Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2018

Tin vui- BÀI CỦA NHÓM GOOGLE.TIENLANG "ÔNG JAMES G. ZUMWALT XUYÊN TẠC BỊA ĐẶT VỀ CHUYỆN GẠC MA TRÊN BÁO MỸ" ĐÃ LÊN BÁO CHÍNH THỐNG!

Hình trang nhất báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh số 515, nơi đăng bài của Nhóm Google.tienlang

Đó là tờ báo Kiên trung- Báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh do Nhà báo kỳ cựu Nguyễn Chí Hiếu làm Tổng Biên tập. Tại số 515, Báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng trang trọng trên trang nhất bài của Nhóm Google.tienlang dưới tiêu đề "ÔNG JAMES G. ZUMWALT XUYÊN TẠC BỊA ĐẶT VỀ CHUYỆN GẠC MA TRÊN BÁO MỸ". (Mời xem bài trên Google.tienlang theo link
Kính mời bạn đọc đọc bài trên Báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Link bài
http://tuanbaovannghetphcm.vn/ong-james-g-zumwalt-xuyen-tac-bia-dat-ve-chuyen-gac-ma-tren-bao-my-so-515/

*************

 ÔNG JAMES G. ZUMWALT XUYÊN TẠC BỊA ĐẶT VỀ CHUYỆN GẠC MA TRÊN BÁO MỸ

Gần Đây, Ông James G. Zumwalt (Đại Diện Nhà Xuất Bản Fortis, Florida (Mỹ) Sang Việt Nam Ký Mua Bản Quyền Bản Tiếng Anh Cuốn Sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử” Về Phát Hành Tại Mỹ Và Một Số Nước Trên Thế Giới) Có Bài Viết “Zumwalt: Turns Of Silence About A Massacre In The South China Sea” – Tạm Dịch “Sự Im Lặng Về Một Vụ Thảm Sát Trên Biển Đông” Đăng Trên Báo Mỹ Breitbart Tại Địa Chỉ https://www.breitbart.com/national-security/2018/07/12/zumwalt-turns-of-silence-about-a-massacre-in-the-south-china-sea/

Hình bài báo của ông Jeams G. Zumwalt trên báo Mỹ
Thật Tiếc, Ông James G. Zumwalt Không Còn Xa Lạ Với Giới Viết Lách Ở Việt Nam Nhưng Lần Này, Tham Gia Vào Cuốn Sách “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử”, Ông Đã Thể Hiện Quan Điểm Lệch Lạc, Thậm Chí Là Xuyên Tạc Bịa Đặt, Ăn Đứng Dựng Ngược Ngay Trên Báo Chí Mỹ. Điều Tai Hại Này Đã Mang Đến Cho Bạn Đọc Mỹ Một Cái Nhìn Méo Mó Về Sự Thật Lịch Sử Cuộc Đấu Tranh Bảo Vệ Biển Đảo Của Nhân Dân Việt Nam Như Bài Chúng Tôi Phân Tích Dưới Đây.
Ông Jeams G. Zumwalt và ông Nguyễn Văn Phước ký kết bản quyền ngôn ngữ tiếng Anh
Phần 1.
Xuyên tạc bịa đặt về sự “im lặng”

