Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Tư liệu quý: BÀI BÁO TIẾNG VIỆT HƠN 80 NĂM TRƯỚC ĐÃ BÁC BỎ CHUYỆN ALEXANDRE DE RHODES LÀ "ÔNG TỔ" CHỮ QUỐC NGỮ

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng (ngồi bên phải) với bức tượng Alexandre de Rhode nặng 43 tấn, được tài trợ bởi một nhân vật bí ẩn, đã thất bại trong nỗ lực đặt bức tượng này tại hồ Hoàn Kiếm nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (2010)

Cái ơn con ... tự (1)
(Vài chuyện về chữ "quốc ngữ")
---------
"Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến 3 thế kỷ", đó là lời ca tụng công ơn của chữ “quốc ngữ” và người được coi là “cha đẻ” của nó đối với nước Việt, được viết trên tạp chí MISSI, số tháng 5-1961. Bản thánh ca nói trên dĩ nhiên là do các cha cố Dòng Tên người Pháp (Les Jésuites), một dòng tu đầy tai tiếng và là những "hậu duệ" thuộc Hội thừa sai Paris do Rhodes thành lập, soạn ra từ hơn 50 năm trước, nhưng thực tế là đến nay, có không ít những người mang danh "đổi mới lịch sử", cộng thêm một vài nhà "rân trủ" nước ta ... tham gia hợp xướng. Bè cao trộn bè trầm, giọng kim pha giọng thổ, giọng hì, giọng hả, giọng hi ha...
Nếu đúng vậy thật thì quả là đáng thương cho các nước Ðài Loan, Singapore, Hàn quốc, Nhật Bản và cả Trung Quốc, vì số họ "khổ", chẳng được "người Pháp thực dân cai trị" và "ban" cho cái chữ như ta nên mới “tụt hậu”, kém ta ... những 300 năm(?!).
Từ 1995 đến nay, hình như năm nào ở ta cũng có hội thảo về chuyện chữ “quốc ngữ” và các vấn đề về lịch sử của nó. Gần đây nhất là cuộc Hội thảo mở ngày 3-10-2015 tại Phú Yên, đọc báo thấy nói có đến hơn 100 tham luận của nhiều nhà nghiên cứu(!). 
Entry mở đầu này xin cung cấp một tư liệu mà hình như chửa có nhà nào... để ý, đó là một bài báo của nhà văn, nhà báo Đào Trinh Nhất trên số 118 báo Phụ Nữ Tân Văn, ra ngày 4-2-1932 tại Saigon. Điều thú vị là bài báo này đã khẳng định "Alexandre de Rhodes không phải là người đặt ra chữ quốc ngữ", ngay từ thời "có người xướng khởi việc dựng tượng đồng vị cố đạo ấy". Lưu ý rằng khi đó báo chí Việt, trong đó có tờ Phụ nữ Tân văn, còn hoàn toàn nằm trong vòng tay kiểm duyệt của người Pháp. 
Hơn 80 năm đã trôi qua, nhưng các vấn đề mà ông Đào Trinh Nhất đặt ra đến nay vẫn còn nguyên giá trị. 
Xin trân trọng giới thiệu 

********************** 

Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Hình ảnh Bài báo
Chép lại từ Cụ Lý

46 nhận xét:

  1. Linh Mục Alexandre De Rhodes (Cha Đắc-Lộ) Khai Sinh Chữ Quốc Ngữ!
    3. CHA ALEXANDRE DE RHODES - GIÁO SĨ ĐẮC-LỘ - KHAI SINH CHỮ QUỐC NGỮ

    Năm 1651, chữ Quốc Ngữ do Cha Alexandre de Rhodes (giáo sĩ Đắc-Lộ) cưu mang, chính thức ra đời tại nhà in Vatican. Đó là cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA.

    Nhân dịp cử hành 300 năm ngày qua đời của Cha Đắc-Lộ, nguyệt san MISSI (Magazine d'Information Spirituelle et de Solidarité Internationale) do các Cha Dòng Tên người Pháp điều khiển, dành trọn số tháng 5 năm 1961 để tưởng niệm và ca tụng Cha Đắc-Lộ, nhà truyền giáo vĩ đại của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ nói chung và của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng.

    Cha Đắc-Lộ qua đời ngày 5-11-1660, tại thành phố Ispahan, bên Ba-Tư, tức là sau 15 năm chính thức bị trục xuất khỏi Việt Nam.

    Nguyệt san MISSI nói về công trình khai sinh chữ quốc ngữ với tựa đề: ”Khi cho Việt-Nam các mẫu tự La-tinh, Cha Alexandre de Rhodes đưa Việt-Nam đi trước đến 3 thế kỷ”.

    Tiếp đến, tờ MISSI viết:

    ... Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ, Cha Alexandre de Rhodes đã giải phóng nước Việt Nam.

    ... Thật vậy, giống như Nhật-Bản và Triều-Tiên, người Việt-Nam luôn luôn sử dụng chữ viết của người Tàu và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều-Tiên mới chế biến ra chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm, phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình biểu ý của người Tàu.

    ... Trong khi đó, người Tàu của Mao-Trạch-Đông đang tìm cách dùng các mẫu tự La-tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn Cha Alexnadre de Rhodes Đắc-Lộ, tiến bộ trước người Tàu đến 3 thế kỷ!

    ... Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng Cha Đắc-Lộ khởi xướng ra chữ quốc ngữ. Trước đó, các Cha Thừa Sai dòng Tên người Bồ-Đào-Nha ở Macao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La-tinh rồi. Tuy nhiên, Cha Đắc-Lộ là người đưa công trình chế biến chữ quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA chào đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc Ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.

    ... Đã từ lâu đời, người Việt Nam viết bằng chữ Tàu, hoặc bằng chữ Nôm, do họ sáng chế ra. Nhưng đa số người Việt Nam không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì theo lời Cha Đắc-Lộ, Tàu có đến 80 ngàn chữ viết khác nhau. Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, bắt đầu dùng mẫu tự La-tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi Cha Đắc-Lộ đến Việt Nam, có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La-tinh rồi. Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ quốc ngữ trước tiên là công trình chung của các Nhà Thừa Sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in ra công trình khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, Cha Đắc-Lộ khai sinh ra chữ viết này, ban đầu được các Nhà Truyền Giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân tộc Việt-Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ. Tất cả các nước thuộc miền Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như chữ quốc ngữ này vậy!

    (Trên đây là phần trích dẫn từ nguyệt san MISSI).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về phần Cha Đắc-Lộ, chính Cha viết về ngôn ngữ của một dân tộc mà Cha rất mộ mến như sau:

      - Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế! Thêm vào đó, tôi thấy hai Cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có Cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của Cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai Cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại.

      ... Đức Chúa GIÊSU ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: ”Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước THIÊN CHÚA là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì THIÊN CHÚA sẽ cho anh em được no lòng. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười. Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xóa tên như đồ xấu xa. Ngày đó, anh em hãy vui mừng nhảy múa, vì này đây phần thưởng dành cho anh em ở trên Trời thật lớn lao. Bởi lẽ các ngôn sứ cũng đã từng bị cha ông họ đối xử như thế .. Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho cho kẻ ghét anh em. Hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh em má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh em, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh em, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy .. Anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác” (Luca 6,20-23/27-35).

      (”MISSI” (Magazine d'Information Spirituelle et de Solidarité Internationale), Mai/1961, trang 147-173)

      Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
      http://vi.radiovaticana.va/news/2015/12/11/linh_m%E1%BB%A5c_alexandre_de_rhodes_%28cha_%C4%91%E1%BA%AFc-l%E1%BB%99%29_khai_sinh_ch%E1%BB%AF_qu%E1%BB%91c_ng%E1%BB%AF!/1193600

      Xóa
    2. Người Pháp tạo ra chữ quốc ngữ, vậy mà đến trước CM tháng 8-1945 vẫn có hơn 90% người dân không biết chữ! những công trình kiến trúc Pháp xây dựng có phải để phục vụ nhân dân VN ta đâu mà đòi biết ơn!

      Xóa
  2. Đây là thông tin về sự kiện này trên trang

    http://www.dunglac.org/upload/article/f__1184661774.htm

    Ngày 29-5-1941 hồi 5 giờ chiều, Hà Nội long trọng khánh thành bi đình Đắc Lộ do kiến trúc sư Joseph Lagisquet phác họa (người đã vẽ nhiều kiểu biệt thự Đà Lạt), xoay mặt về hướng Nam, để ghi nhận công trình hoàn thành chữ quốc ngữ và cho xuất bản 3 cuốn sách quốc ngữ đầu tiên (ấn hành tại Roma năm 1651). Khoảng năm 1957, chính bia đá A lịch sơn Đắc Lộ được cất vào viện bảo tàng Hà Nội, chỉ còn cái “đình” bốn mặt trống rỗng; cuối cùng, khoảng năm 1982, ngôi “đình” bị phá bỏ hoàn toàn thay vào đó là đài chiến sĩ vô danh.

    Trả lờiXóa
  3. Ai sáng chế chữ quốc ngữ ? Đừng bảo Putin nhá.

    Trả lờiXóa
  4. Về chuyện ông Alexandre de Rhodes không phải là ông tổ chữ quốc ngữ đã có nhiều người chỉ ra.
    Tôi thấy có bài này trên Sachhiem, muốn chia sẻ:
    =====
    Lại Gạ Dựng Tượng Ông Đắc Lộ

    Nguyễn Văn Thịnh
    http://sachhiem.net/LICHSU/N/NguyenvThinh.php

    11-Jun-2014

    LTS: Như bạn đọc đã từng biết, ông Đắc Lộ (Alexandre De Rhodes) không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ, lại là gián điệp cho Pháp, vừa là người thô lỗ nhất trong văn hóa truyền giáo, mà lời lẽ mất dạy của ông ta (miệt thị Đức Phật, hạ nhục sĩ phu,... chẳng hạn) còn giữ lại trong quyển Phép Giảng Tám Ngày, mục Ngày Thứ Bốn. Ghi nhớ ông ta là vinh danh những sự tồi tệ đối với dân tộc. Di lụy của thời Pháp thuộc tưởng đã phải kết thúc gần 40 năm trước. Tiếc thay, những con vi trùng lịch sử chỉ là nằm ngủ chờ thời. Lâu lâu nó lại sống dậy, nổi lên thực hành những kiểu mẫu nô lệ, và thăng hoa thành một thứ văn hóa "biết ơn thực dân" và tôn thờ gián điệp cho giặc. Nhân đây xin kể ra một số bài liên hệ đến đề tài đã đăng trước đây:

    - Alexandre De Rhodes và Chữ Quốc Ngữ (Charlie Nguyễn)

    - Giáo Sĩ Dắc-Lộ &Chữ Quốc Ngữ Của Minh Vân (Trần Chung Ngọc)

    - Giáo Sĩ Đắc Lộ & Chữ Quốc Ngữ (Bùi Kha)

    - Phải Làm Gì Đối Với Tình Trạng Vinh Danh Những Việt Gian? (Nguyễn Mạnh Quang)

    - Nguồn Gốc Chữ Quốc ngữ (Huỳnh Ái Tông)

    - ALEXANDRE DE RHODES, Công và Tội (Bùi Kha)

    Và sau đây, là bài viết của tác giả Nguyễn Văn Thịnh, phản biện lại loạt bài vừa đăng trên tờ Tuổi Trẻ. Xin được trân trọng giới thiệu. (SH)
    ------------



    Nhật báo Tuổi trẻ từ ngày 18/4/2014 đăng liền bốn số bài “Thưở ban đầu của chữ Quốc ngữ”, kể kỳ công của nhà truyền đạo Ki-tô A-lịch-sơn Đắc-lộ (Alexandre de Rhode) sáng chế ra chữ Việt ký âm theo mẫu tự Latin còn gọi là chữ Quốc ngữ. Chuyện không có gì mới ngoài mục đích nhằm gợi ý hãy “làm cái gì đó” như dựng tượng ông Đắc Lộ ở một nơi nào để người Việt tỏ lòng ghi nhớ mãi công ơn của người đại diện cho mẫu quốc Phú-lang-sa và giáo hội Ki-tô đã khai hóa cho dân tộc này bằng một bảo bối diệu kỳ!

    Có mấy điều cần nói rõ:

    ☞ Một là: ______________________

    Nhà báo viết: “Mãi gần đây nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Tương cho rằng Đắc-Lộ không phải là người có công đầu trong việc tạo tác chữ Quốc ngữ”.

    Sự thật thế nào? Mời bạn đọc tham khảo một đoạn hồi ký của nhà hoạt động văn hóa-xã hội Nguyễn Hữu Đang:

    “Trước Cách mạng Tháng Tám, ở sau đền Bà Kiệu, xế cửa đền Ngọc Sơn, vẫn có một khoảng đất rộng độ ba trăm mét vuông, ở giữa dựng tấm bia đá ghi công tích Alexandre de Rhodes, một giáo sỹ Pháp sang truyền đạo ở nước ta vào những năm 1624-1645, được một dư luận mơ hồ coi là người đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Dư luận ấy càng hay được nhắc lại trong giáo hội và giáo dân như một niềm tự hào song song với niềm tự hào Giáo hoàng Grégoire đã đặt ra dương lịch!

    Lợi dụng cái nhầm lẫn của những người không hiểu biết về một sự kiện lịch sử, thực dân Pháp dựng đài kỷ niệm ông ta với dụng ý gây uy tín cho chủ nghĩa đế quốc Pháp, chứng minh cụ thể “công ơn” của nước Đại Pháp đã “khai hóa” dân tộc Việt Nam lạc hậu! Dĩ nhiên trong lễ khánh thành bia tưởng niệm phải có kẻ tung người hứng. Kẻ tung có nhiệt tình đã được chọn là giám mục địa phận Hà Nội. Kẻ hứng có thẩm quyền nhất phải là ông Nguyễn Văn Tố, nhà cổ học nổi tiếng, Hội trưởng Hội truyền bá Quốc ngữ đang được cả nước hoan nghênh. Bởi vậy Ban tổ chức mời Hội dự lễ khánh thành với yêu cầu nội dung gồm hai tiết mục:

    1. Ông Nguyễn Văn Tố đọc một bài phát biểu chứng nhận giá trị khoa học và ý nghĩa lịch sử sự nghiệp của Alexandre de Rhodes, cả hai mặt đều đã được thổi phồng trong bài diễn văn đọc trước.

    2. Học viên của Hội ở thủ đô, tiêu biểu cho phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ sẽ đến đông đủ, hoan hô và diễu hành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giữ ra sao? Ông dặn Ban dạy học chỉ dẫn độ năm sáu chục học viên nhỏ tuổi, đứng im lặng, hễ ông đọc xong bài phát biểu là tự động giải tán ra về. Một giáo viên sẽ đến phân trần với Ban tổ chức là học viên người lớn của Hội ban ngày bận đi làm, chỉ có một số ít học viên nhỏ này rỗi phần nào là đi dự được. Họ đứng lâu sốt ruột lại thiếu ý thức trật tự, khuôn phép nên tự động bỏ về, chúng tôi bực mình nhưng cũng đỡ lo vì nếu họ diễu hành, đi gần đài bia tưởng niệm và các quan khách mà có cử chỉ, ngôn ngữ thiếu lễ độ, tôn kính thì tai hại.

      Còn bài phát biểu của ông Hội trưởng thì bằng những dẫn chứng cụ thể và biện luận chặt chẽ, ông chỉ ra rằng chính các giáo sỹ Tây-ban-nha (Spaint) và Bồ-đào-nha (Portugal) đã đến xứ này từ lâu trước Alexandre de Rhodes và họ mới là người đầu tiên dùng chữ cái Latin phiên âm tiếng Việt, sáng tạo hệ thống gần hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ hiện ta đang dùng. Sau đó, Alexandre de Rhodes mới góp phần mình bằng những cố gắng qui tắc hóa và đem phổ biến hạn chế trong việc dịch kinh bổn và biên soạn tài liệu cho giáo hội. Ông ta đáng khen ở chỗ thừa kế các bậc tiền bối mà có bổ sung trong chi tiết. Những người nghe ông nói hoặc đọc bài phát biểu đăng trên một tờ báo Pháp ra ngày hôm sau đều thấy rõ ông đã vạch trần âm mưu xuyên tạc lịch sử để tuyên truyền lừa bịp của bọn thực dân”.

      Ai cũng biết vào nửa đầu thế kỷ XX, trong giới văn nhân văn hóa nước nhà nổi danh tứ kiệt “Quỳnh-Vĩnh-Tố-Tốn”, trong đó vị Viện trưởng Viễn đông bác cổ – học giả Nguyễn Văn Tố là người cốt cách, tự tin, mềm dẻo, uyên bác mà khiêm tốn, khí tiết vững vàng và sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được bầu làm Trưởng Ban thường trực Quốc hội khóa đầu tiên của chính thể Cộng-Hòa Dân-Chủ Việt Nam.

      Hai là: ______________________

      Sự phát triển của đạo Ki-tô về phía Đông gắn liền với quá trình mở mang việc khai thác tài nguyên và thị trường giao lưu hàng hóa của chủ nghĩa tư bản phương tây. Giáo hoàng Alexander VI tự cho Ki-tô giáo cái quyền thống trị hoàn cầu, đã chia thế giới ra làm hai vùng ảnh hưởng: Toàn thể Mỹ châu (trừ Ba-tây=Brazil) là thuộc Tây-ban-nha (Spain=Espagne). Còn Bồ-đào-nha (Portugal) thì được xứ Ba-tây (Brazil) và tất cả đất đai nào chiếm được ở châu Á, châu Phi. Vua Pháp Francis I bất bình, phản ứng ra lời: “Ai có thể chỉ cho ta thấy di chúc của ông tổ Adam giao tất cả thế giới cho Bồ-đào-nha và Tây-ban-nha”?

      Cùng với sắc lệnh phân chia vùng ảnh hưởng kèm theo điều quy định: “Song song với việc chiếm cứ đất đai là bổn phận phải kết hợp các dân địa phương vào trong giáo hội Ki-tô”. Do đó, đi cùng với đoàn quân xâm lược là những linh mục (sách Missionaries). Bất kể sự diễn tiến như thế nào, kết quả đều giống nhau: “Những dân tộc Á châu mất đi hoặc một phần, hoặc toàn phần sự tự do của họ, bất cứ khi nào và ở nơi nào mà cái Thánh giá cùng cái mũ Tây phương xuất hiện” (Avro Mahattan – Chủ nghĩa đế quốc của Ki-tô giáo và sự tự do của thế giới). Giáo hội được tín đồ. Thực dân được thuộc địa. Ngay từ buổi đầu, hai chủ thể ấy cố kết chặt chẽ với nhau cùng tồn tại và bành trướng.

      Alexandre de Rhodes (1593-1660), người Pháp, là giáo sỹ thừa sai của giáo đoàn hải ngoại Pháp sang mở mang nước Chúa ở phía Đông. Ông đến xứ này khoảng những năm 1620. Sau 20 năm truyền đạo, ông gửi về một bản phúc trình mô tả rất chính xác về tiềm năng thương mại, chính trị và chiến lược… La-mã và Ba-lê xem những hoạt động này như những bước khởi đầu không thể tách rời khỏi sự dẫn đến việc chiếm đóng về chính trị và quân sự trên các quốc gia này. Lúc đầu, dù ở đâu, các giáo sỹ đều được dân chúng cảm mến và nhà cầm quyền địa phương ưu ái. Nhưng sau đó, những việc làm của họ kích động dân chúng, gây bất an cho xã hội, bị dân chúng tẩy chay và giới cầm quyền không chứa chấp thậm chí phản ứng tới mức cực đoan quá khích.

      Xóa
    2. Cha Đắc-lộ không là ngoại lệ. Là bầy tôi của Chúa, giáo sỹ thừa sai De Rhodes vác cây thánh giá Thầy tới kiệt cùng trái đất nhưng vẫn không quên mình là con cháu của ông tổ Gaulois. Ông qua La mã xin Đức Giáo hoàng huỷ bỏ đặc ân Chúa cho Bồ-đào-nha đất Á Châu. Không được chấp nhận, ông về nước vận động giới giáo sỹ, thương nhân và Pháp hoàng Louis IV cung cấp những chiến sỹ đi chinh phục toàn cõi Đông phương giàu tiềm năng này. Vào thời điểm ấy, do nhiều hạn chế lịch sử, ý đồ của người con nước Pháp đã dâng mình cho Chúa ấy chưa nhận được sự hưởng ứng rộng rãi nhưng nó đã mở đường cho đế quốc Pháp xâm lược nước ta hơn 200 năm sau đó. Ông đúng là mẫu người cần cho nước Pháp như hoàng đế Napoléon I từng nói thẳng ra: “Áo nhà tu che chở và giúp họ che đậy được mục đích chính trị và thương mại. Họ chẳng mang một danh nghĩa chính thức nào mà lại tốn kém ít và được người bản xứ kính nể. Họ không thể làm chính quyền phải liên lụy hay bị sỉ nhục. Lòng nhiệt thành về tôn giáo khích lệ các tu sĩ làm việc và mạo hiểm hơn cả một viên chức dân sự nhiều”.

      Bà con ta nghĩ sao từ chỗ Nhà nước bảo hộ chỉ dựng bia đá ghi công tích một công dân chính quốc vác cây thánh giá Thầy trong công vụ đi mở mang nước Chúa và giúp nước mẹ xâm chiếm thuộc địa thì những người vong quốc đổ biết bao máu xương hàng trăm năm mới phục sinh được Tổ quốc của mình, nay con cháu những người nô lệ lại bàn nhau bày chuyện tạc tượng ghi ơn?!



      ☞ Ba là: ______________________

      Chữ viết đóng góp phần quyết định vào nền văn minh của một dân tộc bởi nó là điều kiện tiên quyết để xây dựng nền giáo dục quốc gia bảo tồn văn hiến. Vì thế các chính quyền ngoại bang thống trị luôn tìm cách huỷ diệt nền văn minh bản địa và quyết liệt đồng hoá người bản xứ. Chữ viết là đối tượng bị huỷ diệt trước tiên bởi nó phản ánh tư tưởng, tâm hồn của một dân tộc.

      Gần đây một số ý kiến cho rằng người Việt đã có chữ viết riêng theo mẫu tự tượng thanh từ rất sớm gọi là chữ Việt cổ. Với những chứng lý mơ hồ chưa thuyết phục nên người ta cứ tin theo sách sử truyền rằng: “Sỹ Nhiếp đã mang chữ Hán về khai hoá cho dân tộc Nam man”. Thực ra “ngu dân” là chính sách nhất quán của chính quyền ngoại bang đô hộ mọi thời. Cần thiết chúng chỉ dạy cho người bản xứ ít chữ đủ dùng làm thư lại tay sai. Nhưng yêu cầu được mở mang trí tuệ là khát vọng của những người có học giác ngộ luôn có ý chí phục hồi tổ quốc, phục sinh dân tộc. Từ đấy tạo ra một lớp trí thức tài hoa uyên bác ngoài ý đồ của giới cầm quyền. Tất nhiên nền văn hóa Đại Hán không thể không có ảnh hưởng sâu sắc trong việc hình thành nhân cách và tư tưởng người Lạc Việt.

      Tuy nhiên với khát vọng độc lập tự do thôi thúc, lớp nho sỹ tiến bộ bản xứ chế tác ra thứ chữ Hán-Nôm hợp với thổ âm của người Việt và chỉ qua mấy thế kỷ, chữ Nôm đã có những thành tựu rực rỡ, làm nên nền văn hoá Việt Nam trung cận đại với bản sắc riêng.

      Xóa
    3. Chính Toàn quyền Pasquier, đứng ở góc độ văn hóa đã thừa nhận: “Các tác phẩm văn học Việt Nam, dù đậm nét dân gian hay có giá trị đỉnh cao của Nho học là một kho tàng văn hóa độc đáo, phi thường” và khuyến cáo các đồng sự cực đoan: “Ta không nên phá hoại bất cứ thứ gì trong tòa lâu đài văn hóa cổ xưa này. Nếu ta làm mất đi trong quên lãng, thử hỏi đó có là trọng tội?”.

      Sự ra đời của chữ Quốc ngữ là quá trình lâu dài khởi từ các linh mục người phương tây đồng thời là những nhà ngôn ngữ học giỏi giang, kế tục nhau dày công nghiên cứu, lại được sự hưởng ứng tận tình của nhiều tầng lớp người bản xứ đã sáng chế ra một dạng chữ đơn giản và dễ phổ cập là chữ Quốc ngữ ta dùng hiện nay. R. Jacques đề nghị: “Cần thiết phải đặt đúng vị trí việc làm của cá nhân Alexandre de Rhodes trong một công trình tập thể mà ông chỉ là một trong số nghệ nhân cư yếu, trong đó người Bồ-đào-nha và những người cạnh tranh ngang hàng Việt Nam của họ đã giữ vai trò hàng đầu”. Dù sao thì việc chuyển hóa hoàn tất một ngôn ngữ Á đông từ ký tự tượng hình sang ký tự tượng thanh trước hết để các nhà truyền giáo dễ học một ngôn ngữ mới, làm phương tiện tác nghiệp, dễ dàng thâm nhập với cộng đồng thổ dân, lâu dài hơn là phục vụ cho âm mưu thôn tính một xứ sở xa lạ.

      ☞ Bốn là: ______________________

      Trên thế giới này, các dạng chữ viết đều theo hai qui tắc: Hoặc theo dòng tượng thanh như chữ Latin, chữ Slavơ, hoặc theo dòng tượng hình như chữ Ai-cập, chữ Hán. Mỗi vùng miền có những đặc thù riêng về địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa và cách phát âm. Trên đường tiến sang phía Đông, buổi đầu các giáo sỹ phương tây đã tạo ra một dạng chữ Nhật mới (romaji) theo mẫu tự Latin.

      Samurai Nhật qua chùm ảnh lịch sử

      Samurai trong trang phục truyền thống.

      Trước sự phản ứng quyết liệt thậm chí là cực đoan quá khích của giới cầm quyền thời Mạc Cửu, dưới sức mạnh của Thần đạo (Shinto) lại được các “shamurai” dẫn dắt, con chữ ấy bị đánh bật ra khỏi đất Phù Tang! Chữ Nhật truyền thống vẫn tồn tại cùng với nền tảng văn hóa Nhật để có một nước Nhật hiện nay ở “top” đầu thế giới. Trái lại khi tới Việt Nam đúng lúc chủ nghĩa phong kiến suy vi bạc nhược, cuộc Thập tự chinh mà các giáo sỹ thừa sai phương Tây đi tiên phong đã là những người có công đầu cho chủ nghĩa thực dân Pháp biến nước ta thành thuộc địa đồng thời với việc mở mang nước Chúa!

      Nhìn sang các nước Á Đông, quốc gia nào chữ viết không bị đồng hóa thì nước Chúa khó được mở mang trong khi các lĩnh vực văn hóa, khoa học, xã hội vẫn bắt nhịp với đà tiến hóa chung của loài người.

      漢語

      (Chinese)

      日本語

      (Japanese)

      한국어

      (Korean)

      ☞ Năm là: ______________________

      Khi đặt được nền móng vững chắc cho sự cai trị, thực dân Pháp thẳng tay bức tử chữ Hán-Nôm truyền thống! Sự chống trả của giới sỹ phu bản xứ không lại được trước áp lực của chính quyền thực dân nắm trong tay cả một guồng máy khổng lồ quân sự, chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa hoc kỹ thuật, tổ chức xã hội…

      Giám mục Puiginier nói đặc giọng của một trùm thực dân: “Không đồng hóa chủng tộc được thì phải đồng hóa trước là ngôn ngữ và sau là văn hoá để lập nên một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông”.

      Ý đồ ấy lại được lớp người Việt vong bản tiêu biểu là Jean Baptiste Trương Vĩnh Ký ngoài sứ vụ bầy tôi của Chúa lại mang phẩm trật Đại quan Cơ mật viện Nam triều, ông ta còn là quan chức mẫn cán của Nhà nước bảo hộ Đại Pháp, đã không ngần ngại bày tỏ hết ruột gan ra trong thư gửi cho Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ để xin tiền ra sách: “Muốn chứng tỏ với qúy vị rằng trong 13 cuốn sách đã xuất bản, tôi chưa bao giờ đi lệch mục tiêu chính và trực tiếp là sự biến đổi và đồng hóa dân tộc An Nam”.

      Xóa
    4. Ý đồ hủy diệt một nền văn hóa lâu đời của một dân tộc ở phương Đông không dễ được thực hiện. Trước hết nó gặp sự bất hợp tác của người bản địa là lẽ đương nhiên. Chữ Quốc ngữ ra đời vào giữa thế kỷ XVII, hầu như chỉ lưu hành hạn hẹp trong giáo hội Ki-tô. Nửa sau thế kỷ XIX, khi người Pháp hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam, họ có ý định dùng chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán-Nôm thì ngay trong giới cầm quyền thuộc địa cũng có những phản ứng gay gắt. Với kinh nghiệm của một quan chức thực dân đồng thời cũng là nhà văn hóa, Toàn quyền Pasquier nhắc nhở đồng sự:

      “Hãy tìm cách thích nghi, hòa nhập, chứ không phải hủy hoại, sao cho trong một thế kỷ tới người Pháp sẽ không phải chuốc lấy những lời trách cứ nặng nề rằng: Dưới chế độ tập quyền nghiệt ngã, những bản sắc đặc thù của một đất nước xa xôi đã bị tàn phá”!

      Nhưng bản chất của chủ nghĩa thực dân chỉ cần sự chiếm đóng, khuất phục và lợi nhuận. Văn hoá nếu có, chỉ duy nhất một nền văn hóa chính thống mẫu quốc mà tinh hoa của nó là tinh thần “Tự do-Bình đẳng-Bác ái” không bao giờ được xuất khẩu sang thuộc địa.



      ☞ Sáu là: ______________________

      Đến đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa lập một Ban cải tiến chữ Quốc ngữ gồm nhiều học giả người Pháp và người Việt. Chữ Quốc ngữ được cởi trói và các thể loại văn học mới lần lượt ra đời nhưng vẫn không nhận được sự hưởng ứng mặn mà cả trong giới nho sỹ và giới bình dân.

      Phải đến khi nhân dân ta giành được quyền làm chủ vận mệnh quốc gia thì ý thức cần được khai thông trí tuệ mới trỗi dậy mạnh mẽ. Giữa lúc quốc gia nguy biến, Cụ Hồ – vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập vẫn sáng suốt đặt ra ba yêu cầu bức bách mang tính sống còn là: “Diệt giặc đói – Diệt giặc dốt – Diệt giặc ngoại xâm”! Giặc nào cũng làm cho mất nước. Chữ Quốc ngữ được mạnh dạn cải tiến trên cơ sở tiếng Việt là thứ tiếng thống nhất trong cả nước nên việc phổ cập rất nhanh.

      Từ sự khắc nghiệt của lịch sử đã luyện cho người Việt có biệt tài “trong cái khó ló ra cái khôn”, biến cái không thuận lợi thành ra thuận lợi. Chỉ trong một thời gian ngắn, những người trí thức tâm huyết vẫn giữ được truyền thống văn hóa cổ truyền và tiếp thu tinh hoa nền văn hóa mới Hy-La, quảng bá chữ Quốc ngữ để mau nâng cao dân trí. Các nhà văn hóa của nước Việt Nam mới đã chế ra cách phát âm các từ theo đúng âm ngữ người Việt: a, bờ (b), cờ (c), dờ (d), đờ (đ), gờ (g), nhờ (nh), ngờ (ng), khờ (kh), thờ (th)… mà những ông tây thứ thiệt rất khó học nhưng những người bình dân Việt Nam cảm thấy rất dễ nhận diện, ghép vần, nhập tâm. Cũng nhờ đấy mà chữ Quốc ngữ được phổ cập nhanh chóng. Sau khi đuổi được giặc Pháp, năm 1960, “Hội nghị cải tiến chữ Quốc ngữ” lại được tổ chức tại Hà Nội. Chữ Quốc ngữ được nâng cấp, phát triển toàn diện, đáp ứng được trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ sinh hoạt, tình cảm, trí tuệ, tâm linh tới các bộ môn khoa học xã hội và tự nhiên hiện đại rất phức tạp, là ngôn ngữ chính thống giảng dạy trong các trường từ mầm non đến đại học. Cụ Hồ và những lãnh tụ cách mạng đồng thời là những nhà văn hóa lớn rất quan tâm và nêu gương trong việc làm trong sáng tiếng Việt ta cả trong cách nói và cách viết.

      Xóa
    5. Vĩ thanh:

      Người ta ngoa ngôn rằng: “Khi cho Việt Nam các mẫu tự Latin, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”? Nhưng có ai nghĩ rằng sự mất đi ngôn ngữ Hán-Nôm không khỏi kéo theo hệ quả là những bản sắc đặc thù của một dân tộc có truyền thống văn hiến lâu đời đã bị tàn phá?

      Một nhà giáo dục học người Pháp có lương tâm ở Việt Nam – ông G.Dumoutier, từng trăn trở: “Nếu những đứa trẻ An Nam xuất thân từ các trường học của ta (Pháp), mà không biết đọc và viết chữ Hán-Nôm thông dụng, thì chúng sẽ trở thành người ngoại quốc trên chính đất nước của chúng”! Đó là lời cảnh báo nghiêm khắc mà đến bây giờ dường như nó đang lộ diện!

      Trải hàng trăm năm phát triển đại trà, xem ra đã có ai dùng chữ Quốc ngữ vượt qua các bậc tiền nhân với chữ Hán-Nôm mà đạt tới đỉnh cao tư duy và mỹ cảm như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh quan, Hồ Xuân Hương…? Nhà Quốc ngữ tiên phong Nguyễn Văn Vĩnh từng nói: “Kể những sách của những bậc tài Nôm nước Nam để lại mà làm nền cho quốc văn thì thực hiếm, nhưng tuy hiếm mà thực là qúy, thực là hay. Như văn Kim-Vân-Kiều mà đem vào kho tàng văn chương thế giới kể cũng xứng, chớ không đến nỗi để người An Nam mình phải hổ thẹn rằng nước không có văn”.

      Ngay từ buổi đầu một nhà văn hóa Pháp có lời cảnh báo như là tiên tri: “Sự hủy bỏ nền giáo dục Hán-Nôm đồng nghĩa với sự hủy bỏ về giáo huấn đạo lý mà chúng ta sẽ không có gì để thay thế vào bộ môn đạo đức đã bị tiêu diệt này… Đối với học sinh An Nam, mỗi chữ viết (Hán-Nôm) đều chứa đựng ý nghĩa sâu rộng, khi đọc hoặc viết, chúng tiếp nhận được một cảm xúc mạnh. Còn sách vở của ta, họ tiếp nhận với một tâm trạng khác hẳn. Đó là những tập tục của một xã hội khác biệt với họ, các thầy giáo cũng khác ông thầy đồ – người mà họ coi có thể thay thế cha mẹ của họ”.

      Bây giờ, trải hàng trăm năm chữ Quốc ngữ phát triển đại trà, trong cộng đồng nảy ra những con người chẳng giống ai và chính những con người ấy có những hành xử kỳ quái từ trong gia đình tới ngoài xã hội. Và trong lĩnh vực văn chương cũng từ những con người ấy nảy sinh ra những loại truyện, thơ cách tân, hiện đại, hậu hiện đại để nảy nòi ra những “Bóng đè” và đám nặc nô “Mở miệng” được Nhã Thuyên và Nguyễn Thị Bình cùng đủ hàng chức sắc thầy bà đang kẻ tung người hứng! Con chữ vấy bẩn lên văn chương hay là văn chương làm nhơ nhuốc những con chữ? Dù sao thì với ai lòng những thẹn với lòng!

      Ngày nay khi phân tích lý giải về các vấn đề xã hội người ta thường đưa ra những yếu tố kinh tế, chính trị để giải thích sự biến động của tình cảm, đạo đức, nhân tâm… chưa hẳn đã là đầy đủ!

      Tuy nhiên, thời nay chỉ người điên mới đòi bỏ đi chữ Quốc ngữ. Nhưng nếu xếp xó lại chữ Hán-Nôm coi như đồ bỏ, khác chi để mất một báu vật gia truyền?! Giống như con rắn thần mù không biết trên đầu mình có viên ngọc quý. “Tổ quốc ta là rắn khác gì đâu!” (R.Tagor).

      Tại sao sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong chương trình cải cách giáo dục của nhà nước Việt Nam độc lập, học sinh hệ Đệ nhị cấp (tương đương Trung học cơ sở hiện nay) mỗi tuần vẫn được học vài giờ chữ Hán-Nôm. Bây giờ ta luôn nói coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc mà trong chương trình giáo dục từ Cấp Hai, các nhà cải cách không thể mạnh dạn bỏ đi những tiết học vô bổ hoặc cắt xén những chương trình lê thê đặng thêm vào vài tiết học chữ Hán-Nôm cho lớp trẻ? Đó chẳng phải là một cách làm mạo hiểm hao công tốn của như đã từng diễn ra từ các chương trình thử nghiệm cải cách giáo dục bấy lâu nay. Ít ra thì cũng tránh được cái họa viết những câu văn vô nghĩa, ngớ ngẩn, bất thành cú… của không ít học sinh cuối cấp Phổ thông, là bước chuẩn bị cho lớp cháu con tiếp cận với nguồn cội văn hóa dân tộc. Bởi nó rất hợp lẽ tự nhiên giống như “cây thuốc phương Nam trị người nước Nam” mà cha ông ta đã làm và rất thành công.



      Thành phố HỒ CHÍ MINH ngày 30/4/2014

      Nguyễn Văn Thịnh

      Xóa
  5. Bài thì hay đấy.
    Tư liệu thì quý đấy
    Dưng thiếu những còm phản biện khùng khùng điên điên của dzận xĩ Tư nổ, Nặc nô, văn lâm.... thì cả bài cũng vứt đi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác bảo em là dzận tức đối tượng đã được ghi sổ đen của các bác.

      Là khùng ,tức đã là có tư duy không đi theo hàng lối của các bác .

      Bác lại kết không có mấy ông khùng thì cũng mất vui,ấy là nghiệp vụ bác muốn biết rõ hơn dzận nào quy y phản động ,bợ đít ngoại bang , muốn thoát cái gì , phải thế không ạ?...

      Trên mạng có cả trăm ,triệu chỗ học hỏi,văn lâm đánh giá cao tiêu chí tiếp cận sự thật của nhóm các bạn GT nên cũng thường ghé qua và không ngoài mong muốn cùng góp thêm vào đó vài cái khùng điên của sự thật.

      Về ông A. de Rhodes này rồi các loại chủ nghĩa từ CS mông muội đến chiếm hữu nô lệ,phong kiến, thực dân ,đế quốc ,CNXH hay CNCS...gì gì đi nữa ,xin thưa tại mỗi cái chủ nghĩa được sinh ra,tồn tại trên đời này đều có cái lý và vai trò của nó trong quá trình phát triển của xã hội loài người ,chớ có qua sông đấm bòi vào sóng!

      Ngay cả những bất cập hiện tại của học thuyết XHCN mà đại diện tác giả là ông Mác ,cũng không nên có cái nhìn hằn học bởi nó chính là một phần của lịch sử ,nó cũng đã có những đóng góp tích cực cho xã hội,chỉ những kẻ tận dụng CNXH như phương tiện mưu cầu lợi ích cá nhân ,lợi ích cục bộ là đáng ghét.

      Người thiên chúa thì nói Chúa sinh ra vạn vật ,người VN ngắn gọn hơn là Trời sinh ra thế giới .Chúa và trời ở đây chính là Thiên nhiên.

      Thiên nhiên (TN)ở đây rất công bằng .Đừng nói trong rừng con hổ,con voi hay trên thế giới này con người là ưu việt nhất bởi voi , hổ rồi con người vẫn thường bị ruồi muỗi hay những con vi trùng nhỏ tới mức mắt ta chẳng nhìn thấy chén thịt ngon lành mà không làm gì được chúng.

      Vì thế mà thuyết ưu sinh không những từng gây thảm cảnh cho thế giới mà còn cho chính những kẻ tội đồ lợi dụng nó .

      Con người sinh ra chúng ta chỉ khác nhau về vóc dáng làn da hay sức khỏe ,sự khác biệt về trí tuệ tư duy là có giữa mỗi con người còn trên diện rộng giữa các dân tộc quốc gia là hoàn toàn không đáng kể .Mọi sự khác biệt giữa quốc gia dân tộc chỉ là do điều kiện ,môi trường sống mà hình thành những nền văn hóa khác nhau .

      Người Bắc bán cầu cổ đại thường mưu sinh bằng nghề săn bắt chăn thả gia súc trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt hơn nên tính tập thể ,bầy đàn và dân chủ cao hơn người Nam bán cầu với môi trường ấm áp giàu thức ăn :Tối đâu là nhà ngã đâu là giường với văn hóa hái lượm trồng trọt nặng tính tự cung tự cấp ít giao thương trao đổi rộng rãi nên ở góc độ nào đó xã hội trì trệ ,con người ỷ lại thiếu tích cực hơn.

      Khi cuộc sống đòi hỏi và với những phương tiện được sáng tạo ra người Bắc bán cầu sục sọi tìm thấy những môi trường sống mới thuận hơn ở Nam bán cầu ấm áp giàu có tự nhiên,họ trở thành thực dân vơ vét khai thác và cũng chia sẻ nền văn hóa Bắc bán cầu xuống Nam bán cầu mà người VN thường gọi họ là phương Tây....

      Xóa
    2. Ngày nay ,thế giới trở nên đan xen gần gũi và phẳng .Mang những khác biệt tín ngưỡng, dân tộc ,chủ nghĩa này nọ áp đặt vào để phân biệt chia rẽ thế giới phẳng này ra chỉ là những mưu đồ lợi dụng không vì lợi ích chung.

      Vì thế đúng đắn là chúng ta quan hệ đa phương,học tập tất cả những gì hay gì tốt của thế giới thực tế đã làm nên văn minh nhân loại ,không tẩy chay ai,không bợ đỡ ai bởi nói như người phương Đông chúng ta là trong ta có họ và trong họ có ta hay song phương ,đa phương đồng lợi ,đừng mang lịch sử ra để hằn học nhau chẳng lợi ích gì ,đừng mình ăn mắm thì khen thơm còn người ta ăn phomai thì chê thối !

      Hãy chấp nhận xã hội có nhiều người giỏi hơn ta,hãy chấp nhận thế giới có nhiều quốc gia văn minh hơn ta để mà phấn đấu ,để mà phát triển ;cũng giống như người học đánh cờ ấy ,kẻ hiếu thắng ,chỉ thích chơi với người thấp cờ sẽ không bao giờ trở thành người cao cờ được...

      Xóa
    3. Còn vài phút nữa là đi ...ọp mất rồi ,thêm vài dòng để bác Nặc khoanh vùng chụp cái mũ phản động cho đúng chỗ nhé.

      Với nước Pháp,thay vì nhắc mãi tội ác của người Pháp với nhân dân VN (Nội văn lâm từng bị người của Pháp bắn chết vô cớ ,cha văn lâm từng bị người của Pháp bắt bớ tù đày tra tấn dã man,bản thân văn lâm từng bị người của Pháp đá đít tạt tai...)tuy nhiên với tâm thế nhân văn hơn,người VN nên sống bằng thực tại và hướng tới tương lai.Chúng ta từng cần Liên xô ,TQ và các nước XHCN trong đấu tranh giành độc lập,nay bước sang trang mới ,để công nghiệp hóa hiện đaị hóa kinh tế xã hội,chúng ta cần Pháp ,Mỹ ,Tây Âu,bắc Âu,Nhật bản ,Úc ,Sing,Nga ,Ấn ...và cả TQ nữa,chúng ta cần khoa học công nghệ ,cần có vốn để đầu tư ...vậy thay vì thù Pháp ghét Mỹ,bài Mao ,chê Gorbachov...Hãy tự hào VN đã có những đóng góp tích cực cùng các nước XHCN khác trong sự nghiệp giải phóng thuộc địa và biến đổi xã hội tư bản ,đế quốc theo hướng tích cực,tự hào rằng than đá ,vàng bạc châu báu công sức xương máu của người VN đã góp phần xây dựng nên Paris và nước Pháp xinh đẹp mà người Pháp lấy đó để tự hào với thế giới...và cũng nên cảm ơn những triết gia ,nhà bác học ,bác sĩ ...cho đến các nhà truyền giáo ,nhà văn nhà báo...người Tầu,người Pháp,người Mỹ ,người Nhật.... đã tạo cho Vn một nền văn hóa phong phú đa dạng như ngày nay....

      Xóa
    4. văn lâm,
      Không phải tự nhiên mà có những bài, những ý kiến mà văn lâm cho là "thù Pháp, ghét Mỹ". Nếu không có những kẻ muốn làm sai lệch lịch sử, muốn đổi trắng thay đen...nhằm "diễn biến" thì chúng ta đâu cần nhắc lại làm gì cho mệt.

      Xóa
    5. văn lâm cứ làm ra vẻ người thức thời "quên đi quá khứ, hướng tới tương lai" mà không cảnh giác rằng kẻ thù vẫn còn đó với nhiều âm mưu thâm độc, ngay trên trang GT này cũng thấy điều đó. Có thể văn lâm không phải là rận nhưng nhiều ý kiến "ra vẻ hiểu biết thức thời" của văn lâm sẽ làm bọn rận nuôi hy vọng đấy.

      Xóa
    6. Kính bác Nặc 10:07 +10:13.

      Cụ Nguyễn Du xưa viết trong Kiều rằng:


      Ngẫm hay muôn sự tại Trời
      Trời kia đã bắt làm Người có Thân
      Bắt phong trần phải phong trần
      Cho thanh cao mới được phần thanh cao!

      Cũng rất khoái chuyện Kiều và nảy kiều ,nhưng văn lâm cho rằng không phải muôn sự tại Trời,mà phải là MUÔN SỰ TẠI MÌNH(subjectivism).

      Một người từ lúc phôi thai đến lúc sinh ra đúng là có mang theo dấu ấn riêng biệt của những điều kiện tự nhiên lên các cấu trúc cơ thể và trường sinh vật của cá thể ,cái này có thể là số,mệnh hay là chữ Thân như Cụ Nguyễn Du viết trong đoạn thơ trên .

      Tuy nhiên số hay mệnh không bất định mà "đức năng thắng số".Đức ở đây là phúc đức tổ tiên tích lũy trong gien giống cộng với tác động môi trường xã hội trong quá trình người này được đào tạo , trưởng thành và sống cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay.

      Một người sinh ra không được khỏe mạnh thông minh lắm nhưng được dạy dỗ biết người biết ta,biết ăn trông nồi biết ngồi trông hướng ,biết nói đúng chỗ biết cười đúng nơi...thì anh ta vẫn cứ là người không bất hạnh ,không phải phong trần như Cụ Nguyễn Du nghĩ.

      Với một quốc gia như VN ta cũng vậy thôi,bờ cõi cha ông để đúng là bờ xôi ruộng mật tạo thế địa chính trị khá đắc địa nhưng sinh thành,nước VNDCCH tuyên ngôn độc lập giữa một thế kỷ đầy biến động ,không giỏi lèo lái thì nước VNDCCH chắc gì đã còn tồn tại đến ngày nay như bao quốc gia khác chỉ còn tồn tại trong lịch sử.Caí này phải xác nhận là đức trách nhiệm của Đảng cầm quyền hơn 80 năm qua đã thắng cái mệnh địa chính trị nhiều thách thức nhưng cũng lắm cơ hội.



      Tuy nhiên đức trách nhiệm là thứ luôn luôn cần được chỉnh trang cho phù hợp môi trường kinh tế xã hội của thời đại ,không làm được thế,không biết dùng phép nhân hòa để biến thế địa lợi thành động lực thì địa lợi sẽ thành bất lợi ,dân tộc VN này vẫn đứng trước nguy cơ tiêu vong như bất kỳ quốc gia nhược tiểu nào dù thế địa lợi không phải ai cũng có được .....

      Xóa
    7. Đính chính giùm văn lâm: "lẩy Kiều" thay cho "nảy kiều".

      Xóa
    8. Thank bác Nặc 16:34!

      Xóa
  6. Theo ông Đào Trinh Nhất viết trong bài thì từ năm 1927 đã có người đòi dựng tượng ông Alexandre de Rhodes A lịch sơn Đắc Lộ.
    Đến bây giờ, gần trăm năm trôi qua, bọn rận chấy lại đòi làm việc này.
    Đặc biệt là mấy năm nay, rận chấy đang hô hào Thoát tàu...

    Trả lờiXóa
  7. VÌ SAO ĐÁM DÂN CHÚA VIỆT LẠI CHỐNG CỘNG ĐIÊN CUỒNG?
    nguồn: http://giaodiemonline.com

    Thiên Lôi
    28 tháng 11, 2007


    “Ai bảo Ca-tô là khổ?
    Ca-tô sướng lắm chứ!
    Đè đầu dân, nô lệ thực dân
    Cùng hút máu nhân dân.”



    Phần Một :

    “Vì Sao Đám Dân Chúa Ca-Tô La-Mã Việt
    Chống Cộng Điên Cuồng?”

    Câu trả lời đơn giản là: “Vì họ cùng với bề trên Vatican và quan thầy thực dân tây phương, đã thất bại chua cay trong mưu đồ ca-tô-nô-lệ-hóa Việt Nam tưởng như đã trong tầm tay. Khi nước mất vào tay giặc Pháp, vào tay cố đạo và bọn giáo gian tay sai; dân Việt đã không chịu khuất phục; vì thế đã có biết bao cuộc kháng chiến giành độc lập như Văn thân, Cần vương, các đảng phái, các giáo phái vv... nổi lên nhưng không thành công. Chỉ đến khi có đảng Cộng Sản Việt Nam khéo tổ chức mới đủ khả năng đánh sập tòan bộ quyền lực cai trị của chúng ở Việt Nam qua các chiến dịch 1954, 1975, và làm bọn giáo gian trở thành “dân do thái da vàng” lang thang tha phương cầu thực. Nay họ vẫn còn mang mối hận và đang được bề trên và chủ ngọai bang khuyến khích tái xâm nhập theo đúng cẩm nang của các cố đạo ngày xưa. Còn nước còn tát.”

    Rõ ràng là thế! Biết bao công lao khuyển mã trong hơn 4 thế kỷ từ khi các tên cố đạo Tây đầu tiên lò dò đến nước ta cho đến cao điểm là hai chế độ ca-tô trong Nam, tập đòan Vatican và thực dân Tây phương (VTC-TDTP), cùng với đám giáo gian đã xây biết bao lâu đài trên cát, bổng dưng bị các ngọn sóng thần 1954 và 1975 đập nát và cuốn phăng ra biển; làm cho họ phải theo gương các tổ phụ Abraham và Moses đi lêu bêu khắp chốn.

    Nhưng khi hỏi “Vì Sao Đám Dân Chúa Ca-tô La-mã Việt Chống Cộng Điên Cuồng?” thì ta nhầm to, là trúng kế phe ta, là đưa phe ta vào chỗ thời thượng rồi. Thực ra là đám giáo gian này chống bất cứ nhà cầm quyền Việt Nam nào không phải do tập đoàn VTC-TDTP dựng lên. Vatican đã thành công trong việc cấy được mầm phản quốc trong một thiểu số dân bản địa vọng ngoại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nào phải đợi gì đến khi có Việt Cộng xuất hiện đám này mới chống. Tổ tiên họ đã sẳn lòng làm tay sai cho giặc từ lâu rồi. Ở giữa thế kỷ 19, Trương Vĩnh Ký, một tên tu xuất và nô bộc đắc lực cho thực dân Pháp, đã không ngần ngại xúi giục quân xâm lược đánh chiếm nước ta. Hãy đọc một đoạn trong lá thư trình Đô đốc Page vào tháng 12 năm 1859, chỉ mười tháng sau khi Pháp chiếm Gia Định, y đã hãnh diện viết: "...Ngoài ra, không một người Việt Nam nào theo Ki-tô giáo lại ngần ngại xin gia nhập làm lính dưới cờ Pháp, ông vua Việt Nam không theo đạo, chẳng phải là vua của họ. (...Du reste, pas un Vietnamien catholique n’hésita à demander à s’enrôler comme soldat sous le drapeau francais, le roi payen du Vietnam n’était point leur roi.) (Depêche de l’Amiral Page, du 14-12 et 25-12-1859. Archives Nationales, Fonds Marine BB4-777).

      Với tâm cảnh lưu truyền như thế thì không lạ gì giữa cuộc chiến quốc-cộng 1945-75, một chăn chiên Ca-tô Việt gian khác là Hòang Quỳnh, từng là phụ tá của một tên giám mục tay sai của Pháp khét tiếng là Lê Hữu Từ cai quản các họ đạo cuồng tín Bùi Chu-Phát Diệm ngòai Bắc khi còn làm mưa làm gió trên lãnh thổ Việt nghèo khó, đã tuyên bố một câu thực ngu xuẩn mà không nước sông nào có thể rữa cho sạch là “Thà mất nước chứ không thà mất Chúa!” Đối với dân Việt thì câu này ‘ngu xuẩn’, nhưng đối với bọn giáo gian thì chúng đua nhau ‘Amen’.

      Và nếu bà con bảo rằng Vatican luôn xót thương cho dân Việt, thì ... gượm đã nào. Hãy đọc toàn bộ sự thật về những âm mưu nham hiểm của tập đoàn VTC-TDTP trong mưu đồ xâm nhập và cai trị Việt Nam do cố học giả người Anh gốc Ý Avro Manhattan đã viết trong cuốn “Vietnam ... Why Did We Go?”, do Chick Pub, Los Angeles xuất bản năm 1984. Bà con có thể truy cập dễ dàng ở website này www.reformation.org/vietnam.html. Trong đó ông tiết lộ một chi tiết ... rợn người là chính tên giáo hoàng khát máu Pius XII, với đại diện của y tại Mỹ là hồng y Spellman, đã ráo riết vận động quân đội Mỹ thả từ 1 đến 6 quả bom hạt nhân 31-kiloton xuống bộ đội Việt Minh để giải vây cho Điện Biên Phủ vào năm 1954. Bom hạt nhân này có sức tàn phá gấp 3 lần quả bom thả xuống Hiroshima ở Nhật. Âm mưu này đã được sử liệu quân đội Hoa Kỳ bạch hóa vào năm 1984. May nhờ hồng phước của các vua Hùng nên chuyện nay đã không xảy ra như chúng muốn, chứ không thì không biết con cháu của các vị bây giờ khốn nạn đến thế nào nữa.

      Đấy, tình yêu nhân loại của Thiên Chúa thánh thiện, mà bộ máy tuyên truyền của giáo gian ra rả ‘ngay cả cho con một của mình xuống trần gian chịu chết trên thánh giá để chuộc tội của con người’, vậy mà qua đại diện của mình trên trần gian là Pius XII, nó thể hiện ... độc ác hèn hạ như thế!

      Cho nên ai bảo đạo Ca-tô La-mã là một tôn giáo thuần túy thì ... quả là ngây thơ cụ. Nó là một công cụ chính trị khuynh đảo với vỏ bọc tôn giáo, một tổ chức gián điệp tình báo quốc tế siêu hạng chuyên để phục vụ quyền lợi của Tây phương.

      Xóa
    2. Quyết Đi Tìm Sự Thật:

      Trở lại câu hỏi: “Vì Sao Đám Dân Chúa Ca-tô La-mã Việt Chống Cộng Điên Cuồng?” và muốn đi đến câu trả lời đơn giản ở trên ta phải chịu khó đào xới lại sử liệu vì các sự thật này lâu nay bị các thế lực đen và đám giáo gian bưng bít, hoặc thay trắng đổi đen để che giấu tội ác của mình đối với dân tộc, làm không ai nắm được ngọn nguồn; nhất là khi tập đoàn VTC-TDTP thành công thống trị miền Nam suốt 21 năm (1954-1975) thì họ đã tha hồ “viết lại lịch sử”. Ngay cả trong nước tuy ngày nay đã ‘sạch bóng quân thù’, nhưng Đảng và nhà nước đang bận o bế lũ tài phiệt Tây phương, và cán bộ đảng viên đua nhau tham nhũng biến chất nên không ai quan tâm đến việc phổ biến những ‘sự thật đau lòng của lịch sử xâm lược’ cho nhân dân hiểu rõ.

      Bản thân người viết từng lớn lên trong ‘Quốc Gia Việt Nam’ dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại, đã từng thấy tây đầm nhởn nhơ làm chủ nhân ông; rồi trưởng thành và phục vụ trong các chế độ Ca-tô miền Nam trước đây, cũng từng chứng kiến G.I. Mỹ và ‘đồng minh’ tạp nham khinh bỉ dân tộc ra sao. Bấy lâu nay vẫn bị lầm lạc trong sự hiểu biết về nguồn gốc của cuộc chiên quốc- cộng. Bao nhiêu năm vẫn cứ nghĩ quân dân miền nam đổ xương máu chống cộng vì tự do, vì tinh thần quốc gia dân tộc mà không hề biết tí nào về chuyện các chế độ Ca-tô bắt dân làm nô lệ cho VTC-TDTP; còn miền bắc thì theo chủ nghĩa vô sản quốc tế; nhưng lại giải phóng được dân tộc khỏi vòng nô lệ của VTC-TDTP. Nay có cơ hội đọc được nhiều tài liệu lịch sử khác nhau từ nhiều phía mới thấy rõ ai là kẻ yêu nước, ai là bọn phản bội tổ quốc. Đến nay ‘bừng con mắt dậy, thấy dân mình đau thương!’

      Cả một nền sử học trong nam thời bấy giờ chỉ dựa trên cuốn “Việt Nam Sử Lược” của Trần Trọng Kim mà ai cũng biết ông đã viết dưới chế độ bảo hộ và ăn lương của Pháp cho nên các chương nói về sự xâm nhập của đạo Ca-tô và thời Pháp thuộc thật sơ sài và không mấy vô tư, trái lại ông còn bị buộc phải chỉ trích Nam triều và các phong trào yêu nước kháng Pháp, dù những chương khác thì rất xuất sắc. Về sau có thêm bộ “Việt Sử Tân Biên” của Phạm Văn Sơn, nhưng cũng thiếu trung thực không kém; điều này dễ hiểu vì ông có lẽ là một giáo dân và là sĩ quan chỉ huy trường Quân báo và Chiến tranh Tâm lý Cây Mai của chế độ Diệm

      Bài này cố gắng tóm lược và kết nối một chuổi dài xuyên suốt của các sự kiện trong hơn 400 năm, mà vô số tài liệu lịch sử bây giờ đã chứng minh, hầu vạch trần cái mưu đồ nham hiểm của tập đoàn VTC-TDTP để mong dân ta từ nay “sáng mắt” (“đừng nghe những gì giáo gian nói mà nhìn kỷ những gì giáo gian làm”; phỏng theo lời của cựu tông tông Nguyễn Văn Thiệu) mà tránh cho dân tộc cảnh ‘nồi da xáo thịt’ khác; và nhất là không còn mắc mưu thâm độc của ngọai bang thường trá hình bằng Ki-tô giáo. Việc 400 năm không thể nói hết trong vài trang giấy được; xin bà con thông cảm.

      Cố gắng tìm cho ra nguồn gốc của câu trả lời này, bà con chớ hiểu lầm rằng chúng tôi bài xích đạo Ki-tô. Không bao giờ! Ai tin gì thì mặc họ, nhưng chúng tôi chúa ghét việc xử dụng vật chất, quyền lợi và vũ lực để o ép kẻ khác phải tin những thứ ngây ngô mà mình đã ăn phải bả. Xem ra cái đạo này chẳng giúp ích gì cho đất nước ta; mà chỉ tòan là gây chia rẽ, bất hòa, máu đổ thịt rơi kể từ ngày xâm nhập ở thê kỷ 16. Chúng tôi cương quyết đả kích và vạch trần những âm mưu nham hiểm của cái tổ chức cực kỳ phản động Vatican đã giả danh tín ngưỡng để chung sức thực hiện mưu đồ thống trị thế giới của bọn tây phương da trắng từ khi được hoàng đế La-mã dựng lên ở thế kỷ thứ 4.

      1) Nguồn gốc đạo Ca-tô La-mã:

      Ai cũng đã rõ cái đạo Ca-tô La-mã (Roman Catholic), khác với giáo lý Ki-tô gốc do Jesus khởi xướng ở Galilee, vốn là một sản phẩm chính trị pha màu tôn giáo đã được hoàng đế La-Mã Constantine I [Flavius Valerius Aurelius Constantinus (272 – 337)] biến chế ra để phục vụ cho âm mưu thống trị và bành trướng của đế quốc, và từ đó đã được bọn thực dân phương Tây luôn áp dụng hữu hiệu. Bản thân của Constantine cũng như những tên lãnh đạo Tây phương khác, chẳng bao giờ tin vào chuyện thần thánh vớ vẫn.

      Xóa
    3. Bởi vì một điều trớ trêu của lịch sử đã cho thấy là chính quân La-mã đã đóng đinh giết Jesus, người bị xem là kẻ phản loạn ở Jerusalem; rồi 4 thế kỷ sau cũng chính người La-mã làm sống lại và lợi dụng cái đạo của Jesus để phục vụ chính trị cho mình. Xong đổ mọi tội lỗi giết Chúa lên đầu dân Do-thái vong quốc, mà cũng là dân tạo ra cuốn Cựu Ước và giáo chủ của đạo Ca-tô. Bà con đọc các truyện trong cuốn Tân ước có thấy tên của kẻ phản bội Chúa trong bửa ăn cuối là Judas. Và đạo Do thái lại gọi là Judaism. Không lẽ lại trùng hợp lạ kỳ đến vậy; hay lại là những thủ đoạn chính trị? Mẹ kiếp! đúng là làm chính trị thì phải đầy nham hiểm, độc ác và mặt phải dày như da trâu mới lật lọng xòanh xọach như thế.

      Năm 313, qua “Đạo dụ Milan” (Edict of Milan) Constantine cho phép đạo Ki-tô công khai họat động trên toàn lãnh thổ của đế quốc, rồi triệu tập Công đồng Nicaea vào năm 325, ra lệnh gom góp lại những sách cũ của Do-thái giáo và các sách khác do đồ đệ của Jesus viết về thầy mình, rồi tuyển lựa vài cuốn trong số hằng trăm, hàng ngàn cuốn khác bị hủy diệt vì không thích hơp chính trị, rồi xào nấu thành sách Phúc Âm làm nòng cốt cho cuốn Kinh Ước (Bible), và lấy nó làm tín lý của “đạo Ca-tô La-mã”.

      Nói của đáng tội, chính Jesus còn bị bị lợi dụng huống chi đám tín đồ. Jesus vẫn bị nhà thờ tiếp tục đóng đinh treo trên thập giá nào có nói năng hoặc làm chứng gì được. Không có một tôn giáo thánh thiện nào lại hành hạ và đùa dai với xác chết của giáo chủ mình như vậy.

      Trọng điểm ở đây không phải là Jesus mà là một khái niệm mơ hồ vớ vẩn về Thiên Chúa tức Chúa Trời đã được bộ máy tuyên truyền chính trị của La Mã biến thành một chủ nghĩa dùng để ru ngủ, khủng bố và khống chế nhân dân. Không những thế, chúng còn đầu độc những đầu óc mê muội thành bọn giáo gian cuồng tín để sẳn sàng tử đạo cho ‘Thiên Chúa La-Mã’ mà giành được cơ đồ của thế gian.

      Ngày nay, các học giả khảo cổ cho rằng nhiều câu chuyện chép trong Cựu Ước, bao gồm những bản chép cổ về Abraham, Moses, Solomon vv... thật ra là trước tác bởi các biện ký (scribe) của vua Josiah ở thế kỷ thứ 7 TTL nhằm hệ thống hóa niềm tin vào Yaweh – tức Jehovah hay Thiên Chúa. Người ta vẫn chưa tìm ra được chứng tích gì về các câu chuyện và nhân vật của Cựu Ước trước năm 650 TTL. Dân Do thái cổ bị trị và lưu vong lâu dài, và với dân trí còn thấp kém trong đời sống du mục lúc bấy giờ thường lưu truyền các câu chuyện về Yaweh để con cháu nhớ đến nguồn gốc và tự cho mình là ‘tuyển dân của Thiên Chúa’ mà nuôi niềm hy vọng phục quốc. Họ còn mong đợi một Messiah giáng trần để ‘cứu thế’ tức là giải phóng cho dân tộc họ. Đến khi bị quân La Mã chiếm đóng Jerusalem khoảng hơn 2 ngàn năm trước; trong nổi tuyệt vọng cùng cực nên đã có nhiều ‘tiên tri’ xuất hiện, nhưng chỉ có Jesus, một anh thợ mộc và giáo sĩ Do thái giáo ở Nazareth trở thành ngôi sao sáng được đóng vai chánh của một vở bi hài kịch từ đó đến nay. Ngay cả Jesus trong cơn túng quẩn cả tin rằng mình là con của Thượng Đế sai xuống cứ như các vua chúa thời xưa.

      Các hoàng đế La-mã kế tiếp lại còn đi xa hơn nữa như hoàng đế Thedeosius (379-395) nhận Ki-tô là công giáo, độc thần độc tôn cho phù hợp với nhu cầu chính trị mới và ra lệnh cưỡng bức cải đạo thần dân toàn lãnh thổ đế quốc; những kẻ bất tuân đều bị sát hại không nương tay. Than ôi, biết bao máu đổ thịt rơi vì những lệnh này!

      Về sau, tập đòan xâm lược tây phương và Vatican noi gương ấy, một khi chiếm đóng được nước nào thì liền ra sức tiêu diệt mọi tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, phong tục tập quán của bản xứ và cưỡng bức cải đạo theo Ca-tô ở bất cứ giá nào, để tạo ra một xã hội đàn cừu thuần nhứt cho kẻ xâm lăng dễ cai trị. Sự cuồng tín đã xóa nhòa lằn ranh giữa phản quốc và yêu nước. Vậy mà ngày nay cũng chính bọn này hô hào đòi “tự do tôn giáo” … chỉ một chiều mà thôi.

      Xóa
    4. 2. Tìm cách thống trị thiên hạ:

      Từ thế kỷ 15, với các tiến bộ về kỷ thuật vũ khí và hàng hải, các tập đoàn thực dân châu Âu, ban đầu chủ yếu là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hòa Lan; rồi tiếp đến là Pháp và Anh đua nhau đi cướp bóc ở các nước nhược tiểu, xâm chiếm đất đai và bắt dân bản địa làm nô lệ vì tài nguyên thiên nhiên ở châu Âu nhỏ bé đã cạn kiệt. Họ xem quả đất là chỗ không người bởi vì cái lối diễn dịch ác ôn của Vatican tạo cho chúng cái chỗ dựa đạo đức là “đi mở mang đất Chúa, vì quả đất này do Chúa Trời dựng nên”. Thành thử chuyện tàn sát dân các nước khác là một việc làm thánh thiện nhân danh Chúa như Vatican đã chúc lành. Cho đến ngày nay chuyện này vẫn còn xảy ra trước mắt, có đổi thay chút nào đâu? Ghê gớm thay! chỉ là một lời nói mà đủ làm đảo điên cả thiên hạ.

      Qua những cấu kết, đầu tư chằng chịt với bọn thực dân và cách tổ chức tinh vi nên tiền của, tài nguyên do bọn thực dân thâu tóm chia chác đã là một nguồn kinh tài đồ sộ cho Vatican. Tổ chức giáo quyền phong kiến của nó theo đó vươn dài như những vòi bạch tuộc xen vào và khuynh đảo chuyện nội bộ của các nước nhỏ cốt làm lợi cho quyền lợi của các nước Tây phương. Ngay cả hình tượng của Jesus từ một anh nông dân da sậm thô kệch gốc Trung Đông bỗng chốc được Vatican ra lệnh các họa sĩ tài danh phù phép thành một anh da trắng Tây phương tuổi trẻ mắt xanh với râu ria thực đẹp trai, cứ như được các bác sĩ thẩm mỹ ngày nay “tân trang” vậy, để đám con chiên mê muội các nước khác tôn sùng; và rồi dần mòn trong tiềm thức luôn ngưỡng mộ phục tùng dân da trắng một cách tự nhiên.

      Qua cung cách ấy thì ta đã thấy gần hai ngàn năm nay giáo hòang chỉ tòan là bọn da trắng; (đến tết maroc mới có anh giáo hòang da màu; nghèo đừng có ham!) để cho đám giáo gian cùng đinh da màu tha hồ mà bò sát đất hun hít tay chân, giày dép và cả … mùi đánh rấm của “Đức Thánh Cha” nữa. Nếu được hứa sẽ có chỗ trên thiên đàng, thì dám có kẻ cuồng tín An-nam-mít hảnh diện bắt chước gương Câu Tiển, chơi luôn màng “nếm phẩn của Đức Thánh Cha” nữa đấy chứ chẳng đùa. Ô hay, đó là sự thật! Bởi cái gì dính líu đến Vatican đều là thánh cả, dù ‘thánh cha’ cũng sợ chết bỏ mẹ; đi đâu cũng phải núp trong popemobile có vỏ dày chống đạn. Ờ nhỉ, tại sao không ai gợi ý cho “tòa thánh” đóng chai sản xuất những thánh liệu “đức thánh cha” thải ra hằng ngày trong rest room, bảo đảm rằng nếu đem bán ở những xóm đạo Việt thì sẽ chạy như tôm tươi, kiếm thêm được lợi nhuận mà đi cải đạo thêm kẻ khác. Rõ là uổng phí!

      Đúng là một bọn “kỳ thị chũng tộc” độc tài sặc mùi; vậy mà đám giáo gian Việt đi đâu cũng đòi hỏi “dân chủ, nhân quyền” om xòm, mà chẳng bao giờ chịu xét lại bản chất mục nát của tập thể mình.

      Mọi người không khỏi thắc mắc rằng nếu quả thực Chúa ba ngôi của Ki-tô giáo là đấng toàn năng, toàn trí, uy lực vô cùng, và đã tạo dựng trời đất thì tại sao ngay ban đầu không hiển hiện một lúc ở khắp nơi và ... chỉ cần ‘ho’ lên một tiếng để toàn thể nhân loại ... theo đạo cái rụp quách cho rồi. Cớ sao chỉ dân loanh quanh vùng Trung Đông bé tí biết đến mà thôi? Rồi phải đợi đến mấy cuộc thập tự chiến, rồi mấy lũ thực dân xâm lược Tây phương cùng cố đạo mang tàu bè súng ống đi cưỡng đạo kẻ khác hầu “sáng danh chúa” làm gì cho mất công và tốn xương máu đến thế? Lại nữa, sao Chúa không hiện ra cùng lúc khắp mọi nơi ‘tằng hắng một cái’ để tất cả các phe phái Ca-tô, Judaism, Chính thống, Muslim, Anh giáo, Tin lành hầm bà lằng xí tố vốn cùng thờ Chúa Trời Jehovah đều qui phục Vatican cho nó tiện việc sổ sách. Hay là ổng cũng bất lực như những tên đầu xỏ khác. Hay nói một cấu chắc như bắp rằng anh Thiên chúa này chẳng hề hiện hữu; hoặc một cách triết lý thì Thiên chúa chỉ là sản phẩm “nghiệp dư” của con người mà thôi.

      Xóa
    5. Dân Việt càng không hiểu nếu Thiên Chúa và đức thánh cha ở Vatican đặc biệt thương yêu đám giáo gian An-nam-mít như vậy thì tại sao qua các biến cố 1954 và 1975 không đưa tàu bò, máy bay chở họ sang tuốt ở Holy See để họ luôn sung sướng hưởng nhan ‘thánh cha’ cho tiện việc nhà nước. Hay là “tòa thánh” chỉ muốn bầy cừu này ở đâu yên đó để làm nô lệ muôn đời cho mình, chứ không dại gì mang họ về thánh quốc bé tí tẹo để ‘nuôi báo cô’ chẳng có lợi. Đám này rất tráo trở và nguy hiểm, lạng quạng không chừng chúng dám lật đổ ngôi giáo hòang của mình như chơi. Rét lắm!

      Xóa
    6. 3) Vai trò của cố đạo thừa sai:

      Bọn văn nô dịch chữ Pháp ‘missionnaires’ thành ‘thừa sai’ là cố thăng hoa chữ nghĩa và đánh lạc hướng dân chúng. Nôm na là “công tác viên đặc vụ”, mà công tác ở đây ám muội và gian ác đến cở nào. Đại đa số thừa sai này đều thuộc dòng tên – Jesuits. Trên hầu hết chiến thuyền, thương thuyền của bọn thực dân Tây phương thời ấy luôn có đám cố đạo của Vatican. Bọn này đóng nhiều vai trò chiến lược cực kỳ quan trọng trong móc xích xâm lăng. Dưới vỏ bọc là cố đạo nhưng thực chất chúng là những tên điệp viên cảm tử xung kích được thả vào vùng đất lạ để xây dựng các cơ sở đầu tiên, như nay ta gọi là điệp vụ. Chúng xâm nhập với hai bàn tay trắng nhưng nếu thành công thì được tất cả, và đã chấp nhận hy sinh trước khi tham gia công tác.( Xin đọc thêm ‘Lời thề dòng Tên” ở website này http://www.biblebelievers.org.au/jesuits.htm hay cuốn “God's Soldiers: Adventure, Politics, Intrigue, and Power--A History of the Jesuits” của Jonathan Wright hay cuốn “The Secret History of the Jesuits”, bản dịch Anh ngữ từ nguyến tác Pháp văn của Edmond Paris để hiểu rõ bộ mặt thánh thiện của các thừa sai Vatican).

      Những công tác giả đạo chúng phải làm là:

      1) Làm phép “tha tội” sát nhân, cướp bóc, hảm hiếp cho lũ lính thực dân, làm bọn chúng không có mặc cảm tội lỗi khi làm tội ác.

      2) Làm gián điệp thâu thập tin tức địa phương khi vờ len lỏi vào các vùng hẻo lánh để rao giảng “phúc âm”.

      3) Dùng vật chất mua chuộc đám tân tòng bần cùng để tạo những làng, những xóm chiến đấu chống lại chính quyền địa phương gọi la “xóm đạo”, “họ đạo”; rồi chiêu mộ huấn luyện những đoàn quân bản địa cuồng tín thành thân binh sẳn sàng tử đạo để đở tốn xương máu của lính mẫu quốc.

      4) Khi nắm vững thực lực yếu kếm của nhà cầm quyền thì tạo cớ cho quan quân triều đình ra tay đàn áp để quân cướp nước chờ sẳn ngoài biển lấy lý do tràn vào xâm chiếm.

      5) Hăng say tiên phong trong nhiệm vụ tiêu diệt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán của dân bản địa theo đúng cẩm nang của Vatican; đơn cử là tạo ra lối chữ viết mới theo Latin, lối học mới để triệt tiêu thành phần trí thức cũ của dân tộc bản địa; phá bỏ bàn thờ tổ tiên, dẹp những sự cúng tế, phá bõ chùa chiền để xây nhà thờ, o ép cưỡng bức người dân cải đạo vv..

      6) Khi cai trị được xứ mới chiếm thì cùng bọn thưc dân dốc sức đào tạo một nhóm tay sai cuồng tín trở thành nhóm lãnh đạo bản địa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đám người này thăng tiến nhanh trong nấc thang quyền lực mới để tiếp tay chúng trong việc ca-tô hóa dân bản địa cho nhanh chóng.

      7) Cùng chia chác với thực dân về những tài sản cướp bóc được để chuyển về cho “đức thánh cha” và “tòa thánh” ở Vatican để làm phương tiện đi thống trị các nơi khác trên toàn thế giới.

      Ngày nay, bổn cũ vẫn còn được xài lại một cách “vô tư” khắp mọi nơi có bọn thừa sai lảng vảng, và những vai trò này không hề thay đổi chỉ khác là nay có thêm đám thừa (tay) sai “tín hữu Tin lành” làm việc cho chủ mới tham gia mạnh mẽ không kém.

      Nghĩ cũng lạ; ai cho bọn thừa sai quyền vào ra các nước nhỏ của người khác để thao túng việc nội trị cứ như chỗ không người? Sức mạnh của vũ khí Tây phương? Có bao giờ ta nghĩ đến chuyện người Á đông hành xử như thế trên đất Âu châu? Trước đây thì chúng đòi tự do truyền đạo, nay bùa này hết linh bèn quay sang trò ‘nhân quyền, dân chủ’.
      https://sites.google.com/site/fddinh/Home/vi-sao-dham-dan-chua-viet-lai-chong-cong-dhien-cuong/manhungcuathienloi/phan-hai

      Xóa
  8. Tiến Trình Xâm Chiếm Việt Nam Trước 1945:

    I. Từ thế kỷ 16 đến hết đệ nhị thế chiến 1945:

    Bọn cố đạo Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tìm đến Việt Nam lần đầu khoảng năm 1533, có nơi còn cho là 1516. Họ len lỏi truyền đạo và làm gián điệp trong đám cùng đinh thất học ven biển rồi dần gây dựng được những làng đạo, xóm đạo, xứ đạo.

    Sử gia Pháp Georges Coulet đã viết trong tác phẩm của ông “Cultes et Religions de l’Indochine Annamite” Saigon, 1929, như sau: “Thiên Chúa giáo đã mở cửa cho quân đội Pháp và đã là nguyên nhân trực tiếp của cuộc xâm lược đất nước này”.

    Một sử gia khác, Taboulet nhận xét: "...đạo Thiên Chúa đảo lộn một cách rõ rệt tất cả những phong tục, tập quán bản xứ; nó làm hư hại nền tảng của đạo chính là sự tôn sùng trời đất, đạo thờ Thành Hoàng và đạo thờ cúng tổ tiên; nó làm rung chuyển và đe dọa làm tan rã nền móng Nhà nước, của gia đình và của xã hội Việt nam" (Taboulet - La Geste française en Indochine. Maisonneuve, 1965).

    1. Công đầu của cố đạo Alexandre de Rhôde:

    Y là người Pháp sinh năm 1591; gia nhập dòng tên (Jesuits) tại Roma năm 1612. Ban đầu y được phái đi Nhật bản vào năm 1619, nhưng gặp lúc Nhật đang bài trừ Ki-tô dữ dội nên lánh đến Macao, Trung quốc.

    Chuyện là, bấy giờ ở Nhật, khi nhìn thấy được những âm mưu thâm độc của bọn cố đạo Ca-tô và sự phản phúc của các họ đạo (dalmyo), nên sau khi Miguel López de Legaspi của Tây- ban-nha chiếm Phi luật tân năm 1565, sứ quân Hideyoshi (1536-1598) liền ra lệnh đóng đinh 9 cố đạo và 17 tân tòng chết trên giá gỗ. Đến thời sứ quân Tokugawa Iemitsu (trị vì từ 1623 đến 1641), ông còn quyết liệt hơn nên ra lệnh vào năm 1635 triệt để cấm các tàu bè của bọn tây dương lui tới Nhật buôn bán hoặc truyền đạo. Năm 1639 lại ra lệnh trục xuất bọn cố đạo dòng tên Jesuits Bồ-đào-nha và tận diệt các họ đạo, nhờ vậy mà Nhật không bị nhiểu lọan bởi đám Ca-tô giáo gian như ở Việt Nam về sau.

    Vào năm 1625, de Rhôde đến Faifo (Hội An) gặp thời Trịnh Nguyễn phân tranh; bắt đầu học tiếng Việt từ một cậu bé 10 tuổi, và nuôi cậu này với bơ sữa về sau trở thành phó tế, không rõ y có còn làm nhiều điều xằng bậy ‘sách nhiễu tình dục’ với cậu dài dài hay không chẳng thấy sách nào ghi lại. Y tìm cách len lỏi mua chuộc các nhà Chúa (chúa ở đây là chúa Trịnh – Nguyễn, chứ chẳng phải chúa Jesus đâu đấy!) để được hoạt động ở cả 2 đàng trong và ngoài suốt 20 năm; nhưng vẫn bị các Chúa trục xuất đến 6 lần; nhưng lần nào cũng tìm cách quay lại bám trụ dai như đĩa. Năm 1645, y bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Y trở về châu Âu rồi chết vào năm 1660 ở Ispahan, Persia.

    Ở châu Âu, de Rhodes ráo riết vận động Vatican và Pháp thành lập hội Thừa Sai (MEP: Mission Étrangère de Paris). Rồi Hội này được chính thức ra đời vào năm 1663 gồm toàn giáo sĩ người Pháp để gửi sang Viễn Đông vừa truyền đạo vừa mở rộng ảnh hưởng của Pháp tại vùng này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2. Chuyện Chữ Quốc Ngữ:

      Mấy năm trước, từ trong nước ra đến hải ngoại bổng dưng rộn ràng chuyện đánh giá lại vai trò của de Rhôde, nhất là trong lãnh vực văn hóa. Có kẻ cố tán tụng de Rhôde là người đã có công lập ra chữ quốc ngữ phổ thông hiện nay để thay thế chữ nôm là lối mượn các nét chữ tàu của cha ông. Nói theo văn phong của cụ Vương Hồng Sển thì đây đúng là “thua me gở bài cáo”. Ai cũng rõ là de Rhôde chỉ là kẻ tiếm công của các cố đạo Bồ đào Nha đi trước. Và bọn cố đạo đã làm việc này chẳng phải do hảo tâm phát huy văn hóa Việt mà chỉ thuần phục vụ việc truyền đạo của chúng cho dễ dàng vì bấy giờ họ không thể nào học được chữ nôm. Cho đến khi thực dân Pháp cai trị được nước ta thì chữ quốc ngữ mới “được cưỡng bách” thành chữ phổ thông. Thế nhưng vấn đề này chẳng có gì là quan trọng và hình như đã bị đặt sai chỗ trong cuộc tranh luận. Cách viết chữ chỉ là một trong những phương tiện ký âm, mà là phương tiện thứ yếu, để truyền tãi thông tin của tư tưởng. Trọng tâm vẫn là “tiếng nói của dân tộc– hay tiếng Việt hay tiếng nước tôi”. Ta há đã chẳng nghe các bậc trí thức tiền bối như Phạm Quỳnh đã nói: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn.” hay lời của bài hát Tình Ca tuyệt vời của Phạm Duy: “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi. Mẹ hiền ru những câu xa vời. À à ơi ! Tiếng ru muôn đời. Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui. Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi. Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi. Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi.”

      Còn chữ viết chỉ là phương tiện kỷ thuật tùy thời. Theo nhu cầu tiến bộ của xã hội thì tư tưởng cũng tăng tiến và ký âm cũng phải phát triển theo. Chữ Việt ở thế kỷ 17 chỉ là một loại ký âm thô sơ kệch cỡm “chẳng giống ai”; về sau phải có sự đóng góp của bíết bao thế hệ trí thức nó mới được chải chuốt nhuần nhuyển như ngày nay để có thể "luyện cho tiếng ta có thể diễn dịch được các lý thuyết, các ý tưởng về triết học, khoa học mới." (Dương Quảng Hàm).

      Vì thế trong thời “vong quốc sử”, cha ông ta đã lợi dụng sự phổ thông của nó mà “lấy gậy ông đập lưng ông”, đã ráo riết phổ biến tinh thần yêu nước sâu rộng và kêu gọi đồng bào vùng dậy tiêu diệt quân thực dân xâm lăng và bọn tay sai cuồng tín. Như thế thì chữ quốc ngữ cũng đã được dân ta khôn khéo biến nó thành vũ khí chẳng khác gì việc sử dụng súng đạn ban đầu do bọn Tây phương sáng chế để đánh đuổi được bọn chúng ra khỏi bờ cõi. Vậy thì bàn cãi lôi thôi để làm gì mà không cùng nhau tán dương sự linh lợi khôn ngoan của cha ông; nhờ vậy mới giành lại được nền độc lập và tự chủ cho tổ quốc ngày hôm nay.

      Hãy vững tin vào sự khôn ngoan của cha ông ta. Một ngàn năm đô hộ giặc tàu, ta xài chữ nôm. Một trăm năm đô hộ giặc tây, ta xài chữ latin. Dù xài chữ gì thì “tiếng ta” vẫn còn. Tiếng ta còn thì nước ta còn, đúng như lời của Phạm Quỳnh. Chứ không thì hoặc là ta nói tiếng tàu hoặc tiếng tây mất rồi. Bà con chứ yên chí.

      Xóa
  9. Các bạn hãy bỏ chút ít thời gian vào trang Web sau đây để rò trắng đen để trang trường hợp như người rờ voi hay làm người không muốn lại muốn làm "con chiên" :
    http://www.sachhiem.net/CHARLIE/CN_TTDTG/Alexandre.php

    Trả lờiXóa
  10. Bức tượng Alexandre de Rhode bằng đá hoa cương nặng 43 tấn chắc chắn sẽ là số tiền khổng lồ.
    Ai, tổ chức nào là người đầu tư?
    Ai thuê ông Phạm Văn Hạng làm?

    Từ trước tới nay, việc dựng tượng bất cứ ai đều phải có đề án, trình duyệt rồi mới làm.
    Tại sao cái vụ này lại làm ngược?
    Không thấy bất cứ nhà báo nào đặt ra câu hỏi: Tại sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chứng tỏ cái thế lực muốn chạy tội cho đế quốc thực dân là rất mạnh.
      Báo chí chỉ ca ngợi ông Phạm Văn Hạng chứ không có nhà báo nào dám hỏi ông Hạng một câu: Nhà hảo tâm nào đứng ra thuê ông làm tượng tên cha đạo kia?

      Xóa
  11. Mấy bạn hãy tư duy xíu, đừng cóp pết

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cóp pết để thông não cho những anh như ba ba cũng tốt

      Xóa
    2. Tôi cũng cảm ơn mấy bác cop pết trên kia vì những thông tin này giờ tôi mới biết.

      Xóa
  12. ... Chỉ cần một hoặc hai cuộc “hội thảo khoa học” theo kiểu tái vinh danh Alexandre de Rhodes , được chỉ đạo từ bên ngoài do các “ngài trí thức nửa vời”, “trí thức mù sờ voi”, thiếu kiến thức về lịch sử dân tộc, bản lĩnh chánh trị yếu và dễ bị mua chuộc là có thể biến kẻ cướp nước có tội thành có công, biến kẻ bán nước thành người yêu nước...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chi can ngan gon va de hieu nhu vay la du roi ,cam on nac danh nhe

      Xóa
  13. Ai tìm ra và Sáp Nhập TÂY NGUYÊN vào Lãnh Thổ VN vậy hả thằng DLV NGU như CHÓ kia ?lúc 09:35 30 tháng 12, 2015

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ai da thong nhat bac nam va lanh tho lien mot giai ha thang 3 que ngu nhu cho kia

      Xóa
    2. Thống nhất mà dân đói khổ thì thống nhất làm gì? thống nhất mà mất đất, mất đảo thì thống nhất làm gì chứ? thống nhất mà làm nô lệ cho Tàu thì chỉ có thống khổ nhất đời thôi.

      Xóa
  14. Tại sao thời Pháp thuộc ,Lãnh thổ được mở rộng toàn vùng Tây Nguyên? Nhưng ngày nay lại mất Ải Nan Quan,Thác Bản Giốc,Núi Lão Sơn !?lúc 09:44 30 tháng 12, 2015

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cộng sản Trung Quốc bán đất cho Việt Nam !!! phần 1:Bạch Long Vỹ
      Trước hết tôi phải khẳng định là bài viết này được dịch từ những nguồn "đen" của báo chí phương Tây và những kẻ pháp luân công chống đối ở Trung Quốc ( khá giống bọn cờ vàng Việt Nam ) nói về việc Đảng cộng sản Trung Quốc chuyển nhượng lãnh thổ , hèn nhát với Việt Nam ở :Bạch Long Vĩ , Lão Sơn , Trường Sa . Trước khi vào bài , tôi xin khẳng định lại : MỌI LÃNH THỔ TRÊN LÀ CHỦ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM CỦA VIỆT NAM !
      A.Trung Quốc cộng sản chuyển nhượng bí mật Dạ Oanh Đảo (Bạch Long Vĩ) cho Việt Nam
      Washington này 29 tháng 4 năm 2012 , Reuters . Phương tiện truyền thông Đại lục đã phá vỡ những bí mật về ĐCSTQ dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông trong phong trào cộng sản ở Châu Á , trong năm 1957 , Trung Quốc đã "chuyển nhượng bí mật " Dạ Oanh Đảo cho Việt Nam . Một số lượng lớn hàng hóa cung cấp cho Việt Nam thông qua hòn đảo này . Quá trình và nguyên do chuyển nhượng và thỏa thuận đến nay vẫn là điều bí ẩn .
      Dạ Oanh Đảo (Bạch Long Vĩ ) và sự chuyển giao bí mật của Chu Ân Lai với Việt Nam
      Theo Tencent báo cáo rằng hiện tại vùng biển Nam Trung Hoa ( Biển Đông ) đang có những bế tắc trong vấn đề Hoàng Nham đảo với Philippin đẩy lên mối quan tâm mạnh mẽ trong và ngoài nước ( TQ ) . Bởi vì thời gian trước khi sự kiện Hoàng Nham đảo , Bạch Long Vĩ cũng đã bị những người cộng sản Trung Quốc chuyển nhượng lại cho Việt Nam .
      Bạch Long Vĩ trước kia được gọi là Dạ Oanh Đảo , diện tích khoản 5km2 nằm ở trung tâm của Vịnh Bắc Bộ thuộc về lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc ( ?) . Tháng 7 năm 1955 , Cộng quân Trung Quốc đã chiếm đóng đảo Dạ Oanh . Nhưng bây giờ đã được giao cho Việt Nam . Tại sao lại như vậy ? Phiên bản khác nhau đã nổi lên , có nguồn ở Việt Nam , có nguồn ở Trung Quốc .
      Quá trình cụ thể , có hai giả thiết về "mượn đảo " . Một giả thiết cho rằng : Vào trước khi bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam 1957 , "Để hỗ trợ cho cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam , thủ tướng Việt nam Phạm Văn Đông và Chu Ân Lai đã ký kết thỏa thuận cho phép chính phủ Việt Nam mượn Bạch LongVĩ làm căn cứ radar ở trên như một cảnh báo sớm máy bay Mỹ nắm bom Hà Nội . Chiến tranh Việt Nam đồng thời là nơi vận chuyển hàng từ Trung Quốc (" Việt Nam ! Biển Đông ! NXB Nhân Dân Quảng Đông ) .
      Một giả thuyết "mượn đảo" khác tuyên bố : Chu Ân Lai đã mượn "Tá đảo " hiệp nghị ký tên Mao Trạch Đông được hoàn tất bởi lãnh tụ ĐCS Việt Nam Hồ Chí Minh khi đến Trung Quốc . Chu Ân Lao đã yêu cầu với Mao Trạch Đông để cho Việt Nam "mượn " đảo để xây dựng căn cứ radar tiên tiến theo dõi máy bay Mỹ , và ĐCS Trung QUốc như người đàn ông hào phóng , hầu như không tính đến bất kỳ rắc rồi nào , đáp ứng nhu cầu của Hồ Chí Minh ( sách "Khấu tỉnh Trung Quốc hải " của NXB Nhân dân Hà Bắc ) .
      Ngoài ra còn có một nguồn tư liệu khác :"Theo bộ phận nghiên cứu của Đại học Quốc phòng PLA năm 1992 được công bố "Trung Quốc và các nước láng giềng và các tranh chấp sở hữu ranh giới hàng hải " ghi :" Ranh giới vịnh Bắc Bộ liên quan đến một yếu tố quan trọng , cụ thể một hoàn đảo ở giữa biển , nguyên là một phần của đất nước (?) , Dạ Oanh Đảo hay gọi là Châu Phù Thủy hay hòn đảo nổi , năm 1957 đã được chuyển về Việt nam và đổi tên thành Bạch Long Vĩ "

      Xóa
    2. Tóm lại , cả hai giả thuyết là chuyển giao (trả ) đảo cho Việt Nam hay cho mượn đảo , thậm chí cả nhưng thứ không được tiết lộ vào thời diển đó . Nhưng thông qua một chế độ chuyển giao bí mật . Một học giả Trung Quốc viết " TQ và luật biển Quốc tế " đã nói :" Bạch Long Vĩ trong lịch sử của hòn đảo này thuộc về Trung Quốc một lần đến tháng 3/1957 đã bị chuyển giao bí mật cho Việt Nam " . Và tất thảy những thứ trong bản chuyển giao đó đến nay vẫn là điều bí ẩn .
      Tại sao Đảng cộng sản Trung Quốc lại chuyển giao Dạ Oanh Đảo cho Đảng cộng sản Việt Nam thành Bạch Long Vĩ ? Tại sao lại áp dụng "chuyển giao bí mật " ? Một lời giải thích khác cho rằng một mặt ĐCSTQ ủng hộ cuộc chiến giải phóng ở Việt Nam , một mặt TQ không muốn trực tiếp câm thiệp vào tình hình Việt Nam đối đầu với Mỹ nên đã chuyển nhượng Dạ Oanh Đảo để giúp Việt Nam xây dựng trạm radar và căn cứ hậu cần vận chuyển hàng tiếp tế . Tuy nhiên đó đã đem đến một thông điệp và bằng chứng về sự ĐẦU HÀNG BÍ MẬT của Trung Cộng với Việt Nam .
      Người "di giao" đảo cho Việt Nam đã hối tiếc những gì ?
      Cựu phó chỉ huy , người đã chịu trách nhiệm về "chuyển giao" công việc cụ thể , đại diện cho Trung Quốc vào thời điểm đó trong việc chuyển giao Bạch Lõng Vĩ . Ông ta đã cảm thấy hối hận về sự kiện trên khi nghe những ngư dân TQ trên đảo nói :"Chúng tôi là người TQ , tại sao bây giờ trở thành người Việt Nam ? "
      Mặc dù chỉ thực hiện lệnh, nhưng tướng Ma Lào trong cuộc phỏng vấn sau này , "nhiều hơn một lần nói nặng nề, có vẻ như tôi đã làm sai."
      "Đầu hàng bí mật " và những tổn thất mà ĐCS TQ đã làm khi đầu hàng Việt Nam
      Sau năm 1957 , ĐCSTQ và ĐCS VN đã khí một thỏa thuận bí mật , đảo Bạch Long Vĩ thành lãnh thổ Việt nam , cư dân TQ trên đảo này trở thành Hoa Kiều . Việc chuyển giao Bạch Long Vĩ khiến cho TQ mất đi phần đáng kể quyền lợi ở Vịnh Bắc Bộ , tiêu diệt sinh kế của trăm nghìn như dân TQ . Học giả Các Kiếm Hùng chỉ trịch " đối với tranh chấp nghề cá Vịnh Bắc Bộ , thái độ của TQ dường như không cứng không mềm , Việt Nam vẫn có tuần tra và chúng tôi không có gì để được thực hiện ...."
      Đại kỷ nguyên
      Trong phần tiếp theo tôi xin dịch bài tiếp theo của Đại Kỷ Nguyên với chủ đề về Lão Sơn .

      Xóa