Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

Việt Nam và mối quan hệ Mỹ- Trung: CÓ GÌ THAY ĐỔI SAU ĐẠI HỘI ĐẢNG 12?

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN


Đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa
 Đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ngày 22/1 đã dành thời gian trao đổi với báo giới bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. 
**********************



* Xin đồng chí cho biết, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn có ảnh hưởng như thế nào đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới?

Một trong những yếu tố làm cho tình hình thế giới và khu vực biến động phức tạp là các nước lớn cạnh tranh ảnh hưởng, tạo ra sự cọ xát về mặt lợi ích chiến lược, lợi ích an ninh, kinh tế.

Nếu các nước không giữ được độc lập tự chủ, phát huy chính sách đối ngoại độc lập tự chủ mà nghiêng bên này, nghiêng bên kia thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường an ninh của mình. Chính vì vậy, Đại hội Đảng nêu rất rõ mục tiêu thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ. Có nghĩa là chúng ta quan hệ với tất cả các nước.

Một trong những vấn đề chúng ta thành công trong 5 năm vừa qua là đã xây dựng được một khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả các nước quan trọng nhất trên thế giới. Điều đó thể hiện chúng ta có chính sách đối ngoại đúng đắn, đồng thời cũng thể hiện vị thế của Việt Nam ngày càng tăng nên các nước mới thiết lập quan hệ đối tác đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với Việt Nam...

* Chính sách đối ngoại là sự nối dài của chính sách đối nội. Trong tình hình thế giới và khu vực thời gian tới như đã nêu thì chính sách phát triển trong nước phải như thế nào, thưa đồng chí?

Chính sách đối ngoại là việc tạo dựng môi trường để cho phát triển trong nước, mở rộng quan hệ với các nước để tăng cường quan hệ chính trị, tạo nền tảng cho quan hệ kinh tế- thương mại đầu tư, phục vụ cho phát triển nội lực của đất nước.

Nói chính sách đối ngoại là nối dài của chính sách đối nội, điều đó cũng chưa hoàn toàn đúng, mà chính sách đối ngoại là một phần trong đường lối chính sách phát triển của đất nước.

* Tình hình quốc tế, khu vực và tình hình trong nước sẽ đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi, thách thức gì cho các Ủy viên Ban Chấp hành khóa mới, thưa đồng chí?

Đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XII sẽ được thông qua, nói rất rõ các nhiệm vụ phát triển đất nước, kinh tế, văn hóa, xã hội và cả đối ngoại. Trách nhiệm của tất cả các Ủy viên Trung ương được bầu tại Đại hội lần này và tất cả các bộ, ngành, địa phương phải quán triệt đường lối đó. Điều hết sức quan trọng đó là sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Đảng, nhưng có sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thì mới đảm bảo thắng lợi.

* Thời gian vừa qua, chúng ta ký kết nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới (TPP), hiệp định thương mại tự do với các đối tác chiến lược (FTA). Có dư luận cho rằng mình ký kết rất nhiều nhưng lợi ích thật sự và mối liên kết với đối tác ấy thực chất như thế nào, đồng chí có thể làm rõ?

Hiện nay ta thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 10 nước. Nếu chỉ nhìn vào một lợi ích cụ thể nào đó mà đối tác này, đối tác kia mang lại, thì chúng ta có thể không thấy được. Nhưng nhìn lại tổng thể chính sách đối ngoại của một đất nước, nếu chúng ta xây dựng được càng nhiều bạn bè tin cậy cao về chính trị, hợp tác tốt về quân sự- quốc phòng- an ninh, quan hệ kinh tế- thương mại được mở rộng thì đó là tổng hòa của các mối quan hệ, sẽ tạo cho đất nước có được môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển.

Tất cả các nước dù lớn hay nhỏ, ngoài thách thức bên trong thì còn có những tác động bên ngoài liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ, liên quan đến vị thế, đến quan hệ của từng nước. Nếu chúng ta có được quan hệ trong một khuôn khổ thì rõ ràng chúng ta giữ được quan hệ, tạo nền tảng về chính trị.

Từ nền tảng chính trị đó, với từng đối tác chiến lược chúng ta nhấn mạnh từng khía cạnh, có thể là về kinh tế- thương mại, có thể là khoa học công nghệ, văn hóa giáo dục… chứ không phải là nước nào cũng giống nhau. Mỗi nước có một thế mạnh riêng.

* Có ý kiến đánh giá, quan hệ với Trung Quốc - đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ký lâu rồi nhưng chưa đi vào thực chất, xin đồng chí cho biết ý kiến về vấn đề này?

Quan hệ với Trung Quốc đã được nâng lên thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Chúng ta xây dựng được quan hệ về chính trị, quan hệ đối tác kinh tế- thương mại, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của chúng ta cho đến nay. Vì thế, nói không thúc đẩy được quan hệ là không đúng. Quan hệ với Trung Quốc trên các lĩnh vực là phát triển nhưng điều đó không có nghĩa không có khác biệt.

Giữa Việt Nam và Trung Quốc, vấn đề khác biệt là giải quyết vấn đề Biển Đông, chúng ta khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta. Trên cơ sở quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, chúng ta sẽ giải quyết nhiều vấn đề trong đó có vấn đề chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình.

* Xin cảm ơn đồng chí!

TTXVN/Tin Tức

23 nhận xét:

  1. Rận xĩ trong và ngoài nước ao ước sau Đại hội, VN sẽ ngả vào tay bu Mẽo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao có thể ,hay cố tình nông cạn vậy bạn Linh?

      Xóa
  2. Bài này là niềm vui cho ai có não và là nỗi thất vọng lớn lao cho mấy thằng thuộc diện "thù Tàu thờ Tây".

    Con rận nào còn sủa láo TQ là bọn xâm lược thì cần đưa về thẩm vấn để làm rõ các vấn đề : nhận lệnh của ai, có yếu tố nước ngoài hay không, nhận lệnh của nước nào, vì sao cứ muốn kích động hỗn loạn, ăn tiền của thằng nào.

    Với nền kinh tế đang bình ổn trở lại và đang lên của 2 nước, chưa bao giờ trong lịch sử quan hệ nhân dân và doanh nghiệp 2 nước tốt như lúc này. Hàng chục triệu dân làm ăn, dân lao động và hàng triệu doanh nghiệp, nhân dân 2 nước đang có quyền lợi mật thiết gắn chặt với nhau. Không có quan hệ nào thực tế bằng quan hệ miếng cơm manh áo. Lợi dụng chiêu bài An Tiêm đảo hoang để chia rẽ mối quan hệ nhân dân 2 nước chỉ làm trò cười lúc nhậu chứ chả làm được mẹ gì ngoài các ồn ào trên mạng.

    "Quan hệ với Trung Quốc đã được nâng lên thành đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Chúng ta xây dựng được quan hệ về chính trị, quan hệ đối tác kinh tế- thương mại, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của chúng ta cho đến nay."

    Trả lờiXóa
  3. Quan điểm đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trước sau như một: Muốn làm bạn với tất cả các nước.
    Riêng với Trung Quốc, thay mặt Đảng, Chính phủ VN, đ/c Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố công khai rõ ràng: Vừa hợp tác, vừa đấu tranh.
    Đấu tranh như thế nào, bằng loại vũ khí quân sự hay ngoại giao, kinh tế... thì phải phù hợp với diễn biến tình hình. Chả cần các anh chị ngoại bang và các thế lực thù địch dạy dỗ.

    Trả lờiXóa
  4. VOA Tiếng Việt
    20 Tháng 1 lúc 9:23 ·

    Trung Quốc tìm cách tác động tới Đại hội Đảng ở Việt Nam?

    Hãng tin chính thức của Trung Quốc tuyên bố rằng việc làm sâu sắc thêm quan hệ với Bắc Kinh “chỉ có lợi” cho Hà Nội, và nhờ hợp tác với nước này, mà Việt Nam mới “ổn định xã hội”.

    Trong bài bình luận về Đại hội đảng 12, Tân Hoa Xã viết rằng mối quan hệ hợp tác bùng nổ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã “đóng vai trò quan trọng”, giúp quốc gia Đông Nam Á đạt được các thành tựu về kinh tế.

    Hãng tin nhà nước của Trung Quốc viết thêm rằng kế hoạch “đầy tham vọng” của Việt Nam trong 5 năm tới “cần mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn" với Bắc Kinh.

    Ngoài ra, Xinhua cũng cho rằng tiến trình hiện đại hóa của Việt Nam có thể tận dụng “kinh nghiệm kỹ thuật và đầu tư lớn của Trung Quốc”.

    Thêm nữa, theo cơ quan báo chí được coi là lớn nhất Trung Quốc này, Bắc Kinh đã dành “sự ủng hộ không suy suyển” cho “nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước khác” của Việt Nam.

    Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cho rằng Việt Nam không nên theo đuổi các mục tiêu ngoại giao bằng mọi giá, kể cả việc “đánh đổi mối quan hệ truyền thống khó khăn lắm mới đạt được với Trung Quốc” cũng như việc “gây tác động tiêu cực tới các quyền lợi tổng thể của đôi bên”.

    Theo các nhà quan sát, Tân Hoa Xã là hãng tin do nhà nước quản lý mà người đứng đầu là một ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên ý kiến đưa ra phần nào đó thể hiện quan điểm của chính quyền Bắc Kinh.

    Lời bình luận bị một số người coi là “giọng điệu kẻ cả, bề trên” xuất hiện hôm 20/1, đúng ngày Việt Nam bắt đầu đại hội đảng 12, vạch ra các chính sách quan trọng cho 5 năm sắp tới.

    Giáo sư Tương Lai, cựu thành viên nhóm tư vấn của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, từng lên tiếng kêu gọi Việt Nam “thoát Trung”.

    Ông nhận định với VOA Việt Ngữ về vị thế của Việt Nam trong tương quan với quốc gia liền kề khổng lồ: “Khi bàn một chuyện lớn gì đó, thì trước hết người ta bàn với ông láng giềng ở cạnh, và bản thân ông láng giềng đấy cũng muốn ông ta phải là người có tiếng nói có trọng lượng nhất. Đấy là nỗi đau khổ của một nước nhỏ ở bên cạnh một nước khổng lồ".

    Nhà phân tích này nói thêm: "Và nước khổng lồ đấy luôn luôn muốn các nước chung quanh phải quy về một mối là thiên tử, là nước Trung Quốc đứng ở giữa. Cái đấy là từ xa xưa lắm rồi. Đấy là một nỗi nhục do cái oái ăm của vị thế địa chính trị mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng. Đấy là một cái thông lệ, và vượt ra khỏi được cái thông lệ đó đòi hỏi bản lĩnh của cả một dân tộc”.

    Trong bài bình luận, hãng tin nhà nước Trung Quốc nói rằng mối quan hệ song phương đã “chống chọi các thách thức” và “vẫn ổn định” dù bị “một số quốc gia cụ thể của phương Tây và các nhóm dân tộc chủ nghĩa chi phối”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Tự hại mình"

      Xinhua kết luận rằng cho dù đội ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam có thay đổi thì cũng “không nên lay chuyển quyết tâm làm sâu sắc mối quan hệ hợp tác giữa hai nước”.

      “Cần phải làm rõ rằng bất kỳ ai thổi bùng tinh thần dân tộc trong mối quan hệ Việt – Trung sẽ chỉ tự hại mình,” hãng tin nhà nước nhấn mạnh.

      Bình luận của Tân Hoa Xã được đưa ra trong bối cảnh đa phần các bình luận về Đại hội Đảng 12 ở Việt Nam đều cho rằng đang có cuộc đối đầu giữa phe thân Trung Quốc và phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, mà đại diện cho hai phe này là đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

      Tuy nhiên, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tại Singapore, cho rằng “việc gán cho một nhóm nào đấy trong nội bộ của đảng là thân Trung Quốc hay thân Mỹ hơi phiến diện và không chính xác”.

      Nhà nghiên cứu này nói thêm: “Ở bất cứ quốc gia nào cũng có nhiều luồng quan điểm khác nhau. Có ý kiến thiên về ủng hộ quan hệ tốt với Trung Quốc nhiều hơn, và có phía muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ và phương Tây nhiều hơn để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi không nghĩ sự khác biệt này quá là lớn, tới mức chúng ta phải coi là có hai phe thân Mỹ và thân Trung Quốc trong nội bộ".

      Ông Hiệp nói thêm: "Theo quan sát của tôi, nhìn tổng thể, khi nói về chủ quyền và quan hệ với Trung Quốc, tôi nghĩ có một sự đồng thuận ở một mức độ nào đấy. Nhiều người nói rằng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc và chống Mỹ chẳng hạn, nhưng qua quan sát gần đây thì có vẻ không phải như vậy. Bây giờ, trong nội bộ đảng, nhất là quan chức cấp cao, không ai muốn mang tiếng thân Trung Quốc cả. Trong bối cảnh biển Đông đang nóng lên, và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cũng dâng cao như vậy, không ai muốn bị coi là thân Trung Quốc vì nó ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị của họ”.

      Về các tin đồn về sự chi phối của Trung Quốc đối với việc lựa chọn lãnh đạo của Việt Nam, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh mới đây đã gọi đó là thông tin “xuyên tạc”.

      “Tôi khẳng định Trung Quốc không thể tác động vào đại hội 12 của Đảng", ông Huynh nhấn mạnh.

      Trong khi đó, ông Phan Tất Thành, một lưu học sinh ở Trung Quốc những năm 60, nói với VOA Việt Ngữ rằng “từ trước tới nay, yếu tố Trung Quốc bao giờ cũng rất là lớn".

      “Mọi sự đạo diễn rồi ý kiến can thiệp thì thường là ảnh hưởng rất lớn tới các hoạch định đường lối của Việt Nam, của Đảng cộng sản Việt Nam,” ông Thành nói.

      (Nếu không vào được VOA, xin hãy dùng đường link https://dustbinmutters.com/vv hoặc http://79797.info/ để vượt tường lửa).

      Xóa
    2. cai dai voa tu hai minh vi xuyen tac va noi lao nen thinh gia trong nuoc chang ai quan tam cac bao la cai nhu voa,,rfa,,bbc

      Xóa
  5. Quan hệ Việt-Trung 2016 : Ẩn số Đại hội Đảng

    Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 12 vào hạ tuần tháng Giêng 2016 (20-28/01). Vào lúc Trung Quốc được cho là đang có chiến lược hai mặt, vừa tỏ ra hòa hoãn, hữu hảo, vừa liên tục có những động thái cứng rắn nhằm thâu tóm toàn bộ Biển Đông, một trong những điều thu hút giới quan sát là quan hệ Việt-Trung sẽ chuyển biến ra sao với giàn lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ được đề cử sau Đại hội 12.

    Về giàn lãnh đạo mới này, dĩ nhiên sự chú ý tập trung chủ yếu vào các thông tin – dĩ nhiên là trước mắt không thể kiểm chứng - cho rằng đương kim thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nhắm vào chức tổng bí thư Đảng, một vị trí cũng được đương kim chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhòm ngó, trong lúc đương kim tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng lại muốn tiếp tục thêm một nhiệm kỳ nữa.

    Sau khi Hội nghị lần thứ 14 của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam kết thúc hôm 13/01 vừa qua, trên báo chí ngoại quốc đã xuất hiện các thông tin – cũng chưa thể kiểm chứng - về khả năng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ không được đề cử làm tổng bí thư, trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tạm thời duy trì chức vụ của mình thêm một thời gian trong khi chờ đợi người thay thế.

    Trong tương quan với vấn đề quan hệ Việt-Trung và nhất là với hồ sơ Biển Đông, một số nhà phân tích thường xếp ông Nguyễn Tấn Dũng vào diện chống Trung Quốc, thân Mỹ, và xem ông Nguyễn Phú Trọng là một người thuộc khuynh hướng thân Bắc Kinh. Do vậy, những tin tức vừa kể đã tạo ra mối quan ngại về khả năng Việt Nam sẽ lại thiếu kiên quyết với Trung Quốc, nhất là trên vấn đề Biển Đông.

    Tuy nhiên, trong những ngày qua, nhiều chuyên gia phân tích đã phản bác cách phân chia chính trường Việt Nam thành các nhóm rõ rệt, thân Mỹ, bài Trung Quốc một bên, và bên kia là thân Trung Quốc, bài Mỹ. Một trong những người đã nêu bật tính chất quá thô thiển của cách nhìn nhận này là ông Alexander Vuving, tiến sĩ người Mỹ gốc Việt hiện làm việc tại Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương đặt tại Hawai.

    Trong bài viết « Ai sẽ lãnh đạo Việt Nam ? » đăng trên chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 15/01, ông Vuving đã cho rằng « không như nhiều quan sát viên bên ngoài thường khẳng đinh (…) cả ông Trọng lẫn ông Dũng đều không thể được coi là mềm mỏng (soft) hay cứng rắn (tough) với Trung Quốc ». Đối với chuyên gia này, tùy theo tình hình, « Mỗi người kết hợp sự mềm mỏng và cứng rắn theo cách riêng của mình ».

    Quan hệ đối ngoại của Việt Nam nói chung, và quan hệ Việt-Trung trong năm nay, sẽ chịu ảnh hưởng từ những gì được quyết định nhân Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam sắp diễn ra. Trung Quốc biết rất rõ điều đó, và đã từng tìm cách gây sức ép lên Việt Nam trong thời gian qua.

    Để tìm hiểu thêm về đường hướng tiến triển của quan hệ Việt-Trung trong năm 2016 này, RFI đặt một số câu hỏi cho giáo Sư Carlyle Thayer, một chuyên gia kỳ cựu về Việt Nam và châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc.

    Giáo sư Thayer : Không có phe thân Trung Quốc hay thân Mỹ

    Giáo sư Thayer trước hết ghi nhận những thông tin đã được đưa ra về những thay đổi có thể xẩy ra trong nhân sự lãnh đạo Việt Nam sẽ được bầu ra nhân Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam vào hạ tuần tháng Giêng.

    Thayer : Có vẻ như là một đa số trong Bộ chính trị đã thành công trong việc buộc ông Nguyễn Tấn Dũng phải rời bỏ quyền hành. Ông đã không hội đủ hậu thuẫn cần thiết từ các thành viên Bộ chính trị để đề nghị của ông được đưa ra Ban chấp hành Trung ương chuẩn y.

    Hội nghị Trung ương lần thứ mười bốn đã quyết định tạm thời duy trì ông Nguyễn Phú Trọng ở chức vụ tổng bí thư Đảng cho đến khi đạt được đồng thuận về người sẽ thay thế ông. Ông Nguyễn Tấn Dũng có thể là sẽ rút lui, nhưng cuộc đấu tranh giữa các phe nhóm vẫn tiếp diễn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đối với giáo sư Thayer, trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, không thể đối lập rõ ràng giữa một bên là phe thân Trung Quốc, bài Mỹ, và bên kia là phe bài Trung Quốc, thân Mỹ. Tất cả đều có tinh thần dân tộc, nhưng không nhất trí với nhau về cách thức chống lại các đe dọa đối với chủ quyền đất nước, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Giáo sư Thayer giải thích như sau.

      Thayer : Ở Việt Nam, không hề có phe thân Trung Quốc. Có các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc, chủ trương một quan hệ làm việc thường nhật thực dụng với Trung Quốc, nhằm giảm bớt đụng chạm giữa hai nước.

      Có những nhóm trong đảng Cộng Sản Việt Nam ủng hộ quan hệ sâu sắc hơn với Hoa Kỳ. Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và giảm bớt tối đa sự lệ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc trên bình diện kinh tế…

      Cả hai nhóm này đều cho rằng Việt Nam nên đa phương hóa quan hệ đối ngoại của mình, và không nên để mình bị hút vào quỹ đạo của bất kỳ cường quốc nào.

      Vào lúc này, những người nhấn mạnh đến việc Việt Nam cần phải chủ động hội nhập quốc tế, đang hướng tới việc cải thiện quan hệ với Mỹ. Còn những người tin rằng mục tiêu tối hậu của Hoa Kỳ là tìm cách thay đổi chế độ ở Việt Nam, thì ủng hộ việc phát triển bang giao chặt chẽ với Trung Quốc, thông qua hệ thống quan hệ giữa hai đảng Cộng Sản, cũng như quan hệ gần gũi hơn giữa hai quân đội và người dân hai nước.

      Tất cả các nhóm đều thấy cần phải bảo vệ chủ quyền Việt Nam

      Theo giáo sư Thayer, các hành động quyết đoán và thô bạo của Trung Quốc tại Biển Đông, đánh thẳng vào các đòi chủ quyền của Việt Nam, gây phẫn nộ trong dân chúng, như đã tạo ra một sự nhất trí trong giới lãnh đạo Việt Nam về nhu cầu phải bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Vấn đề là phương thức bảo vệ phải như thế nào.

      Đọc thêm : Biển Đông 2015 : Thái độ chống Trung Quốc gia tăng trong ASEAN

      Thayer : Mọi phe nhóm tại Việt Nam đều có vẻ đoàn kết với nhau trên nhu cầu bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong hồ sơ Biển Đông. Công luận Việt Nam không chỉ hy vọng, mà còn đòi hỏi giới lãnh đạo Việt Nam đứng lên chống Trung Quốc trên vấn đề này.

      Các cuộc tranh luận ở Việt Nam đang chuyển sang vấn đề phương thức « hợp tác và đấu tranh » với Trung Quốc sao cho bảo vệ được lợi ích quốc gia của Việt Nam.

      Các quyết định về nhân sự lãnh đạo mới mà Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp đưa ra như vậy sẽ có tác động trực tiếp đến quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong năm 2016.

      2016: Tiến trình hàn gắn quan hệ Việt-Trung sẽ nhanh hơn ?

      Trong giả thuyết là ông Nguyễn Tấn Dũng, người thường được cho là theo đuổi chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ hơn tiến trình xích lại gần Mỹ đồng thời duy trì một quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông phải rút lui, Giáo sư Thayer cho rằng trong thời gian sắp tới, Việt Nam có thể sẽ tìm cách thúc đẩy thêm đà hàn gắn lại quan hệ song phương với Trung Quốc, cho dù trong thực tế mối quan hệ đã bị chính Bắc Kinh làm tổn hại, đặc biệt qua vụ đưa giàn khoan HD-981 vào cắm trong vùng biển Việt Nam năm 2014.

      Giáo sư Thayer đã nêu bật một số điểm cần theo dõi trong quan hệ Viêt-Trung năm 2016 :

      Thayer : Nếu những thông tin chưa được kiểm chứng về kết quả của Hội nghị Trung ương lần thứ 14 là chính xác, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục làm tổng bí thư, và ông Trần Đại Quang sẽ trở thành chủ tịch nước với quyền hạn được tăng cường. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng phải rút lui sẽ có nghĩa là động lực để làm sâu sắc thêm quan hệ với Hoa Kỳ sẽ bị chậm lại.

      Xóa
    2. Tình thế đó sẽ mở đường cho việc hàn gắn và tái khởi động các mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc nếu Bắc Kinh không có những hành động khiêu khích ở Biển Đông có hại cho chủ quyền của Việt Nam. Cho đến gần đây, Việt Nam tương đối dè dặt trong những phát biểu về các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc vì chưa thấy là mình bị đe dọa trực tiếp.

      Đọc thêm : Sân bay Trung Quốc ở Trường Sa : Vỏ dân sự nhưng ruột quân sự

      Giới lãnh đạo mới tại Việt Nam rất có khả năng là sẽ đi xa hơn là những lời nói suông về sáng kiến « Một vành đai, một con đường » của Trung Quốc để lấy lòng Bắc Kinh. Sự ủng hộ này không thiệt hại gì nhiều cho Việt Nam.

      Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, trong khi đồng thời khuyến khích đầu tư của Trung Quốc vào các ngành công nghiệp sản xuất và phát triển cơ sở hạ tầng.

      Quan hệ với Mỹ rất có khả năng sẽ bị tạm treo, cho đến khi danh tính lãnh đạo mới của Việt Nam trở nên rõ ràng.

      Phải nói là trong suốt quá trình chuẩn bị cho Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 12, Trung Quốc không hề ngồi yên, mà luôn luôn tìm cách gây sức ép.

      Trung Quốc tìm cách gây áp lực lên đảng Cộng Sản Việt Nam

      Theo Giáo sư Thayer, vào năm ngoái, đã có một số thông tin được loan truyền về việc Bắc Kinh tìm cách tác động đến Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam :

      Thayer : Trong năm qua, đã thường xuyên có những thông tin từ các nhà ngoại giao và các giới khác, theo đó các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Hà Nội đã vận động hành lang chống lại việc đề bạt lên các chức vụ cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam những ai mà Bắc Kinh cho là thù địch với Trung Quốc.

      Đặc biệt là việc các nhà ngoại giao Trung Quốc đã bắn tiếng cho biết rằng họ sẽ không hài lòng nếu ông Phạm Bình Minh được đưa vào Bộ Chính trị. Và, dĩ nhiên là các quan chức Trung Quốc cho rằng họ có thể làm việc với Tổng Bí thư hiện thời là ông Nguyễn Phú Trọng.

      Theo một số nhà phân tích, một trong những biểu hiện cụ thể nhất của âm mưu gây sức ép từ phía Trung Quốc là chuyến thăm Việt Nam khá đột ngột của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11 năm 2015, được cho là nhằm củng cố phe thân Trung Quốc tại Việt Nam.
      Thayer : Tập Cận Bình đã được mời đến thăm Việt Nam vào năm 2014 khi ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên của tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, đi thăm Bắc Kinh. Lời mời đã được nhắc lại khi chính tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đi thăm Trung Quốc.

      Trung Quốc đã xác nhận chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình một cách muộn màng bất thường, và khi ấy Việt Nam đã nhận lời đón tiếp tổng thống Ý và Island vào cùng một lúc, cũng như là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản.

      Đọc thêm : Nhân tố Trung Quốc vẫn tác động đến Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam

      Khi đến Việt Nam, ông Tập Cận Bình như đã quay ngược đồng hồ trở lại thời điểm tháng 10 năm 2013 khi Thủ tướng Lý Khắc Cường đi thăm Hà Nội (tức là thời quan hệ hai bên chưa bị vụ giàn khoan HD-981 làm cho sứt mẻ).

      Về cơ bản, Tập Cận Bình đã rao bán ý tưởng là quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam hơn là việc chuyển hướng qua Hoa Kỳ. Điều đó đã tiếp sức cho « phe thân Trung Quốc », được khích lệ thêm với ý tưởng là Việt Nam sẽ được lợi nếu sát cánh với Trung Quốc.

      Đọc thêm : Phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc không nói đến Biển Đông

      Mọi sự chưa hẳn là đã an bài ?

      Dẫu sao thì như tất cả các quan sát viên đều nhấn mạnh, những thông tin được tung ra về các lãnh đạo mới tại Việt Nam đều chỉ là dự đoán, và phải chờ đến khi Đại hội đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 12 bế mạc thì mới rõ trắng đen.

      Trong một bài trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong tại Việt Nam đề ngày 16/01/2016, ông Nguyễn Đức Hà, hàm vụ trưởng thuộc Ban Tổ chức Trung ương của đảng Cộng Sản Việt Nam, đã lưu ý rằng Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 14 mới chỉ có « danh sách đề cử », danh sách này hoàn toàn có thể được bổ sung tại Đại hội, và quyền « bỏ phiếu quyết định trúng hay không trúng vẫn là Đại hội, chứ không phải cứ Trung ương giới thiệu là đã trúng ».

      http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160118-quan-he-viet-trung-2016-an-so-dai-hoi-dang-cong-san-viet-nam

      Xóa
  6. Nhìn lại quá trình đổi mới nhiệm kỳ 5 năm qua thì ngoại giao là một trong những công việc VN làm được tốt nhất.

    Trong quan hệ với TQ và Mỹ,VN đang đi ĐÚNG HƯỚNG .Với TQ là VỪA HỢP TÁC VỪA ĐẤU TRANH.với Mỹ là HƯỚNG TỚI MỘT SỰ HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN HAI BÊN CÙNG CÓ LỢI.

    Cho rằng VN hiện có phái thân TQ và phái thân Mỹ là nhận xét phiến diện .

    Thiết nghĩ không có chuyện phe phái này mà thực tế là trong nhân dân cũng như trong xã hội ,có một bộ phận quan trọng thiếu tự tin muốn kiên định ý thức hệ ,tránh sự thay đổi dẫn đến tình trạng mất kiểm soát như ở Liên xô ,Đông Âu,đó chính là nhóm bảo thủ nấp bóng ý thức hệ .


    Một số đông người khác thực tiễn và tự tin hơn,muốn có những thay đổi đồng bộ cả kinh tế và chính trị như trong Nghị quyết Đại hội những nhiệm kỳ trước đã xác định,họ là nhóm cấp tiến .

    Nhóm bảo thủ dùng những thành quả và muốn duy trì những lợi ích riêng trong quá khứ của Đảng CSVN để trì hoãn công cuộc đổi mới và được TQ ủng hộ . TQ muốn thông qua ý thức hệ để ràng buộc VN để phục vụ lợi ích riêng của chính TQ .


    Nhóm và tư tưởng cấp tiến tuy đang ngày càng được xã hội đồng thuận ,được cả thế giới ủng hộ (trừ TQ )nhưng chưa hoàn toàn chiếm thế thượng phong bởi một bộ phận không nhỏ vì lợi ích cục bộ do cơ chế xin cho còn khá thịnh hành nên chống đối gay gắt ,không muốn thay đổi tư duy ,lề lối cũ mòn dù thiếu hiệu quả trong thực tiễn .

    Trong quan hệ với TQ và Mỹ,hai nước có ảnh hưởng lớn với VN do VN ở vào khu vực địa chính trị đặc thù,VN đã rất đúng khi không thiên về bên nào trong mối bang giao.

    VN nên học TQ cách thức họ vượt qua ý thức hệ để hóa rồng chỉ trong mấy chục năm qua.Về tư tưởng ,người TQ đã học người Mỹ tính thực dụng để vượt qua ý thức hệ,đó là thuyết mèo trắng mèo đen nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình .Theo đó TQ xác định,khỏi cần tới chủ nghĩa xyz gì hết,cứ thể chế nào giúp TQ "bắt được chuột",tức mang lại cho TQ nhiều lợi ích là họ áp dụng!Theo đó,họ bắt tay lập tức với "con hổ giấy" và ra sức cầu thị học Mỹ .

    Người TQ quá tuyệt vời luôn trong việc chia tay ý thức hệ ,vậy tại sao VN không tự tin mà học theo họ?Hay người VN lười nhác chỉ muốn ăn đói nằm co hơn ăn no vác nặng?....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. căn cứ vào đâu văn lâm nói:"Nhóm bảo thủ được TQ ủng hộ"? văn lâm có thể đưa ra vài sự việc dẫn chứng cụ thể để chứng minh ý kiến này? (dẫn chứng cụ thể chứ không phải kiểu suy diễn lòng vòng nhé).

      Xóa
    2. Mời bác đọc kỹ lại 16 chữ vàng coi ,và nữa trên các báo chính thống của TQ được trích dẫn thì còn nhiều hơn nữa những ví dụ cả dọa dẫm lẫn nói gần nói xa về cái gọi là đại cục sinh tử về ý thức hệ mà không lãnh đạo TQ nào không nhắc tới khi đến VN ...

      Xóa
    3. Ý ông VL là muốn đa đảng chứ còn kinh tế thị trường và làm bạn với tất cả các nước như hiện nay của VN là chưa vứt bỏ ý thức hệ và chưa đủ thực dụng. Tuy nhiên, ông lý luận phức tạp quá: Nếu đúng ý ông thì ông nên nói là phải học tập Mỹ, ... chứ sao lại học tập TQ phải không ông ?

      Xóa
    4. 16 chữ vàng thì đâu chứng minh TQ ủng hộ nhóm bảo thủ?

      Xóa
    5. Nói học Mỹ thì nó xa xôi lắm ,VN có muốn cũng chưa phải lúc .

      Đã cùng ý thức hệ ,vậy VN nên,về đổi mới tư duy hay dân chủ hóa xã hội cứ TQ mà học ,trừ tư tưởng bành trướng bá quyền thì đừng có bắt chước TQ.

      Ít nhất VN có thể học TQ được những bài :

      -Không bắt chặt tay với Mỹ và Tây Âu,không học Mỹ và Tây Âu về khoa học công nghệ,không thể thành rồng thành hổ được.

      -Hãy học TQ việc tập trung đầu tư vào những khu vực và nghề mũi nhọn .

      Phải xem đầu tư là một trách nhiệm với nhân dân chớ có xem đầu tư là một quyền lợi để tỉnh ven biển nào cũng đòi có cảng biển,tỉnh nào cũng đòi có sân bay ...xó xỉnh nào cũng xây nhà chọc trời ...và cứ tưởng như vậy mới là hiện đại hóa công nghiệp hóa!

      -Không dân chủ hóa xã hội,không đa nguyên đa đảng ,thì không thể kiểm soát có hiệu quả sự tha hóa quyền lực Nhà nước tức kiểm soát và chống tham nhũng được.

      -Dù có thực hiện đa nguyên đa đảng như TQ thì vẫn không có đảng phái nào ở VN có thể cạnh tranh được cái ghế cầm quyền của Đảng CSVN cả.Đừng mang việc mất Đảng để dọa dân mà hãy nghe dân,tin dân.

      -Công tác tổ chức và quy hoạch cán bộ của TQ được thực hiện có bài bản ,không có chuyện đại hội đến nơi rồi mà trông vào BCT ,không có gương mặt nào có thể tin tưởng trao trọng trách TBT ,cuối cùng phải trao trọng trách này cho một Cụ Già đã quá tuổi "xưa này hiếm ".

      Xét về mặt xã hội,việc phải trao bác Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đảm nhận trách nhiệm TBT khóa XII thể hiện công tác cán bộ của Đảng là rất yếu kém,TW biết bao người không phải không có tâm có tài mà rất thiếu trách nhiệm .

      Trao một gánh nặng như vậy cho Bác Trọng là rất thiếu nhân văn,người ốm cũng không được tha,người già cũng không được nghỉ!

      Xóa
    6. Những bài học mà VN có thể học TQ thì VN đã học từ lâu rồi. Ai cũng biết, giữa Đảng CSVN và TQ hợp tác, học tập và trao đổi chặt chẻ nhất là công tác lý luận. Chỉ có điều VN không đa đảng như TQ mà thôi (Lưu ý ông là TQ đa đảng chứ không đa nguyên). Sự thành công hoặc áp dụng một chính sách nào đó phụ thuộc vào vị thế và hoàn cảnh mỗi nước.Do đó, vấn đề học tập TQ, tôi nghĩ không cần phải lo lắng,khuyến cáo gì thêm.

      Xóa
  7. BBC LOAN TIN: TỔNG BÍ THƯ và THỦ TƯỚNG ĐỀU NGHỈ HẾT

    BBC tiếng Việt
    22.01.2016

    Đảng Cách mạng Nhân dân Lào hôm thứ Năm vừa bầu chọn xong tân Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

    Vientiane sẽ có tân tổng bí thư và tân thủ tướng sau kỳ Đại hội Đảng, và giới chuyên gia dự đoán rất có thể Lào sẽ có nữ thủ tướng trong năm nay, hãng tin Reuters nói.

    Ban Chấp hành mới, gồm 77 thành viên sẽ lãnh đạo đảng và đất nước trong năm năm tới, có những thành viên thuộc thế hệ trẻ hơn mà nhiều người trong số họ là con cái của các nhà lãnh đạo cũ, theo báo The Nation của Thái Lan.

    Hai nhà lãnh đạo kỳ cựu sắp ra đi là những người từng có chân trong nhiều năm tại Bộ Chính trị Lào.

    Cả hai đều không có tên trong danh sách Ban Chấp hành được công bố hôm thứ Sáu, dấu hiệu cho thấy sự nghiệp chính trị của họ đã đi đến hồi kết khi quyết định không tái cử.
    .
    Lãnh đạo lâu năm
    .
    Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch, ông Choummaly Sayasone, năm nay 79 tuổi. Ông đã giữ cả hai chức vụ này từ năm 2006.

    Thủ tướng Thongsing Thammavong năm nay 71 tuổi.

    Cả hai nằm trong số bốn ủy viên Bộ Chính trị không ra ứng cử cho vị trí lãnh đạo trong ủy ban cao cấp nhất, theo tuyên bố trên truyền thông nhà nước.

    Điều này khiến họ đứng ngoài Bộ Chính trị đầy quyền lực và không thể được trao các vị trí lãnh đạo đảng, các chuyên gia nói.

    Ban Chấp hành sẽ bầu chọn người vào chức vụ lãnh đạo chủ chốt trong hôm nay thứ Sáu.

    Hiện đứng đầu trong danh sách là Bounnhang Vorachit, 78 tuổi, đương kim phó chủ tịch và được cho là sẽ trở thành tân tổng bí thư của đảng vốn đã lãnh đạo Lào từ 40 năm qua.

    Đứng kế tiếp là bà chủ tịch Quốc hội và là cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương, Pany Yathotu, điều khiến gây ra đồn đoán sự thăng chức trong đảng rất có thể sẽ đưa bà vào vị trí thủ tướng.

    Trả lờiXóa
  8. Tại sao thời Pháp thuộc ,Lãnh thổ được mở rộng toàn vùng Tây Nguyên? Nhưng ngày nay lại mất Ải Nan Quan,Thác Bản Giốc,Núi Lão Sơn !?lúc 10:58 23 tháng 1, 2016

    googletienlang2014.blogspot

    Trả lờiXóa
  9. Tại sao thời Pháp thuộc ,Lãnh thổ được mở rộng toàn vùng Tây Nguyên? Nhưng ngày nay lại mất Ải Nan Quan,Thác Bản Giốc,Núi Lão Sơn !?lúc 10:58 23 tháng 1, 2016

    googletienlang2014.blogspot

    Trả lờiXóa
  10. Học sinh mẫu giáo vùng caolúc 11:13 23 tháng 1, 2016

    KHI Ở TRONG CHĂN!

    Đừng ảo tưởng về nhân quyền Mỹ, đám zận chủ cuồng Mỹ và truyền thông phương Tây "V.K.L"


    Blog Karel Phùng vừa mới “đào mộ” được cuộc phỏng vấn sỹ quan Joseph Hickman trả lời phỏng vấn kênh truyền hình VICE News về những gì thực sự đã xảy ra ở Vịnh Guantanamo vào cái đêm 9/6/2006 mà theo Chính phủ Mỹ cho rằng, ba nghi can khủng bố đã tự treo cổ vào đêm hôm đó, nhưng Sỹ quan Joseph Hickman – người đã gác vào đêm định mệnh đó tại Camp Delta (tên trại giam) đã phát hiện ra rằng nhân viên CIA tại nhà tù Guantanamo đã sát hại 3 nghi can này.

    Xem clip https://www.youtube.com/watch?v=oirOSO4Zz-M

    Lần đầu tiên trả lời về việc này, Sỹ quan Joseph Hickman cho biết, họ trói chân tay, bịt mặt và mang cả ba người ra treo cổ. Đó là Salah Ahmed Al-Salami, 37 tuổi, người Jemen, Mani Shaman Al-Utaybi, 30 tuổi và Yasser Talal Al-Zahrani, 22 tuổi, cả hai từ Ả Rập Xê Út. Cả ba người bị quản giáo trại tù Guantanamo xử từ, không cần tới toàn án, nguyên nhân vì cả ba người này "dám" tuyệt thực. "Tôi nghĩ rằng họ(CIA) muốn xóa sổ ba người này để họ nhẹ gánh vì sau cái chết của họ chẳng có ai trong Guantanamo dám tuyệt thực nữa".

    Trả lờiXóa
  11. Hơn 160 đảng, tổ chức quốc tế chúc mừng Đại hội Đảng XII
    167 đảng, tổ chức cùng bạn bè quốc tế gửi điện mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    Lãnh đạo Việt Nam tại Đại hội XII trên báo quốc tế / Báo quốc tế viết về khai mạc Đại hội Đảng XII
    General view of delegations attending the Opening ceremony of The 12th National Congress of Vietnam's Communist Party (VCP), in Hanoi, Vietnam 21 January 2016. REUTERS/Minh Hoang/Pool
    Quang cảnh lễ khai mạc Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, ngày 21/1. Ảnh: Reuters.
    Lễ khai mạc Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu vào 8h sáng 21/1 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội.

    Theo thông báo từ Đoàn Thư ký, đến ngày 20/1/2016 đã có 167 đảng, tổ chức và bạn bè quốc tế gửi điện mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam hôm qua đưa tin.

    Những đảng gửi điện mừng bao gồm đảng Cộng sản cầm quyền, đảng cầm quyền tại các nước láng giềng và bạn bè truyền thống như Lào, Trung Quốc, Campuchia, Cuba, Triều Tiên, tại các quốc gia châu Á, châu Đại Dương, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và khu vực Trung Đông.

    Từ các tổ chức quốc tế, có điện mừng của Hội nghị quốc tế các chính đảng châu Á (ICAPP), Diễn đàn Sao Paulo, Tổ chức đoàn kết nhân dân Á - Phi - Mỹ Latin (OSPAAAL) và Hội nghị thường trực các chính đảng Mỹ Latinh và Caribbean (COPPAL).

    Ngoài ra, Việt Nam còn nhận điện mừng từ nhiều tổ chức hữu nghị, từ đại sứ quán các nước tại Việt Nam như Israel, Palestine, Ai Cập, Morocco, Brazil, Nam Phi, Qatar, Iraq, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Sudan, Belarus và Azerbaijan.

    Như Tâm

    Trả lờiXóa