Trung tướng Nguyễn Quốc Thước
LỜI DẪN: Ông Huỳnh Văn Nén sinh năm 1962, quê Cà
Mau, thường trú tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân đã bị khởi tố vào ngày
15/5/1999 về tội Giết người và Cướp tài sản, bị bắt giam ngày 17/5/1998 do cơ quan điều tra
xác định là nghi can duy nhất trong vụ bà Lê Thị Bông (ngụ cùng địa phương) bị
hung thủ vào nhà dùng dây dù siết cổ đến chết và cướp 1 chỉ vàng vào đêm
23/4/1998. Trước khi ra tòa, ông Nén được cho là đã “lập công” khi thành khẩn
khai đã cùng gia đình bên vợ giết bà Dương Thị Mỹ trong vụ án đã xảy ra từ 5
năm trước cũng tại xã Tân Minh. Đây là vụ án mà cơ quan điều tra bế tắc do
không tìm ra thủ phạm. Từ lời khai được cho là của ông Nén, 9 người trong gia
đình vợ ông, cả mẹ vợ và ông bị kết án oan.
Người tiên phong
trong việc kêu oan cho Nén chính là ông Nguyễn Thận, lúc bấy giờ là chủ tịch
UBND xã Tân Minh (nay là thị trấn Tân Minh). Ông Thận trước lúc làm chủ tịch
UBND xã Tân Minh, ông đã nhiều năm làm trưởng công an xã, biết ít nhiều nghiệp
vụ nên rất phân vân khi tại địa phương chỉ trong 5 năm xảy ra 2 vụ trọng án.
Hơn nữa, khi công an khám nghiệm hiện trường, ông Thận đều có mặt nên rất băn
khoăn trước những kết luận thiếu chứng cứ của cơ quan điều tra. Ông từng gặp
gỡ, gửi gắm suy nghĩ đến nhiều cán bộ ở huyện, tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội
(QH) tỉnh Bình Thuận nhưng không ai nghe. Ngay khi cả gia đình vợ ông Nén bị
bắt giam, trong những lần họp HĐND huyện Hàm Tân và tiếp xúc với đại biểu HĐND
tỉnh cũng như Đoàn đại biểu QH tỉnh Bình Thuận, ông Thận đều đặt vấn đề xem xét
lại cả 2 vụ án này, chứ không thể nghe vào lời nhận tội của ông Nén.
Chưa một nạn nhân
oan sai nào ở Việt Nam có án oan chồng án oan với tội danh giết người kinh khủng như Huỳnh Văn
Nén. “Vụ án vườn điều” liên quan đến cái chết của bà Dương Thị Mỹ chấn động dư
luận vì một gia đình 7 người vào tù oan, sai, trong đó có Huỳnh Văn Nén. Những
tù nhân đó được giải oan và được tự do, nhưng Huỳnh Văn Nén vẫn tiếp tục ở tù
vì tội giết bà Lê Thị Bông.
17 năm tù tội, vợ
con, gia đình tan nát theo án oan của Huỳnh Văn Nén. Ngần ấy năm người cha già
của Huỳnh Văn Nén bán hết tài sản, ruộng vườn lặn lội kêu oan cho con. Ông Nén
không thể tự dưng nhận tội giết người, mà bị bức cung, nhục hình đến mức không
thể chịu đựng được. Những điều đó Huỳnh Văn Nén đã từng khai trước tòa, nhưng
những người cầm cân nảy mực ở Bình Thuận này lại quá lạnh lùng trước những
quyết định đến mạng sống của người khác….
Một số anh chị dzân trủ những ngày này đang mở loa hết công suất bu theo
vụ án oan Huỳnh Văn Nén. Họ lu loa rằng án oan là tất yếu ở một nước Cộng sản
như Việt Nam.
