển về vườn ươm Cầu Diễn.


      Tuấn Lương
      http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Quy-hoach/732061/chat-ha-di-chuyen-35-cay-xanh-truoc-cua-dai-hoc-gtvt-

      Xóa
    3. Bạn có đọc bài viết không? Bạn có nhìn cái hình ảnh kèm theo bài viết không? Hay chỉ copy rồi đi paste lung tung?

      Xóa
  9. Mùi tiền chứ gì cô chủ. Đâu chả có cô cứ giả vờ làm gì.

    Trả lờiXóa
  10. Chả phải bênh chị chủ nhà nhưng thưa bác Hà Đoan và các bác, các bác có thấy trong bài
    -------------
    Thay thế cây xanh trên một số tuyến phố: Bảo đảm mỹ quan đô thị
    Thứ Hai 06:33 05/01/2015
    -------------
    có vẻ Đề án rất khoa học, tỉ mỉ:
    "Theo khảo sát, thiết kế, tuyến phố Huế chặt hạ 117 cây, di chuyển 11 cây, trồng lại 117 cây giáng hương thay thế. Tuyến phố Hàng Bài chặt hạ 12 cây, di chuyển 1 cây, trồng 13 cây sấu thay thế. Tuyến phố Nguyễn Chí Thanh chặt hạ 96 cây, trồng 92 cây giáng hương thay thế. "
    Chỉ "thay thế cây sâu mục, cong, nghiêng"
    chứ có nội dung nào cho phép đốn hạ toàn bộ cây trên cả một tuyến phố dài như tấm hình trên cùng đâu?
    Báo chí chụp rất nhiều tấm hình chặt cả những cây không hề bị sâu mục là sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cây xà cừ có tội gì mà định xóa sổ nó?
      Đường Điện Biên, Trần Phú, đường Hoàng Diệu (nhà bác Giáp) ... nếu đốn hạ hết xà cừ thì sẽ ra sao?
      -----
      Xà cừ là cây đại mộc có thể cao từ 35–40 m, đường kính cây có khi đạt đến 2m (ở Thảo cầm viên TP Hồ Chí Minh). Cây thường xanh, tán lá rậm, cành nhiều, cành non cong xuống. Lá kép lông chim một lần chẵn, cụm hoa chùm tán, hoa nhỏ màu trắng có 4 cánh nhỏ màu trắng dính nhau, mùa hoa tháng 4-5.Quả nang nhỏ, chín tháng 10, khi chín bung thành 4 mảnh. Vỏ cây màu xám nâu, vỏ nứt đồng tiền khoanh tròn như cái sọ nên cây còn có tên là sọ khỉ

      Sinh trưởng[sửa | sửa mã nguồn]
      Cây ưa sáng mọc nhanh, dễ trồng hạt nẳy mầm rất khoẻ, tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Cây tăng trưởng rất nhanh, có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất, rất phù hợp với nền đất cát của vùng ven biển miền trung Việt Nam, cây có bộ rễ sâu có thể thích nghi việc chóng chịu điều kiện thiếu nước.

      Cây ít sâu bệnh hại, chủ yếu là sâu loài Hypsipyla robusta cắn hại. Thân gỗ thường bị các loại bọ cánh cứng Lytus spp. phá hoại. Ngoài ra cây thường bị nhiễm loại vi khuẩn Xanthomonas khaye gây nên các hiện tượng u bướu chảy nhựa.

      http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A0_c%E1%BB%AB

      Xóa
    2. Các loài cây trồng thay thế là cây phù hợp đô thị như giáng hương, sấu, thàn mát, bằng lăng, sao đen, chẹo, lát hoa, vành anh, hoàng lan…
      ---------------------------------
      Hổng có xà cừ nhá cô Ngân Thương! Chặt là đúng rùi.

      Xóa
  11. Mà cái vụ đốn sách giáo khoa, giồng sách mới của anh Luận bên giáo dục còn kinh khủng hơn vụ đốn cây này nhiều.

    Đề nghị Tiên Lãng cho ý kiến!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề đổi mới sách giáo khoa hàng chục năm nay bàn loạn hết cả lên rồi bác ơi! Nhà nhà người người... ai cũng bàn, cũng hiến kế nên lắm thầy nhiều ma. 30 ngàn tỷ rồi 800 tỷ...
      Em xin miễn bàn!

