Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

CHUYỆN ĐIẾU CÀY "HỘI LUẬN" Ở NHÀ TRẮNG VÀ CHUYỆN NUÔI CHÓ


NUÔI CHÓ THỬ SẼ BIẾT
LâmTrực@

Entry này bàn về tư duy nhược tiểu, dựa dẫm của lũ chống phá đất nước.

Chuyện Điếu Cày được lên ti vi vẫn đang còn nóng. Lũ kền kền dân chủ khoái trí ra mặt. 

Tên nhà báo Ôsin lập tức đăng một entry biểu lộ cảm xúc vui mừng và nó đúng là tư duy của một kẻ nô lệ, dựa dẫm, ăn bám và cơ hội. Nguyên văn thế này: 
Ông Obama gặp anh Điếu Cày vì danh dự của nước Mỹ, vì những giá trị mà nước Mỹ tuyên bố [ủng hộ dân chủ, tự do]. Anh Điếu Cày gặp Obama vì cần cho những khát vọng của anh ấy [dân chủ, tự do cho VN]. Trong số những người đấu tranh, anh Điếu Cày tuy không bằng cấp nhưng rõ ràng là rất tầm vóc.
Bản thân Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) chạy sang Mỹ, xuất hiện trong buổi gặp gỡ với TT Obama cũng là một kiểu "Mách mẹ" không khác gì Ôsin.

Hình dung một cách rõ ràng nhất, việc làm trên cũng giống như lũ chó săn vậy. Về bản chất là làm tay sai cho ông chủ.

Blogger Meo Meo nổi tiếng đã viết: "Nhìn lại lịch sử, tuy thực dân đế quốc có mạnh thật nhưng nếu người VN không ai chịu làm tay sai cho giặc thì chúng không thể nào xâm lược đô hộ hoặc gây chiến tranh tàn phá đất nước được". Và: "Nếu bạn mách bu, dựa hơi của đế quốc nước ngoài để giải quyết mâu thuẫn nội bộ của VN thì bạn sẽ trở thành con cờ, công cụ hoặc một loại tay sai chó săn của đế quốc để gây áp lực phá đám VN trong ngoại giao hay tệ hơn gây nội loạn, vậy là bạn đã phá hoại chứ chẳng giúp ích được gì cho lợi ích chung của đất nước cả".

Trong trường hợp của Điếu Cày, blogger này cho rằng, hắn (Điếu Cày) hoàn toàn có quyền chống đối chính quyền nếu ông ấy thấy họ làm sai điều gì đó, nhưng khi ông ấy lại liên kết với bọn giẻ rách CC ở nước ngoài và chính quyền Mỹ thì chẳng còn chính nghĩa nữa vì hai thành phần trên có một lịch sử lâu dài phá hoại VN rồi. 

Lịch sử cũng đã chứng minh, những kẻ có tư tưởng dựa dẫm vào Trung Quốc, Mỹ, hay một nước nào khác cũng đều thất bại. 

Hãy nhớ lại Ngô Đình Diệm đã từng thân Mỹ và dựa dẫm vào Mỹ để cai trị miền Nam, nhưng rồi chính Diệm lại bị người Mỹ thịt do không biết vâng lời chủ. Sau Diệm là Nguyễn Văn Thiệu, sống dựa dẫm, lệ thuộc vào Mỹ và sau khi không nhận được sự ủng hộ của Mỹ thì chế độ tan rã, và chính ông ta cùng lũ có tư tưởng nô lệ đó đã phải đu càng máy bay tháo chạy. Nực cười, là có hàng ngàn, hàng vạn kẻ đã phải tụt cả quần, chạy mất dép.

Đau đớn vì nhận ra điều này, ông Hoàng Đức Nhã, nguyên là bí thư của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tổng trưởng Dân vận và Chiêu hồi của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Năm nay 73 tuổi, hiện sống tại thành phố Chicago, Hoa Kỳ đã phải nói trong bài "Đừng quá tin vào sự yểm trợ của Hoa Kỳ", đăng trên RFI rằng:

''Người Mỹ đã không thực sự giúp VNCH trên phương diện quân sự, không làm đúng theo điều khoản ” thay thế một cây súng này bằng một cây súng khác”, nếu quân Bắc Việt tiếp tục xâm lăng, cũng như đã không giúp về mặt kinh tế, thành ra chúng ta không còn có khả năng chiến đấu".

