Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Không phải ở Nhật mà ở Lạng Sơn nha: LỄ HỘI RƯỚC ... "CỦA QUÝ"

Lễ hội 'rước của quý' độc nhất vô nhị ở Lạng Sơn

Một lễ hội tưởng chừng như chỉ có ở nước Nhật xa xôi, nhưng đây chính là 1 nghi thức độc đáo để cầu may mắn, bình an trong lễ hội xuân Ná Nhèm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn.
"Tàng thinh" là linh vật của người đàn ông có chiều dài 1m, đường kính hơn 40cm và nặng hơn 1 tạ, làm bằng gỗ.


Tượng trưng cho người phụ nữ là "Mặt nguyệt", khi 2 linh vật giao hòa tạo sự an bình, sinh sôi trong cuộc sống.


Đây là màn rước chính trong lễ hội Ná Nhèm, là lễ hội được trao bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia 2016.


Ná Nhèm trong tiếng Tày có nghĩa là "mặt nhọ". Người già ở Trấn Yên cũng không ai biết rõ lễ hội có từ bao giờ, chỉ biết rằng trước kia hằng năm, cứ đến ngày rằm tháng Giêng, dân làng lại nô nức kéo về đình mở hội. Bên cạnh nghi thức cúng thành hoàng, lễ hội Ná Nhèm còn tái hiện sự tích đánh giặc giữ làng.


Những người lính tái hiện trong các tích trò được bôi nhọ mặt để biểu diễn.


Các trai tráng thể hiện màn biểu diễn võ khi đi sau kiệu rước.


Tích trò sỹ nông công thương và biểu diễn võ thuật diễn ra trên suốt quãng đường từ đình làng Mỏ về miếu Xa Vùn, nơi thờ đức thánh Cao Sơn Quý Minh.


Độc đáo và thu hút người dân nhất đó là kiệu rước "tàng thinh" của 8 trai tráng trong làng.

Ông Hoàng Văn Páo, Ban tổ chức lễ hội năm nay cho biết: "Đây là phần rước được phục dựng từ năm 2013, để chuẩn bị cho lễ hội gần 400 hộ dân trong xã đã phải chuẩn bị từ tháng 11 âm".


Thiếu nữ trong trang phục dân tộc Tày, Nùng thích thú với màn rước này


Cũng theo ông Páo, linh vật này được gửi ra Bắc Ninh để sơn sửa chuẩn bị từ trong năm, và mỗi năm có sự cải tiến khác biệt để người dân thấy thú vị hơn.


Nhiều bạn trẻ thích thú ghi lại hình ảnh độc đáo này.


Khi "Tàng thinh" và "Mặt nguyệt" được rước vào chân miếu Xa Vùn, nhiều phụ nữ khá bạo dạn tới gần để sờ lấy may.


Theo người dân ở đây cho biết, lễ hội và các màn rước này mang tính cầu may mắn, bình an thịnh vượng trong năm mới.


Phần lễ rước trong hội Ná Nhèm kết thúc vào buổi trưa 22/2, phần hội tiếp tục diễn ra với các trò chơi dân gian, các điệu múa và nghệ thuật dân tộc độc đáo của đồng bào dân tộc nơi đây.

Ở Nhật Bản, lễ hội "rước của quý" cũng được biết đến là một trong những ngày hội độc - lạ nhất thế giới, được tổ chức vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng Tư hàng năm tại đền Kanayama tại Kawasaki. Lễ hội rất độc đáo này mang tên Kanamara Matsuri (Lễ hội dương vật thép).

Đây là ngày lễ để thờ vị tổ nghề rèn sắt thép, vị thần có công chế tác ra các mô hình sinh thực khí nam, tiêu diệt ma quỷ chuyên quấy nhiễu, chọc ghẹo các cô gái trẻ. Được biết, Kanamara Matsuri có từ thế kỷ thứ 17 và được người dân lưu truyền, gìn giữ đến ngày nay.


Đây là một trong những lễ hội độc đáo nhất thế giới


Người dân và khách du lịch rất thích thú. Các cô gái trẻ thì tranh thủ sờ vào linh vật để cầu may.

Theo Phương Thảo / Trí Thức Trẻ

6 nhận xét:

  1. Kinh quá!
    "Blog chuyên phân tích về vấn đề pháp luật" mà nay các cô chủ trẻ trung dám đăng cả bài này!
    Hạ xuống đi các bạn ơi!

    Trả lờiXóa
  2. Các cụ già như ông Nặc nô không thích bài này đâu. Như cụ Tú già khú đã 80 chục, chim cò gãy cánh hết rồi, xem mấy cái hình trên có mà khóc thét.

    Trả lờiXóa
  3. Thiết nghĩ G.T có lý khi đưa bài này để mọi người cùng luận bàn như một góc nhìn khác với một sự vật sự việc.

    Vẫn biết người VN mình với văn hóa lúa nước , đói no phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên mà thiên nhiên thì có những quy luật trong một giới hạn nào đó có thể nắm bắt được .

    Do đó ,những kinh nghiệm làm ruộng thường được đúc kết thành thơ ca hay phương ngôn ngắn gọn súc tích dễ nhớ và truyền khẩu như những bí kíp nhà nông.

    Rồi từ kinh nghiệm làm ruộng,những kinh nghiệm ứng xử trong xã hội cũng từ đó được thơ ca,hò vè ,phương cách ngôn hóa để truyền khẩu cho dễ nhớ dễ thuộc .

    Tuy nhiên sẽ là sai lầm lớn nếu cứ hiểu cái gì đã được trâm cách ngôn hay phương ngôn hóa rồi là phải được xem là chân lý .Rất nhiều người từ tấm bé đã được ông bà cha mẹ cấy vào tâm hồn trẻ thơ những lời ru ngọt ngào bằng những bài đồng giao ,ca dao hay phương ngôn,châm ngôn về đối nhân xử thế ,trong đó có nhiều nội dung ,thoảng qua thì thấy hay , tưởng vẫn đúng nhưng nghĩ kỹ lại nếu ngộ nhận sẽ tạo tiền đề không hay lắm ,tỉ dụ như:Tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại.Chẳng hạn.

    Một sự vật ,sự việc có thể nhìn dưới góc độ này trong hoàn cảnh này là chưa đẹp,nhưng ở góc độ khác hoàn cảnh khác mà trưng ra lại rất nghệ thuật,nhân văn .Ngược lại ,có những việc thực sự là xấu mà cứ che che đậy đậy ,không nhìn thẳng vào sự thật thì cái xấu không bao giờ được xóa bỏ hay đẩy lùi.



    Trả lờiXóa
  4. Có thể BTV Google.tienlang vô tình, nhưng bạn đọc nào tinh ý, tiếp nhận bài này liền sau bài Rằm tháng Giêng, sẽ thấy thú vị. Bài Rằm tháng Giêng, tức Tết Nguyên tiêu, là mảng văn hóa được người Việt tiếp nhận và biến cải từ văn hóa Trung Hoa. Bài Lễ hội Rước Tàng Thinh ở Lạng Sơn là mảng văn hóa được người Việt tiếp nhận và biến cải từ văn hóa Ấn Độ. Hầu hết các Đền Tháp Chăm còn sót lại đều thờ Thần Silva, trung tâm là biểu tượng Linga và Yoni. Linga là Dương vật. Yoni là Âm hộ( Tôi không dùng từ âm vật vì âm vật là bộ phận rất nhỏ trong âm thần, nơi tập trung hơn 8000 dây thần kinh, giúp phụ nữ tiếp nhận và thụ hưởng khoái cảm của nhục lạc).
    Lễ hội rất dễ thương, rất vui, rất thật và rất người. Còn nhìn nhận lễ hội tục hoặc thanh là do trình độ nhận thức của mỗi người.
    Tôi chúa ghét Việt Tân nhưng khác người ở chỗ nhìn nhận, phát hiện lũ súc sinh ấy khá chính xác. Trên G.T, chúng ta không ưa Anh TTB, Anh VL vì cách dẫn dắt công luận men theo thiên kiến các Anh ấy, thay vì đối thoại, chúng ta gọi các Anh ấy là Việt Tân. Không phải đâu. Ở G.T, chỉ xuất hiện một Việt Tân duy nhất, Nặc 22:31, ở bài này, và, thưa thớt, ở những bài trước. Các bạn biết vì sao? Bài thơ Sủa Gió của tôi đã làm chúng choáng, dai dẳng đau, dai dẳng quằn quại.
    Tuổi cao, ham muốn tình dục giảm. Đó là lẽ thường của tạo hóa. Không gì phải hỗ thẹn về điều này. Hỗ thẹn là còn khỏe mạnh, không làm tí gì có ích cho đất nước. Chuyên "đâm bị tóc, thọc bị gạo", thói thường không bỏ được của bọn chỉ điểm chế độ Sài Gòn.

    Trả lờiXóa
  5. Đồng Thị Kim Thanhlúc 08:05 24 tháng 2, 2016

    Bạn Hoàng đề nghị hạ bài này? Tôi thấy không cần thiết. Tháng Giêng là tháng Lễ hội. Google.tienlang muốn giới thiệu với chúng ta một lễ hội Lạ, "độc nhất vô nhị" ở VN cũng hay chứ sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế, đây đơn giản chỉ là một bài viết để giới thiệu với người đọc một lễ hội lạ, một nét đẹp truyền thống trên đất nước mình thôi mà. Không nên chỉ dựa vào hình ảnh mà đánh giá bài viết này không phù hợp.

      Xóa