      Xóa
  12. Gỗ xà cừ tăng giá mạnh trong năm nay

    Xà cừ thuộc một loại gỗ quý hiếm ở nước ta, có rất nhiều ứng dụng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gần đây giá gỗ xà cừ tăng mạnh nguyên nhân vì đâu?

    Theo nhiều Doanh nghiệp tại Đồng Nai cho biết gỗ xà cừ tăng từ 5,5 triệu/ m3 gỗ lên 6 triệu/ m3 gỗ nguyên nhân chính là do các gỗ cao su và một số gỗ nhập khẩu có giá cao trong một thời gian dài, vì vậy những người làm gỗ họ đã nghĩ ra cách để giảm giá đầu vào, để tăng lợi nhuận mà vẫn chiếm được thị trường khách hàng, họ đã chuyển sang dùng gỗ xà cừ có giá rẻ hơn mà hiệu quả mang lại cao và như vậy đã tạo ra lượng cầu thị trường gỗ xà cừ tăng vọt làm đẩy giá của nó lên trong thời gian gần đây. Nhiều Doanh nghiệp đã xuất xưởng sản phẩm của mình bằng 3 loại gỗ chính: gỗ cao su, gỗ tràm bông vàng và gỗ xà cừ.

    Ở Đồng Nai, nhiều người đã bỏ trồng cây tràm sang trồng xà cừ, theo những người dân này cho biết trồng xà cừ tốn ít công mà lại mang lại kinh tế cao hơn gấp 3 lần so với trồng tràm bông vàng. Mặc dù thời gian trồng tràm ngắn hơn nửa thời gian trồng xà cừ nhưng lợi nhuận thấp hơn rất nhiều so với trồng xà cừ, vì vậy họ đã chuyển sang trồng xà cừ hơn nữa hiện nay xu hướng người tiêu dùng chuộng dùng đồ nội thất bằng gỗ xà cừ hơn.

    http://goxaydung.info/go-xa-cu-tang-gia-manh-nguyen-nhan-vi-sao.html

    Trả lờiXóa
  13. XÃ HỘI 11:30 NGÀY 20/03/2015
    Hà Nội sẽ bán đấu giá gỗ từ những cây bị chặt
    Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, thành phố sẽ tổ chức bán đấu giá lượng gỗ thu hồi được từ 6.700 cây bị chặt hạ.
    Chiều 20/3, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ có cuộc họp báo về việc xã hội hóa cây xan, để giải đáp những băn khoăn của dư luận về việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên 190 tuyến phố Hà Nội,

    Theo đề án của Sở Xây dựng Hà Nội, nhu cầu vốn của đề án là hơn 73 tỷ đồng. Giải pháp về vốn đề thực hiện việc cải tạo, thay thế cây xanh hai bên đường trên địa bàn 10 quận nội thành đến năm 2015 được huy động từ nguồn ngân sách của thành phố và công tác xã hội hóa.

    Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, hiện đơn vị chức năng đã thay thế được khoảng 500 cây ở 9 tuyến phố. Trong số các cây được thay thế có nhiều cây to, lượng gỗ sẽ được Công ty Công viên cây xanh thu hồi, sau đó tổ chức bán đấu giá thu vào ngân sách.

    Ông Lê Văn Dục khẳng định, không có lợi ích cá nhân trong việc thay thế cây xanh của Hà Nội.

    Ảnh:
    http://img.v3.news.zdn.vn/w660/Uploaded/nokarz/2015_03_19/DSC_7199_zing_1.JPG
    Chiều 19/3, nhiều cây xà cừ có đường kính lớn bị thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: Lê Hiếu.

    Trong khi đó. chiều 19/3, tại buổi họp tập thể UBND TP Hà Nội, Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo cũng khẳng định việc thay thế 6.700 cây "không để kiếm chác hay có nhóm lợi ích". Về cơ sở pháp lý, ông Thảo cho biết, việc thay thế cây xanh có cơ sở là quy hoạch chuyên ngành về hệ thống công viên và cây xanh được HĐND thành phố thông qua. Trong quy hoạch chuyên ngành đó chỉ rõ lộ trình thay thế tất cả cây sâu mục, già cỗi, cong nghiêng, không đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Thảo đã trực tiếp phê bình các đơn vị triển khai kế hoạch trên với lý do thông tin quá kém, không rõ ràng, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ dẫn đến việc người dân không hiểu hết vấn đề. Theo Chủ tịch TP Hà Nội, do việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu rằ
    Lấy ý kiến người dân về việc thay cây Chiều 19/3, trên một số tuyến phố Lý Nam Đế, Trịnh Hoài Đức (Hà Nội)… xuất hiện những tấm biển trưng cầu ý kiến người dân về những cây dự kiến sẽ được cắt tỉa cành phòng gãy đổ mùa mưa bão hoặc do bị khô, mục. Ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, cho biết, việc cắt tỉa, chặt hạ, thay thế cây này là việc làm thường xuyên, hàng năm của Công ty để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Theo ông Hưng, những cây sẽ chặt tỉa, đốn hạ, thay thế mà đang lấy ý kiến không nằm trong dự án thay thế 6.700 cây.

    Nguồn Zing News

    Bài viết: http://news.zing.vn/Ha-Noi-se-ban-dau-gia-go-tu-nhung-cay-bi-chat-post522544.html

    Nguồn Zing News

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gần 200 phố ở Hà Nội sẽ không có bóng mát suốt 3 năm
      Cây xanh được thay thế mất 2-3 năm mới tạo được tán mát rộng 1,5-2 m. Trong thời gian đó, 190 tuyến phố của Hà Nội sẽ không có bóng mát.

      Theo đồ án Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ Hà Nội đến năm 2030 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, thành phố sẽ chặt hạ, thay thế 6.700 cây với tổng kinh phí hơn 70 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động từ ngân sách thành phố và xã hội hóa. Việc thay thế cây trên 190 tuyến phố được Sở Xây dựng lý giải là do cây không đúng chủng loại và mất an toàn, cản trở giao thông, ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Những cây thay thế, khi phát triển sẽ cao 6 - 8 mét, đường kính thân tối thiểu 10 cm. Chi phí cho mỗi cây này khoảng 10 triệu đồng. Sở Xây dựng Hà Nội cũng xác nhận, tỷ lệ cây xanh đô thị ở thủ đô còn thấp, có chỗ không có hoặc dưới 50 cây mỗi km2.

      TS Đặng Văn Đông, Bộ môn Hoa và Cây, ĐH Nông nghiệp Hà Nội nhận định, các cây xanh được thay thế phải mất 2 - 3 năm mới tạo được tán mát rộng 1,5-2 mét. Như vậy, trong những năm tới, trên 190 tuyến phố của Hà Nội sẽ không có bóng mát. Theo ông Đông, việc Hà Nội chọn trồng cây cao 6-8 mét có thể tạo bóng mát sớm. Tuy nhiên, khi trồng lại cây trưởng thành, rễ phải tái sinh nên khả năng bám đất kém hơn cây non. Đây có thể là nguyên nhân khiến cây dễ gãy đổ vào mùa mưa bão. Trong khi đó, TS. KTS Phó Đức Tùng đặt vấn đề, mỗi cây lớn cần hàng trăm mét khối đất tự nhiên để phát triển khỏe mạnh nhưng hiện đường phố Hà Nội chật hẹp, đất bị nén chặt, đầy các loại ống nên thiếu không gian cho bộ rễ và cành lá. "Ở các đô thị phát triển trên thế giới, người ta phải làm riêng hệ thống đường ống cho rễ cây phát triển để không ảnh hưởng hạ tầng. Giá thể trồng cây đô thị cũng đặc biệt, có khả năng chịu nén, và công suất cung cấp dưỡng khí, dưỡng chất gấp hàng trăm lần đất thường. Vì thế, chỉ cần vài mét khối là đủ cho một cây, nhưng họ cũng chỉ dám trồng cây tầm trung", ông Tùng nói. Chuyên gia này lo ngại, cây xanh là nơi trú ẩn của nhiều loại sinh vật khác, nhưng khi nơi ở này mất đi, nguy cơ bùng phát côn trùng và sâu bệnh tại những khu dân cư là khó tránh khỏi.