Ngay đoạn mở đầu bài báo, tác giả viết “Three decades ago, one of the twentieth century’s most flagrant atrocities took place. Strangely, offender and victim both remained silent.
Twenty-six years later, when the former “quietly” taunted the latter about the massacre, the victim, again, kept silent. However, this month, the victim – Vietnam – finally chose to speak out at a July 10th nationally-covered press conference announcing the release of a book detailing the incident. The one now choosing to remain silent may well be the offender: China”. Tạm dịch “Đúng ba thập kỷ trước, một trong những tội ác tàn bạo nhất của thế kỉ XX đã xảy ra. Kỳ lạ thay – cả hung thủ và nạn nhân đều im lặng. Hai mươi bốn năm sau đó, khi những kẻ chủ mưu giết người lên giọng công khai sự việc đó bằng lời lẽ cao ngạo, thì các nạn nhân lại một lần nữa im lặng. Tuy vậy, vào tháng 7/2018, những người bị hại – Việt Nam – cuối cùng cũng chọn cách chính thức nói ra sự thật bằng việc cấp phép xuất bản một cuốn sách (Gạc Ma – Vòng tròn bất tử, First News Trí Việt – ND) kể lại rất chi tiết vụ thảm sát. Điều thú vị là lần này, hung thủ – Trung Quốc, lại chọn cách giữ im lặng”.
Đây là một sự xuyên tạc bịa đặt trắng trợn, mang đến cho công chúng Mỹ và thế giới một cái nhìn méo mó về sự thật lịch sử cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa của quân và dân Việt Nam. Nếu theo những gì ông James G. Zumwalt viết thì hóa ra Nhà nước Việt Nam đã nhu nhược, đớn hèn trước quân xâm lược Trung Quốc ư? Nếu theo những gì ông James G. Zumwalt viết thì hóa ra năm 1988 và những năm sau này, suốt 30 năm ròng Nhà nước Việt Nam đã bỏ quên xương máu của 64 Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh anh dũng để bảo vệ mảnh đất của tiền nhân để lại ư? Đây là luận điệu y như những gì mà mấy chục năm nay các bộ máy tuyên truyền phản động của nhóm người chống Cộng ở hải ngoại thường lu loa.
Theo chúng tôi, dù ông James G. Zumwalt là người ngoại quốc, dù trước đây chưa có nhiều sách báo tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh chăng nữa thì nếu đã là người làm khoa học về lịch sử Việt Nam thì bắt buộc ông phải tìm hiểu các tài liệu sách báo bằng tiếng Việt. Theo những gì ông nói với báo chí Việt Nam hiện nay thì ông đã bắt đầu để tâm nghiên cứu sự kiện Gạc Ma từ năm 2014. Vậy thì chúng tôi rất khó lý giải vì sao ông lại có phát ngôn hết sức sai lệch như trên? Nếu không phải là ông cố tình xuyên tạc bịa đặt thì ít nhất, ông đã không có tư duy độc lập của một nhà nghiên cứu, để mặc cho quan điểm của ông bị chi phối bởi quan điểm của nhóm tác giả cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”! Trên báo Pháp luật TP.HCM thứ tư, ngày 4/7/2018 – 14:45  có đăng một tấm hình với chú thích “Bìa cuốn sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”.
 
“Bìa cuốn sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử"
Trên báo này cũng như trên báo Một Thế Giới, ông Lê Mã Lương – Chủ biên cuốn sách hùng hồn tuyên bố: “Sự thật tới ngày thấy ánh sáng mặt trời!” https://motthegioi.vn/anh-video-c-87/video-tuong-le-ma-luong-noi-ve-gac-ma-vong-tron-bat-tu-92183.html
Trong cuốn sách đã phát hành có 4 chương thì đã có hẳn 1 chương là Chương 4 với tiêu đề “Sự thật không thể lãng quên”!
SỰ THẬT NÀO THẾ, HẢ ÔNG LÊ MÃ LƯƠNG? SỰ THẬT NÀO MỚI LÀ SỰ THẬT? Cách đây vài năm công chúng đã từng được xem đoạn clip ông Lê Mã Lương phát biểu về cái lệnh “không được nổ súng” mà ông lập lờ nói rằng của một vị chỉ huy cấp cao nào đó và cái đập bàn của một vị chính khách. 
Mời xem video clip 
Tướng Lê Mã Lương trong buổi tọa đàm “Minh Triết Biển Đông” chiều 14/6/2014 diễn ra tại khách sạn Công đoàn Hà Nội. 
Đoạn clip đã gây ra những dư luận khủng khiếp như thế nào hẳn các vị đã biết. Để rồi giờ đây các vị cho ra đời cuốn sách “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” lặp lại câu nói đó như là một sự khẳng định. Sau mấy năm ròng “lộng giả” nay đã “thành chân”? 
Chúng tôi dám chắc rằng maket với chú thích “Bìa cuốn sách Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” này không phải tự báo Pháp luật TP.HCM thiết kế mà nó nằm trong kế hoạch của đội ngũ biên soạn. Phải chăng các vị muốn nói rằng bấy lâu nay sự thật về hải chiến Gạc Ma năm 1988 và chiến dịch CQ88 đã và đang bị “AI ĐÓ” bưng bít, và bằng việc viết và cho ra mắt cuốn sách kia là sự lột màn bí mật để vạch trần và đưa sự thật ra ánh sáng?

