Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Tiến sĩ Maud Harridon, Đại học Kuala Lumpur: MALAIXIA KHÔNG ĐƯỢC THAM GIA ĐIỀU TRA VỤ THẢM HỌA MH17 VÌ LÝ DO CHÍNH TRỊ

 Hình ảnh máy bay MH17, chụp từ vệ tinh
Malaysia đến nay chưa được tham gia vào nhóm điều tra hình sự liên quan đến vụ rơi máy bay MH17 tại khu vực miền Đông Ukraine ngày 17/7/2014.


Đại sứ Malaysia tại Hà Lan Fauziah Mohd Taib cho biết, nước này chưa được chính thức tham gia Nhóm điều tra chung do Hà Lan đứng đầu, để điều tra về khía cạnh tội phạm liên quan đến thảm họa hàng không MH17. Ngoài ra, Malaysia cũng không được tham gia công việc thu gom các mảnh vỡ tại hiện trường tại khu vực gần thành phố Donetsk ở Ukraine. Trong một phát biểu gần đây, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Tiong Lai đã bày tỏ quan điểm rõ ràng với các bên liên quan rằng, Malaysia phải được tham gia vào nhóm điều tra hình sự.

Trong chuyến thăm Malaysia từ ngày 5/11, trả lời câu hỏi của nhà báo về việc Malaixia đã bày tỏ nguyện vọng tham gia nhóm điều tra nhưng tại sao vẫn không được tham gia, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte không thể phủ nhận điều này và đồng ý: Malaysia có quyền đóng vai trò lớn hơn trong cuộc điều tra bởi vì MH17 là máy bay của Malaysia và có nhiều công dân trên chuyến bay đó. Thế nhưng, sau đó, theo Đại sứ Taib, Hà Lan không thể tự quyết định mà phải có ý kiến từ phía Ukraine và Australia.Và từ đó đến nay, chuyện cho phép các chuyên gia Malaixia trong Nhóm điều tra lại bị chìm vào im lặng.

Tiến sĩ Maud Harridon từ Đại học Kuala Lumpur cho rằng Malaysia không được tham gia Nhóm điều tra là vì lý do chính trị. 
Xem video clip:

"Sau thảm kịch xảy ra, chúng tôi không đổ lỗi cho bất cứ ai, không phải Nga hay Ukraine, hoặc bất kỳ ai của các bên. Chúng tôi muốn thấy bằng chứng cụ thể có liên quan đến thảm họa này, ai thực sự là người có lỗi trong việc gây ra thảm họa MH17. Một số nước phương Tây ngay lập tức cáo buộc Nga trong vụ tai nạn. Nhưng chúng tôi thì không. Có lẽ đây chính là lý do tại sao Malaysia không được mời tham gia Nhóm điều tra chung."- ông nói.
Dự kiến, ngày 3/12 tới, Tổng Thanh tra Cảnh sát (IGP) và Tổng Chưởng lý (A-G) Malaysia sẽ lên đường sang Hà Lan để thảo luận với các đối tác khác về vai trò của Malaysia trong nhóm điều tra quốc tế hỗn hợp liên quan đến vụ chiếc máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) bị bắn rơi hồi tháng 7/2014 tại miền Đông Ukraine. Tổng Thanh tra Cảnh sát Khalid Abu Bakar cho biết, vai trò của phía Malaysia sẽ là chủ đề chính trong cuộc gặp với nhóm điều tra của Hà Lan tại Amsterdam.

Theo RT
Dương Thành- Cộng tác viên Google.tienlang
Đưa tin từ Ukraina
===================

Mời xem bài liên quan

Mời xem các bài viết liên quan khác:

Nếu còn thời gian, mời xem các bài liên quan dưới đây:

21 nhận xét:

  1. Cái đám điều tra này buồn cười lắm: cho 1 trong 2 nghi phạm tham gia điều tra, rồi còn có 1 điều khoản nếu bằng chứng có hại cho 1 trong các nước tham gia điều tra thì sẽ không được công bố, trong khi đó Malaysia là 1 nước bị ảnh hưởng nhất cũng như có nạn nhân thì lại không được tham gia.

    Trả lờiXóa
  2. Dân chủ của Mỹ và trư hầu Mỹ là như thể có gì lạ đâu, cứ cái gì có lợi cho Mỹ và trư hầu Mỹ là dân chủ và sự thật còn ngược lại là phi dân chủ, độc tài, toàn trị, dối trá !