      Ngày 19/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định, việc Hà Nội chặt gần 7.000 cây xanh không để kiếm chác hay có nhóm lợi ích mà dựa trên cơ sở cái gì có lợi cho dân thì làm. Về cơ sở pháp lý của việc thay thế cây xanh tại Hà Nội, ông Thảo cho biết, việc thay thế cây xanh đã được HĐND thành phố thông qua trên cơ sở quy hoạch chuyên ngành về hệ thống công viên và cây xanh. Trong đó, cây thay thế chủ yếu là những cây sâu mục, già cỗi, cong nghiêng, không đảm bảo giao thông, có thể gây tai nạn chết người. Chủ tịch Hà Nội cũng phê bình các đơn vị triển khai vì thông tin kém, không rõ ràng, không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ dẫn đến việc người dân không hiểu hết vấn đề.

      Bài viết: http://news.zing.vn/Gan-200-pho-o-Ha-Noi-se-khong-co-bong-mat-suot-3-nam-post522227.html

      Nguồn Zing News

      Xóa
  14. Người phát ngôn nói chênh với chỉ đạo của chủ tịch?
    Như tin tức đã đưa, mới đây, ông Trần Đăng Tuấn đã có tâm thư gửi đến Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội bày tỏ quan điểm, suy nghĩ liên quan đến dự án thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội với tư cách là một người dân. Sau khi bức thư của ông Tuấn được đăng tải trên một số trang mạng và được báo chí quan tâm. Trong cuộc trao đổi bên lề cuộc giao ban báo chí Thành ủy chiều 17/3, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long đã nhiệt tình “trả lời hộ” Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo những vấn đề ông Tuấn nêu trong bức thư được phóng viên các báo đưa ra.

    Theo đó, trong cuộc trao đổi này, ông Long cho biết, tất cả những cây xanh thay thế không phải sâu mọt hết tất cả, nhưng Hà Nội có 3 chủ trương: một là thay thế các tuyến cây, có thể cây không phải sâu mọt mà không đúng chủng loại, cây người ta nói không nên trồng ở đô thị.

    Cũng theo ông Long, dự án này không phải tiền ngân sách. Chặt cây ở đường Nguyễn Chí Thanh bằng hình thức xã hội hóa. Doanh nghiệp bỏ tiền ra sẽ quyết định làm việc gì, phù hợp mục đích.

    Đặc biệt, ông Long cho rằng, không phải việc gì cũng phải hỏi ý kiến người dân và theo ông việc hcawtj cây không cần phải hỏi.
    “Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì…Không phải hỏi gì cả, đấy là trách nhiệm của cơ quan quản lý, của chính quyền. Một cái cây chặt đi cũng phải hỏi dân trong khi còn rất nhiều việc khác”, Vietnamnet ghi lời ông Phan Đăng Long.

    Phát ngôn này của ông Phan Long đã nhận nhiều phản ứng trái chiều.

    Hai ngày sau phát ngôn gây sốc của Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long, 19/3, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chính thức có thư trả lời ông Trần Đăng Tuấn.

    Trong thư, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, ngay sau khi đọc thư ngỏ của ông Trần Đăng Tuấn cùng các thông tin phản ánh trên báo chí, ông đã yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng rà soát việc cải tạo, thay thế một số cây xanh trên địa bàn thành phố đảm bảo theo đúng quy hoạch và yêu cầu quản lý, phát triển đô thị; khi thực hiện phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương, các cơ quan báo chí, thông tin công khai, đầy đủ, tạo đồng thuận của nhân dân. Đồng thời, yêu cầu người phát ngôn của UBND TP thông tin trên các báo, đài về việc cải tạo, thay thế một số cây xanh trên địa bàn thành phố.

    “Với trách nhiệm Chủ tịch UBND TP, tôi luôn lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức và mọi người dân, từ đó chỉ đạo, điều hành vì mục tiêu chung xây dựng và phát triển thủ đô…”

    Tại phiên họp thường kỳ của lãnh đạo TP. Hà Nội sáng 19/3, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cũng đã trực tiếp phê bình các đơn vị triển khai công tác chặt hạ, di chuyển, thay thế cây xanh trên địa bàn TP, vì công tác thông tin, tuyên truyền chưa đáp ứng được yêu cầu. Ông Thảo khẳng định: Không có chuyện thay thế hàng loạt cây xanh và không có lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong việc chặt cây.

    Cũng trong chiều ngày 19/3, trên một số tuyến phố Lý Nam Đế, Trịnh Hoài Đức… xuất hiện những tấm biển trưng cầu ý kiến người dân về những cây dự kiến sẽ được cắt tỉa cành phòng gãy đổ mùa mưa bão hoặc do bị khô, mục.

    Trao đổi trên VnExpress, Ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, cho biết, những cây sẽ chặt tỉa, đốn hạ, thay thế mà Công ty đang làm (và đang lấy ý kiến) không liên quan gì đến dự án thay thế 6.700 cây.

    Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc làm này cũng xuất phát từ chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố. Và nếu vậy, việc giải đáp thắc mắc của người dân về dự án chặt, thay thế 6.700 cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội của người phát ngôn và chỉ đạo của chủ tịch UBND thành phố Hà Nội phần nào còn bất nhất?

    THEO NGƯỜI ĐƯA TIN

    Trả lờiXóa
  15. Cái này mới đáng quan tâm nè: Cả thành phố HN bị lừa! Theo quảng cáo của Sở Xây dựng, cây thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây Vàng tâm, một loại cây vô cùng quý hiếm. Thế nhưng, người dân phát hiện, đó không phải là cây vàng tâm mà là cây MỠ!
    Các chuyên gia xác nhận đúng là cây MỠ! Các chuyên gia cũng xác nhận: Từ thời Tây đến giờ, cây Mỡ chưa bao giờ được vinh dự xếp vào hàng cây bóng mát đô thi!

    Chuyên gia lâm nghiệp: Cây trồng mới ở Hà Nội không phải cây vàng tâm
    http://motthegioi.vn/xa-hoi/thoi-su-xa-hoi/chuyen-gia-lam-nghiep-cay-trong-moi-o-ha-noi-khong-phai-cay-vang-tam-166644.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Những cây được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh chắc chắn không phải cây Vàng tâm. Đây là loại cây rừng trồng, gỗ chủ yếu để làm… bút chì và gỗ dán. Đây là loại cây sinh trưởng chậm và chưa bao giờ có tên trong những nghiên cứu về cây bóng mát. Mặc dù là cây bản địa nhưng từ thời Pháp thuộc cũng như trong quy hoạch cây xanh hiện đại, Dổi, Mỡ chưa bao giờ được nhắc đến trong bản đồ cây bóng mát từ trước cho đến nay. Với kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng hàng cây trên sẽ xấu và khó có thể sống được lâu dài”, ông Cường khẳng định.

      Xóa
  16. Vào nhà ĐÔNG LA khiên nó đi Bệnh viện Trâu Quỳ kìa! Bị điên nặng rồi! Tội nghiệp. Nghiệp báo nặng quá, suốt ngày chùi đít cho thánh nữ Vũ Thị Hòa , hé hé hé...!!!! Ngu vô đối!

    Trả lờiXóa
  17. Qua câu chuyện chặt cây chúng ta sẽ thấy được nhiều điều:

    1. Rõ ràng dân đã ko hoàn toàn tin vào chủ trương mà chính quyền bảo là "đúng đắn". Chứng tỏ lòng tin của ng dân vào CQ đã giảm sút rất đáng báo động.
    2. Khẩu hiệu "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" cũng chỉ là khẩu hiệu khi Ông Long bảo "chẳng cần hỏi dân".
    3. Dân luôn nghi ngờ có động cơ ẩn giấu sau 1 chủ trương của CQ. Bằng chứng là Ông Thảo phải thanh minh "Ko có khuất tất gì".
    4. Dù cho là chủ trương "đúng" nhưng CQ phải dừng lại việc chặt cây. Điều này thể hiện người đưa ra chủ trương ko lường được kết quả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bởi mục tiêu và động cơ của dân với quan có thể là khác nhau. Vậy nên cần thêm cái khác nữa.

      Theo chuẩn Tây thì cái này là do thiếu sự canh chó, hay còn gọi là watchdog.