Ngay ngày hôm trước các vị còn khẳng định rằng những nội dung trong sách hoàn toàn là SỰ THẬT, được ghi lại từ lời kể của những cựu binh trực tiếp tham gia trận Gạc Ma, thậm chí còn khẳng định có cả băng ghi âm; các vị còn khẳng định rằng sách đã được qua mấy chục lần thẩm định, chỉnh sửa và có cả hội đồng thẩm định cấp Nhà nước. Những khẳng định đó khiến cho người ta tin rằng những nội dung trong sách là hoàn toàn chính xác và khách quan; và nó khiến cho người ta nghĩ rằng Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam đã hèn hạ đến mức ra lệnh không được phản kháng, để mặc cho 64 chiến sĩ chết một cách OAN UỔNG, để cho kẻ thù chiếm biển đảo. Nhưng ngày hôm sau, chính các vị – hay nói cách khác là Nhà xuất bản Văn học và Nhà phát hành First News – Trí Việt lại đưa ra trên báo chí một bản đính chính với 8 điểm, trong đó có điểm đặc biệt quan trọng làm thay đổi hoàn toàn bản chất vấn đề, đó là việc khẳng định KHÔNG HỀ CÓ LỆNH “KHÔNG ĐƯỢC NỔ SÚNG”.
 
Vậy thì SỰ THẬT NÀO MỚI LÀ SỰ THẬT? Là cái sự thật mà các vị đã bằng mọi thủ đoạn để đưa vào sách và cố kiết ngụy biện để bảo vệ nó hay là cái nội dung mà các vị cho đính chính kia? Tất nhiên, phải hiểu rằng cái nội dung đính chính kia mới là SỰ THẬT. Mà SỰ THẬT đó đã được công bố rộng rãi trên báo chí toàn quốc ngay từ ngày 15/3/1988 – tức là chỉ 1 ngày sau khi xảy ra sự kiện Gạc Ma!
 
Hình Báo Nhân dân và báo Hà Nội mới đăng

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với dòng  “Tàu của ta đã buộc phải nổ súng để tự vệ. Trong khi đó họ lại đổi trắng thay đen, vu cáo tàu của Việt Nam khiêu khích vũ trang tàu chiến của Trung Quốc”.
Vậy thì cái mà các vị nói rằng “Sự thật tới ngày thấy ánh sáng mặt trời” kia là sự thật nào? Nó là sự thật hay là sự tráo trở, sự xuyên tạc bịa đặt có chủ đích?
Ngoài Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam được đăng tải trên báo Nhân dân, Hà Nội mới chỉ 1 ngày sau sự kiện Gạc Ma 14/3/1988, chúng tôi có thể dẫn ra cả trăm bài báo khác ngay từ những ngày nóng bỏng tháng 3 năm 1988 phản ánh sự căm thù giặc xâm lược của Chính phủ cùng mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, từ các cụ già đến thanh niên, học sinh, sinh viên các trường học, từ các trí thức ở các hiệp hội, đoàn thể đến công nhân các nhà máy, xí nghiệp hoặc nông dân ở các nông trường, hợp tác xã…
 
Dù ông James G. Zumwalt không biết tiếng Việt chăng nữa thì ông cũng phải biết tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh của ông chứ?
Tờ báo Mỹ Người hướng dẫn khoa học Thiên Chúa giáo (17.3.1988) cũng nhận xét: “Cuộc xung đột gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam ở biển Hoa Nam đối với quần đảo Trường Sa làm rõ những tham vọng hải quân ngày càng lớn của Bắc Kinh trong vùng biển chiến lược quan trọng này”.
Ngày 18.3.1988, phóng viên của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) vừa đi thăm Hải Nam về viết bài cho biết hoạt động hải và không quân trên đảo này đang trở nên nhộn nhịp hơn. Đây là một căn cứ tàu ngầm của hạm đội Nam Hải. Các nhà phân tích cho rằng các tàu chiến Trung Quốc đang gây hấn ở Trường Sa đã xuất phát từ Hải Nam.
Đài BBC (London, 21.3.1988) bình luận rằng: “Việc hải quân Trung Quốc ngày càng lớn mạnh, cũng như quyết tâm của họ muốn duy trì sự có mặt thường xuyên về quân sự tại quần đảo Trường Sa này không những chỉ làm cho Việt Nam, mà còn làm nhiều quốc gia khác thuộc Hiệp hội ASEAN như Indonesia, Malaysia và Philippines phải lo ngại…, dù cho Trung Quốc quả có đạt được lợi điểm quân sự nào đi nữa trong việc có quân đội hiện diện thường xuyên tại vùng Trường Sa, thì việc này xem ra cũng sẽ không đủ để bù lại những thiệt hại to lớn về mặt ngoại giao trong các mối quan hệ của Trung Quốc đối với các nước trong vùng”.
Ngày 16.3.1988, hãng tin Pháp AFP đã phát bài bình luận khẳng định Việt Nam là người không có lỗi, còn Trung Quốc là kẻ tội phạm. Hãng tin này viết: “Hành động của Trung Quốc rất vụng về, vì đã lợi dụng lễ tang (của ông Phạm Hùng) để thọc dao găm vào lưng người Việt Nam”.
Báo Thụy Điển Xvenxca Đac-blađet (17.3.1988) cũng viết rằng: “Đa số các nhà bình luận đều nhất trí nhận định rằng chính Trung Quốc đã khiêu khích để gây ra các vụ xung đột trong những ngày vừa qua ở quần đảo Trường Sa”. Và còn nhấn mạnh thêm: “Trung Quốc đã cố ý khích động sự phản ứng quyết liệt của Việt Nam”.
Tờ Thời báo Ấn Độ đã liên tiếp đăng tin, bài vạch trần tham vọng của Trung Quốc ở biển Đông và tố cáo ý đồ mở rộng vùng lãnh hải của họ ra tới 90% diện tích của vùng biển này…

Lại có dư luận từ chính phát ngôn bậy bạ của ông Lê Mã Lương trên báo VOV ngày 5/9/2017 https://vov.vn/chinh-tri/tuong-le-ma-luong-nhin-thang-vao-lich-su-de-hoa-giai-voi-qua-khu-666803.vov rằng “Không để cuộc chiến tranh biên giới 1979 bị chìm lấp”, dường như chỉ có năm 1988 là Việt Nam mạnh mẽ lên tiếng, còn từ đó đến nay, suốt 30 năm qua Nhà nước Việt Nam lại hèn hạ, cố tình “giấu đi”, “để chìm lấp đi”?

Chúng tôi lại có thể dẫn ra cả trăm chứng cứ để chứng minh điều ngược lại.
Ông Chu Văn Hòa – Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành (Bộ TT&TT) khẳng định: “Sách về biển đảo được Nhà nước ưu tiên đặc biệt”. Cụ thể, ông cho biết, chỉ “Từ tháng 1/2010 đến ngày 14/3/2016, toàn Ngành đã xuất bản được gần 200 cuốn, với khoảng 350.000 bản về đề tài trên. Việc xuất bản những đề tài này không chỉ được các nhà xuất bản, công ty sách, nhà sách tư nhân đầu tư kinh phí mà Đảng, Nhà nước còn đầu tư kinh phí thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình đặt hàng xuất bản phẩm sử dụng ngân sách Nhà nước hàng năm và sẽ tiếp tục được quan tâm, đầu tư xuất bản thông qua các chương trình, dự án khác.
Riêng đối với đề tài liên quan đến Gạc Ma, cho đến nay đã có 2 cuốn sách được xuất bản (Cuốn “Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm – Hải chiến Gạc Ma Trường Sa năm 1988 – NXB Văn học, 2014”; cuốn “Chủ quyền biển đảo là thiêng liêng và bất khả xâm phạm – Đi qua Gạc Ma đến đảo Sinh Tồn – NXB Thanh niên, 2014”). Ngoài ra, những nội dung liên quan đến trận chiến Gạc Ma năm 1988 cũng được đề cập rải rác trong khá nhiều các cuốn sách đã được xuất bản và phát hành về đề tài bảo vệ biên giới lãnh thổ”.

Đó là về lĩnh vực xuất bản.

Còn về lĩnh vực báo chí thì, xin thưa với ông James G. Zumwalt và các ông Lương, Phước: Các ông viết rằng suốt 30 năm nay Nhà nước VN giữ “Im lặng” để “Giấu nhẹm” chuyện Gạc Ma như vậy thì hoặc là các ông cố tình bịa đặt xuyên tạc hoặc là các ông ngu lâu dốt bền. Sự bịa đặt xuyên tạc như trên là cách làm ngu xuẩn bởi thời đại Internet ngày nay, với việc phổ cập mạng WiFi khắp các hang cùng ngõ hẻm, vùng sâu vùng xa hiện nay ở Việt Nam thì một cụ bà nông dân miền Tây Nam bộ hay một bác tiều phu dân tộc ít người vùng Điện Biên, Lai Châu ở phía Bắc, nếu muốn, chỉ cần bỏ ra dăm phút hỏi ông Gúc là sẽ phát hiện ra trò hèn xuyên tạc bịa đặt đó của các ông! Chẳng có ai cấm đoán báo chí viết bài về Sự kiện Gạc Ma 1988.
Vâng, Google.tienlang đã bỏ ra dăm phút hỏi ông Gúc và tìm chứng cứ bóc trần sự xuyên tạc bịa đặt của ông James G. Zumwalt và các ông Lương, Phước.
Không có thời gian tìm kiếm xa xôi. Chúng tôi chỉ tìm trong ba năm gần đây đã thấy báo chí VN đã có dày đặc các bài về Gạc Ma. Có lẽ không có tờ báo nào không có bài về Gạc Ma. Thậm chí hàng năm, đến dịp 14/3, nhiều tờ báo có cả chục bài về sự kiện Gạc Ma 1988.

———————-
Năm 2013

Tưởng niệm các liệt sỹ hy sinh ở Gạc Ma
00:00 ngày 11 tháng 5 năm 2013
Phút sinh tử của người cắm cờ trên đảo Gạc Ma
Thứ năm, 14/3/2013 05:26AM
“Vòng tròn bất tử” trên bãi Gạc Ma
9/3/2013 09:22 GMT+7
Đề phòng địch đóng xen kẽ sau trận Gạc Ma
Thứ sáu, 30/8/2013 15:00
Trận chiến Gạc Ma 1988: Một thiên sử anh hùng
10:08 |14/3/2013
Gạc Ma 1988: Nỗi đau không bao giờ quên
Cập nhật, 15:25, Thứ năm, 21/3/2013 (GMT+7)
Trận chiến Gạc Ma 1988, một thiên sử anh hùng
14/3/13 06:34
25 năm hải chiến Trường Sa
06:45 AM – 11/3/2013
Thứ tư, 13/3/2013 | 16:08 GMT+7
Ký ức về trận chiến Gạc Ma năm 1988
Đảo Len Đao vững chãi cạnh Gạc Ma bị Trung Quốc chiếm
Thứ bảy, 7/9/2013 15:07

