Thứ Tư, 11 tháng 9, 2024

FULBRIGHT - USAID - CIA VÀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC. Bài 7. HENRY KISSINGER VÀ KẾ HOẠCH HẬU 30/4/1975 CỦA MỸ

 

Vì đăng rải rác ở nhiều bài, thiếu tính hệ thống nên hiệu quả không cao. Mới đây rộ lên chuyện FULBRIGHT LÀ LÒ ĐÀO TẠO PHẢN ĐỘNG? nên Google.tienlang thấy cần thiết đăng loạt bài Hệ thống lại các bài SỰ THẬT VỀ ĐẠI HỌC FULBRIGHTMột câu hỏi mà mọi người ít để ý, đó là Vì sao ở Đại học Fulbright Việt Nam, hoạt động gì cũng phải trương logo USAID? Rõ ràng Fulbright "có họ" với USAID? USAID thực chất là gì? Có phải USAID là Cánh tay nối dài của CIA (Mỹ) để tiến hành cách mạng màu, lật đổ các chính quyền mà Mỹ không ưa? Các NGOs do USAID lập ra ở Nga (trước năm 2012), Ukraina, ở Gruzia, ở Slovakia, ở Trung Quốc và trên khắp thế giới để làm gì?

Mở đầu loạt bài này, chúng tôi xin đăng bài từ Tạp chí Cộng sản để trả lời cho câu hỏi VÌ SAO NGA PHẢI ĐOẠN TUYỆT VỚI USAID? Bài 2 với tiêu đề TRAO ĐỔI VỚI SINH VIÊN FULBRIGHT VỀ CHUYỆN TIẾN SĨ NGUYỄN KIỀU DUNG NÓI FULBRIGHT “TREO ĐẦU DÊ, BÁN THỊT CHÓ”Bài 3 với tiêu đề FULBRIGHT - USAID - CIA VÀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC. BÀI 3- Ở FULBRIGHT THẦY DẠY SỬ (GS NGUYỄN THỊ LIÊN HẰNG) LẠI LÀ NGƯỜI MỸ, NHÌN ĐỜI BẰNG CON MẮT MỸ! Bài 4. NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO CA NGỢI FULBRIGHT VÀ 8 ĐIỀU CHỊ CHƯA BIẾT. Bài 5. Nhân 2/9: CÁN BỘ CÁC CẤP KHÔNG ĐƯỢC QUÊN LỜI CẢNH BÁO CỦA BÁC HỒ VỀ THỦ ĐOẠN TÂM LÝ CHIẾN CỦA MỸ, ĐẶC BIỆT LÀ TRONG GIÁO DỤC & VĂN HOÁ. Và Bài 6. TÂM SỰ VỚI SINH VIÊN FULBRIGHT VỀ NƯỚC MỸ

Tiếp theo loạt bài này, Hôm nay Google.tienlang xin đăng bài 7 FULBRIGHT - USAID - CIA VÀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC. Bài 7. HENRY KISSINGER VÀ KẾ HOẠCH HẬU 30/4/1975 CỦA MỸ về vấn đề Bảo Biên cương Văn hoá Tư tưởng
*****

Trong công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, có một mặt trận mới được hình thành, đó là mặt trận trên không gian mạng. Có một biên cương mới được hình thành, đó chính là biên cương văn hóa, tư tưởng. Đã có nhiều biểu hiện lệch lạc trong tiếp nhận văn hoá, tư tưởng ngoại lại lai trong giới trẻ, đe doạ đến nền tảng tư tưởng và văn hoá của thế hệ tương lai. Lúc này, cần phải bồi đắp “sức mạnh nội sinh” là vốn văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ, đã có những người trẻ thể hiện khát vọng vươn tầm văn hoá Việt Nam ra thế giới. Nhưng điều cần thiết hơn cả vẫn là sự định hướng, giáo dục trong tiếp nhận văn hoá, tư tưởng trong thời kỳ mới.

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã để lại cho Việt Nam một lời tuyên chuyến ngạo mạn và đầy thách thức khi rút khỏi chiến trường miền Nam: “Hai mươi năm sau chúng ta sẽ trở lại Việt Nam. Không phải với xe tăng, đại bác, chiến hạm hay pháo đài bay mà bằng xấp đô la... Những gì bom đạn không thể làm được thì sức mạnh của đồng đô la sẽ giải quyết. Người Việt Nam sẽ đón chúng ta như những vị ân nhân.”

Và đến giờ sau 50 năm thống nhất, nghiêm túc nhìn lại, ta không thể không thừa nhận rằng, lời ông ta nói là có căn cứ, và lời “tuyên chiến” đó thực sự là một vấn đề đang diễn biến hàng ngày, hàng giờ. Trong thế giới hiện đại, những hành vi bạo lực, bạo động xâm phạm chủ quyền luôn bị lên án. Thế nhưng, văn hóa lại đang trở thành một thứ “quyền lực mềm”, tấn công vào thành trì tư tưởng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Tâm lý “tự nhục” đề cao một chiều các giá trị nước ngoài

Một điều có thể dễ thấy trên các diễn đàn mạng xã hội, có một bộ phận giới trẻ mang tâm lý “tự nhục”. Đây là khái niệm khi người ta luôn ca ngợi các thành quả, các giá trị văn hóa ngoại quốc một chiều, từ đó so sánh và hạ thấp vị thế, văn hóa của Việt Nam, và thường là sẽ kết thúc bằng câu hỏi “bao giờ Việt Nam mới.... tiến bộ/ theo kịp/ đổi mới” để được như nước bạn? Có thể đơn cử như sau:

Năm 2022, Việt Nam đăng cai SEA Games 31. Đoàn thể thao Việt Nam có 205 huy chương vàng tại SEA Games 31, dẫn đầu bảng tổng sắp. Đây là kỷ lục mới của đại hội. Lúc này thì hội “tự nhục” nổi lên mạnh mẽ khi bôi bác SEA Games là giải ao làng, Việt Nam đứng đầu bảng tổng sắp hoàn toàn do lợi thế chủ nhà.