Và họ quên rằng ở xứ “thiên đường” Hoa Kỳ hay ở Nhật Bản mới có những kỷ lục án
oan. Xin hãy xem trên Google.tienlang, tại bài
NHỮNG
VỤ ÁN OAN KỶ LỤC THẾ GIỚI, hoặc bài KỶ LỤC ÁN OAN MỸ: ĐƯỢC TRẮNG ÁN SAU 39 NĂM NGỒI TÙ.
Nhưng, kệ họ, Việt Nam
chúng ta không ham hố giật giải vô địch về án oan như ở Nhật Bản hay ở Hoa Kỳ.
Người Việt ta có câu “Một ngày ở tù bằng cả nghìn năm ở ngoài”. Do vậy, 17 năm
tù oan với ông Huỳnh Văn Nén quả là vô cùng kinh khủng với người Việt ta.
Google.tienlang xin đăng tải loạt bài liên quan đến ông Huỳnh Văn Nén
với hy vọng các cán bộ ở các cơ quan tiến hành tố tụng soi vào mà tránh, đừng
để nền Tư pháp nước nhà lặp lại nhưng trang lịch sử đau buồn này.
Mở đầu, chúng tôi đăng 8 kỳ về Kỳ án Vườn điều; tiếp theo sẽ là 7 kỳ về
vụ án “giết” bà Bông.
******************************
Kỳ án vườn điều: Kỳ 5: Chuyện bịa đặt…
“Nếu như toàn bộ
người thân trong gia đình không thực hiện đúng lời di chúc của tôi, thì tôi có
nhắm mắt xuôi tay, linh hồn tôi cũng không siêu thoát ra đi mà cứ quanh quẩn
ở…”, trích di chúc của bị cáo Nguyễn Thị Nhung.
Bước ngoặt
Kêu oan ở Bình
Thuận không ăn thua, gia đình các bị can cầu cứu sự giúp đỡ từ những mạnh
thường quân ở tỉnh khác. Một trong những mạnh thường quân ấy là ông Nguyễn Quốc
Thước, đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An. Sau khi xem xét kỹ lưỡng đơn kêu cứu từ
gia đình các bị can, ngày 18-12-2000, ông Thước đã có thư gửi Viện trưởng Viện
KSND Tối cao, xin trích nguyên văn nội dung:
“Kính gửi: Đồng chí Viện trưởng VKSND Tối cao
Tôi nhận được một lá thư ngỏ về việc oan sai của 10 công
dân vô tội ở Bình Thuận (gửi đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cá
nhân tôi).
Tuy đã gửi tới các đồng chí lãnh đạo nhưng thấy sự việc
liên quan đến các cơ quan pháp luật và nếu như những nội dung trong thư là đúng
theo tinh thần của Quốc hội và ý kiến đồng chí Viện trưởng tại các kì họp cần
được xem xét, nếu sai thì phải được minh oan, do vậy tôi xin chuyển đến đồng
chí Viện trưởng để cho kiểm tra xác minh và có kết luận (chắc chắn hồ sơ đã có
tại quý Viện).
Bà Nguyễn Thị Lâm đang đối chất trước tòa
Vừa qua có nhiều đơn khiếu nại nhưng khi cơ quan pháp
luật cấp trên xem xét vẫn cứ lấy những chứng cứ cũ của cơ quan xét xử cấp dưới
mà đương sự cho là chứng cứ giả (không thật), đương sự không được xuất trình
chứng cứ chứng minh sự đúng đắn của khiếu nại nên sau khi có kết luận, trả lời,
đương sự vẫn tiếp tục khiếu nại. Do vậy, đề nghị đồng chí Viện trưởng khi xem
xét lại, cần cho đương sự trình bày những chứng cứ thật (theo đương sự) để đối
chứng, kết luận.”
