Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Lễ hội Mặt Nhọ và lần đầu rước sinh thực khí lớn năm 2016 (các diễn giải liên quan tới Mạc)

Lời dẫn: Google.tienlang từng đăng bài Không phải ở Nhật mà ở Lạng Sơn nha: LỄ HỘI RƯỚC ... "CỦA QUÝ" và đã bị một vài bạn đọc đáng kính chê trách, yêu cầu hạ xuống. Có thể những bạn đọc này chưa tìm hiểu kỹ ý nghĩa của Lễ hội này và vì sao ngày 8/6/2015 Lễ hội Ná Nhèm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 1877/QĐ-BVHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu chùm bài viết từ trang họ Mạc.
*******************


1. Bài của Bàn Tuấn Năng
Lễ hội Ná Nhèm (tiếng Tày, nghĩa là mặt nhọ) là lễ hội truyền thống hết sức đặc sắc của người Tày ở khu vực cửa đình Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn được tổ chức vào ngày rằm tháng giêng. Trước đây, lễ hội được tổ chức theo chu kỳ 3 năm 1 lần. Năm 2012, lễ hội được các nhà nghiên cứu và người dân địa phương tổ chức phục dựng lại khá hoàn chỉnh sau hơn 50 năm gián đoạn. Thể theo nguyện vọng của đông đảo bà con và du khách thập phương, kể từ đó đến nay, lễ hội được duy trì đều đặn hàng năm. Với những giá trị đặc sắc ấy, ngày 8/6/2015 Lễ hội Ná Nhèm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 1877/QĐ-BVHTT&DL công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Để độc giả hiểu rõ hơn vè lễ hội, tác giả xin cung cấp thêm một góc nhìn từ góc độ nghiên cứu văn hóa.
Về các sự tích liên quan đến lễ hội, hiện có nhiều truyền ngôn. Nhưng tựu chung lại, có thể khái quát như sau:
Lớp văn hóa biểu đạt bên ngoài.
Lớp văn hóa này bao gồm các sự tích được nho sĩ sáng tạo ra, nhằm che giấu những thông điệp mật, ẩn giấu ở bên trong. Chuyện kể rằng ngày ấy, bản làng đang yên bình thì bỗng một toán giặc từ đâu kéo tới đóng ở đồi Khau Dạ Háy. Chúng bắt một người phụ nữ là bà Mãn theo hầu hạ. Ngày nọ, những người đi dò xét, nắm tình hình gặp bà Mãn đang lấy nước cho giặc ở khe Rọ Rạy. Bà cho biết chúng là 12 tên giặc “Tài Ngàn”, điểm đặc biệt của đám giặc là răng chúng nhuộm đỏ (nên còn gọi là “Sấc khẻo đeng”); ban ngày chúng rình rập, cướp bóc, ban đêm chúng chui vào trong túi và bắt bà thắt miệng túi cho chúng ngủ để tránh muỗi. Biết vậy, những người này bàn với bà Mãn chờ đêm xuống sau khi thắt miệng túi cho đám giặc thì báo hiệu dân bản lên đập rìu vào đầu cho chúng chết. Giết giặc xong, dân bản ném xác chúng xuống suối; xác giặc trôi đến khu vực ngã ba Phai Lý ngày nay thì dừng lại, dân bản liền chôn chúng ở đó. Vài năm sau, thôn bản đang thanh bình thì dịch bệnh ập tới; riêng chỗ chôn bọn giặc xuất hiện một tổ ong rất lớn, người và gia súc qua đó thường bị đốt đến chết. Dân bản cử người đi xem bói và biết rằng dịch bệnh là do ma quỷ của đám giặc kia quẫy nhiễu. Vì vậy, muốn có mùa màng bội thu, dịch bệnh tà ma không quấy nhiễu thì cả bản phải lập miếu thờ và tổ chức cúng tế vào rằm tháng giêng hàng năm; định kỳ cứ 3 năm một lần tổ chức hội lớn để trấn yểm, trừ tà.
Tuy nhiên, đó chỉ là cái vỏ của vấn đề. Khi tổ chức lễ hội, người dân ở đây phải tiến hành rất nhiều nghi thức đặc biệt, riêng có…chứ không có những nét tương đồng như truyền thống văn hóa của người Tày bản địa. Cụ thể như:
Một số kiêng kỵ:
Tham gia việc tế lễ và dẫn đoàn rước Long ngai, Bài vị của đức Vua là ông Mo và hai ông Hội cùng với 4 thanh niên trai tráng khỏe mạnh chưa lập gia đình, trong nhà không có việc tang. Họ phải cẩn cáo trước thần linh và chay tịnh ít nhất 3 ngày, trước khi vào chính hội.
Thông thường, tất cả các đồ cung tiến, cúng tế, rước….đều phải tập hợp tại cửa đình Làng Mỏ để ông Mo, ông Hội và 4 anh Tưởng tiến hành lễ cúng, báo với đức Vua và các thánh thần về các đồ vật được cung tiến. Chỉ khi đức Vua cùng các thánh thần, thành hoàng…nhận (thông qua việc gieo quẻ) thì các lễ vật mới được rước và cung tiến vào ngày chính hội, 15 tháng giêng.
Phụ nữ không được phép tham gia vào các vai diễn trong lễ hội. Với các vai nữ tại trò diễn sĩ – nông – công – thương, ngư – tiều – canh – mục, làng phải tìm đàn ông đóng giả để trình diễn.
Trong quá trình tổ chức việc tế, rước…người dân không được phép chạy qua cửa đình, cửa miếu…, không được đứng trước cửa đình, miếu… để đứa Vua, thần thánh còn ngự, xem con cháu trình diễn.
Diễn trình lễ hội
Ngay từ tờ mờ sáng, ông Mo, Hội và các anh Tưởng đã vào đình lấy ống bương đựng nước, ra làm lễ tại miếu thờ đức Vua Miêu Tĩnh và xin “nước Tiên” về để khênh tại lễ hội. Khi rước nước đến đình Làng Mỏ, ống nước này sẽ được bày cùng các lễ vật để ông Mo khấn, xin nhập lễ vật vào đoàn rước. Kế đó, các thanh niên trai tráng trong làng sẽ rước long ngai, bài vị của đức Vua Cao Quyết từ đình Làng Mỏ ra miếu Xa Vùn, để đức Vua ngự…chờ con cháu rước các loại đồ lễ dùng để cung tiến như: cây thiên tuế, cây khoai sọ, cây lúa, cây bông, nong tằm và cái kén…cùng với sinh thực khí (tàng thinh – mặt nguyệt).
Sau khi tiến hành lễ rước đức Vua từ đình lên miếu, làng bắt đầu vào hội. Mở đầu phần hội là chương trình đánh đại đao, gươm mác, rước linh vật, cây giống và cung tiễn lễ vật từ cửa đình làng Mỏ đến Cổng Tam Tiều trước cửa miếu Xa Vùn.
Để chuẩn bị cho các trò diễn ở lễ hội. Ngay từ sáng sớm 4 ông được cử làm chánh tướng, phó tướng phải đến Phai Lý – nơi xác giặc răng đỏ (giặc Tài Ngàn) chôn tại đây. Bốn ông tướng phải đợi đến khi gà gáy sáng thì men dọc theo đoạn suối Phai huyền ngược dòng nước chảy để tiến về phía đình. Khi đi ngang qua Đình, 4 ông tướng phải khom lưng, cúi đầu, thể hiện sự cung kính đối với thần. Khi đến Nà Du (bãi ruộng ven suối cách đình khoảng 50m) thì bước đi theo kiểu hành quân, tay phải giơ cao vẫy chào, tay trái đánh mạnh ra sau, miệng cười vang và gặp đoàn quân ở đó cùng cờ lọng, chiêng trống…để hành quân lên đường tiến về Miếu.
Trong đám rước ngoài ông mo, hai ông hội và 4 người rước long ngai, bài vị không phải bôi đen mặt còn lại tất cả phải bôi mặt đen để cho mọi người không nhận được ra mình. Làm như vậy để giống với quân giặc, tà ma không nhận ra mình mà bắt hay làm hại.
Đoàn rước chia làm 2, đi đầu đoàn thứ nhất là hai ông chánh tướng, phó tướng (ông thải), tiếp đến là 12 người đánh đại đao (người Tày ở đây quen gọi là mác), sau đó là đội trống, chiêng. Đi hai bên là đội cờ và đội khiêng cây giống, lễ vật (bao gồm: ống nước, Tàng thinh – Mặt nguyệt, cây Thiên Tuế).
Đoàn thứ hai cũng giống như đoàn thứ nhất: đi đầu đoàn là hai ông chánh tướng, phó tướng (ông thải), tiếp đến là 12 người đánh gươm, sau đó là đội trống, chiêng. Đi hai bên là đội cờ và đội khiêng cây giống, lễ vật (bao gồm: cây khoai sọ, cây lúa – bó lúa, cây bông hoặc kén tằm).
Đoàn cuối cùng là những người thiếu niên khiêng lễ vật và các cây giống, đồng thời cầm tù và (pù lu, pà loa) thổi dọc đường đi, kết hợp với tiếng trống cái (tiếng chiêng), trống cơm tạo thành một bản hành khúc ra trận hùng tráng. Cuối cùng là các ông Lềnh đi hai bên đoàn đánh gươm, đánh mác và thay gươm, mác nếu bị gãy.
Đoàn quân, đoàn rước đi nhanh hay chậm là do hai viên chánh tướng, phó tướng. Phó tướng (ông thải) đi trước, tay cầm chổi vừa đi vừa làm động tác khua chổi dọn đường, tiếp theo là chánh tướng. Chánh tướng và phó tướng phải kết hợp các động tác và bước đi sao cho thật uyển chuyển và nhịp nhàng. Khi chánh tướng hô “da dí” cùng động tác vẫy tay trái ra đằng sau, múa tay phải đằng trước phía trên đỉnh đầu thì quân reo theo và đánh các thế võ. Mỗi lần đánh võ sử dụng các thế gươm, thế mác, đánh trên, đâm dưới, đỡ phải, đỡ trái, có tiến, có lùi, có công, có thủ …. Bên đông đánh bên tây và ngược lại, Theo các cụ “ da dí” nghĩa là “tiến lên”; bên tây là giặc, còn bên đông là quân ta. Cứ như vậy cho đến khi đoàn quân tiến đến gần miếu, cách miếu khoảng 10 m thì trên miếu có 4 cụ già, một cụ giữ trống đánh 3 hồi trống, rồi gõ vào tang trống 3 tiếng cắc, cắc, cắc. Nghe tiếng gõ ấy, tiếng chiêng, trống, tù và ngừng lại, cả đoàn quân cũng đứng lại, bắt đầu phần đối đáp giữa hai đoàn quân tướng và các bô lão bằng tiếng Tày, lồng vào đó là tiếng tung hô “tô mô vạn tuế” rất trang ngiêm và kính cẩn.
Một cụ già hỏi (tạm dịch):
“Đầu niên tháng giêng năm mới, ai đi đâu có tướng có quân, có lọng có tàn có gươm có mác, có trống tiền, trống hậu, có pù lu, pà loa đi đâu về đâu lắm đấy hở”?
Lần đầu các tướng lắc đầu ngoáy tai bằng lông gà lôi, giả vờ như không nghe rõ rồi vẫy vẫy quân tiến lên, trống, chiêng khua ầm ĩ và reo: “da dí, da dí” rồi lại tiếp tục diễn võ.
Các cụ hỏi lần thứ hai:
“ Đầu niên tháng giêng năm mới, ai đi đâu có tướng có quân, có lọng có tàn có gươm có mác, có trống tiền, trống hậu, có pù lu, pà loa đi đâu về đâu lắm đấy hở”?
Các tướng trả lời: “hả hơi, át sồi” rồi vẫn cứ tiến lên reo: “da dí, da dí” rồi lại tiếp tục diễn võ.
Các cụ lại hỏi lại lần thứ 3:
“ Đầu niên tháng giêng năm mới, ai đi đâu có tướng có quân, có lọng có tàn có gươm có mác, có trống tiền, trống hậu, có pù lu, pà loa đi đâu về đâu lắm đấy hở”?
Lần này có tiếng trả lời : “Khói hơn nước Lào mà tiến cống”.
Các cụ nói: “Khấu mà lố, khấu mà lố ( vào đi), thế thì hay quá”.
Nói xong đoàn thứ nhất tiến lên trước Miếu, chờ đoàn quân tướng thứ hai cũng đang chuẩn bị tới nơi.
Người giữ trống đánh ba hồi trống, cắc ba các báo hiệu thì tiếng chiêng trống, tù và ở dưới dừng lại, các cụ già tiếp tục những câu hỏi như hỏi đoàn thứ nhất.
Khi đoàn quân tướng thứ hai lên đến miếu, chào nhau hồ hởi và xếp thành hai hàng ở hai bên cửa miếu, tựa như kiểu binh lính khi xưa đứng tại sân chầu của nhà vua. Các đồ trống, chiêng được cất vào trong miếu, cờ được cắm trước cửa và hai bên miếu.
Ông Mo và hai ông hội rước đức vua Cao Quyết vào Đình tượng trưng (lều tạm) bên cạnh Miếu để tế và mời đức Vua đang ngự cùng mọi người xem hội.
Đến đoàn cung tiến lễ vật các cụ hỏi, người khiêng lễ vật, cây giống tùy theo câu hỏi của các cụ mà trả lời:
Các cụ chỉ vào cây thiên tuế và hỏi : Cái này là cái gì?
Đáp:
“Cây này là cây thiên tuế, chúng tôi đem đến mừng làng ta ai cũng sống lâu nghìn tuổi, phúc lộc đầy nhà”.
Các cụ chỉ vào tàng thinh, mặt nguyệt và hỏi : Cái này là cái gì?
Đáp:
“ Ô, các cụ không biết à, cái này là cái tàng thinh, mặt nguyệt, loài người sinh ra nó đấy. Chúng tôi mang đến cầu mong cho làng ta con đàn, cháu đống, để làng ta ngày càng đông cửa, đông nhà”.
Các cụ chỉ vào cây khoai sọ và hỏi : Cái này là cái gì?
Đáp:
“ Cây này nó phải trồng dưới đất, đói đem về ăn đỡ bụng, nó là cây khoai sọ đến mùa tháng 8 mới ăn được”.
Tiếp đến các cụ chỉ vào cây ngô và hỏi: Cái này là cái gì?
Đáp:
“Cây này là cây lương thực nuôi sống chúng ta đấy, ăn vào nó no bụng, nó đẹp giai, tốt gái”.
Tiếp đến các cụ chỉ vào cây lúa và hỏi: Cái này là cái gì?
Đáp:
“Cây này là cây lương thực nuôi sống chúng ta đấy, ăn vào nó no bụng, nó đẹp giai, tốt gái”.
Tiếp đến các cụ chỉ vào cây bông và hỏi: Cái này là cái gì?
Đáp:
“ Cây này là cây bông dùng để dệt vải, làm chăn màn, quần áo che thân đỡ rét, mặc vào nó đẹp giai đẹp gái”.
Tiếp đến các cụ chỉ vào cây kén tằm và hỏi: Cái này là cái gì?
Đáp:
“ Cái này là cái pheng tằm tơ, dùng để may mặc, con giai con gái mặc vào đẹp giai, đẹp gái”.
Tiếp đến các cụ chỉ vào  ống nước và hỏi: Cái này là cái gì?
Đáp:
“ Đây là cái ống nước, tất cả chúng ta đều cần đến nó. Nó giúp ta khỏi khát để ta nấu cơm, tươi cho mùa màng sinh sôi phát triển. Chúng cầu cho làng ta mưa nắng điều hòa, mùa màng bội thu”.
Kết thúc phần rước và cung tiến lễ vật, trước đây kén tằm được vãi từ trên miếu xuống cho mọi người dự hội hứng cầu lộc, cầu tài, các lễ vật khác được đưa và miếu dâng thần thánh. Bốn ông tướng vào Miếu lạy 4 lạy để chuyển sang mục tiếp theo của hội.
Buổi chiều, vào khoảng 14h30 các trò diễn sĩ – nông – công – thương, ngư – tiều – canh – mục được các vai diễn trong cửa đình đảm nhiệm. Mở đầu là trò sĩ – nông – công – thương. Trong màn đối đáp này, có những dấu ấn quan trọng, chứng tỏ việc bang giao của triều đình phong kiễn với Nhật Bản. Chẳng hạn như lời hát của anh Tiến sĩ đăng khoa:“Nay tôi là Tiến sĩ ở Kẻ Đông, dạo chơi khắp hết Đàng Trong Đàng Ngoài, chưa từng sang chơi nước lội, qua sang Nhật Bản nước người cùng vui, lân la chưa ra về còn làm chi, đã được kết nghĩa thì vui tấm lòng”. Hoặc có cả dấu ấn về quê hương bản quán của đức Vua, như lời hát của người bán kén: “Này tôi là chính thực Nương Tây Lan Thị, sinh đời hoàng đế ở núi miền tiên (Lạch Sơn), núi ấy đại ngàn, có một cây dâu nó mọc lên đấy. Tình cờ soi thấy cái kén nở ra, tôi mới đem về nhà, tôi liền nuôi để đến ngày nó nở, tôi mới đem  ra, vua Bà làng ta xả ra lấy kén”.
Kết thúc các trò diễn, khoảng 17h00, ông Tướng leo lên một cây cột cao để thực hiện nghi lễ “Giáo Thiên Lôi” và vẩy nước Tiên của đức Vua ra bốn phương nhằm mục đích ban bình an, no ấm cho mọi người.
Sau khi hoàn thành công việc này, các ông Mo, Hội và 4 anh Tưởng đến đình tạm dựng ở cạnh miếu Xa Vùn để rước đức Vua về ngự tại đình Làng Mỏ. Lễ hội Ná Nhèm đến đây kết thúc.
Đôi lời bàn luận
Theo tiếng địa phương Lễ hội “Ná Nhèm” là Lễ hội bôi nhọ mặt hay còn được hiểu là Lễ hội hóa trang, giấu mặt. Lễ hội Ná Nhèm là nghi thức, nghi lễ thờ cúng thần thành hoàng Cao Sơn, Quý Minh đại vương, thờ đức Vua Miêu Tĩnh và đức Vua Cao Quyết, gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng, giữ nước và các hoạt động văn hóa, các trò chơi, trò diễn. Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả, lễ hội Ná Nhèm có rất nhiều nội dung liên quan đến tưởng niệm vua Mạc như: tục rước nước – rước Vua, tục thờ Thái tổ Mạc Đăng Dung, ẩn dưới việc thờ cây đại đao, trò diễn đánh đại đao tại lễ hội, tục cung tiến lễ vật trong tiếng hô “vạn tuế”, việc ông tướng mượn lời giáo để xưng “trời sinh tôi xuống..”, sự khớp nối về thời điểm chạy loạn (1677) và sự hiện diện đến đời thứ 14 của họ Hoàng và họ Bế ở cửa đình Làng Mỏ… Trên cơ sở các luận cứ khoa học đó, các nhà khoa học đã giúp địa phương kết nối với ban liên lạc họ Mạc ở Hà Nội. Đại diện Ban liên lạc họ Mạc ở Hà Nội cũng đã tiến hành khảo sát, xác minh…và có những kết luận sơ bộ ban đầu trùng khớp với ý kiến của các nhà khoa học và nguyện vọng được tìm về cội nguồn tiên tổ của các dòng họ ở nơi này…Do đó, tại Lễ hội năm 2016, người dân ở cửa đình Làng Mỏ nói riêng cũng như ở huyện Bắc Sơn nói chung vinh dự được tiếp đón các đại biểu là con cháu dòng họ Mạc tại các tỉnh Hải Phòng, Cao Bằng, Thái Nguyên và thủ đô Hà Nội về tham dự lễ hội và chia vui cùng nhân dân địa phương. Đây đồng thời cũng là một nét đẹp văn hóa rất đáng tự hào, trân trọng nhân dịp địa phương vinh dự đón nhận bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Để đón nhận bằng công nhận di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia, năm nay UBND huyện Bắc Sơn đã trực tiếp chỉ đạo, điều hành các nội dung công việc để có thể tổ chức chu đáo nhất, giúp du khách khi tham gia lễ hội cơ cơ hội tìm hiểu thêm về các nội dung có liên quan. Thể theo nguyện vọng của đông đảo người dân sở tại, linh vật năm nay được làm to hơn so với những năm trước đây. Ngay trong việc sơn màu cho “tàng thinh” cũng phải tham khảo rất kỹ. Do chỉ có thể thực hiện bằng 1 trong 3 màu cơ bản: đỏ, hồng và màu cánh gián, nên cũng cần có những cân nhắc. Màu cánh gián nếu sơn, có thể sẽ làm người xem liên tưởng đến “đồ thật”, ý nghĩa linh thiêng của linh vật sẽ bị mất đi. Việc sử dụng màu đỏ cũng không đảm bảo yếu tố mỹ thuật. Do vậy, các cụ cùng Ban tổ chức vẫn quyết định sử dụng màu hồng như những năm trước đây, nhưng cho sơn đậm hơn. Ngay cả khi tổng duyệt vào ngày 19/02/2016 (tức ngày 12 tháng giêng âm lịch), mọi người cũng chưa biết nó giống “đồ” của nước nào cả. Vì vậy, sự trùng hợp với linh vật của lễ hội ở Nhật Bản hẳn là ngẫu nhiên. Bởi lẽ, người Nhật chắc cũng không có sự chọn lựa nào khác về màu sắc. Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm ở chỗ việc rước “tàng thinh – mặt nguyệt” chỉ là một nội dung nhỏ của lễ hội Ná Nhèm, chứ không phải là một nội dung mang tính phổ quát và xuyên suốt lễ hội như nhiều bài viết khác đã nhấn mạnh nhằm làm thỏa mãn tính hiếu kỳ của độc giả, khiến người đọc liên tưởng đến lễ hội như một con “quái vật” văn hóa, vừa được Ban tổ chức Lễ hội Ná Nhèm cho xuất hiện trước công chúng nhân dịp con cháu họ Mạc về tụ hội tại lễ đón nhận bằng Di sản Văn hóa Phi vệt thể Quốc gia. Và cũng cần nói thêm rằng: lực lượng báo chí dường như đã “mãn nhãn” với Linh vật, nên chiều hôm ngày rằm tháng giêng năm Bính Thân không còn phóng viên ảnh nào tác nghiệp nữa. Những bức ảnh về trò diễn đăng trên báo Dân trí là do tác giả bài viết cung cấp. Có lẽ, nó rồi sẽ trở thành ảnh độc của một lễ hội Vinh danh đáng nhớ, đã bị truyền thông phần nào tham gia bóp méo.
Đôi điều bày tỏ thông qua vốn kiến thức hạn hẹp của mình, để độc giả cùng hiểu thêm về một lễ hội đặc biệt, vốn được dành để tưởng niệm đức Vua, có liên quan đến vương triều Mạc (mà rõ nhất là Mạc Thái Tổ) ở trong quá khứ. Thông qua lễ hội, ngoài việc tưởng niệm còn là cả một câu chuyện dài. Cụ thể như: dạy con cháu đánh giặc giữ làng, giữ nước, dạy con cháu mưu sinh qua các trò diễn ngư – tiều – canh – mục, sĩ – nông – công – thương, dạy con cháu biết trân trọng những giá trị rất Người để tiếp tục vun đắp cho cuộc sống thêm hạnh phúc, ấm no, để tiếp tục sinh con đẻ cái…và trao truyền văn hóa. Đó là cả một câu chuyện nhân văn vô cùng to lớn của lễ hội. Hy vọng, độc giả sau khi đọc bài viết này, sẽ háo hức chờ ngày đến dự lễ hội Ná Nhèm vào rằm tháng giêng năm 2017 để cùng dự khán và tìm hiểu.
Một số hình ảnh Lễ hội Ná Nhèm 2016:
Ống nước Tiên được rước cùng với sinh thực khí tại lễ hội Ná Nhèm
Ống nước Tiên được rước cùng với sinh thực khí tại lễ hội Ná Nhèm
Lực lượng phóng viên và các nhiếp ảnh gia tác nghiệp trên đài quan sát
Lực lượng phóng viên và các nhiếp ảnh gia tác nghiệp trên đài quan sát
Do linh vật năm nay được làm to hơn so với năm cũ, nên sự tập trung chú ý dường như cũng nhiều hơn
Do linh vật năm nay được làm to hơn so với năm cũ, nên sự tập trung chú ý dường như cũng nhiều hơn
Ngoài việc cung tiến “nước Tiên” và sinh thực khí, còn có cả việc cung tiến một số loại cây giống
Ngoài việc cung tiến “nước Tiên” và sinh thực khí, còn có cả việc cung tiến một số loại cây giống
Cây lúa, một lễ vật quan trọng được cung tiến tại lễ hội Ná Nhèm
Cây lúa, một lễ vật quan trọng được cung tiến tại lễ hội Ná Nhèm
Hai đoàn quân đánh gươm, mác và đoàn khênh lễ vật xếp hàng ngay ngắn trước cửa miếu Xa Vùn sau quá trình cung tiến lễ vật
Hai đoàn quân đánh gươm, mác và đoàn khênh lễ vật xếp hàng ngay ngắn trước cửa miếu Xa Vùn sau quá trình cung tiến lễ vật
Dàn trống khai hội, tại lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Ná Nhèm”.
Dàn trống khai hội, tại lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Ná Nhèm”
Bà Lê Thị Nga – Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn, trưởng ban Tổ chức lễ hội đọc diễn văn khai mạc và khái quát một số nội dung chính tại lễ hội Ná Nhèm
Bà Lê Thị Nga – Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Sơn, trưởng ban Tổ chức lễ hội đọc diễn văn khai mạc và khái quát một số nội dung chính tại lễ hội Ná Nhèm
TS. Phan Đăng Long, Phó chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, trưởng ban liên lạc họ Mạc – Hà Nội, phát biểu tại lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Ná Nhèm”
TS. Phan Đăng Long, Phó chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, trưởng ban liên lạc họ Mạc – Hà Nội, phát biểu tại lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Ná Nhèm”
TS. Hoàng Văn Kể, Phó chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, trưởng ban liên lạc họ Mạc – Hải Phòng, phát biểu tại lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Ná Nhèm”
TS. Hoàng Văn Kể, Phó chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, trưởng ban liên lạc họ Mạc – Hải Phòng, phát biểu tại lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia “Lễ hội Ná Nhèm”
Buổi chiều, các trò diễn Sĩ – Nông – Công – Thương, Ngư – Tiều – Canh – Mục sẽ được thực hiện tại khu vực cổng Tam Tiều, trước cửa miếu Xa Vùn
Buổi chiều, các trò diễn Sĩ – Nông – Công – Thương, Ngư – Tiều – Canh – Mục sẽ được thực hiện tại khu vực cổng Tam Tiều, trước cửa miếu Xa Vùn
Trò diễn do người Nông thực hiện
Trò diễn do người Nông thực hiện
Người Nông và đàn trâu luôn thu hút sự chú ý của khán giả khi diễn
Người Nông và đàn trâu luôn thu hút sự chú ý của khán giả khi diễn
Trò chơi cờ tướng tại lễ hội
Trò chơi cờ tướng tại lễ hội
Trò chơi bịt mắt bắt dê luôn đem lại cho mọi người tiếng cười sảng khoái
Trò chơi bịt mắt bắt dê luôn đem lại cho mọi người tiếng cười sảng khoái
Rất đông khán giả theo dõi và tham gia trò chơi bịt mắt bắt dê
Rất đông khán giả theo dõi và tham gia trò chơi bịt mắt bắt dê
Dù muộn, nhưng khán giả vẫn không rời sân khấu khi trò diễn Ngư – Tiều – Canh – Mục chưa kết thúc
Dù muộn, nhưng khán giả vẫn không rời sân khấu khi trò diễn Ngư – Tiều – Canh – Mục chưa kết thúc
Bài và ảnh: Ths. Bàn Tuấn Năng
 Viện Văn hóa Phát triển – Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
http://homacvietnam.vn/?p=948





