Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

CỨU BÌNH CỨU HỎA

Bình cứu hỏa: Anh Phẹt ơi cứu em. Thằng BCA nó bắt nhốt em vào trong mấy cái xe ô tô từ 4 chỗ trở lên rồi.
Phọt _Phẹt: Càng oai chứ sao. Còn hơn mốc meo ở những cái chung cư chờ sập hoặc mấy cái bếp ăn mà đến Táo Quân cũng phải lạy như tế sao. Kêu cái đéo gì nào?

Bình cứu hỏa: Em sợ lắm. Nghe người ta nói thế giới có ai làm thế bao giờ đâu nhưng riêng cái nước Nam ta lại dở trò dại dột. Ngay như các hãng sản xuất ô tô người ta cũng không khuyến cáo hay quy định cho việc này.
Phọt _Phẹt: Láo nào. Đừng có đùa với những bộ óc thiên tài của xứ ta. Bọn ngu kia nước non mẹ gì ngoài cái việc đang...giãy chết. Mày thuộc loại nào trong những thứ sau đây? "Căn cứ theo danh mục thiết bị PCCC, ôtô từ 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg."
Bình cứu hỏa: Em là một trong số chúng thôi. Người ta còn quy định cho bọn em ngồi như thế này mới hãi này. "Trong Thông tư quy định rõ, các phương tiện PCCC trang bị trên xe được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy để sử dụng khi chữa cháy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe.
Với những ôtô mà nhà sản xuất không bố trí nơi để treo, đặt bình cứu hỏa thì chủ phương tiện nên để ở hốc cánh cửa trước, hoặc cửa sau, gầm ghế. Hoặc tốt nhất nên mua loại bình có đai ngang hông bên trong xe để dễ thấy, dễ lấy và dễ dàng cho việc sử dụng."
Phọt_Phẹt: Thế là ấm đít rồi. Sợ gì nữa nào?
Bình cứu hỏa: Em sợ em phát nổ. Vửa thiệt thân lại hại người. Cứu chả được ai lại rủ nhau chết chùm thì nhục lắm.
Phọt_Phẹt: Yên tâm đi, thằng BCA khẳng định rồi. Đây nhá: "chưa gặp trường hợp cụ thể nên không thể có đánh giá chính xác được. Tuy nhiên, có những nguyên tắc nhất định khi sử dụng bình chữa cháy mà các chủ phương tiện cần nắm rõ. Đơn cử, bình phát nổ có thể là do để ở vị trí bất lợi, sát cửa kính trước, xe đỗ dưới trời nắng to, khiến nhiệt độ tăng cao, gây nổ. Hoặc cũng có thể do chất lượng của bình, không đủ tiêu chuẩn, không có đăng kiểm, tem mác.
Để tránh được những sự cố đáng tiếc, chủ phương tiện nên để bình theo hướng dẫn, mua bình ở những cơ sở uy tín, được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Đặc biệt nên để xe tránh ánh nắng mặt trời và những nơi có nhiệt độ quá cao."
Bình cứu hỏa: Anh xem, nước ta là nước nhiệt đới nóng ẩm quanh năm. Chửa kể cây cối lại còn bị đốn trụi thì biết nấp vào đâu mà phòng bị như người ta nói. Ra luật pháp là để bảo vệ công dân chứ sao lại đẩy công dân vào cái việc tự đi bảo vệ mình.
Phọt_Phẹt: Gớm chửa. Làm cái thằng bình cứu hỏa thôi mà ăn nói cứ như bọn lãnh tụ bú zù ý. Thế giờ muốn gì?
Bình cứu hỏa: Em nói rồi đấy. Xin anh cứu em.
Phọt_Phẹt: Không ai cứu được mày đâu. Chỉ tự mày mới cứu nổi mày.
Bình cứu hỏa: Bằng cách nào ạ?
Phọt_Phẹt: Ngu lắm. Thay vì cứu người thì mày phải giết người. Nghĩa là mày phải phát nổ. Và lúc đó thằng BCA sẽ tống mày ra thôi.
Bình cứu hỏa: Ôi, em xin được đội ơn anh. Anh thật là thần thánh.
Phọt_Phẹt: Bé mồm thôi. Đồ tồi.
***
P/s: Những đoạn trong ngoặc kép là nguyên văn trả lời phỏng vấn và được trích dẫn ở đây

Chép từ Phọt Phẹt

27 nhận xét:

  1. Đồng Thị Kim Thanhlúc 17:36 10 tháng 1, 2016

    Thông tư 57 của Bộ Công an rồi sẽ chết yểu bởi cách xây dựng và triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật "không giống ai" của Bộ Công an.
    --
    Ôtô con phải có bình cứu hỏa: CSGT có thể phạt nếu...
    (Tin tức thời sự) - CSGT cho biết có thể xử phạt trường hợp ô tô con không được trang bị bình cứu hỏa nếu có những thông tư, nghị định cụ thể.

    CSGT chưa dừng xe xử lý vi phạm

    Xung quanh vấn đề từ ngày 6/1/2016, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, trao đổi với Đất Việt, một cán bộ CSGT, Công an thành phố Hà Nội cho biết, hiện tại lực lượng CSGT chưa tiến hành dừng xe ô tô con để nhắc nhở cũng như xử lý các vi phạm.

    “Việc xử phạt xe con không có bình cứu hỏa chưa có thông báo gì cả. Hiện nay vẫn đang soạn thảo thôi. Theo thông tin từ bên Cục Cảnh sát PCCC thì kế hoạch sắp tới có thể là kết hợp giữa CS PCCC và CSGT phối hợp kiểm tra xe theo các chuyên đề, hai là CSGT tự độc lập kiểm tra các phương tiện lưu thông trên đường.

    Bao giờ phải có Thông tư, nghị định gửi xuống cụ thể thì CSGT mới có thể tiến hành được.”, cán bộ CSGT cho biết.
    Theo lời cán bộ CSGT này thì việc xử lý vi phạm sẽ căn cứ vào Nghị định 167/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, PCCC.

    “Thông thường từ trước đến nay đã có quy định bắt buộc các xe ô tô tải, ô tô khách đều phải có các công cụ, phương tiện PCCC như búa thoát hiểm, các bình chữa cháy. Nếu không có có thể xử phạt tùy theo mức độ từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

    CSGT vẫn xử lý xe tải, xe khách không có đầy đủ các phương tiện phòng cháy chữa cháy, nhưng với xe ô tô con thì bây giờ mới có những văn bản đề cập đến”, chiến sĩ CSGT cho biết thêm.
    Cùng ngày, trao đổi với Đất Việt, Thiếu tá Nguyễn Quang Thuận, Phó Đội trưởng Đội tuần tra kiểm soát, CSGT Công an tỉnh Hà Giang cũng khẳng định Thông tư 57 của Bộ Công an có quy định về việc xử phạt tiền đối với các ô tô con không trang bị đầy đủ về thiết bị phòng chống cháy nổ, bình cứu hỏa.Tuy nhiên, hiện tại đơn vị chưa triển khai do chưa có các văn bản hướng dẫn cụ thể.

    Dân nháo nhác mua bình cứu hỏa tránh phạt

    Chiều 9/1, rất đông người dân tiếp tục tập trung tại các tuyến phố Lê Duẩn, Nguyễn Du, Yết Kiêu (Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội) để tìm mua bình cứu hỏa mini.

    Ông Lê Văn Hà (Đống Đa-Hà Nội) sau một hồi xem xét bình cứu hỏa mini loại 0,5 kg và 1kg được bày bán tại các cửa hàng trên phố Nguyễn Du vẫn chưa thể yên tâm lựa chọn.

