Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Ý NGHĨA CHIẾN THẮNG 30.4.1975- SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC

Ý NGHĨA CHIẾN THẮNG 30.4.1975- SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC
Lời dẫn: Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta - kết thúc bằng Đại thắng mùa Xuân 1975 - là bản thiên hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam. Ngày 30-4-1975 trở thành ngày hội tụ của ba sự kiện lịch sử: ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: độc lập dân tộc, cả nước đi lên CNXH. Vậy mà có người với dã tâm đen tối lại cố tình xuyên tạc: ngày đó là ngày kết thúc cuộc “nội chiến”, “ý thức hệ”, “huynh đệ tương tàn”, vậy nên, đó là ngày là ngày có “triệu người vui triệu người buồn”… Đáng giận hơn, những phát ngôn xuyên tạc bịa đặt bản chất cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước như trên không chỉ phát ra từ lũ ba que, từ những tờ báo mà người dân Việt Nam đã biết rõ là tờ báo phản động như BBC, RFA, VOA…, mà gần đây những phát ngôn này còn được đăng chình ình trên báo chí chính thống Việt Nam. 
Google.tienlang cùng cộng đồng mạng đã chỉ ra rất nhiều bài báo xuyên tạc bịa đặt như thế. Nhưng thật lạ, đến nay, cơ quan tuyên giáo, tt&tt vẫn “mũ ni che tai” khiến các bài báo có tư tưởng phản động này vẫn hiển thị trên báo, các “nhà báo” và cơ quan báo chí không hề bị xử lý. Cũng không có cơ quan báo chí nào (trừ báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh) dám lên tiếng phản biện với các bài báo xuyên tạc lịch sử 30/4/1975. Vì vậy, Google.tienlang từng có bài LẬT SỬ THỜI NAY CÒN NGUY HIỂM HƠN THỜI NHÂN VĂN GIAI PHẨM!
Google.tienlang cho rằng, dù có một “khúc quanh” của lịch sử đang diễn ra hiện nay khi nhiều cơ quan báo chí xuyên tạc bịa đặt lịch sử 30/4/1975, dù cuộc đấu tranh chống lật sử hiện nay còn gian nan, trường kỳ nhưng chúng ta tất yếu sẽ thắng lợi. Bởi SỰ THẬT LỊCH SỬ 30/4/1975 KHÔNG THỂ BÓP MÉO, XUYÊN TẠC!
**********
Vậy sự thật cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thế nào?
Lịch sử cho thấy, Mỹ đã can thiệp trực tiếp vào Đông Dương từ rất sớm dưới cái mác viện trợ cho thực dân Pháp. Từ cuối năm 1950 đến năm 1954, Mỹ đã viện trợ cho Pháp ở Đông Dương 4 tỷ đô-la (chiếm 78% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương). Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7-1954). Song, Mỹ không ký vào bản Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị. Mỹ dựa vào đó để ngang nhiên không chấp nhận các điều khoản của Hiệp định, gạt Pháp ra khỏi miền Nam, công khai cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Mục đích chính trị của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam mà Mỹ theo đuổi là tiêu diệt phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta, chặn đứng phong trào Cộng sản có thể lan ra khắp vùng Đông Nam Á và bao vây các nước XHCN. Để thực hiện dã tâm xâm lược đó, Mỹ tiến hành chính sách thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, lập ra chính quyền tay sai, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Mỹ – Diệm thực hiện biện pháp chiến lược “tố cộng, diệt cộng” đàn áp, khủng bố phong trào yêu nước, tiêu diệt cơ sở cách mạng ở miền Nam. Chúng ban hành Luật 10/59 và giương cao khẩu hiệu “giết nhầm còn hơn bỏ sót” khiến cách mạng miền Nam bị dìm trong biển máu.
Song hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai độc tài phát xít Ngô Đình Diệm của Mỹ thất bại. Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” một cách bị động để đối phó với cách mạng miền Nam. Nội dung cơ bản của chiến lược này là càn quét, dồn 10 triệu nông dân miền Nam vào các ấp chiến lược - thực chất là các trại tù tập trung. Mục tiêu của chiến lược là bình định miền Nam trong 18 tháng (từ giữa năm 1961 đến hết năm 1962). Thực hiện chiến lược đó, Mỹ – ngụy đã mở hàng chục nghìn cuộc hành quân càn quét để tiêu diệt bộ đội và du kích, thanh lọc quần chúng, bắt, giết cán bộ và lùa dân ta vào 16.000 ấp chiến lược do chúng dựng lên.
Nhưng, trước sức mạnh của phong trào cách mạng miền Nam, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ cũng nhanh chóng bị phá sản. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, Mỹ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, dùng quân viễn chinh Mỹ để phản công ta nhằm giành lại quyền chủ động về chiến lược. Mục tiêu của chiến lược này là đánh bại cách mạng miền Nam trong vòng 25-30 tháng (từ giữa năm 1965 đến 1967). Biện pháp chủ yếu của chiến lược mới là “tìm và diệt” đi đôi với “tìm và bình định” Thực hiện chiến lược này, Mỹ ồ ạt đưa quân và một khối lượng vũ khí, phương tiện chiến tranh khổng lồ vào miền Nam Việt Nam. Tính đến thời điểm cuối năm 1967, quân Mỹ ở miền Nam lên tới 550.000 quân; với số quân đó, trên thực tế, Mỹ đã huy động tới 70% lục quân, 60% lính thủy đánh bộ, 40% hải quân, 60% không quân, và 6,5 triệu lượt thanh niên Mỹ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Khi thi hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, bên cạnh chiến lược “Hai gọng kìm” ở miền Nam, Mỹ còn dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc nhằm mục tiêu kép: ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, cô lập và đè bẹp cách mạng miền Nam, và làm suy yếu miền Bắc - hậu phương lớn của cuộc kháng chiến. Tuy nhiên, Mỹ đã thất bại ở cả chiến trường miền Bắc lẫn chiến trường miền Nam. Đặc biệt, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân của quân và dân ta đã làm ý chí xâm lược Việt Nam của nhà cầm quyền Mỹ bị lung lay một bước nghiêm trọng. Sau Tết Mậu thân, Tổng thống Mỹ B.Giôn-xơn phải đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ri. Đó là sự thừa nhận đầy đủ nhất về sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. 
Trước thất bại nặng nề trên, R.Ních-xơn, sau khi lên cầm quyền, đã buộc phải xuống thang chiến tranh, rút quân Mỹ về nước, nhưng thay vào đó lại thi hành chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đưa ra “Học thuyết Ních-xơn” và mở rộng chiến tranh sang Cam-pu-chia. Bản chất của cái gọi là chiến lược và học thuyết này không có gì khác ngoài âm mưu kéo dài chiến tranh, tiếp tục chính sách áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam.
Thực hiện ý đồ trên, trong 2 năm (từ giữa năm 1968 đến đầu năm 1970), đế quốc Mỹ vừa từng bước rút quân, vừa ra sức củng cố ngụy quân, ngụy quyền. Chúng tiến hành hàng loạt kế hoạch bình định và phản công, tiến công ta quyết liệt. Đồng thời với các hoạt động đó ở miền Nam, đế quốc Mỹ còn điên cuồng trở lại đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân, đỉnh cao là tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và nhiều thành phố khác. Đi đôi với hành động quân sự, đế quốc Mỹ còn dùng thủ đoạn nham hiểm về chính trị, ngoại giao với cái gọi là kết hợp chiến tranh hủy diệt với chiến tranh giành dân và “chiến tranh bóp nghẹt” hòng làm suy yếu cuộc kháng chiến của nhân dân ta trên cả hai miền Nam, Bắc. Việc đẩy mạnh hoạt động ngoại giao xảo quyệt, ép các nước có liên quan đồng tình giải quyết vấn đề Việt Nam theo ý đồ của Mỹ, là kịch bản của “chiến tranh bóp nghẹt” bẩn thỉu ấy.
Chiến lược mới của Mỹ ra đời trong thế thua, thế bị động, thế yếu. Nên dù đã sử dụng tối đa sức mạnh, song rốt cuộc, đế quốc Mỹ vẫn phải chấp nhận thất bại nhục nhã cả về quân sự, chính trị và ngoại giao. Với một kết cục như thế, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pa-ri (27-01-1973), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tuy nhiên, với bản chất ngoan cố và với âm mưu chống Cộng sản đến cùng, sau Hiệp định Pa-ri, đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, dùng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam dưới vỏ bọc “một quốc gia thân Mỹ”, nhưng thực chất vẫn là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Để thực hiện cái mà Mỹ gọi là “keo cuối cùng”, Mỹ tiếp tục đổ tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh cho ngụy quyền Sài Gòn và chỉ đạo chính quyền Sài Gòn ráo riết bắt lính, tăng quân, khống chế nhân dân. Với chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”, chúng liên tiếp mở hàng loạt cuộc hành quân càn quét, lấn chiếm và bình định. Nhưng cũng giống như trước, quan thầy Mỹ và bọn tay sai ngụy càng ngày càng rơi vào tình thế khốn quẫn, không có đường thoát.
Và điều gì đến sẽ phải đến!
Bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, với sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị, quân và dân ta đã đập tan hơn một triệu quân ngụy và bộ máy ngụy quyền Sài Gòn. Ngày 30-4-1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, và đó cũng là ngày chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần 21 năm của đế quốc Mỹ.
Trên đây là một chuỗi sự kiện lịch sử không ai có thể chối cãi. Nhắc lại lịch sử như thế là cần thiết; để qua đó thấy rằng, không phải “do giúp Pháp, can thiệp quá sâu vào Đông Dương nên Mỹ bị sa lầy ở Việt Nam”! Càng không phải “khi Mỹ rút (năm 1973), Mỹ đã bỏ rơi chính quyền Nguyễn Văn Thiệu”. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ có mục đích chính trị xuyên suốt của nó. Đúng như cách nói của V.I. Lê-nin, chiến tranh “chẳng qua chỉ là chính trị từ đầu đến cuối”. Xin nhắc lại - mục đích chính trị của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ là tiêu diệt phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân ta, chặn đứng phong trào Cộng sản có thể lan ra khắp vùng Đông Nam Á, và bao vây các nước XHCN. Đó là mục tiêu mà cả 5 đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau đều tìm cách theo đuổi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Sau Hiệp định Pa-ri, cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn là cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn là cuộc đối đầu giữa nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ. Bất chấp âm mưu của cái chủ nghĩa thực dân giấu mặt, trá hình, đế quốc Mỹ vẫn nguyên là kẻ xâm lược Việt Nam. Bất chấp lớn tiếng chiêu bài quốc gia dân tộc, chính quyền Sài Gòn vẫn là thân phận của kẻ tay sai. Tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu vào những giờ chót cầm quyền đã than rằng: “đồng minh lớn đã bội ước đồng minh nhỏ”. Song Nguyễn Văn Thiệu đã ngộ nhận. Chẳng có đồng minh lớn, nhỏ nào cả; chỉ có quan thầy và tay sai. Nói cách khác, chính quyền ngụy Sài Gòn chưa bao giờ có quyền tự quyết, càng chưa bao giờ có “lý tưởng quốc gia”. Bởi thế, ai đó cho rằng, “sau hiệp định Pa-ri, nên coi cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn, giữa một bên là vì lý tưởng quốc gia, một bên là vì lý tưởng Cộng sản” là đã bóp méo tính chất của cuộc chiến tranh. Đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, dựng lên chính quyền tay sai để làm bia đỡ đạn cho quân Mỹ, phục vụ lợi ích của Mỹ. Nhân dân Việt Nam chống lại sự xâm lược của đế quốc Mỹ để bảo vệ nền độc lập của mình. Đó là tính chất bao trùm và xuyên suốt của cuộc đối đầu lịch sử giữa nhân dân Việt Nam và đế quốc Mỹ.
Và, người nào đó nói rằng, ngày 30-4 “thay vì gọi là “ngày giải phóng miền Nam” thì nên gọi là “ngày hòa hợp dân tộc” là sự đánh tráo khái niệm. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ (hoặc trực tiếp, hoặc thông qua lực lượng tay sai) đã tiến hành hàng trăm nghìn cuộc khủng bố giết hại cán bộ và đồng bào miền Nam. Mỹ còn gây ra cuộc thảm sát Sơn Mỹ gây chấn động thế giới, lập ra gần 10.000 đồn bốt, lùa nhân dân vào hàng chục nghìn ấp chiến lược, rải hàng triệu lít chất độc da cam đi-ô-xin xuống khắp miền Nam. Nhưng nhờ có cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, sau ngày 30-4-1975, Mỹ – ngụy không còn có thể tiếp tục gây tội ác đối với đồng bào miền Nam được nữa. Ngày 30-4-1975, vì vậy, là ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, là ngày đồng bào miền Nam thoát ra khỏi xiềng xích do chủ nghĩa thực dân kiểu mới áp đặt tại miền Nam Việt Nam. Đảng và nhân dân ta trong bất luận hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử nào cũng đều  đề cao và làm hết sức mình để hòa hợp dân tộc, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vì luôn tìm mọi cách để hòa hợp dân tộc, chúng ta mới có thể huy động được sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để đánh thắng địch. Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi. Tôn trọng lịch sử là tôn trọng dân tộc và tôn trọng mình. Có ngày giải phóng miền Nam, mới có thống nhất nước nhà. Có giải phóng miền Nam mới có hòa hợp dân tộc. Có giải phóng miền Nam, có hòa hợp dân tộc, có thống nhất nước nhà, dân tộc ta mới mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc, cả nước đi lên CNXH.
Sự thật lịch sử là như vậy. Cái nhìn méo mó về lịch sử là sự vong ơn bội nghĩa đối với sự hy sinh của cả một dân tộc. Chúng sẽ bị chính quần chúng đông đảo khinh rẻ. Vì vậy, âm mưu xấu xa của những ai có cái nhìn đó không bao giờ thực hiện được; trái lại, họ chỉ càng lộ rõ chân tướng và tâm địa đen tối mà thôi.

Nguyễn Đức Kiên- Cộng tác viên Google.tienlang
Google.tienlang Lưu ý bạn đọc:
MỌI NGƯỜI NÊN CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID TẠI TRANG CHÍNH THỐNG CỦA BỘ Y TẾ:

====

8 nhận xét:

  1. Xe không chạy là xe đã hư
    Sông không chảy là con sông chết
    Đất không cỏ do nhiều núi đá
    Trời không mưa là trời đang nắng
    Người không quê là người tha hương
    Blog thiếu bài là chủ trang đi vắng...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây không phải là ý nghĩa của chiến thắng 30/4/1975; ông Thép nên có các tham luận đúng chủ đề bài viết

      Xóa
  2. Cụ Thép cho rằng Google.tienlang đang "thiếu bài"?
    Không đâu! Google.tienlang là "TRUNG TÂM CHỐNG LẬT SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG".
    https://googletienlang2014.blogspot.com/p/thong-bao-thay-oi-tieu-chi-trang-web.html
    chứ ko phải là trang tin tức, thời sự tổng hợp.
    Và theo tôi, không cần phải liên tục cập nhật thời sự, không cần nhiều bài.
    "Ít nhưng mà tinh".
    Bài này của bác Nguyễn Đức Kiên, cộng tác viên chứ không phải của chủ nhà. Trang Google.tienlang là "của cộng đồng".
    Tôi tâm dắc với Lời dẫn
    ---
    "Google.tienlang cùng cộng đồng mạng đã chỉ ra rất nhiều bài báo xuyên tạc bịa đặt như thế. Nhưng thật lạ, đến nay, cơ quan tuyên giáo, tt&tt vẫn “mũ ni che tai” khiến các bài báo có tư tưởng phản động này vẫn hiển thị trên báo, các “nhà báo” và cơ quan báo chí không hề bị xử lý. Cũng không có cơ quan báo chí nào (trừ báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh) dám lên tiếng phản biện với các bài báo xuyên tạc lịch sử 30/4/1975. Vì vậy, Google.tienlang từng có bài LẬT SỬ THỜI NAY CÒN NGUY HIỂM HƠN THỜI NHÂN VĂN GIAI PHẨM!
    Google.tienlang cho rằng, dù có một “khúc quanh” của lịch sử đang diễn ra hiện nay khi nhiều cơ quan báo chí xuyên tạc bịa đặt lịch sử 30/4/1975, dù cuộc đấu tranh chống lật sử hiện nay còn gian nan, trường kỳ nhưng chúng ta tất yếu sẽ thắng lợi. Bởi SỰ THẬT LỊCH SỬ 30/4/1975 KHÔNG THỂ BÓP MÉO, XUYÊN TẠC!"

    Trả lờiXóa
  3. Nước Việt Nam hình chữ S
    Bên mặt là biển Đông
    Bên trái dãy Trường Sơn
    Nước tôi từng kháng chiến
    Chống ngoại xâm bao lần
    Từ Bà Trưng tới vua Trần
    Từ Lê Lợi tới Quang Trung
    Rồi chống Pháp sang chống Mỹ.
    Bao người hy sinh, bao người thương tật
    Dân tộc tôi vẫn phát triển ngoan cường.
    Từ hai mươi triệu người lên chín mươi triệu
    Từ thiếu ăn nay gạo thừa xuất khẩu
    Thời nhà tranh nay cao ốc mọc dày
    Những chiếc phà đưa đón sang ngang đã vào ký ức
    Nhường cầu cao bắc qua nối dòng
    Sông Tiền, sông Hậu giờ đây nối nhịp
    Để Bắc vào Nam rợp dãi cờ Hồng
    Xây hạnh phúc như Bác Hồ mong đợi.
    Việt Nam quê tôi luôn tiến tới
    Vinh quang nhờ có Đảng soi đường
    Vẫn mãi anh hùng, tình ngĩa, yêu thương!
    30-4-2020
    NGƯỜI ĐẤT THÉP

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết rất hay lúc nào mà không hòa hợp, ý niệm về hòa hợp dân tộc đã có trong chính sách thống nhất và đại đoàn kết đại thành công từ thời Nguyễn Ái Quốc còn lãnh đạo kháng chiến chống Nhật. Không phải chỉ duy có ngày 30/4 mới là hòa hợp dân tộc. Hòa hợp dân tộc là mọi lúc, mọi nơi. Ý đồ của bọn họ là xóa bỏ đi khái niệm "giải phóng miền Nam" để lật sử mà thôi.

    Mục đích của bọn họ là dần dà từng bước xóa bỏ các ý niệm, khái niệm về "ngụy", "giải phóng" để xóa bỏ hoàn toàn các khái niệm, từ ngữ này trong lịch sử, hướng tới sự xóa bỏ hoàn toàn ý nghĩa lịch sử chống xâm lược do Đảng và Cụ Hồ lãnh đạo.

    Đây là mục tiêu chính trị của họ. Lật sử là nằm trong kế hoạch chung của Diễn Biến Hòa Bình, do bọn tay sai ngụy sử ở trong nước thực hiện, lặp lại cách làm đối với Liên Xô ngày xưa, bình mới rượu cũ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lịch sử CM VN đã chỉ ra: Không có hòa hợp dân tộc, không có thắng Pháp, không có hòa hợp dân tộc, càng không có thắng Mỹ. Mỹ mạnh hơn Pháp gấp 10 lần mà không hòa hợp dân tộc gấp 10 lần thời chống Pháp thì đã không thể thắng được Mỹ trong cuộc chiến tranh nhân dân chống Mỹ cứu nước.

      Chiến tranh nhân dân là phụ thuộc vào sức mạnh quần chúng, là dựa vào dân thường, nếu không có hòa hợp dân tộc thì không có chiến tranh nhân dân, cũng không có chiến tranh du kích. Nếu không có hòa hợp dân tộc thì địch đi đến đâu, dân chỉ đường cho địch đến đó, hoặc giúp địch vẽ bản đồ chính xác, giống như trường hợp dân Việt thời nhà Hồ tin vào chiêu bài "Phò Trần Diệt Hồ" của quân Minh nên chỉ đường cho quân Minh đi đánh bại nhà Hồ, không thể thực hiện được cuộc chiến tranh nhân dân vì lúc đó nhà Hồ còn mới soán ngôi chưa có đủ thời gian an dân nên không có hòa hợp dân tộc.

      Cho nên chân lý lịch sử đã khẳng định, cuộc thắng Mỹ và thắng Pháp của Việt nam là xuất phát từ sự hòa hợp dân tộc và chiến tranh nhân dân, sự đoàn kết Bắc Nam chung sức chung lòng đánh cho Mỹ cút ngụy nhào.

      Ngụy chỉ là 1 bộ phận của miền nam, mà thực tế là 1 nhóm người quy tụ khắp Bắc Trung Nam và toàn cõi Đông Dương, kể cả người dân tộc thiểu số để phụng sự chủ Mỹ và phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược của Đế Quốc Mỹ ở miền Nam nước ta. Đó là 1 bộ phận nạn nhân của chương trình Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ sau 1970 và quốc sách "Dùng người An Nam diệt người An Nam", "Dùng người VN đánh người VN", "chia để trị" của đq Mỹ và td Pháp trước đó.