2


Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội tham dự Lễ hội Ná Nhèm

Nhận lời mời của UBND huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) và Ban tổ chức lễ hội Ná Nhèm từ ngày 21/2 – 22/2/2016, Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội tham dự Lễ hội Ná Nhèm, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn do TS Phan Đăng Long – Trưởng Ban liên lạc làm trưởng đoàn. Tham gia đoàn còn có các ông: Hoàng Minh Tuấn, Bùi Trần Tuấn, Mạc Văn Hạnh, Phạm Quốc Toàn, các nhà nghiên cứu Phạm Hải (Trung tâm nghiên cứu gia phả), Phan Đăng Thuận (Viện Sử học) và một số nhà nghiên cứu thuộc Viện Văn học cùng hơn 30 con cháu họ Mạc (gốc Mạc) đang sinh sống làm việc tại Hà Nội.
Trong chuyến đi này, đoàn đã có buổi giao lưu cùng với bà con địa phương, đặc biệt là sự gặp gỡ kết nối với chi họ Hoàng và chi họ Bế (gốc Mạc) đang sinh sống và làm việc nơi đây.
Bên cạnh đó Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội cũng đã có buổi giao lưu cùng Mạc tộc các tỉnh thành Hải Phòng, Cao Bằng, Thái Nguyên về dự lễ hội.
Tham gia lễ hội, đoàn đã có sự trải nghiệm hết sức thú vị với những màn nghi lễ trang trọng, độc đáo của văn hóa vùng cao cũng như hòa mình vào niềm vui chung của bà con dân tộc nơi đây, cầu mong cho một năm an bình, sinh sôi và thuận lợi.
TS Phan Đăng Long đại diện cho con cháu họ Mạc (gốc Mạc) phát biểu tại lễ hội và chúc mừng lễ hội Ná Nhèm chính thức được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia năm 2016.
Một số hình ảnh:
Miếu thờ vua Miêu Tĩnh - Miếu được phụng dựng do đóng góp của khách thập phương và Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội
Miếu thờ vua Miêu Tĩnh – Miếu được phụng dựng do đóng góp của khách thập phương và Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội
Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội dâng hương tại đình Làng Mỏ
Ban liên lạc họ Mạc Hà Nội dâng hương tại đình Làng Mỏ
TS Phan Đăng Long và Tùy viên văn hóa Đại sứ quán nước CHDCND Lào hát bài "Hà Nội - Viên chăn"
TS Phan Đăng Long và Tùy viên văn hóa Đại sứ quán nước CHDCND Lào hát bài “Hà Nội – Viên chăn”
 Ông Hoàng An Lườn hát bài Then Tày "Mời họ Mạc về dự hội"
Ông Hoàng An Lườn hát bài Then Tày “Mời họ Mạc về dự hội”
TS. Phan Đăng Long – Trưởng BLL họ Mạc Hà Nội đại diện con cháu họ Mạc (gốc Mạc) phát biểu
TS. Phan Đăng Long – Trưởng BLL họ Mạc Hà Nội đại diện con cháu họ Mạc (gốc Mạc) phát biểu
Bài và ảnh: homacvietnam.vn
http://homacvietnam.vn/?p=941


3.

Lễ hội Ná Nhèm – Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 2016

Ngày 22/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại thôn làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã diễn ra Lễ hội Ná Nhèm và đón nhận Bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2016
Lễ hội Ná Nhèm thôn làng Mỏ xã Trấn Yên là một di sản văn hóa phi vật thể đặc sản của địa phương, đây là một trong những lễ hội truyền thống cổ truyền của xã Trấn Yên nói riêng và của tỉnh Lạng Sơn nói chung. Sau hơn 50 năm gián đoạn, năm 2012 lễ hội Ná Nhèm đã được phục dựng và tổ chức trở lại.
Theo tiếng địa phương Ná Nhèm có nghĩa là “mặt nhọ” hay còn gọi là lễ hội hóa trang dấu mặt. Là nghi thức, nghi lễ thờ cúng thần thành hoàng Cao Sơn Quý Minh đại vương, thờ đức vua Miêu Tĩnh và đức vua Cao Quyết, gắn liền với sự tích đánh giặc giữ làng và các hoạt động văn hóa, các trò chơi, trò diễn
Lễ hội Ná Nhèm được tổ chức từ rạng sáng cho tới lúc trời tối. Ngay từ sáng sớm, các nghi thức cúng, tế, và rước nước từ miếu thờ đức vua Miêu Tĩnh tại mỏ nước Bó Vằn về đình làng Mỏ;  nghi lễ cúng tế tại đình làng Mỏ (thờ đức vua Cao Quyết “Uy Linh Tỉnh Khuê” và miếu Xa Vùn (thờ đức Thánh Cao Sơn, Quý Minh” được các ông mo, ông hội thực hiện nghiêm cẩn.
Điều đặc biệt của lễ hội Ná Nhèm là có rất nhiều nội dung liên quan đến tưởng niệm vua Mạc chẳng hạn như tục rước nước – rước Vua, tục thờ Thái tổ Mạc Đăng Dung ẩn dưới việc thờ cây đại đao, trò diễn đánh đại đao tại lễ hội…
Trong lễ hội, các diễn viên tham gia đều bôi mặt nhọ với ý nghĩa nhằm đánh lạc hướng những linh hồn giặc, sẽ không còn con ma nào biết ai diễn lại hình dạng và thất bại của chúng trước dân làng mà bắt về gây tai họa, dịch bệnh. Điểm đặc sắc nhất của lễ hội Ná Nhèm là màn rước sinh thực khí nam (tàng thinh) và sinh thực khí nữ (mặt nguyệt). Ý nghĩa của việc này là ước mong sinh sôi nảy nở, con cháu đầy đàn.
Đến với lễ hội, du khách còn được thưởng thức trò diễn sỹ – nông -công – thương, ngư – tiều – canh – mục (kén dâu, kén rể) và các môn thể thao truyền thống như bịt mắt bắt dê, chơi đu, kéo co, đẩy gậy, cờ tướng… Trước khi kết thúc lễ hội là tiết mục Giáo thiên lôi của các ông tướng, ban bình an, no ấm, phúc lộc cho mọi người
Năm nay, lễ hội Ná Nhèm được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn là lễ hội tổ chức điểm của tỉnh. Thông qua lễ hội nhằm phát huy, giữ gìn và quảng bá truyền thống văn hóa của quê hương; tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có dịp giao lưu, sáng tạo các loại hình văn hóa, góp phần duy trì và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Rước nước từ mỏ nước về đình làng Mỏ
Rước nước từ mỏ nước về đình làng Mỏ
Thanh niên trai tráng khiêng kiệu rước Ngài từ đình làng ra miếu Xa Vùn (thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh) để cùng vui hội
Thanh niên trai tráng khiêng kiệu rước Ngài từ đình làng ra miếu Xa Vùn (thờ Đức Thánh Cao Sơn Quý Minh) để cùng vui hội
Diễn xướng đánh giặc giữ làng
Diễn xướng đánh giặc giữ làng
Rước linh vật đến miếu Xa Vùn để làm lễ
Rước linh vật đến miếu Xa Vùn để làm lễ
Các diễn viên tham gia lễ hội đều bôi mặt nhọ
Các diễn viên tham gia lễ hội đều bôi mặt nhọ
Ông Phạm Ngọc Thường – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn trao bằng quyết định công nhận lễ hội Ná Nhèm là di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
Ông Phạm Ngọc Thường – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn trao bằng quyết định công nhận lễ hội Ná Nhèm là di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
TS. Phan Đăng Long – Trưởng BLL họ Mạc Hà Nội đại diện con cháu họ Mạc (gốc Mạc) phát biểu
TS. Phan Đăng Long – Trưởng BLL họ Mạc Hà Nội đại diện con cháu họ Mạc (gốc Mạc) phát biểu
Bài và ảnh: homacvietnam.vn
http://homacvietnam.vn/?p=932

38 nhận xét:

  1. Rước Cặc mà cũng bu lại coi. Bọn mọi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vay la nguoi nhat cung la bon moi ah nuoc nhat cung co le hoi ruoc cac day nac lu

      Xóa
    2. DLV phuc nguyen nói ngu quá. Bọn Nhật tại sao không thể là bọn mọi? DLV phuc nguyen nên nhớ chính bọn này đã xâm lược nước ta và làm cho 2 triệu dân ta mất mạng. DLV phuc nguyen về học lại sử đi rồi lên đây bibo nha.

      Xóa
    3. nay thang tieu yeu vay nguoi cong nhan nguoi la thang moi ha nguoi yeu viet nam ma nguoi khac chui nguoi viet la bon moi ma nguoi khong phan khang lai ,nguoi dung la te hon bon moi

      Xóa
    4. Tất cả những đứa rước cặc đều là mọi. Vậy đã hiểu chưa?

      Xóa
    5. "Năm 2009, UBND TP.HCM ban hành Quyết định 39 quy định không sử dụng ma-nơ-canh để quảng cáo đồ lót tại nơi công cộng, mặt tiền sản xuất kinh doanh. Theo văn bản này, đây được xem là hành vi quảng cáo gây mất mỹ quan đô thị."

      http://news.zing.vn/Manocanh-lai-khoa-than-tren-pho-Sai-Gon-post325347.html

      Ma nơ canh mặc đồ lót còn bị cấm đó thằng ngu bày đặt làm DLV.

      Xóa
    6. nguoi trong nuoc may cho la bon moi con may dlv [dan luu vong ]may la do moi lai con ah may nen thay 2 tu yeu vn di vi mot thang tam than nhu may chi dang goi la thang thu vat

      Xóa
  2. Nửa số người trên thế giới có của đó. Ai tới tuổi mà không có cơ hội dùng được nó thì chỉ tự mình vui mình, buồn cả đời. Người ta lễ hội đùa chơi thì có gì mà chê trách?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vui thì cũng nên vui có ý nghĩa , cái kiểu vui tầm phào mà cũng dược nâng lên tầm di sản văn hóa thì cũng thật nực cười

      Xóa
    2. Qua cái cách vui chơi giải trí cũng có thể hiểu trình độ và văn hoa con người đó tới đâu!

      Xóa
  3. Đồng ý với bạn Nặc 09:27 .Chẳng nên bới lại những tục cũ nếu nó đã lạc hậu.

    Xưa vì cần đông đàn đặc hị để chống chọi với thiên nhiên và lang sói hung dữ mới phải thờ linh vật này nọ,phải viện cầu đến cả ma quỷ hay ba ba thuồng lưồng rắn rết ...nay người đã đông đến độ phải kế hoạch hóa sinh đẻ thì thờ cái dương vật hay âm hộ để làm gì.Còn đang phải "bịt" nó lại "thiến" nó đi thì vẽ chuyện thờ cúng nó mà không sợ bị nó "quả báo" cho hay sao ?

    Hay là còn muốn dối trá với cả với cái dương vật âm vật của mình nữa bớ cái cơ quan quản lý văn hóa mà chửa có văn hóa kia?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất ủng hộ ý kiến của bác văn Lâm . ở đây có bác là tôi thấy có những ý kiến xác đáng nhất!Tôi luôn tôn trọng những người hiểu biết như bác.

      Xóa
  4. Nhiều lúc mình thấy cái bờ- lốc này nó sao sao ấy nhỉ(?)....
    Không vào thì buồn buồn mà vào thì đôi khi chán chán. Riết rồi đâm ra nản nản!...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì chủ Blog này chưa đủ tầm văn hoá, toàn tôn vinh những thứ lạc hậu cũ rỉ và vô văn hoa nữa.

      Xóa
    2. Những chủ đề G.T đưa ra cũng khá sát tiêu chí đưa sự thật đến với công chúng ;còn cái sự thật ấy ra sao là G.T mở để mọi người cùng nhìn nhận đó bác TVH .

      Vấn đề là không phải chỉ những người trong trang G.T nói với nhau mà những ý kiến bình luận đa chiều có thể gây dư luận,ảnh hưởng trở lại với những thực trạng xã hội mà G.T đưa lên.

      Không thể xem thường dư luận xã hội ,bởi xấu như Thị Nở ,dở như Chí Phèo mà còn chả lấy được nhau ,chả trở thành người tử tế được một phần cũng là do những rào cản của dư luận ,của xã hội ,của họ hàng làng nước đó bác...

