Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

100 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ BIỂN, ĐẢO- Phần Phụ lục

Lời dẫn: Biển Việt Nam là một bộ phận không tách rời và chiếm vị trí trọng yếu trong bình đồ Biển Đông - một khu vực địa lý giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn lợi ích liên quan đến các tranh chấp chủ quyền biển, đảo phức tạp và kéo dài trong lịch sử.
Biển gắn bó với bao thế hệ người Việt, là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc ta, là chỗ dựa sinh kế cho hàng triệu người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Trong vùng “biển bạc”, mỗi hòn đảo không chỉ như những thỏi “vàng xanh” mà còn là một “cột  mốc chủ quyền” tự nhiên của quốc gia. Biển thiêng liêng là vậy, vì thế bảo vệ và phát triển vì sự trường tồn của biển, đảo quê hương là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn Quân và toàn Dân ta.
Để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, trước tiên, tuổi trẻ nước ta phải hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với những vấn đề biển, đảo nói chung và Biển Đông nói riêng. Với những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, lớp trẻ Việt Nam hôm nay sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối trong toàn xã hội, thúc đẩy những hành động thiết thực vào trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.
Nhận thức được sứ mệnh và tính tiên phong của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong hội nhập và phát triển đất nước, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho một số cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu Hỏi - Đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. 
Cuốn sánh “100 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ BIỂN, ĐẢO Dành cho tuổi trẻ Việt Nam” được NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG phát hành năm 2013. Để tưởng nhớ 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam hy sinh trong trận Hải chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988, Google.tienlang quyết định đăng tải toàn bộ cuốn sách này theo nguồn từ Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng như trong Lời nói đầu của cuốn sách, Ban Biên soạn đã khẳng định:
"Trong lần xuất bản đầu, cuốn sách có thể còn những hạn chế, Ban Biên soạn rất mong nhận đầu được những ý kiến đóng góp của độc giả để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong lần xuất bản sau!"
Trên tinh thần đó, Google.tienlang từng chỉ ra trong nhiều bài viết về "những hạn chế" của cuốn sách này, cụ thể là ở câu 23, 27 khi nói về "sự chiến đấu quyết liệt, quả cảm của binh sĩ Việt Nam Cộng hòa bảo vệ Hoàng Sa ngày 19/1/1974" là không đúng sự thật. Thực tế, trong trận hải chiến này, phía VNCH dù có hỏa lực mạnh hơn phía Trung Quốc nhưng khi vào trận, chưa đánh đã bỏ chạy, thậm chí vì hoảng loạn nên còn bắn vào nhau...
Ngoài ra, mới đây, bác Thợ cạo phát hiện ở câu 7 có thông tin "- Đảo Bạch Quy nằm ở tọa độ 16003,5 vĩ độ Bắc và 111046,9 kinh độ Đông, với độ cao 15m thì đây là đảo có độ cao lớn nhất trên quần đảo Hoàng Sa." cũng không đúng sự thật. Thực tế, đây chỉ là một bãi cát, chỉ nổi lên trên mặt nước khi thủy triều rút. 
Dù có một vài hạt sạn nhưng nhìn chung, Cuốn sánh “100 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ BIỂN, ĐẢO Dành cho tuổi trẻ Việt Nam” chứa đựng nhiều thông tin quý mà tuổi trẻ chúng ta cần biết. Google.tienlang cảm ơn Ban Biên soạn và xin trân trọng giới thiệu.
Xem video clip trên Kênh Google.tienlang-TV:

Nơi đảo xa- Bài hát gắn kết bè bạn của tôi trên facebook


**********************

Phụ lục
TÌM HIỂU MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH NIÊN
HƯỚNG VỀ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG

1. Bạn hãy cho biết Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động Cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới hải đảo" vào thời gian nào? Nội dung chính của Cuộc vận động?
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới, hải đảo" vào năm 1998 với ba nội dung chính:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giới thiệu về biên giới, hải đảo để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
- Kêu gọi mỗi đoàn viên, thanh thiếu nhi hãy dành dụm tiết kiệm chi tiêu trong sinh hoạt, quyên góp ủng hộ bằng tiền mặt hoặc hiện vật cho đồng bào chiến sĩ, thanh thiếu nhi đang sinh sống và làm nhiệm vụ tại biên giới, hải đảo.
- Các cấp bộ Đoàn tổ chức và duy trì có hiệu quả hoạt động giao lưu kết nghĩa và đăng ký các công trình phần việc thanh niên góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió.
Đến nay, qua 15 năm hoạt động, các nội dung của Cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới, hải đảo" đã được các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội xác định là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên với các nội dung hình thức phong phú sinh động phù hợp với tính thời sự của từng giai đoạn lịch sử. Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ 2012 2017 đã đánh giá kết quả nhiệm kỳ 2007 - 2012, Cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới, hải đảo" có bước phát triển, góp phần nâng cao nhận thức của Đoàn viên, thanh niên về lãnh thổ và chủ quyền của Tổ quốc, tiêu biểu như các hoạt động: Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương, hành trình theo dấu tích đường Hồ Chí Minh trên biển - Học kỳ trên biển, Xuân biên giới Tết hải đảo, Mái ấm biên cương, Nốt nhạc biên cương... đồng thời xác định nhiệm kỳ 2012 - 2017 tiếp tục triển khai có hiệu quả cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới, hải đảo".

2. Bạn có biết thông tin về chương trình "Góp đá xây Trường Sa" do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh phát động? Mục đích, ý nghĩa của chương trình?

Chương trình "Góp đá xây Trường Sa" là chương trình được xuất phát từ kết quả của việc bạn sinh viên Nguyễn Phan Hà Châu Ủy viên Ban Chấp hành Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM khi được Trung ương Đoàn lựa chọn tham gia hành trình"Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" năm 2011 đã mang theo một nắm đất liền ra đảo để góp phần làm cho đảo bớt nhỏ trước biển. Câu chuyện nhiều cảm xúc và đầy ý nghĩa này là một gợi ý cho Báo Tuổi trẻ, sau khi được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Đoàn - Báo Tuổi trẻ đã phát động chương trình "Góp đá xây Trường Sa". Chương trình không chỉ tác động trong phạm vi của Đoàn TN mà lan tỏa ra xã hội. Đến nay, chương trình đã nhận được sự đóng góp của hàng chục vạn tập thể, cá nhân, mà trong số họ, có những người đi bán ve chai, những em học sinh nhỏ nhịn ăn sáng, có thanh niên công nhân để dành phần tiền tăng ca, hoặc cụ già trước khi "quy tiên" đã dặn con cháu sử dụng tiền phúng điếu "làm việc nước"... Tính đến tháng 3/2013, chương trình "Góp đá xây Trường Sa" đã nhận được hơn 50 tỉ đồng đóng góp, cho thấy tình cảm, trách nhiệm, sự tự nguyện của thanh niên, nhân dân trước các vấn đề biển đảo... là vô cùng to lớn.
3. Bạn cho biết thông tin về chương trình "Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi" do báo Thanh Niên phát động? Mục đích, ý nghĩa của chương trình?

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh ngư dân trong mùa mưa bão; mặt khác, cũng có các trường hợp ngư dân trẻ mất tàu, mất ngư cụ, trang thiết bị, hải sản vừa đánh bắt... khi bị uy hiếp bởi tàu nước ngoài xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Trong những rủi ro ấy đã có gia đình ngư dân bị khánh kiệt, mất nhà cửa, con cái không được đi học...Đây chính là mối quan tâm của toàn xã hội, bởi lực lượng ngư dân trẻ, ngoài việc làm ăn sinh sống, còn là lực lượng quan trọng góp phần phát triển kinh tế biển, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông.
Cụ thể hóa các kế hoạch công tác của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN VN trong Năm Thanh niên 2011, để có hành động thiết thực giúp đỡ, hỗ trợ ngư dân trẻ khi gặp hoạn nạn và tiếp sức cho họ yên tâm bám biển, được sự đồng ý của Ban Bí thư T.Ư Đoàn, ngày 23/6/2011, Báo Thanh Niên chính thức phát động chương trình "Đồng hành với ngư dân trẻ ra khơi".
Chương trình nhằm: hỗ trợ ngư dân trẻ các loại phương tiện, máy móc, ngư cụ đã bị tổn thất do gặp thiên tai hoặc do gặp sự xâm phạm trên biển; giúp đỡ trang thiết bị thông dụng trên tàu để có thể liên lạc với đất liền và liên lạc để hỗ trợ, ứng cứu cho nhau; hỗ trợ cho con em gia đình ngư dân trẻ hoàn cảnh quá khó khăn được đến trường; hỗ trợ giáo viên và thầy thuốc trẻ tình nguyện phục vụ đảo xa; giúp đỡ kịp thời cho gia đình một số trường hợp ngư dân trẻ bị thương vong, mất tích khi bám ngư trường; góp phần hỗ trợ về tinh thần và vật chất cho lực lượng kiểm ngư làm nhiệm vụ trên biển.

