Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Video của báo Người Lao động: KẾT LUẬN VTV CÓ DÀN DỰNG PHÓNG SỰ PHÁ RỪNG Ở ĐẮC LẮC

Ông Vũ Dũ Dinh nói với phóng viên Người Lao động

Loạt phóng sự phá rừng, vận chuyển gỗ trái phép ở Đắk Lắk, do nhóm phóng viên của VTV thực hiện, được phát sóng trong chương trình chuyển động 24h ngày 4 và 5-5-2016, có một số chi tiết dàn dựng. Thông tin này được Công an Đắk Lắk thừa nhận. Tuy nhiên VTV lại cho rằng không có chuyện dàn dựng để làm phóng sự.
Và đây là video clip của báo Người Lao động với các nhân chứng vật chứng cụ thể để khẳng định VTV CÓ dàn dựng, có thuê người đóng giả lâm tặc để làm phóng sự. Trong video clip này có phát biểu (cả bằng hình ảnh lẫn lời nói) của Đại tá
Phạm Minh Thắng - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk - thông tin những người này vào rẫy cưa 1 cây gỗ đã chặt hạ trước đó và 1 cây còn sống để quay phim và phỏng vấn (theo sự hướng dẫn). Cũng theo đại tá Thắng, kiểm tra hiện trường quay phóng sự xác định khu vực này là rẫy của ông Dinh (nằm trong tiểu khu 342A thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng) mà các hộ dân tự ý khai hoang, sản xuất từ năm 1996. Đây không phải diện tích rừng mới khai hoang, bị chặt phá như phản ánh trong phóng sự… Ngoài ra, trong báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk, khẳng định một số nội dung khác phản ánh không đúng, không khách quan, có sự cắt ghép, dàn dựng của phóng viên khi tác nghiệp. Báo cáo bằng văn bản, được đóng dấu đỏ này được đăng toàn văn và công khai trên Cổng thông tin Tỉnh Đắc Lắc chứ không phải là "báo cáo ban đầu" và "báo cáo nội bộ" như VTV phán tầm bậy ở Đây.
Trong video clip này cũng có hình ảnh cùng lời nói của ông Vũ Dũ Dinh kể về việc đã được VTV thuê ra sao!

 Kính mời các bạn xem video clip
Nguồn video: Báo Người Lao động
==================
Mời các bạn xem thêm bài của Nhà báo Đức Hiển- Tổng thư ký báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh (tít do bạn Hoàng Ngân Thương đặt):

Chuyện càng ngày càng hay:
Tư vấn của Nhà báo Đức Hiển: VTV CẦN TỐ CÁO GIÁM ĐỐC CÔNG AN ĐẮC LẮC VỀ TỘI VU KHỐNG!
Tối nay VTV có hỏi: "Ai phải chịu trách nhiệm về những thông tin xuyên tạc và sai sự thật về tác nghiệp của nhóm phóng viên VTV24g?".
Theo mình thì:

Đây là báo cáo chính thức của Công an Đăk Lăk sau khi nhận chỉ đạo từ lãnh đạo tỉnh về việc xác minh làm rõ những vấn đề VTV24 nêu trong phóng sự lên án nạn phá rừng.

Do đây là một báo cáo chính thức của cơ quan bảo vệ pháp luật gửi cơ quan hành pháp cao nhất (UBND tỉnh) và cơ quan lãnh đạo cao nhất (Thường trực tỉnh uỷ), cho nên theo luật thì nơi chịu trách nhiệm là Giám đốc công an tỉnh Đắk Lắk.


Văn bản này đã được lãnh đạo tỉnh chấp nhận cho đăng trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, nên nó là quan điểm chính thức của Đăk Lăk. Những cái khác ko có giá trị bằng.
Cho đến nay chưa có văn bản nào phủ nhận hoặc thay thế nên báo cáo này còn nguyên giá trị thông tin và pháp lý của nó.

Vì vậy, theo hiểu biết của mình, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, VTV có thể:

- Khiếu nại, tố cáo sự bịa đặt xuyên tạc của lãnh đạp CA Đắk Lắk (nếu đây là thông tin xuyên tạc bịa đặt như VTV nói)

- Khởi kiện dân sự Giám đốc Công an tỉnh Đăk Lắk ra toà án nhân dân quận Ba Đình hoặc Toà án TP Buôn Mê Thuột ( Luật tố tụng dân sự quy định toà án nơi có thẩm quyền giải quyết là nơi thường trú của nguyên đơn hoặc bị đơn nếu kiện về hành vi xâm hại danh dự).

- Đề nghị cơ quan Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đăk Lăk hoặc CQĐT VKSND Tối cao khởi tố Giám đốc công an tỉnh về tội vu khống (cqđt vks là nơi thụ lý điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp).

Không hiểu vì sao VTV phản ứng các báo mà không đá động văn bản này của công an, dù các báo dẫn lại từ văn bản chính thức thì họ không phải chịu trách nhiệm!

Nguyễn Đức Hiển- Tổng thư ký báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh

40 nhận xét:

  1. VTV tối 4/8:
    http://vtv.vn/video/tai-chinh-kinh-doanh-toi-04-8-2016-164860.htm

    Trả lờiXóa
  2. VTV lu loa ở đây nữa:
    http://vtv.vn/video/chuyen-dong-24h-toi-04-8-2016-164811.htm

    Trả lờiXóa
  3. NÓI VỚI VTV - ĐÀI QUỐC GIA

    Vẻ như nhà đài quốc gia đang lồng lộn vì "bị" nhiều báo thông tin rằng phóng sự phá rừng ở Đắk Lắk do VTV24 thực hiện, phát sóng hôm 4 và 5-5 có một số cảnh "không đúng, không khách quan, và có sự cắt ghép, dàn dựng của phóng viên khi tác nghiệp...".

    Chi tiết "không đúng, không khách quan, và có sự cắt ghép, dàn dựng của phóng viên khi tác nghiệp..." mà các báo đăng được dẫn từ báo cáo điều tra ban đầu của Công an tỉnh Đắk Lắk, được nêu tại cuộc họp báo do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức hôm 2-8.

    Tức là sau khi VTV24 phát phóng sự, Công an tỉnh Đắk lắk vào cuộc điều tra, có kết luận và xử lý nhiều trường hợp vi phạm pháp luật. Họ cũng điều tra luôn tính xác thực của thông tin, hình ảnh mà VTV24 phát và đưa ra kết luận ban đầu như trên.

    Không ai, kể cả các báo (là đồng nghiệp của VTV), phủ nhận sự thật là rừng Đắk Lắk đang bị tàn phá khủng khiếp và phóng sự của VTV phản ánh hầu như không sai sự thật. Người dân hoan nghênh.
    Nhưng không ai - nhất là nghề báo - chấp nhận một sự thật khác, đó là có vài cảnh tiết quan trọng đã được phóng viên chủ tâm dàn dựng.

    Điển hình là trường hợp 3 người của VTV lừa gia đình ông Vũ Dũ Dinh ra rừng, bảo họ cưa cây rừng rồi sau đó cho tiền (600 ngàn). Cảnh này được thể hiện trên phóng sự là "phá rừng" nguyên sinh trong khi chỗ ông Dinh bị dàn xếp cưa cây lại là nương rẫy của ông mà thôi.

    Nếu trung thực thì phải nói rõ cho khán thính giả biết đây là cảnh tái hiện hoặc cảnh quay minh họa.

    Chưa bàn tới có vi phạm pháp luật hay chưa, bấy nhiêu cũng đủ thấy đạo đức làm nghề có vấn đề. Thực ra, báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk mà chúng tôi đang có trong tay còn chỉ ra vài trường hợp có dấu hiệu phóng viên đã đạo diễn, cài cắm, dàn dựng như thế nữa chứ không riêng chỗ ông Vũ Dũ Dinh. Đây là gót chân Achilles của phóng sự kể trên, nếu VTV cầu thị thì biết phải làm gì, thay vì lu loa mượn miệng to nhà đài chửi xéo các báo, trong đó có NLĐ, như qua nay.

    Sự thật nào khác đằng sau phóng sự phá rừng của VTV24, mời xem Báo NLĐ số ra ngày mai.