      Nhiều kẻ phản bội ngày nay đã "ngộ nhận" hoặc cố tình xuyên tạc, cố ý tuyên truyền phản cảm rằng bộ phận này là "hòa hợp dân tộc". Bộ phận ngụy quân ngụy quyền cờ ba sọc của chính quyền SG và quân đội SG thời Pháp Thuộc, thời Đờ-gôn và 5 đời Tổng thống Mỹ chỉ là chỉ là 1 chính quyền bù nhìn, 1 đội quân tay sai "đánh thuê" kiểu "nô lệ", bán nước chặt đầu dân, đốt phá đền chùa vì cực đoan tôn giáo cuồng tín, làm tay sai 3 hướng cho Pháp Mỹ Vatican, lê máy chém chặt đầu nhân dân và Phật tử rồi vu cho là Cộng Sản. Đó là bọn ác ôn, dân gian gọi là bọn Việt gian bán nước, bọn chó săn của giặc.

      Không nên ăn phân ngoại bang, hít bã ngoại bang, nịnh bợ ngoại bang, cầm tiền xuyên tạc lịch sử rồi gọi đó là "hòa hợp", "hòa giải". Muốn làm DLV thì thà làm DLV của đất nước mình còn hơn làm DLV lật sử của phe nhóm diều hâu Mỹ trong chính giới Mỹ. Chỉ vác nhục vào thân. Ngay cả những người tốt trong chính trường Mỹ và chính trường Mỹ cũng khinh thị các người, không coi các người ra gì. Bởi vì ngay cả lịch sử dân tộc mình, nước non mình mà còn Phản được thì lấy gì cam đoan sau này các người không làm phản cả nước Mỹ?

      Bây giờ những người lật sử họ thấy nước Mỹ còn mạnh, giàu mạnh, hùng cường, họ đi họ lật sử để làm vui lòng quan thầy. Nhưng sau này TQ mạnh lên, Nga mạnh lên, Mỹ yếu đi, Nga Tàu cho tiền họ nhiều hơn, thì lấy gì tin tưởng họ không phản Mỹ đi theo chủ mới? Bởi vậy cho nên những kẻ lật sử trong nước và ba que ngoài nước hiện nay không mấy được các nhóm chính trị sở tại tin tưởng, mà chủ yếu được xử dụng như người ta dùng chó săn, dùng thú cưng, để lợi dụng tạm thời theo 1 hoàn cảnh thời hạn nhất định!

      Xóa
    2. Ông Hoa Sen này khá ý tứ và sâu sắc, không những thể hiện trong 2 comments mà còn trong lời khen đểu thơ ông Thép. Thiệt tình thì ông Thép viết vè không ra vè, văn xuôi không ra văn xuôi, văn vần không ra văn vần. Từ cổ chí kim , không ai nói, đất nước mình bên mặt là Biển Đông, bên trái là Trường Sơn. Người nghe, người đọc nào có rõ người nói, người viết đang trong Nam ra Bắc hay ngoài Bắc vào Nam mà xác định mặt, trái. Lại nữa: Sông Tiền, Sông Hậu nối nhịp nhau khi nào. Mà giả như có nối nhịp thì nối nhịp đôi bờ mỗi một dòng sông, và không phải để "Bắc vào Nam rợp dải cờ hồng"! Còn nữa...mà thôi. Cùng chủ đề ấy, nghe "người ta" viết:
      "Việt Nam. Ôi Việt Nam hùng vĩ!
      Một Trường Sơn. Một Thái Bình Dương.
      Một dân tộc gần bốn mươi thế kỷ...
      Dựng cuộc đời bằng máu lẫn tình thương.
      Đây mảnh đất của vạn anh hùng áo vải,
      Của muôn dòng thơ, bài hịch cháy lòng,
      Của những con người biết ghét biết thương,
      Nên ngòi bút, lưỡi cày, tầm vông thành vũ khí.
      Thà chết. Quyết không làm nô lệ.
      Họ đã thề. Nào châu châu đá xe. Nào dây bầu quyện bí.
      Vùng vẫy Mê Linh. Bạch Đằng nổi sóng.
      Đống Đa tung hoành. Lửa mùa thu bùng cháy.
      Ôi, Đồng Tháp! Ôi, Điện Biên!
      Một dân tộc hùng anh là thế đấy...
      Tóm: Cái sẩy chân và gãy chân của ông Thép, do ông ấy một phần thì do GTL đến chín phần. Nâng ông già kém chữ lên thật cao, quá sức, vượt tầm ông âý thì tất nhiên việc ông ấy tự ngã lầu phải diễn ra.
      Chỉ biết cười. Cười rung cả bụng!

      Xóa
  5. Chiến thắng 30/4/1975 là một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta; mở ra kỷ nguyên mới-kỷ nguyên hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc; đó là điều không thể chối cãi được.

    Trả lờiXóa