Bức thư ông Thước
gửi tới Viện KSND Tối cao ít nhiều đã có tác dụng. Để rồi thời gian sau đó, các
bị can được tạo điều kiện đưa ra các chứng cứ mới tại tòa nhằm bác bỏ những
chứng cứ mà họ cho là giả, bị ép phải nhận. Đây có thể nói là bước ngoặt trong
hành trình giải oan của các bị can trong “Kỳ án vườn điều”.
“Chuyện bịa đặt…”
Sau mười bốn tháng
bị cơ quan tiến hành tố tụng tạm giam, chị Nguyễn Thị Nhung mắc bệnh hiểm nghèo
ung thư tử cung, được đưa vào Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh chữa trị. Trong
quá trình điều trị, bệnh viện phát hiện trong người chị Nhung có vô số bệnh
khác, mà tất cả những bệnh ấy đều khó chữa, đều dồn chị Nhung đến con đường
chết.
Trả lời câu hỏi của
các PV, nhà báo về nội dung kết luận điều tra, chị Nhung cho biết: “Không đời nào có chuyện chồng tôi ngoại tình
với bà Mỹ. Nếu anh ấy phụ bạc tôi thì thiếu gì người mà lại quan hệ với người
đàn bà có 7 con, đã có dâu, rể lại kém nhan sắc? Còn nói tôi giặt quần áo cho
chồng rồi phát hiện lá thư bà Mỹ gửi là chuyện bịa đặt. Tôi bán hàng ăn tối ngày
bận nên quần áo chồng con đều do em tôi giặt cả. Vào lúc 9g sáng khách vẫn còn
đông, tôi không thể bỏ khách để đi giặt quần áo…”.
Sau một thời gian
điều trị, biết mình không qua khỏi, chị Nhung viết bản chúc thư để lại, nội
dung đầy trách móc:
“Tôi tên Nguyễn Thị Nhung (SN 1957, trú tại xóm 4,
thôn 2, xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận). Nay tôi bị bịnh ung thư
tử cung đang nằm điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Trước đây cơ
quan CA điều tra tỉnh Bình Thuận bắt oan sai, tạm giam tôi tại CA tỉnh,
cán bộ điều tra đã dùng biện pháp bức cung, nhục hình, tra tấn, đánh đập tôi
tàn bạo, dã man trong trại giam.
Điều kiện sinh hoạt, tôi mắc phải bịnh ung thư tử cung,
nay sức khỏe tôi bị suy kiệt, hơi thở sắp lụi tàn, tôi diết (viết – tác giả) di
chúc nầy để lại toàn bộ cho người thân trong gia đình. Trước khi tôi nhắm
mắt xuôi tay, kính gửi cha mẹ ruột, cha mẹ chồng, nội ngoại, người thân và
chồng Trần Văn Sáng thực hiện nguyện vọng của tôi như sau (trích):
Tài sản gia đình trước đây đã bán nhà, đất, xe để đi
kiện, nay còn lại phải vơ vét toàn bộ dù nghèo, đói, rách, chồng tôi Trần Văn
Sáng và toàn bộ người thân trong gia đình cũng phải đội đơn đến Quốc hội gặp
lãnh đạo cao nhứt để minh oan giải quyết cho tôi, khi đó linh hồn tôi mới siêu
thoát, thanh thản ra đi”.
Khi chị Nhung sắp
mất, bệnh viện trả về cho gia đình, bà con trong vùng kéo đến thăm hỏi, cho
tiền, gạo, rau, thịt, hoa quả. Chị Nhung mất, suốt một ngày đêm, người trong xã
mà đặc biệt là dân thôn 1, thôn 2 không sót gia đình nào là không đến phúng.
Chị Nhung mất được
bảy ngày thì ông Đinh Kỳ Đáp, Phó Thủ trưởng CQĐT CA tỉnh Bình Thuận, và cán bộ
điều tra là ông Cao Văn Hùng đến thăm, có tiền phúng điếu và đưa thư chia buồn.
Quang Thu - Quang Khởi/Báo Pháp luật & Xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét