Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Thượng tướng Võ Văn Tuấn: Việt Nam đủ sức bảo vệ đất nước trong mọi tình huống

Thượng tướng Võ Văn Tuấn Phó Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam
TP - “Vũ khí khí tài chúng ta đang có, đặc biệt công nghiệp quốc phòng chúng ta đã sản xuất được nhiều vũ khí, khí tài hiện đại và có sự hợp tác cải tiến nên khả năng chiến đấu của chúng ta đủ sức phòng thủ bảo vệ đất nước trong mọi tình huống”, Thượng tướng Võ Văn Tuấn.
***************************

Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam Võ Văn Tuấn - người vừa được thăng quân hàm Thượng tướng, trò chuyện với PV Tiền Phong nhân kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2015).
Hai chiến hạm Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam
Yếu tố quyết định vẫn là con người 
Trong bối cảnh trên biển, đất liền, hay cả trên không có những biến động thì những thách thức lớn nhất của Quốc phòng Việt Nam trong thời kỳ mới là gì, thưa Thượng tướng? 
Tình hình trên thế giới và cả trong khu vực đều có những biến động, tiềm ẩn những đe dọa. Tình hình ở Việt Nam cơ bản ổn định, nhưng vẫn bị tác động, tiềm ẩn bất ổn ở biên giới, nội địa, trên biển và trên không do tác động tình hình thế giới và khu vực. Do vậy nền quốc phòng của chúng ta phải đảm bảo là điều kiện, cơ sở để giữ được ổn định hòa bình trong nước và khu vực, có mối liên kết hợp tác giữa các nước láng giềng trong cộng đồng ASEAN.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, kéo theo nhiều cơ hội và cả những thách thức đan xen. Vậy đường lối đối ngoại quốc phòng của chúng ta trong bối cảnh hiện nay là gì thưa Thượng tướng?
Đường lối đối ngoại quốc phòng của chúng ta là luôn đa phương, đa dạng các mối quan hệ và muốn làm bạn với tất cả các nước. Chính sách đối ngoại quốc phòng của chúng ta là cùng với đối ngoại của Nhà nước, tạo ra sự ổn định cao nhất có thể cho đất nước, cho khu vực để phát triển kinh tế xã hội, cố gắng tối đa không để xảy ra xung đột vũ trang, không để xảy ra chiến tranh, không tạo ra những nguy cơ, làm giảm nguy cơ về xung đột. Đó là sự nhất quán của đối ngoại quốc phòng để đạt được môi trường tốt nhất để nhân dân xây dựng và phát triển đất nước.
Đối với các chiến sĩ làm nhiệm vụ ở những vị trí nhạy cảm, dễ xảy ra “nóng mặt” như khu vực bảo vệ vùng biển, vùng trời, biên giới đất liền phải xác định: Với nhiệm vụ, với Tổ quốc, với đất nước là một trái tim nóng và một cái đầu lạnh.   
Khi nói đến sức mạnh quốc phòng thì không thể không nói đến sức mạnh về vũ khí khí tài. Thượng tướng có thể cho biết, chủ trương hiện đại hoá quốc phòng của chúng ta đang được thực hiện ra sao? 
Sức mạnh quốc phòng phòng thủ của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong điều kiện hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển, vũ khí khí tài là một trong những nhân tố hết sức quan trọng về công năng, sức hủy diệt… Vũ khí khí tài càng mạnh càng trở thành điều kiện đảm bảo cho quốc phòng. Khi đó đối tượng “nhòm” vào chúng ta sẽ ngại, mặt khác khi có tình huống xảy ra, chúng ta có đủ điều kiện để xử lý.
Song yếu tố quyết định vẫn là con người. Vũ khí khí tài hiện đại nhưng nếu người sử dụng không khai thác hết sẽ không phát huy hết được tính năng hiện đại và không thực sự hiệu quả, trở thành thứ vũ khí bình thường.
Muốn hiện đại hóa quốc phòng đầu tiên là hiện đại hóa con người và cách thức tham gia. Nhiệm kỳ vừa qua chúng ta đã ưu tiên hiện đại hóa cho năm lực lượng: Quân chủng hải quân; Phòng không không quân; Trinh sát kỹ thuật; Tác chiến điện tử và Thông tin liên lạc. Nhiệm kỳ này chúng ta tiếp tục ưu tiên năm lực lượng ấy và chú trọng ưu tiên hiện đại hóa lực lượng lục quân. Bởi vì khi giải quyết chiến trường thì cuối cùng vẫn là trên đất liền. Quân đội chúng ta không đi viễn chinh, không đi xâm lược. Chúng ta chỉ bảo vệ Tổ quốc nên giải quyết cuối cùng phải là trên đất liền. Do vậy lực lượng lục quân cần phải được hiện đại hóa. 
Hiện nay vũ khí khí tài chúng ta đang có, đặc biệt công nghiệp quốc phòng chúng ta đã sản xuất được nhiều vũ khí khí tài hiện đại và có sự hợp tác cải tiến nên khả năng chiến đấu của chúng ta đủ sức phòng thủ bảo vệ đất nước trong mọi tình huống.  
Thượng tướng Võ Văn Tuấn: Đủ sức bảo vệ đất nước trong mọi tình huống - ảnh 1
Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Võ Văn Tuấn.
“Mấy chục năm trước, tôi cũng chỉ là một chiến sĩ binh nhì”
Với chúng ta, bảo vệ Tổ quốc không chỉ dựa vào quân đội hay dựa vào vũ khí mà còn phải dựa vào ý chí toàn dân tộc, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Theo Thượng tướng, chúng ta phải làm gì để phát huy truyền thống, khơi dậy sức mạnh toàn dân tộc?  
Điều này đã trở thành truyền thống của đất nước. Chiến tranh của chúng ta thực hiện là chiến tranh chính nghĩa, tức là đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc và giải phóng đất nước. Chúng ta có một đặc thù rất đặc biệt so với nhiều nước khác là tiến hành chiến tranh toàn dân, trong đó quân đội là lực lượng nòng cốt. Còn nhân dân, khi có xâm lược, toàn dân lại đoàn kết một lòng, trở thành một truyền thống hết sức quý báu từ ngàn xưa.
Trách nhiệm của chúng ta là luôn ôn lại lịch sử để thấy được truyền thống cha ông và để thấy được người đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ra sao. Từ đó giúp chúng ta xây dựng, tích lũy qua từng thế hệ giống như truyền lại cái gien về lòng yêu nước, đảm bảo sức mạnh toàn dân tộc được củng cố giữ gìn, để khi cần tạo thành một sức mạnh cụ thể.
Theo Thượng tướng, điều gì là phẩm chất cao quý và cần thiết nhất đối với người chiến sĩ hiện nay?
Trong chiến tranh toàn quân và toàn dân đánh giặc, cái sống và cái chết cận kề người ta lại thấy bình thường. Nhưng khi hòa bình, đất nước phát triển thì có những mảng riêng mà người lính phải làm việc trong điều kiện khác. So với những người cùng trang lứa, có khi họ làm ăn kinh tế, có thu nhập và cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn nên dễ bị đem ra so sánh. Cho nên phẩm chất cao quý của người chiến sĩ hiện nay vẫn là lòng yêu nước, lòng tự trọng, là trách nhiệm đối với đất nước để thực hiện nghĩa vụ của một công dân: Có thể là một người lính nghĩa vụ quân sự, hay người lính chuyên nghiệp trong cả cuộc đời nhưng tất cả đều phải có phẩm chất cao quý đó. 
Trong thời bình nhưng nhiều chiến sĩ không ngừng rèn luyện, không ngại đi đến những nơi tận cùng, khó khăn nhất trên đất liền, ngoài đảo xa, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Thượng tướng nhắn gửi gì với các chiến sĩ trong dịp này? 
Chúng ta đang kỷ niệm 71 năm thành lập QĐND Việt Nam và 26 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân. Truyền thống tích lũy đúc rút trong 71 năm lại gắn với toàn dân thì chắc chắn sẽ là một lực lượng nòng cốt tin cậy để đảm bảo giữ vững ổn định cho đất nước phát triển.
Ở cương vị Thượng tướng, Phó Tổng Tham mưu trưởng hiện nay, với các chiến sĩ, tôi chỉ muốn nói rằng, cách đây mấy chục năm, Thượng tướng Võ Văn Tuấn cũng là một chiến sĩ binh nhì như bây giờ và cũng như các bạn trẻ đang thực hiện nghĩa vụ hiện nay. Cùng sống trong xúc cảm đó ở mấy chục năm trước tôi rất hiểu và tôi tin các chiến sĩ trẻ sau này sẽ phát triển lên. Tôi cũng mong muốn các chiến sĩ luôn hoàn thành tốt bổn phận chức trách của mình, vì đất nước cũng là vì gia đình, tiếp tục có những cống hiến, đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước. 
Cảm ơn Thượng tướng!

Dũng Nguyễn/Tiền Phong (Thực hiện)

5 nhận xét:

  1. Rận xĩ không thích bài này.

    Trả lờiXóa
  2. 'Con trai tôi sẵn sàng trở thành phi công quân sự'

    Thượng tướng Võ Văn Tuấn vốn là phi công lái máy bay chiến đấu. Ông từng giữ nhiều trọng trách tại trung đoàn không quân 937, Sư đoàn không quân 370 và Quân chủng PK-KQ trước khi trở thành Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam năm 2011
    Nhân kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12), Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng đã có cuộc trao đổi với Zing.vn.

    - Thưa thượng tướng, cha ông là nhà ngoại giao kỳ cựu Võ Văn Sung - Đại sứ đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất tại Pháp. Tại sao thời trẻ ông không theo nghiệp ngoại giao mà chọn quân ngũ?

    - Khi cha tôi đang là một trong 5 thành viên chính thức của đoàn Việt Nam tại lễ ký Hiệp định Paris năm 1973, tôi từng hỏi: “Con có nên theo nghiệp của ba không?”. Cha tôi nói, để trở thành nhà ngoại giao thực sự có đóng góp cho đất nước là công việc rất nghiêm túc chứ không phải để đi đến nước này nước kia.

    Nhưng lúc đó tôi cũng có suy nghĩ rất đơn giản là sẽ tham gia quân đội, tham gia trực tiếp cho sự nghiệp giải phóng đất nước như thế hệ thanh niên lúc bấy giờ chứ không nghĩ mình sẽ lựa chọn nghề nghiệp nào.
    - Con trai thượng tướng là phi công Võ Tuấn Dũng, cơ trưởng trẻ nhất của Việt Nam Airlines (2011) cũng không theo con đường binh nghiệp của cha?

    - Tôi trưởng thành từ một người lính không quân và khi còn nhỏ con trai tôi - Võ Tuấn Dũng đã từng nhiều lần đến đơn vị của cha. Dũng đã tỏ ra rất yêu thích nghề bay.

    Khi Dũng lớn lên, đất nước đã hòa bình nên việc con trai tôi trở thành một người lính lái máy bay chiến đấu để bảo vệ đất nước hay trở thành một cơ trưởng lái máy bay dân dụng để xây dựng đất nước cũng không khác nhau là mấy vì đó đều là nghề bay.

    Còn nếu có lý do nào đó, con trai tôi cũng sẵn sàng trở thành phi công quân sự.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cần trái tim nóng và cái đầu lạnh

      - Thưa thượng tướng, những năm gần đây Quân đội Nhân dân Việt Nam được trang bị những vũ khí công nghệ cao nào? Khả năng tác chiến công nghệ cao của Quân đội Việt Nam ra sao?

      - Khi khoa học công nghệ phát triển, vũ khí, khí tài là một trong những nhân tố hết sức quan trọng về công năng, sức hủy diệt… Vũ khí, khí tài càng mạnh càng trở thành điều kiện đảm bảo cho quốc phòng. Vũ khí công nghệ cao là vũ khí hiện đại khi thực hiện tấn công phi tiếp xúc ở cự ly xa hàng chục tới hàng trăm km, tác chiến không phải mặt đối mặt.

      Hiện, công nghiệp quốc phòng của Việt Nam đã sản xuất được nhiều vũ khí khí tài hiện đại và có sự hợp tác, cải tiến nên khả năng chiến đấu của chúng ta rất tốt, đủ sức phòng thủ bảo vệ đất nước trong mọi tình huống.

      Nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam đã ưu tiên hiện đại hóa cho 5 lực lượng: Quân chủng Hải quân; Phòng không Không quân; Trinh sát kỹ thuật; Tác chiến điện tử, và Thông tin liên lạc.

      Quân đội Việt Nam không đi viễn chinh, không đi xâm lược. Chúng ta chỉ bảo vệ Tổ quốc nên giải quyết cuối cùng phải là trên đất liền. Do vậy, lực lượng lục quân cần phải được hiện đại hóa. Nhiệm kỳ này chúng ta tiếp tục ưu tiên năm lực lượng ấy và chú trọng ưu tiên hiện đại hóa lực lượng lục quân.

      - Mở rộng quan hệ đối ngoại và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh là định hướng quan trọng trong xây dựng quân đội. Vậy công tác này được thực hiện ra sao?

      - Đường lối đối ngoại quốc phòng của chúng ta cũng là một trong những yếu tố cấu thành đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nên cũng phải phù hợp. Tức là, chúng ta luôn đa phương, đa dạng các mối quan hệ và muốn làm bạn với tất cả các nước.

      Chính sách đối ngoại quốc phòng của chúng ta là cùng với đối ngoại của Nhà nước, tạo ra sự ổn định cao nhất có thể cho đất nước, cho khu vực để phát triển kinh tế xã hội, cố gắng tối đa không để xảy ra xung đột vũ trang, không để xảy ra chiến tranh, không tạo ra những nguy cơ, làm giảm nguy cơ về xung đột. Đó là sự nhất quán của đối ngoại quốc phòng để đạt được môi trường tốt nhất để nhân dân xây dựng và phát triển đất nước.

      Các chiến sĩ làm nhiệm vụ ở những vị trí nhạy cảm, dễ xảy ra "nóng mặt" như khu vực bảo vệ bùng biển, vùng trời, biên giới đất liền phải xác định: Với nhiệm vụ, với Tổ quốc, với đất nước là một trái tim nóng và một cái đầu lạnh.

      Góp phần gìn giữ hòa bình quốc tế

      - Năm 2014, hai sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tại Nam Sudan. Sau hơn một năm, công tác này được đánh giá ra sao?

      - Hiện, chúng ta có tổng cộng 7 sĩ quan đã và đang tham gia gìn giữ hòa bình tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.

      Cụ thể, Việt Nam đã cử, gia hạn và chuẩn bị nhân sự thay thế 2 cán bộ làm sĩ quan liên lạc tại phái bộ Nam Sudan; hoàn tất quy trình cử 3 cán bộ làm sĩ quan tham mưu quân sự tại Cộng hòa Trung Phi; đề xuất cử thêm 6 cá nhân tham gia phái bộ Liên Hợp Quốc; cử Tùy viên quân sự Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.

      Việt Nam cũng đã đăng ký vào hệ thống bố trí lực lượng thường trực của Liên Hợp Quốc (UNSAT) về việc sẵn sàng cử thêm các cá nhân, thành lập bệnh viện dã chiến cấp 2 và đội công binh tới các phái bộ phù hợp trong thời gian tới…

      Hai sĩ quan liên lạc Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được lãnh đạo Liên Hợp Quốc và phái bộ Nam Sudan đánh giá cao và mong muốn Việt Nam tiếp tục cử những cán bộ có kỷ luật, năng lực, phẩm chất tốt như vậy để đến các phái bộ Liên Hợp Quốc; 1 người đã được thăng quân hàm trước thời hạn…

      Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đánh giá rất cao lực lượng gìn giữ hòa bình của Việt Nam nói chung và cá nhân các sĩ quan tham gia nhiệm vụ gìn giữ hòa bình nói riêng.

      Xóa
    2. - Vậy, kế hoạch trong thời gian tới của Việt Nam ra sao?

      - Năm 2016, chúng ta sẽ triển khai lực lượng bệnh viện đã chiến cấp hai và song song chuẩn bị lực lượng công binh để tham gia gìn giữ hòa bình khi có yêu cầu của LHQ ở những phái bộ phù hợp.

      Đóng góp cho hòa bình, an ninh quốc tế cũng sẽ góp phần cho việc đảm bảo hòa bình, an ninh và phát triển của đất nước vì chúng ta có thêm những người bạn, những sự ủng hộ mạnh mẽ đối với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

      Thượng tướng Võ Văn Tuấn vốn là phi công lái máy bay chiến đấu của quân chủng Phòng không - Không quân. Ông từng giữ nhiều trọng trách tại trung đoàn không quân 937, Sư đoàn không quân 370 và Quân chủng Phòng không -Không quân trước khi trở thành Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam năm 2011.

      Ông được phong hàm thiếu tướng vào năm 2008, trung tướng năm 2011 và thượng tướng năm 2015.

      Cha của thượng tướng Võ Văn Tuấn là nhà ngoại giao Võ Văn Sung, nguyên trợ lý bộ trưởng Ngoại giao, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp, Hà Lan, Bỉ, Luxemburg và Nhật Bản. Ông là một trong 5 thành viên chính thức của đoàn Việt Nam tại lễ ký Hiệp định Paris năm 1973.

      Con trai tướng Tuấn là Võ Tuấn Dũng (29 tuổi) là cơ trưởng trẻ nhất của Hãng hàng không Việt Nam VNA vào năm 2011 - khi mới 25 tuổi. Vợ của Võ Tuấn Dũng là Trần Trang Nhung (28 tuổi) là cơ phó của VNA.

      http://infonet.vn/con-trai-toi-san-sang-tro-thanh-phi-cong-quan-su-post186374.info

      Xóa
  3. Nga và Việt Nam sẽ tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên vào năm 2016

    Nga và Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc tập trận chung đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam vào năm 2016, - Đại tá Alexander Gordeyev, người phụ trách thông tin báo chí của Quân khu miền Đông Nga cho biết hôm thứ Năm (26/11).
    "Cuộc diễn tập dự kiến sẽ sử dụng một đơn vị thuộc liên binh đoàn của Quân khu (miền Đông) đang đóng quân tại tỉnh Amur," — Đại tá Gordeyev nói với các phóng viên.

    Ông bổ sung rằng cuộc tập trận chung sẽ được tổ chức theo kế hoạch hợp tác quốc tế của Quân khu.

    Một số hình ảnh diễn tập của quân đội Nga:
    http://infonet.vn/nga-va-viet-nam-se-to-chuc-cuoc-tap-tran-chung-dau-tien-vao-nam-2016-post185481.info

    Trả lờiXóa