    Fb Quang AQ
    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=172658069821543&set=a.114866915600659.1073741828.100012320523410&type=3

    Trả lờiXóa
  4. Người này tên Vừ Dũ Dinh, đồng bào dân tộc Tây Bắc, di cư tự do vào Tây Nguyên thời điểm giữa cuối thập niên 80. Tính khí Dinh thất thường, nát rượu, đánh vợ đập con, nhận thức sự việc kém cỏi. Những lời của Vừ Dũ Dinh, lúc thế này, lúc thế kia. Và, vận dụng, hướng cách nói của Dinh để có lợi về phía mình là điều phóng viên VTV, NLĐ, CA Daklak đều có thể thừa năng lực thực hiện. Nói rộng ra, lời của Dinh không khẳng định được sự thật khách quan. Vấn đề lớn, trung tâm, trọng tâm ở đây là chủ trương đóng của rừng của BCT, giao TTCP thực hiện. VTV là cơ quan truyền thông quốc gia, phát động chủ trương lớn ấy vào các điểm nóng Quảng Nam và Daklak. Tôi không dùng lối mòn"lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện", nhưng, bản chất phương tiện và cứu cánh mà VTV24 đều đúng đắn, ý nghĩa, hướng tới lợi ích quốc gia, dân tộc. Khá nhiều nhà báo, phóng viên hiện nay đều trẻ, nhiệt huyết, không cứ ở VTV, đều có những vụng về khi tác nghiệp. Nếu đừng xóa còm, G.TL công khai cho phép, tôi sẽ sẵn lòng chỉ ra những vụng về của trang nhà trong vài ba tháng nay. Thời điểm này, theo chỗ thân tình tôi được biết, qua phóng sự phá rừng có tổ chức của VTV, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Daklak đang khá bối rối trong xử lý vụ việc. Có đ/c lãnh đạo, đã thốt" Thằng Thắng và thằng Phàm (Formosa), tuy 2 vụ việc khác nhau, nhưng cách phát ngôn giống nhau. Đù mẹ, đã rối nó lại làm cho rối thêm". Để trang nhà tiến lên, tốt hơn, G.TL không nên sa đà vào những chuyện cỏn con này. Ruột ốc lắm.
    Tiếc cho một blog, từng có giai đoạn, sau mỗi bài viết, hàng trăm cái còm sôi nổi, đông vui, trái chiều, cùng chiều. Hãy nghiêm túc, cầu thị, xem lại mình. Thuốc trị bệnh thường có vị đắng, không ngọt ngào. Nhưng được cái, tin nó, dùng nó, sẽ chóng hồi phục sức khỏe.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://www.facebook.com/hoighetphandonglúc 09:23 5 tháng 8, 2016

      Hố hố!
      Anh rận Quế Sơn lại bi bô?
      Ai thèm xóa ý kiến ngô nghê của Quế Sơn, nếu không có những ngôn từ tục tĩu?
      Cậu căn cứ vào đâu để kết luận "Những lời của Vừ Dũ Dinh, lúc thế này, lúc thế kia", "lời của Dinh không khẳng định được sự thật khách quan."?

      Và, dù Dinh có thế nào chăng nữa thì có một sự thật mà cậu không nhìn ra. Đó là đã có cảnh Dinh trong vai diễn lâm tặc đang cưa, chặt cây trong phóng sự ban đầu của VTV. Và, SỰ THẬT thì Dinh không phải là lâm tặc như mọi người bây giờ đã thấy? Và khu rừng mà Dinh "diễn" cũng không phải là khu rừng cấm như thuyết minh của VTV mà đơn giản chỉ là nương rẫy của dân?

      Với những lời phát biểu ngô nghê như của cậu mà cậu cũng đòi quyền lên lớp, dạy dỗ các bạn chủ trang G.TL ư?
      Thối lắm! Cậu nên ngậm miệng lại cho đỡ ô nhiễm môi trường!

      Xóa
    2. Một trong nhũng nguyên nhân làm cho trang nhà đi xuống chính là những cái còm của cái "Hội" quái đản này. Chưa bàn đến những vấn đề khác, bạn thử cho tôi và bạn đọc quyết định của Bộ Nội Vụ cho phép cái "Hội" quái đản của bạn hoạt động. Nếu có, bạn chotoi cái số và ngày quyết định, người ký quyết định. Không có, thì nhục lắm. Trên một trang "pháp luật" mà mạo nhận, tự tuyên, hành xử trái pháp luật thì vi phạm pháp luật. Đúng không? Đừng coi xã hội là cỏ rác. Quần chúng nhân dân họ "đẻ" ra ông cố, ông tằng của bạn-theo nghĩa bóng-đấy. Nếu G.TL cho phép, cấm xóa, tôi sẵn sàng nói cho bạn nghe những sai trái, không đúng của tất cả các phản hồi của bạn trên G.TL.

      Xóa
    3. Đúng rồi, Quế Sơn nên bớt xả rác để bảo vệ môi trường thì người đọc bình dân như tôi đã cảm ơn cậu lắm rồi!

      Xóa
    4. @ Quế Sơn: tôi thấy bạn là cái loại não ngắn, nói năng thật ngu xuẩn khi bạn cho rằng GTL "không nên sa đà vào những chuyện cỏn con này. Ruột ốc lắm."?!?! Vấn đề GTL nêu ra không phải ở nội dung phóng sự, mà ở điểm mấu chốt là VTV đã hành động gian dối dựng hiện trường giả để lường gạt dư luận, bạn hiểu chứ? Nạn phá rừng là vấn nạn trầm kha từ hàng chục năm qua chứ không phải mới mẻ gì. Do đấy, để cho phóng sự mang tính thuyết phục cao thì đòi hỏi VTV phải làm cẩn trọng, đến tận nơi, khơi tận ngọn để có được hình ảnh sống động, xác thực thì mới đem lại hiểu quả tuyên truyền và đánh động lương tâm xã hội. Cách làm biếng nhác, giả tạo dựng cảnh để "diễn" thì thà cứ ở ngay phim trường VTV ở Hà nội cũng làm được chứ khăn gói vào Đắc Lắc làm gì cho tốn kém? Chắc bạn Quế Sơn dù ít học thì cũng phải biết câu : Lỗ nhỏ đắm thuyền , bạn nhỉ? Bạn còn trẻ người nên suy nghĩ còn non dại, chẳng trách có lần đã bị một bác Nặc "xoa đấu Quế Sơn cái cho bạn khôn ra", bạn còn chưa tởn sao?

      Xóa
  5. Sai lầm của vtv là đã đưa vào phóng sự (điều tra) công phu và có phần dũng cảm của mình cảnh dàn dựng "lâm tặc phá rừng".
    Tuy nhiên cảnh dàn dựng này có thật quan trọng hay không khi mà ai cũng hiểu nếu lâm tặc không chặt cây (như cảnh dàn dựng này) phá rừng thì chả lẽ hàng ngàn cây gỗ đủ các loại đã tự "chạy về" tập kết tại bãi tập kết gỗ mà vtv đã đưa lên phóng sự hay sao?
    Ở đây ẩn chứa một động cơ không trong sáng của cơ quan csdt tỉnh Đắc Lắc, khi mà họ đã quan trọng hóa 1 vấn đề không quan trọng trong phóng sự này.
    Mục đích của phóng sự này là phản ánh nạn phá rừng cùng những đường dây tiếp tay rất trắng trợn của các cơ chức năng tỉnh Đắc Lắc cho lâm tặc. Và đây là sự thật bởi tất cả đã được những "người trong cuộc" tự thú nhận trong phóng sự. Đây mới là nội dung quan trọng của phóng sự này, chứ không phải là có hay không cảnh phá rừng của lâm tặc.
    Đáng lên án còn có việc là Giám đốc 1 cơ quan bảo vệ, quản lý rừng đã tỏ ra rất thiếu trách nhiệm khi trả lời đại ý rằng những nhân viên của ông ta phải tự chịu trách nhiệm về những việc làm (thu "lộ phí" của lâm tặc) của mình chứ không do lãnh đạo nào chỉ đạo cả, khiến phóng viên của vtv phải đặt câu hỏi rằng nếu vậy vai trò và trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ quản lý rừng là gì?

    Qua vụ việc này cho thấy việc tố cáo những sai phạm trong xh, đặc biệt đó là sai phạm có liên quan đến cả 1 hệ thống cơ quan công quyền, ở đây là của 1 tỉnh, là vô cùng khó khắn và nguy hiểm. Người tố cáo ở đây là một cơ quan do CP quản lý về mặt tổ chức, như VTV, còn gian nan như vậy thì thử hỏi nếu là một người dân bình thường hay là một doanh nghiệp muốn tố cáo các sai phạm của các quan chức hay các cơ quan công quyền thắng lợi chắc chỉ là truyện trong mơ, khi mà "nhà nước pháp quyền" mới chỉ đang còn là một khẩu hiệu.

    P/s: tôi thắc mắc việc NB Đức Hiển gọi UBND tỉnh là một cơ quan hành pháp cao nhất là sao? Là của tỉnh thì được chứ của cả nước phải là Chính phủ chứ? Ai giả thích giúp!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đính chính: "... chắc chỉ là truyện trong mơ" = "...chắc chắn còn gian nan khó khăn hơn nhiều".

      Xóa
    2. Đồng ý với bác bốn cho sắc, tuy nhiên vẫn cảm thấy tiếc đối với VTV.
      Vấn đề đang bàn luận ở đây rõ ràng V24 đã sai, nhưng thay vì thừa nhận cái sai (dù nhỏ) của mình để khẳng định cái đúng (lớn hơn) thì V24 lại cả vú lấp miệng em (tận dụng cả khung thời sự 19h) để bao biện.
      vụ việc liên quan đến dàn dựng và ảnh hưởng đến người được quay của VTV không phải là lần đầu tiên, và VTV đừng để mọi người nghĩ rằng việc đó là văn hóa của VTV.

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    4. Về điểm này tôi đồng ý với bạn.
      VTV cũng cần phải thực sự cầu thị sửa chữa những sai lầm, thiếu sót của mình không chỉ với phóng sự này.
      Một điều nữa quan trọng hơn đó là động cơ khi họ phản ánh mặt trái đời sống xh của chúng ta hiện nay.
      Thật nguy hiểm nếu những việc làm của họ không thực sự xuất phát từ mục đích bảo vệ Đảng và Nhà nước trong việc phát triển và xây dựng xh ngày một tốt đẹp hơn mà lợi dụng vai trò vị trí của mình để tuyên truyền cho những tư tưởng lệch lạc như trong ký sự mà họ đã làm về Sirya gàn đây.

      Xóa
    5. Cựu Chiến binhlúc 11:16 5 tháng 8, 2016

      Tôi không đồng ý với ông bốn cho sắc.
      Đừng ngụy biện về động cơ này khác cho việc làm gian dối của VTV.
      Vụ chổi quét rau, cô pv VTV cũng có động cơ tốt đấy chứ? Cô ấy muốn cảnh báo mọi người về chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm đấy chứ? Tốt quá còn gì?
      Còn hôm nay, VTV cũng nhân danh bảo vệ rừng. Tốt quá còn gì?

      Ở vụ chổi quét rau, cô phóng viên đã dàn dựng, lừa dối ra sao, và VTV đã bị xử phạt hành chính ra sao... chúng ta đã rõ.
      Còn ở vụ này, VTV chưa nhận lỗi mà đang dùng chính kênh truyền hình quốc gia liên tục phát ra những thông tin ngụy biện cho hành vi lừa đảo của mình.

      Google.tienlang kiên cường cuộc chiến MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG.

      Xin ông bốn đừng sai lầm!

      Xóa
    6. Thưa bạn bốn cho sắc, tôi rất không đồng ý với nhận định của bạn: "Ở đây ẩn chứa một động cơ không trong sáng của cơ quan csdt tỉnh Đắc Lắc, khi mà họ đã quan trọng hóa 1 vấn đề không quan trọng trong phóng sự này."
      Ý kiến của tôi như sau: CQCSĐT tỉnh Đắc Lắc không có động cơ nào khác, ngoài việc họ phải làm nhiệm vụ của mình mà thôi, đó là là xác minh những vấn đề mà báo chí nêu (được coi là tin báo, khiếu nại, tố cáo). Trong quá trình xác minh nếu thấy có đủ cơ sở, thì CQCSĐT Đắc Lắc sẽ khởi tố vụ án theo luật định, tiến hành điều tra, khởi tố bị can và đưa vụ án ra Tòa (dĩ nhiên là có sự giám sát và phê chuẩn Viện KS từ đầu tới cuối). Tôi cho rằng CA Đăc Lắc đã rất có trách nhiệm trong việc thực chức trách của mình, xác minh rõ từng nội dung và báo cáo UBND tỉnh là có nội dung đúng, có nội dung không đúng, có cái chưa chính xác, dàn dựng và có cái chưa xác định được...
      Nếu đọc toàn bộ văn bản 565 của CA tỉnh gửi Sở TTTT, cá nhân tôi thấy rằng còn nhiều điểm nữa cần tiếp tục xác minh liên quan đến tác nghiệp truyền hình, liệu rằng có sự "cài bẫy" trong nhiều nội dung khác hay không?
      VD: có người đến nhờ bán trụ tiêu, hôm sau có người đến hỏi mua, để một người dân kém hiểu biết trả lời rồi thu hình, ghi âm. Hoặc đối với ông Hùng, cách ghi hình, thu âm như thế cũng tạm chấp nhận được nếu sau đó phóng viên đi đến cùng sự việc, tức là đưa được một xe 5 tấn chở trụ tiêu ra khỏi rừng đúng theo cách chỉ dẫn của ông Hùng (là đút lót cho CAKT,CSGT, Kiểm Lâm, chốt trạm...) Nếu không thì những lời ông Hùng nói chỉ có giá trị dấu hiệu mà thôi.
      Gần đây VTV "nở rộ" phong trào quay lén, ok, nếu đó là một sự việc phạm pháp quả tang và nếu bạn sử dụng thiết bị thông thường thì sẽ không ghi lại được, nhưng quay lén theo kiểu "cài bẫy" thì không nên, nếu không nói là cần phải cấm. Trong cuộc sống hàng ngày, chẳng có ai trong chúng ta muốn ngồi nói chuyện với người lén lút ghi âm lại những gì ta nói. Thật đáng sợ.
      Thế đây bạn bốn ạ! Nhân đây bạn Quế Sơn nếu dòm qua thì cho tôi xin ý kiến tí ạ!

      Xóa
    7. Ngứa tay viết thêm tí: ở các nước có sử dụng Camera nơi công cộng (CCTV) bao giờ cũng đi kèm với khuyến cáo là "mọi hành vi của bạn đang được giám sát bởi CCTV".

      Xóa
  6. Trần Thị Thuậnlúc 09:28 5 tháng 8, 2016

    Dàn cảnh và đạo đức nghề báo

    Thời gian gần đây, trên VTV, đặc biệt là chương trình “Chuyển động 24h” liên tục bị “hạn”. Hồi tháng 5-2016, VTV từng xin lỗi một số người dân tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa về việc dàn dựng trong phóng sự “Dùng chổi quét rau” trong chương trình “Café sáng với VTV3”.

    Mới nhất là chương trình “Chuyển động 24h” do VTV thực hiện bị công kích dàn cảnh làm phóng sự phá rừng ở Đắk Lắk, sau khi thông tin này được Công an tỉnh Đắk Lắk công bố tại buổi họp báo ngày 2-8, dù sau đó VTV phủ nhận sự việc.
    VTV đã bị phạt 50 triệu đồng do thông tin sai sự thật trong phóng sự dàn dựng Cây chổi quét rau phát trong chương trình “Café sáng với VTV3”

    VTV đã bị phạt 50 triệu đồng do thông tin sai sự thật trong phóng sự dàn dựng "Cây chổi quét rau" phát trong chương trình “Café sáng với VTV3”

    Ai cũng biết, hư cấu chỉ có trong các tác phẩm văn học. Trong báo chí, đặc biệt phóng sự điều tra, 99% đều phải là sự thật. 1% còn lại, tác giả hoặc tòa soạn phải giấu tên nhân vật trong bài viết của mình vì lý do nhân đạo.

    Không chỉ ở Việt Nam, báo chí Mỹ, nơi được xem là trung tâm nghiệp vụ báo chí quốc tế, nhiều bài điều tra đoạt giải Pulitzer phải buộc trả giải vì bị phát hiện “dựng chuyện” . Nhiều độc giả vẫn còn nhớ năm 1980, phóng viên của tờ Washington Post Janet Cooke thực hiện bài viết về cậu bé Jimmy 8 tuổi bị nghiện ma túy. Bài viết ngay lập tức thu hút sự quan tâm của cảnh sát Mỹ, họ quyết tìm cho ra cậu bé đó nhưng hóa ra câu chuyện được viết bằng trí tưởng tượng của nhà báo. Cooke đã phải tự xin trả lại giải Pulitzer danh giá của báo chí Mỹ.

    Theo TS Nguyễn Thị Trường Giang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 96% các bản quy tắc đạo đức báo chí trên thế giới đều đưa nguyên tắc tôn trọng sự thật lên vị trí số 1. Theo hiểu biết của tôi, VTV là cơ quan báo chí đầu tiên tại Việt Nam có “Bản quy tắc tác nghiệp” ban hành đầu năm 2013. Theo đó, quy tắc “Đảm bảo sự chính xác và trung thực” được đặt ở vị trí thứ 2. Trong bản Quy tắc đạo đức nghề nghiệp làm báo do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành tháng 8-2005, quy tắc “Hành nghề trung thực khách quan, tôn trọng sự thật” được đặt ở vị trí thứ 3.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 09:29 5 tháng 8, 2016

      Ngay khi bước chân vào một cơ quan báo chí, việc đầu tiên một phóng viên tập sự cần phải nằm lòng là thuộc hết bản quy tắc đạo đức nơi này đưa ra. Đạo đức nghề nghiệp báo chí luôn được dư luận hiện nay quan tâm và kêu ca. Nhưng việc hành nghề không trung thực, đạo ý tưởng... có lẽ xuất phát từ nghiệp vụ kém.

      Trong phóng sự điều tra (truyền hình), khoảnh khắc quan trọng nhất là quay được cảnh “đinh” mà bài điều tra muốn nói đến. Phóng sự “CSGT ăn hối lộ” nhất thiết phải có cảnh các anh CSGT nhận tiền từ tài xế rồi cho xe đi mà không lập biên bản xử phạt. Cảnh phá rừng phải là những thước phim quay tận tay lâm tặc đang đốn từng cây gỗ quý. Điều tra về học sinh hút shisa, phải là những clip trực tiếp các em còn mặc đồng phục trường học phì phèo rồi nhả khói shisa…

      Có thể phóng viên đã tận mắt chứng kiến cảnh học sinh hút shisa nhưng không thể quay được, sau đó về nhờ mấy em khác “diễn” lại để đưa vào bài điều tra. Có thể nhóm điều tra vụ phá rừng từng chứng kiến có người cưa gỗ quý thật nhưng thời điểm đó không thể quay lại được nên đã “thuê” 3 người cưa một cây gỗ đã hạ sẵn để thực hiện “điều tra”?

      Nếu vậy, ngay cả khi phóng sự về nạn phá rừng của VTV là đúng hết nhưng chỉ một chi tiết dàn dựng (nếu có) này thôi, công sức và tâm huyết của nhóm điều tra đều đổ sông đổ biển.

      VTV là đài truyền hình quốc gia. Về mặt lý thuyết, những người làm chuyên môn nơi đây được xem là tinh túy của nền báo chí cả nước. Chính vì vậy, những sai sót về nghiệp vụ, vô tình hay cố ý hoặc tai nạn nghề nghiệp sẽ được nhiều đồng nghiệp chú ý. Vài năm trở lại đây, những “tai nạn” kiểu này trên báo chí ngày càng nhiều, không chỉ riêng VTV.

      Đã đến lúc mỗi cơ quan báo chí cần phải có Bản quy tắc đạo đức nghề nghiệp của riêng mình và phải đặt trang trọng quy tắc trung thực lên hàng đầu chứ không phải sự trung thực chỉ được đặt ở hàng thứ 2 và thứ 3 như hiện nay.

      Huỳnh Bách/ Người Lao động

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
  7. Có những người đứng ra bảo vệ công lý bây giờ thật lạ lùng. Thay vì tập trung vào các bằng chứng cụ thể, các luận cứ đã được chứng minh thì họ lại sử dụng sự suy đoán vô căn cứ, và tệ hại hơn là họ đem hành vi sai trái khác ra biện minh cho hành vi sai trái đã quá rõ ràng.
    Một ví dụ như hành vi phóng viên VTV thuê người dàn dựng cảnh phá rừng. Nếu muốn chứng tỏ phóng viên VTV ko làm thế thì đúng ra phải tập trung vào báo cáo của công an Đắc lắc, xem đúng sai thế nào. Nhưng thay vì thế nhiều người lại đem cái chuyện lâm tặc ra biện minh cho hành vi sai trái của phóng viên VTV. Đó là sử dụng hành vi phạm pháp chưa có chứng cứ cụ thể ra để biện minh cho hành vi phạm pháp khác.
    Việc này tựa hồ cũng như đem một vài cây xanh ngã đổ, chụp mũ cho toàn Đảng, toàn nhà nước làm việc tất trách. Tựa hồ như phản động dựng chuyện vô căn cứ về ông bà nào đó tham nhũng, rồi chụp mũ cho toàn Đảng, toàn công viên chức tham nhũng... Tôi giả dụ như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bị người khác vu khống tham nhũng, có công ty này, công ty kia, vợ con đứng tên cơ sở này, cơ sở kia thì có thể lấy việc tình trạng tham nhũng của cán bộ, công viên chức, kể cả Đại biểu QH ra để biện minh cho hành vi vu khống TT Nguyễn Xuân Phúc ko?
    Xin nói thẳng rằng đó là hành vi mù quáng của người có tâm tốt nhưng chưa đủ tư duy, thiếu hiểu biết để bọn tiểu nhân dắt mũi. Cũng như đó là hành vi hèn hạ của đám tiểu nhân. Là kẻ bị tiểu nhân dắt mũi hay là kẻ tiểu nhân thì tôi ko rõ. Nhưng hành vi lấy sự sai trái ra biện minh cho sự sai trái, thì đó là tư duy vớ vẩn. Tư duy đó đem ra bàn trên bàn nhậu, trà chanh chém gió thì ok, còn nói chuyện nghiêm túc thì miễn bàn, chẳng ai khi làm việc nghiêm túc thì lại làm cái chuyện vớ vẩn đến mức độ đó.
    Thái Ngọc Bão

    Trả lờiXóa
  8. Có mấy vấn đề mà VTV đặc biệt là VTV24 nên tự hỏi bản thân mình.
    Tại sao khi các bạn đưa tin lên người ta lại dấy lên làn sóng nghi hoặc và ném đá vào các bạn như vậy. Không chỉ "lề trái", thậm chí còn có cả những ng dân bình thường nhất, những ng có quan điểm chính trị tương đối lành mạnh cũng tỏ thái độ nghi ngờ. Đặc biệt nhất, đã có những kênh thông tin chính thống tấn công vào uy tín của các bạn.
    Có phải họ "nói xấu" các bạn vì họ là những người "phá rừng, bán hàng đa cấp, làm thực phẩm bẩn" như những gì các phóng viên của các bạn vẫn gọi trên trang cá nhân không? Tôi nghĩ không phải vậy.
    Tâm lý đề phòng ấy xuất phát từ những thông tin lừa dối khán giả, gây áp lực cho doanh nghiệp, tát nước theo mưa của cả hệ thống truyền thông mà VTV đang là đầu tàu. Khi có những phát giác, các bạn không có sự xin lỗi hay đền bù xứng đáng với người bị thiệt hại.
    VTV24 còn nhớ Công Phượng và gia đình em, những vận động viên tương lai của nền bóng đá bị các bạn vùi dập như thế nào. Em Phượng hoàn toàn vô hại, gia đình em cũng thấp cổ bé họng, em thì tài năng và đang vươn lên, đó có phải là những người đáng để bênh vực và khơi gợi trong cái xã hội quá rối ren này. Cái xã hội mà các bạn chính là một phần gây nên và phản ánh cấp tập nó.
    VTV còn nhớ vụ quét rau, các bạn xin lỗi "thành tâm" như thế nào với người trồng rau? VTV còn nhớ vụ phóng viên đột nhập vào nơi sản xuất chè, quay phim trái phép, không giấy tờ tùy thân, tới khi vỡ lở VTV mới đánh cho cái giấy giới thiệu về xã.
    VTV24 có ý thức được những thông tin về "thực phẩm bẩn" chỉ nêu hiện trạng, vô thưởng vô phạt về nguồn gốc và không truy vấn đến tận hang ổ, thiếu các bằng chứng khoa học đã tác động ntn đến thị trường, những người làm ăn lương thiện đang điêu đứng vì những nỗi sợ hãi mà các bạn gieo rắc.
    VTV24 thử thống kê xem, có bao nhiêu bản tin các bạn dám đứng ra để bảo vệ một doanh nghiệp nội trước áp lực của thị trường so với những bản tin có mùi đấu tố họ. Có bao nhiêu bản tin các bạn PR không công cho Facebook, hay bất kỳ doanh nghiệp ngoại nào trả quảng cáo cao? Các bạn đã làm gì khi chúng có nghi vấn trốn thuế, chuyển giá, không hề hăng hái như khi tàn sát những doanh nghiệp yếu ớt của Việt Nam.
    VTV24 nên xem lại cái ký sự khủng khiếp về Syria đã đụng chạm tới trái tim của những người có học theo cách éo ra gì nhất, họ ngứa mắt vì trò PR quá lố không tương xứng với chất lượng và những nghi vấn giả tạo đằng sau đã bị cộng đồng mổ phanh.
    Đó là tôi còn chưa nói đến nhiều kẻ mượn danh nghĩa phương tiện truyền thông để kiếm chác, gây áp lực cho doanh nghiệp và người dân, biến VTV thành ổ thành nhóm, không thèm đếm xỉa dư luận, nơi việc khen tặng nhau là chuyện thường, còn việc nhìn nhận chất lượng và lắng nghe khán giả có cái đéo!
    Sức tấn công ấy, không phải tự dưng mà có. Uy tín của VTV đã xuống đến quá mức báo động, đừng để người ta dù đúng dù sai cũng coi các bạn chỉ là những kẻ dối trá mà thôi! Thực ra, nhiều "lề trái" coi các bạn là công cụ của ban tuyên giáo, nhưng tôi nhìn các biểu hiện bao che cho nhau, ngông nghênh trong tác nghiệp, thiếu xây dựng và gần gũi với nhân dân, tôi tin các bạn đéo là công cụ của bố con thằng nào.
    Dĩ nhiên, người trả tiền quảng cáo thì lại khác.
    Kim Như Hoàng

    Trả lờiXóa
  9. Thưa bạn bốn cho sắc, tôi rất không đồng ý với nhận định của bạn: "Ở đây ẩn chứa một động cơ không trong sáng của cơ quan csdt tỉnh Đắc Lắc, khi mà họ đã quan trọng hóa 1 vấn đề không quan trọng trong phóng sự này."
    Ý kiến của tôi như sau: CQCSĐT tỉnh Đắc Lắc không có động cơ nào khác, ngoài việc họ phải làm nhiệm vụ của mình mà thôi, đó là là xác minh những vấn đề mà báo chí nêu (được coi là tin báo, khiếu nại, tố cáo). Trong quá trình xác minh nếu thấy có đủ cơ sở, thì CQCSĐT Đắc Lắc sẽ khởi tố vụ án theo luật định, tiến hành điều tra, khởi tố bị can và đưa vụ án ra Tòa (dĩ nhiên là có sự giám sát và phê chuẩn Viện KS từ đầu tới cuối). Tôi cho rằng CA Đăc Lắc đã rất có trách nhiệm trong việc thực chức trách của mình, xác minh rõ từng nội dung và báo cáo UBND tỉnh là có nội dung đúng, có nội dung không đúng, có cái chưa chính xác, dàn dựng và có cái chưa xác định được...
    Nếu đọc toàn bộ văn bản 565 của CA tỉnh gửi Sở TTTT, cá nhân tôi thấy rằng còn nhiều điểm nữa cần tiếp tục xác minh liên quan đến tác nghiệp truyền hình, liệu rằng có sự "cài bẫy" trong nhiều nội dung khác hay không?
    VD: có người đến nhờ bán trụ tiêu, hôm sau có người đến hỏi mua, để một người dân kém hiểu biết trả lời rồi thu hình, ghi âm. Hoặc đối với ông Hùng, cách ghi hình, thu âm như thế cũng tạm chấp nhận được nếu sau đó phóng viên đi đến cùng sự việc, tức là đưa được một xe 5 tấn chở trụ tiêu ra khỏi rừng đúng theo cách chỉ dẫn của ông Hùng (là đút lót cho CAKT,CSGT, Kiểm Lâm, chốt trạm...) Nếu không thì những lời ông Hùng nói chỉ có giá trị dấu hiệu mà thôi.
    Gần đây VTV "nở rộ" phong trào quay lén, ok, nếu đó là một sự việc phạm pháp quả tang và nếu bạn sử dụng thiết bị thông thường thì sẽ không ghi lại được, nhưng quay lén theo kiểu "cài bẫy" thì không nên, nếu không nói là cần phải cấm. Trong cuộc sống hàng ngày, chẳng có ai trong chúng ta muốn ngồi nói chuyện với người lén lút ghi âm lại những gì ta nói. Thật đáng sợ.
    Thế đây bạn bốn ạ! Nhân đây bạn Quế Sơn nếu dòm qua thì cho tôi xin ý kiến tí ạ!
    Ngứa tay viết thêm tí: ở các nước có sử dụng Camera nơi công cộng (CCTV) bao giờ cũng đi kèm với khuyến cáo là "mọi hành vi của bạn đang được giám sát bởi CCTV".

    Trả lờiXóa
  10. Truyền thông như công luận thường gọi là lĩnh vực quyền lực thứ 4 vì trong một xã hội dân chủ và thời đại thông tin thì vai trò của truyền thông là rất quan trọng, nhưng truyền thông, ngôn luận chỉ thực sự phát huy được cái quyền của mình do lĩnh vực đặc biệt của ngành nghề tạo ra đó là phải phản ánh một cách chân thực, khách quan những gì đang diễn ra, viết bài, phát ngôn trước công luận phải chính xác, trung thực còn nếu không cái quyền lực do lĩnh vực đặc thù tạo ra cũng chính mình hủy hoại nó khi mà những thông tin truyền thông cung cấp không chính xác chưa nói là còn dàn dựng, xuyên tạc theo ý đồ không đàng hoàng, lành mạnh. Người xưa từng nói một lần bất tín vạn lần không tin,liên hệ với lĩnh vực truyền thông, thông tin ở nước ta hiện nay lại càng rõ nhất khi mà nhiều đài truyền hình, báo chí đã đưa ra rất nhiều những thông tin chưa được kiểm chứng, nguy hiểm hơn là nhiều nội dung còn được dàn dựng xuyên tạc theo ý đồ của ai đó đã gây ra những tổn thất không nhỏ cho đất nước, ảnh hưởng hình ảnh Việt nam trong con mắt bạn bè quốc tế, ảnh hưởng đến lĩnh vực quốc phòng an ninh và kinh tế của quốc gia bất ổn xã hội và đặc biệt nguy hiểm hơn là đã gây ra sự khủng hoảng niềm tin trong xã hội và nhân dân về con đường, tương lai phát triển của đất nước , mà thời gian qua nổi bật gây ra sự bức xúc của công luận như VTV 24.

    Đã đến lúc cần phải tiến hành những việc cần làm ngay đó là chấn chỉnh và xử lý nghiêm khắc những cá nhân, nhóm trong giới truyền thông, thông tin đã vi phạm nguyên tắc làm việc, vi phạm đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp để làm cho giới truyền thông, thông tin ở Việt nam luôn là trận địa vững chắc trong mặt trận chính trị, tư tưởng của Đảng,tiếng nói của Đảng,nhà nước và nhân dân.

    Trả lờiXóa
  11. Thằng dog quế sơn nó lại sủa nữa rồi. Nghe nó sủa mà tôi mắc ói quá ì tiếng sủa nó có mùi từ ống cống. Sao cô chủ cứ để thằng đần này vào đây cho ô uế nhà cửa vậy cô chủ?

    Trả lờiXóa
  12. Ngày 5-8, nhóm phóng viên Báo Người Lao Động đã quay trở lại thôn Đông Giang (xã Ea Đáh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) nơi có bối cảnh mà chuyên mục "Chuyển động 24h" của VTV cho rằng phá rừng nghiêm trọng. Trong căn nhà gỗ xập xệ, vợ chồng ông Vừ Dũ Dinh, bà Giàng Thị Xá vẫn chưa hết bức xúc sau khi VTV phát phóng sự về chuyện ông Vừ Dũ Dinh chặt cây phá rừng.

    Bà Xá ngậm ngùi cho biết: Không chỉ chồng bị lừa đi chặt cây để họ quay phim sau đó phát lên truyền hình quy kết chúng tôi phá rừng mà ngay cả bản thân tôi cũng bị lừa. Hôm đó, sau khi họ dẫn chồng tôi đi chặt cây hơn 2 giờ rồi trở về chòi rẫy, thấy tôi đang địu con trên lưng đứng trước chòi rẫy, những người đó bảo tôi cầm cuốc ra cuốc ít lát để họ quay phim.

    Khi tôi cuốc cạnh chòi rẫy thì họ không đồng ý mà bảo tôi ra xa. Tôi đang cuốc thì người trong đoàn bảo tôi kể hoàn cảnh khó khăn của mình và tôi cũng kể. Lát sau họ giúi vào tay tôi 1 tờ tiền mà sau đó vào chòi tôi mới biết là 500.000 đồng.

    “Nếu biết họ lừa như thế này thì chúng tôi sẽ không làm và không bao giờ nhận tiền của họ. Họ nghĩ chúng tôi là người dân tộc, trong này không có điện, không có ti vi xem nên muốn làm sao thì làm” - bà Xá bức xúc nói.

    Còn ông Dinh một lần nữa khẳng định mình bị lừa và hoàn toàn không đúng như trong phóng sự phản ánh. Ông Dinh kể: Hôm đó cả gia đình tôi đang ở nhà thì có 2 người đàn ông và 1 người phụ nữ là người trong thôn tới năn nỉ tôi đưa vào rẫy để họ quay phim. Đi được một đoạn thì họ bảo tôi đi mượn cưa và dụ thêm một đứa cháu đang trên đường đi tắm đi cùng. Họ còn mua 20.000 đồng tiền xăng để đổ vào cưa lốc và xe máy của tôi.

    Sau khi bị tôi từ chối vào rừng phòng hộ chặt cây, họ bảo tôi chặt đại cây gỗ ở rẫy. Dù cây này nhỏ, gỗ mềm nhưng tôi già rồi, rìu, cưa đều cùn nên nhiều lúc tôi không muốn chặt nữa nhưng họ bảo phải chặt ngã cây mới được. Sau gần 2 giờ hì hục tôi mới chặt xong cây. “Tôi đã già, sức đâu nữa mà họ bảo tôi đi phá rừng, đẩy chúng tôi vào cảnh mang tội” - ông Dinh nói.

    Theo ông Giàng A Nụ: Tôi nghĩ không biết ông Vừ Dũ Dinh có thù gì với họ hay sao mà họ lại quy cho cái tội phá rừng như vậy

    Theo ông Giàng A Nụ: "Tôi nghĩ không biết ông Vừ Dũ Dinh có thù gì với họ hay sao mà họ lại quy cho cái tội phá rừng như vậy"

    Kết thúc bản tin này, chúng tôi xin trích nguyên văn lời nói của ông Giàng A Nụ (Thôn trưởng thôn Đông Giang): “Tôi nghĩ không biết ông Vừ Dũ Dinh có thù gì với họ hay sao mà họ lại quy cho cái tội phá rừng như vậy?".

    Thông tin đầy đủ, chi tiết của vụ việc xin mời bạn đọc theo dõi trên báo giấy và Online Báo Người Lao Động vào ngày mai (6-8).

    Theo nld.com.vn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kết thúc bản tin này, chúng tôi xin trích nguyên văn lời nói của ông Giàng A Nụ (Thôn trưởng thôn Đông Giang): “Tôi nghĩ không biết ông Vừ Dũ Dinh có thù gì với họ hay sao mà họ lại quy cho cái tội phá rừng như vậy?".

      Xóa
  13. Phim ảnh thì có nhân vật chính. Đột nhiên Mr. Vừ Dũ Dinh trở nên hot hơn cả sao Hollywood. VTV tạo "sao" tài that :). Liên quan việc này thì nhà đài VTV luôn coi mình là "bố thiên hạ" nên làm càn. Vụ việc dàn dung, ăn cắp bản quyền ... thường xuyên xảy ra hơn.

    Trả lờiXóa
  14. Gán cho lương dân tội phá rừng!
    06/08/2016 00:44
    Tận mắt xem phóng sự phá rừng của Chương trình Chuyển động 24h thuộc VTV, gia đình ông Vừ Dũ Dinh bức xúc nói mình đã bị lừa và tỏ ra ân hận khi cầm tiền của phóng viên nhà đài sau khi bị “dụ” ra rẫy chặt cây, cuốc đất

    Ngày 5-8, nhóm phóng viên Báo Người Lao Động đã quay trở lại thôn Giang Đông, xã Ea Đáh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk - nơi có bối cảnh mà phóng sự của Chuyển động 24h (CĐ24h) phát hôm 4 và 5-5 cho rằng có phá rừng nghiêm trọng. Cùng đi với chúng tôi có trưởng thôn Giang Đông, ông Giàng A Nụ, vừa dẫn đường vừa phiên dịch giúp.

    Bảo chặt cây trong rẫy mà nói phá rừng

    Trong căn nhà gỗ xập xệ của một gia đình người Mông nghèo, bà Sùng Thị Mao nằm còng queo trên giường. Bà than mệt vì những ngày qua có nhiều người đến hỏi về chuyện gia đình bà phá rừng.

    Thế nhưng, khi nghe chúng tôi nói muốn tìm hiểu trong phóng sự của CĐ24h có cảnh “nhờ” gia đình bà ra rẫy diễn cảnh chặt cây, phá rừng hay không, bà Mao liền bật dậy. Bà kể: Hôm đó là buổi trưa, bà và các con cùng chồng là ông Vừ Dũ Dinh đang ngủ trong nhà thì có 2 người đàn ông đến, xưng là nhà báo và 1 người phụ nữ trong thôn tên là Sùng Thị Mông tới “dụ” đi vào rẫy để họ quay phim. “Tôi cũng chẳng biết họ gọi chúng tôi xuống rẫy hỏi cái gì nhưng vì nể người phụ nữ trong thôn nên tôi cùng nó (chồng - PV) cũng đi. Rồi họ bảo nó đi mượn cưa lốc. Rồi một người nam trong nhóm họ chạy đi mua chừng 1 lít xăng đổ vào cưa lốc và nhờ chúng tôi đưa xuống rẫy” - bà Mao thuật lại.

    Điều này là hoàn toàn trái ngược với thông tin mà CĐ24h phát vào trưa 4-8, trong đó cho rằng khi phóng viên CĐ24h vào rẫy thì thấy người đàn ông đang chặt cây nên xin quay hình. Con gái bà Mao là Vừ Thị Dúc cũng khẳng định: “Hôm ấy nắng lắm, buổi trưa nữa, nên bố mẹ, mấy chị em đều trú trong nhà. Họ đến mới đưa bố mẹ em đi”.
    Tiếp lời con, ông Vừ Dũ Dinh nói trên đường đi, vợ chồng ông gặp cháu Vàng A Tu (10 tuổi) đang đi tắm thì họ bảo theo cùng. Tu không muốn đi nhưng bị Sùng Thị Mông thuyết phục nên Tu đồng ý. Khi đến rẫy của ông Dinh thì họ lại bảo mang thêm cái rìu trong chòi và chỉ sang khu rừng phòng hộ Krông Năng bảo ông sang đó cưa cây để họ quay phim. Ông bảo chặt cây bên đó sợ bị bắt, họ lại bảo ông chặt cây trong rẫy cũng được. Rẫy của ông không còn cây nào nên ông sang rẫy của ông Vừ A Lao ở bên cạnh để chặt cây. “Chặt cây nhỏ họ không chịu, phải chặt cây to. Tôi phải chặt gần 2 giờ đồng hồ cây mới đổ” - ông Dinh vừa nói vừa chỉ một gốc cây to hơn thân người đã đốn hạ nằm chỏng chơ bên bìa rẫy của ông Vừ A Lao.

    Trưởng thôn Giàng A Nụ khẳng định cây mà ông Dinh đã chặt là cây trong rẫy của ông Vừ A Lao, không liên quan gì đến rừng. Rẫy này đã từng khai phá 20 năm trước. “Bảo chặt cây trong rẫy để nói phá rừng thì không hiểu nổi họ làm sao nữa” - ông Nụ thở dài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Họ dụ chồng tôi đi chặt cây, tôi đi cuốc đất…”

      Thôn Giang Đông trước nay không có điện, trong số 159 hộ dân nơi đây thì có đến 149 hộ nghèo, người dân không thể xem tivi nên cũng không biết thực hư phóng sự phá rừng của CĐ24h - VTV ra sao, chỉ nghe nói trong phóng sự đó có ông Vừ Dũ Dinh phá rừng. Chuyện đến tai gia đình ông Dinh, cả nhà bức xúc. Khi chúng tôi dùng điện thoại di động mở cho họ xem lại phóng sự phá rừng của CĐ24h thì bà Sùng Thị Mao bỗng đưa 2 tay lên trời, tức tối đến ứa nước mắt. “Sao họ lại lừa những người dân tộc thiểu số không biết chữ như chúng tôi? Đâu phải nghĩ chúng tôi ngu thì họ muốn làm gì thì làm sao! Tôi chỉ sợ trời thôi. Tôi không sợ ai đâu!” - bà Mao đưa tay lên dụi mắt.

      Bà Mao cho biết ngay cả cái chuyện cuốc đất của bà (phát trong CĐ24h trưa 4-8, được phóng viên Báo Người Lao Động mở cho bà xem) cũng là làm theo yêu cầu của nhóm phóng viên VTV. Cụ thể, sau khi ra rẫy, chồng bà đi với họ chặt cây còn bà ở trước chòi rẫy. Lúc họ vào, họ bảo bà ra rẫy cuốc đất để họ quay phim. Bà cuốc gần chòi, họ không chịu, bảo phải cuốc xa. Bà làm theo mà không biết cuốc đất để làm gì. “Vợ chồng tôi là người vùng sâu, vùng xa, thiếu hiểu biết, mấy anh phóng viên là người hiểu biết vậy mà dụ chồng tôi đi chặt cây, tôi đi cuốc đất. Giờ phải mang tội phá rừng” - bà Mao rưng rức khóc.

      Ông Vừ Dũ Dinh thì tỏ vẻ điềm tĩnh hơn nhưng không giấu nổi nỗi buồn. “Tôi đã già, có cháu ngoại, cháu nội nhiều rồi, sức đâu nữa mà họ bảo tôi đi phá rừng, đẩy chúng tôi vào cảnh mang tội, ảnh hưởng đến mình, ảnh hưởng đến nhà nước. Lừa dân như vậy, bức xúc lắm chứ!” - ông Dinh bộc bạch.

      Xóa
    2. Ông Dinh chưa hề vi phạm lâm luật

      Cũng theo ông Dinh, những ngày qua ông quá mỏi mệt vì nhiều người đến hỏi về chuyện phá rừng của ông trong khi ông hoàn toàn bị hàm oan.

      Còn theo ông Giàng A Nụ, tuy gia đình ông Dinh thuộc diện hộ nghèo, đông con nhưng ông chưa một lần vi phạm lâm luật. “Những hình ảnh phát trong phóng sự là nhà đài tự dàn dựng, xung quanh đó không còn rừng nữa, cây gỗ ông Dinh chặt nằm trên rẫy của ông Vừ A Lao. Việc phóng viên mượn người dân đi chặt cây để dàn dựng cảnh phá rừng rồi phát sóng đã ảnh hưởng rất nặng nề đối với chính quyền địa phương. Coi như chính quyền không có trách nhiệm với địa phương. Tôi nghe mấy người làm ngoài xã kể về phóng sự mà rất bức xúc. Tôi nghĩ không biết ông Vừ Dũ Dinh có thù gì với họ hay sao mà họ lại quy cho cái tội phá rừng như vậy?!” - ông Nụ đặt vấn đề...

      Xóa

    3. “Nếu biết lừa thì đã không nhận tiền!”

      Đó là lời của bà Sùng Thị Mao về 500.000 đồng bà đã nhận từ phóng viên CĐ24h mà chương trình này sau đó biện minh đó là “lòng tốt của phóng viên” (bản tin CĐ24h phát trưa 4-8 và trưa 5-8). Theo bà Mao, tiền đó là do các phóng viên cho sau khi vợ chồng bà giúp họ quay phim.

      “Tôi thừa nhận vợ chồng tôi thiếu hiểu biết nên bị lừa, để giờ mình mang tội. Nếu biết họ lừa như thế này thì chúng tôi đã không làm và không bao giờ nhận tiền của họ” - bà Mao cay đắng.

      Cùng bạn đọc,

      Vì sao phóng viên Báo Người Lao Động phải trở lại gặp gia đình ông Vừ Dũ Dinh để kể lại câu chuyện nói trên?

      Sự việc bắt đầu từ ngày 2-8, sau cuộc họp báo do UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức cùng ngày, Báo Người Lao Động Online đăng tin “VTV dàn dựng cảnh phá rừng để làm phóng sự?”. Nội dung bản tin được trích từ báo cáo số 565/CAT-PC46 của Công an tỉnh Đắk Lắk ký ngày 27-7-2016 gửi Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh. Báo cáo này cũng là tài liệu chính thức do đại diện công an tỉnh đọc tại buổi họp báo, tiếp đó đăng công khai trên Cổng Thông tin Điện tử của UBND tỉnh Đắk Lắk.

      Thế nhưng, sau đó, chương trình CĐ24h - VTV liên tục phát các bản tin quy kết Báo Người Lao Động Online (và một số trang mạng) đưa tin sai sự thật về chuyện CĐ24h dàn dựng, cắt ghép phóng sự phá rừng, làm ảnh hưởng uy tín chương trình...

      Trước động thái này, để bạn đọc khỏi hiểu nhầm, Báo Người Lao Động buộc phải lên tiếng minh định. Chúng tôi một lần nữa nhắc lại quan điểm, lập trường của báo: 1) Bản tin đã đăng nói trên không có nêu toàn phóng sự CĐ24h phát hôm 4 và 5-5 là dàn dựng, không phủ nhận rừng Đắk Lắk đang bị tàn phá, mà chỉ nêu cụ thể phân cảnh có dấu hiệu dàn dựng, cắt ghép trong phóng sự đó - là trường hợp gia đình ông Vừ Dũ Dinh (dẫn theo báo cáo xác minh số 565 của Công an tỉnh Đắk Lắk, trang 4). 2) Các phóng sự và bài phản ánh do chúng tôi thực hiện, đăng phát trên báo in và báo điện tử những ngày qua không nhằm mục đích nào khác ngoài việc phản biện lại những cáo buộc sai trái của CĐ24h đối với bản tin ban đầu trên Báo Người Lao Động Online; và khẳng định nội dung bản tin là chính xác, khách quan; nguồn tin được dẫn hoàn toàn hợp pháp, khả tín.
      http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/gan-cho-luong-dan-toi-pha-rung-20160806001834011.htm

      Xóa

  15. Có vi phạm Luật Báo chí?

    Dư luận đang rất quan tâm đến “phóng sự phá rừng” của chương trình “Chuyển động 24h” phát trên sóng VTV bị cho rằng có phần nội dung “cắt ghép, dàn dựng”.

    Thông tin này xuất hiện khi Công an tỉnh Đắk Lắk có báo cáo số 565/CAT - PC46 (CV 565) ngày 27-7-2016 gửi Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh về việc trao đổi kết quả xác minh theo nội dung phóng sự của VTV và công bố tại buổi họp báo ngày 2-8.

    Đến thời điểm này, CV 565 được ký bởi người có thẩm quyền của Công an tỉnh Đắk Lắk nên đây là văn bản có giá trị về pháp lý và vẫn đang có hiệu lực do chưa có văn bản nào phủ định. Vấn đề pháp lý đang phát sinh từ đây.

    Phía VTV vẫn “nói cứng” là phóng viên không dàn dựng, không cắt ghép khi làm phóng sự. Nếu thông tin của VTV là đúng thì những người dân “phá rừng” có liên quan trong phóng sự gồm: ông Vừ Dũ Dinh và vợ là bà Sùng Thị Mao; bà Giàng Thị Xá và em Vàng A Tu (cùng ngụ xã Ea Đáh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) sẽ bị xử lý ra sao? Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và bảo vệ lâm sản, Nghị định 40/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 157, hành vi của những người này có dấu hiệu vi phạm điều 12 Nghị định 157, với mức phạt tiền ít nhất là 600.000 đồng đối với loại gỗ không thuộc nguy cấp, quý hiếm; trường hợp gỗ thuộc loại nguy cấp, quý hiếm theo nhóm IIA thì mức phạt ít nhất là 1 triệu đồng. Nếu những người này đã từng bị xử phạt về hành vi đốt, phá rừng, hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thì sẽ đối diện với nguy cơ vi phạm pháp luật hình sự (điều 189 Bộ Luật Hình sự 1999). Trường hợp cơ quan điều tra xác định họ là “diễn viên” trong phóng sự theo sự hướng dẫn của phóng viên thì có thể họ được xem xét ở mức độ nhẹ hơn.

    Ngược lại, những thông tin trong CV 565 là chính xác, nếu nhóm phóng viên làm phóng sự bị xác định là dàn dựng, hướng dẫn người dân chặt phá cây rừng thì hành vi của họ có dấu hiệu vi phạm Luật Báo chí và Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam do Hội Nhà báo Việt Nam ban hành ngày 13-8-2005.

    Việc dàn dựng, cắt ghép theo ý đồ của người làm báo là không tôn trọng sự thật khách quan, thiếu trung thực trong việc thực hiện tác phẩm báo chí. Đây là điều cấm kỵ đối với tất cả người làm báo.

    Nếu nhóm phóng viên của VTV24 có hành vi như CV 565 của Công an tỉnh Đắk Lắk thì không chỉ có dấu hiệu vi phạm Luật Báo chí, vi phạm đạo đức nghề nghiệp mà hơn hơn thế nữa, họ đã đẩy những người lương thiện thành kẻ phá rừng. Đây là điều không thể chấp nhận.

    Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM)

    Trả lờiXóa
  16. Nguyễn Trọng Bằnglúc 01:29 7 tháng 8, 2016

    Vậy là vụ DÀN DỰNG BẬY BẠ của VTV24 sáng tỏ rồi nhỉ.
    THấy bạn Ngân Thương đại diện Google.tienlang đã đi 1 stt
    ----
    SAU VIDEO NÀY, CHỊ LÊ BÌNH ĐÃ ... TẮT ĐIỆN
    Xem trên blog:
    https://googletienlang2014.blogspot.jp/…/video-cua-bao-nguo…
    ---------
    Video của báo Người Lao động: KẾT LUẬN VTV CÓ DÀN DỰNG PHÓNG SỰ PHÁ RỪNG Ở ĐẮC LẮC

    Loạt phóng sự phá rừng, vận chuyển gỗ trái phép ở Đắk Lắk, do nhóm phóng viên của VTV thực hiện, được phát sóng trong chương trình chuyển động 24h ngày 4 và 5-5-2016, có một số chi tiết dàn dựng. Thông tin này được Công an Đắk Lắk thừa nhận. Tuy nhiên VTV lại cho rằng không có chuyện dàn dựng để làm phóng sự.
    Và đây là video clip của báo Người Lao động với các nhân chứng vật chứng cụ thể để khẳng định VTV CÓ dàn dựng, có thuê người đóng giả lâm tặc để làm phóng sự.

    Trong video clip này có phát biểu (cả bằng hình ảnh lẫn lời nói) của Đại tá Phạm Minh Thắng - Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk - thông tin những người này vào rẫy cưa 1 cây gỗ đã chặt hạ trước đó và 1 cây còn sống để quay phim và phỏng vấn (theo sự hướng dẫn). Cũng theo đại tá Thắng, kiểm tra hiện trường quay phóng sự xác định khu vực này là rẫy của ông Dinh (nằm trong tiểu khu 342A thuộc lâm phần quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Krông Năng) mà các hộ dân tự ý khai hoang, sản xuất từ năm 1996. Đây không phải diện tích rừng mới khai hoang, bị chặt phá như phản ánh trong phóng sự… Ngoài ra, trong báo cáo của Công an tỉnh Đắk Lắk, khẳng định một số nội dung khác phản ánh không đúng, không khách quan, có sự cắt ghép, dàn dựng của phóng viên khi tác nghiệp. Báo cáo bằng văn bản, được đóng dấu đỏ này được đăng toàn văn và công khai trên Cổng thông tin Tỉnh Đắc Lắc chứ không phải là "báo cáo ban đầu" và "báo cáo nội bộ" như VTV phán tầm bậy ở Đây.

    Trong video clip này cũng có hình ảnh cùng lời nói của ông Vũ Dũ Dinh kể về việc đã được VTV thuê ra sao!

    Kính mời các bạn xem video clip
    https://www.youtube.com/watch?v=mlQWeucEdVM
    =========
    Xin mời các bác, các anh chị đến thăm nhà chị Lê Bình tại địa chỉ:
    https://www.facebook.com/le.binh.12935?fref=ts
    để xem cảnh đìu hiu ra sao!

    Cách đây 5 giờ, anh bạn Toàn Phạm Khánh, như lệ thường cũng vẫn có 1 stt chia sẻ sang nhà chị Lê Bình
    https://www.facebook.com/100009418866457/videos/1676694002654546/
    Nhưng cả ở stt này cũng không thấy ý kiến chị Lê Bình sang sảng,, cay nghiệt mắng mỏ đồng nghiệp ở "một vài tờ báo mạng" như mấy hôm rồi nữa!

    CHỊ LÊ BÌNH ĐÃ ...TẮT ĐIỆN ROÀI!
    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=178536872565119&id=100012264212885
    =======
    Chúc mừng Google.tienlang đã thêm một lần nữa
    MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG khiến các thế lực hắc ám, lừa lọc, dù là chị LÊ BÌNH TO MỒM ở VTV phải chịu TẮT ĐIỆN, thất bại!

    Bây giờ chúng ta chỉ còn chờ Cục Quản lý báo chí Bộ TTTT xử lý kỷ luật VTV ra sao!

    Trả lờiXóa
  17. Phóng sự phá rừng của VTV: Trả lại sự trong sạch cho lương dân!
    07/08/2016 23:16
    Những người dân tộc chân chất ngày ngày cặm cụi với nương rẫy, giờ lại mang tiếng phá rừng. Họ cần một lời xin lỗi công khai từ những người thực hiện chương trình “Chuyển động 24h” của Đài Truyền hình Việt Nam

    Sau khi chương trình “Chuyển động 24h” (CĐ 24h, thuộc Đài Truyền hình Việt Nam - VTV) phát sóng phóng sự về phá rừng ở tỉnh Đắk Lắk, một số người dân nghèo ở thôn Giang Đông, xã Ea Đáh, huyện Krông Năng đã bị gán cho tai tiếng “lâm tặc”, cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn.

    “Tôi rất đau lòng!”

    Trong căn nhà xập xệ của vợ chồng ông Vừ Dũ Dinh và bà Sùng Thị Mao, đã hơn 15 giờ mà bà vẫn nằm chèo queo trên giường. Bên cạnh là đứa con trai út 8 tuổi đang bưng tô cơm chan nước trắng lùa vội. Thấy khách, bà Mao ngồi dậy, thở dài: “Đang yên ổn làm ăn, giờ họ bảo mình phá rừng như vậy. Người trong làng cũng đến đây nói như vậy. Buồn lắm! Mấy phóng viên ấy có học, còn mình không biết chữ, mình ngu nên mới bị họ lừa như vậy”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đưa chúng tôi ra hiện trường hạ cây trong rẫy, chốc chốc ông Vừ Dũ Dinh lại giật giật cánh tay, giọng đầy bực dọc: “Chừng này tuổi rồi. Cháu nội, cháu ngoại nhiều rồi. Còn sức đâu nữa mà họ bảo mình phá rừng. Mà xưa giờ mình có phá rừng bao giờ đâu mà họ nói như vậy”. Ông Dinh bảo nhiều ngày qua, ông không làm được gì vì nhiều người đến hỏi ông về chuyện phá rừng.

      Trong khi đó, dù ngồi bên cạnh mẹ nhưng em Vàng A Tu (14 tuổi, một nhân vật khác xuất hiện trong phóng sự phá rừng của CĐ24h) vẫn không giấu nỗi lo lắng. “Em không biết gì hết mà những người kia lại đưa em vào chuyện này. Em rất sợ!” - Tu bộc bạch.

      Bà Hờ Thị Cha (mẹ em Vàng A Tu) cho hay hôm đó, con bà bị “dụ dỗ” chặt cây mà bà không hay biết gì. Giờ xảy ra việc như vậy, bà không vừa lòng.

      “Tôi không cho phép ai làm gì với con tôi. Tôi thấy rất đau lòng với những gì người ta làm với con tôi. Nếu người ta không trả lại công bằng cho con tôi thì tôi có thể làm những việc mà tôi không muốn. Tôi thương con tôi. Dù nhà có ăn cơm với nước lã cũng vui. Đừng làm với con tôi như vậy” - bà Cha bức xúc.

      Ông Đinh Xuân Hạnh, Chủ tịch UBND xã Ea Đáh, cho hay hơn 10 năm trước, việc phá rừng ở đây có xảy ra. “Tôi chẳng hiểu mục đích của việc dàn dựng này là gì, phải chăng nói xấu chính quyền địa phương? Họ nói vậy là vấn đề quan tâm công tác bảo vệ rừng của địa phương không có. Chúng tôi đang phản ánh việc đó. Từ xã đến huyện, đến tỉnh cũng đang có phản hồi” - ông Hạnh khẳng định.

      Xóa
    2. Cần bồi thường và xin lỗi công khai

      Theo luật sư (LS) Nguyễn Hồng Hà, Phó trưởng Đoàn LS tỉnh Khánh Hòa, vụ việc này cần điều chỉnh theo Luật Báo chí. Trước mắt, chi tiết đưa lên không đúng sự thật đã vi phạm Luật Báo chí là phản ánh không đúng sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người khác. Nếu bình thường sẽ xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi tác phẩm, bồi thường, buộc xin lỗi công khai.

      Bên cạnh đó là việc lợi dụng quyền tự do dân chủ, trong đó có quyền tự do báo chí xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác theo điều 258 Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, LS Hà cho rằng đó là điều không ai muốn.

      Luật sư Phạm Công Út (Đoàn LS TP HCM) khẳng định: “Xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, tức là người ta (những người dân tộc thiểu số - PV) không phải như vậy nhưng anh lợi dụng chương trình của mình để đẩy người ta vào rủi ro mà họ phải chịu trong khi họ không phải là lâm tặc. Họ đốn cây trong đất rẫy nhà mình nhưng anh la toán lên đây là phá rừng. Nếu họ bị khởi tố (về hành vi phá rừng - PV) và sau đó được xác định là khởi tố oan thì anh (tức nhóm PV dàn dựng - PV) bị điều chỉnh bởi điều 258 Bộ Luật Hình sự” - LS Út phân tích.

      Theo LS Út, hình sự một vụ việc tương tự như thế là chưa có tiền lệ. Tuy nhiên, LS Út khẳng định: Người chặt cây ban đầu không biết mục đích người quay phim là quay để làm gì, thông điệp đưa ra là gì nhưng sau khi xem truyền hình, họ mới biết mình là diễn viên đóng thế vai lâm tặc. Đây là phóng sự truyền hình chứ không phải phim truyện nên người xem nhìn họ ở vai phản diện là lâm tặc. Do đó, họ có quyền yêu cầu đính chính, xin lỗi công khai trên truyền hình theo Luật Báo chí, thậm chí nếu có thiệt hại thì có thể yêu cầu bồi thường tổn thất về danh dự, uy tín.

      Xóa

    3. Ông Trần Trung Hiển, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh Đắk Lắk, cho hay các cơ quan chức năng tỉnh đang khẩn trương làm rõ một số chi tiết không đúng và không khách quan trong phóng sự phá rừng của CĐ24h như điều tra ban đầu của công an tỉnh.

      Ông Dinh không vũ phu, nghiện rượu

      Về thông tin ông Vừ Dũ Dinh nghiện rượu, hay đánh vợ, đánh con như trong một số bản tin CĐ24h gần đây, ông Giàng A Nụ - Trưởng thôn Giang Đông, xã Ea Đáh - khẳng định là lần đầu tiên ông nghe như vậy.

      Ông Nụ quả quyết: “Lâu nay, tôi ở đây chưa bao giờ thấy và cũng chưa bao giờ nghe nói ông Dinh đánh vợ, đánh con. Ông Dinh chưa vi phạm bất cứ điều gì trong thôn cả. Chuyện uống rượu thì thỉnh thoảng ông Dinh có uống nhưng cũng uống như những người trong thôn thôi. Làm gì có chuyện nghiện rượu! Nghiện rượu thì làm sao ông nuôi nổi 9 người con của mình?”.
      http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/phong-su-pha-rung-cua-vtv-tra-lai-su-trong-sach-cho-luong-dan-20160807230503765.htm

      Xóa
  18. Cái thằng trong hình cũng là thằng phá rừng,ai chia cho nó một khoảnh đất mênh mông như thế, phía xa xa là rừng nay mai có khi mảnh rừng xa xa kia nó sẽ gậm nốt đấy

    Trả lờiXóa
  19. Cái thằng trong hình cũng là thằng phá rừng,ai chia cho nó một khoảnh đất mênh mông như thế, phía xa xa là rừng nay mai có khi mảnh rừng xa xa kia nó sẽ gậm nốt đấy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. gặm cái tiên sư mày, đừng có kiểu gắp lửa bỏ tay người như thế, biết và rõ thì hãy nói, đừng kiểu "có khi" với nói bậy

      Xóa