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Thành Phúclúc 09:28 1 tháng 12, 2014

    Càng ngày càng có dấu hiệu cho thấy việc điều tra thảm họa MH17 chỉ là trò chơi chính trị do Mỹ và phương Tây đạo diễn, dưới đó là đám tay sai Ukraina, Úc, Anh, Hà Lan....
    Ngay từ đầu, Nga đã nêu kiến nghị tại Liên hợp quốc rằng việc điều tra phải do Tổ chức Hàng không dân dụng của Liên hợp quốc chủ trì với sự tham gia của các quốc gia liên quan. Thế nhưng Mỹ, Úc, Ukraina, Anh, Hà Lan... đạo diễn để họ điều tra.

    Thật tội nghiệp cho 298 nạn nhân xấu số. Thật tội cho Malaixia.

    Trả lờiXóa
  4. Huỳnh Trọng Đôlúc 09:37 1 tháng 12, 2014

    Các nước điều tra MH17 có thỏa thuận bí mật?

    Chính phủ Hà Lan đã từ chối tiết lộ các chi tiết của một thỏa thuận bí mật giữa các thành viên của Nhóm điều tra chung vụ máy bay MH17, RT đưa tin.

    http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/11/21/14/20141121143836-10mh1.jpg
    Nếu các bên tham gia thỏa thuận, gồm cả Ukraina, không muốn các thông tin bị tiết lộ thì mọi thông tin đều phải giữ bí mật.

    Tờ báo rất có uy tín ở Hà Lan là Elsevier đã đề nghị Bộ An ninh và Công lý Hà Lan tiết lộ thỏa thuận của Nhóm Điều tra chung (JIT) cùng với 16 tài liệu khác theo Đạo luật tự do thông tin. JIT gồm 4 nước, Hà Lan, Bỉ, Australia và Ukraina - những quốc gia đang tiến hành điều tra về thảm họa MH17, Malaysia không nằm trong nhóm này.

    Malaysia Airlines - hãng hàng không có chiếc máy bay gặp nạn, đã bị chỉ trích mạnh vì bay qua vùng chiến sự.

    Một phần trong các thỏa thuận giữa 4 nước và cơ quan công tố Hà Lan đảm bảo rằng, các bên có quyền giữ bí mật. Điều này có nghĩa là nếu bất cứ một nước nào trong nhóm cho rằng bằng chứng là có hại cho họ, thì cả nhóm phải giữ bí mật.

    "Dĩ nhiên, đó là tình huống không thể tin được. Làm thế nào Ukraina, một trong 2 đối tượng tình nghi, lại được mời tham gia thỏa thuận đó?", công dân Hà Lan Jan Fluitketel viết trên Malaysia Today.

    Dù chiếc máy bay của Malaysia Airlines rơi từ 17/7 ở đông Ukraina, có rất ít thông tin được công bố về nguyên nhân có thể khiến máy bay rơi. Tuy nhiên, thay vì để cho công chúng được nhìn thoáng qua về cuộc điều tra, Bộ An ninh và Công lý Hà Lan lại lo giữ thể diện cho các thành viên trong nhóm điều tra.

    Một lý do khác khiến đề nghị của Elsevier bị từ chối là để bảo vệ những thủ thuật và chiến lược điều tra, cũng như nêu tên các quan chức tham gia điều tra. Bộ An ninh và Công lý Hà Lan cho rằng, họ sẽ vi phạm luật riêng tư nếu tiết lộ các thông tin trên.

    Malaysia là quốc gia duy nhất trực tiếp đàm phán với quân ly khai tại đông Ukraina. Đại sứ Malaysia tại Hà Lan nói, ông không hài lòng khi Malaysia không có mặt trong JIT. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã tới Kuala Lumpur hôm 5/11 song Malaysia không nhận được lời mời gia nhập JIT.

    Báo cáo sơ bộ của Cơ quan An toàn Hà Lan công bố hồi tháng 9 chỉ cho biết, MH17 gặp nạn do hư hại về cấu trúc, vốn do một vật thể có năng lượng cao đâm trúng từ bên ngoài.

    Hoài Linh/VietNamNet
    http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/208251/cac-nuoc-dieu-tra-mh17-co-thoa-thuan-bi-mat-.html

    Trả lờiXóa
  5. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 16:54 1 tháng 12, 2014

    Lạc đề xíu nha:

    Thủ tướng Thái ủng hộ việc cấm trang web của Human Rights Watch
    Thanh Hà

    Vừa kết thúc chuyến công du Việt Nam hai ngày, trở về nước hôm qua 28/11/2014, Thủ tướng Prayut Chan O Cha tuyên bố ông ủng hộ việc chặn trang web của Human Rights Watch, vì theo ông, trang mạng của tổ chức nhân quyền này vi phạm luật an ninh của Thái Lan. Báo chí Bangkok cũng trong tầm ngắm của tập đoàn quân sự Thái.

    Theo nhật báo Bangkok Post ấn bản phát hành hôm nay ngày 29/11/2014, Thủ tướng Thái Lan cho biết, bộ Truyền Thông và Thông Tin đã ra lệnh cấm trang web của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch tại Thái Lan và ông hoàn toàn ủng hộ quyết định này. Biện pháp đó nhằm bảo vệ trật tự cho Thái Lan.

    Ông Prayut bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng chính quyền Bangkok đã « khóa miệng » Human Rights Watch. Bở vì theo tướng Prayut Chan O Cha : « Nếu tự do có nghĩa là tất cả mọi người cùng được quyền viết bậy bạ, và thóa mạ người khác, thì Thái Lan sẽ không tồn tại được ».

    Trong tuần này, Human Rights Watch công bố một bản báo cáo với ghi nhận tình trạng nhân quyền tại Thái Lan bị tụt lùi đáng kể chỉ sáu tháng sau cuộc đảo chính của phe quân đội. Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại New York này đã mạnh mẽ chỉ trích chính quyền quân sự Thái đàn áp giới ly khai và các nhà bất đồng chính kiến.

    Không chỉ nhắm vào tổ chức Human Rights Watch, Thủ tướng Thái còn chỉ trích luôn cả giới truyền thông Bangkok. Ông cho rằng, các tờ báo Thái Lan nên tập trung nhiều hơn để nói về những sáng kiến chính trị mới của nội các do ông điều hành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 16:58 1 tháng 12, 2014

      http://vi.rfi.fr/chau-a/20141129-thu-tuong-thai-ung-ho-viec-cam-trang-web-cua-human-rights-watch/

      Xóa
    2. Ô hay, Thái Lan không phải độc đảng, không phải toàn trị mà lại dị ứng với "dân chủ" à??? Các bạn dân chủ Việt đâu, chúng ta phải phản đối mạnh mẽ, phải gửi cho họ hàng triệu cuốn sách quyền con người gì gì đó để họ hiểu được quyền của họ chứ.

      Xóa
    3. Cùi bắp mở mồm là thấy ngu. TL không đọc đăng những thời điểm này giới quân sự mới đảo chính thâu tóm quyền lực nên xâm phạm các mục tiêu nhân quyền của HR W. Tất nhiều với tiêu chí có suy và bảo vệ quyền nhân quyền quốc tế này phải lên tiếng na hành động. Qua đây mới thấy tổ chức này làm việc theo nguyên tắc phổ quát chứ không có tư thù gì với cộng sản cả. Ngu còn bày đặt làm DLV.

      Xóa
  6. Gia đình nạn nhân vụ máy bay "Boeing" kiện chính quyền Kiev
    Xem ảnh:
    http://cdn.ruvr.ru/2014/12/01/1496154308/2023-07-18T012118Z_2124308914_GM1EA7I0PP..RMADP_3_UKRAINE-CRISIS-AIRPLANE.JPG

    Mẹ nữ công dân Đức bị chết trong vụ tai nạn máy bay "Boeing" đã đệ đơn kiện Ukraina.

    Bà cáo buộc chính quyền Ukraina tội "giết người vì thiếu trách nhiệm" và yêu cầu bồi thường thiệt hại tinh thần với số tiền là một triệu đô la.

    Người mẹ của nữ hành khách 23 tuổi đến từ Đức, bị chết trong vụ tai nạn máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines rơi gần Donetsk đã đệ đơn kiện tại Tòa án Nhân quyền châu Âu. Bà cho rằng chính quyền Ukraina phải chịu trách nhiệm về cái chết của con gái mình. Vụ kiện này dựa trên thực tế là trong giai đoạn tiến hành những hoạt động quân sự ở miền Đông Nam, Ukraina phải đóng cửa khu vực không phận đó đối với hàng không dân dụng. Nhưng Kiev đã không làm điều đó, bởi vì họ không muốn mất khoản tiền nhận được từ các chuyến bay. Do đó, Ukraina phải chịu trách nhiệm trước cái chết của 298 hành khách trên máy bay Boeing. Luật sư kiêm giáo sư luật Janis Yuksha nhận xét:

    “Bất kỳ quốc gia nào nhận tiền từ việc cung cấp đường bay qua lãnh thổ của mình cũng cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những đường bay đó. Ở Ukraina đã diễn ra chiến sự. Cho dù tên lửa của bên nào bắn trúng Boeing, cho dù máy bay có bị rơi do trúng tên lửa hay không, máy bay bị cố ý tấn công hay vô tình bị tai nạn, những có một thực tế là máy bay đã bay qua lãnh thổ Ukraina. Và Ukraina biết rõ về các mối nguy hiểm tiềm năng, nhẽ ra phải đóng cửa không phận hay cung cấp đường bay khác an toàn hơn. Liên quan đến vấn đề này, ở đây, nhà nước có trách nhiệm trước cái chết của con người chính là Ukraina. Tòa án có khả năng sẽ xử cho nguyên đơn Đức thắng kiện.”

    Ngày 17 tháng Bảy 2014, máy bay của hàng không Malaysia đang trên đường từ Amsterdam đến Kuala Lumpur đã bị rơi ở miền Đông Ukraina. Đến thời gian đó, dân quân Donbass và lực lượng an ninh Ukraina đã đối đầu vũ trang khốc liệt được ba tháng, nhưng các chuyến bay quốc tế vẫn không thay đổi. Chỉ sau vụ Boeing xảy ra, Kiev mới đóng cửa không phận đối với máy bay hành khách. Và điều đó cũng không được thực hiện ngay lập tức, thoạt đầu Kiev cáo buộc lực lượng dân quân và thậm chí cáo buộc Nga, họ tiến hành đàm phán qua điện thoại với Mỹ, và các chuyến bay qua miền Đông Ukraina vẫn tiếp tục diễn ra. Chỉ mấy giờ sau đó Kiev mới nhận ra mối nguy hiểm cho hành khách và chặn các tuyến bay.

    Thái độ thiếu trách nhiệm như vậy đã dẫn đến cái chết của hành khách. Nữ công dân Đức bị mất con gái trong vụ tai nạn máy bay đòi Ukraina phải bồi thường 800.000 euro (tương đương 1.000.000$). Một số công dân Đức cũng đang chuẩn bị đệ đơn lên Tòa án Nhân quyền châu Âu với các vụ kiện tương tự.

    Trong danh sách nạn nhân vụ máy bay rơi có công dân của Hà Lan, Malaysia, Australia, Indonesia, Anh, Nam Phi, Bỉ, Philippines, Canada và New Zealand. Cuộc điều tra về thảm kịch này do Hà Lan thực hiện. Một báo cáo sơ bộ cho biết rằng máy bay bị vỡ vụn trong khi đang bay do hậu quả tổn thương cấu trúc "bởi ảnh hưởng bên ngoài của một loạt đối tượng năng lượng cao." Nhưng đó là các đối tượng gì và khi nào sẽ có kết luận cuối cùng, vẫn chưa được công bố.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_12_01/280723990/

    Trả lờiXóa
  7. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 19:17 1 tháng 12, 2014

    Đây, lại thêm một phát hiện động trời trong bộ máy chính phủ Iraq do Mỹ dựng lên:
    -----
    Phát hiện 50.000 "binh sĩ ma" trong quân đội Iraq
    Chính quyền Iraq đã phát hiện thấy ngân sách Nhà nước vẫn trả lương đều đều cho 50.000 binh sĩ mà trên thực tế không hề tồn tại.

    Tin này do Thủ tướng Haider al-Abadi công bố hôm Chủ nhật, - như AFP phản ánh.

    Kết quả điều tra cho thấy rằng tiền lương được rót trả cho một số người đã hoàn thành quân vụ, nhưng tên họ vẫn lưu bình thường trong danh sách cơ số của Bộ Quốc phòng. Lại có số “quân nhân” khác nói chung chỉ tồn tại trên giấy. Khá nhiều "binh sĩ ma” như vậy có thể còn giữ “chức vụ”, - đại diện quân đội cho biết. Theo lời ông này, các sĩ quan được quyền có tới 5 cần vụ và đã nghĩ ra cách cho 3 người lính về nhà rồi nghiễm nhiên chiếm đoạt toàn bộ hoặc một phần tiền lương của họ. Một viên chỉ huy lữ đoàn có thể làm động tác tương tự với 30 - 40 lính. Ngoài ra, trong danh sách lương không xóa tên các binh sĩ tử vong trong thời gian chiến sự.

    Tham nhũng lan tràn mạnh trong quân đội Iraq, và người ta coi đó là một trong những lý do khiến quân đội Iraq thất bại liên tục trong cuộc chiến với nhóm chiến binh “Nhà nước Hồi giáo" ở phía bắc và phía đông của đất nước này.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_12_01/280716005/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái nầy có gì đâu mà động trời. Nó ...xưa như trái đất!
      Gì chứ chuyện nầy Iraq phải gọi VNCH bằng Cụ. Thề đấy!

      Xóa
    2. VNCH xưa rồi nhằm nhò gì. TQ vừa tiết lộ thị trường mua quan bán chức kia. May mà VN mình thời XHCN không có thị trường này Lớp 1 nhỉ.

      Xóa
    3. Hay za!..
      Đề cập mấy chuyện nầy với 4 chữ VNCH thì có người như xóc dầm vào tim.
      Thôi thì ... để rút kinh nghiệm vậy!

      Xóa
    4. Tớ mới viết thư đề nghị BT Công thương chuyên Lớp 1 vào bộ phận phân biệt để chống phân bón giá giúp bà con nông dân. Ta nên góp phần nhỏ bé giúp nước nhà trong lúc này, so sánh hoặc bới móc chuyện xưa làm gì. Thời VNCH hay thời bắc thuộc xưa rồi, xấu tốt gì thì hãy quên nó đi để đoàn kết tiến lên CNXH. Việc cụ thể giúp nước nhà của Lớp 1 tới đây là nếm phân để phát hiện triệt tiêu hành phân bón giả.

      Xóa
    5. Từ lời nói đi đến việc làm còn rất xa và ...khó lắm Nặc à! Bằng chứng là 40 năm nay, nhúm cờ vàng có "quên" được đâu? có "đoàn kết' được đâu? Không thấy họ vẫn xuyên tạc và điên cuồng chống phá NQ 36 đó sao?
      Chuyện "dùng miệng kiểm tra phân bón"nếu thật sự có xảy ra cũng chỉ nói lên cái nghèo, cái thiếu thốn phương tiện và cách xử lý (tạm thời) của con người. Nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến hòa bình thế giới, nó không làm nước Việt phải nô lệ.V.v.. Cho nên nó không phải là đối tượng đáng để lên án, dè bỉu, đả phá....
      Nếu muốn đả phá, có những cái mang tầm vóc lớn hơn nhiều: Tư tưởng bạc nhược, cầu vinh, mãi quốc nó mới là nguy cơ diệt vong dân tộc. Chẳng hạn như những câu nói sau đây mà ta thường bắt gặp:
      " Tòa thánh đánh rắm cũng khen ..thơm"
      Hay đây, cụ thể hơn:
      "...Với tư cách là người con của một gia đình mà thân phụ tôi đã phục vụ nước Pháp ngay từ khi Pháp mới đến An-nam, và đã nhiều lần đưa mạng sống cho nước Pháp trong các cuộc hành quân mà cha tôi (Ngô Đình Khả) cầm đầu, dưới quyền Nguyễn Thân, chống lại các kẻ nổi loạn do Phan Đình Phùng chỉ huy, tại Nghệ-an và Hà-tịnh..." (nguồn SH.net).
      Nếu ai ai cũng nhận biết những lý lẽ vừa nêu và tự "giải hoặc" được thì ...quá tốt cho đất nước.

      Xóa
    6. Vừa rồi trên VN EXP có bài báo nói về số tiết kiệm 100 nghìn tệ từ năm 1954 chưa rút 1 đồng mà nay rút còn vài chục tệ. Ở VN nhiều sổ tiết kiệm từ những năm 80 giờ đã mất trắng. Chẳng cần nói nhiều chỉ bấy nhiêu thôi đã thấy Các Mác- Angel- Lênin đã làm khổ TG này như thế nào. Nhiều kẻ vì miếng ăn trước mắt mà quay mặt làm ngơ rồi bảo vệ những điều ngớ ngẩn phần thực tế phản khoa học. CN phi nhân đã dần được loại bỏ nhưng nó đã làm bao mảnh đời tan biến, bao thù oán ngút trời và bao cuộc đời lay lắt. Hãy tỉnh ngộ đi hỏi những cái đầu cuồng tín quay cuồng trong danh lợi, hãy trở về với lòng dân tộc VN. Vứt bỏ những lý thuyết ngoại lai giáo điều ngu xuẩn để dân tộc này đoàn kết chung vai xây dựng lại cơ đồ nuõc Việt.

      Xóa
    7. Đó là hậu quả của lạm phát. Trong thời lạm phát, bỏ tiền nhà băng mà không để ý đến lời lỗ thì chỉ thua thiệt mà thôi, chẳng phải vì chủ nghĩa nào. Chẳng hạn như ở Argentina năm 1989 hoặc Peru năm 1990, mỗi ngày tiền mất giá khoảng 4%. Ngay cả ở xứ lạm phát thấp như Mỹ tiền cũng mất giá rất dễ dàng: nếu một người Mỹ bỏ 500 đô la vào nhà băng năm 2009. 5 năm không có tiền lời mà mỗi tháng phải trả tiền dịch vụ 7 đô la thì bây giờ chỉ còn 80 đô, đó là còn chưa tính đã mất giá hơn 10%: 80 đô năm 2014 chỉ bằng giá trị của 71 đô năm 2009.

      Xóa
  8. Cảnh sát Malai đã reo lên ăn mừng ... hụt từ ngày 5/11/2014.
    Rồi 1 tháng đã trôi qua.
    Chả có gì mới.
    Hóa ra Hà Lan gật nhưng Ukraina- theo đạo diễn của Mẽo) lắc thì cũng vứt hết.
    ----
    Cảnh sát Hoàng gia Malaysia sẽ tham gia nhóm điều tra MH17

    Chí Giáp/Kuala Lumpur (Vietnam+) lúc : 06/11/14 21:15
    Một phần xác chiếc máy bay MH17 bị rơi tại làng Hrabove (Grabovo), cách Donetsk khoảng 80km về phía Đông. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Ngày 6/11, hãng thông tấn Bernama của Malaysia dẫn nguồn tin cho biết Cảnh sát Hoàng gia Malaysia (PDRM) sẽ là một bộ phận trong nhóm điều tra tại hiện trường thảm họa MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) tại miền Đông Ukraine.

    Quyền Phó Tổng Thanh tra cảnh sát Hoàng gia Malaysia Mohamad Fuzi Harun cho biết, ông thực sự tự hào khi tuyên bố này được Thủ tướng Hà Lan đưa ra ngày 5/11 tại Putrajaya, khi đang có chuyến thăm chính thức Malaysia.

    Ông cho biết PDRM sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực này, đặc biệt là trên khía cạnh điều tra tội phạm nhằm xác định ai thực sự phải chịu trách nhiệm về thảm họa MH17 của MAS.

    Phát biểu với báo chí ngày 6/11, ông Mohamad Fuzi Harun cho biết: "Chúng tôi nên tham gia một phần vào nhóm điều tra vì có nhiều nạn nhân mang quốc tịch Malaysia trên chuyến bay này và máy bay này lại thuộc sở hữu của Malaysia. Có khả năng chúng tôi sẽ chấp nhận tham gia vào nhóm điều tra bên cạnh các nước Hà Lan, Australia, Anh và một số nước khác."

    Ngày 5/11, tại cuộc họp báo chung tại Putrajaya, Thủ tướng Malaysia Najib Razak và người đồng cấp Hà Lan Mark Rutte đã tuyên bố rằng Malaysia đã được chỉ định là thành viên đầy đủ của nhóm điều tra về thảm họa MH17 do Hà Lan đứng đầu.

    Thủ tướng Rutte đã có cuộc thảo luận với Thủ tướng Najib trong chuyến thăm chính thức một ngày tới Malaysia (ngày 5/11) kể từ khi được bổ nhiệm là Thủ tướng Hà Lan vào ngày 14/10/2010.

    Hai lãnh đạo đã đưa ra cam kết của mình về việc phối hợp chặt chẽ trong cuộc điều tra thảm họa MH17 và cam kết đưa thủ phạm ra xét xử trước pháp luật.

    Chiếc máy bay của MAS chở theo 298 hành khách và phi hành đoàn đã bị nạn tại miền Đông Ukraine hôm 17/7 khi đang trên hành trình từ Amsterdam tới Kuala Lumpur làm toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mang. Người ta cho rằng, chiếc máy bay đã bị bắn hạ. Trong tổng số 298 hành khách và phi hành đoàn có 193 người mang quốc tịch Hà Lan và 44 người mang quốc tịch Malaysia./.
    http://www.vietnamplus.vn/canh-sat-hoang-gia-malaysia-se-tham-gia-nhom-dieu-tra-mh17/290065.vnp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tình báo phương Tây che đậy sự thật về vụ máy bay MH17

      Một quan chức cấp cao đã nghỉ hưu từng hoạt động trong cơ quan tình báo Nga đã cáo buộc tình báo phương Tây che đậy sự thật về vụ máy bay MH17, theo Daily Mail.

      Trung tướng Nikolai Pushkarev, trước đây từng là một quan chức cấp cao thuộc GRU - cơ quan mật vụ khét tiếng của Nga đã ngụ ý rằng lực lượng của Ukraine chính là thủ phạm bắt hạ chiếc máy bay MH17. Lời cáo buộc này được đưa ra trong bối cảnh thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk tuyên bố sẽ ngừng cung cấp các khoản trợ cấp nhà nước vô thời hạn đối với những vùng lãnh thổ phía đông hiện thuộc kiểm soát của lực lượng ly khai.

      Cuộc điều tra chính thức về vụ MH17 vẫn đang được tiến hành, song một số nguồn tin phương Tây đã quy trách nhiệm cho lực lượng phiến quân, cho rằng lực lượng này đã sử dụng tên lửa BUK để bắn hạ máy bay. Tuy nhiên, Pushkarev cho rằng cuộc điều tra đang được sử dụng như một công cụ nhằm mục đích đổ lỗi cho Nga. "Tình báo phương Tây và Mỹ biết rất rõ các chi tiết - ai đã bắn máy bay MH17, tại sao và nhằm mục đích gì," Pushkarev cáo buộc. "Những khiêu khích được đưa ra là nhằm đổ lỗi cho Nga và buộc Nga phải chính thức đưa quân sang Ukraine. Nhưng chính phủ Nga đã không đáp lại lời khiêu khích này". Ông cáo buộc Mỹ đã cố gắng châm ngòi cho “cuộc xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và Ukraine”.

      Trong khi đó, ngày 6/11, hãng thông tấn Bernama của Malaysia dẫn nguồn tin cho biết Cảnh sát Hoàng gia Malaysia (PDRM) sẽ là một bộ phận trong nhóm điều tra tại hiện trường thảm họa MH17. Quyền Phó tổng Thanh tra cảnh sát Hoàng gia Malaysia Mohamad Fuzi Harun cho biết, ông thực sự tự hào khi tuyên bố này được Thủ tướng Hà Lan đưa ra ngày 5/11 tại Putrajaya, khi đang có chuyến thăm chính thức Malaysia. Ông cho biết PDRM sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực này, đặc biệt là trên khía cạnh điều tra tội phạm nhằm xác định ai thực sự phải chịu trách nhiệm về thảm họa MH17 của MAS.

      Phát biểu với báo chí ngày 6/11, ông Mohamad Fuzi Harun cho biết: "Chúng tôi nên tham gia một phần vào nhóm điều tra vì có nhiều nạn nhân mang quốc tịch Malaysia trên chuyến bay này và máy bay này lại thuộc sở hữu của Malaysia. Có khả năng chúng tôi sẽ chấp nhận tham gia vào nhóm điều tra bên cạnh các nước Hà Lan, Úc, Anh và một số nước khác".

      Theo Vietnam+
      http://www.baophuyen.com.vn/92/123185/tinh-bao-phuong-tay-che-day-su-that-ve-vu-may-bay-mh17.html

      Xóa
  9. Nguyễn Thành Phúclúc 10:41 3 tháng 12, 2014

    Malaysia là thành viên chính thức của Nhóm điều tra MH17
    Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+) lúc : 02/12/14 08:56
    Hãng thông tấn Malaysia (Bernama) cho biết nước này đã được chấp thuận là thành viên chính thức của Nhóm điều tra chung (JIT) MH17, tập trung vào điều tra hình sự vụ rơi máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS).

    Theo thông báo của Văn phòng Tổng trưởng lý, ngày 1/12, Tổng Chưởng lý Abdul Gani Patail đã nhận được thư chấp thuận là thành viên chính thức và bình đẳng của Nhóm JIT do Văn phòng Công tố quốc gia Hà Lan gửi ngày 28/11.

    Các thành viên ban đầu của Nhóm điều tra chung là Hà Lan, Australia, Bỉ và Ukraine do Chính phủ Hà Lan đứng đầu. Trước đó, Malaysia đơn thuần là chỉ tham gia điều tra.

    Thông báo trên cho biết, là một bên tham gia quá trình tiếp tục điều tra hình sự quốc tế chung, ngày 3/12, Tổng Chưởng lý Abdul Gani Patail sẽ rời Kuala Lumpur để đến La Hay tham dự Hội nghị Điều phối Eurojust về điều tra hình sự lần thứ ba, dự kiến được tổ chức vào ngày 4/12.

    Tổng Thanh tra của cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakar cũng sẽ tham dự Hội nghị.

    Chiếc máy bay Boeing 777-200ER bị bắn rơi ở miền đông Ukraine ngày 17/7/2014 khi đang trên hành trình từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, cướp đi sinh mạng của toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn, trong đó có 44 người Malaysia./.
    http://www.vietnamplus.vn/malaysia-la-thanh-vien-chinh-thuc-cua-nhom-dieu-tra-mh17/294260.vnp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như vậy, Malaysia được cho phép tham gia Nhóm điều tra sau 5 tháng tính từ ngày máy bay MH17 rơi!
      Ngoài Malaysia, JIT hiện có các thành viên là Hà Lan, Australia, Bỉ và Ukraine.

      Trước khi được chấp nhận là thành viên chính thức, Malaysia chỉ được tham gia trong nhóm điều tra về kĩ thuật như một chân sai vặt ở vòng ngoài. Nhiều quan chức Malaysia bao gồm cả Bộ trưởng Giao thông Vận tải Datuk Seri Liow Tiong Lai đã nhiều lần kêu gọi cho quốc gia này vào làm thành viên chính thức của JIT.

      Trước đó, các phương tiện truyền thông Malaysia cho rằng, nước này không được là thành viên chính thức trong đội điều tra chỉ vì họ có lập trường chính trị trung lập, không theo sự sai bảo của Mỹ và phương Tây. Rõ ràng cuộc điều tra chỉ là hình thức để che đạy một âm mưu chính trị đã có từ trước. Tức là chỉ tìm "chứng cứ" theo một hướng kết tội cho Nga.

      Sau khi việc thu thập các mảnh vỡ được hoàn tất, Đại sứ Malaysia ở Ukraine Chuah Teong Ban bày tỏ lo ngại về việc Malaysia sẽ không được phép điều tra các mảnh vỡ nếu không được là thành viên chính thức của JIT.

      Theo Tass, hôm 28/11, Hội đồng An ninh Hà Lan thông báo đã hoàn thành nhiệm vụ thu thập các mảnh vỡ của MH17 và rằng những mảnh vỡ còn sót lại, không được thu thập ở hiện trường là những mảnh vỡ không có giá trị điều tra.
      Như vậy, các mảnh vỡ máy bay MH17 sẽ bị bỏ lại tại hiện trường, cho chính phủ Cộng hòa Nhân dân Donetsk tùy nghi quản lý.

      Chính các chuyên gia ở Donetsk lại tỏ ý nghi ngại về điều này. Họ cho rằng chính các mảnh vỡ này là nơi chứa đựng các dấu vết bị đạn bắn vào, nó cho thấy là loại vũ khí nào? Tên lửa BUK từ dưới đất hay trọng pháo từ máy bay bắn ra?

      Xóa