      Thiếu canh gác nên chó cắn càn. Những nơi như GoogleTienlang cũng đang làm việc đó, nhưng không có chính danh mà chỉ ở dạng tự phát.

      Xóa
    2. Vâng, em cũng đang canh, chó cắn càn như tên Gió Lang Thang Trịnh Anh Tuấn là phải đập chết.
      Việc Hà Nội có thể để xảy ra sai sót, thậm chí là tham nhũng cũng ko cần đến dạng rận xĩ xía vô. Người dân lương thiện biết cách xử lý, kể cả vụ tham nhũng lớn.

      Xóa
    3. Dân thì biết xử lý tham nhũng thế nào hả bạn Trọng Nhân ? Chỉ mong các đồng chí ấy ăn chia k đều rồi tố cáo nhau ra thôi. Chán cho cái đầu của ban quá, động não chút đi.

      Xóa
  18. CHỦ NHẬT, NGÀY 22 THÁNG 3 NĂM 2015
    Vụ chặt cây xanh: Đình chỉ hàng loạt cán bộ Sở Xây dựng
    22/03/2015 15:48 GMT+7

    TTO - Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo Sở Xây dựng tạm đình chỉ công tác trưởng phòng, phó trưởng phòng, cán bộ liên quan việc chặt cây xanh để phục vụ thanh tra.

    Cây xanh đang được chặt hạ trên phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) vào chiều 19-3 - Ảnh: Lâm Hoài
    Ngày 22-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã ký quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua.
    Đây là quyết được được Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đưa ra sau cuộc họp do ông chủ trì về kiểm kiểm một số nội dung đã được UBND TP chỉ đạo sau khi dư luận lên tiếng phản ứng về việc chặt hạ hàng loạt cây xanh trên nhiều tuyến phố.

    Sau cuộc họp này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội (ông Lê Văn Dục-PV) tiến hành kiểm điểm trách nhiệm cá nhân theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố. Đồng thời chỉ đạo điểm trách nhiệm Phó giám đốc Sở Xây dựng phụ trách trực tiếp, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
    Chủ tịch UBND TP đã chỉ đạo Sở Xây dựng tạm đình chỉ công tác trưởng phòng, phó trưởng phòng, cán bộ công chức liên quan trực tiếp trong việc thực hiện nhiệm vụ trên để phục vụ công tác thanh tra.
    Theo quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành thanh tra toàn diện việc thay thế cây xanh, Chủ tịch UBND TP giao Chánh thanh tra thành phố chủ trì, các thành viên đoàn gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan: Công an thành phố, Sở Tài Chính, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, mời đại diện lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy tham gia.
    Thời gian chậm nhất trong 30 ngày, báo cáo kết quả để UBND thành phố xem xét quyết định.
    XUÂN LONG

    Trả lờiXóa
  19. Tất cả họp bàn triển khai đề án, tất cả ăn chia hoan hô vỗ tay rào rào. Tuyên truyền là dân đồng tình ý Đảng lòng dân. Này bị dân nhất tề phản đối thì lời vài tháng ra thì tốt, thật là đạo đức thật là văn minh. Chưa kể còn bỏ rơi đám DLV thích lên đồng phá đám.

    Trả lờiXóa
  20. Một nũ côn đồ chính trị,phản bội lợi ích nhân dân, một bọn cơ hội chính trị luồn sâu chui cao,câu kết với những kẻ kiêu binh công thần, quan cách mạng, tham lam chúng muốn lái dư luận xã hội từ cái mũ bảo hiểm, đến tịch thu xe, cấm xe.....được ngụy biện rằng những cái đó là nguyên nhân gây tai nạn giao thông sang chặt phá cây là chỉnh trang đô thị văn minh để cướp bóc vơ vết, ,rôiì đến chụp mũ DLV những người dân già có trẻ có chỉ muốn bảo vệ cuộc sống thanh bình của mình chống những kẻ bán nước kiếm xèng đômỹ thành kẻ gây dối để tâng bốc quan thày ngoại bang mỹ -âu mong chúng ngợi ca và được cho ăn như những con cẩu vì đã ''dân chủ'' (thực chât bán nước theo chúng như những con chó được nuôi cho ăn khi còn giá)

    Trả lờiXóa