Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

TRUY TÌM NGƯỜI ĐỀ XUẤT CẢI CÁCH CHỮ VIẾT NHỮNG NĂM 80 THẾ KỶ TRƯỚC

Bài thi “vở sạch chữ đẹp" của cậu bé Đặng Thuỷ Anh, học sinh lớp 4E trường tiểu học Đống Đa, Vĩnh Yên, Vĩnh Phú
Xem videoclip Luyện chữ đẹp của cô Bống- em gái mình. 
 Luyện chữ đẹp Anh Thư - vĩnh biết đại tướng Võ Nguyên Giáp.
 (Bống cũng tức là cô Chém- tác giả bài văn tế bất hủ: Văn tế những linh hồn phản động)
 
Trong bài  Xem chữ hoa hậu, nhớ thời cải cách chữ viết, Lão Thợ cạo dẫn về hai bài viết ở hai blog khác nhau nhưng đều có nội dung phê phán chuyện cải cách chữ viết những năm 80 thế kỷ trước. Xin nói ngay rằng Google.tienlang đồng tình với những phê phán này.
Thế nhưng, điều chúng tôi không đồng tình là cả hai bài viết trên đều cho rằng người đề xuất cải cách chữ viết này là "một ông học ở Nga về". Cụ thể, chủ blog Zing viết: "Chữ viết: Đang viết l, h, k, t, nh, kh, gh, … có nét liền, lên xuống rất đẹp. Cải cách lại bỏ các nét liền, lên xuống, viết theo chữ Nga (Liên Xô cũ)." Còn chủ blog Ba Trí viết chi tiết hơn và có vẻ đay ca, thống thiết hơn:

"Những năm 80, toàn bộ giáo viên tiểu học phải đi học cải cách giáo dục trong tháng hè. Trong nội dung cải cách ấy, có cải cách chữ viết. Bài này, tôi nói riêng về chữ viết.
Thế là từ đấy, nét viết chữ Việt vốn có từ thời kỳ  đầu thế kỷ 17 (1) theo mẫu tự Latinh với nét thuyết lên, thuyết xuống chân phương tuyệt đẹp. Nét chữ quốc ngữ có dáng vấp như rồng bay phụng múa, uyển chuyển như dáng đứng quê hương Việt Nam hình chữ S, mềm mại như dáng vấp người con gái Việt với trang phục áo dài truyền thống thướt tha, kiều diễm. Tôi yêu nét chữ Việt của tôi nên tôi cố gắng nắn nót chữ viết cho tuyệt đẹp như bao người Việt tiếp thu và học. Không biết từ lúc nào, nét chữ ngoạn mục ấy đã ngấm vào máu thịt, hình thành tính nết ở tôi. Và tôi cũng tin rằng nét chữ truyền thống ấy cũng ngâm ngầm hình thành đức tính thẩm mỹ vốn ẩn chứa trong đó cho tất cả thế hệ người Việt. Và cũng từ nét chữ quốc ngữ truyền thống mến yêu đã sản sinh ra bao đời, bao thế hệ người Việt với đầy đủ chân thiện mỹ.
Đùng một cái !? ông chuyên gia nào đó học từ bên Nga về? lọt vào ngành giáo dục, làm sếp lớn? phán rằng "phải cải cách chữ viết" với đề tài luận án đàng hoàng có nêu mục đích yêu cầu hẳn hoi như sau: - Nhằm....nhằm đủ thứ trong có có nhằm cho nhanh, cho lẹ, ngồi đó mà phăng người ta lên cung trăng ròi ngồi đó mà thuyết nét lên, thuyết nét xuống v.v..."
Google.tienlang xin khẳng định rằng hai chủ blog trên dường như không biết tiếng Nga. Thậm chí, chủ blog Zing hình như cũng không biết cả tiếng Anh nữa. Để minh họa cho chuyện "viết theo chữ Nga", bạn này lại dẫn ra tấm hình dưới đây:
 
Chúng tôi khẳng định cả hai bạn trên đây không biết tiếng Nga bởi vì tiếng Nga viết phăng cũng lên xuống, cũng nối nhau, móc sang nhau, mềm mại, đẹp mắt:
 
 
Vậy ai là người đề xuất Cải cách chữ viết những năm 80 thế kỷ trước?
Trong bài "Lại chuyện cải cách..." trên báo Nông nghiệp tác giả cho rằng đó là một "giáo viên cấp I ở Bộ Giáo dục". Tất nhiên, đây là bài được viết theo lối trào phúng nên không thể lấy đó làm căn cứ. Chủ blog Giao nêu băn khoăn "Không rõ thời đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục là vị nào nữa". Chúng tôi đã có câu trả lời, đó là bà Nguyễn Thị Bình.
"Bộ trưởng Bộ Giáo dục:
Vũ Đình Hoè (tháng 9 năm 1945 - tháng 3 năm 1946) (Bộ trưởng Chính phủ lâm thời)
Đặng Thai Mai (tháng 3 năm 1946 - tháng 11 năm 1946)
Nguyễn Văn Huyên (tháng 11 năm 1946 - tháng 10 năm 1975) (qua đời khi tại nhiệm)
Nguyễn Thị Bình (1976 - tháng 2 năm 1987)
Phạm Minh Hạc (tháng 2 năm 1987 - tháng 3 năm 1990)".
Thế nhưng, cụ thể AI LÀ TÁC GIẢ ĐỀ ÁN CẢI CÁCH CHỮ VIẾT NHỮNG NĂM 80 THẾ KỶ TRƯỚC thì đến nay, chúng tôi chưa thể tìm ra. Kính mong bạn đọc hỗ trợ.

Mời tham khảo bài của bác Thợ cạo:
====

Nét chữ của hoa hậu Việt Nam (một thời cải cách chữ viết) Liên quan đến vùng đất Quảng Uyên. Hôm trước, ông Hoàng Quảng Uyên đã đề cập đến ở đây. Còn dưới chỉ là tư liệu. Ở đây, chỉ xem nét chữ. Không quan tâm đến nội dung. Về cơ bản, đây là nét chữ của một thế hệ học theo lối chữ cải cách. Sau rồi, lối chữ ấy phải bỏ, để quay lại lối chữ cũ được giáo dục từ thời Pháp.
Không rõ thời đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục là vị nào nữa. Nhưng là ở khoảng trước vào sau Đổi Mới một chút (kí ức là như vậy, chưa tra cứu gì).



Lão cạo théc méc:
Cắt đi râu ria liên kết giữa các mẫu tự, thành ra viết chậm mà không đẹp. Giao có biết ai là tác giả đề án cải cách chữ viết thời đó, lý do đưa ra ?
Dẫn lại từ Giaovn 

Xem thêm:
NHỚ LẠI CCGD VÀO NĂM 1980
(Ngày 06/9/2013 – Nguyễn Đức Thành)
---
1. Năm 1980, Giáo dục nước nhà có đợt cải cách mà đến giờ ai cũng nhớ vì nhớ đến là chán/ngán. Trong đó, chú ý là cải cách cách đọc, đánh vần, cải cách chữ viết.  Hồi đó, dư luận xã hội phản ứng mạnh, nên ngành Giáo dục và đào tạo dần dà quay lại cách đọc, chữ viết cũ như hiện nay.
Xin nêu ra đây, mấy cái việc đọc, đánh vần, viết theo lối cải cách:
* Đọc: Trước các chữ cái đọc là a, bê, xê, dê, đê … Cải cách giáo dục đọc là a, bờ, cờ, dờ, đờ …
Ví dụ: COCC: Nếu đúng theo Cờ-cờ-gờ-dờ (CCGD) thì đọc là cờ-o-cờ-cờ, nhưng có ai đọc thế đâu mà vẫn thường đọc là  Xê-ô-xê-xê.
WTO: Nếu đọc theo Cờ-cờ-gờ-dờ  là Vờ-đúp-tờ-ô, nhưng có ai đọc thế đâu mà thường đọc là Vê-đúp-tê-ô.
* Đánh vần:
Ví dụ: Trước đánh vần từ khổ là: khổ → ka/hát/ô/khô/hỏi/khổ. Cờ-cờ-gờ-dờ đánh vần từ khổ là: khổ →ô/khờ/ô/khô/hỏi/khổ.
Hay, trước đánh vần từ cô là: cô → xê/ô/cô. Cờ-cờ-gờ-dờ đánh vần từ cô là: cô→ô/cờ/ô/cô. Hay, Cờ-cờ-gờ-dờ đánh vần từ cam: cam → a/mờ/am/cờ/am/cam.
* Chữ viết: Đang viết l, h, k, t, nh, kh, gh, … có nét liền, lên xuống rất đẹp. Cải cách lại bỏ các nét liền, lên xuống, viết theo chữ Nga (Liên Xô cũ).

2. Hậu quả của việc cải cách nầy thì ai cũng biết/nhớ/ngán:
- Cha mẹ (lớp trước cải cách) chữ nghĩa đầy mình mà không hướng dẫn/dạy cho con cháu được => Thế có chết, có tai hại không!?
- Những năm 80, toàn bộ giáo viên tiểu học (đang đọc, viết … theo lối truyền thống) phải đi học lại hết theo cải cách giáo dục. => Nhà nước tốn biết bao nhiêu tiền của trong việc nầy.
- Thế hệ 8x đến giờ viết chữ thế nào thì chúng ta đã biết, “xấu ơi là xấu”, chắc là phải chịu cho đến hết đời của nó, chưa nói đến hậu quả tính nết của cả thế hệ được hình thành từ việc cải cách chữ viết này!
- Còn hậu quả gì nữa … bạn nghĩ xem?

3. Đôi điều: Trách nhiệm thuộc về ai? Xử lý người đề xướng như thế nào? Đến giờ thì chẳng ai quan tâm mà chỉ ngán/lạnh/ớn cho cái lối cải cách Giáo dục của ta.
Đây là bài học đáng giá vô cùng. Mong rằng từ đây Giáo dục nước nhà có cải cách gì thì phải rất thận trọng, cân nhắc, … đừng có cái lối cải cách, cải tiến... cải lộn lùm tùm phèn, tội cho con trẻ và phụ huynh.
Nguồn: Blog.zing


Thế hệ cải cách chữ viết
Ba Trí
Những năm 80, toàn bộ giáo viên tiểu học phải đi học cải cách giáo dục trong tháng hè. Trong nội dung cải cách ấy, có cải cách chữ viết. Bài này, tôi nói riêng về chữ viết.
Thế là từ đấy, nét viết chữ Việt vốn có từ thời kỳ  đầu thế kỷ 17 (1) theo mẫu tự Latinh với nét thuyết lên, thuyết xuống chân phương tuyệt đẹp. Nét chữ quốc ngữ có dáng vấp như rồng bay phụng múa, uyển chuyển như dáng đứng quê hương Việt Nam hình chữ S, mềm mại như dáng vấp người con gái Việt với trang phục áo dài truyền thống thướt tha, kiều diễm. Tôi yêu nét chữ Việt của tôi nên tôi cố gắng nắn nót chữ viết cho tuyệt đẹp như bao người Việt tiếp thu và học. Không biết từ lúc nào, nét chữ ngoạn mục ấy đã ngấm vào máu thịt, hình thành tính nết ở tôi. Và tôi cũng tin rằng nét chữ truyền thống ấy cũng ngâm ngầm hình thành đức tính thẩm mỹ vốn ẩn chứa trong đó cho tất cả thế hệ người Việt. Và cũng từ nét chữ quốc ngữ truyền thống mến yêu đã sản sinh ra bao đời, bao thế hệ người Việt với đầy đủ chân thiện mỹ.
Đùng một cái !? ông chuyên gia nào đó học từ bên Nga về? lọt vào ngành giáo dục, làm sếp lớn? phán rằng "phải cải cách chữ viết" với đề tài luận án đàng hoàng có nêu mục đích yêu cầu hẳn hoi như sau: - Nhằm....nhằm đủ thứ trong có có nhằm cho nhanh, cho lẹ, ngồi đó mà phăng người ta lên cung trăng ròi ngồi đó mà thuyết nét lên, thuyết nét xuống v.v...

Thế là hàng vạn GV tiểu học phải thực hiện cải cái nét chữ truyền thống theo cách viết mới "bỏ tất các nét thuyết lên, thuyết xuống"  (chưa nói đến cải cách cách đọc: bờ, cờ, dờ đờ... thay cho bê, xê, dê, đê v.v..). Ngay cả sách giáo khoa cũng thế, 24 chữ cái Việt chỉ được học từng bước chứ không như xưa phải thuộc lòng a, á, ớ, cho đến phê, cu, vê, ít...Thay vì chữ a là nguyên âm đầu giống như tiếng nói chào đời đầu tiên của đứa bé cũng bị đổi thành e.  vân vân và vân vân.. 
Từ khi "bị cải cách", nét viết ký tự cái theo kiểu mới, phần lớn GV tiểu học rất vất vả. Họ vừa phải tự cải cách nét chữ vốn đã thành kỹ xão ở mỗi người lại vừa phải rèn nét chữ cải cách cho học trò một cách khiên cưởng.
Kết quả: Thế hệ 8x viết chữ "xấu quắt"  cho đến hết đời của nó, chưa nói đến hậu quả tính nết của cả thế hệ được hình thành từ việc cải cách chữ viết này!!
Rồi không hiểu sao vài năm sau đó trong chữ viết lại được phép xài trở lại nhưng chỉ để gọi là tham khảo chứ không phải chính luận. Và đến thế hệ 20x trở đi nét chữ cải cách "viết cho nhanh" ấy tự biến mất?!
Trách nhiệm thuộc về ai? Xử lý người đề xướng như thế nào? dư luận không cần quan tâm mà chỉ chán ngán cái lối cải cách của nhà giáo dục học Việt đã một lần xách mé nét chữ vốn tuyệt mỹ của quốc ngữ.
Nét chữ và nết người, người xưa nói thật quá thâm thuý.
Mong rằng từ đây đừng có cái lối cải cách, cải tiến...cải lộn như thế cho con dân nhờ.
----
Ghi chú:
(1)các nhà truyền giáo Tây phương đến Việt Nam, và bắt đầu giới thiệu đạo Thiên Chúa cho dân tạ  Để truyền đạo hữu hiệu, việc dùng chữ viết là một yếu tố rất quan trọng, trong việc tìm hiểu phong tục tập quán của dân bản xứ, cũng như việc phổ biến tư tưởng, giáo lý kinh sách cho người học đạọ  Lúc bấy giờ, các giáo sĩ nhận thấy chữ Nho và chữ Nôm quá phức tạp để học, đối với đại chúng bình dân.  Cho nên, một nhóm tu sĩ dòng Tên, cùng với các thầy giảng người Việt Nam đầu tiên, đã ra công nghiên cứu, áp dụng các mẫu tự Latinh, mà ghi chú cách phát âm tiếng Việt,  để dùng trong cách giao dịch hàng ngàỵ  Dần dần, qua nhiều năm sắp xếp và thực hành, các tu sĩ đã ghi chú được tất cả những tiếng nói của người Việt,  dựa trên căn bản  24 mẫu tự Latinh (A, B, C,...).  Đến khi Cố Đắc Lộ Alexandre De Rhodes góp công hoàn chỉnh chữ quốc  ngữ, với đầy đủ các dấu trầm bổng như dấu sắt, huyền, hỏi, ngã, và nặng.  Từ đó, chữ quốc ngữ được thêm phần  hoàn hảọ  Cho nên, Cố Đắc Lộ Alexandre De Rhodes đã được xem là người đại diện trong việc sáng chế ra chữ quốc ngữ Việt Nam.  Sau vài thế kỷ, chữ quốc ngữ đã được phổ biến trong đại chúng, từ chính quyền, giới thượng lưu trí thức đến mọi giai tầng  trong xã hội, đều chính thức công nhận chữ quốc ngữ là loại chữ thống nhất của nước Việt Nam ngày nay,  dễ học, dễ viết  cho mọi người, cũng như đối với người ngoại quốc,  vì chữ quốc ngữ Việt Nam có cùng mẫu tự Latinh, giống như hầu hết các loại chữ của các nước trên thế giớị 

Nguồn: Yume

21 nhận xét:

  1. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 15:05 8 tháng 12, 2014

    Nhìn nét chữ của Đăng Thủy Anh trên đây tôi rất phấn khởi vì ngày nay ngành Giáo dục nước ta đã chú trọng việc luyện viết chữ đẹp cho các cháu học sinh Tiểu học.
    Thằng con trai đầu tôi khi vào lớp I bị ngay cải cách Giáo dục cho tới lớp 12 nó bọ cuốn vào cái cảnh khổ ấy cho nên chữ viết rất xấu, tôi rất buồn.
    Đời tôi, khi học vỡ lòng gặp người thầy dạy tập viết rất kỹ nên chữ viết cũng vào loại khá khá. Vì vậy mà khi lên Trung học, thầy luôn bắt lên viết bảng thay cho thầy nên bị bạn học gọi kỹ sư viết bảng. Vì chữ đẹp nên cũng có người mê chữ của tôi. Khi vào kháng chiến cũng do chữ đẹp nên được tuyển làm công việc liên quan tới viết chữ mấy năm. Tới già viết chữ cũng còn đẹp, bài viết gửi cho người ta đọc ai cũng cảm tình.
    Tôi cứ suy từ bản thân mình thấy việc viết chữ đẹp rất có lợi. Ngày nay dù việc dùng máy vi tính phổ biến nhưng không phải vì vậy mà viết chữ cẩu thả được. Tôi nghiệm ra việc rèn viết chữ đẹp còn có tác dụng rèn tính người nữa. Tôi vốn tính rất cẩn thận, có lẽ một phần ảnh hưởng nhờ thầy dạy rèn chữ thuở nhỏ.Do vậy tôi rất hoan nghênh ngành Giáo dục có chủ trương luyện rèn cho học sinh Tiểu học viết chữ đẹp.
    Trở lại mấy dòng chữ của cháu Đặng Thủ Anh, tôi thật nễ cháu khi xem những nét chữ nghiêng nghiêng đều tăm tắp như vậy. rất đổi vui và tự hào khi có người con như vậy. Nếu tôi nhận định không sai, cháu Anh cũng có đức tính siêng năng, cần cù, chịu khó một đức tính rất cần cho mỗi con người.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi thích chữ Nôm người biết chữ Nôm có thể đọc được cả chữ Hán của TQ nhưng người TQ thì không đọc được chữ Nôm. Cả một kho tàng chữ Nôm đã bị mai một vì ngáy nay chả mấy ai đọc được. Quá phí. Về nguồn gốc chữ Việt hiện nay tác giả không tham khảo tư liệu từ sachhiem rồi. Chữ Việt của chúng ta hiện nay là dấu ấn của nô lệ của thuộc địa đấy(Philippin, Malaysia cũng viết chữ bằng mẫu tự Latinh luôn) chả phải vì khó học đối với dân nên mấy tên truyền giáo sáng tác chữ Việt. Chúng sáng tác ra để truyền đạo và nô dich ta mà thôi. Chữ Hán chữ Nôm không phải khó học chỉ là dân nghèo không được đi học nên mù chữ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  3. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 15:10 8 tháng 12, 2014

    Xin lỗi, tôi gõ thiếu một nét tên cháu Thủy Anh. Một lỗi khác: chữ "rất" đầu câu phải gõ chữ viết hoa: Rất...

    Trả lờiXóa
  4. Theo tôi nhớ(có thể kg chính xác)thì chính bộ trưởng bộ giáo dục thời đó là bà NGUYỄN THỊ BÌNH khởi xướng cải cách giáo dục,xóa bỏ hệ 10 năm ở miền Bắc,chuẩn hóa hệ 12 năm phổ thông.

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Hoàng Thư Lêlúc 16:25 8 tháng 12, 2014

    Tôi xác nhận rằng điều khẳng định của chủ blog Google.tienlang là đúng.
    Tiếng Nga nếu viết theo lối viết phăng cũng lên xuống, uyển chuyển, mềm mại, đẹp mắt.
    Các bạn có thể hỏi ông Gúc hình ảnh từ khóa:

    Русский рукописный

    sẽ thấy rất nhiều hình ảnh mẫu chữ Nga tuyệt đẹp.
    Hoặc bạn có thể nhấp luôn vào link dưới đây:
    https://www.google.com.vn/search?q=%D0%A0%D1%83%D1%81%D1%81%D0%BA%D0%B8%D0%B9+%D1%80%D1%83%D0%BA%D0%BE%D0%BF%D0%B8%D1%81%D0%BD%D1%8B%D0%B9&newwindow=1&client=firefox-a&hs=EEw&rls=org.mozilla:vi:official&channel=rcs&source=lnms&tbm=isch&sa=X&ei=OWuFVPXnLoLMmwX7wYKQCA&ved=0CAgQ_AUoAQ&biw=1024&bih=615

    Trả lờiXóa
  6. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 17:37 8 tháng 12, 2014

    Hai ông chủ blog Zing và Trí gì đó hài thật. Chả biết tiếng Nga, tiếng Anh nhưng cứ chửi cái đã.

    Trả lờiXóa
  7. http://www.remezovi.ru/biblio/other/images/rukopisnie_rus_fonts.gif

    Trả lờiXóa
  8. Các bạn thử nhờ đồng chí Google dòm ngó "Рукописные русские шрифты" "Phông chữ viết tay tiếng Nga" (30200 kết quả) hay "Русские рукописные шрифты" (117000 kết quả). Tùy vào kích thước file, bạn có thể đoán được unicode (>100KB) hay không, từ đó suy ra cách dùng.

    Trả lờiXóa
  9. Cái này sao không nhờ chị Lê Bình, chị ấy cho 1 thằng vác mã tấu lên CĐ24 hét 1 tiếng là ra ngay.

    Trả lờiXóa
  10. Người Đất Cátlúc 20:24 8 tháng 12, 2014

    Tôi nhớ không nhầm, ngày 30-11-1980, ông Vũ Thuần Nho, thứ trưởng Bộ Giáo Dục , ban hành QĐ (quên số rồi) thay đổi một số nội dung về cách đọc, chữ cái, kiểu chữ viết truyền thống, bằng phương pháp mà ông gọi là hiện đại. Kế hạch hoàn thành vào năm 1992. Toàn ngành "răm rắp" tuân thủ, ai cũng xem đó là pháp lệnh. Về cách đọc: a, b, c..., cũ đọc a, bê, xê...; hiện đại đọc là a, bờ, kờ v.v..Về chữ cái: thay y dài bằng i ngắn, cũ viết kỷ sư, hiện đại viết kỉ sư... (trừ nguyên âm đôi uy), thay phụ âm c bằng k (trường hợp đứng trước nguyên âm), cũ viết cải cách; hiện đại viết kải kách... Về kiểu chữ: cách viết cũ có bụng, có nét đậm nhạt; hiện đại, tuyệt đối phải xem chữ viết là công cụ ký âm, sử dụng đơn giản sổ dọc, sổ ngang, sổ lên, sổ xuống. Giữa chừng thì xuất hiện những bất cập (tôi không đắc từ dùng này-sẽ nói sau), cộng đồng không chấp nhận trước, trong ngành tự ý bỏ theo. Không ai chịu trách nhiệm. Đến cái tên, cái chức của ông Vũ Thuần Nho cũng không còn ai nhớ nữa. Hậu quả của việc làm vội vội vàng vàng như thế nào thì mọi người đã rõ. Ông cha ta dạy:"Nét chữ. Nết người". Hoặc một cuốn sách khá nổi tiếng trong các đô thị miền Nam của Huỳnh Minh "Đời người qua nét bút" những năm 1963-1967 mà HSSV hồi ấy rất nhiều người tìm đọc. Tôi miên man và kinh ngạc về tính dự báo khi bố mẹ ông Thứ Trưởng chọn tên đặt cho ông: Vũ Thuần Nho. May mà tin học ra đời. Văn bản, thư tín tất tật đều nhờ lão Gúc. Nếu không, mỗi ngày ông VTN sẽ nhận không biết bao nhiêu lời trách oán. Trong đó có bố mẹ, thầy cô của Hoa Hậu các dân tộc VN năm 2011, Triệu Thị Hà.
    Lời cuối: -Cô chủ thêm từ "kiểu" trước "chữ viết" ở tiêu đề sẽ chính xác hơn.
    -Thời gian chồng chất, tôi sống trong ngành, nên nhớ sao nói vậy. Chi tiết có thể chưa đầy đủ nhưng khái quát nét chính là chính xác. Thân mến.

    Trả lờiXóa
  11. Đồng Thị Kim Thanhlúc 20:58 8 tháng 12, 2014

    LÊ MINH QUỐC: Chữ Quốc ngữ từ thuở phôi thai đến nay - 3. Vấn đề cải cách chữ Quốc ngữ đã diễn ra như thế nào?

    Chữ Quốc ngữ là một lối chữ viết ghi âm dùng chữ cái Latin, theo nguyên tắc cơ bản “phát âm thế nào thì viết thế ấy”. Từ đó, ta thấy một nhược điểm lớn nhất của chữ Quốc ngữ là có quá nhiều từ đồng âm, khó phân biệt. Hơn nữa lối ghi âm này chưa hoàn thiện, còn bộc lộ nhiều bất hợp lý. Trải qua năm tháng đã có nhiều tổ chức, nhiều người tiến hành cải cách chữ Quốc ngữ với mong muốn nó ngày hoàn thiện hơn. Từ năm 1868, Le Grand de la Liraye, Aymonier... là những người tiên phong đưa ra nhiều đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ. Sau đó, cuối năm 1902, tại Hà Nội, Hội nghị Quốc tế khảo cứu về Viễn đông lần thứ 1 cũng không thể không đề cập đến vấn đề này. Đến năm 1906, tại Hội đồng cải lương học của chính phủ Pháp ở Đông Dương lại tiếp tục đưa ra những cải cách khác.Nhìn chung các hội nghị trên không giải quyết được gì và cuộc tranh luận chấm dứt vào năm 1907 khi Hội đồng cải lương học lần thứ hai thông qua kiến nghị về việc nên giữ nguyên chữ Quốc ngữ, không cải cách. Vấn đề vẫn chưa dừng lại ở đó.
    Về sau các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ như Tản Đà, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bạt Tụy v.v... lại tiếp tục đưa ra những cải cách khác. Những tâm huyết này, ta có thể tóm gọn trong một câu nói nổi tiếng của học giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882- 1936) : "Nước Nam ta mai sau hay dở là ở chữ Quốc ngữ". Hầu như ở thời điểm nào cũng có những ý kiến cải cách chữ Quốc ngữ.

    Từ một ý kiến trên báo Hà Nội mới của ông Nguyễn Kim Hoạt....
    Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi chỉ xin lướt qua các đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ từ năm 1995 trở lại đây. Trên báo này số ra ngày 23.9.1995, ông Nguyễn Kim Hoạt đặt vấn đề "Có nên cải cách chữ Quốc ngữ không?". Theo ông thì: "Chữ Việt, thường gọi là chữ Quốc ngữ ra đời dựa trên hai cơ sở:1. Sử dụng hệ chữ cái Latinh; 2. Do các cố đạo người nước ngoài khởi xướng. Từ đó dẫn đến hai vấn đề tồn tại: Một là hệ chữ cái La tinh có 26 chữ cái mà chữ Việt mới sử dụng có 22 (không kể một chữ cái xuất thân từ chữ cái Latinh, nhưng chỉ có chữ Việt dùng, đó là chữ Đ (đờ), còn chữ D (dê - đọc theo âm tiếng Pháp) trong chữ cái Latinh được chuyển thành chữ "dờ" trong tiếng Việt ). Như vậy, còn có 4 chữ cái Latinh mà chữ Việt chưa dùng tới: Z (dét), F (phờ), J (gi) và W (vờ kép). Hai là các cố đạo người nước ngoài, tác giả của việc mã hóa tiếng Việt bằng chữ cái Latinh, cho dù đã cư trú lâu ở Việt Nam, nhưng cũng không thể đi sâu nghiên cứu đầy đủ tiếng Việt như một học giả người Việt được. Hơn nữa các giáo sĩ đó mã hóa tiếng Việt nhằm mục đích truyền giáo (in kinh thánh), mà lại truyền giáo trong điều kiện lịch sử là bị chính quyền phong kiến Việt Nam coi đạo Thiên chúa là tà giáo và bị cấm. Do đó, các tác giả làm công việc mã hóa tiếng Việt bị hạn chế cả về thời gian và không gian. Trong hoàn cảnh bất lợi về chủ quan và khách quan ấy, chắc chắn việc mã hóa tiếng Việt chưa thể hoàn chỉnh được".
    Đề nghị cải cách của ông có mấy điểm chính như: không thay chữ cái D bằng bất kỳ chữ cái nào khác; không nên thay Z cho GI và F cho PH; nên thay J cho GI (ví dụ:giặt giạ = jặc jịa) và bỏ phụ âm kép GH (ví dụ: Ghênh = gênh); do ta đánh vần a nhờ ANH, ê nhờ ÊNH, i nhờ INH vậy thì o nhờ ONH, chứ không thể là ONG được (ví dụ: ngóng = ngónh). Dường như đề nghị này không vọng lại tín hiệu đáng kể nào trên mặt báo.
    đến ý kiến của ông Bùi Ngọc Sánh trên báo Sài Gòn giải phóng và...

    Trả lờiXóa
  12. Đồng Thị Kim Thanhlúc 20:59 8 tháng 12, 2014

    Sau đó, trên báo Sài Gòn giải phóng số ra ngày 24.6.1996 có in ý kiến: "Chừng nào mới đổi mới cách viết chữ Quốc ngữ" của ông Bùi Ngọc Sánh từ Paris gửi về. Đại khái, theo ông: "Chấp nhận chuẩn hóa để C thay K; K thay KH; Q thay QU; Z thay D; D thay Đ; F thay PH; J thay GI; G thay GH; NG thay NGH; A thay Ă ; O thay Ơ; U thay Ư" v.v... và "Trong đoạn kế tiếp sau đây, xin được viết bằng những chữ mới" đại loại như: "Tiếng Việt Nam, tiếng nói chữ viết, cũng là một, là của cải, là tài sản, là vốn qý jữ jìn, chống chọi với mọi sự đồng hóa của tiếng nước ngoài, vun trồng, cải tiến, fát triển là sự nghiệp chung của cả zân tộc. Chung sức chung tài dốc lòng DÔI MỚI, thật sớm, là trách nhiệm của mọi nguoi zân, của mỗi chúng ta, thành viên của cộng đồng Việt ngu". Ý kiến này lập tức có ngay thông tin phản hồi, trao đổi lại.
    các ý kiến tranh luận lại.
    Cũng trên báo Sài Gòn giải phóng số ra ngày 17.8.1996 có đăng bài viết như của các ông Phùng Đình Cung không tán thành vì thấy có chỗ chưa ổn: "Tiếng Việt mang bản sắc Việt Nam với những nét riêng rất Việt Nam, ổn định và hình thành thói quen trong cách viết, cách đọc của người Việt Nam rất nhuần nhuyễn và sâu đậm. Muốn chuyển đổi, cải cách nó phải tính đến những đặc điểm ấy, phải được nghiên cứu thật sâu, thật kỹ, tập trung trí tuệ công khai, tập thể của những nhà ngôn ngữ, sinh ngữ học, những cơ quan chức năng để kết luận thống nhất, không thể chỉ trong một nhóm, một số người và hời hợt, giản lược được" và “Tôi thấy còn có chỗ chưa ổn, như dùng nguyên âm o thay ơ, u thay ư trong khi ngôn ngữ Việt Nam thường gặp nhiều từ có hai nguyên âm ư và ơ đứng liền nhau, viết theo mẫu chữ mới của ông Sánh nêu ta sẽ thấy nó rậm mắt, nặng nề cho con chữ và ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ nữa”;
    Còn ông Huyền Viêm cho rằng về đề nghị đổi mới cách viết của ông Bùi Ngọc Sánh thật ra cũng không phải là mới, mà "còn thêm rối rắm có ích gì đâu?" và cho biết nhiều thông tin thú vị: "Khoảng 40 năm trước, ngành bưu điện đã tự đổi mới cách viết để dùng trong việc đánh điện tín và còn dùng đến ngày nay, vì chữ trong các bức điện không có dấu. Theo cách đánh điện ấy thì chữ Ă thay bằng AW, Ê thay bằng EE, Ô thay bằng OO, Ơ thay bằng OW, Ư thay bằng UW, dấu sắc thay bằng chữ S, dấu huyền thay bằng F v.v… Nhưng bưu điện dùng thì cứ dùng, còn dân chẳng ai theo. Rồi cách đây khoảng 30 năm, một số nhà thơ ở Sài Gòn như Phan Trần Tử Hương, Bùi Giáng, Nguyễn Ngu Í (tức Nguyễn Hữu Ngư) cùng một số bạn hữu đã đề xuất ý kiến cải cách chữ Quốc ngữ, và tất cả những gì ông Sánh đề nghị đổi mới thì các thi sĩ trên đây cùng bạn hữu đã làm 30 năm trước rồi. Xin nêu một ví dụ.

    Trả lờiXóa
  13. Đồng Thị Kim Thanhlúc 20:59 8 tháng 12, 2014

    Nhà thơ Phan Trần Tử Hương viết:
    Mười hai bến nước biêt về đâu (biết)
    Ôm trọn ngàn năm một kối sầu (khối)
    Ngọc ngà năm tháng đà qên hết (quên)
    Đã lỡ còn đâu nửa nhịb cầu (nhịp)
    Và "Các nhà thơ ấy còn đi xa hơn ông Bùi Ngọc Sánh nữa, bằng cách đề nghị: - Thay tất cả những Y bằng I (như yêu= iêu; Nguyễn = Nguiễn); thay chữ P bằng B ở cuối chữ (như hiệb thay cho hiệp; đáb thay cho đáp) như vậy trong chữ Quốc ngữ không còn chữ P nữa, vì PH đã được thay F rồi; bỏ tất cả các dấu sắc ở những chữ không thể đọc khác được: CAC thay cho CÁC, NHÂT thay cho NHẤT".
    Qua số báo ra ngày 19.8.1996, có in ba ý kiến của ba người khác: ông Nguyễn Hoàng cho rằng: "Về cơ bản, tôi hoàn toàn tán thành lập luận cũng như các đề nghị sửa đổi của tác giả Bùi Ngọc Sánh. Duy có điểm tôi muốn mọi người xem xét thêm: Nên sử dụng thêm chữ cái Latinh W với quy ước thay thế cho các phụ âm ghép NG và NGH hiện nay"; theo ông Huy Chính thì : "Tiếng Việt ta rất giàu về âm, về nghĩa, về diễn đạt tình cảm, về thói quen thẩm mỹ… qua mẫu tự. Ví dụ câu thơ của Hồ Xuân Hương "Dê cỏn buồn sừng húc dậu thưa" mà viết thành "Zee cỏn buoòn siình húc zaạu thiia" thì ôi thôi văn chương khó mà lý giải cho hay được". Rồi ông Nguyễn Hữu Cảm cũng không tán đồng việc cải cách như trên mà "muốn nói đến âm NGH. Đúng là thay âm NGH bằng NG thì tiếng Việt sẽ đơn giản hơn và hầu như không có xáo trộn gì đáng kể".
    Tại Hội nghị "Chữ Quốc ngữ và sự phát triển chức năng xã hội của tiếng Việt" (tổ chức ngày 11.4.1996 tại trường Đại học Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh), trong tham luận "Mấy nhận xét về chữ Quốc ngữ", GS Cao Xuân Hạo cho biết: "Có lẽ chữ Quốc ngữ chỉ nên đổi một điểm duy nhất là bỏ h sau ng (chứ không phải sau g)". Ngoài ra, từ nhiều năm nay, chúng ta vẫn thấy trên báo chí có những cuộc tranh luận, trao đổi đại loại như có nên thay Y bằng I hoặc giữa dấu hỏi và dấu ngã có nên bỏ bớt đi một dấu? hoặc nên hay không nên phiên âm tiếng nước ngoài ra tiếng Việt?... Nhìn chung, các vấn đề trên chưa ngã ngũ. Chẳng hạn, về vấn đề thay Y hay I thì có ba xu hướng đã xuất hiện. Một là thay Y bằng I trong những từ có Y đứng liền sau các phụ âm H,K,L,M,T (như hy=hi); hai là thay Y bằng I trong tất cả các từ, nếu việc thay thế không thay đổi cách phát âm (như y tế = i tế); ba là không cần phải thay thế v.v...
    Tất cả đang còn là vấn đề tranh luận và phải chờ ý kiến xác đáng của các nhà ngôn ngữ học. Chúng ta biết ơn những người đã nhiệt tâm muốn cải cách, thay đổi chữ Quốc ngữ ngày càng hoàn thiện hơn, nhưng vấn đề này không dơn giản. Từ những năm 40 của thế kỷ XX, GS Hoàng Xuân Hãn đã khẳng định: “Tiếng hiện thời của các nước đều là đầy những sự vô lý. Nhưng đố ai cải cách nó được”. Thiết nghĩ, chữ Quốc ngữ đã trở thành máu thịt thiêng liêng trong tâm trí, đời sống tình cảm của mỗi con dân nước Việt. Từng con chữ không chỉ có xác, mà còn có hồn - hồn của một dân tộc ẩn hiện trong đó. Do đó, dù chữ Quốc ngữ còn có những khiếm khuyết chưa thật hoàn thiện, nhưng người ta không thể cải cách, thêm bớt một cách tùy tiện theo chủ quan của mình.

    L.M.Q
    http://yume.vn/thayba_1949/article/the-he-cai-cach-chu-viet-35CD3B2E.htm

    Trả lờiXóa
  14. Hỏi bác Trần Đăng Khoa chắc biết!

    Trần Đăng Khoa: Luyện chữ, hay là cải cách về như...cũ?
    Thứ 2, 07:17, 19/03/2012
    Chữa nét chữ câu văn là chữa tính người. Việc uốn nắn các em phải bắt đầu từ những việc cụ thể, trong đó có cả việc rèn từng nét chữ.

    Nhiều bậc phụ huynh học sinh bây giờ cứ kêu con em mình viết chữ quá xấu. Những con chữ mà ngay đến cả người viết ra chúng cũng không đọc nổi. Ngày xưa, hồi chúng tôi đi học, các thày cô rèn chữ rất kỹ. Một nhà thơ nổi tiếng, cũng từng là một thày giáo đã nhiều năm đứng trên bục giảng tâm niệm

    http://vov.vn/blog/tran-dang-khoa-luyen-chu-hay-la-cai-cach-ve-nhucu-203500.vov

    Trả lờiXóa
  15. Comment ma viet dai the.cho no doc

    Trả lờiXóa
  16. Tôi sinh năm1955, tại miền tại Miền Bắc ,từ nhỏ chúng tôi được học la: a (đọc la a),B(đọc là bờ,),C(đọc là cờ),D (đọc là dờ)...chứ ko có độc bê(B),e\xê(C)... đâu.Sau này giải phống chúng tôi thấy miền Nam đọc a,bê,xê(a,b,c) thì chúng tôi đọc theo.
    Đúng là ngay sau khi cải cách chữ viết thì thấy có học sinh viết sạch ,gọn chứ không có chữ viết đẹp.!

    Trả lờiXóa
  17. Chương trình Cải cách giáo dục Tiểu học lần thứ nhất những năm 1980 thay đổi chữ viết tay kiểu không chân do bà Nguyễn Thị Nhất (vợ bác sỹ Nguyễn Khắc Viện) đề nghị và xây dựng. Bà Nhất cùng bác sỹ Nguyễn Khắc Viện là những trí thức được đào tạo ở Pháp. Tại thời điểm đó bà Nhất là cán bộ Viện Khoa học giáo dục Việt nam.

    Trả lờiXóa
  18. Bác Nặc danh21:54 Ngày 11 tháng 12 năm 2014 có lẽ nhầm. Có lẽ Bà Nhất không phải là tác giả của Đề án CCGD những năm 1980. Và lần cải cách năm 1980 cũng không phải là CCGD "lần thứ nhất".

    Đến nay, đất nước ta đã trải qua 3 (ba) cuộc CCGD lớn và một cuộc đổi mới GDPT.

    I-Cuộc CCGD năm 1950: Nhằm xây dựng một nền GD của chế độ mới, với nội dung yêu nước, cách mạng. Hệ thống GD từ 12 năm (chế độ thuộc địa) chuyển sang hệ 9 năm.

    II- Cuộc CCGD năm 1956: Sau sáu năm thực hiện, nhận thấy những non nớt và yếu kém của cuộc CCGD này, đất nước ta lại phải tiến hành cuộc CCGD mới. Hệ thống GD chuyển từ hệ 9 năm sang 10 năm. Ở cuộc CCGD này, chương trình, SGK chủ yếu là sao chép lại của các nước xã hội chủ nghĩa, sớm bộc lộ sự quá tải.

    Đến mức, năm 1960, chúng ta đã manh nha chủ trương phải chuẩn bị cho một cuộc CCGD khác. Chuẩn bị cho sứ mệnh này, năm 1961,Viện Khoa học GD ra đời, phác thảo và xây dựng đề án CCGD. Năm 1972, đề án hoàn thành. Nhưng đây cũng là năm đất nước đầy biến động và thăng trầm bởi chiến tranh.

    Năm 1975, một bước ngoặt lớn, đất nước thống nhất. Giai đoạn lịch sử mới buộc nhà nước ta xem xét, thấy cần phải bổ sung, hoàn thiện đề án phù hợp với thời cuộc mới.Tinh thần chỉ đạo cuộc CCGD sẽ triển khai là không được thua kém các nước về tri thức. Quan điểm đó chi phối, xuyên suốt trong toàn bộ việc xây dựng CT, SGK. Tư duy nhồi nhét kiến thức cho học sinh càng nhiều càng tốt để không “thua chị kém em” một lần nữa lặp lại ở ngay cuộc CCGD mới, tiến hành 1980.

    IIICuộc CCGD năm 1980: Hệ thống GD lại chuyển từ 10 năm sang 12 năm (bỏ lớp vỡ lòng), kéo theo sự đổi mới chương trình, SGK và cải tiến chữ viết. Do dư luận xã hội phản ứng mạnh, ngành GD và ĐT dần dà quay lại chữ viết cũ như hiện nay. Do tinh thần chỉ đạo “không thua chị kém em”, thực tiễn CT, SGK của cuộc CCGD năm 1980 này lại bị chính các nhà trường kêu quá tải.

    Với ý nghĩa nội dung bao giờ cũng quyết định phương pháp, nếu SGK bị quá tải thì không có một phương pháp nào ngoài phương pháp truyền thụ một chiều cho kịp với nội dung CT, SGK. Chính vì thế, mặc dù chỉ còn một năm nữa là triển khai công cuộc đổi mới GDPT, và bộn bề công việc, ngành GD và ĐT vẫn buộc phải thực hiện giảm tải CT, SGK.

    Công cuộc đổi mới GDPT năm 2000: Thay vì cần có một cuộc CCGD triệt để, tích cực, ngành GD và ĐT lại triển khai những giải pháp mang tính chắp vá, đơn lẻ với hai nội dung cơ bản.

    1) Đổi mới CT, SGK. Ở năm mở đầu này, đổi mới tư duy trong xây dựng CT, SGK chưa được xã hội cảm nhận rõ thì chính trong ngành lại có sự tranh luận quyết liệt về thứ tự chữ e hay chữ a, chữ viết thường hay chữ viết hoa?..vv.., gây phản cảm và hoài nghi của xã hội, từ bộ sách tiểu học.
    2) Đổi mới phương pháp. Do nhiều nguyên nhân, cả cơ chế quản lý, cung ứng thiết bị GD, sự hiểu biết hời hợt, ấu trĩ về đổi mới phương pháp, và sức ì thâm căn cố đế của người thầy; quan trọng hơn, ngành vẫn thiếu hàng loạt các giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ, đó là đổi mới về đánh giá, thi cứ, kiểm tra… Rốt cục đến thời điểm này, “hàng nghìn tỷ đồng của nhân dân ném ra gió”, nhưng thầy trò các nhà trường vẫn tiếp tục dạy chay- học chay, tiếp tục truyền thụ kiến thức một chiều là chủ yếu. Đổi mới phương pháp, mục tiêu lớn nhất của công cuộc này đã không thành hiện thực.

    Theo Kim Dung
    http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/cai-cach-giao-duc-dau-la-giai-phap-dot-pha-ii-

    Trả lờiXóa
  19. Bà Nguyễn Thị Nhất tốt nghiệp đại học ngành tâm lý học trẻ em tại Pháp, năm 1955 cô Nhất trở về Việt Nam, một sự trở về không đơn giản. Đáng lẽ cô sẽ bị trục xuất vì chống đối chính sách xâm lược của nước Pháp, nhưng Nguyễn Khắc Viện đã êm thấm chuẩn bị mọi giấy tờ cho sự trở về êm đẹp của cô.
    Trở về nước, bà Nhất công tác ở Bộ Giáo dục và là một trong những người đầu tiên biên soạn cuốn sách học vần lớp 1 đầu tiên của đợt cải cách giáo dục đầu tiên nền Giáo dục Tiểu học thời bấy giờ.

    Theo bài Người phụ nữ phía sau hai trí thức nổi tiếng
    http://vietbao.vn/Van-hoa/Nguoi-phu-nu-phia-sau-hai-tri-thuc-noi-tieng/70045743/181/

    Trả lờiXóa
  20. Có thể tôi nhầm lẫn về số lần cải cách GD, tôi cũng không nói bà Nhất là tác giả của Đề án Cải cách GD năm 80. Đây là đề án trải suốt cả 3 cấp học phổ thông, bà Nhất chỉ làm mảng tiểu học thôi và bà được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng chương trình tiểu học mới. Vấn đề đánh vần từ lớp 1 và chữ viết mới nằm trong mảng công việc do nhóm của bà Nhất phụ trách.

    Trả lờiXóa
  21. Mình không hiểu viết tay chữ Nga mà không viết liền nét, rồng bay phượng múa thì có viết được không nữa, vả lại viết bao giờ xong một chữ??? chứng tỏ tác giả đã không biết tiếng Nga nên đoán mò.

    Trả lờiXóa