Năm 2014
Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong Chiến dịch Chủ quyền 88 – Bài 2
Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin: Ngày 14/3/1988 bi tráng
06:20 ngày 14 tháng 3 năm 2014
Gạc Ma, Cô Lin: Những cuộc trùng phùng
09:00 AM – 14/3/2014
Trường Sa 1988: “Vòng tròn bất tử” trên bãi Gạc Ma
13/3/2014 10:34
Gạc Ma 1988: trận huyết chiến không quên
6/8/2014 – 06:11 AM
>>> Thoát khỏi kiềm tỏa.
>>> Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh: Trung Quốc không bao giờ bỏ mưu đồ trên Biển Đông.
>>> Trung Quốc xây cất ở Gạc Ma còn nguy hiểm hơn đặt giàn khoan 981.
>>> Tháng 12 ngoài Gạc Ma.
>>> Cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo đón Tết Ất Mùi 2015 trong nhà mới.
>>> Gạc Ma – Vòng tròn bất tử.
Hải chiến Gạc Ma 1988: Chiến thắng không bằng súng đạn.
Kiến Việt 14/3/2014
Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong chiến dịch CQ88 – Sao không chiếm lại Gạc Ma?
Thứ tư, ngày 19 tháng 3 năm 2014
Quyết định lịch sử trong trận hải chiến Gạc Ma 1988.
11.3.2014 | 09:44 AM
Hải chiến Gạc Ma 1988: Cựu thuyền trưởng kể phút đối mặt quân thù.
Thứ bảy, 15/3/2014 06:05AM
Tư liệu chủ quyền Trường Sa – Hoàng Sa – Bài 9: Con đường dẫn đến sự kiện đảo Gạc Ma.
16/6/2014 02:00 GMT+7

Năm 2015
Báo Nhân dân: Thả hoa đăng tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma năm 1988.
Thứ bảy, 14/3/2015, 11:44:43
Gạc Ma (Trường Sa): Nỗi đau ngày ấy – bây giờ!
Chủ nhật, ngày 15/3/2015 – 12:09
Tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma năm 1988.
Thứ bảy, 15:18, 14/3/2015
Nghe anh hùng Gạc Ma kể chuyện.
14/3/2015 23:27
Ký ức bi hùng của cựu binh Gạc Ma.
Hoàng Hà
25/7/15 07:56
Những người lính Gạc Ma bây giờ.
13/3/2015 09:30 GMT+7
Cháy mãi ngọn lửa tinh thần Gạc Ma.
Đăng Bởi MỘT THẾ GIỚI – 21:25 14/3/2015
Toàn cảnh sự kiện trận chiến Gạc Ma, tháng 3/1988.
TS Trần Công Trục – Hồng Chuyên | 14/3/2015 10:13
Thứ bảy, ngày 14/3/2015
GẠC MA: BỘ ĐỘI TA “KHÔNG DÁM” NỔ SÚNG? VIỆT NAM “BƯNG BÍT” CHUYỆN MẤT ĐẢO?

Để kết thúc phần 1 bài này, Google.tienlang xin bổ sung.
Bên dưới cái hình bìa sách đăng ở báo Pháp luật TP.HCM trên kia có dòng chữ “Quyết không để một tấc đất của tiền nhân để lại rơi vào tay quân thù – Vua Trần Nhân Tông!”

Ối giời ôi, ông Lê Mã Lương + Nguyễn Văn Phước lấy cái câu đó ở đâu mà lại dám “nhét chữ vào miệng” Nhà vua Trần Nhân Tông!!!
Hóa ra họ lấy câu đó từ lời xuyên tạc bịa đặt của lũ rận chấy trên mạng.
Từ thứ năm, 15/10/2015, Nhóm Google.tienlang đã có bài chứng minh điều này!

DI CHÚC TRẦN NHÂN TÔNG?

(Còn nữa)

Lê Hương Lan & Tập Thể Nhóm Google.tienlang
http://tuanbaovannghetphcm.vn/ong-james-g-zumwalt-xuyen-tac-bia-dat-ve-chuyen-gac-ma-tren-bao-my-so-515/
==============
Xem trên fb
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=579365789148890&id=100012264212885&__xts__%5B0%5D=68.ARD6Mt18DHMkWq2L3B6Clu7W0d3w-2PN3tPrvrBys76WoSkzvbKysStATR6KecyaRiqj4qYMyHLUlhY6fVIB2M-aiFENmRi0Iq-Sv5LxJVuQ_BDBAH9TpHo_pbMotkzrNbaRUw5scQSTGpgWT_quXvQj3k_60IqTM98X3xLllkkpTnBhx1pY&__tn__=-R
Mời xem bài liên quan
43. Tin vui- BÀI CỦA NHÓM GOOGLE.TIENLANG "ÔNG JAMES G. ZUMWALT XUYÊN TẠC BỊA ĐẶT VỀ CHUYỆN GẠC MA TRÊN BÁO MỸ" ĐÃ LÊN BÁO CHÍNH THỐNG!