    Ông chia sẻ: “Thấy báo chí thời gian gần đây nói nhiều về quy định xử phạt đối với xe con nếu không có bình cứu hỏa trên xe nên tôi cũng tranh thủ cuối tuần đi xem. Dù thị trường có bán nhiều thật nhưng hàng thường của Trung Quốc, không có tem dán kiểm định nên tôi cũng đang lưỡng lự khi mua.

    Nếu không mua thì có thể bị Công an xử phạt, còn mua thì sợ không đảm bảo chất lượng. Người dân cũng không biết mua loại bình nào cho phù hợp với xe và điều kiện thời tiết cả vì cơ quan quản lý nhà nước chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng Thị Kim Thanhlúc 17:43 10 tháng 1, 2016

      Trong khi đó chị Nguyễn Thu Hồng và gia đình tỏ ra vui mừng khi đã tìm được cửa hàng bán các sản phẩm bình cứu hỏa mini.

      “Từ khi thấy có thông báo xử phạt xe con nếu không trang bị bình cứu hỏa, tôi đã đến nhiều cửa hàng ở khu vực Hà Đông, La Thành, Bích Câu nhưng đều được thông báo hết hàng, phải chờ sang tuần mới có. Giờ tìm được bình cứu hỏa thì lại xuất hiện thêm bất cập. Đó là các bình này không phù hợp với thiết kế của xe, phía cửa mở ra vào cũng như gầm xe thì không để vừa bình cứu hỏa mini. Còn nếu để trên nắp táp –lô thì sợ dưới tác động nhiệt của ánh sáng có thể gây hư hỏng hoặc cháy nổ.”, chị Hồng lo lắng.

      Chị Hồng cũng cho biết thêm, dù giá cả của bình cứu hỏa tăng lên đáng kể nhưng để tìm được loại bình có tem dán kiểm định chất lượng thì rất khó.

      “Một số cửa hàng có thông báo với tôi phải chờ sang giữa tuần sau mới có thể mua được bình cứu hỏa có tem do Bộ Công an cung cấp. Tôi đã đặt hàng tại đó rồi nhưng lo sợ có thể bị dừng xe xử phạt nên giờ mua tạm để yên tâm khi lái xe”, chị Hồng cho biết thêm.

      Showroom ô tô khẳng định bình không có nhiều hiệu quả

      Có mặt tại Showroom Nguyên Thái Auto, theo quan sát của phóng viên Đất Việt thì các dòng xe nhập khẩu từ Hàn Quốc, Mỹ, Anh đều không có những vị trí được thiết kế để đặt các bình cứu hỏa.

      Đại diện showroom cho biết: “Người dân họ cũng thừa biết trên xe không có chỗ để bình cứu hỏa nên chủ yếu mua để chống chế thôi. Chúng tôi đang tính đặt mua 1 số sản phẩm bình cứu hỏa để tặng cho khách hàng đến mua xe.
      Chủ yếu là trang bị đề phòng là chính thôi còn tôi nghĩ không có tác dụng gì khi trang bị dụng cụ này. Cháy trên xe ô tô con, chủ yếu do chuột cắn đường dây hoặc gặp sự cố ở đường dẫn xăng. Ngay cả bình cỡ lớn loại 4kg cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì cả. Vì thế theo tôi phải chú trọng đến thiết kế của xe là chính”.

      Theo showroom Nguyên Thái Auto, trên thế giới cũng không nhiều nước bắt buộc xe con phải trang bị bình cứu hỏa.

      “Có thể do Việt Nam mình điều kiện khí hậu, môi trường nắng ẩm cao nên cần dụng cụ cứu hỏa trong xe con để đề phòng xảy ra cháy nổ. Tôi đi sang nước ngoài cũng không hề thấy họ trang bị những bình cứu hỏa. Thậm chí những xe nhập khẩu từ Mỹ, Anh, Hàn Quốc cũng không trang bị vị trí lắp đặt và các bình cứu hỏa kèm theo”, đại diện showroom cho biết thêm.

      Hà Đông/ Đất Việt

      Xóa
  2. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 18:04 10 tháng 1, 2016

    Đành rằng lĩnh vực Phòng cháy Chữa cháy là do công an quản lý nhưng lĩnh vực giao thông là do Bộ GTVT quản lý. Luật Giao thông quy định thẩm quyền chi tiết hóa lĩnh vực giao thông là thuộc Bộ GTVT.
    Tại sao khi quy định "bắt buộc ô tô con" ... mà Bộ Công an không phối hợp với Bộ GTVT?
    Chả có điều tra khảo sát gì cả.
    Chả có lấy ý kiến gì cả.
    Khi triển khai thông tư cũng chả có tập huấn cho CSGT địa phương, chả có tuyên truyền phổ biến gì cả mà đòi lấy mốc 6/1/16?

    Lộ cộ.

    Trả lờiXóa
  3. Gúc gù tien lãng dám đi ngược lại chỉ đạo của Bộ Công an?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. the moi la tu do dan chu bca lam dung thi dan khen ,lam sai thi dan phe binh thoi

      Xóa
  4. Được mỗi tấm hình.
    Chân dài ngon quá.
    Còn nội dung bài thì nhạt.

    Trả lờiXóa
  5. Chữa cháy hay gây cháy?
    (HNM) - Ngày 6-1-2016, Thông tư 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có hiệu lực thi hành, trong đó quy định ô tô từ 4-9 chỗ ngồi bắt buộc phải có bình chữa cháy (BCC) mini. Ngay sau khi ban hành, quy định này lập tức trở thành vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận...
    Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh hàng loạt vụ cháy nổ phương tiện không rõ nguyên nhân xảy ra thời gian qua, việc lắp đặt BCC trên xe ô tô là cần thiết. Song, rất nhiều ý kiến khác lại bày tỏ sự lo ngại về những hệ lụy từ chiếc BCC mini có thể mang lại...

    Bình chữa cháy mini: Nguồn gây cháy nổ!?

    Theo quy định trên, các xe du lịch từ 9 chỗ ngồi trở xuống buộc phải có BCC thuộc một trong những chủng loại sau: Bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5 lít, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg. Nếu không trang bị BCC trên xe, chủ phương tiện sẽ bị xử phạt ở mức 300.000-500.000 đồng. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kỹ thuật, trung bình mỗi chiếc ô tô xuất xưởng được trang bị khoảng 400.000 chi tiết, do nhiều hãng sản xuất tại nhiều nước khác nhau. Điều này có nghĩa, khi đưa một chiếc xe ô tô ra thị trường, các nhà sản xuất đã tính toán đến từng chi tiết nhỏ nhất nhằm mục đích cuối cùng là bảo đảm an toàn cho cả người sử dụng và phương tiện. Trong khi hầu hết các nhà sản xuất trên thế giới không bố trí vị trí treo, lắp đặt BCC trên xe thì với quy định mới của Bộ Công an, các chủ phương tiện buộc phải chọn cách thức gia cố, lắp thêm phụ tùng để treo, lắp đặt BCC.

    Anh Đặng Duy Chung, một chủ phương tiện cho biết: "Để có một vị trí lắp đặt BCC an toàn, nhiều chủ xe phải chấp nhận bỏ ra chi phí không nhỏ. Trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam đang phải chịu mức thuế, phí xe ô tô vào loại cao nhất nhì thế giới, quy định trang bị thêm BCC trên xe ô tô càng khiến các chủ phương tiện thêm "ngán ngẩm". Nguy hiểm hơn, việc gia công vị trí lắp đặt BCC đã vô hình trung làm thay đổi kết cấu ban đầu của xe khi xuất xưởng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn. Chưa kể, việc lắp đặt thêm BCC có thể ảnh hưởng đến thao tác, tầm nhìn của tài xế...".

    Mặt khác, theo các chuyên gia kỹ thuật, BCC thuộc dạng khí nén ở áp suất cao, điều kiện bảo quản rất nghiêm ngặt trong nhiệt độ mát mẻ, trung bình từ dưới 10 độ C đến 55 độ C. Tuy nhiên, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Việt Nam, nhất là vào mùa hè, khi phần lớn các phương tiện đều trong cảnh "dầm mưa dãi nắng" do diện tích dành cho giao thông tĩnh trong tình trạng thiếu nghiêm trọng, thì nhiệt độ bên trong xe có thể lên tới trên 60 độ C. Đặc biệt, những vị trí nằm dưới kính xe, chịu hấp thụ trực tiếp ánh nắng mặt trời, nhiệt độ sẽ cao hơn rất nhiều so với ngưỡng "chịu đựng" của các BCC mini. Khi gặp nhiệt độ cao, thể tích các chất lỏng bên trong BCC tăng theo, chỉ cần một va chạm nhỏ, một cú xóc trên đường... cũng có thể xảy ra cháy nổ.

    Trên thực tế đã có nhiều vụ nổ BCC trên xe ô tô gây thiệt hại nặng nề cho chủ phương tiện. Chưa kể, hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng nếu thời điểm BCC phát nổ, trên xe đang có người. Tuy việc trang bị BCC và những hệ lụy từ nó mang lại còn nhiều phức tạp, nhưng tính hiệu quả của BCC mini không được đánh giá cao. Nhiều người cho rằng, một chiếc BCC mini chỉ "giải quyết" được những đám cháy nhỏ, hoàn toàn "vô hiệu" khi cháy nổ lớn xảy ra. Bên cạnh đó, chất lượng của các loại BCC cũng là vấn đề được đặc biệt quan tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cả người và phương tiện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cần đồng bộ ngay từ quy định!

      Cần nhắc lại, trước khi Thông tư 57 chính thức ban hành, Bộ GTVT đã có văn bản đề nghị Bộ Công an xem xét lại cơ sở pháp lý và kiến nghị không áp dụng quy định này đối với xe nhập khẩu từ các quốc gia không triển khai. Lý do Bộ GTVT đưa ra là Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, trong đó có quy định cho phép nhập xe cơ giới đã qua kiểm tra, chứng nhận. Bên cạnh đó, những yêu cầu về an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới tham gia giao thông tại Việt Nam hiện đã được quy định cụ thể tại nhiều văn bản khác nhau, trong đó có các quy định về PCCC.

      Ngay cả khi đã chính thức có hiệu lực, việc triển khai thực hiện thông tư này cũng gặp nhiều vướng mắc từ phía các chủ phương tiện và cơ quan chức năng. Theo quy định, việc xử phạt hành chính vi phạm trong lĩnh vực này thuộc thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát PCCC, tuy nhiên, việc kiểm tra, yêu cầu dừng phương tiện lại thuộc thẩm quyền của CSGT. Do đó, việc hai lực lượng này sẽ phối hợp như thế nào khi tiến hành kiểm tra, xử phạt các chủ phương tiện không lắp đặt BCC trên xe ô tô vẫn là câu hỏi chưa có lời giải!

      Trước phản ứng của dư luận và sự thiếu đồng bộ trong khâu thực hiện, mới đây Bộ Công an đã tạm lùi thời hạn xử lý vi phạm, trước mắt chỉ kiểm tra, nhắc nhở các chủ phương tiện về quy định lắp đặt BCC trên xe ô tô. Ai cũng hiểu, quy định pháp luật đã ban hành thì phải thực hiện, nhưng thực hiện như thế nào và hiệu quả ra sao mới là điều quan trọng nhất. Dư luận lo ngại, chưa biết quy định lắp đặt BCC trên xe ô tô có mang lại sự an toàn cho người và phương tiện hay không? Nhưng trước mắt, thị trường BCC mini đã "nóng" lên từng ngày với mức giá tăng từ 30 đến 50%/bình và xuất hiện những cơ sở sản xuất BCC giả...

      Gia Bách/ Hà Nội Mới
      http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Ban-doc/821340/chua-chay-hay-gay-chay

      Xóa
  6. Không quy định xe dưới 16 chỗ có bình chữa cháy mới đăng kiểm

    Ông Nguyễn Hữu Trí - Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm cho biết như vậy khi trao đổi với báo chí về quy định lắp đặt bình chữa cháy trên ôtô.

    Theo ông Trí, quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ôtô hiện hành chỉ bắt buộc ôtô chở khách từ 16 chỗ trở lên, xe chở hàng dễ cháy nổ trang bị bình chữa cháy.

    Theo đó, thông tư quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cũng chỉ bắt buộc hai loại xe trên phải có bình chữa cháy khi đăng kiểm (phải có bình và bình được dán tem kiểm định, còn thời hạn sử dụng).

    “Các loại xe khác thông tư không quy định phải lắp bình chữa cháy thì không bắt buộc phải có bình mới cấp chứng nhận đăng kiểm. Các trung tâm đăng kiểm mấy ngày qua nhắc nhở khách hàng biết là thông tư 57 quy định không lắp bình chữa cháy sẽ bị xử phạt nhưng đăng kiểm không kiểm tra và bắt buộc phải lắp trên xe” - ông Trí cho biết.

    Theo ông Trí, hiện nay ôtô loại nhỏ thông thường không thiết kế chỗ để bình. Nếu để bình ở gầm ghế thì có thể dẫn tới khả năng lăn chèn vào chân ga, chân phanh gây nguy hiểm.

    Thông tư 57 không quy định dung tích, khối lượng tối thiểu của bình chữa cháy nên lái xe dùng bình quá nhỏ cũng không hợp lý.

    Theo thông tư 57, ngoài bình chữa cháy, ôtô 10 chỗ trở lên phải có bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng (kìm cộng lực, búa, xà beng); 1 đèn pin chuyên dụng; 1 đôi găng tay chữa cháy; 1 chiếc khẩu trang lọc độc.

    Ông Trí cho biết việc quy định có thêm các dụng cụ này cũng chưa hợp lý vì đã có quy định ôtô phải có cửa kính thoát hiểm và búa thoát hiểm để đập kính gắn trên xe.

    Quy định chưa hướng dẫn hợp lý dễ khiến dân bức xúc

    Trao đổi với báo chí, PGS.TS Phạm Hữu Nam - nguyên Trưởng phòng thí nghiệm bộ môn ôtô và xe chuyên dụng (Đại học Bách khoa Hà Nội) - cho biết khi thấy Thông tư 57 buộc xe con lắp bình chữa cháy sắp có hiệu lực “tôi cũng mua một bình bé bé để lắp lên xe cho đỡ phiền hà”.

    Theo ông Nam về mặt an toàn chung, cơ quan chức năng quy định ôtô con phải có bình chữa cháy với mong muốn tăng sự an toàn khi xe bị cháy thì có dụng cụ để dập lửa. Quy định này có mặt tích cực là đề phòng trong những trường hợp cần thiết nhưng cụ thể đến lúc ôtô bị cháy có nên dùng chữa cháy hay không thì lại là chuyện khác.

    Ông Nam cho rằng nếu quy định buộc xe 9 chỗ trở xuống phải lắp bình chữa cháy là cần thiết thì ở những nước tiên tiến, dùng ôtô nhiều như châu Âu người ta đã bắt lắp rồi. Nhưng thực tế các loại xe con ở châu Âu, những xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam không thiết kế vị trí để bình chữa cháy. Với xe nhỏ, thường là loại xe việt dã mới có thiết kế giá để bình chữa cháy.

    Về những ý kiến cho rằng bình chữa cháy có nguy cơ phát nổ cao khi xe đậu ngoài trời nắng lâu, nhiệt độ trong xe cao, ông Nam cho biết với bình chữa cháy chuẩn thì không dễ phát nổ khi nhiệt độ trong xe cao.

    Liên quan đến quy định phải trang bị đèn pin chuyên dụng, khẩu trang phòng độc, kìm cộng lực, búa, xà beng trên xe, ông Nam cho rằng đặt yêu cầu như vậy để phòng ngừa về phương diện an toàn như đi thuyền phải có áo phao.

    Nhưng đưa ra những quy định thiết thực, dễ thực hiện thì mọi người đỡ nghĩ ngợi hơn những quy định khó thực hiện. “Nhiều nước châu Âu quy định những vấn đề như xe phải có biển phản quang để đặt trước đầu, đuôi xe khi xe bị sự cố, có áo phản quang để mặc khi dừng sửa xe bị sự cố trên đường. Người ta gọi nó là thiết thực” - ông Nam cho biết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tăng chi phí cho doanh nghiệp

      Ông Nguyễn Hoàng Trung - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) - cho biết hiện nay đơn vị này có gần 1.000 xe buýt phục vụ vận tải công cộng ở Hà Nội. Số xe này đã lắp bình chữa cháy. Với các dụng cụ khác mà Thông tư 57 quy định xe 10 chỗ trở lên phải lắp thì Transerco sẽ rà soát để lắp đúng quy định.

      Tuy nhiên, việc này sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp, nhất là đơn vị có lượng xe lớn thì chi phí khá lớn.

      Còn ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải TP Hà Nội cho rằng theo quy định của Bộ Công an thì đúng cả và có lợi về an toàn. Nhưng Thủ tướng vừa chỉ đạo giảm bớt chi phí vận tải để giảm giá thành vận tải cho nên cái gì thật cần thiết phải trang bị trên ôtô thì hãy làm, nếu không phải có lộ trình thực hiện.

      -------------------------

      Trong văn bản gửi Bộ Công an ngày 8-10-2015 góp ý kiến cho dự thảo thông tư hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với xe cơ giới đường bộ của Bộ Công an, Bộ GTVT đã đề nghị không áp dụng quy định lắp bình chữa cháy trên xe nhập khẩu từ những nước không quy định xe có phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

      Trong văn bản do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ ký gửi Bộ Công an có đề nghị Bộ này xem xét lại cơ sở pháp lý ban hành thông tư. Theo Bộ GTVT, việc ban hành thông tư của Bộ Công an hay thông tư liên tịch cần căn cứ theo pháp luật về giao thông đường bộ và phòng cháy chữa cháy.

      Bộ GTVT đề nghị Bộ Công an nghiên cứu không áp dụng quy định của thông tư đối với xe nhập khẩu mà tại các quốc gia sản xuất không có quy định phải có phương tiện phòng cháy, chữa cháy.

      Lý do là Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có quy định cho phép nhập khẩu các xe cơ giới đã được kiểm tra, chứng nhận.

      Thứ hai là việc lắp đặt thêm phương tiện phòng cháy, chữa cháy lên các xe không có sẵn vị trí để lắp đặt sẽ có thể làm ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của lái xe, an toàn cho người đi trên xe hoặc không đảm bảo khả năng phòng cháy, chữa cháy.

      Đồng thời, Bộ GTVT cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cần có quy định rõ hơn về việc kiểm tra đối với phương tiện phòng cháy chữa cháy trên xe cơ giới khi vào kiểm định và trách nhiệm thực hiện của các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới.

      Tuy nhiên, theo một lãnh đạo Cục Đăng kiểm, trong thông tư 57/2015/TT-BCA hiện hành, không quy định cụ thể các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới là đối tượng áp dụng của Thông tư mà quy định chung là cơ quan, tổ chức quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.


      Theo Tuổi trẻ

      Xóa
  7. Rối bời với bình chữa cháy trên ô tô
    Trong khi Bộ Công an kiên quyết thực hiện việc trang bị bình chữa cháy trên ô tô thì đại diện các hiệp hội ô tô và nhiều chuyên gia có ý kiến ngược lại

    “Sau thời gian tuyên truyền, nhắc nhở, chúng tôi sẽ tổng kết, báo cáo Bộ Công an kết quả ban đầu. Từ kết quả này, chúng tôi sẽ triển khai xử phạt những phương tiện không chấp hành quy định về việc lắp thiết bị phòng cháy chữa cháy (PCCC) trên ô tô” - đại tá Đoàn Hữu Thắng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ (C66) - Bộ Công an, khẳng định.

    C66 quá sốt sắng

    Trước đó, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 57/2015/TT-BCA quy định về việc ô tô từ 4 chỗ ngồi trở lên phải trang bị bình chữa cháy. Quy định này có hiệu lực từ ngày 6-1-2016.

    Đại tá Đoàn Hữu Thắng cho biết C66 đang chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra để nhắc nhở, tuyên truyền cho người dân nắm được quy định, đồng thời khảo sát việc sắm thiết bị cứu hỏa của chủ phương tiện. Không chỉ Việt Nam, thống kê ban đầu cho thấy có ít nhất 15 nước áp dụng quy định tương tự.

    Đối với những rủi ro do bình chữa cháy có thể phát nổ trong ô tô do điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc chất lượng bình không bảo đảm, ông Thắng cho rằng tỉ lệ này rất thấp. Hiện chưa ghi nhận trường hợp bình chữa cháy nào nổ trong ô tô ở Việt Nam. Nhiệt độ an toàn cho bình chữa cháy từ âm 70 đến 55 độ C. Việc bình chữa cháy có chịu được được nhiệt độ này hay không cần phải có kiểm tra cụ thể.

    Qua báo cáo của C66, trong năm 2015 đã xảy ra 182 vụ cháy ô tô trên toàn quốc, cao hơn mọi năm (bình quân 122 vụ/năm). Thực tế đã có nhiều vụ cháy ô tô gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Trong những trường hợp chập điện, lỗi kỹ thuật gây cháy xe, nếu người dân sử dụng bình chữa cháy kịp thời và đúng cách, hoàn toàn có thể khống chế được đám cháy.

    Để thuận lợi cho người dân lắp đặt bình chữa cháy trên ô tô, C66 đang hoàn thiện tài liệu hướng dẫn chi tiết về các cách lắp đặt, sử dụng đăng trên cổng thông tin của cơ quan này và tuyên truyền rộng rãi để các chủ phương tiện, cơ quan, xí nghiệp tham khảo. Hiện thông tư mới bắt đầu được áp dụng, việc người dân đổ xô mua bình chữa cháy có thể xảy ra. Qua một thời gian, thị trường sẽ tự điều chỉnh, không còn cảnh chen nhau mua bình chữa cháy.

    “Chỉ những bình chữa cháy có tem kiểm định mới được phép lưu hành và sử dụng. Nếu dùng bình không đạt chuẩn, chủ phương tiện vẫn phải bị xử phạt theo quy định” - ông Thắng lưu ý.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã cháy thì lo chạy cứu lấy thân!

      Trước quyết tâm thực hiện Thông tư 57 của ngành công an, nhiều nhà khoa học và chuyên gia về ô tô tỏ ra không đồng tình.

      PGS-TS Phạm Xuân Mai, Trưởng Khoa Kỹ thuật Giao thông Trường ĐH Bách khoa TP HCM, phân tích: Theo Quy chuẩn 09 của Bộ Giao thông Vận tải, xe 16 chỗ trở xuống không cần thiết phải thiết kế chỗ đặt bình chữa cháy. Với những xe này thì số lượng người ngồi trên xe ít, cửa xe được bố trí thuận lợi, dễ thoát ra ngoài khi có sự cố. Nếu xảy ra cháy thì người trên xe dễ dàng thoát hiểm, nhanh và an toàn hơn là mất thời gian chữa cháy.

      Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, cho rằng trang bị bình chữa cháy với xe kinh doanh vận tải như xe khách, xe tải là cần thiết nhưng phải là bình chữa cháy lớn. Nếu không may xảy ra sự cố, sẽ kịp ứng cứu để hành khách có thể thoát thân và giảm thiệt hại hàng hóa. Hiện các ô tô chở khách, chở hàng đều trang bị bình chữa cháy loại này. Còn đối với ô tô dưới 9 chỗ thì không cần thiết.

      Đây cũng là quan điểm của các nhà sản xuất ô tô với hàng trăm năm nghiên cứu. Họ thiết kế xe dưới 9 chỗ không có nơi đặt bình chữa cháy. Nhiều nước tiên tiến cũng không có quy định như Thông tư 57. “Với những xe 9 chỗ ngồi trở xuống thì mua bình chữa cháy về đặt ở đâu? Tôi cho rằng nếu xảy ra cháy thì tốt nhất nên bỏ chạy cứu lấy mạng. Bình chữa cháy bé như bình gas mini thì làm được gì. Không biết sử dụng có khi còn mang vạ vào thân” - ông Thanh nói.

      Phân tích thêm về mặt kỹ thuật, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội, nhìn nhận: “Mang bình chữa cháy trong xe loại nhỏ có thể tiềm ẩn thêm nguy cơ cháy nổ”. Muốn lắp đặt bình chữa cháy thì phải thay đổi thiết kế xe. Mua bình chữa cháy để dưới gầm ghế, khi xe chạy xảy ra rung lắc, va đập có thể dẫn đến nguy cơ nổ bình. “Với xe dưới 9 chỗ ngồi, nơi phát hỏa thường xảy ra ở động cơ nằm phía trước xe. Khi đã cháy thì rất khó dập tắt vì động cơ và bình xăng đượcthiết kế kín. Đã bị cháy xe, tốt nhất nên thoát thân thật nhanh vì xe rất dễ phát nổ” - ông Liên bày tỏ kinh nghiệm.

      Xóa
    2. Rủi ro cháy nổ cao

      Theo ông Nguyễn Văn Hòa, giám đốc một công ty nhập khẩu và phân phối thiết bị bảo hộ và PCCC, trên thị trường hiện có 3 dạng bình chữa cháy gồm: khí CO2, dạng bột và dung dịch tổng hợp. Xét về độ an toàn, nên sử dụng dạng bột hoặc dung dịch tổng hợp để hạn chế rủi ro cháy nổ.

      “Thực tế đã xảy ra vài trường hợp bình chữa cháy mini để trong ô tô bỗng dưng phát nổ. Đó là loại bình chứa khí CO2, trong quá trình di chuyển gây rung lắc, nén khí dẫn đến nổ. Ngoài ra, do nhiệt độ quá nóng, trên 60 độ C, gây ra. Nhiệt độ này thường xuất hiện trong ô tô khi bị đóng cửa, để xe ngoài nắng” - ông Hòa cảnh báo.

      L.Phong



      Ông T.V.T, Tổng Giám đốc một công ty nhập khẩu ô tô cao cấp tại TP HCM:

      Còn quá nhiều thứ chưa rõ ràng

      Bộ Công an đưa ra quy định trên nhằm bảo đảm an toàn cho người đi xe thì phải có hướng dẫn rõ ràng, chi tiết và phải có lộ trình áp dụng để chuẩn bị.

      Còn quá nhiều vấn đề bất cập từ quy định trên. Cụ thể, bình chữa cháy trên xe phải được kiểm duyệt đúng quy chuẩn. Vậy, bằng mắt thường làm sao cảnh sát giao thông khẳng định bình này đạt chuẩn hay chưa, theo quy chuẩn nào? Ngay cả người dân muốn mua bình chữa cháy đúng chuẩn cũng rất khó. Nếu mua phải hàng kém chất lượng thì khác nào tự rước họa vào thân.

      Vào khoảng giữa tháng 1-2016, các hãng xe sẽ họp bàn và có công văn gửi đến Ủy ban An toàn giao thông quốc gia để phản hồi những nội dung liên quan đến những điều bất cập của Thông tư 57.

      PGS-TS HUỲNH QUYỀN, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ lọc - hóa dầu Trường ĐH Bách khoa TP HCM:

      Không nên xử phạt

      Trong các vụ cháy ô tô thì đều phải chờ lực lượng PCCC hoặc sử dụng các bình chữa cháy lớn để hỗ trợ. Do đó, về quy định phải có bình chữa cháy nhỏ trên ô tô dưới 9 chỗ, theo tôi thì nên có lộ trình, nghiên cứu cụ thể hoặc là khuyến cáo người dân có ý thức hơn về an toàn giao thông chứ không nên xử phạt. Nếu bắt buộc xử phạt như hiện nay thì sắp tới có thể sẽ gây hỗn loạn thị trường cung cấp bình chữa cháy hoặc tạo tâm lý đối phó cho tài xế, chủ xe.

      Ông NGUYỄN HỮU TRÍ, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam:

      Xe dưới 9 chỗ thiếu bình chữa cháy vẫn được đăng kiểm

      Quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng an toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường đối với ô tô hiện hành chỉ bắt buộc ô tô chở khách từ 16 chỗ trở lên và xe chở hàng... trang bị bình chữa cháy.

      Hiện kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của Thông tư 70/2015/TT-BGTVT và trong các hạng mục kiểm tra hiện nay đối với ô tô dưới 9 chỗ không có phần nào yêu cầu kiểm tra bình chữa cháy. Chúng tôi phổ biến cho các trung tâm đăng kiểm tiếp tục đăng kiểm, không bắt buộc các xe dưới 9 chỗ phải có bình chữa cháy.

      Việc Bộ Công an không quy định cụ thể vị trí lắp bình chữa cháy sẽ dễ phát sinh những tình huống mất an toàn. Như hướng dẫn của đại diện C66, bình chữa cháy có thể dắt vào hộc cửa xe sẽ rất nguy hiểm. Bình này có thể va chạm, dễ bị nổ; nếu bình chữa cháy lăn ra ngoài, chèn vào chân phanh sẽ lập tức dẫn đến tai nạn.

      S.Nhung - C.Trung - V.Duẩn ghi

      Người Lao động

      Xóa
  8. Chuyện gì xảy ra nếu bình chữa cháy trên xe lãnh đạo cấp cao phát nổ?
    Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo đặt vấn đề: Chuyện gì xảy ra nếu những chiếc bình chữa cháy trên xe của các lãnh đạo cấp cao phát nổ? Ai sẽ chịu trách nhiệm?
    Thông Tư 57/2015/BCA về phòng chống cháy nổ trên xe ô tô từ 4 chỗ trở lên có hiệu lực từ ngày 6/1/2016 đang gây ra rất nhiều các phản ứng trái chiều trong dư luận xã hội. Đây không phải lần đầu tiên một thông tư vừa ra đời đã bị rất nhiều người dân phản ứng, cho dù cơ quan ban hành thì nói là vì sức khỏe, tính mạng của người dân.

    Thông tư không thể đứng trên luật

    Trao đổi với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam chiều 10/1, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo (đoàn Vĩnh Phúc) đã nói thẳng: “Thông tư không thể đứng trên luật, một việc có ảnh hưởng tới đời sống của hàng triệu gia đình thì phải đưa ra Quốc hội thảo luận, phải xin ý kiến của nhân dân chứ không thể áp đặt”.

    Xuất phát từ thực tế cũng là người sử dụng phương tiện đi lại bằng ô tô, Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo nói thẳng, ông không ủng hộ chủ trương này, nhất là khi nó lại mang tính ép buộc người dân.

    “Có vị đã nói rằng nghiên cứu tham khảo ở nước này, nước kia nên mới áp dụng vào Việt Nam. Vậy tôi đặt câu hỏi: Số nước có yêu cầu lắp bình chữa cháy trên xe 4 chỗ là bao nhiêu? Có phải là số đông của thế giới không?

    Cho đến bây giờ không có bất kỳ quy cách nào chuẩn mực cả, bình to, bình nhỏ, loại bình nào, để ở vị trí nào trong xe…? Mấy chuyện đơn giản như vậy cũng làm loạn cả đời sống của dân, thử hỏi làm sao họ không phản ứng? Hãy thử làm một phiếu điều tra công khai với tất cả các chủ xe ô tô xem có bao nhiêu người ủng hộ cách làm này?”, ông Bảo đặt vấn đề.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Bảo: Những chiếc bình trê xe gây nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe của người dân thì ai chịu trách nhiệm?

      Cũng theo Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo, ngay cả trên các xe chạy đường dài cũng chỉ nên huấn luyện cho lái xe cách phòng chống cháy nổ. Nếu có quy định bắt buộc, thì đó phải là tủ thuốc, cách sơ cứu khi hành khách trên xe gặp một vấn đề gì đó về sức khỏe, chứ không phải là mang theo chiếc bình cứu hỏa.

      “Trên thực tế, khi xe đã bắt lửa, đa phần người dân sẽ phải thoát thân thật nhanh. Họ có hô hoán thì cũng là để cho người xung quanh biết mà tránh xa ra, chứ không giống như lời của một vị công an chữa cháy nói rằng hô hoán lên để cho xung quanh lao vào dập lửa.

      Ai dám xông vào dập lửa ô tô khi mà họ chẳng có tí kỹ năng nào? Rồi những chiếc xe khi bị đâm húc, những chiếc bình này sẽ có va chạm, có gây nguy hiểm không?”, ông Bảo nói.
      Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc Bảo cũng đặt ra một loạt các câu hỏi rất đáng phải suy ngẫm, đó là: Nếu quy định, thì toàn bộ xe ô tô phải trang bị bình chữa cháy, bao gồm cả xe của các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước trở xuống cho tới xe của các Bộ trưởng, xe của Đại biểu Quốc hội…

      Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm nếu những chiếc bình phát nổ hoặc gián tiếp gây ra các sự cố ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người dân? Ai phải chịu trách nhiệm nếu có một vị lãnh đạo nào đó cũng bị nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng vì những chiếc bình này trên xe?

      Xóa
    2. Dân thiệt mạng, ai chịu trách nhiệm?

      Ông Bảo đặt ra một vấn đề nữa hoàn toàn phù hợp với thực tế: “Tôi thấy có ông cán bộ cấp cao ở Cục phòng cháy chữa cháy khuyến cáo loại bình này phải để ở nơi thoáng mát, cho nên xe ô tô không được để nơi nào khiến nhiệt độ trong xe lên tới 60 – 70 độ.

      Vậy tôi đặt câu hỏi: Mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời lên tới hơn 40 độ, khi xe tắt máy không được làm lạnh thì nhiệt độ trong xe sẽ phải lên tới mức khiến bình có thể nổ. Đâu phải tất cả các xe đều có thể tìm được chỗ thoáng mát mà đỗ?

      Cho dù tìm được một bóng râm, thì lấy gì đảm bảo khí hậu oi bức của miền Bắc, nhất là dải miền Trung không khiến cho nhiệt độ trong xe lên quá 60 độ? Làm như thế này chẳng phải là bắt người dân đối diện với nguy hiểm hay sao? Tức là người ta chống tiêu cực bằng một biện pháp tiêu cực”.

      Ông Bảo nêu thí dụ điển hình là ngay tại sân tòa nhà Quốc hội, kỳ họp diễn ra từ tháng 5 – tháng 6, là giai đoạn nhiệt độ lên rất cao. Nếu bắt buộc trang bị bình chống cháy trên xe liệu có gây nguy hiểm cho Đại biểu Quốc hội không?

      “Cả sân tòa nhà Quốc hội, có cả trăm chiếc ô tô phục vụ cho kỳ họp. Mỗi một chiếc xe có lắp một bình chữa cháy, mà lại để ở nhiệt độ nóng khủng khiếp ngoài trời như vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra? Hay là cả trăm cái ô tô ấy phải nổ máy liên tục cả ngày trong lúc đại biểu họp, để bảo vệ an toàn cho mấy cái bình ấy?”.

      Cuối cùng, Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo đặt ra vấn đề đối với các vụ cháy xe trong thời gian qua với hai nguyên nhân cần được làm rõ: “Thứ nhất là do động cơ của xe; Thứ hai là do xăng dầu. Đây là hai vấn đề đã được các nhà khoa học đặt ra, nhưng các cơ quan có trách nhiệm không tìm ra được nguyên nhân rốt cuộc vì cái gì.

      Tôi nghĩ rằng, thời gian và công sức nên để vào những việc ấy, hãy làm những việc thực sự có ích với đời sống của dân chứ đừng ngồi phòng lạnh rồi lâu lâu nghĩ ra những chuyện trên trời.

      Một sự việc bi hài và không hợp lòng dân như vậy, theo tôi phải xem xét lại. Và, tôi vẫn phải đặt lại câu hỏi: Ai sẽ chịu trách nhiệm khi những chiếc bình này xảy ra sự cố, gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của người trên xe, gây thiệt hại cho chủ phương tiện?”.

      Ngọc Quang
      http://m.baomoi.com/Chuyen-gi-xay-ra-neu-binh-chua-chay-tren-xe-lanh-dao-cap-cao-phat-no/c/18417896.epi

      Xóa
    3. Thông tư này không áp dụng cho xe của lãnh đạo và một số loại xe khác tôi ko nhớ, tìm lại thông tư xem, chắc chắn đúng đấy. Tuy nhiên ức chế nhất là cái kiểu phạt của CSGT, toàn lợi dụng luật kiếm tiền. Nếu làm nghiêm thì dân, hợp lý hợp tình thì dân ko ức chế thế đâu. Vì dù gì có bình cũng nhiều khả năng là tốt hơn không có bình, còn trả lời chính xác thì cần nghiên cứu khoa học và các chuyên gia, người thường thì không trả lời được đâu. Nhưng rõ ràng việc đưa ra nhiều quy định quá với Oto cũng làm mệt mỏi các chủ xe, vốn dĩ đã rất mệt khi đi đường và khi phải nộp phạt rồi. Đấy là tôi nói tới người đi xe oto nghiêm túc, và đa số người đi xe oto gia đình là những người rất nghiêm túc, khi bị phạt rất ức chế. Ai đã từng đi xe chắc đều hiểu. Sai chút xíu là bị CSGT thổi còi ngay, bắt thì toàn lỗi tiền triệu, đi nộp phạt thì lâu kinh khủng, nhiều lỗi giữ xe, hoặc giữ bằng 1 tháng. Quá phiền phức, mà thực tế có thẻ nhắc nhở nhau để tin cho đúng. Nhưng chẳng CSGT nào làm như vậy. Họ nói chung chỉ thích vặt.

      Xóa
  9. Nói về tiêu cực của CSPCCC. Tôi trước có mở một cửa hàng bán rượu vang. Yêu cầu là phải có giấy phép phòng cháy chữa cháy. Vì có người quen, người quen đó có ông em làm ở CSPCCC nên nhờ nó giúp thủ tục. Mình làm nghiêm túc, để tránh cháy nổ thật, nhưng mà cần nhờ nó làm cho nhanh (nghĩa là ko bị hành, đi đi lại lại, mà không được việc). Gặp gỡ nó xong nó cũng bảo việc của anh hết 1 triệu, nó cũng chẳng buồn kiểm tra việc phòng cháy chữa cháy của mình, giấy tờ nó tự in rồi mình ký. Nói chung, cháy là việc của mình, còn thủ tục là nó cấp. Hồ sơ thì rất đúng, nhưng việc cháy nổ như thế nào thì hậu xét. Thế nên bảo vụ này là vì an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, tôi thấy rất không đồng tình. Cái cậu công an đó lúc uống bia xong còn bảo, bọn anh đi kinh doanh làm gì cho mệt, kiếm chỗ nào cấp phép mà làm cho sướng. Đấy, nói vậy mà không phải vậy nhiều lắm. Chính vì thế mà vụ bình cứu hỏa hay dân mới phản ứng.

    Trả lờiXóa
  10. Ở Việt Nam có những cái "thật không thể tin được". Đến cả các hãng xe lớn từ Tây sang Đông đều chưa có khuyến cáo nào như thế. Nên nhớ chiếc xe ô tô đầu tiên được sản xuất từ năm 1885. Và tính đến năm 2005 thôi đã có hơn 600 triệu xe hơi được sử dụng trên khắp thế giới. Việt Nam ta thì sử dụng xe từ khi nào? Xe ô tô được sử dụng phổ biến cũng chỉ cách đây 2 chục năm. Ấy vậy mà chúng ta lại nghĩ ra những thứ mà cả thế giới người ta chưa nghĩ ra bao giờ.

    Trả lờiXóa
  11. Lê Nguyễn- Khám Phálúc 04:11 12 tháng 1, 2016

    Thông tư trên… giời
    Người có xe ô tô cũng như người không có xe, ai nấy đều đang ngỡ ngàng với Thông tư 57 của Bộ Công an, quy định xe ô tô phải có bình chữa cháy, dụng cụ phá dỡ chuyên dùng như búa, kìm cộng lực, xà beng… tùy theo xe bao nhiêu chỗ ngồi.

    Không có bình chữa cháy và trang thiết bị để chữa cháy thì sẽ bị phạt. Mức phạt không hề nhỏ, từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng. Người dân không muốn rắc rối, thế là đành nhắm mắt mua cho khỏi bị phạt, chẳng mấy ai hi vọng vào những bình chữa cháy, những kìm cộng lực, xà beng… khi có sự cố cháy nổ.

    Đành rằng, ban hành thông tư này, Bộ Công an căn cứ theo quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy, song vừa mới ban hành mà dư luận đã chỉ ra vô số những phi lý không thể thực hiện được.

    Không hiểu những thông tư với những quy định “trên giời” như thế tồn tại được bao lâu trong thực tế? Hay ban hành cho có, cho đủ quy trình, hay là phục vụ cho nhóm lợi ích như dư luận đã hoài nghi?

    Đa số nhà sản xuất xe hơi lại không thiết kế nơi để bình chữa cháy, nếu có thì cũng chỉ để vừa bình chữa cháy 1kg, trong khi thông tư lại yêu cầu bình chữa cháy phải từ 5kg.

    Vậy, có ai tin là bình 1kg hay cả 5kg có thể dập tắt được ngọn lửa bùng phát, nhất là xe ô tô lại chứa lượng xăng lớn. Thực tế qua những vụ cháy xe ô tô đã xảy ra thì bình chữa cháy vô tác dụng.

    Chủ nhân những chiếc xe hơi 4 chỗ quả thật không biết để bình chữa cháy ở đâu để đáp ứng đúng như quy định của thông tư là, đảm bảo vừa tiện, vừa dễ lấy, lại an toàn cho người lái và người ngồi trên xe. Những cái “vừa" ấy được dư luận cho là chỉ có tính khả thi trên... văn bản.

    Bỗng dưng bình chữa cháy trở nên khan hiếm và đắt đỏ trên thị trường. Mà hỏi bình chữa cháy có đảm bảo chất lượng hay không thì người dân chỉ biết… lắc đầu.

    Thêm vào đó, nỗi lo trên xe luôn có quả bom nổ chậm là điều hoàn toàn có cơ sở, khi mà thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nhiệt độ có khi lên đến 39, 40oC, và xe ô tô chủ yếu là để ở ngoài trời. Vào những hôm nhiệt độ cao như vậy, để bình chữa cháy trong ô tô thời gian dài là không hề an toàn, nguy cơ nổ bình chữa cháy là nhỡn tiền, nhất là khi cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát được chất lượng bình chữa cháy trôi nổi trên thị trường.

    Vậy, nguy cơ nổ bình chữa cháy sẽ cao hơn là cháy, nổ ô tô? Hầu hết các vụ cháy ô tô không gây thiệt hại cũng như thương tích về người, nhưng nổ bình chữa cháy khi xe đang lưu thông thì sẽ rất nguy hại với tính mạng tài xế đang điều khiển xe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lê Nguyễn- Khám Phálúc 04:13 12 tháng 1, 2016

      Cánh lái xe lại truyền nhau kinh nghiệm quý báu là hãy đem theo bình chữa cháy khi ra khỏi xe trong thời gian dài, khi thời tiết nóng bức, vừa không lo bình nổ, lại đủ để công an không phạt.

      Người dân không lạ gì với chuyện “phòng thân” của số đông bác tài là tuýp sắt, gậy, dao… khi có va chạm là “tung chưởng” với đối phương. Nay, thông tư 57 lại quy định xe phải có cả xe beng, búa, kìm cộng lực… khác gì “vẽ đường cho hươu chạy”?

      Những bất cập mà dư luận đặt ra với Thông tư 57, không nên suy diễn tiêu cực là, dân vẫn có thói quen “dị ứng” với các quy định của các cơ quan chức năng. Mà hơn lúc nào hết, các thông tư, quyết định có ảnh hưởng đến số đông người dân thì cũng cần phải cân nhắc đến tính khả thi khi triển khai thực hiện.

      Thực tế cho thấy, đã có nhiều quy định ban hành rồi lại rút lại, chẳng hạn như quy định thu phí đường bộ với xe gắn máy, như việc đổi chứng minh nhân dân có ghi tên cha mẹ, để rồi dư luận phản ứng, lại phải bỏ “phôi” tốn kém bạc tỷ, hay như quy định phạt người dân đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.

      Có thể nói là không thể kể xiết những “quy định” ở trên giời từng khiến dư luận từ ngỡ ngàng sang… cười cho vui. Kiểu như quy định không được bán thịt trong vòng 8 tiếng sau giết mổ, phạt 5 triệu đồng khi sử dụng điện thoại ở cây xăng, đám tang không quá 7 vòng hoa, kinh doanh bia phải có nhiệt độ dưới 30oC, cộng điểm thi cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ngực lép không được lái xe, quy định cả giờ ra đường và giờ về nhà để giảm ùn tắc giao thông…

      Đầu năm 2015, Bộ Tư pháp đã bày tỏ quyết tâm là “chặn” các quy định “trên trời”, ban ra là để hành dân, nhưng xem chừng cũng còn lắm gian nan. Dân bị hành đã đành, nhưng cái mất lớn hơn đó là không chỉ người dân sẽ “nhờn” pháp luật mà ngay cả các cán bộ thực thi cũng sẽ gặp phải những phản ứng tiêu cực trong xã hội.

      Dư luận thì chẳng rõ đâu là nguyên nhân ra đời các quy định… trên giời, chỉ đơn giản cho là những bộ óc ngồi trong phòng lạnh, nghĩ ra… để hoàn thành nhiệm vụ mà không cần biết đến tính khả thi của nó.

      Cũng đã có lời khuyên là, người dân có thể khởi kiện các cơ quan đã ban hành những quy định như một số nước đã thực hiện. Có làm được như vậy mới hy vọng hạn chế được những quy định trên giời hành dân.

      Ông Nguyễn Bá Thuyền- ĐBQH tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Nên để người dân được phép khởi kiện đối với những văn bản “trên trời”, thiếu thực tế, văn bản vi phạm pháp luật. Không cho người dân khởi kiện sẽ không tránh khỏi tình trạng làm trái luật.

      Người dân được khởi kiện văn bản trên giời, bao giờ ước mơ nhỏ nhoi và chính đáng ấy mới được thực hiện ở nước mình? Tôi thiển nghĩ, xem ra khó lắm thay. Người dân còn bị hành, còn bị khổ, nhà nước còn bị tốn kém tiền của vì những quy định trên giời ấy.

      http://khampha.vn/toi/thong-tu-tren-gioi-c8a381953.html

      Xóa
  12. Lại một quy định trên giời

    Trả lờiXóa
  13. Cái bọn nuôi chúng bằng tiền thuế của dân để chúng ăn hại đái nát thé này sao?

    Trả lờiXóa
  14. Nhà nước chỉ nên ra quy định phạt dân khi có đủ chế tài và phương tiện để hạn chế có hiệu quả các cá nhân thực thi lệnh phạt có hành vi tiêu cực. Người đi oto như tôi sẵn sàng nộp phạt nhưng phải đảm bảo công bằng xã hội.

    Trả lờiXóa
  15. Kính thưa ông… PCCC!
    Như Thổ

    Petrotimes - Phải mua chiếc bình chữa cháy với giá cao gần gấp 3 lần ngày trước, lại loay hoay tìm chỗ đặt, lại đi học cách sử dụng, nhưng vẫn nhớ lời “khi xe bị cháy thì hãy biến khỏi xe càng nhanh càng tốt”.

    Kính thưa ông Phòng cháy Chữa cháy (PCCC).

    Tôi xin kể hầu các ông câu chuyện này của tôi.

    Vì lệnh của các các ông, nên tôi cũng phải nghiến răng đi mua một cái bình chữa cháy về lắp cho chiếc xe Misubishi máy dầu.

    Mua xong không biết nhét cái bình vào đâu, vì các nhà thiết kế Nhật Bản đã “rất cẩu thả” và “vô trách nhiệm”, là khi thiết kế xe, lại không thiết kế chỗ gài bình; cũng không có chỉ dẫn là với loại xe máy dầu này, nên dùng bình chữa cháy loại nào, công năng ra sao?

    Tôi có mang thắc mắc này hỏi một vài chuyên gia về ô tô, xe máy, thì họ bảo rằng: “Việt Nam ta là nước XHCN nên coi trọng tính mạng, và tài sản con người, còn đám tư bản kia, họ chỉ vì tiền… cho nên ô tô của họ không thiết kế phải có bình cứu hỏa, mà họ chỉ thiết kế làm sao cho xe… không bị cháy!”.

    Thế nhưng Thổ tôi lại hỏi: “Tôi nghe ông Cục trưởng Cục PCCC nói rằng bình chữa cháy chịu được nhiệt độ từ âm 5 độ tới dương 55 độ C, cho nên để trong xe là an toàn. Không có chuyện vì nóng hơn 55 độ mà nổ vỡ bình. Nhưng tôi biết rất rõ là dưới trời nắng nóng cỡ 38-40 độ, thì nhiệt độ trong xe phải vọt lên 65 độ. Mà với nhiệt độ này, bình cứu hỏa xì, hoặc nổ”.

    Lại được nghe giải thích “Ngu lắm, khi đỗ xe dưới trời nắng nóng, hãy quay cửa kính xuống cho thoát hơi… thế là nhiệt độ chỉ còn hơn năm chục thôi”.

    Thổ tôi lại hỏi: “Quay kính xuống, bụi lắm, tiền đâu ra mà đi hút bụi”.

    Lại bị mắng: “Ngu lắm, có tiền mua ô tô, thì ắt phải có tiền hút bụi, rửa xe, và mua bình cứu hỏa”.

    Thổ tôi lại hỏi: “Tôi từng được nghe dạy rằng, khi xe bị cháy, thì hãy biến khỏi xe càng nhanh càng tốt, và chạy ra càng xa càng tốt… Vì đám cháy nhỏ, nhưng nó mà ăn vào bình xăng thì bình xăng biến thành quả bom cháy…”.

    Lại bị mắng tiếp: “Ấy là ngày xưa, còn bây giờ, để chưa cháy lan đến bình xăng, phải có bình chữa cháy… Mua ngay, đừng lắm lời”.

    Phải mua chiếc bình chữa cháy với giá cao gần gấp 3 lần ngày trước, lại loay hoay tìm chỗ đặt, lại đi học cách sử dụng, nhưng vẫn nhớ lời “khi xe bị cháy thì hãy biến khỏi xe càng nhanh càng tốt”.

    Các vị lãnh đạo PCCC nghĩ ra cái sáng kiến này, thì không biết trước đó, họ có tìm hiểu kỹ về đặc điểm khí hậu Việt Nam hay không? Họ có tìm hiểu là tại sao các hãng xe hơi, lại không quan tâm đến cái bình chữa cháy hay không?

    Chả biết “hạ hồi phân giải” chuyện PCCC cho ô tô con thế nào, nhưng chỉ biết trước mắt, lượng bình chữa cháy bán ra tăng vọt, và có giời biết bình cũ, bình mới thế nào?

    Thôi chết, khéo khéo lại có “lợi ích nhóm” ở đây.

    Xin các vị lãnh đạo PCCC hãy cảnh giác.

    Trả lờiXóa
  16. Quy định chỉ mang tính hình thức?

    Luật sư (LS) Hà Hải - Đoàn luật sư TP.HCM - dẫn rằng theo điều 3, điều 4 và điều 16 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành phải thỏa mãn hai điều sau: thứ nhất phải có cơ sở pháp lý, phải phù hợp với các bộ luật, điều luật hiện hành; thứ hai là trước khi ban hành phải có sự tham gia góp ý kiến của các tầng lớp nhân dân, phải có thăm dò, tìm hiểu phản ứng của đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật đó hoặc những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

    Theo đó, thông tư 57 mới của Bộ Công an rõ ràng chưa thỏa mãn. Thứ nhất, đọc các căn cứ mà thông tư 57 viện dẫn thì không có nội dung cụ thể nào quy định việc để bảo đảm an toàn tính mạng cho người đi ôtô thì mỗi xe phải trang bị phương tiện phòng chống cháy nổ (cụ thể là bình chữa cháy); vấn đề thứ hai là trước khi văn bản quy phạm pháp luật này ra đời vẫn chưa có một cuộc thăm dò dư luận nào được thực hiện.

    “Có thể hiểu tại sao người dân không đồng tình với những quy định trong thông tư mới này. Không chỉ lo sợ về nguy cơ gây cháy nổ mà còn là việc tốn kém, phát sinh thêm chi phí, thời gian và công sức bảo quản; nguồn lực xã hội tập trung vào việc này là rất lãng phí. Ngoài ra, hàng nhái, hàng giả, hàng Trung Quốc kém chất lượng lẫn lộn đang được bán tràn lan. Không những vậy, những quy định như thế này lại còn dễ tạo điều kiện cho một bộ phận người thi hành công vụ lạm quyền” - LS Hà Hải nêu ý kiến.

    Do đó, thông tư 57 sẽ chỉ có thể tồn tại trên giấy tờ chứ không giải quyết được vấn đề và thật sự không đi vào cuộc sống, thể hiện rằng những người soạn thảo chưa có sự tham vấn, chưa có sự tìm hiểu, chưa thăm dò điều kiện tình hình thực tế của xã hội của nước ta.

    Theo ông Nguyễn Đình Hùng, cần có những thử nghiệm rõ ràng trước khi ban hành các văn bản pháp luật. Chính cơ quan ban hành phải đứng ra thực hiện những thử nghiệm đó, sau đó phải có một đối tác độc lập kiểm nghiệm lại. Việc ban hành luật không những vậy còn phải xét đến những thiệt hại về kinh tế và về môi trường chứ không thể ban hành “chơi chơi” để gây tổn hại mà không đạt được lợi ích gì như vậy.

    Trả lờiXóa