      Chỉ có điều thực tế G.T đưa ra đôi khi còn hơi thiên về góc độ xây dựng còn ngại hay ít đề cập thực tế đấu tranh chống tiêu cực ,các giải pháp thiết thực hòa hợp dân tộc kiến tạo sức mạnh đại đoàn kết bảo vệ Tổ quốc ,vấn đề thời đại và dân tộc trong hội nhập ...

      Xóa
    3. Bác văn Lâm nói thế thì tôi thấy chưa thực sự chính xác,qua các bài mà chủ blog đăng và các còm mà chủ blog xóa trừ những còm quá tục tĩu thì tôi thấy rằng chủ Blog này rất kiên quyết bảo vệ và ca ngợi chế độ hiện tại,lăng mạ và bêu nhọ một số người bất đồng chính kiến .Cái cách hành xử như vậy tôi thấy rất thiếu hiểu biết và thiếu văn hóa , đọc trang này nhiều tôi thấy cái cách nhìn nhận của chủ Blog rất hạn chế, thiển cận và lạc hậu, ấu trĩ chứ không tư duy thông thái được như bác đâu. Tôi cũng hy vọng bác sẽ là người khai phá văn minh cho chủ Blog này,và nhiều người khác ở đây.Hy vọng còm này của tôi không bị xóa! Thuốc đắng dã tật , sự thật mất lòng ! Toi thật sự chỉ mong những điều tốt đẹp sẽ đến với tất cả mọi người, đầu tiên mỗi con người phải có nhận thức đúng đắn và cao cả thì xã hội mới tốt đẹp lên được

      Xóa
    4. Chủ blog này luôn dùng sự thật nhỏ để bóp méo một sự thật khác lớn hơn , quan trọng hơn bác Văn Lâm ạ.

      Xóa
    5. @Bác Nặc 19:40

      Bác thông cảm đi,việc viết lách,blog bliéc bi trừ rất nhạy cảm đó bác,vững được như G.T cũng là giỏi rồi .

      Phần trên văn lâm có nói tới hai công việc quan trọng bậc nhất được nêu trong mọi Nghị quyết ,chính sách lớn của Đảng và Nhà nước VN là XÂY DỰNG và BẢO VỆ Tổ quốc .

      Trong công cuộc xây dựng thì muốn xây phải có phá trước .

      Có phá đi cái cũ kỹ lạc hậu thì trên mảnh đất ấy mới có chỗ để xây cái mới.Tuy nhiên,phá đi xây mới dù nhỏ dù to đều phải là một cuộc điổi mới thực sự,nếu không muốn nói là cách mạng,mà trước hết là cách mạng trong tư duy logic/.Còn anh không phá gì thì cũng sẽ chẳng có đất đâu mà xây cái mới thế vào.Còn phá cái gì,xây cái gì là việc của Nhà nước ;nhưng là người dân,là chủ đất nước ,chúng ta ,mỗi người dân đều có quyền bàn bạc tham gia ý kiến vì Đất nước VN này,tổ quốc VN này không của riêng ai.Nếu ý kiến của mình chưa đúng thì trách nhiệm của Đảng và Nhà nước phải tuyên truyền vận động.

      Không nên né tránh trách nhiệm với Tổ quốc ,nơi mỗi người dân Vn đều gắn phải bó trách nhiệm bởi quyền lợi của ta đều phụ thuộc vào việc Đất nước có phát triển được không đó các bác .

      Về nội dung bảo vệ Tổ quốc ,hình như G.T mới chỉ nêu nhiều và chủ yếu đắp đập be bờ an ninh chính trị nội bộ ,tức an ninh quốc gia hướng về đảm bảo tư tưởng vũng vàng cho người dân (người dân VN trong và người nước ),tránh tức nước (hay chính quyền thường gọi là suy thoái tư tưởng )mà áp lực lên thể chế như ở Liên Xô hay Đông Âu mà ít nhiều sao nhãng ,ít mang những sự thật về biển đảo ,sự thật về địa chính trị hiện đại áp lực lên Nhà nước,tức áp lực lên người dân VN ?...

      Nếu thực sự vì lợi ích chung,thiết nghĩ G.T chẳng có gì cần phải ngại ngùng.Vấn đề pháp lý tuy là ở tầm cấp tư duy nhưng nó lại nằm ở hạ tâng kiến trúc của mỗi xã hội.Không có hạ tầng pháp lý phù hợp,kinh tế cũng như mọi mối quan hệ xã hội không thể phát triển tốt đẹp được .


      G.T đã nêu mục tiêu phân tích những vấn đề pháp luật thì cũng nên bám sát tiêu chí này ,các bạn là các luật sư kia mà ,bằng kiến thức và nghiệp vụ của mình các bạn nên tuyên truyền ,thuyết phục bạn đọc để mọi người thấy rõ tầm quan trọng của pháp luật trong một nhà nước pháp quyền.

      Xóa
    6. văn lâm tôi vội nên viết nhầm lẫn ,khái niệm hạ tầng là hạ tầng cơ sở chứ không phải hạ tầng kiến trúc.Xin lỗi các bác.

      Xóa
  5. Công nhận di sản văn hóa phi vật thể với cái lễ hội dương vật, tôi chả tìm thấy một ý nghĩa nhân văn hay một giá trị văn hóa trong cái lễ hội này , thật quá ngao ngán mấy bác nhà ta...chỉ được cái tự phong ,tự sướng và làm trò cười cho thiên hạ là giỏi.

    Trả lờiXóa
  6. Sự kiện lễ hội này, bạn đọc cần chú ý 2 mặt:
    -Về Hội: Làm đa dạng, phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc.
    -Về Lễ: Chiều sâu, cũng là mục đích chính nhưng còn úp mở, dè dặt, thăm dò, đó là, suy tôn, hoài niệm Mạc Thái Tổ- niên hiệu xưng vương của Mạc Đăng Dung.
    -Về Mạc Đăng Dung: Sử Việt rành rành ghi chép, làm tôi mà giết vua, Mạc Đăng Dung là tên phản nghịch; làm vua mà cắt đất tổ tiên, gom thu vàng bạc, cống dâng cho Minh triều phương Bắc, Mạc Đăng Dung là tên phản quốc; đường chính là người chăn dắt thần dân một quốc gia mà tự trói mình, quì lạy bọn xâm lăng để được chúng chở che, ngôi cao, ghế bền là, Mạc Đăng Dung là tên vô liêm sỉ.
    Qua nhiều vương triều, cả 70 năm trong chế độ mới, người biết kỹ trị, không ai điên rồ, dại dột, tập tễnh sùng bái, hoài niệm Mạc Đăng Dung! 66 năm, từ 1527-1593, một vương triều nhu nhược, bán nước đã tồn tại, cát cứ, tuân phục tuyệt đối Bắc triều, nhân dân làm than, oán thán...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Nặc nô sâu sắc và rất có lý ở cái gạch đầu dòng thứ ba .Cảm ơn bác.

      Xóa
    2. Ông Nặc nô dùng Mạc Đăng Dung để chửi Lê Nin hay sao vậy? Nga Hoàng Nicolai Đệ Nhị cùng toàn bộ gia đình thân quyến và đầy tớ bị thảm sát vào rạng sáng ngày 16-7-1918. Lê Nin cũng là con dân của Sa hoàng đấy.

      Xóa
    3. Khác nhau nhiều chứ bác Nặc 09:32,ông Lenin đâu có tự trói mình ,làm chư hầu cho ngoại bang để được làm vua.

      Xóa
    4. Vtv đã chịu công khai đưa tin về cuộc chiến hoàng sa, và chữ ngụy đã không được dùng trong bản tin này!

      Ai gây ra cuộc nội chiến 20 năm. Nếu không có cuộc nội chiến 20 năm thì TQ,Đài Loan,Philippines có dám mò vào Hoàng sa và Trường sa của VN đã được Quốc tế công nhận vào 1954và được mấy ông "Ngụy"ngày ấy giữ hay không ?Nếu không lo đối phó chiến sự trong đất liền thì mấy ông "Ngụy" ấy có bị bại và đành mất HS vào năm 1974 ấy hay không?Hôm nay thì kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc để chống Tàu xâm lăng, thì kẻ nào đàn áp,bắt bớ bỏ tù người dân biểu tình chống Tàu và kẻ nào cho người quậy phá lễ tưởng niệm, cướp giật vòng hoa tưởng niệm Bộ Đội và Đồng Bào VN đã hy sinh trong cuộc chiến chống Tàu xâm lăng năm 1979 ? Kẻ thù trước mắt đó chứ đâu xa và chỉ một bọn đó chúng nó làm tay sai nối giáo cho giặc,chính chúng nó đã và đang gây tai họa cho Đất nước và cho Dân tộc VN Nếu thật lòng muốn HHHG Dân tộc và nếu Đảng CSVN và Nhà nước VN hiện nay thật lòng yêu nước thì hãy diệt cái đám giòi từ trong xương này trước thì dân mới tin.

      Xóa
    5. Google.tienlang chỉ quan tâm tới SỰ THẬT. Như chủ blog nhiều lần tuyên bố: Tiêu chí của blog là MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG.
      Không chỉ riêng bọ phản động, bọn rận chấy mà con Tất cả những cá nhân hay tổ chức xuyên tạc bịa đặt, dù là quan chức bự, dù là VTV... cũng đều là đối tượng vạch trần và lên án. Điển hình, về quan chức như trường hợp ông Trần Công Trục- nguyên trưởng ban Biên giới của Chính phủ, như ông Lê Duy Hải0 đương kim Phó ban này, như ông Nguyễn Thanh Sơn- nguyên thứ trưởng ngoại giao (nay bị mất chức thứ trưởng, chuyển xuống làm Đại sứ VN tại Nga) ...
      Về tổ chức thì đã nhiều lần Google.tienlang bóc trần sự sai trái của VTV rồi, cụ thể và về vấn đề Hoàng Sa.

      Xóa
    6. Lại có người nhắc lại chuyện "nội chiến". Tui chỉ thắc mắc là "nội chiến" kiểu gì khi Mẽo đổ đến 500.000 lính, chết khoảng 50.000 chú, đổ hàng núi súng đạn và đô la. Khi Mẽo rút, thì vẻn vẹn có 2 năm Việt cộng thống nhất đất nước. Đó là cuộc chiến chống xâm lược, không phải nội chiến.

      Khởi đầu của cuộc chiến,căn nguyện của mọi chuyện là VNCH từ chối tổng tuyển cử để thống nhất đất nước trong hòa bình, là VNCH rước ngoại bang vào xâm lược đất Việt. Mất Hoàng sa là do hèn, do nghe lệnh bố Mẽo nhường cho tàu khựa. Trong tay VNCH còn nguyên tàu to, pháo lớn, F5 vô đối tại Hoàng sa, vũ khí nhiều đến mức sau này Việt cộng dùng trong chiến tranh Tây Nam 1979 còn không hết, vậy mà VNCH nhường Hoàng sa cho tàu khựa. Hôm nay, các bạn dân chủ VNCH lại ăn vạ Việt cộng. Hài VL.

      Biểu tình tưởng nhớ LS 1979 ư, xin thưa, năm 1979 là Việt cộng dẫn đầu quân và dân Việt đánh tầu, rất nhiều ông Việt cộng hy sinh, vậy mà khi tưởng niệm các bạn dân chủ lại trưng biển chửi Việt cộng là làm sao??? Chính những người Việt cộng đã đổ máu mà các bạn lại chửi họ là "quên" là làm sao??? Dân chủ cào bàn phím, khỏe như vâm thì không đi lính bảo vệ tổ quốc, ông thì trốn thuế, bà thì tằng tịu lại đủ tư cách để "lên án" những người đổ máu bảo vệ đất Việt à???

      Xóa
    7. Khà khà, hễ ai nói "nội chiến" 20 năm là chạm đến cái nọc của anh bạn cùi bắp. Thế là anh bạn lại ca bài ca con cá là la lá. Anh bạn nghe TCS chưa nhỉ "Gia tài của mẹ để lại cho con...20 năm nội chiến từng ngày".

      Thể theo nguyện vọng của anh cùi bắp tôi xin tạ lỗi với hương hồn của NS tài hoa TCS tạm thời sửa lại "Gia tài của mẹ để lại cho con...20 năm Mỹ xâm từng ngày".

      Vừa lòng chưa anh bạn cùi...bắp???

      Xóa
    8. He he he,thư giãn đi bạn nặc, TCS hay ai nói "nội chiến" cũng được, chỉ có điều kiếm được cái "nội chiến" mà có ngoại bang đưa vào đến 500.000 quân, ngoại bang rút được 2 năm đã chạy tụt quần thì cũng hơi khó. Ẳng láo chủ đề lịch sử khó lắm nặc à. Hi hi hi.

      Xóa
    9. Có đấy bạn cùi...bắp. Tại bạn ko chịu khó đọc thôi.

      "Chạng vạng tối ngày 19 tháng 10 năm 1950, trong cơn mưa lạnh, các quân đoàn 40, 39, 42, 38 và ba sư đoàn pháo binh Quân Chí nguyện nhân dân Trung Quốc cùng một lúc lần lượt vượt sông Áp Lục ở ba bến An Lạc, Trường Miến, và Tập An bí mật tiến vào Triều Tiên. Quân số tổng cộng 270.000 người dưới sự lãnh đạo của tướng Bành Đức Hoài."

      Chịu khó đọc 1 chút nhé bạn cùi...bắp!!!

      Xóa
    10. Ơ Ơ Ơ, thế sao bạn nặc lúc 18:00 lại lấy chiến tranh Triều Tiên là VD về "nội chiến"??? Chết thật cứ trao đổi 1 lúc là các bạn dân chủ cứ tự ... vào miệng là sao nhỉ.

      Hi hi hi.

      Xóa
    11. hi hi ... vẫn cắp bòi mặt trơ đấy phỏng? Khởi sự chính xác phải là việc phe + thò tay ký hiệp định Giơ neo, thoả thuận với Pháp lang sa và Tàu khựa chia đôi Việt Nam, cò kè bớt 1 thêm 2 dần từ vĩ tuyến 13 ra vĩ tuyến 17, rõ chửa? Phe + thừa hiểu (vì đã thoả thuận chia đôi đất nước) làm gì có tổng tuyển cử 1956, thế nên mới ém quân nằm vùng lại rất đông để "trường kỳ mai phục, trường kỳ kháng chiến" chứ không tập kết hết ra bắc vĩ tuyến 17 như hiệp định đã ký, rỏ chửa? Bị LX với Tàu khựa thúc ép, nếu không nghe lời thì chả có cơm ăn, áo mặc, súng đạn... tức là sụp đổ nên phe + phải hô hào "xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước", thật ra là đi "đánh Mỹ là đánh cho cả LX, TQ" như chính Lê Duẩn đã thú nhận, thoả thuận chia đôi chi rồi đi cứu? Mà miền Nam có người dân nào kêu sao lại phải đi cứu? Thế là vét hết trai đinh, lớn hết thì vét cả những thằng bé 16, 17 tuổi quăng vào chiến trường mà chỉ riêng chết do rừng thiêng nước độc đã "xương trắng Trường Sơn".

      Đấy ! Chả người miền Nam nào nhờ, chỉ tham quyền lực, sợ LX, Tàu khựa bỏ rơi thì toi nên xua quân "dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết đi..." rồi viện cớ tổng tuyển cử này tổng tuyển cử nọ thôi. Đừng có xua quân "xẻ dọc Trường Sơn" vào chiếm miền Nam mà chính mình đã thò bút ký chia cắt ra thì làm gì có chuyện Mẽo nhảy vô, thằng động rồ, dở người mà trơ mặt mới bảo kháng chiến chống Mỹ vào cả lúc chả có "bóng quân xâm lược Mỹ", nhà iem thì cứ nói thẳng, nói thật, các bác ạ.

      Xóa
    12. Ặc, nhiều lần đề nghị nặc "iem" không xồ vào comment của tui.

      Lịch sử ghi nhận Việt cộng đề nghị tổng tuyển cử thống nhất đất nước hòa bình còn VNCH từ chối và đội bu Mẽo vào xâm lược (bơm tiền, gửi 23.000 "bố" lính, gửi 500.000 lính thật) dẫn đến cuộc chiến tốn hàng triệu sinh mạng Việt. Vậy nguyên nhân dẫn đến chiến tranh đã quá rõ. Còn việc các bạn dân chủ thích làm chó nô lệ, để kệ giặc xâm lược thì xin miễn bàn vì đó là sở thích cá nhận của các bạn.

      Dân Việt đánh Pháp, Mỹ, Trung quốc "hộ" cho ai thì không biết, chỉ biết rằng sau khi đánh xong thì đất Việt thuộc về dân Việt. Trong khi đánh Mỹ, dù tàu khựa viên trợ rất nhiều, nhưng Việt cộng vẫn kiên quyết thống nhất đất nước dù trái ý tàu khựa.

      Một lần nữa nhắc lại, xin phép không tiếp nặc "iem" và milu.

      Xóa
  7. @ Bác Nặc 10:41

    Nếu cứ tiếp tục luận tranh phải trái đúng sai và đặt câu hỏi khoét sâu vào nỗi đau của dân tộc VN này trong mấy chục năm dòng nồi da nấu thịt trước 1975 thì rất khó cho công cuộc hòa hợp hòa giải(HHHG),công cuộc mà đã là người VN có lương tri ai chả mong muốn.

    Những cuộc chiến từ 1946 đến 1975 là những cuộc chiến của thời cuộc,có thể còn là cuộc chiến ủy quyền liên quan đến vị trí địa chiến lược đặc biệt của VN trên bàn cờ quốc tế.

    Vậy nên ,dù người VN mình,cả bên này lẫn bên kia có muốn né tránh cũng khó có thể thoát được.

    Hãy chấp nhận thực tế như vậy đi và đừng tìm cách đổ lỗi cho bên này hay bên kia hay tranh cãi ai thắng ai thua nữa,vì sự HHHG và vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền độc lập tự do của đất nước VN này.

    Thiết nghĩ những người CSVN cũng thôi đừng động chạm vào nỗi đau bầu bí chung giàn của những người CHVN và ngược lại ;kẻo dân tộc VN chúng ta trong cả Nước lại một lần nữa mắc mưu ngoại bang theo thuyết chia để trị,chia để dễ chiếm đoạt chủ quyền biên giới biển đảo mà người Pháp trước kia từng thực hiện.

    Quá khứ với Mỹ,với TQ xâm lược chúng ta còn khép lại được thì cớ gì quá khứ đau thương nội bộ giữa người VN ta với nhau,chúng ta lại không thể khép lại được ?

    Chả ai có thể nói giỏi rằng nếu là thanh niên trước 1975 ở miền Bắc mà lại không ủng hộ CNCS hay ở miền Nam là tất phải theo cách mạng lên bưng biền chống lại chế độ VNCH cả .Là công dân sống trong thể chế nào , dù có đồng cảm với chế độ hay không thì thông thường số đông vẫn phải tuân thủ pháp luật của thể chế đó trừ việc phản đối như nêu ý kiến quan điểm hay biểu tình ôn hòa...

    Để HHHG thành công ,mỗi người Vn chúng ta cần độ lượng với nhau ,thông hiểu hoàn cảnh lịch sử của Đất nước và quan trọng hơn cả là hãy vì ngôi nhà chung,cuộc sống chung của tất cả người VN trên mảnh đất di sản mà cha ông ta biết bao đời xương máu đã để lại cho tất cả chúng ta ,những người VN đồng bào con Lạc cháu Rồng...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khép lại quá khứ chứ không cho phép bịa đặt, xuyên tạc lịch sử, rận xĩ văn lâm ạ!

      Xóa
  8. Cái này chưa "văn hoá" cao bằng cái này : http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/du-lich/290050/nguong-do-mat-xem-le-hoi-linh-tinh-tinh-phoc-luc-nua-dem.html

    Tột đỉnh "văn hoá" là đoạn này : "Khi chủ tế yêu cầu tắt đèn, hô lên cũng là lúc hai linh vật giao kết và ước vọng cho mùa màng bội thu. Theo tuần tự của mỗi lần hô, anh Chiến, chị Huyền vừa múa miệng vừa hát "Bên kia có nứng cùng chăng/ Bên này lủng lẳng như giằng cối xay". Hát xong người vợ lại cầm nường lên, anh chồng cầm nõ "phộc" vào. Tổng cộng ba lần như thế trong đêm tối, chủ tế nghe cạch đủ ba tiếng thì cho mở đèn trở lại, phút ấy gọi là phút thiêng. Xong xuôi mọi người đạp chiêng trống để mừng và kính cáo với thần linh, thiên địa biết "lễ Mật" đã thành công trong tiếng vỗ tay của dân làng." Vỗ tay ! Vỗ tay.... đi bà con !

    Trả lờiXóa
  9. Nói về văn hóa nếu mình cứ quá sa đà vào cái thuyết "đậm đà bản sắc dân tộc" mà quên mất cái vế "văn minh hiện đại "là tự đặt mình vào cái bẫy khép kín của văn hóa .Cộng thêm cái tệ xin cho của ông quản lý văn hóa vào thì làng nào,bản nào,dân tộc nào cũng muốn khoe rằng cái nguồn gốc văn hóa của thành hoàng làng mình ,bản mình ,dân tộc mình nó đậm đà bản sắc dân tộc ...và những lễ hội đẫm máu như chém lợn đâm,chọi trâu,rồi Linh tinh tình phộc ,rồi Ná nhẹm ...rồi biết đâu nay mai còn thấy việc thờ tổ nghề ăn mày cũng được vinh danh là văn hóa phi vật thể ...cũng nên!

    Ai cũng có cội nguồn ,mà sâu xa nhất ,cội nguồn của mỗi chúng ta rất có thể là ăn lông ở lỗ sống bầy đàn nữa ...những thực tế đó cũng chính là một lịch sử văn hóa cội nguồn của chúng ta.Ở nước ngoài ta từng được thấy họ phục dựng lại cảnh đời sống người tiền sử nhưng không coi đó là văn hóa đậm đà gì cả,chỉ là lịch sử văn hóa của loài người được dựng lại để mọi người tham khảo thôi.

    Vậy nên ,có lẽ nên chú trọng vào việc xây dựng nền móng văn hóa văn minh hiện đại sẽ là có lợi ích lớn hơn.Những cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là rất cần thiết nhưng ngoài việc vận động nhân dân thì chính Nhà nước cũng cần được vận động để xây dựng được thể chế văn hóa Nhà nước văn minh tiên tiến chứ không chỉ vận động nhân dân không thôi đâu.

    Câu chuyện Đảng cử dân bầu ,rồi nghị gật ,rồi cơ chế xin cho ,rồi nói dzậy mà không phải dzậy ,rồi mua quan bán chức ,rồi quan tham dân gian...là những phản văn hóa mà Nhà nước rất cần chú trọng loại bỏ ...để trong bầu cử chẳng hạn là Đảng vận động-dân bầu ,các ông nghị là người mang tiếng nói của dân vào nghị trường nên không được chỉ "gật" mà không nói ,rồi Nhà nước phải nói đi đôi với làm ...và không chỉ riêng với nhân dân mà Đảng và Nhà nước cũng phải sống và làm việc theo pháp luật chứ không phải là xin cho ,là mua quyền bán trách nhiệm....toàn diện như vậy thì cuôc vận động xây dựng đời sống văn hóa mới có giá trị,còn nếu chỉ hướng tới văn hóa chấp hành của người dân,không vận động văn hóa lãnh đạo của công chức viên chức là cuộc vận động một chiều ,rất có thể dẫn đến nhàm chán ...với danh hiệu gia đình,làng xóm văn hóa tràn lan mà văn minh trong xã hội xem ra vẫn còn là mơ ước...

    Trả lờiXóa
  10. kho lam van lam a cai nay ma chinh quyen ma cam thi cai bon ran trong nuoc va bon phan quoc cccd o hai ngoai chung no se ru len la viet nam khong co tu do tin nguong va chung no se mach bu my cho ma xem

    Trả lờiXóa