Ngay khi được RFI hỏi rằng, "ngày 30/04 đã cho thấy là khi cần, Hoa Kỳ có thể sẳn sàng bỏ rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hòa, để cho miền Nam rơi vào tay Cộng sản. Nhìn từ góc độ lịch sử đó, thì theo ông hiện nay, Việt Nam có nên hoàn toàn đặt tin tưởng vào Hoa Kỳ, trong việc tìm kiếm yểm trợ chống âm mưu xâm chiếm của Trung Quốc?", Hoàng Đức Nhã đã cay đắng thừa nhận:
Cá nhân tôi, từ lúc còn làm trong chính phủ, và sau đó sang Mỹ có những nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề một cách chiến lược, tôi vẫn nói rằng Hoa Kỳ chỉ có những quyền lợi, mà họ gọi là quyền lợi vĩnh cửu. Nếu bảo vệ quyền lợi đó mà cần phải bỏ một người bạn mới hay người bạn cũ, thì họ cũng vẫn làm như thường. Lúc đó họ sẽ giải thích rằng: "Quyền lợi của chúng tôi không cho phép chúng tôi đi con đường đó nữa.
Trở lại chuyện Điếu Cày cùng với vài người khác được gặp Obama, cả đám chống cộng nhao nhao lên thích thú. Blogger Meo Meo đã phải có nhận xét thế này:
Xin lỗi, hành động thích thú đó của các bạn giống như con chó quẫy đuôi, cong cớn khi được chủ quan tâm vỗ về vậy. Nuôi chó thử sẽ biết. Đối với các bạn, đó là vinh dự, Đối với người có tư tưởng độc lập nó chỉ cho thấy cái đầu óc nô lệ của các bạn nó khốn nạn như thế nào thôi. 
Đó là một nhận xét xác đáng.

18 nhận xét:

  1. Cựu Chiến binhlúc 09:01 6 tháng 5, 2015

    Meo Meo nhận xét quá chuẩn:
    ------
    Xin lỗi, hành động thích thú đó của các bạn giống như con chó quẫy đuôi, cong cớn khi được chủ quan tâm vỗ về vậy. Nuôi chó thử sẽ biết. Đối với các bạn, đó là vinh dự, Đối với người có tư tưởng độc lập nó chỉ cho thấy cái đầu óc nô lệ của các bạn nó khốn nạn như thế nào thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Mấy vị kể chuyện chó quẫy đuôi, tôi kể chuyện chó phản chủ.
    Hồi Bờ hồ nổi cơn gió bụi
    DLV nhiểu nỗi truân chuyên.
    Bị ông chủ Nguyễn Đức Chung quăng ra câu tự phát, mấy chủ khuyển nô DLV nhảy đổng lên sủa câu phản chủ, trong đó chú khuyển DBS là sủa tợn nhất
    Nhớ thuở xưa, khi Nhà nước VN ta thể hiện tinh thần hòa giải đã đưa xe ô-tô rồi máy bay đưa Điếu Cày sang Mẽo (bác Trọng ta mai đây trọng thể đến thế là cùng), các DLV cũng một lần bị chủ tát cho méo mỏ nhưng đành ngậm đắng nuốt cay.
    Xem ra kiếp khuyển nô của DLV cũng cay đắng truân chuyên lắm nổi nhễ !!!!

    Trả lờiXóa
  3. Không biết đại tướng Phùng Quang Thanh có tâm tư không đây?

    http://laodong.com.vn/xa-hoi/di-hai-phi-cong-su22-nguyen-anh-tu-ve-den-que-huong-322576.bld

    Trả lờiXóa
  4. Ông NPT sang Mỹ tới đây thì cũng mong gặp được TT Mỹ, người quyền lực và nổi tiếng nhất TG. Nói gì thì nói ĐC được TT Mỹ tiếp đón trong Nhà Trắng là CNVN tức điên lên rồi. Trách sao được, TT nào thì chính sách nhất quán và lâu dài của Mỹ là ủng hộ tự do dân chủ. Có hủy chuyến thăm hay cắt đứt quan hệ ngoại giao thì chuyện đó vẫn cứ tiếp diễn thôi. Tinh thần bản chất Mỹ là vậy mà, nếu không ta đã là đồng minh của Mỹ tu lâu rồi, đâu dễ để TQ đè đầu cưỡi cổ như hiện nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão Obama này hôm kia bị một đứa trẻ ranh ngắt lời mà còn không dám làm gì nó.Thế mà cũng đòi lãnh đạo.Thằng bé ấy mà gặp tay lãnh đạo ta thì mới biết thế nào là lễ độ.Ngay và luôn.Đấy,không phải cháu ngoan,không có khăn quàng đỏ là hư thế đấy.

