Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

SỰ NGỤY BIỆN KHI ĐÒI XÓA BỎ ĐIỀU 258 BLHS


 Jofi Joseph, 40 tuổi (góc trái ảnh) là cố vấn cho An Ninh Mỹ đã bình luận quá đà trên Twitter
Điều 258, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 quy định “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” như sau: “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Điều luật này được chỉnh lý thành Điều 330 trong dự thảo BLHS sửa đổi trình Quốc hội thảo luận, dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII. Theo đó, Điều 330 giữ nguyên quy định tại khoản 1, chỉ sửa đổi khoản 2 thành: “Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội...” Đây là điều luật mà các thế lực phản động và các đối tượng cơ hội lâu nay luôn tìm cách xuyên tạc, đòi gỡ bỏ khỏi BLHS sửa đổi với lý do “không phù hợp với xã hội dân sự, xã hội tiên tiến” và “các quy định điều luật chung chung, vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân”....

*****************************

Điều 258 quy định hành vi khách quan là lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Hậu quả của hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là những thiệt hại gây ra về vật chất, tính thần cho Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội có thể vì động cơ, mục đích khác nhau tùy thuộc vào hành vi lợi dụng quyền cụ thể và ý thức của người phạm tội xâm phạm đến lợi ích nào. Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật được quy định là tội phạm trong BLHS, chúng ta áp dụng luật tuân theo nguyên tắc hành vi, không có việc truy cứu hình sự về mặt tư tưởng mặc dù trong tư tưởng cũng đã hình thành ý định thực hiện những hành vi phạm tội.

Điều 258 BLHS được áp dụng trong thực tiễn bảo vệ, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Như vậy, Điều luật 258 BLHS là tương thích với các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người và việc quy định điều luật này là bảo vệ quyền con người nhằm tránh sự xâm phạm, đảm bảo các quyền tự do dân chủ của cá nhân được bảo vệ, trong đó khảch thể cao nhất là an ninh quốc gia.

BLHS đầu tiên năm 1985 tại Điều 124 “Tội xâm phạm các quyền hội họp, lập hội, tín ngưỡng của công dân” đã quy định: “Người nào lợi dụng các quyền tự do nói trên và các quyền tự do dân chủ khác để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội hoặc của công dân thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến một năm”. Đến BLHS 1999, được cụ thể hóa tại điều 258. Như vậy, ít nhất có 3 thập kỷ điều này được luật hóa và đời sống xã hội đã thừa nhận sự cần thiết của chế định này. Nó không phải là sản phẩm mới của thời đại internet hiện nay để quy dẫn cho tự do ngôn luận trên thế giới mạng. Nếu như trước đây, xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác bằng cách tán phát, bôi nhọ qua sách báo, ấn phẩm in hay phát tờ rơi thi ngày nay, bôi nhọ trên blog, mạng internet đều là hành vi phạm pháp và người vi phạm đều phải chịu hậu quả pháp lý tương ứng.

Điều 258 là một quy phạm pháp luật trong BLHS và cũng như các điều còn lại, mục đích góp phần quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, đảm bảo các hành vi xâm phạm đến quốc gia, dân tộc, tổ chức cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Từ những phân tích cơ bản về trên đây cho thấy điều luật quy định rất chặt chẽ, thể hiện được tính chất bản lề, chuẩn mực pháp lý và đã áp dụng thống nhất trong thực tiễn thi hành pháp luật hình sự.

Liên quan về Điều 258 BLHS, soi chiếu luật pháp các nước tiên tiến xem họ quy định ra làm sao. Mới đây, một quan chức Nhà Trắng ở Mỹ bị sa thải vì đã lăng mạ chính phủ trên trang Tweeter. Trang Daily Beast đưa tin, Jofi Joseph, 40 tuổi và làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, đã bị sa thải khi bị xác định là người đã gửi những tin nhắn mang nội dung láng mạ chính phủ dưới cái tên mạo danh “@NatSecWonk”. 

Nước Mỹ, nơi mà nhiều người viện dẫn để minh chứng cho cái gọi là tự do báo chí, tự do ngôn luận, thì họ cũng phân định rõ ràng giữa tự do và luật pháp. Chạm vào ranh giới không cho phép, ấy là phạm pháp. Chính quyền Mỹ sẵn sàng trừng phạt nếu báo chí hay cá nhân đưa các thông tin lên mạng internet vi phạm các lĩnh vực bị cấm, trong đó quy định nghiêm ngặt với đăng bài viết có phương hại đến nền an ninh quốc gia. Ví dụ như vụ án Near V State of Minnesota ex rel. Olson (1931) hay vụ án United States V OBrien (1968). Kế đó, xử nặng báo chí, mạng internet đăng bài viết gián tiếp xúi giục bạo động gây bất ổn xã hội như vụ án Brandenburg Ohio (1969), vụ án Virginia Black (2003)...

Điều luật về lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân không phải sản phẩm riêng của pháp luật Việt Nam. Nhìn rộng ra, rất nhiều nước trên thế giới đều có những điều luật cụ thể để quy định giới hạn của tự do ngôn luận, tự do dân chủ. 

Ví dự ở CHLB Đức, Bộ luật hình sự Đức quy định cả “Tội phỉ báng tổng thống”, trong đó nêu: Ai phỉ báng tổng thống công khai hoặc phát tán truyền đơn sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm. Trong trường hợp nhẹ tòa có thể giảm án nếu không nằm trong đối tượng vi phạm vào điều 188. Phạt tù từ 6 tháng tới 5 năm trong trường hợp vi phạm vào tội vu khống (điều 187) hoặc cố ý với mục đích gây nguy hại cho nước CHLB Đức hoặc chống lại hiến pháp. Điều 90a của Bộ luật quy định “Tội phỉ báng chính quyền và các biểu tượng của nhà nước”. Theo đó, ai công khai hoặc phát tán truyền đơn nhằm phỉ báng hoặc vu khống chính quyền liên bang, tiểu bang hoặc cơ quan hợp pháp, phỉ báng màu biểu tượng, cờ, quốc huy, quốc ca của nước CHLB Đức hoặc các tiểu bang thì bị phạt tù tới ba năm hoặc phạt tiền.

Nhìn sang nước Mỹ, rất nhiều vụ người phỉ báng, bôi nhọ tổng thống, chính quyền đã bị xử lý. Mới đây, một nữ giám đốc cửa hàng bán kem ở bang California đã bị đuổi việc sau khi đăng tải trên Facebook những lời phỉ báng Tổng thống Mỹ Barack Obama. Như thế cho thấy, nơi được một số coi là “thiên đường tự do” cũng đều có khuôn phép rất rõ và chẳng những vậy, việc xử lý trên thực tế rất nghiêm ngặt.


Đòi xóa bỏ Điều 258 BLHS đều là những kẻ vi phạm pháp luật
Điều 258 BLHS Việt Nam đặt trong mối tương thích với văn bản luật pháp quốc tế cho thấy, tự do ngôn luận, hoặc tự do phát biểu là một trong những nhân quyền cơ bản được quy định trong Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Tự do ngôn luận kiểu một cách thông thường là việc một người có quyền phát biểu và giữ ý kiến, quan điểm của minh trước người khác. Tuy nhiên, tự do ngôn luận hiển nhiên phải tuân thủ giới hạn. Tại Điều 29, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 quy định: “Trong việc hành xử nhân quyền và thụ hưởng tự do, mọi người chỉ phải chịu những hạn chế do luật định và những hạn chế này chi nhằm mục tiêu bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng nhân quyền, và quyền tự do của những người khác, cũng như nhằm thỏa mãn những đòi hỏi chính đáng về luân lý, trật tự công cộng, và nền an sinh chung trong một xã hội dân chủ”. Đồng thời, quyền tự do dân chủ của người này phải đảm bảo rằng không xâm phạm đến lợi ích người khác. Từ quy định nói trên của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền cũng như các văn bản pháp lý quốc tế khác, tự do ngôn luận gắn với nguyên tắc quyền phát biểu nhưng không vi phạm quyền của người khác. Tại nhiều quốc gia, những người đưa thông tin sai lạc có thể sẽ bị kiện, xử lý hành chính hay khởi tố, nếu dùng từ ngữ tục tĩu hay mang tính phân biệt trên truyền thông đều bị hạn chế với các văn bản điều chỉnh.

“Việc một số người làm mọi cách đòi bỏ Điều 258 BLHS thực chất là xuất phát từ động cơ, mục đích cá nhân. Thực tế cho thấy, thời gian qua, không ít người đã bị truy tố theo điều luật này vì lọi dụng quyền tự do dân chủ để xâm hại lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tổ chức, công dân. Bởi vây, chính những người này cùng những bè cánh của họ muộn xóa bỏ điều luật này để rộng đường trong tiến hành các hoạt động đó mà không phải bị xử lý. Sâu sa hơn nữa, họ đang tìm cách để tác động hướng lái đường lối chính sách pháp luật của Việt Nam, tìm mọi cách để tác động chuyển hóa Việt Nam thông qua con đường lập pháp.”

Lấy tiếng là “góp ý sửa đổi dự thảo BLHS”, không ít ý kiến đang muốn lập lờ đánh lận bằng cách viện ra nhiều lý do để đòi gỡ bỏ điều luật 258. Cùng với lý lẽ thì những “dẫn chứng” cũng được viện ra song chẳng ăn nhập gì vì danh sách đều là người vi phạm pháp luật bị bắt, bị xử tủ, không liên quan tụ do hội họp, tự do ngôn luận. Mà thật ra, cái cách “râu ông nọ cắm cằm bà kia” cũng chẳng lạ gì. Chiêu ấy cũ lắm rồi. Nhưng có điều nữa là bên cạnh sự phê phán của những đối tượng từng bị xử lý về hành vi, tội danh này thì còn có sự cổ súy của những người dù chưa bị xử lý theo điều luật nói trên nhưng có quan điểm, suy nghĩ kiểu a dua, a tòng, tìm các lý lẽ đề nghị gỡ bỏ điều luật. Sự cổ súy ấy lan ra, đôi khi chỉ là hội chứng “like” trên Facebook hay thêm thắt đôi ba lời “binh loạn”. Để thực hiện mục đích nhằm xóa bỏ Điều 258, một số người còn tập hợp nhau lại để cho ra đời cái gọi là “Tuyên bố 258”, đại loại là để vận động cộng đồng quốc tế, các nước gây sức ép buộc Việt Nam phải bỏ Điều 258 trong BLHS.

Người xưa có chuyện con cáo vì hung hăng hống hách nên bị cụt mất đuôi. Xấu hổ với đồng loại, nó ngụy biện rằng, đuôi rất lạc hậu, vướng víu và khuyên các con cáo khác hãy chặt bỏ đuôi. Nhưng rồi một con cáo trong đàn nói thẳng: “Tổ tiên sinh ra cáo phải có đuôi, vừa tự vệ, vừa làm đẹp. Nếu nhà ngươi không bị cụt đuôi thì có đưa ra lời khuyên hãy chặt bỏ nó đi không?”. Ngày nay, ngẫm chuyện xưa còn sâu cay lắm: Không ít kẻ đang cố ngụy biện theo lối cáo cụt đuôi, lợi dụng tự do ngôn luận, xâm phạm lợi ích quốc gia, xã hội và lợi ích người khác, vi phạm luật pháp rồi ngụy biện đòi gỡ bỏ Điều 258 Bins. Ralph Waldo Emerson, triết gia người Mỹ và là người đi đầu trong phong trào tiên nghiệm vào khoảng giữa thế kỷ XIX đúc kết: “Người ta thường không nhận ra rằng quan điểm của họ về thế giới cũng là lời thú nhận về tính cách”. Đánh giá về sự vật, hiện tượng, để tiếp cận chân lý cần tôn trọng quy luật, sự thật khách quan. Ngược lại nếu chỉ nhìn một phía, xuất phát từ một động cơ tiêu cực thì dù quan điểm ấy có bộc lộ với trăm nghìn bài viết hay vạn lời rao giảng, nó chỉ giúp sự hiện hình rõ hơn tính cách, ý đồ những kẻ đội lốt “dân chủ", “tự do”...

Nguồn: Hoàng Trường - gocnhinthoidai.blogspot.com

6 nhận xét:

  1. Chuẩn Cơm Mẹ Nấu!
    Không cần bổ sung gì thêm!

    Trả lờiXóa
  2. Mỹ có luật pháp của Mỹ, Việt Nam có luật pháp của Việt Nam, lấy pháp luật của Việt Nam áp đặt cho Mỹ hay lấy luật pháp của mỹ áp đặt cho Việt Nam có được không? sao không được khi Mỹ là thuộc địa của Việt Nam hoặc Việt Nam là chư hầu của Mỹ còn không Việt Nam và Mỹ đều là nước độc lập, có chủ quyền, nhưng Việt Nam khác Mỹ là một nước có mấy ngàn năm lịch sử, có Bạch dằng,Chi lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, Mậu Thân 1968, Mùa xuân 1975...còn Mỹ Lịch sử nước Mỹ cứ để cho người Mỹ hiểu về sử của nước mình., còn.liên quan tới Việt Nam thì mới có mấy chục năm thôi. Nếu hàng ngàn năm lịch sử hãy học hỏi Trung Quốc để hiểu về Người Việt, Nước Việ nhé ! Còn này ngài tùy viên đại sư hay đại sứ Mỹ kể cả Tổng thống Mỹ đã học bài học Mỹ và lịch sử Việt Nam chưa mà định lặp lại lịch sử áp đặt cho Người Việt, Nước Việt hả nũ bay?

    Trả lờiXóa