Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Ukraine: Yếu thế - hòa đàm, quân thua - trảm tướng


Tổng thống Ukriaina Poroshenko

Ukraine kêu gọi Nga và phe ly khai quay trở lại bàn đàm phán sau những thất bại quân sự liên tiếp, khiến Tổng tham mưu trưởng Victor Muzhenko bị “trảm”.

Ukraine: Yếu thế - Hòa đàm
Quân chính phủ đã bị thiệt hại nặng nề trong mấy ngày qua. Cụ thể, tổng thiệt hại của phía chính quyền Ukraine tại sân bay Donetsk và khu vực lân cận tính tới 12 giờ ngày 22-1 là 597 binh sĩ thiệt mạng, bao gồm những người đã tìm thấy xác tại sân bay và làng Peski. Số binh lính ra hàng là 44 người
Phát biểu với báo giới, ông Edward Basurin - Chỉ huy phó lực lượng dân quân Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng còn đưa ra con số thống kê là quân chính phủ mất 49 xe tăng, 47 xe bọc thép và xe chở quân. Tổng số người bị thương được đưa khỏi khu vực giao tranh tới các bệnh viện và trạm quân y tiền phương là khoảng 1.500 người.

Chính quyền Kiev sau nhiều phát ngôn mâu thuẫn cũng đã phải thừa nhận mất sân bay Donetsk vào tay phe ly khai sau những trận đánh ác liệt. Đồng thời, quân chính phủ cũng đã để mất thêm 500km vuông lãnh thổ vào tay phe ly khai.
Trong khi đó, chiến sự lan sang các khu vực khác. Quân đội Ukraine cho biết, các chốt kiểm soát số 31 và 29 ở phía bắc Luhansk đã bị tăng-thiết giáp ly khai bắn phá dữ dội từ tối 22-1 tới tận trưa hôm sau.
Hiển nhiên là sau những thất bại liên tiếp, quân đội Ukraine đang xốc lại tinh thần, củng cố lực lượng để tổ chức những cuộc tấn công mới, đồng thời tung các toán biệt kích tiến hành hoạt động phá hoại trong vùng do phe ly khai kiểm soát.
Đơn vị tình báo của LPRđã nhận thấy các đơn vị chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ukraine đang tái triển khai các thiết bị vũ khí quân sự trong bối cảnh họ vừa rút lui khỏi sân bay Donetsk. Xe tăng, thiếp giáp được tăng cường, pháo phản lực Smerch cũng được trông thấy gần khu dân cư Gorlovka.
Phe ly khai Donbass tuyên bố không đám phán với chính phủ Ukraine
Phe ly khai Donbass tuyên bố không đám phán với chính phủ Ukraine
Tình báo LPR còn phát hiện một hàng dài xe tăng, xe bọc thép chở quân và xe chiến đấu bộ binh, các hệ thống rocket nhiều nòng Grad và các hòm đạn dược. Về phía Donetsk, ở một điểm tập kết cách thành phố Donetsk 20 km, lực lượng ly khai cũng ghi nhận sự hiện diện của lính đánh thuê nước ngoài.
Trước những hoạt động quân sự quy mô lớn của quân đội và hành động phá hoại, ám sát sau lưng của lực lượng an ninh Ukraine, lãnh đạo phe ly khai đã ra tuyên bố là họ sẽ không cố gắng bàn bạc với Kiev về vấn đề đình chiến và sẽ đánh đuổi quân chính phủ khỏi lãnh địa của mình.
Về kế hoạch chiến sự, nhà lãnh đạo DPR khẳng định là lực lượng ly khai sẽ đánh tới tận biên giới tỉnh Donetsk, nếu thấy bất cứ sự uy hiếp nào với lãnh địa do mình kiểm soát. “Kiev lúc này không nhận ra rằng chúng tôi có thể tấn công cùng một lúc trên ba mặt trận" - ông Zakharchenko nói.
Ngay sau đó, trong những động thái mới vào ngày 24-1 vừa qua, phe ly khai đã có dấu hiệu bao vây và tổ chức tấn công vào thành phố cảng Mariupol, thủ phủ hành chính của Ukraine ở vùng Donetsk (sau khi chiến sự nổ ra, Ukraine đã di dời các cơ quan hành chính của tỉnh về đây).
Thành phố này có vị trí chiến lược trọng yếu trong tuyến đường duyên hải Azov, nối biên giới Nga với vùng Crimea, đồng thời khống chế toàn bộ dải bờ biển phía nam Ukraine. Với vị trí nằm sâu trong khu vực phe ly khai kiểm soát, lại bị cắt đường tiếp viện, quân đồn trú Ukraine khó mà giữ nổi thành phố này.
Đánh chiếm được Mariupol, dân quân Donetsk sẽ giành được quyền kiểm soát hơn 250 km đường bờ biển, khống chế một bộ phận phía đông bắc biển Azov - nơi có một số mỏ dầu và khí đốt ngoài khơi, nối thông tuyến đường biển xuống Crimea, nối thông tuyến đường bộ sang Nga.
Binh lính quân đội Ukraine trấn thủ sân bay Mariupol
Binh lính quân đội Ukraine trấn thủ sân bay Mariupol
Bởi vậy, ngày 25-1, chính quyền của ông Poroshenko đã vội vã kêu gọi Nga và lực lượng ly khai Donbass quay lại bàn thương lượng, sau cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng An ninh Quốc gia và Quốc phòng Ukraine vào tối ngày 24/1.
Trả lời báo giới ngày 25-1, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố không có giải pháp nào tốt hơn thỏa thuận ngừng bắn được ký hồi tháng 9 năm ngoái với quân ly khai. Bên cạnh đó, ông còn khẳng định rằng, hóa giải cuộc xung đột với quân ly khai ở miền Đông nước này là ưu tiên của chính quyền Kiev.
Ông Poroshenko nhấn mạnh, cả 2 phía cần ngừng bắn và rút vũ khí hạng nặng về đường ranh giới được xác định trong thoả thuận Minsk, kèm theo một lộ trình rút lui cụ thể có sự giám sát của quốc tế. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định là mình làm điều này "không phải vì những gì ông Putin viết trong thư mà dựa theo hiện trạng thực tại".
Được biết, trong cuộc tuần hành vì hòa bình ngày 18-1 tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Kiev, để tưởng nhớ 12 nạn nhân thiệt mạng trên chiếc xe buýt bị trúng rocket ở gần Volnovakha hôm 13-1, ông Poroshenko đã tuyên bố chính phủ sẽ lấy lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Donbass, nhưng đến giờ ông đã phải kêu gọi đàm phán.
Quân thua: Trảm tướng
Sau những thất bại, Kiev lại tiếp tục tố cáo Moscow vi phạm thỏa thuận Minks, cung cấp vũ khí nặng cho phe ly khai Donbass. Đại sứ Mỹ tại Ukraine Geoffrey Pyatt và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng khẳng định sự có tới 9.000 lính Nga, cùng một lượng lớn vũ khí và cơ sở hậu cần tại miền đông Ukraine.
Tuy nhiên, ông John Herbst, cựu đại sứ Mỹ ở Ukraine không đồng tình với ý kiến này. Ông tỏ ra không vui khi mới nhận được cam kết vay tiền từ IMF qua bảo lãnh của Mỹ mà Kiev đã vung tới 7 triệu USD một ngày cho vũ khí, đạn dược, xăng xe và trả lương cho binh lính tham chiến ở miền đông nước này.
Binh lính thuộc phe ly khai đang dẫn giải tù binh Ukraine
Binh lính thuộc phe ly khai đang dẫn giải tù binh Ukraine
Trong khi đó, phe ly khai không có lực lượng và vũ khí trang bị dồi dào như quân chính phủ, họ (và cả Nga) cũng không có khả năng chi đến 7 triệu USD mỗi ngày cho các chiến dịch quân sự ở miền đông. Do vậy, nguyên nhân chủ yếu khiến quân đội Ukraine chiến đấu và chiến bại là do quá “ăn hại”.
Chi phí cao như vậy nhưng quân đội nước này không những đã thất bại trong nhiệm vụ giành đất, giành dân mà còn mất thêm những khu vực đang kiểm soát kể từ đầu cuộc chiến. Sau chiến dịch quân sự trên, Kiev đã mất thêm 500 cây số vuông lãnh thổ vào phe ly khai.
Binh lính Ukraine cũng được đào tạo đào tạo bài bản và chuyên nghiệp hơn hẳn binh lính phe ly khai. Điều cơ bản là cấp trên trong quân đội Ukraine đang có vấn đề. Các cuộc thanh trừng trên hàng ngũ thượng tầng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chiến đấu và tâm lý của người lính dưới quyền.
Trong tháng 1 này, bộ máy quân sự Ukraine đang tiến hành một đợt thanh lọc lớn. Bộ quốc phòng sẽ cắt giảm 125 vị trí, từ 770 xuống 645 và đặc biệt Bộ tổng tham mưu cắt giảm 74 vị trí từ 700 xuống 626. Ngoài cắt giảm số lượng, các chỉ huy chiến trường của Ukraine cũng chẳng có kinh nghiệm tác chiến gì đáng kể.
Các tướng lĩnh Kiev hoàn toàn không có khả năng chỉ huy, họ toàn là các tướng lĩnh "bàn giấy" không hề có kinh nghiệm chiến đấu. Nếu có cũng chỉ trên danh nghĩa là tích lũy qua các công tác thuộc sứ mệnh gìn giữ hòa bình của các tổ chức quốc tế.
Nhiều tướng lĩnh Ukraine đã “xếp hàng” để chờ đi Liberia và các nước châu Phi khác để thêm vào hồ sơ lý lịch dòng ghi chú: "Đã có mặt trong vùng chiến sự" nhằm hưởng chế độ hưu trí đặc biệt trong tương lai. Vì thế, kinh nghiệm lên kế hoạch tác chiến của họ chỉ có trong… tưởng tượng.
Quân đội Ukraine bị thua phần lớn do tướng kém?
Quân đội Ukraine bị thua phần lớn do tướng kém?
Về lý thuyết, có thể tổ chức hiệu quả công tác đào tạo sĩ quan, tướng lĩnh mà không cần tới các hành động chiến đấu thực tế, bởi không phải đất nước nào cũng có “điều kiện” cọ xát trong chiến tranh. Để làm điều này, Bộ Tổng tham mưu và Bộ Quốc phòng cần tiến hành các hoạt động tập trận quân sự.
Ukraine vẫn thường xuyên thực hiện diễn tập nhưng với chất lượng tổ chức kém hiệu quả, không đảm bảo duy trì chất lượng chiến đấu của binh lính, sĩ quan và tướng lĩnh, dẫn đến tình trạng quân đội rất bi đát. Hiện nay, tình cảnh của quân đội nước này đang càng ngày càng tồi tệ.
Bộ trưởng Quốc phòng tiền nhiệm Geletey là cựu chỉ huy trưởng cơ quan bảo vệ tổng thống Ukraine, chưa một ngày nào ở trong quân đội. Bộ trưởng Nội vụ Avakov từng làm kinh doanh và là một thống đốc, còn Bộ trưởng quốc phòng đương nhiệm Stepan Poltorak cũng nguyên là Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Quốc gia, không có chút kinh nghiệm tác chiến nào.
Ngày 25-1, hai quan chức cấp cao của chính phủ Ukraine gồm Tổng Công tố viên Vitaly Yaremu và Tổng tham mưu trưởng Victor Muzhenko đã nằm trong danh sách bị miễn nhiệm của Tổng thống Poroshenko. Thông tin này được ông Yegor Sobolev - lãnh đạo ủy ban... chống tham nhũng của Verkhovna Rada công bố.
Theo ông Sobolev, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tiễu phạt Donbass Semyon Semenchenko đã thuyết phục Tổng thống Poroshenko rằng đất nước đang cần những con người mới có thể dẫn dắt được quân đội, Tổng tham mưu trưởng là một vị trí trọng yếu cần phải thay đổi, trong bối cảnh quân đội đã xuất hiện nhiều chỉ huy giỏi.
Được biết, trước đây ông Valery Geletey cũng đã bị cách chức Bộ trưởng bộ quốc phòng Ukraine hồi tháng 10 vừa qua sau khi quân đội nước này thua liểng xiểng, phải ký vào thỏa thuận ngừng bắn với phe ly khai ngày 5-9. Và sau trận thua ở sân bay Donetsk, Tổng tham mưu trưởng Victor Muzhenko tiếp tục trở thành “vật tế thần”.
Thiên Nam
==========================
Mời xem bài liên quan

Mời xem các bài viết liên quan khác:

Nếu còn thời gian, mời xem các bài liên quan dưới đây:

12 nhận xét:

  1. Tổng thống Putin: Kiev sử dụng thời gian tạm ngừng chiến để tập hợp quân

    Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng chính quyền Kiev từ chối đi theo con đường giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở Donbass và sử dụng thời gian tạm ngừng chiến để tập hợp lực lượng quân của mình.

    “Đáng tiếc là chính quyền Kiev từ chối đi theo con đường giải pháp hòa bình, họ không muốn giải quyết vấn đề bằng các phương tiện chính trị. Ban đầu họ sử dụng các cơ quan thực thi pháp luật, sau đó đến cơ quan an ninh và cuối cùng là quân đội”,- ông Putin nói trong buổi giao lưu với các sinh viên của Đại học tài nguyên khoáng sản Quốc gia “Gornyi” (Đại học Mỏ) ở Saint Petersburg.
    Nguyên thủ đất nước lưu ý rằng khi vấp phải sự chống cự, chính quyền Kiev đã ngừng chiến sự. “Và họ sử dụng, thật đáng tiếc, khoảng thời gian nghỉ ngơi yên bình này để tập hợp quân đội và lại một lần nữa bắt đầu. Hàng ngàn người đã chết. Điều này, dĩ nhiên, là một thảm kịch thực sự”,- Tổng thống nói.
    Ở Ukraina, theo lời ông, đang diễn ra “những sự kiện bi thảm, trên thực tế là một cuộc nội chiến”. “Và ở Ukraina, theo tôi, đã có nhiều người hiểu rất rõ điều này”,- tổng thống Putin nói.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_01_26/282461371/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Vladimir Putin: Quân đội Ukraina trên thực tế là quân đoàn lê dương của NATO

      Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi quân đội Ukraina là “quân đoàn lê dương của NATO” hiện đang cố gắng để đạt được mục tiêu địa chính trị kiềm chế Nga.

      “Trên thực tế, đây không phải là một quân đội, đây là một quân đoàn nước ngoài, cụ thể trong trường hợp này là quân đoàn lê dương của NATO, vốn dĩ nhiên không theo đuổi mục đích lợi ích quốc gia của Ukraina, - Tổng thống Nga tuyên bố, theo Hãng thông tấn ITAR-TASS. - Ở đó có những mục tiêu hoàn toàn khác, chúng liên quan đến việc đạt được mục tiêu địa chính trị kiềm chế Nga, điều hoàn toàn không trùng hợp với lợi ích quốc gia của nhân dân Ukraina”.
      Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_01_26/282460222/

      Xóa
  2. Ông Zakharchenko: DPR và LPR dự định liên kết lực lượng và nắn thẳng đường chiến tuyến

    Các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk đang chiến đấu với lực lượng an ninh Ukraina để liên kết lực lượng của mình và nắn thẳng lại vạch tiếp giáp giữa các bên, người đứng đầu nước cộng hòa DPR, ông Alexandr Zakharchenko tuyên bố.

    “Các trận đánh đang diễn ra trên toàn DPR, chúng tôi đang cố gắng kết nối với LPR, bằng cách đó nắn thẳng chiến tuyến và giải phóng ít nhất một lữ đoàn”, - ông Zakharchenko tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của các nhà báo.
    Chính quyền Ukraina từ tháng Tư năm 2014 đã bắt đầu hoạt động quân sự ở Donbass chống lại người dân của khu vực bất bình với cuộc đảo chính hồi tháng Hai. Theo các dữ liệu của Liên Hiệp Quốc, hơn 5000 thường dân đã trở thành nạn nhân cuộc xung đột. Ngày mùng 9 tháng Mười Hai, thỏa thuận ngừng bắn kế tiếp giữa lực lượng dân quân và quân đội Ukraina dưới sự trung gian của tổ chức OSCE bắt đầu có hiệu lực. Ngày 09 tháng Giêng, cường độ của các cuộc bắn phá trong khu vực đã tăng lên. Lực lượng an ninh Ukraina hôm 18 tháng Giêng tăng cường pháo kích các cứ điểm của dân quân, để đáp trả, DPR tuyên bố về việc cần tấn công để ngăn chặn những vụ bắn phá nhằm vào thường dân. Ông Zakharchenko hôm 23 tháng Giêng tuyên bố lực lượng dân quân sẽ không tiếp tục tiến hành đàm phán về ngừng bắn với an ninh Ukraina.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2015_01_26/282449721/

    Trả lờiXóa
  3. Thua trận, tổng thống Poroshenko đòi tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn

    Kiev "không thấy có sự thay thế nào tốt hơn" cho các thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk, Tổng thống Petro Poroshenko nói. Tuy nhiên, quân đội Ukraine đang tập trung quân đội ở miền Đông là để tiến hành "một sự phản ứng thích hợp" với sự trỗi dậy của dân quân ly khai, theo Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết.
    >> Nga chuyển hàng hóa tới Donbass bất chấp căng thẳng gia tăng
    >> Miền đông Ukraine rung chuyển vì rocket, 30 người chết

    http://dantri4.vcmedia.vn/Ldc6Z4o9cYxy75j5rPtQm1jeD4kqE/Image/2015/01/poro26-1-85350.gif
    Tổng thống Poroshenko luôn đòi ngừng bắn mỗi khi thua trận

    Cuộc chiến ở miền Đông Ukraine đã leo thang gần đây sau khi các thỏa thuận ngừng bắn được ký ở Minsk năm ngoái đã bị phá vỡ.
    Ukraine tuần trước đã cố gắng khởi động một hoạt động quân sự chống lại các vị trí của lực lượng dân quân ly khai, nhưng đã kết thúc trong thất bại ê chề. Sau khi thất bại trong tấn công giờ đây Ukraine còn phải chịu thêm tổn thất khi lực lượng dân quân ly khai có ý định tấn công Mariupol.

    Giữa sự thất bại rõ ràng của quân đội Ukraine, Tổng thống Ukraine Poroshenko lại kêu gọi tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk.

    "Thực hiện các thỏa thuận ở Minsk là ưu tiên của chúng tôi, tôi không thấy bất cứ thứ gì có thể thay thế cho nó. Chúng tôi sẽ không để thỏa thuận mất giá trị. Tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào sự tuân thủ thỏa thuận. Bây giờ chúng ta phải thực hiện nó một cách toàn diện và chính xác", tổng thống Ukraine cho biết.

    Thỏa thuận ngừng bắn giữa Kiev và dân quân ly khai được Nga và OSCE bảo trợ, chưa bao giờ được tuân thủ đầy đủ. Nó giúp hạ bớt cảnh bạo lực ở miền Đông, nhưng OSCE vẫn thường xuyên cho biết cả hai bên đều có vi phạm nhất định.

    Trong khi xung đột leo thang, Kiev muốn chuyển đổi từ các hiệp ước hòa bình ở Minsk sang định dạng đàm phán hòa bình khác gọi là "định dạng Normandy" mà không có sự tham gia đàm phán của dân quân ly khai.

    Nỗ lực về cuộc đàm phán gần như không thể đạt được khi không thể đồng ý chương trình nghị sự giữa các bên tham gia.

    Trong khi Poroshenko chứng tỏ ông sẵn sàng để nói chuyện trực tiếp với dân quân ly khai, thì quân đội của ông đang tập trung về miền Đông của Ukraine.

    "Để đáp ứng đầy đủ các hành động của các nhóm "khủng bố", chúng tôi đang tiến hành cũng cố vững chắc lực lượng ở những nơi đang có chiến sự", Bộ trưởng Quốc phòng Stepan Poltorak nói vào ngày 25.1.

    Lực lượng dân quân ly khai cho biết hiện tại họ không tin ông Poroshenko nữa và họ sẽ không ngừng bắn.

    "Lời nói của Poroshenko không thể tin được. Đối với chúng tôi thỏa thuận Minsk là một tia hy vọng cho cuộc sống của người dân của chúng tôi. Còn đối với Kiev đó là kịch bản để dưỡng quân (chuẩn bị cho cuộc tấn công mới)", ông Denis Pushilin đại diện của lực lượng dân quân tại hội nghị Minsk nói.

    "Tại sao Mỹ và châu Âu giả vờ không thấy chính sách hung hăng của Kiev? Đó là cuộc làm ăn của họ ở Washington và chúng tôi đang bị giết ở đây", ông nói thêm.

    Serbia là chủ tịch hiện tại của OSCE đã thông báo triệu tập một cuộc họp hội đồng thường trực OSCE vào ngày 26.1 để thảo luận về tình hình Ukraine.

    Cuộc chiến tại miền Đông Ukraine đã giết chết hơn 5.000 dân thường, theo con số mới nhất của Liên Hiệp Quốc và khoảng 1,5 triệu người tị nạn đến Nga hoặc một số vùng khác của Ukraine.

    Theo Thiên Hà/RT
    Một thế giới

    Trả lờiXóa
  4. Vì sao kết cấu bốn bên ở Ukraine thay đổi?
    (Quan hệ quốc tế) - Ukraine vừa phát động chiến tranh tổng lực, nhưng họ cũng là người thường xuyên rao giảng về thỏa thuận ngừng bắn và vấn đề nhân đạo

    Sự hai mặt của Kiev
    Sau một tuần giao tranh quyết liệt, kết quả cuộc chiến đang thể hiện những kết quả đáng buồn cho Kiev. Dù thương vong được chia đều cho hai bên và chênh lệch không đáng kể, nhưng nó khẳng định Kiev không thể giành được thế thượng phong với Donbass.
    Thậm chí, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã phải thừa nhận rằng ly khai đã kiểm soát thêm nhiều phần diện tích, nhiều khu dân cư. Thậm chí, những ồn ào về cuộc tấn công vào Mariupol đã cho thấy ly khai đang tìm cách mở rộng cuộc chiến theo hướng phản công và đánh chiếm.
    Lúc này, người lãnh đạo Kiev đã thừa nhận cần phải rút quân cho cả hai bên theo những gì thỏa thuận tại Minsk đã thống nhất. Theo đó, Tổng thống Poroshenko cho rằng cần phải rút quân khỏi các đường ranh giới. Nhưng khá khó hiểu ở chỗ, Kiev không muốn tuân theo thỏa thuận Minsk mà muốn... giữ nguyên hiện trạng.
    Poroshenko đã nói: "Cần phải rút quân, nhưng không như Tổng thống Nga Putin viết trong thư mà phải dựa theo hiện trạng thực tại." Trước đó Nga đã vạch ra một kế hoạch hòa bình mà theo đó, cả hai bên Kiev, Donbass ngừng bắn và rút vũ khí hạng nặng về đường ranh giới được xác định trong thoả thuận Minsk, kèm theo một lộ trình rút lui cụ thể. Moscow đã hứa sẽ thuyết phục dân quân đồng ý với bản kế hoạch này để bảo vệ mạng sống của dân thường.
    Nhưng Ukraine không nghe và muốn giữ nguyên hiện trạng. Điều này rất khó hiểu khi Donbass đang là người mở rộng được các diện tích kiểm soát. Giữ nguyên hiện trạng, người thiệt sẽ là Kiev chứ không phải ly khai.
    Từ sự mập mờ của Ukraine, nó thể hiện hai yếu tố. Thứ nhất, Ukraine đang chịu sức ép từ Nga trong việc đòi nợ trái phiếu chính phủ và tiền mua năng lượng chưa trả đủ. Nguyên nhân của việc đòi nợ bất thường này được cho rằng xuất phát từ việc Kiev đã leo thang chiến tranh ở miền Đông.
    Việc kêu gọi ngừng bắn như Poroshenko tuyên bố chỉ nhằm câu giờ và tìm kiếm hạ nhiệt trong sự thúc ép của Nga. Đó mới chi là một mặt của vấn đề. Yếu tố thứ hai, không dưng Kiev nhận thiệt về mình. Giữ nguyên hiện trạng là khởi đầu cho một lệnh ngừng bắn mới, một cuộc đàm phán mới. Hiện Kiev đang theo đuổi những biện pháp ngoại giao để đàm phán sắp tới bốn bên sẽ có sự tham gia của Mỹ, EU, Ukraine, Nga, thay vì bốn nước Đức, Pháp, Ukraine, Nga.
    Kiev muốn nhắc nhở phương Tây rằng trước khi ngồi vào bàn đàm phán đó, tốt nhất họ hãy bơm thêm tiền và vũ khí để Kiev có thể mở rộng vùng kiểm soát, cô lập và xé nhỏ ly khai. Có như vậy thì mới đạt được hiệu quả trên bàn đàm phán.Một mặt Ukraine tỏ vẻ thượng tôn hòa bình để xoa dịu Nga, nhưng mặt khác, Kiev muốn phương Tây tích cực hơn các hành động viện trợ để họ theo đuổi chiến tranh một cách hiệu quả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì sao phải thay đổi kết cấu bốn bên?
      Trong chuyến thăm Riyadh (Saudi Arabia) ngày 25/1, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã tiếp xúc với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini về việc cần thiết phải đàm phán "định dạng Geneva" với sự tham gia của Mỹ, EU, Nga và Ukraine.
      Như vậy, nếu sự thay đổi cơ cấu bốn bên này được thông qua, Ukraine một mũi tên trúng nhiều đích. Vừa loại bỏ được các quốc gia Đức, Pháp đang ngày càng thân thiện với Nga, vừa lôi được Mỹ - đối trọng lớn nhất với Nga vào cuộc, và tím kiếm được những sự ủng hộ mạnh mẽ hơn.
      Có Mỹ ngồi cùng bàn trong những cuộc đàm phán, chắc chắn Kiev sẽ tự tin, thậm chí ngông cuồng hơn trong các yêu sách của mình. Điều mà Ukraine muốn thay đôi ở đây không phải là tìm kiếm thêm sự ủng hộ của EU mà là sự can dự sâu sắc từ Mỹ.
      EU hiện tại đang rối như một mớ bòng bong. Còn nhớ các lãnh đạo của châu Âu, của thế giới, các nhà lãnh đạo của Hồi giáo đã tề tựu tại Paris trong một cuộc đồng hành thể hiện quyết tâm chống khủng bố. Tờ tạp chí Charlie Hebdo sau khi bị tấn công xả súng đã là lý do để tất cả các bên ngồi lại. Chỉ có điều, chính chất kết dính này đang là con dao hai lưỡi khiến từ đồng thuận trở thành mâu thuẫn.
      Tại Thổ Nhĩ Kỳ, 70.000 người đã xuống đường biểu tình để phản đối cách mà Charlie Hebdo vẫn tiếp tục đăng những hình ảnh nhục mạ đức tin của họ. Ở Nga, Đức và nhiều quốc gia khác, phong trào phản đối của hàng nghìn tín đồ Hồi giáo cũng đang ra tăng. Đây là mâu thuẫn rất lớn mà không phải một sớm một chiều các nhà lãnh đạo phương Tây có thể giải quyết được.
      Một nguy cơ khác của EU, với cuộc bầu cử ở Hy Lạp, kết quả kiểm phiếu sơ bộ của cuộc bầu cử diễn ra ngày 25/1 tại Hy Lạp cho thấy đảng phản đối chính sách khắc khổ Syriza đang trên đường hướng tới một chiến thắng lịch sử trong cuộc tổng tuyển cử này, qua đó tạo nên một tình thế đối đầu với Liên minh châu Âu (EU) về chính sách “thắt lưng, buộc bụng.”
      Kết quả kiểm phiếu tại 1/4 số điểm bầu cử cho thấy đảng cánh tả Syriza giành được 35,4% phiếu bầu so với 28,9% số phiếu mà Đảng Dân chủ Mới theo đường lối bảo thủ giành được. Như vậy đồng nghĩa, Hy Lạp đã sẵn sàng rời khỏi EU. Và bất ổn tiếp tục gia tăng với khu vực này, sẽ sớm thôi, các chỉ số tín nhiệm của châu Âu nhanh chóng sụt giảm.
      Ngoài ra, làn sóng mất tín nhiệm với giới lãnh đạo đang lan rộng cả châu Âu, nó diễn ra ở khắp nơi, từ Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia… Thậm chí, tại Đức – quốc gia vững mạnh nhất châu Âu lúc này còn phát sinh một phong trào “chống Mỹ hóa” rầm rộ.
      Những biểu hiện đó cho thấy châu Âu đang bất ổn, từ trong đến ngoài, trên tất cả các phương diện. Một thế lực đang lâm vào bất ổn như vậy khẳng định rằng thân họ lo còn chưa xong, liệu có thể lo lắng cho ai? Đó là lý do khiến Ukraine hiểu rằng EU chỉ muốn kết thúc vấn đề của mình càng nhanh càng tốt. Đó cũng là lý do khiến Kiev muốn có sự thay đổi cơ cấu bốn bên. Lúc này, niềm tin lớn nhất của họ là Mỹ.

      Xóa
    2. Mỹ có như Ukraine mong đợi?
      Điều mà Kiev mong mỏi nhất lúc này là sự viện trợ quân sự từ Mỹ. Đã lâu rồi Kiev không còn sử dụng không quân để tấn công phe ly khai. Điều đó cho thấy họ không đủ chiến phí để sử dụng loại hình đắt đỏ đó khi theo đuổi cuộc chiến với Donbass.
      Trong khi Donbass sắp đưa không quân giao chiến. Dù còn chắp vá, nhưng Kiev hiểu rằng miền Đông đang mạnh lên, cứ đà này, Kiev sẽ là người thủ bại và hiện trạng không bao giờ giữ nguyên như hiện tại. Sẽ là những vùng rộng lớn Slavyansk, Mariupol… được bổ sung vào danh sách của người miền Đông.
      Tuy nhiên, dù có thay đổi cơ cấu bốn bên đi chăng nữa, Mỹ vẫn sẽ không khiến Ukraine được vui. Lấy dẫn chứng trong cuộc chiến chống IS. Dù được quân đội Mỹ huấn luyện, quân đội Iraq mới chỉ giành được 1% diện tích lãnh thổ đang do IS kiểm soát. Và Baghdad còn liên tiếp chỉ trích Mỹ chậm trễ trong việc gửi vũ khí cho Iraq chống IS.
      Đến mối quan tâm tuyệt đối, quan tâm hàng đầu là Iraq, Mỹ còn thờ ơ như vậy, có lẽ Ukraine vẫn còn phải xếp hàng dài mới đến lượt được ban phát.
      Thực tế thì tất cả vẫn nằm trong chiến lược của Mỹ. Khi một Trung Đông đang ngày càng rời xa tầm tay Washington, cách tốt nhất là reo rắc hỗn loạn, bất ổn để miếng bánh ngon đó không thuộc vào tay của kẻ thù, mà cụ thể là Iran, Nga, Trung Quốc…
      Đặc biệt trong bối cảnh hiện tại, khi Mỹ và châu Âu đang ngày càng bằng mặt mà không bằng lòng. Việc duy trì mối nguy IS sẽ càng khiến EU dù thách cũng không dám bỏ Mỹ, vẫn phải ở bên Mỹ để theo đuổi cuộc chiến tranh chống khủng bố. Dù sao Mỹ vẫn là người chi nhiều nhất, vẫn là lá cờ đầu trong cuộc chiến này.
      Tương tự với Iraq hay Trung Đông, tại Ukraine vào thời điểm nhạy cảm như hiện tại, điều mà Mỹ mong muốn nhất không phải là dân chủ hay thống nhất Ukraine mà là sự bất ổn.
      Càng biến động, Nga sẽ càng phải chú trọng vào khu vực địa chính trị này, càng phải theo đuổi chiến phí cho ly khai, và các biện pháp trừng phạt cũng không thể được gỡ bỏ. Nga đang đau đầu với sự khủng hoảng kinh tế, và Mỹ muốn Nga không đứng dậy được trước khi Ukraine ổn định. Đó mới là cái đích mà Washington đã toan tính.
      • Đỗ Minh Tú/ Đất Việt

      Xóa
  5. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 09:48 27 tháng 1, 2015

    Lũ Proshenko, Yatsenyuk làm hại dân mình. đừng theo Mỹ vào Nato, cứ xây dựng nhà nước dân chủ như Phần Lan thì êm xuôi mọi chuyện. Không đời nào Nga để Ucraina thành tên lính xung kích của NATO chĩa súng trước cửa nhà. Mỹ nhúng tay ở đâu, ở đó đổ máu, chẳng phải tự do, dân chủ như họ rêu rao, mà là vì quyền lợi địa chính trị của Mỹ, muốn bá chủ thế giới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông ngu vừa thôi. Thế thằng TQ k muốn cho ta thân Mỹ nhưng nó lại cứ muốn chiếm dần lãnh thổ của ta kìa. VN ta còn muốn Lào và CPC làm phen dâu huống chi Nga.

      Xóa
  6. Thoi tổng keo Proschenko chấp nhận làm chư hầu cho thiên triều đi cho bớt xương máu , cho yên ổn. Theo Mỹ làm gì, tự do dân cho làm gì, nô lệ nhung dân yên bình. Mất lãnh thổ nhưng yên ổn là được rồi, sát nhập vào vào cường quốc là được rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://www.facebook.com/hoighetphandong?fref=nflúc 13:25 27 tháng 1, 2015

      Bậy quá, anh Nặc danh13:21 Ngày 27 tháng 01 năm 2015!
      Chính quyền Kiev theo Mỹ vì tự do dân chủ ư?
      Hài quá đi! Tự do kiểu Mỹ! Tự do bom đạn đổ xuống đầu dân à?

      Xóa
  7. Ukraine báo động cao, người Việt sơ tán khỏi Mariupol
    Cộng đồng người Việt tại Mariupol (Ukraine) đã được yêu cầu sơ tán khi chính quyền trung ương Ukraine ra lệnh áp đặt tình trạng báo động cao.
    Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine ngày 26/1 đề nghị bà con Việt kiều tại thành phố này chuẩn bị giấy tờ tùy thân, tiền bạc, thuốc men, quần áo…. Những cá nhân, gia đình có nhu cầu, điều kiện thì tự túc sơ tán trước khi chiến sự xảy ra. Những đối tượng còn lại phải giữ kênh liên lạc chặt chẽ với; đồng thời khuyến cáo bà con hạn chế và chú ý khi đi lại trong thành phố.

    Trước đó, cũng trong ngày 26/1, chính quyền trung ương Ukraine đã ra lệnh áp đặt tình trạng báo động cao trên toàn bộ lãnh thổ nước này trước nguy cơ xung đột leo thang nghiêm trọng tại hai tỉnh miền đông Donetsk và Lugansk.

    Thủ tướng Ukraine, ông Arseniy Yatsenyuk, sau cuộc họp nội các cho biết theo luật Bảo vệ công dân Ukraine, chính phủ Kiev đã thông qua quyết định áp đặt trình trạng khẩn cấp cấp nhà nước. Cụ thể, thực thi chế độ tình trạng khẩn cấp tại hai tỉnh Donetsk và Lugansk, và ban bố tình trạng báo động cao trên cả nước. Ngoài ra, Ukraine cũng tuyên bố thành lập các Ủy ban Tình trạng khẩn cấp khu vực.

    Trả lờiXóa