      Xóa
  5. +Nói thêm cho chính xác, chức vụ, danh xưng cơ quan của ông Hoàng Đức Nhã: Tổng Ủy Trưởng Phủ Tổng Ủy Thông Tin Dân Vận Chiêu Hồi.
    +Hỏi thật mọi người, Obama tiếp Điếu Cày, cứ cho là vô tư đi. Vậy biểu hiện đó có xác tín thêm chủ trương dè dặt, thiếu tin, không cuồng Mỹ, lửng lơ con cá vàng của CSVN có đúng không? Nếu chấp nhận đúng, không nên dây cà dây muống dài dòng chê trách cung cách ngoại giao trên cả tuyệt vời ấy của chính quyền Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐU DÂY ĐẾN BAO GIỜ
      Trước khi đi Mỹ, Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc trước. Điều đó đã thành lệ. Cái lệ ấy cho thấy một chính sách của Việt Nam hiện nay: đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ; với Trung Quốc, người ta chủ trương vừa hợp tác vừa đấu tranh; với Mỹ, người ta cũng áp dụng chiến thuật tương tự, vừa phê phán vừa làm hoà.
      Trong quá khứ, suốt thời chiến tranh Nam - Bắc, chính quyền Miền Bắc đã từng áp dụng chính sách ngoại giao đu dây như thế giữa Liên Xô và Trung Quốc. Tuy cả hai đều theo chủ nghĩa xã hội, quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc đầy những hục hặc và căng thẳng, ai cũng có lập trường và tham vọng riêng. Miền Bắc ở giữa, chiều bên này chút, chiều bên kia chút; cả hai đều thoả mãn và ra sức viện trợ miền Bắc cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc. Nhiều người cho chính sách ngoại giao ấy là khôn khéo và được thực hiện một cách tài tình.
      Thật ra, cuộc đu dây ấy không quá khó. Lúc ấy, Liên Xô và Trung Quốc tuy bất hoà nhưng cả hai đều có một lý tưởng chung: chủ nghĩa xã hội; một kẻ thù chung: Mỹ, và một mục tiêu chung: chống lại Mỹ. Việt Nam được xem là điểm nóng của cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản và khối xã hội chủ nghĩa. Không phải ngẫu nhiên mà giới lãnh đạo Hà Nội thời ấy tuyên bố: “Chúng ta chống Mỹ là chống cho cả Liên Xô và Trung Quốc”. Đến khi Trung Quốc bắt tay với Mỹ và đặc biệt đến khi Miền Bắc chiếm được Miền Nam, trận đối đầu giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trên lãnh thổ Việt Nam kết thúc, chiến lược đu dây của Hà Nội trở thành vô hiệu, Việt Nam bắt buộc phải chọn lựa một trong hai, và họ đã chọn Liên Xô. Việc chọn lựa ấy biến Việt Nam trở thành kẻ thù của Trung Quốc và hậu quả là Trung Quốc giúp đỡ Pol Pot chống lại Việt Nam; đến lúc Pol Pot thất bại, Trung Quốc trực tiếp tấn công Việt Nam.