4 nhận xét:

  1. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 05:00 16 tháng 9, 2018

    Đúng là tin vui, không chỉ với nhóm G TL mà cả bạn đọc chân chính của G TL nữa.

    Tuần báo VN TP HCM là tờ báo có tính chiến đấu cao (như tôi đã nêu trong một còm trước đây). Anh Nguyễn Chí Hiếu là một Tổng biên tập rất mạnh về đấu tranh bảo vệ cái đúng, phản đối những việc làm sai trái của những kẻ gây hại cho Đảng, đất nước. Chính vì vậy, tôi rất kính trọng anh Hiếu, thường xuyên viết bài cho Tuần báo, bài tôi cũng hợp với tiêu chí của báo nên được chọn đăng nhiều.

    Sáng thứ sáu 14-9-2018, vừa rồi tôi có đến Tòa soạn Tạp chí STXDĐ và Tuần báo VN TP HCM để nhận nhuận bút (STXĐ: 1 bài; VN: 6 bài đăng ở các số 505, 507, 508, 511, 512, 513).

    Thứ sáu hàng tuần báo đã phát hành một ngày (thứ năm), ở Tòa soạn đã có số báo 515, tôi không có bài đăng số này, có xem qua, thấy bài của G TL viết về ông James G. Zumwalt đăng ở mục Trao đổi - Nghiên cứu - Lý luận - Phê bình (mục này tôi cũng có nhiều bài từng được đăng).

    Cách của Tuần báo VN TP HCM cũng giống G TL: một đề tài không chỉ đăng một lần mà thường đăng nhiều bài, nhiều lần. Nghĩa là đã "trao đổi", "nghiên cứu", "phê bình" thì phải bàn cho rõ vấn đề đã đặt ra. Vậy G TL nên chú ý gửi những bài viết của mình phù hợp với tiêu chí của Tuần báo, để có thêm "tuyến" đưa ý kiến của mình đến với độc giả.

    Một lần nữa chúc G TL có thêm nhiều niềm vui!!!

    Trả lờiXóa
  2. Mong nhiều báo chính thống tiếp nối Tuần báo VN TPHCM. Phải nói, nhiều tờ chả còn tính chiến đấu gì nữa.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết rất chính xác, công phu, nghiêm túc của GTL.

    Trả lờiXóa
  4. Gửi G TL và bạn đọc,

    Cuộc chiến nào (ở đây, lãnh vực tư tưởng và pháp lý) cũng cần có sức mạnh để đánh thắng. Người viết (gồm chủ trang và các cây bút cộng tác với G TL) là nhân tố chính, báo chí là phương tiện chuyển tải, cả hai không thể thiếu một.

    Muôn thêm sức mạnh phải liên kết lực lượng. Vì thế G TL cần sụ tiếp sức của những cây bút (cả những còm ủng hộ bài viết) và những tờ báo chính thống, kết lại cùng "tác chiến". Như thế sẽ tạo được sức mạnh hơn "chiến đấu" một mình. Biện pháp này phải chú ý khai thác để đạt kết quả mong muốn.

    Xem việc Nguyễn Văn Phước và ê-kíp của y làm (tranh thủ chụp ảnh VVT. mua sách, tặng sách cho ông Sáu Phong, ông Tư Sang, đương kiêm Chủ tịch nước Trần Đại Quang, cả chuyện đem sách "cúng" nơi thờ tự Đại tướng Võ Nguyên Giáp) là cố ý tạo "sức mạnh" chống lại lực lượng phản đối việc làm sai trái của họ.

    Chính trị là như thế, chiến đấu là như thế đó!

    Trả lờiXóa