Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

LS Lê Văn Thiệp: Vì sao LS Trần Đình Triển từng bị đuổi khỏi Đoàn Luật sư HN?

 LS Trần Đình Triển cùng nhà "ma học" Phan Thị Bích Hằng
Lời dẫn: Tại bài Cần thu hồi thẻ luật sư của ông Trần Đình Triển có ý kiến bạn đọc cho biết, rằng ông Trần Đình Triển đã từng bị tước thẻ luật sư và có bạn đọc khác muốn biết thêm chi tiết. Vậy chúng tôi xin giới thiệu bài viết của LS Lê Văn Thiệp - Thành viên Đoàn Luật sư Hà Nội về vấn đề này. Bài của LS Lê Văn Thiệp được đăng trên trang fb cá nhân của ông, đồng thời cũng được đăng trên báo Người Cao tuổi.
==== === ====
Báo Người cao tuổi đến thời điểm này không bị dính chàm vì không a dua theo Trần Đình Triển những vụ án thất bại của ông ta trước đây, còn ít nhiều đều bị dính bẫy “nổ”, “chém gió”…

Trần Đình Triển từng bị khai trừ khỏi Đoàn Luật sư Hà Nội vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp có xứng đáng là đồng nghiệp của những luật sư chân chính?
Hôm qua tôi có gọi điện hỏi thăm ông Nguyễn Trọng Tỵ, cựu Chủ nhiệm Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội nhiều khóa liền, người mà tôi vô cùng kính trọng vì nhiều lẽ và cũng là tấm gương để cho thế hệ trẻ học tập. Tôi có hỏi về vụ việc trước đây luật sư (LS) Trần Đình Triển bị khai trừ khỏi Đoàn Luật sư như thế nào thì ông Tỵ cho biết như sau:
Vào năm 1993, LS Trần Đình Triển đã nhận bào chữa cho một bị cáo phạm tội liên quan đến ma túy, ông ta hứa hẹn với người thân của bị cáo là sẽ giải quyết được án treo cho bị cáo. Sau khi nhận tiền với giá trị rất lớn vào thời điểm đó nhưng LS Triển không làm gì cả, thậm chí còn không tham gia phiên tòa để bào chữa kết quả là bị cáo vẫn bị hình phạt tù giam. Thân nhân của bị cáo đã đến đòi tiền nhưng ông Triển không trả, lại còn báo Công an bắt họ vì đe dọa, cưỡng đoạt tài sản, Công an đã không giải quyết yêu cầu của ông ta. Khi thân nhân của bị cáo đến trụ sở Đoàn khi đó ở 19 Tràng Thi đòi tiền thì ông Triển vớ lấy cái bơm xe đạp đòi đánh họ, do có nhiều người can ngăn lên hậu quả không xảy ra. Đoàn Luật sư Hà Nội đã cho ông Triển một cơ hội là hãy trả tiền lại cho người nhà bị cáo rồi sẽ xử lí mọi chuyện nhưng LS Triển không trả. Kết cục, LS Trần Đình Triển bị khai trừ khỏi Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Sau này LS Phạm Hồng Hải làm Chủ nhiệm đoàn đã kết nạp lại đối với Trần Đình Triển.
Cũng ngày hôm qua, LS Nguyễn Văn Chiến có gọi cho tôi và trao đổi về thông tin LS Triển đăng trên tường FB của ông ấy là: “LS Chiến nói nếu tôi không ủng hộ ông ấy thì sẽ có một Công ty kiện anh”. LS Chiến khẳng định ông Triển bịa đặt, dựng chuyện vì việc kiện tụng, khiếu nại là của các đương sự, Chủ nhiệm không biết và không can thiệp”.
Thế đấy, các tín đồ của ông Triển hãy đọc kĩ và đánh giá, còn tôi khẳng định một lần cuối là: Ở Đoàn Luật sư TP Hà Nội có nhiều LS hơn ông Triển về mọi phương diện nên không có chuyện ghen ghét cá nhân ở đây và tôi chỉ muốn giữ gìn và nâng cao uy tín của Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội và nghề Luật sư ở Việt Nam bằng cách thanh lọc những cặn bã, loại bỏ những con sâu trong giới nghề mà thôi.
 Trân trọng
Mời đọc thêm bài: 

5 nhận xét:

  1. Ông Trần Đình Triển không còn xứng đáng là Luật sư


    Tôi biết tên tuổi của luật sư Trần Đình Triển qua nhiều vụ án mà ông nhận bào chữa như vụ Tập đoàn Tân Tạo của bà Đặng Thị Hoàng Yến (đã bị miễn nhiệm ĐBQH) kiện Báo Người cao tuổi, vừa qua ông nhận bào chữa cho Dương Chí Dũng ở Tập đoàn Vinalines, v.v…

    Còn nhớ vào ngày 9/8/2011, vì quyết bảo vệ bà Đặng Thị Hoàng Yến (khi còn là ĐBQH Khóa XIII) bị Báo Người cao tuổi phanh phui việc gian dối trong kê khai lí lịch để ứng cử ĐBQH, ông Triển đã có thái độ hành xử vô văn hóa, trắng trợn với ông Tổng Biên tập Kim Quốc Hoa tại Văn phòng Báo Người cao tuổi như hăm dọa “ngay ngày mai cho bay cái ghế Tổng Biên tập”. Sau đó, ông Triển còn chuyển thư nặc danh đến Trung ương Hội NCT Việt Nam, Hội NCT các tỉnh, thành phố và đưa lên mạng VPLS Vì Dân để bôi nhọ, xúc phạm danh dự ông Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi liền bị bạn đọc cả nước nguyền rủa.

    Đến năm 2012, ông Triển lại bị Công ty ATS gửi đơn tố cáo đến Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư Hà Nội, Sở Tư pháp và Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Nội, Báo Người cao tuổi, v.v… tố cáo hành vi “Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”.

    Các chi tiết trong đơn mà Báo Người cao tuổi đã nêu (các ngày 9, 10 và 11/9/2014) đủ thấy bản chất của ông Triển quá trâng tráo, quỵt nợ hàng tỉ đồng của thân chủ mà không sợ pháp luật xử lí, cũng như dư luận chê trách tư cách của người luật sư rất kém hiểu biết pháp luật hoặc có hiểu biết mà cố tình làm bậy. Rõ ràng trong phi vụ làm dịch vụ pháp lí cho Công ty ATS, ông Triển chưa thực hiện kí kết hợp đồng đã đòi ứng 300 triệu đồng, còn khẩn khoản xin vay thêm 1 tỉ đồng rồi quỵt không trả cho thân chủ.

    Qua vụ việc nêu trên, cách ứng xử không văn hóa tại cơ quan Báo Người cao tuổi cũng như vụ lem nhem đến tiền bạc với Công ty ATS, tôi đề nghị rút giấy phép hành nghề luật sư Trần Đình Triển vì ông này không còn xứng đáng để người dân tin tưởng về tư cách và đạo đức nghề nghiệpn

    Phạm Văn Phê

    (Phó Chủ tịch Hội NCT Phường 14, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh)

    Trả lờiXóa
  2. Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư “Vì Dân”: Bị tố cáo “Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”

    “Quá đủ cho việc thu hồi thẻ hành nghề luật sư”…

    Mới chỉ một vụ trốn thuế bị tố cáo…

    Công ty ATS là khách hàng quen thân của Văn phòng Luật sư (VPLS) Vì Dân tố cáo luật sư Trần Đình Triển “Vi phạm đạo đức luật sư và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, trốn thuế”. Đơn tố cáo đang được Đoàn Luật sư Hà Nội giải quyết còn Cơ quan Cảnh sát Điều tra Hà Nội (PC45) cũng đã thụ lí đơn.

    Tại biên bản làm việc ngày 15/8/2014 giữa đại diện Đoàn Luật sư TP Hà Nội, Công ty ATS và luật sư Trần Đình Triển không chỉ đối thoại trực tiếp, ông Triển còn đưa ra Văn bản số 30/VPLSVD ngày 14/7/2014 khẳng định số tiền 1,3 tỉ đồng là tiền phí dịch vụ Công ty ATS phải trả cho VPLS Vì Dân thực hiện công việc theo các hợp đồng dịch vụ. Thế là “gậy ông lại đập lưng ông” bởi Công ty ATS và VPLS Vì Dân mới đang thương thảo hợp đồng 25 vụ việc (chưa kí chính thức) và tổng số tiền tạm ứng phí dịch vụ chỉ là 550 triệu đồng, VPLS Vì Dân mới thực hiện 6/25 hợp đồng, ngay việc thực hiện 6 vụ việc này khi chưa kí kết hợp đồng dịch vụ pháp lí thì luật sư Trần Đình Triển cũng đã vi phạm khoản 2 Điều 5 Thông tư số 17/2011/TT-BTP ngày 14/10/2011 của Bộ Tư pháp, hướng dẫn Luật Luật sư. theo đó: “Đối với vụ việc có mức thù lao từ 200.000 đồng (hai trăm nghìn đồng) trở lên, tổ chức hành nghề luật sư, hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải kí kết hợp đồng dịch vụ pháp lí bằng văn bản. Hợp đồng dịch vụ pháp lí bao gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Luật sư. Khi thanh lí hợp đồng dịch vụ pháp lí, tổ chức hành nghề luật sư, hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, phải lập hóa đơn giao cho khách hàng theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về hóa đơn bán hàng và cung ứng dịch vụ và các quy định khác của pháp luật về tài chính kế toán”.

    Ngày 12/10/2012 VPLS Vì Dân đã nhận 1,3 tỉ đồng (Công ty ATS khẳng định cho vay) còn theo ông Triển cho là tiền dịch vụ pháp lí, đến nay đã gần 2 năm VPLS Vì Dân vẫn chưa xuất hóa đơn VAT cho Công ty ATS, chưa thực hiện thanh lí hợp đồng và làm nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Nếu như VPLS Vì Dân chưa có các văn bản pháp lí chứng minh đã kê khai nộp thuế khoản tiền này thì VPLS Vì Dân đã vi phạm khoản 2 Điều 14 Thông tư số 153/BTC của Bộ Tài chính, theo đó “Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khu cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền”. Thời hạn nộp hồ sơ kê khai thuế theo quy định tại điểm a, khoản a, Điều 9 Thông tư số 28/2011/BTC ngày 28/2/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP, Nghị định số 106/2010/NĐ-CP thì “Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ hai mươi của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế”.

    Vậy VPLS Vì Dân đã kê khai thuế và nộp thuế khoản tiền này chưa? Nếu chưa kê khai, chưa nộp thuế theo khoản tiền 1,3 tỉ đồng nhận của Công ty ATS từ tháng 10/2012, VPLS Vì Dân vi phạm khoản 3 Điều 108: Xử phạt đối với các hành vi trốn thuế, gian lận thuế (không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa dịch vụ). Chiếu theo các quy định của pháp luật, Công ty ATS cáo buộc luật sư Trần Đình Triển có dấu hiệu trốn thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ luật Hình sự với tổng số tiền thuế giá trị gia tăng 10% và thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, tổng số tiền trốn thuế lên tới 455 triệu đồng cần phải truy cứu…

    Đây mới chỉ là một vụ việc từ Công ty ATS tố cáo. Luật sư “danh tiếng” như Trần Đình Triển hằng năm nhận bao nhiêu hợp đồng dịch vụ pháp lí, có kê khai nộp thuế đầy đủ hay gian lận trốn thuế? Liệu còn có khách hàng nào tố cáo vị luật sư này nhận tiền rồi không thực hiện hợp đồng như với Công ty ATS hay không? Sự thật còn ở phía trước.

    Trả lờiXóa
  3. Ông Triển này cũng tùm lum quá...kể cả trên mạng

    Trả lờiXóa
  4. Mấy chuyện cá nhân mà. Ông Triển có bị tòa án tuyên tội gì đâu mà mấy bác không am hiểu luật cứ phán như thánh.

    Trả lờiXóa
  5. Báo Người Cao tuổi chắc theo dõi sát bình luận của các cồng sĩ ở đây nên đã trích dẫn ý kiến mình và của bạn Đồng Thị Kim Thanh vào trong bài của họ.
    Hy vọng rằng lãnh đạo Liên đoàn LS VN và Đoàn LS HN cũng lắng nghe ý kiến dư luận xã hội để xử lý nghiêm ông Triển.

    Trả lờiXóa