      Xóa
    2. Liệu bây giờ một chính sách đu dây như vậy có thể thành công như trước?
      Tôi nghĩ là không.
      Với Việt Nam trước 1975, cả Liên Xô lẫn Trung Quốc đều là đồng minh. Đu dây giữa hai đồng minh, dù hai đồng minh ấy có mâu thuẫn với nhau, dù sao cũng dễ hơn là đu đây giữa một kẻ thù và một người có khả năng là đồng minh.
      Giới lãnh đạo Việt Nam có thể xem Trung Quốc không hay chưa phải là kẻ thù nhưng Trung Quốc thì chắc chắn xem Việt Nam là kẻ thù nếu Việt Nam ngăn cản chính sách ngoại giao “Một vành đai và một con đường” (One belt and one road) của họ. “Vành đai” hay còn gọi là con đường tơ lụa về kinh tế trên bộ (Silk Road Economic Belt) bắt đầu từ vùng Tây bắc Trung Quốc kéo dài qua Unrumqi đến Trung Á, băng qua phía bắc Iran rồi chuyển hướng sang phía tây qua Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ; từ Istanbul, nó vượt qua eo biển Bosphorus đến châu Âu, bao gồm Đức và Hà Lan rồi kết thúc ở Venice, Ý. “Con đường” hay còn gọi là con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 (21st Century Maritime Silk Road) bắt đầu từ phía nam Trung Quốc, băng qua Biển Đông đến eo biển Malacca tới các quốc gia như Ấn Độ và Kenya và chuyển sang hướng bắc vào Hồng Hải và Địa Trung Hải qua vùng Horn of Africa và cuối cùng gặp con đường tơ lụa về kinh tế trên bộ ở Venice.
      Để thực hiện chiến lược một vành đai và một con đường ấy, Trung Quốc cố gắng vận động sự hợp tác của các quốc gia liên hệ. Tuy nhiên chặng đầu tiên của con đường tơ lụa trên biển, tức Biển Đông, thì Trung Quốc chủ trương chiếm đoạt. Họ nhiều lần tuyên bố thẳng thừng điều đó: đó là “sân nhà” của họ, là “quyền lợi cốt lõi” của họ. Nói cách khác, không còn gì nghi ngờ nữa cả, bằng mọi cách Trung Quốc phải giành quyền làm bá chủ Biển Đông, tức chiếm khoảng hơn 80% lãnh hải của Việt Nam.
      Chiến lược của họ là giành từ từ, từ từ, kiểu cắt lát salami (salami-slicing strategy) hay nói theo tiếng Việt là tằm ăn dâu, trước hết là giành đảo, sau đó là tái tạo đảo, biến đảo hoang hoặc bãi đá thành nơi có thể sinh sống hoặc có thể đặt căn cứ quân sự – như điều họ đang làm hiện nay, từ đó, hợp thức hoá con đường lưỡi bò họ đã tuyên bố, cuối cùng, thành lập vùng nhận diện hàng không tương ứng với con đường lưỡi bò ấy. Điều nguy hiểm của chiến lược tằm ăn dâu này là nó có thể chiến thắng một cách mặc nhiên, nghĩa là, chỉ cần các quốc gia liên hệ, từ Việt Nam đến Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan, không làm gì cả. Trong trường hợp này, bất động hoặc chỉ lên án suông, là thất bại. Là mất trắng cả vùng biển lẫn vùng trời.
      Dĩ nhiên Mỹ không thể khoanh tay nhìn Trung Quốc cưỡng chiếm Biển Đông một cách dễ dàng như vậy. Biển Đông, với Mỹ, có ý nghĩa chiến lược lớn về cả kinh tế lẫn quân sự và chính trị. Đó là một trong vài con đường hàng hải tấp nập và quan trọng nhất trên thế giới. Hơn nữa, chiếm Biển Đông, Trung Quốc có thể uy hiếp các quốc gia Đông Nam Á, làm chính sách tái cân bằng châu Á (rebalance to Asia) của Mỹ bị phá sản.
      Nếu Trung Quốc có thể chiến thắng trên Biển Đông chỉ với điều kiện các nước liên hệ không làm gì cả, điều Mỹ quan tâm nhất chính là sự bất động của các nước ấy. Bởi vậy, với họ, chính sách đu đây của các nước, đặc biệt Việt Nam, là một điều không thể chấp nhận được.
      Nói cách khác, với Trung Quốc, đến một lúc nào đó, Việt Nam cần một thái độ dứt khoát để khỏi mất Biển Đông một cách mặc nhiên; và với Mỹ, Việt Nam cũng cần có một thái độ rõ ràng để có thể hình thành một liên minh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.
      Một chính sách đu dây, do đó, chỉ có tính nhất thời. Không thể kéo dài mãi được.
      NGUYỄN HƯNG QUỐC

      Xóa
    3. Một thằng nhỏ yếu đứng bên cạnh thằng to khỏe đang yên lành bỗng dưng nghe lời thằng khỏe to khác ở tít đằng kia xúi : mày bật lại nó đi tao sẽ giúp. Thế là bị đập cho lên bờ xuống ruộng. Bao nhiêu bài học xương máu rồi. Gần nhất là U, lùi lại tý là Gruzia, xa xưa hơn nữa là Pol Pot ... không mở mắt ra mà xúi người ta không đu dây. Bây giờ thời thế thay đổi phong cách cũng thay đổi người ta gọi là ngoại giao đa phương.

      Xóa
    4. Theo Mỹ để bảo vệ biển Đông? Thoạt nghe, chí phải. Suy ngẫm trước sau, sâu cạn, trật lất. Dân Việt cả, cần nói đúng, có lợi cho tổ quốc. Hoàng Sa, tặng vật mà Hoa Kỳ đã 'lấy của làng để làm ơn ông xã' còn sờ sờ trước mắt. Nếu Hoa Kỳ tính đến kế hoạch xoay trục về biển Đông-Thái Bình Dương như hôm nay, bảo đảm với mọi người, kịch bản lố bịch về trận chiến HS 1974 của Mỹ-Tàu dàn dựng sẽ không
      diễn ra. Vậy việc cỗ xúy theo Mỹ để chống Tàu hoặc theo Tàu để chống Mỹ, suy cho cùng, nó là sản phẩm ngu dốt của những thằng làm chính trị tồi- nếu không muốn nói là có ý đồ. Những sai trái, thậm chí nhức nhối trong xã hội đều dần dần có thể khắc chế. Thằng quyền cao chức trọng nào cũng sợ lẽ phải của nhân dân. Nhưng tổ quốc lâm nguy, dân tộc điêu linh là thảm họa. Một trong những điều tốt đẹp, đúng đắn, minh bạch của CSVN mà 90 triệu dân Việt và bạn bè tiến bộ trên thế giới cần tuyên dương bảo vệ đó là chiến lược lửng lơ con cá vàng trong ứng xử với các cường quốc hiện nay. Tôi là Nặc nô. Nặc thì chính xác. Nhưng nô thì không bao giờ. Tôi sử dụng chữ nô để tặng khá nhiều còm sĩ chuyên chửi bới, chụp mũ, không lý luận thường gặp trên cái google chấm tiên lãng này.
      Kết: Rất nhiều bài viết, nhiều ý kiến của những cây bút có học hàm học vị hiện nay, chân tình đề nghị, kêu gọi CSVN nên có thái độ rõ ràng với Tàu, nên hợp tác, đồng minh với Mỹ để chống Tàu hữu hiệu. Hãy cảnh giác. Đồng tình với lời ngon ngọt ấy, đồng nghĩa với việc đẩy từ từ dân tộc đến loạn lạc, khổ đau, tang tóc. Không có gì quí hơn độc lập, tự do. Tự do, có thể chưa trọn ở một số người. Nhưng độc lập thì dân Việt dù trong nước, dù ngoài nước, thì ai ai cũng phải tự hào về vốn kim cương tổ quốc đang sở hữu sau hơn 100 đổ xương, đổ máu.

      Xóa
  6. chẳng biết thực hư sự việc này như thế nào, nhưng thấy Tổng thống một nước mà cũng tầm thường quá không như mình nghĩ, và cũng không biết cuộc gặp như thế có âm mưu, ý đồ gì. Thấy lạ khi Tổng thống một nước lớn như Mỹ lại có thời gian gặp mặt với một phạm nhân của đất nước nhỏ bé - Việt Nam

    Trả lờiXóa
  7. thể hiện sự thân thiện giữa Tổng thống một nước với người dân, nhưng đúng là thấy hiếu kỳ và tò mò khi cuộc gặp lại là giữa Tổng thống một nước lớn với một phạm nhân nước khác. Có vẻ Tổng thống Mỹ quân tâm "đi sâu đi sát" quá, đến dân nhập cư cũng trực tiếp gặp mặt tiếp xúc

    Trả lờiXóa
  8. Lượm lặt trên "Phây", ai thích thì xem:

    "Obama tái diễn vở cũ

    Hàng năm, cứ đến hẹn lại lên, nhân ngày tự do báo chí thế giới (3/5) Tổng thống Mỹ lại trình diễn vở cũ, gặp gỡ "những nhà báo bị bắt bớ tù đày", được ân sủng cho cư trú chính trị tại Mỹ. Tất nhiên chỉ có 2 "nhà báo" (theo cách gọi của Mỹ) là Điếu Cày (Việt Nam) và cô nhà báo ở Ethiopia, còn người Nga đéo đến vì người Nga có tự trọng.

    Giới cơ hội chính trị trong nước thường hóng đến ngày này và mừng húm khi có người "nhà mình" được diện kiến Tổng thống Mỹ.

    Thường thôi, vì đấy chỉ là một cử chỉ ngoại giao là chính khi mà nước Mỹ luôn tự vỗ ngực là xứ sở "tự do". Nói là cử chỉ ngoại giao vì rằng khi nói về Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và hai nhà báo khác (Nga, Ethiopia) ông ta nói thế này: "Tôi đã lắng nghe thông tin trực tiếp từ ông Điếu Cày và hai nhà báo về tầm quan trọng của tự do báo chí. Tôi cũng giải thích với họ là những nước này đều thuộc diện Hoa Kỳ đang đối thoại trực tiếp và trao đổi kinh doanh thương mại nhiều. Và tôi tin rằng đối thoại và ngoại giao chắc chắn là hết sức quan trọng cho lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ".

    Vậy là ông ta chỉ "lắng nghe" về "tầm quan trọng của tự do báo chí", không khẳng định có đồng tình hay không về các vấn đề mà các "nhà báo" nói. Còn điều quan tâm đặc biệt của ông ta là "Tôi cũng giải thích với họ là những nước này đều thuộc diện Hoa Kỳ đang đối thoại trực tiếp và trao đổi kinh doanh thương mại nhiều. Và tôi tin rằng đối thoại và ngoại giao chắc chắn là hết sức quan trọng cho lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ".

    Nói vậy thì có khác nào vả vào mồm các "nhà báo" mà nói rằng, tôi biết rồi, nhưng đất nước của các anh đang là đối tác chiến lược về kinh tế của chúng tôi. Lợi ích quốc gia chúng tôi lớn hơn cái tự do vớ vẩn của anh nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TVH (tiếp...)

      Còn nhớ, cũng vào cái ngày này năm 2012, cũng nhân dịp, tổng thống Barack Obama có nhắc đến blogger Điếu Cày. Dịp đó, người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ nói "Vào khi chúng ta lên án những vụ bắt giữ gần đây đối với các nhà báo như Mazen Darwish, một tiếng nói hàng đầu ủng hộ tự do báo chí ở Syria, cũng như kêu gọi trả tự do ngay cho những nhà báo bị bắt giam như thế, chúng ta không được phép quên những người khác như blogger Điếu Cày, người bị bắt vào năm 2008". Khi đó, giới "dân chủ" Việt Nam đã nhảy cẫng lên như sắp chết đuối vớ được cọc.

      Điếu Cày được thả thật và cho sang Hoa Kỳ vào tháng 10 năm ngoái. Sự việc đó như chất men mê hoặc, kích thích cho sự ra đời "Câu lạc bộ nhà báo tự do". Trớ trêu thay, khi đặt được chân xuống đất Mỹ, chính phủ Mỹ hết trách nhiệm, còn Điếu Cày bị vây ép trong vòng kim cô của cờ vàng Việt Tân và đám CCCĐ. Điếu Cày đã khuất phục cờ vàng vì cơm áo và an toàn cá nhân. Các nhà "dân chủ" cụt hứng, hắn đi theo cờ vàng mà tung hô hắn thì khác gì tự thắt cổ.

      Hôm nay, đến hẹn lại lên, Điếu Cày lại được lôi ra, rửa ráy sạch sẽ, xức nước thơm đặt bên cạnh ông Ô. Nhìn khuôn mặt Điếu cứ thuỗn ra từ đầu đến cuối thật đáng thương. Một lần nữa Điếu Cày tự diễn cái ngu lần hai "ỉa không biết hướng gió". Hắn lôi ra một lô, một lốc "tù nhân lương tâm" đang cần mẹ Mỹ thương hại như Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, Việt Khang, Bùi Hằng, Vinh Ba Sàm...

      Đ.m, đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm, nước Mỹ chẳng dư cơm nuôi báo cô một lũ vô tích sự ngồi ngoài chửi vọng về đất tổ. Nước Mỹ nhón ở mỗi nước "thù địch" hoặc đối tác cứng đầu một vài đứa để tạo bão gió bên trong, đục nước béo cò thôi. Ngoại giao nhân quyền là quốc sách của Mỹ thời nay. Khi đạt được lợi ích cho nước Mỹ thì cái thứ "nhà báo tự do" kia chỉ là thứ vớ vẩn. Hãy cứ nhìn vào nước Mỹ thì biết.