Tháng 3/2023, câu chuyện ngôi trường Oteshima tại đảo Oteshima (Nhật Bản) chỉ có duy nhất một học sinh, vẫn duy trì hoạt động dạy học đã lan truyền trong cư dân mạng Việt Nam. Và bên cạnh những lời nhận xét đầy nhân văn thì lại nhiều bình luận quay ra chê bôi đất nước. Trong khi, ở Việt Nam cũng tồn tại những ngôi trường ít học sinh như thế, thậm chí điều kiện còn khắc nghiệt hơn! Có những thầy cô giáo đã đánh cược mạng sống “bám bản, gieo chữ”. Mới chỉ đầu tháng 5/2023, hẳn chưa ai quên cô giáo Mai Thị Yến, giáo viên Trường mầm non Đường Thượng (Hà Giang) đã tử vong dưới vực sâu, khi con đường đến điểm trường chỉ còn cách đó 2km!

Bên trái: Ảnh em Akino Imanaka (Nhật Bản) trong lễ tốt nghiệp, bình luận tại một số trang mạng. Bên phải: Giáo viên vùng cao (Việt Nam) kiên trì bám bản trong điều kiện dạy học khó khăn

Chưa hết! Tôn vinh một chiều những thành tựu nước ngoài còn khá là “nương miệng”. Người ta còn luôn ca ngợi các doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... có thể vươn lên “thành rồng” nhưng khi các doanh nghiệp Việt muốn lớn mạnh hơn thì lại luôn lấy cớ ra để “dìm hàng” chê bai: Trung Nguyên Legend mở chi nhánh ở Thượng Hải (21/9/2022). Khi doanh nghiệp đang nỗ lực đưa văn hóa cà phê Việt ra nước ngoài thì lại nghe bỉ bôi rằng họ không thể cạnh tranh được với Starbucks, sẽ sớm “dẹp tiệm”. Hình ảnh chiếc tàu đưa 2000 ô tô VinFast VF8 đầu tiên xuất khẩu đến đất Mỹ thì lại có người chế giễu rằng đó chỉ là ảnh photoshop… rồi nói cạnh khóe đó là “tin bốc phét”. Trong khi để xác minh chuyện này không hề khó khăn!

Bên trái: Ảnh tàu Vinfast đưa gần 2000 xe ô tô sang Mỹ “bị tố” là sản phẩm photoshop của chiếc tàu ở ảnh bên dưới. Bên phải: cận và toàn cảnh tàu Vinfast chở ô tô sang Mỹ

Đất nước ngày một phát triển, chúng ta vui mừng khi có nhiều doanh nghiệp ngoại đến đầu tư, nhưng chúng ta chỉ thực sự tự hào khi những doanh nghiệp mang thương hiệu Việt “mang chuông đi đánh xứ người”. Các tập đoàn như Viettel, Vingroup, FPT, Vinamilk, Hòa Phát... đã và đang làm tốt điều đó!

Ta có thể ca ngợi, tôn vinh những câu chuyện đẹp, hành động đẹp ở bất cứ đâu, nhưng phải thấy được, đó cũng là những giá trị, những thành công mà dân tộc ta đang có, và đang hướng tới. Nếu còn những bất công, bất cập ở đâu đó, thì chính chúng ta sẽ phải đóng góp công sức để khiến xã hội trở nên tốt đẹp hơn, chứ không phải xây dựng nên một nỗi “tự nhục” đầy bi quan, đến mức phi lý và vô căn cứ.

Tiếp nhận thụ động văn hoá, tư tưởng ngoại lai

Dẫu sao, những biểu hiện “tự nhục” nói trên còn dễ dàng nhận diện, gọi tên. Thế nhưng có một ranh giới khác mong manh hơn, khó nhận biết hơn nếu không đủ nhạy cảm. Đó chính là sự tiếp nhận thụ động văn hoá, tư tưởng nước ngoài, đến từ các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật ngoại nhập mang lại. Gọi là “thụ động” bởi nhiều khi, chính bản thân con người cũng không ngờ rằng mình đã tiếp nhận, đã chịu ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng văn hoá, tư tưởng này.

Không ai có thể chối cãi những ngày lễ “ngoại nhập” đang trở thành những ngày lễ mà giới trẻ Việt Nam không thể bỏ qua như[1]: “Halloween” (31/10), Lễ Noel (24/12), lễ “Valentine” (14/2), “Sydney Mardi Gras” (Lễ hội của cộng đồng LGBT[2] (2 tuần cuối tháng 2, đầu tháng 3), “Ngày cá tháng tư 1/4” ; “Thất tịch” (7/7 âm lịch). Một thực tế rằng khi đa số xã hội chấp nhận một xu hướng nào đó, thì mặc nhiên chúng ta cũng phải chấp nhận sự tồn tại của chúng một cách uyển chuyển và thức thời. Tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc phải thỏa hiệp, và góp phần đưa những văn hóa này vào sâu trong thế hệ trẻ. Những năm gần đây, đã có nhiều trường học đưa hoạt động Halloween (hoá trang thành ma quỷ và những hình ảnh kinh dị), “Ông già Noel tặng quà” vào trong các trường học, thậm chí là từ cấp mầm non và tiểu học! Việc đưa một hoạt động mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo vào trường học thực sự không phù hợp. Vô hình chung, trẻ phải tiếp nhận một cách thụ động văn hóa và tư tưởng phương Tây. Trong khi đó, những năm gần đây, đã có trào lưu kêu gọi bỏ Tết cổ truyền của dân tộc, thay đổi Quốc ca Việt Nam!

Các ngày lễ của nước ngoài, mang yếu tố tôn giáo được đưa vào các hoạt động trường học; Giới trẻ hưởng ứng tục ăn đậu đỏ ngày “thất tịch” mà không biết rằng nó không hề có ý nghĩa

Mặt khác, các sản phẩm văn nghệ giải trí nước ngoài như Âu Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... cũng đang tiến quân một cách sâu rộng vào thị trường Việt Nam. Với sự non nớt của mình, vẫn có những người trẻ phát cuồng vì thần tượng, với những hành động hết sức phản cảm: hôn lên ghế “Idol” [3]từng ngồi, chen lấn xô đẩy đến ngất xỉu khi đón “Idol” ở sân bay, thậm chí đáng lên án hơn là hoạt động donate tiền (quyên góp ủng hộ) cho “Idol” người nước ngoài, mặc kệ chuyện chính họ đã từng lên tiếng xâm phạm chủ quyền Việt Nam! Điển hình như: tháng 8/2020, nhóm fan Việt đã donate gần 1 tỉ đồng cho diễn viên Trung Quốc Triệu Tiểu Đường, mặc dù cô từng lên mạng ủng hộ yêu sách Đường Lưỡi Bò từ năm 2018 - “Trung Quốc, một phân cũng không thể thiếu” (và đây không phải trường hợp diễn viên duy nhất có hành động trên).

Hình chụp màn hình trang Weibo của các diễn viên Trung Quốc được yêu thích tại Việt Nam đã chia sẻ đường lưỡi bò (Phạm Băng Băng, Châu Tấn, Dương Dương…)

Thật đáng sợ khi phải so sánh những hành động đó chẳng khác nào tự mình “mua súng” để tận tay dâng lên kẻ thù, để chúng lúc nào cũng sẵn sàng “nã đạn” vào văn hóa, tư tưởng người Việt. Các thể loại phim, truyện Trung Quốc với nội dung chết đi sống lại, hay “xuyên không” (quay lại quá khứ) từ bao giờ đã ào ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đó không đơn thuần chỉ là giải trí. Nội dung và cốt truyện hoàn toàn xa lạ với cốt cách văn hóa của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa duy vật biện chứng mà chúng ta đang vận dụng trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Chẳng biết từ bao giờ những “soái ca” màn ảnh, đã “đốn tim” hàng triệu cô gái Việt Nam, những danh xưng “thần tiên tỷ tỷ”, “nữ thần thanh xuân”, “tổng tài bá đạo” trở thành những hình mẫu của thế hệ trẻ, và những ngôn ngữ đó cũng đã xâm nhập vào tiếng Việt (thậm chí có những từ ngữ mà người bản địa cũng không sử dụng như người Việt[4]). Ngay cả trong đời sống hàng ngày, các bậc phụ huynh ngày nay cũng đặt “nickname” cho các con với yếu tố “rất Tây”, “rất Trung” như: Tiểu My, Tiểu Trang... hay Tommy, Jenny... thì có vẻ “sang” hơn chăng? Trẻ mới bi bô học nói hầu như đều được cha mẹ dạy chào là “bye bye”, mà không biết tới “tạm biệt, biết gọi “mommy” mà không biết “u, bầm, bu”... là gì.

Điều đó vô hình chung xây dựng lên lối suy nghĩ “sùng ngoại”, các giá trị vốn có như ngôn ngữ, văn học nghệ thuật.... của nước nhà bị coi nhẹ. Tất cả những hiện tượng trên tuy không phải là đại diện cho tất cả tư duy, suy nghĩ của giới trẻ, nhưng thực sự chúng đã và đang tồn tại. Thậm chí, những biểu hiện tiếp nhận văn hóa một cách thụ động như trên còn tiềm tàng nhiều mối nguy hơn là những biểu hiện bề nổi, tự phát. Bởi không biết từ bao giờ, con người ta mất hoặc giảm đi tình yêu đối với văn hóa dân tộc. Khi ấy, con người ta không khác gì một cơ thể yếu ớt, thiếu sức đề kháng, lơ là cảnh giác với văn hóa ngoại lai và tiếp nhận nó như một điều đương nhiên. Từ những ảnh hưởng về văn hóa, tư tưởng, người ta dễ sa vào bẫy của những kẻ muốn lật lại lịch sử. Và rất có thể một ngày nào đó, chính họ hoặc con cái họ sẽ tham gia “lật móng” nền tảng tư tưởng của Đảng ta lúc nào không hay. Đây là một vấn đề cần phải nhìn nhận một cách nghiêm túc, bởi vì “tổ mối nhỏ” cũng có thể đục thủng cả triền đê. Huống hồ, những “tổ mối” như thế vẫn đang tồn tại, hơn nữa lại tồn tại ở chính trong những thế hệ sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước.

Tác giả Hoàng Diệp Hằng

(Bài đăng trên Báo Lạng Sơn 28/10/2023)

Chị Hoàng Diệp Hằng, Biên tập viên, Bí thư Chi đoàn Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lạng Sơn

[1] Halloween: Lễ hội ma quỷ; Valentine: Ngày lễ tình nhân; lễ Noel: Ngày Thiên Chúa Giáng sinh Thất tịch: ngày lễ tình nhân trong truyền thống Trung Quốc

[2] Cộng đồng LGBT là một nhóm được định nghĩa lỏng lẻo bao gồm đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và các cá nhân đồng tính khác được thống nhất bởi một nền văn hóa chung và các phong trào xã hội.

[3] Idol: Một từ tiếng Anh, tạm dịch là thần tượng, là một người, một nhân vật nào đó được nhiều người ngưỡng mộ

[4] Ví dụ như từ ‘soái ca’: chữ tiếng Trung tương ứng là 帅哥 chỉ có nghĩa là anh chàng đẹp trai, chứ không bao hàm nghĩa đẹp trai, phong độ, giàu có như người Việt lí giải.

Bài này cũng được đăng trên Trang web Cuộc thi Chính luận Bảo vệ Nền tảng Tư tưởng của Đảng tại link:

http://baovenentang.org.vn/Content/su-de-doa-den-bien-cuong-van-hoa-tu-tuong-ky-2-11298

Hoàng Minh Tâm Giới thiệu
Kính mời xem các bài liên quan:

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

Chuyên gia Mỹ: CHIẾN TRANH UKRAINA LÀ MỘT TRÒ LỪA ĐẢO, CŨNG NHƯ SỰ MỞ RỘNG CỦA NATO

 

Phương Tây đã mở rộng quá mức ở Ukraine. Ảnh và chú thích trên Asia Times 

Lời dẫn: Bài viết dưới đây của Chuyên gia Mỹ Stephen Bryen nói "Chiến tranh là một trò lừa đảo" là ông ấy nói tới chiến tranh khi Mỹ cùng NATO là kẻ chủ động khởi mào cuộc chiến; là kẻ gây chiến. Còn về chiến tranh nói chung thì chúng ta cần chia ra thành hai loại chiến tranh: Chiến tranh phi nghĩa và Chiến tranh chính nghĩa. Google.tienlang đã bày tỏ rõ quan điểm của mình tại bài MUỐN BÀN VỀ CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA, TRƯỚC TIÊN PHẢI TÌM HIỂU XEM BÊN NÀO CÓ CHÍNH NGHĨA! Cuộc Kháng chiến chống Pháp và sau đó chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc Chiến tranh Chính nghĩa, chống lại kẻ xâm lược; Kẻ gây ra cuộc chiến là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Tương tự như vậy là Cuộc chiến bắt buộc của Nhân dân Việt Nam chống quân xâm lược Polpot do nhà cầm quyền Trung Quốc hậu thuẫn, chỉ huy. Cũng tương tự như vậy là Chiến dịch Đặc biệt của Nga chống lại lũ Tân phát xít, con rối - puppet Kiev do Mỹ cùng NATO giật dây. Do vậy, Chiến dịch Đặc biệt của Nga là cuộc Chiến tranh Chính nghĩa.  

Kính mời những ai biết tiếng Anh, xin hãy đọc bản gốc bài của ông Stephen Bryen, chuyên gia Mỹ đăng trên Báo Asia Times với tiêu đề Ukraine war is aracket, as is NATO expansion – Dịch: Chiến tranh Ukraine là một trò lừa đảo, cũng như sự mở rộng của NATO

https://asiatimes.com/2024/09/ukraine-war-is-a-racket-as-is-nato-expansion/

Dưới đây, Google.tienlang xin dịch bài báo này…

******

 Ukraine war is aracket, as is NATO expansion – Dịch: Chiến tranh Ukraine là một trò lừa đảo, cũng như sự mở rộng của NATO

Ảnh chụp màn hình tiêu đề bài trên Báo Asia Times

Chỉ một số ít hưởng lợi từ sự tàn phá của chiến tranh trong khi cuộc thập tự chinh vô ích nhằm mở rộng biên giới NATO khiến Hoa Kỳ dễ bị tổn thương trước Trung Quốc ở Thái Bình Dương

Năm 1935, tướng Thủy quân Lục chiến đã nghỉ hưu và là người hai lần đoạt Huy chương Danh dự Smedley Butler đã xuất bản một tập sách mỏng 55 trang gây chấn động. Tập sách mỏng có tựa đề “Chiến tranh là một trò lừa đảo” đã được in lại trên Reader's Digest, được phát hành đại trà vào thời điểm đó. Butler đã tóm tắt lập luận của mình theo cách này:

Chiến tranh là một trò lừa đảo. Nó luôn như vậy. Có lẽ là trò lừa đảo lâu đời nhất, dễ dàng là trò có lợi nhuận nhất, chắc chắn là trò tàn bạo nhất. Đây là trò duy nhất có phạm vi quốc tế. Đây là trò duy nhất mà lợi nhuận được tính bằng đô la và tổn thất bằng mạng sống. Tôi tin rằng trò lừa đảo được mô tả tốt nhất là thứ không giống như những gì mà phần lớn mọi người thấy. Chỉ một nhóm nhỏ "bên trong" biết về trò lừa đảo đó. Trò lừa đảo được tiến hành vì lợi ích của một số ít người, với cái giá phải trả là rất nhiều người. Nhờ chiến tranh, một số ít người kiếm được khối tài sản khổng lồ."

Lập luận của Butler vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Khi chúng ta nhìn vào thảm kịch ở Ukraine, thật khó hiểu tại sao hàng tỷ đô la và hàng chục nghìn vũ khí hiện đại lại bị lãng phí trong cuộc thập tự chinh của NATO nhằm mở rộng biên giới.

Cuộc chiến tranh Ukraine đã làm suy yếu Hoa Kỳ vì nó đã làm cạn kiệt ngân khố và kho vũ khí của Hoa Kỳ. Nó đã làm suy yếu lợi ích của Hoa Kỳ ở những nơi khác, đặc biệt là ở Thái Bình Dương, nơi một Trung Quốc bất ổn hiện đang thách thức Đài Loan, Philippines và Nhật Bản.

Nhưng thậm chí còn có nhiều hơn thế nữa, và điều này bao gồm cả NATO. NATO là liên minh phòng thủ hàng đầu, được thành lập vào năm 1949, để chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông và Tây Âu.

Chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu đã biến mất vào năm 1991 với sự sụp đổ của Liên Xô. Ngay cả Đảng Cộng sản Ý có phần nổi tiếng cũng tan rã, thay thế bằng một vài đảng xã hội cực tả chưa bao giờ đạt được bất kỳ sự chú ý nào.

Bất chấp sự sụp đổ, hay tốt hơn nữa, bỏ qua sự sụp đổ, thay vì NATO tan rã (như Hiệp ước Warsaw đã làm), NATO đã áp dụng chính sách mở rộng. Nó tham gia vào các cuộc chiến tranh bên ngoài bối cảnh của một liên minh phòng thủ bao gồm Bosnia và Herzegovina, Kosovo, Libya và Afghanistan.

NATO ở Afghanistan. Liên minh đã đi quá xa kể từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Ảnh cùng chú thích của Asia Times

Và NATO mở rộng về phía đông và vẫn đang cố gắng mở rộng. (Nó có thể bao gồm cả Iraq, nhưng người Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết phản đối, vì vậy Hoa Kỳ đã tổ chức một "Liên minh những người tự nguyện.")

Không tính Ukraine hay Georgia, cả hai đều được hứa hẹn sẽ là thành viên NATO trong tương lai, và có thể cả Moldova (một mục tiêu khác của NATO), ngày nay NATO là một liên minh đa quốc gia khổng lồ gồm 32 quốc gia, lớn hơn nhiều và bao phủ lãnh thổ rộng lớn hơn nhiều so với 12 quốc gia ban đầu thành lập liên minh.

Về số liệu thô, NATO có lực lượng quân sự tiềm năng là 3,5 triệu người và bao phủ 25,07 triệu kilômét vuông (15,58 triệu dặm vuông) lãnh thổ. Cộng lại, các thành viên NATO là nơi sinh sống của 966,88 triệu người và có thể vượt quá 1 tỷ người vào cuối thế kỷ.

Một lý do quan trọng của NATO là thách thức Nga, một quốc gia đã thu hẹp đáng kể so với quy mô của Liên Xô cũ. Nga có dân số 147 triệu người và GDP là 2 nghìn tỷ đô la Mỹ. Thu nhập bình quân đầu người của người Nga là 14.391 đô la. Năm 2023, ngân sách quốc phòng của Nga là 84 tỷ đô la.

Châu Âu, không tính Hoa Kỳ, có dân số 742 triệu người, GDP là 35,56 nghìn tỷ đô la và thu nhập bình quân đầu người là 34.230 đô la. Tổng chi tiêu quốc phòng của Châu Âu là 295 tỷ đô la, cao hơn nhiều so với Nga.

Tuy nhiên, đóng góp của châu Âu cho quốc phòng của chính mình vẫn còn kém xa so với tiềm năng. Người châu Âu hoàn toàn phụ thuộc vào Hoa Kỳ về hỗ trợ quân sự bao gồm cả vũ khí hạt nhân (mặc dù Anh và Pháp là cường quốc hạt nhân). Tại sao lại như vậy?

Sức mạnh quân sự của châu Âu bị phân mảnh và, ở nhiều khía cạnh, yếu kém vì thiếu trang thiết bị và nhân lực. Ví dụ, Vương quốc Anh là một quốc gia có dân số 66,97 triệu người. Nước này có tổng cộng 138.120 quân nhân (tất cả các lực lượng) (không tính nhân viên dân sự).

Tuy nhiên, quân đội Anh vẫn còn nhỏ và đang ngày càng nhỏ hơn. Theo thống kê gần đây nhất, có 76.320 người trong quân đội, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số này là những người lính tiền tuyến thực sự.

Lực lượng bộ binh của Anh đã bị thu hẹp rất nhiều đến mức Quân đội Anh còn nhỏ hơn cả quân đội của Vua George III vào thời điểm Cách mạng Mỹ. Pháp có phần tốt hơn Anh mặc dù dân số chỉ lớn hơn một chút (67,97 triệu người).

Nhưng một số trong những quân lính này là lính lê dương nước ngoài (và một số trong số họ được "cho phép" sang và gia nhập quân đội Ukraine). Quân đội Pháp bao gồm 270.000 binh lính, nhưng Pháp có rất nhiều lãnh thổ cần bảo vệ, nghĩa là lực lượng triển khai ra nước ngoài khá hạn chế.

Ba Lan, với dân số nhỏ hơn là 36,82 triệu người, có quân đội gồm 216.000 người, một trong những lực lượng lớn nhất của lục địa. Đức có dân số lớn hơn—83,8 triệu người—nhưng quân số của họ là 180.215. Tuy nhiên, con số đó là không chính xác: Lực lượng bộ binh của Đức chỉ có 64.000 người, nhỏ hơn so với Anh.

Ngoại trừ một số ít trường hợp, tất cả các lực lượng chiến đấu của châu Âu đều thiếu xe bọc thép và pháo binh, và họ đã tặng phần lớn cho Ukraine. Thiết bị thường lỗi thời và bảo dưỡng kém.

Điều khó hiểu là làm sao châu Âu có thể chi 295 tỷ đô la hàng năm cho quốc phòng mà không thể triển khai lực lượng chiến đấu được trang bị tốt. Một lời giải thích có thể là người châu Âu không có ý định làm nhiều hơn là triển khai lực lượng tượng trưng. Hoa Kỳ phải đảm bảo an ninh và quốc phòng cho châu Âu.

Hoa Kỳ có khoảng 100.000 quân nhân đồn trú trên khắp châu Âu. Bao gồm Không quân, Lục quân, Thủy quân Lục chiến, Hải quân và Lực lượng Đặc nhiệm Hoa Kỳ. Trong số 100.000 quân này có khoảng 20.000 quân được gửi đến tăng cường cho Đông Âu vào năm 2022 (một số đến Estonia, Lithuania, Latvia, Ba Lan và Romania). Người châu Âu rõ ràng đang đặt cược vào lực lượng viễn chinh của Hoa Kỳ để bảo vệ họ.

Binh lính Lục quân Hoa Kỳ thuộc Lực lượng đặc nhiệm Knighthawk, Lữ đoàn Không quân Chiến đấu số 3; và Binh lính thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 506 “Red Currahee,” Lữ đoàn Chiến đấu số 1, Sư đoàn Không quân 101 (Tấn công trên không), cả hai đều hỗ trợ Sư đoàn Bộ binh số 4; và nhân viên Trung tâm Y tế Bắc Estonia. Ảnh: Lục quân Hoa Kỳ. Ảnh cùng chú thích của Asia Times

Tuy nhiên, lịch sử của lực lượng viễn chinh Anh (BEF) ở châu Âu không mấy tươi sáng. Trong Thế chiến thứ 2, BEF (gồm 13 sư đoàn và 390.000 quân) đã phải di tản khỏi Dunkirk (Chiến dịch Dynamo), Le Havre (Chiến dịch Cycle) và khỏi các cảng Đại Tây Dương và Địa Trung Hải của Pháp (Chiến dịch Aerial).

Ngày nay, không có đội quân nào ở châu Âu và Nga có quy mô và cấu trúc lực lượng tương tự như trong Thế chiến thứ nhất hoặc Thế chiến thứ hai. Nếu Anh đã chậm trễ rất nhiều trong việc chuẩn bị phòng thủ vào năm 1940, thì ngày nay châu Âu còn chậm trễ hơn nữa.

Nhiều nước châu Âu đã cung cấp vũ khí để hỗ trợ Ukraine, bằng cách gửi xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, hệ thống phòng không, pháo binh, đạn dược và nhiều loại vũ khí khó thay thế khác.

Tất cả những điều này có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là trong khi châu Âu chi rất nhiều cho quốc phòng (295 tỷ đô la) so với Nga, thì họ không nhận được nhiều lợi ích cho số tiền bỏ ra về trang thiết bị hoặc lực lượng chiến đấu. Do đó, một câu hỏi hay cần đặt ra là tất cả số tiền đó đi đâu? Có lẽ Smedley Butler có thể cung cấp câu trả lời.

Hoa Kỳ đã yêu cầu Châu Âu chi nhiều hơn cho quốc phòng và có bằng chứng cho thấy những yêu cầu này đang được đền đáp bằng ngân sách quốc phòng lớn hơn. Nhưng vẫn chưa chuyển thành lực lượng chiến đấu lớn hơn hoặc có năng lực hơn (có thể ngoại trừ Ba Lan).

Trên thực tế, suy thoái kinh tế ở châu Âu, đặc biệt là ở Đức và Anh, có thể sẽ buộc phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng và thậm chí giảm số lượng quân có thể triển khai.

Tất cả điều này dẫn đến kết luận kỳ lạ rằng, nếu không có Hoa Kỳ, các thành viên châu Âu của NATO không thể bảo vệ lãnh thổ của mình. Nó cũng đặt Hoa Kỳ vào thế bất lợi nghiêm trọng về mặt địa chính trị.

Các kho vũ khí rỗng và việc triển khai quân đội ở nước ngoài tại biên giới châu Âu làm giảm khả năng bảo vệ lợi ích của Mỹ ở những nơi khác, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Nó cũng khiến an ninh Hoa Kỳ phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng về sự sa lầy – một cuộc chiến tranh do Nga khởi xướng ở Trung Đông do Iran lãnh đạo và sự xâm lược của Trung Quốc ở Đông Á, cộng với xung đột nổ ra ở Triều Tiên, có thể dẫn đến thảm họa thực sự ở phía trước.

Việc mở rộng NATO là một rủi ro lớn đối với Hoa Kỳ, nước đã ủng hộ rõ ràng việc mở rộng NATO và thái độ hung hăng của mình đối với Nga. Ngay cả khi người ta bỏ qua lập luận của Smedley Butler rằng "Chiến tranh là một trò lừa đảo", thì đã đến lúc phải đánh giá lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với việc mở rộng NATO.

Tác giả Stephen BryenStephen Bryen là phóng viên cao cấp tại Asia Times. Ông từng là giám đốc nhân sự của Tiểu ban Cận Đông thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ và là phó thứ trưởng quốc phòng phụ trách chính sách.

Nguyễn Thị Huyền - Cộng tác viên Google.tienlang Dịch và Giới thiệu

Kính mời xem các bài liên quan:

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2024

FULBRIGHT - USAID - CIA VÀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC. Bài 6. TÂM SỰ VỚI SINH VIÊN FULBRIGHT VỀ NƯỚC MỸ

 
Sinh viên Fulbright tiêu biểu như em Tùa người Hmong, em Liên Hoa người Khmer đã bị những người Mỹ (như Giáo sư Nguyễn Thị liên Hằng) tẩy não khiến các em quay mặt lại với quê hương, với cộng đồng đã nuôi em khôn lớn 

Vì đăng rải rác ở nhiều bài, thiếu tính hệ thống nên hiệu quả không cao. Mới đây rộ lên chuyện FULBRIGHT LÀ LÒ ĐÀO TẠO PHẢN ĐỘNG? nên Google.tienlang thấy cần thiết đăng loạt bài Hệ thống lại các bài SỰ THẬT VỀ ĐẠI HỌC FULBRIGHTMột câu hỏi mà mọi người ít để ý, đó là Vì sao ở Đại học Fulbright Việt Nam, hoạt động gì cũng phải trương logo USAID? Rõ ràng Fulbright "có họ" với USAID? USAID thực chất là gì? Có phải USAID là Cánh tay nối dài của CIA (Mỹ) để tiến hành cách mạng màu, lật đổ các chính quyền mà Mỹ không ưa? Các NGOs do USAID lập ra ở Nga (trước năm 2012), Ukraina, ở Gruzia, ở Slovakia, ở Trung Quốc và trên khắp thế giới để làm gì?

Mở đầu loạt bài này, chúng tôi xin đăng bài từ Tạp chí Cộng sản để trả lời cho câu hỏi VÌ SAO NGA PHẢI ĐOẠN TUYỆT VỚI USAID? Bài 2 với tiêu đề TRAO ĐỔI VỚI SINH VIÊN FULBRIGHT VỀ CHUYỆN TIẾN SĨ NGUYỄN KIỀU DUNG NÓI FULBRIGHT “TREO ĐẦU DÊ, BÁN THỊT CHÓ”Bài 3 với tiêu đề FULBRIGHT - USAID - CIA VÀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC. BÀI 3- Ở FULBRIGHT THẦY DẠY SỬ (GS NGUYỄN THỊ LIÊN HẰNG) LẠI LÀ NGƯỜI MỸ, NHÌN ĐỜI BẰNG CON MẮT MỸ! Bài 4. NGƯỜI PHÁT NGÔN BỘ NGOẠI GIAO CA NGỢI FULBRIGHT VÀ 8 ĐIỀU CHỊ CHƯA BIẾT. Và Bài 5. Nhân 2/9: CÁN BỘ CÁC CẤP KHÔNG ĐƯỢC QUÊN LỜI CẢNH BÁO CỦA BÁC HỒ VỀ THỦ ĐOẠN TÂM LÝ CHIẾN CỦA MỸ, ĐẶC BIỆT LÀ TRONG GIÁO DỤC & VĂN HOÁ.
Tiếp theo loạt bài này, Hôm nay Google.tienlang xin đăng lại một bài cũng từ Google.tienlang nhưng từ năm 2015 với tiêu đề: Bài 6. TÂM SỰ VỚI SINH VIÊN FULBRIGHT VỀ NƯỚC MỸ. Lý do đăng bài này là vì chúng tôi có suy nghĩ: Sinh viên Fulbright tiêu biểu như em Tùa người Hmong, em Liên Hoa người Khmer đã bị những người Mỹ (như Giáo sư Nguyễn Thị liên Hằng) tẩy não khiến các em quay mặt lại với quê hương, với cộng đồng đã nuôi em khôn lớn; Thay vào đó, sinh viên Fulbright đã bị người Mỹ "gieo rắc bệnh phục Mỹ, thân Mỹ, sợ Mỹ", đúng như Lời Bác Hồ đã Cảnh báo từ năm 1952 mà chúng tôi đã kể tại Bài 5. Nhân 2/9: CÁN BỘ CÁC CẤP KHÔNG ĐƯỢC QUÊN LỜI CẢNH BÁO CỦA BÁC HỒ VỀ THỦ ĐOẠN TÂM LÝ CHIẾN CỦA MỸ, ĐẶC BIỆT LÀ TRONG GIÁO DỤC & VĂN HOÁ.

Để hiểu đúng về giới lãnh đạo Mỹ, về người Mỹ (hai khái niệm này khác nhau nha), thân mời các bạn sinh viên Fulbright cùng chúng tôi tham khảo bài dưới đây:

******

Suy nghĩ về nước Mỹ trên bồn cầu

Từ trước đến nay các anh các chị điều biết dượng không ưa Mỹ, không tin tưởng vào Mỹ rồi phỏng. Các anh các chị Cần phân biệt rằng dượng không ưa hệ thống chính trị của nước Mỹ chứ dek phải dượng ghét dân Mỹ. Người Mỹ thì dượng rất quý. Dượng quý Joan Baez, Bob Dylan..., những nghệ sĩ dùng lời ca tiếng hát đòi hòa bình cho Tổ Quốc dượng. Dượng cảm động vì một người Mỹ bế con đến tòa nhà quốc hội Mỹ và châm lửa tự thiêu phản đối quân đội Mỹ xâm lược Việt Nam. Ở tuổi 11 , dượng nghẹn ngào , mắt nhoè lệ khi đọc những dòng "Emily con ơi , nói với mẹ đêm nay cha không về ...".
Dượng muốn kết nghĩa anh em với anh Mohamed Ali , một võ sĩ đen thui từng chống lệnh quân dịch với lời tự vấn đậm chất nhân văn "tại sao tôi phải cầm súng bắn họ (người Việt Nam) , những người không hận thù ,không sỉ nhục tôi , không làm hại gia đình tôi". Và là một kon đực chân chính, tất nhiên dượng cũng yêu những em người mẫu Mỹ da trắng , tóc dài dzú bự , mông to, eo thon của Victoria Secrect. Nhân dân Mỹ rất đáng yêu đến nỗi một anh cộng sản gộc như Phạm Xuân Ẩn cũng phải quý mến. Thế nhưng hệ thống chính trị Mỹ lại đẻ ra những tên cầm quyền man rợ và thú tính suốt trăm năm . Anh Obama nếu không làm tổng thống thì ắt cũng là một anh nhọ hồn hậu như Mohamed Ali, bựa bựa dâm dâm như Snoop Dog, dễ mến hiền hòa như Akon, tửng tửng như W.Smith nhưng một khi đặt đít vào ghế Tổng Thống, Obama phải đàn áp người da đen , đẩy nhân dân Lybi, Syry, Ả Rập...vào địa ngục , quậy tung Ukraine thành nồi cám lợn ...!!!!
Một hệ thống chính trị cầm quyền ở đất nước 300 triệu dân đã từng chống lại người Việt Nam từ 1945 , gây ra tang thương chết chóc và di hại mấy thế hệ thì dượng làm đéo gì ưa nổi các anh các chị nhỉ?
Nếu anh chị nào bảo dượng thù dai thì dượng nhắc cho các anh các chị những câu chuyện mới chỉ hôm qua thôi để các anh các chị hiểu tại sao dượng dị ứng nhà cầm quyền Mỹ:
- cấm vận Việt Nam 20 năm và ép cả bầy cave của nó hùa cấm vận.
- năm 79 vỗ vai Đặng Tiểu Bình bảo Đặng bem chết mịa bỏn( Việt Nam ta ) đê.
Bọn cầm quyền man rợ này đã từng mua bán với Tàu trên lưng thằng tay sai (VNCH) của bỏn, và mới đây thôi năm vào 2000 và 2004 cái phong trào "Đề - Ga ly khai" suýt xé toạc Việt Nam chắc các anh các chị còn nhớ phỏng ? Ai đứng sau thằng Koscor và "chính phủ Dega"chắc các anh các chị dư biết nhể.
Với một hệ thống chính trị có từng đó thành tích bất hảo với Tổ Quốc dượng thì các anh các chị bảo dượng thiện cảm và tin tưởng thế đéo nào được ?
Vậy thì cái gì lý giải việc Mỹ xích lại gần Việt Nam , liên tục có những lời có cánh, thề non hẹn biển cứ như trai thành thị tán gái nhà quê mới lớn ?
Chúng ta nên quay lại thời điểm trước 1990 cả Mỹ và Trung Quốc đều cấm vận và thù địch Việt Nam. Hai thằng to đầu "chàng chàng thiếp thiếp " năm tay nhau bắt nạt Việt Nam vậy mà sau 90 cả hai thằng "hữu nghị" với CHXHCN Việt Nam. Cái lề gì thốn , đùa à ?
Từ đầu thập niên 70 Mỹ - Trung tìm đến nhau. Mỹ chơi với Trung để chia rẽ ,giảm sức mạnh khối XHCN. Trung cần Mỹ để đòi cái ghế ở HĐBA LHQ mà Tưởng Giới Thạch đang nắm , Trung bình yên trong khi Xô - Mỹ căng thẳng. Mối lương duyên ấy tan vỡ khi Liên Xô sụp đổ. Mỹ không còn đối thủ , và với cái máu bá quyền của mình , nào ai biết khi nào Mỹ hiếp dâm Trung Cuốc. ?
Anh Tàu chợt nhận ra cái thế chông chênh của mình. Anh í bừng tỉnh và thấy mỗi một thằng XHCN khác nằm ngay yết hầu mình là Việt Nam lại đang thù địch , nếu thằng khác nhảy vào Việt Nam đặt tên lửa hột nhơn chỉa vào cổ ảnh thì toi. Và thế là .... "bốn tốt ", "16 chữ vàng" ra đời. Hữu hảo với Việt Nam là cái mà Tàu cần trong giai đoạn "náu mình tích trữ lương thảo". Việt Nam cũng không phải dạng vừa, tận dụng ngay cơ hội này để đạt được cái hiệp ước bên giới trên bộ với TQ, nay đã cắm mốc. Trung Quốc tới nay vẫn chưa làm điều tương tự với các nước có chung đường biên giới với anh í.
Nhìn Việt -Trung "hữu hảo", Mỹ vứt bỏ tự ái vặt của siêu cường để "bình thường hóa quan hệ" với Việt Nam, mục đích dùng Việt Nam làm bài tẩy chống Trung khi cần. Trung Quốc càng lớn mạnh, Mỹ ve vãn Việt Nam càng dữ dội. Việt Nam ngoài vị trí địa lý cực thốn với Tàu, lại là một anh đại của ASIAN nửa tỷ dân, quá ư thích hợp để trở thành "tiền đồn chống Trung Quốc". Khốn thay, Việt Nam chưa bao giờ muốn làm lính đánh thuê , không muốn làm tiền đồn cho thằng này chống thằng kia. Đường lối ngoại giao đa phương Việt Nam kiên trì theo đuổi 25 năm là điều Mỹ xốn mắt nhất. Cái mà Việt Nam muốn ấy là trở thành một vùng đệm bình yên nằm giữa các bên xung đột lợi ích như Phần Lan đã từng bình yên trong tranh chấp Liên Xô - Phương Tây suốt gần nửa thế kỷ. Thế giới ngày nay không hai cực như hồi chiến tranh lạnh, một trật tự đa cực lại càng 
dễ dàng hơn cho Việt Nam đi theo con đường của Phần Lan.
Chúng ta hãy đặt câu hỏi Nước Mỹ có sức ảnh hưởng gì với Việt Nam để ép Việt Nam trở thành "tiền đồn chống Trung Quốc" ?
Lãnh đạo Việt Nam bây giờ không giống như Diệm, Thiệu để Mỹ sai đâu làm đấy thậm chí vừa khóc vừa ký vào một bản hiệp định nào đó.
Việt Nam là nước có độc lập kinh tế , không có chuyện Mỹ cúp cầu dao điện là Việt Nam tối thui. Các ông trùm tài chính ở Mỹ không thể thao túng Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam.
Việt Nam không phải nước đa đảng để Mỹ dễ dàng bơm tiền lập đảng hòng dựng lên một chính phủ theo ý Mỹ.
Quanh Việt Nam cũng không có một thế lực "khủng bố" kiểu như I.S đe dọa Việt Nam để Mỹ hù Việt Nam "không nghe anh, anh mặc chúng quậy chú banh chành"
Chúng ta có thể kiểm chứng những động thái của Việt Nam thể hiện độc lập tự chủ trong giao địch tiền tệ và thương mại:
- thanh toán thương mại bằng tiền Việt / Rup/ Nhân dân tệ với Nga, TQ;
- gia nhập khối Á - Âu với nòng cốt là Nga.
Người Mỹ dẫu không lấy gì làm dễ chịu thì vẫn phải chấp nhận sự thực rằng sức hấp dẫn , nguồn lợi kinh tế từ Mỹ khi bỏ lên bàn cân không là gì để Việt Nam phải đánh đổi lợi ích từ hai cường quốc Nga, Trung.
Và mỗi khi có tranh chấp với Trung Quốc , Việt Nam giải quyết bằng "dân sự" với cảnh sát biển , kiểm ngư và các kênh ngoại giao để xì hơi , rút củi dưới nồi chứ không đẩy căng thẳng lên cao. Các học giả Mỹ , chính khách Mỹ luôn ca bài "phải kiềm chế Trung Quốc" , hehehe thằng nào không muốn Trung Quốc lớn mạnh thì đi mà kiềm chế chứ sao lại mong/ ép một nước tiềm lực quân sự / kinh tế khiêm tốn như Việt Nam gánh vác việc ấy ? Chả phải trước đây từng có những anh An Nam tình nguyện làm "tiền đồn chống Cộng" cho Mỹ để rồi bị Mỹ bỏ rơi không thương tiếc đấy sao. Vẻ vang gì cái kiếp đánh thuê cho Mỹ dưới danh từ hoa mỹ "tiền đồn"?
Chắc chúng ta vẫn còn thấy mắc cười vì một anh tướng Mỹ lên giọng 
ép Việt Nam không được tiếp dầu cho máy bay Nga, Việt Nam sai một anh cấp tá đáp lời rất lịch sự và cứng rắn. Nước Mỹ thời già nua không có cây gậy lẫn củ cà rốt đủ nặng để ép Việt Nam từ bỏ ngoại giao đa phương, trở thành "tiền đồn chống Trung Quốc". Vậy nước Mỹ , cụ thể là bọn cầm quyền phải làm gì ?
Cũng vẫn con bài cũ xi" rơn chủ - nhơn quèn" thôi. Nhìn cái cách nguyên thủ nước Mỹ gặp gỡ trịnh trọng một phạm nhân (phạm tội chống phá nhà nước Việt Nam) được Việt Nam phóng thích sớm dượng thấy buồn cười gì đâu. Một siêu cường sao lại có thể chơi trò trả đũa , dằn mặt một nước nhỏ hơn bằng trò hờn dỗi kiểu trẻ con như vậy trong khi Việt Nam chả đụng chạm hay xúc phạm người Mỹ.
Liệu rằng khi Thủ Tướng hay Chủ tịch nước của chúng ta mời Edward Snowden qua chơi, gặp gỡ quay film chụp ảnh người Mỹ có thấy bình thường không? Một siêu cường lại thể hiện mình bẩn tính và thiếu tôn trọng đối tác như vậy cốt chỉ thể hiện hai điều: bất bình và bất lực trước một Việt Nam nhỏ bé nhưng có độc lập, tự chủ không chịu ngả vào quỹ đạo Mỹ.
Hệ thống chính trị của Mỹ đẻ ra những anh cầm quyền bẩn tính, tráo trở và đã mua bán trên lưng Việt Nam thì lấy cái gì để một quần chúng cần lao như dượng Durex đây tin tưởng nước Mỹ?
Tái khẩu: bài viết là quan điểm cá nhân và tình cảm của dượng dựa trên những sự kiện chân thực. Vì thế những câu vặn vẹo thế lọ thế chai dượng xếp vào loại spam và "chào thân ái và dí dái" vào mặt các thợ lái không khoan nhượng.
Bao Bất Đồng 
Kính mời xem các bài liên quan: