Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

'Ký sự Syria' của VTV24 chưa nói được bản chất cuộc chiến

(Quan hệ quốc tế) - Một vấn đề rất quan trọng và rất cơ bản khi nhận diện cuộc chiến ở Syria là nhận thức cho rõ mục đích các bên khi tham gia cuộc chiến này…
 ******************************
Trong mấy ngày qua, sau khi được phát sóng trên kênh VTV1, bộ phim phóng sự tài liệu "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến" đã gây nên cơn “bão dư luận” truyền thông. Để góp phần làm rõ thêm về những vấn đề quốc tế quanh ký sự này, PV báo Đất Việt đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng phòng Thông tin - Khoa học quân sự thuộc Viện Chiến lược quân sự (nay là Viện Chiến lược Quốc phòng).
'Ky su Syria' cua VTV24 chua noi duoc ban chat cuoc chien
Ký sự ở Syria không xứng tầm với một đài truyền hình quốc gia. Ảnh chụp màn hình
PV: - Được biết, ông đã có những bình luận khá sâu sát về "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến" được thực hiện và phát sóng trên kênh VTV24. Xin ông phân tích những kiến thức quốc tế còn sai sót trong phóng sự đó?
Đại tá Lê Thế Mẫu: Để có thể thấy được những sai sót trong phóng sự này về cuộc chiến ở Syria, trước hết nhận thấy rằng đây là cuộc xung đột rất phức tạp, có sự tham gia của rất nhiều bên, trong đó mỗi bên theo đuổi một mục đích riêng. Vì sao lại có chuyện đó?
Để trả lời câu hỏi này, cần ngược dòng sự kiện về tháng 3/2011, khi đó các lực lượng đối lập ở Syria lấy cảm hứng từ phong trào “Mùa xuân Arập”, đã nổi lên đòi “cải cách hướng tới dân chủ”. Cái gọi là “các lực lượng đối lập” bao gồm chủ yếu là hai thành phần.
Thành phần thứ nhất bao gồm một số công dân Syria thực sự muốn Tổng thống Syria Basha Al-Assad cải cách dân chủ, còn thành phần thứ hai đông hơn rất nhiều là người Syria sống lưu vong ở nước ngoài cùng với rất nhiều phần từ hồi giáo cực đoan đến từ nhiều quốc gia, trong đó có cả các lực lượng khủng bố, nhận được sự ủng hộ toàn diện về chính trị, tài chính, vũ khí, cố vấn của một số thế lực trong và ngoài khu vực Trung Đông mưu toan núp dưới khẩu hiệu đòi “cải cách dân chủ” để lật đổ Tổng thống Syria Basha Al-Assad.
Vì thế, mặc dù Tổng thống Syria Basha Al-Assad chấp nhận yêu cầu của những công dân Syria thực sự muốn cải cách dân chủ, đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp, từ bỏ chế độ độc đảng lãnh đạo của đảng BASS cầm quyền, nhưng thành phần thứ hai trong các lực lượng đối lập vẫn không chấp nhận bởi mục đích của họ không phải là “cải cách dân chủ” mà là loại bỏ Tổng thống Syria Basha Al-Assad.
Để tạo cớ lật đổ Tổng thống Syria Basha Al-Assad, các phần từ hồi giáo cực đoan và các lực lượng khủng bố trà trộn trong hàng ngũ những người biểu tình dùng vũ khí tấn công các lực lượng bảo vệ pháp luật của chính phủ Syria, buộc Tổng thống Basha Al-Assad phải ra lệnh trấn áp chúng. Mượn cớ này, báo chí phương Tây dựng lên chiến dịch buộc tội Tổng thống Syria Basha Al-Assad “tàn sát người dân”, thậm chí gọi ông là “Hitle thế kỷ 21”.
Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương tiện bạo lực. Đó là quy luật muôn đời. Cho nên, kết quả tất yếu tiếp theo là một “cuộc chiến tranh qua tay người khác” bùng nổ ở Syria, thực chất là chiến tranh xâm lược, trong đó các lực lượng xâm lược chính là các lực lượng hồi giáo cực đoan và hàng chục tổ chức khủng bố đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Afghanistan, đi qua lãnh thổ một số nước trong khu vực  Trung Đông như Arabia Saudi, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ…Những lực lượng này được một số nước phương Tây cung cấp vũ khí, tiền bạc và được cố vấn quân sự của họ trực tiếp huấn luyện chiến thuật chiến tranh.
Do tính chất phức tạp như vậy, nên tham gia cuộc chiến ở Syria có rất nhiều thành phần và lực lượng. Bên trong Syria là Chính phủ, quân đội và nhân dân Syria tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc chống lại cuộc chiến tranh khủng bố do các thế lực bên ngoài thực hiện “cuộc chiến tranh xâm lược qua tay người khác”, hay còn gọi là “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” hoặc “chiến tranh dưới ngọn cờ lạ”. Theo Tổng thống Basha Al-Assad, tham gia “cuộc chiến qua tay người khác” ở Syria có các tổ chức khủng bố đến từ ít nhất 30 nước khác nhau, trong đó có cả mạng lưới khủng bố quốc tế “Al-Qaeda” hay tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS) nhận được sự ủng hộ của một số thế lực trên thế giới.
Bên ngoài Syria có Nga và Iran kiên quyết ủng hộ Tổng thống Syria Basha Al-Assad, Chính phủ và nhân dân Syria trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ quốc gia chống lại cuộc chiến tranh khủng bố do các thế lực bên ngoài tiến hành. Phía Nga đã rất nhiều lần, ở rất nhiều diễn đàn khác nhau, tuyên bố khẳng định chính thể của Syria phải do người dân nước này quyết định mà không cần có sự can thiệp từ bên ngoài.
Ngay tại Diễn đàn của Đại hội đồng LHQ tháng 9/2015, khi lãnh đạo nhiều nước phương Tây ra điều kiện đòi Tổng thống Syria Basha Al-Assad phải từ chức, Tổng thống Nga V.Putin đã khẳng định, việc ông Basha Al-Assad có làm Tổng thống Syria hay không là do lá phiếu của người dân Syria quyết định chứ không phải do lãnh đạo một số nước yêu cầu.
Cũng là bên ngoài Syria có một số nước trong Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các đồng minh của họ trong khu vực như Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ đòi loại bỏ Tổng thống Syria Basha Al-Assad-một nhà lãnh đạo được người dân bầu lên một cách dân chủ và là một người có quan điểm độc lập, đi ngược lại tham vọng địa-chính trị của Mỹ và đồng minh của họ. Điều đáng chú ý là các nước NATO và các đồng minh của họ không trực tiếp tham chiến mà tiến hành “cuộc chiến tranh qua tay người khác” dưới danh nghĩa “các lực lượng đối lập ôn hòa” bằng cách viện trợ vũ khí, cung cấp tiền bạc và cố vấn quân sự cho họ.
Tính chất phức tạp của chiến tranh ở Syria còn nhân lên gấp bội bởi có những thế lực bên ngoài che đậy mục đích của họ khi tham gia cuộc chiến này bằng bộ máy truyền thông khổng lồ do họ kiểm soát. Họ dùng bộ máy truyền thông phủ sóng khắp toàn cầu để xuyên tạc, góp méo, tung thông tin giả về sự dính líu của mình trong cuộc chiến này dưới những khẩu hiệu “can thiệp nhân đạo”, “chống khủng bố”, “xúc tiến dân chủ”, “Mùa xuân Arập”.
 
Cuộc chiến ở Syria hoàn toàn không phải cuộc nội chiến, không phải "người dân Syria... đang cầm súng bắn vào nhau".
Nói về cuộc chiến chống khủng bố đang diễn ra ở Syria, chỉ có liên minh chống khủng bố do Nga dẫn đầu là có đủ cơ sở pháp lý theo Hiến chương LHQ để tiến hành chiến dịch chống tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” tự xưng (IS) và các tổ chức khủng bố khác trên lãnh thổ Syria vì đáp ứng hai điều kiện. Một là, thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về chống khủng bố ở Syria (Nghị quyết này ban hành vào tháng 9/2015, còn Nga phát động chiến dịch chống khủng bố ở Syria sau khi có Nghị quyết này, vào ngày 30/9/2015). Hai là, Matxcơva nhận được lời đề nghị chính thức của Tổng thống Syria Basha Al-Assad.
Còn liên minh chống khủng bố do một số nước NATO dẫn đầu vi phạm luật pháp quốc tế vì liên minh này hình thành trong tháng 8/2015, nghĩa là trước khi có Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về chống khủng bố ở Syria, lại không nhận được lời đề nghị chính thức của Chính phủ Syria. Tổng thống Basha Al-Assad tuyên bố, bất kỳ quốc gia nào tiến hành chống khủng bố trên lãnh thổ Syria mà không được chính quyền Damascus yêu cầu là hành vi xâm lược.
Thử đặt câu hỏi và tự trả lời: khi nước Mỹ hay nước Pháp, Đức bị khủng bố mà người Nga đưa lực lượng đặc nhiêm tới đó để chống khủng bố mà không được chính phủ những đó yêu cầu, thì Washington, Paris hay Berlin sẽ phản ứng ra sao?
Một vấn đề nữa khiến cuộc chiến ở Syria phức tạp thêm là xác định xem ai trong thành phần của cái gọi là “các lực lượng đối lập” là khủng bố hay “ôn hòa”. Thí dụ, phía Nga đã nhiều lần tuyên bố khẳng định, thậm chí đệ đơn lên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, đề nghị đưa các nhóm phiến quân “Akhrar ash-Sham” và “Jeish al-Islam” vào danh mục “các tổ chức khủng bố quốc tế” bởi những lực lượng này cùng với tổ chức khủng bố “Dzebhat an-Nusra” là những chi nhánh của mạng lưới khủng bố “Al-Qaeda”, nhưng đã bị Mỹ bác bỏ và phủ quyết tại Liên Hợp Quốc. Mỹ và nhiều nước phương Tây không coi “Akhrar ash-Sham” và “Jeish al-Islam” là các tổ chức khủng bố.
Do đó, một vấn đề rất quan trọng và rất cơ bản khi nhận diện cuộc chiến tranh ở Syria là nhận thức cho rõ mục đích các bên khi tham gia cuộc chiến này. Từ đây nảy sinh vấn đề về tính chất của cuộc chiến. Rõ ràng, Chính phủ, nhân dân của Quân đội Syria nhận được sự ủng hộ của Nga, Iran, Iraq… để tiến hành chiến tranh chống lại “cuộc chiến tranh xâm lược qua tay người khác” nhằm bảo vệ nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ là sự nghiệp chính nghĩa. Còn các thế lực khác đang thực hiện “cuộc chiến tranh xâm lược qua tay người khác” ở Syria là hành động phi nghĩa. Trên cơ sở đó, có thể thấy sai sót cơ bản trong ký sự "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến" là không phản ánh được tính chất của cuộc chiến mà các bên đang tiến hành ở Syria. 
Bộ phim trình chiếu hình ảnh một họng súng đang chĩa về phía khán giả, kèm theo lời bình: “Phía sau họng súng này là một con người”. Lời bình này khiến người xem có cảm nhận mập mờ, lẫn lộn trắng đen, về cuộc chiến này. Không có họng súng nào không có chủ. Nếu đó là họng súng của IS thì trước nó là đúng là một con người-một người dân, hay một người lính Syria đang xả thân cho cuộc chiến nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia thiêng liêng của họ. Còn nếu họng súng đó là của người lính Syria thì nó đang nhằm bắn tên khủng bố, chứ không thể là “con người” được!
Khi phóng viên hỏi một người lính Syria “Anh có run tay không khi anh bắn vào người khác?”. Người lính đó đã trả lời là không vì anh ta đang bắn vào những tên khủng bố. Theo tôi, đây là một câu hỏi không thích hợp trong hoàn cảnh này. Giá như người làm phim đặt câu hỏi “Anh có run tay không khi anh bắn vào những kẻ đang gây tội ác man rợ trên đất nước mình?” thì giá trị của tư liệu sẽ khác hẳn.
 
Người lính Syria không run tay với những kẻ khủng bố. Ảnh cắt từ clip.
Phần cuối bộ phim là lời bình để kết thúc “Người Syria vẫn đang sử dụng súng của Nga, của Mỹ và của Israel để bắn vào nhau”. Lại là một sự nhầm lẫn và nhận thức sai về bản chất cuộc chiến ở Syria. Đó là đánh đồng cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Syria được nước Nga ủng hộ với cuộc chiến tranh khủng bố phi nghĩa được các thế lực bên ngoài bao che, ủng hộ.
Chả lẽ, Quân đội Syria được trang bị vũ khí của Nga là để “bắn vào nhau” sao? Lời bình này vừa không phản ảnh được tính chất của cuộc chiến ở Syria, vừa đánh lạc hướng nhận thức của dư luận về vai trò của nước Nga đang đi đầu trong cuộc chiến chống khủng bố, trước hết là chống IS, cứu loài người thoát khỏi thảm họa khủng khiếp nhất mà bộ phim này đã mô tả là “đốt sạch, cướp sạch, giết sạch, phá sạch”.
Không cường điệu khi so sánh rằng, tương tự như Liên Xô trước đây đi đầu trong cuộc chiến nhằm đánh bại và tiêu diệt chủ nghía phát xít, cứu nhân loại khỏi thảm họa diệt chủng, thì ngày nay nước Nga cũng là quốc gia đang đi đầu trong cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới nhằm tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. Cuộc chiến lần này của người Nga phức tạp hơn nhiều so với cuộc đấu tranh của Liên Xô trước đây vì đây là cuộc đấu tranh không có phân tuyến rõ ràng, dễ lẫn lộn thật-giả, chính-tà, chính nghĩa-phi nghĩa. Cũng có lý, khi một số chuyên gia phân tích nhận định, Syria đang trở thành chiến trường của Thế chiến lần thứ III bởi nó phân chia thế giới thành 2 chiến tuyến khá rõ ràng.
Một chi tiết nữa cần lưu ý, nếu nói rằng ký sự này là góc nhìn phía trong cuộc chiến, thì nó lại thiếu hẳn mảng hình ảnh rất cần đưa tới khán giả về cuộc đấu tranh vô cùng anh dũng và kiên cường của quân và dân Syria đang chiến đấu để đương đầu với cuộc chiến tranh khủng bố man rợ nhất. Trong bài trả lời phỏng vấn của Kênh14.vn, nhà báo Lê Bình cho biết đoàn làm phim “không đủ sức chỉ huy Bộ quốc phòng Syria dàn dựng cảnh trận chiến để cho chúng tôi quay”.
Theo như những dòng cuối phim ghi rõ trên màn ảnh, bộ phim này có sử dụng tài liệu của Bộ Quốc phòng Syria. Như vậy, nếu không quay được những hình ảnh này, đoàn làm phim hoàn toàn có quyền và có thể sử dụng hình ảnh tư liệu do Bộ Quốc phòng Syria cung cấp. Tôi nghĩ là không thiếu những hình ảnh này và không ai có thể phản đối đoàn làm phim sử dụng tư liệu của Bộ Quốc phòng Syria cung cấp.
PV:- Xét trên góc độ báo chí, ông nhận xét ra sao về cách tác nghiệp của các phóng viên làm chương trình này? Trang phục, tác phong, lời dẫn v.v.?
Đại tá Lê Thế Mẫu: - Trước hết, cần nhận thấy, những người thực hiện bộ phim này không chỉ là những phóng viên bình thường mà là phóng viên chiến trường. Hơn nữa, họ lại là đang hành động trên một chiến trường rất đặc biệt.
Tuy nhiên, rất đáng tiếc, cách tác nghiệp của các phóng viên VTV24 được thể hiện qua trang phục, ứng xử, cách biểu lộ cảm xúc về tính khốc liệt của cuộc chiến chưa phản ánh được rõ nét tính chất của cuộc chiến mà họ đang trực tiếp chứng kiến và nếm trải từ bên trong, thậm chí ở mức độ nào đó còn trái ngược với cảnh tượng tàn phá và chết chóc của chiến tranh.
Về lời dẫn, không nên sử dụng quá nhiều từ nói về tính khốc liệt của chiến tranh mà nên để cho hình ảnh tự nói lên điều đó để khán giả cảm nhận, kèm theo một vài lời bình ngắn gọn, chính xác, là đủ. Ngôn từ có sức thuyết phục nhất của điện ảnh trước hết phải là hình ảnh. 
 PV: - Dù sao, nỗ lực của nhóm phóng viên phản ánh về cuộc chiến ở Syria là đáng ghi nhận nhưng là một kênh của đài trung ương lại để xảy ra những sai sót như vậy thì ông nghĩ sao?
Đại tá Lê Thế Mẫu: - Như hình ảnh cuối cùng của phóng sự có giới thiệu, Nhà báo Lê Bình là người chỉ đạo nội dung, viết kịch và chịu trách nhiệm về bộ phim này, thì nếu có sai sót gì thì trách nhiệm trước hết thuộc về chị Lê Bình. Dĩ nhiên, để được phát sóng thì nhất thiết phải được phép của những người quản lý nhà đài.
PV: - Theo ông sau ký sự này, các nhà báo cần có những bài học gì?
Đại tá Lê Thế Mẫu: Tôi nghĩ, không một phóng viên nào có thể hiểu hết mọi chuyện trên đời khi dàn dựng phóng sự về các sự kiện. Hơn nữa, với một sự kiện quá phức tạp như cuộc chiến ở Syria, thì những phóng viên không chuyên về quân sự chưa am hiểu tường tận về cuộc chiến này là điều có thể hiểu được và hoàn toàn có thể thông cảm được. Tuy nhiên, có lẽ đoàn làm phim đã xác định sai mục đích của ký sự này.
 
Tất cả chỉ là sự nhân danh- VTV24 cũng vậy.
Mục đích của bộ phim được VTV giới thiệu là “sẽ mang đến cho khán giả truyền hình những trải nghiệm trần trụi nhất về sự tàn khốc của chiến tranh, gây xúc cảm mạnh”.
Vậy, một câu hỏi rất tự nhiên ở đâ là để làm gì? Tôi nghĩ, nếu mục đích chỉ có vậy thì bộ phim này có vẻ như đã đạt được: gây cảm xúc mạnh.
Nhưng nếu chỉ để đạt được mục đích này, thì đoàn làm phim chẳng cần phải cất công, lặn lội tới Syria, sẵn sàng đối mặt với cái chết để làm ký sự này, lại nhận được sự giúp đỡ của Bộ quốc phòng Syria và Văn phòng Tổng thống Syria.
 Rất tiếc, Chính phủ Syria đã giúp đỡ đoàn làm phim tận tình như vậy, nhưng những gì mà bộ phim này góp phần làm cho cả thế giới hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Syria, thì không đáng là bao.
Dòng chữ cuối cùng trên màn ảnh “TẤT CẢ CHỈ LÀ SỰ NHÂN DANH”. Người xem bị hụt hẫng: vậy, ở Syria, ai đang nhân danh cái gì để tiến hành cuộc chiến?
Bọn khủng bố đang nhân danh ai để tàn sát người dân Syria?
Một số thế lực trên thế giới đang nhân danh cái gì, nhân danh ai, ủng hộ toàn diện cho cái gọi là các lực lượng đối lập “ôn hòa” tiến hành “cuộc chiến tranh xâm lược qua tay người khác” ở Syria?
Nga, Iran, Iraq… đang nhân danh ai giúp đỡ người dân Syria tiêu diệt khủng bố để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền thiêng liêng của họ?
Đó là những câu hỏi bức xúc mà "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến" chưa đưa ra lời giải.
Kim Hoa/ Đất Việt (Ghi)

17 nhận xét:

  1. chuẩn, không cần giải thích gì thêm, cảm ơn Đại tá Mẫu, phóng viên báo Đất Việt; cảm ơn Chủ trang đã đưa thông tin bổ ích đến bạn đọc.

    Trả lờiXóa
  2. Lấy một nữ bác sĩ đòi xé xác quân thù, một anh chiến sĩ không run tay khi cầm súng để làm ví dụ cho "sự dã man tột cùng của con người", LB đã xỗ toẹt vào truyền thống 4000 năm dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Các anh hùng liệt sĩ chuẩn bị vật mày khỏi ghế giám đốc rồi đấy LB ạ

    Trả lờiXóa
  3. Tất cả chỉ là sự nhân danh. Câu này là câu chốt Ký sự, haha, lại chơi trò chơi lập lờ, hai mặt àh? Đừng tưởng mọi người ko biết nấp sau câu này là gì nhé. Đồ đểu, tất cả những ai,cô định ám chỉ cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân VN hả.

    Trả lờiXóa
  4. Không xem, không biết em Bình
    Nhưng xem báo mạng thấy tình hình căng
    Thấy em ký sự rất hăng
    Hóa ra từng bị lằng nhằng đó đây

    Dân mình giờ cũng như tây
    Rất giỏi soi mói biết ai làm gì
    Dù em đâu đó...thực thi
    Người ta đều biết và đang thầm thì

    Còn em thật sự làm gì
    Khó mà tránh được những hình đã ghi
    Làm sao dân lại hoài nghi?
    Rằng em rất diễn... cực kỳ nhập vai

    Phố xá đạn nổ chói tai
    Mà em vẫn đứng...một hai ghi hình
    Có ai đó đoán linh tinh
    Là em quá giỏi... một mình chiến xa.

    Trả lờiXóa
  5. Nhân danh những đồng đội đã hy sinh, những người mất đi một phần một máu thịt của cơ thể, những bà mẹ đã cống hiến người con, người vợ mất chống, con mất cha vì hai chữ thiêng liêng Tổ quốc: Tôi đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cần làm rõ vì sao lại để VTV phát sóng Ký sự này vào đúng dịp 27/7. Cho dù cô Lê Bình không hề đề cập đến chiến tranh Việt Nam trong sản phẩm của mình, nhưng cô ta đã gộp chúng tôi vào khái niệm chiến tranh là man rợ, là chết oan uổng, là khát máu..."Tất cả là nhân danh"! Hừ, thế cô ta nhân danh ai để phán xét như vậy? Tôi cảm thấy thực sự phẫn uất chứ không phải là "thất vọng sâu sắc" như bác Lê Ngọc Thống.

    Trả lờiXóa
  6. Một người am hiểu về Syria, là ngài đại sứ phụ trách Syria đã lên tiếng về ký sự này. Đọc ở Tre làng. Tôi thấy ý kiến của ông như vậy là quá đầy đủ rồi!

    Trả lờiXóa
  7. Một người am hiểu về Syria, là ngài đại sứ phụ trách Syria đã lên tiếng về ký sự này. Đọc ở Tre làng. Tôi thấy ý kiến của ông như vậy là quá đầy đủ rồi!

    Trả lờiXóa
  8. bốn cho sắc15:25 Ngày 06 tháng 07 năm 2016

    Chờ mãi mà không thấy bạn hồi âm. Rất mong tư vấn của bạn!

    Mãi hôm nay tôi mới có dịp trao đổi trực tiếp với ông Tr.P QLĐT ngay cạnh bên Q.12. Kết quả là:

    Cấp phép vô tư theo các nội dung thỏa thuận giữa Điện Lực với từng hộ cụ thể, không có hạn chế gì khác.

    Chấm hết ./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bạn rất nhiều về trả lời nay!
      Cũng nói thêm với bạn: sau khi nghe bạn phân tích trước đây, ông hàng xóm của đã tự tin gửi kiến nghị lên Chủ tịch UBND quận 12 để xem xét. Tuy nhiên, đến nay mới sau 20 ngày làm việc nên UBND quận chưa có hồi âm (vì chưa đến hạn).
      Rất mong kết quả sẽ đúng như bạn nói.

      Lần nữa xin cám ơn bạn rất nhiều!

      Xóa
    2. Cũng xin nói thêm, tôi vừa nói chuyện với ông hàng xóm về tholng tin của bạn, ông ấy nói nếu đúng vậy thì nếu UBND quận 12 vì lý do nào đó không giải quyết, thì dù không muốn (vì ông là 1 đảng viên) ông ấy cũng sẽ phải khởi kiện thôi vì đây là quyền lợi chính đáng của ông mà).

      P/s: xin cám ơn, đồng thời xin lỗi chủ nhà và mọi người vì chúng tôi đã có những trao đổi riêng này ở đây!

      Xóa
    3. Nên kiên trì đăng ký tại nơi Tiếp Công Dân để gặp cho bằng được ông/bà Trưởng phòng QLĐT và Phó Chủ tịch Q.12 phụ trách mảng Đô thị để giải thích trực tiếp có kèm theo hồ sơ, bản vẽ xin phép cụ thể.

      Kết quả thế nào thì cũng thông tin lại để mọi người hiểu thêm về qui định và thủ tục hành là chính từng địa phương nhen ông @bốn cho sắc, chúc ông hàng xóm toại nguyên, an cư!

      Xóa
    4. Cám ơn bạn rất nhiều về những lời tư vấn của bạn!
      Tôi sẽ nói với ông hàng xóm và sẽ thông báo cho mọi người để biết kết quả và rút kinh nghiệm trong việc tiến hành các thủ tục hành chính!

      Xóa
  9. Đây là bài phỏng vấn tuy dài nhưng làm sáng tỏ đầy đủ các góc cạnh của phim về Syria của LB.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dòng chữ cuối cùng trên màn ảnh “TẤT CẢ CHỈ LÀ SỰ NHÂN DANH”. Người xem bị hụt hẫng: vậy, ở Syria, ai đang nhân danh cái gì để tiến hành cuộc chiến?
      Bọn khủng bố đang nhân danh ai để tàn sát người dân Syria?
      Một số thế lực trên thế giới đang nhân danh cái gì, nhân danh ai, ủng hộ toàn diện cho cái gọi là các lực lượng đối lập “ôn hòa” tiến hành “cuộc chiến tranh xâm lược qua tay người khác” ở Syria?
      Nga, Iran, Iraq… đang nhân danh ai giúp đỡ người dân Syria tiêu diệt khủng bố để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền thiêng liêng của họ?
      Đó là những câu hỏi bức xúc mà "Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến" chưa đưa ra lời giải.

      Xóa
  10. Người ta gọi bà này là bà lờ bờ. Có lẽ là lưỡi bự. Không lẽ lại là ....

    Trả lờiXóa
  11. Tôi nghĩ là không ai ép buộc một PV phải xông vào nơi mũi tên hòn đạn. Chiến tranh không phải trò đùa. PVLB không tự lượng sức mình cả về năng lực nghề nghiệp cũng như kiến thức xã hội để tìm hiểu kỹ bản chất của cuộc chtr ấy,nên đã làm một việc đáng hổ thẹn với nhân dân Xyria đang chìm trong một cuộc chiến tranh tàn khốc mà chưa tìm ra lối thoát. Các nạn nhân của cuộc chiến xâu xé ấy có mời cô tới đâu để mà cô nói rằng đã chạy thoát và thề sẽ không bao giờ trở lại nơi đó môt khi còn chiến sự. Giả dụ một ngày nào xứ đó yên bình, cô còn mặt mũi nào quay lại khi đã có những lời nói và việc làm như thế? Lãnh đạo đài
    THVN nên có lời xin lỗi tới nhân dân và chính phủ KC Xyria bởi nhdân các nước Trđông và châu Phi đã luôn hướng về cuộc KC chống ngoại xâm của nhd VN với sự ủng hộ tinh thần to lớn và lòng ngưỡng mộ. Một PV đã tự bộc lộ ra những yếu kém như vậy thì có xứng đáng ngồi cái ghế lãnh đạo của nhà đài nữa chăng?

    Trả lờiXóa