      Chính phủ Mỹ đã vi phạm Luật tự do báo chí khi hãm hại, truy sát Julian Assange, người đã tiết lộ tội ác của quân đội và chính phủ Mỹ và nhiều những công dân Mỹ khác. Chịu khó đọc một ví dụ thôi nhé:
      http://www.rcfp.org/…/news…/wikileaks-and-espionage-act-1917

      Còn đây nữa, luật pháp Mỹ:
      http://www.encyclopedia.com/topic/freedom_of_the_press.aspx

      Tòa án nước Mỹ xác định ba loại tài liệu cần kiểm duyệt trước khi xuất bản:
      1/ Tài liệu đe dọa an ninh quốc gia;
      2/ Tài liệu chứa nội dung tục tĩu;
      3/ Tài liệu cổ súy bạo lực hoặc lật đổ chính phủ.
      Chính phủ có thể khởi kiện người đăng tải tài liệu kể trên.

      Điếu Cày ơi, chiểu theo cả Luật tự do báo chí ở Mỹ, Hiến pháp Mỹ nếu chú mày cổ súy cho việc lật đổ chính phủ Mỹ như đã từng làm với đất nước mình Điếu Cày cũng bị chôn sống thôi.

      Còn đám dân chủ cuội trong nước rửa não đi một tí.
      Molang
      Quê Choa

      Xóa
  9. https://www.facebook.com/VietNamThoiBao?fref=photolúc 02:02 7 tháng 5, 2015

    Bắt đầu sửa cáp, Internet quốc tế ì ạch

    Thứ Tư, ngày 6/5/2015 - 21:37


    Theo thông tin mới nhất, hệ thống cáp biển đã được cắt nguồn lúc 10h15 sáng nay, 6/5/2015 để dò tìm vị trí rò điện. Chính vì vậy, toàn bộ các kênh Internet quốc tế trên tuyến cáp quang AAG đã bị mất lưu lượng.
    Được biết, từ 23h đêm qua, tàu đã đến vị trí sửa cáp và đúng 23h đêm nay, công tác sửa chữa sẽ chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, mối hàn nối đầu tiên sẽ chỉ được tiến hành vào 6h sáng ngày 8/5 và đến 15h ngày 10/5, mối nối cuối cùng mới được thực hiện. Trong thời gian sửa chữa từ 23h ngày 6/5 đến 15h ngày 10/5, các kênh Internet quốc tế trên AAG sẽ bị mất lưu lượng nên người dùng cần lường trước tình trạng truy cập Internet quốc tế bị chậm giống như sáng nay.

    Dự kiến đến 15h ngày 11/5, công việc sửa chữa mới hoàn tất và Internet quốc tế mới trở lại bình thường. Theo khuyến cáo của các nhà cung cấp dịch vụ, người dùng nên hạn chế truy cập các dịch vụ và trang web quốc tế trong thời gian này, sử dụng các dịch vụ trong nước để thay thế nhằm giảm tải cho các kênh điều hướng.

    Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, tuyến cáp quang biển AAG đã hai lần xảy ra sự cố. Trước đó, ngay trong những ngày đầu năm 2015, tuyến cáp cũng đã bị đứt ở vị trí cách bờ biển Vũng Tàu 170 km và mất đến 3 tuần lễ để khắc phục.
    http://phapluattp.vn/thoi-su/bat-dau-sua-cap-internet-quoc-te-i-ach-551956.html

    Trả lờiXóa
  10. Hoa Kỳ từ trước tới nay vẫn vậy. Anh nhược tiểu nào bất mãn với quê hương mình mà muốn sang mách với bác Obama thì bác cho ngay. Nuôi Điếu Cày đâu có tốn kém bao nhiêu mà khi cần có thể dùng hắn để làm áp lực với Việt Nam. Trong thâm tâm người Mỹ có thương yêu gì Điếu Cày. Họ còn coi thường là đằng khác. Cũng giống như vua nhà Thanh đối xử với đám quần thần Lê chiêu Thống vậy thôi.

    Trả lờiXóa
  11. bon tho ta nay loi dung chong phan dong de roi phan dong,cai goi du luuan vien

    Trả lờiXóa