4. Bạn cho biết về mục tiêu xây dựng đảo thanh niên, kể tên và quá trình thành lập những đảo thanh niên hiện nay mà bạn biết?
Mục tiêu xây dựng đảo thanh niên là phát huy vai trò xung kích sáng tạo của tuổi trẻ, trực tiếp là Thanh niên xung phong tình nguyện ra đảo định cư lâu dài, ổn định để hình thành một đơn vị hành chính mới, nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của đảo kết hợp bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển quốc gia, gắn với phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Thông qua đó, giáo dục tinh thần lao động, ý chí vượt khó; giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Trong những năm qua, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã xây dựng Đề án và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ và đảo Thanh niên Cồn Cỏ.
- Đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ: Bạch Long Vĩ có diện tích khoảng 2,7 km2 khi thủy triều cao và 3,2 km2 khi thủy triều thấp, nằm giữa ngư trường vịnh Bắc Bộ, là đảo xa bờ nhất trên vịnh Bắc Bộ, cách Hải Phòng 133 km và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km. Năm 1957, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đơn vị hành chính cấp xã thuộc UBND thành phố Hải Phòng. Cuối năm 1965, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, toàn bộ ngư dân được di chuyển vào đất liền, từ đó chỉ còn lực lượng vũ trang trên đảo. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Thành ủy thành phố Hải Phòng, ngày 26/2/1993 Thành đoàn Hải Phòng đã tổ chức Đội thanh niên xung phong với 62 đội viên ra lập nghiệp tại đảo, xây dựng quê hương mới, góp phần bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. 
Để góp phần cùng quân dân huyện đảo Bạch Long Vĩ đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội kết hợp bảo vệ quốc phòng an ninh, phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đảo của Đoàn Thanh niên cộng sản Cu Ba, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đề xuất sáng kiến phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng xây dựng đảo Bạch Long Vĩ thành Đảo Thanh niên. Dự án xây dựng Đảo Thanh niên đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý tại Văn bản số 3110/VPCP-NC ngày 12/8/1998.
- Đảo Thanh niên Cồn Cỏ: Đảo Cồn Cỏ cách bờ biển Vĩnh Linh, Quảng Trị 27 km về phía Đông, cách cảng Cửa Việt 30 km, diện tích khoảng 2,3 km2. Cồn Cỏ là đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế biển ở khu vực cửa vịnh Bắc Bộ. Chính vì vậy trong phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, đảo Cồn Cỏ được sử dụng làm một điểm đóng cửa vịnh và được hưởng 50% hiệu lực. 
Trong tương lai, Cồn Cỏ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc BộXuất phát từ vị trí quan trọng của đảo trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, trên cơ sở kinh nghiệm xây dựng đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ năm 2001, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đồng trình và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xây dựng đảo Cồn Cỏ thành đảo Thanh niên.
Huyện đảo Cồn Cỏ ngày nay
Huyện đảo Cồn Cỏ ngày nay
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đang lập đề án thí điểm xây dựng đảo Thanh niên toàn quốc giai đoạn 2011 2020. Bao gồm: Tiếp tục xây dựng Đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng; Đảo Thanh niên Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị và xây dựng mới Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh, Đảo Hòn Chuối, tỉnh cà Mau và Đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.
5. Bạn cho biết thông tin về "Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, chủ đề của "Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" từ năm 2009 đến nay là gì?
Hành trình "Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương" là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) của Đảng về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020"; Kết luận số 156KL/TWĐTN ngày 15/01/2009 của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn về một số giải pháp đẩy mạnh Cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới hải đảo " giai đoạn 2008 - 2012; Biên bản ghi nhớ giữa Trung ương Đoàn và Bộ Tư lệnh Hải quân về việc phối hợp hoạt động giai đoạn 2008 - 2012.
Với chủ đề "Doanh nhân ra biển, sinh viên ra đảo", Hành trình đã thể hiện tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ cả nước vì Trường Sa thân yêu; thể hiện tinh thần yêu nước và lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, tham gia ủng hộ, giúp đỡ xây dựng các điểm đảo, chung sức bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc.
Hành trình "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" là dịp để tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tình yêu biển đảo, khơi dậy tình cảm và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước. Đồng thời, động viên, cổ vũ quân và dân làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong quá trình diễn ra Hành trình, các đại biểu sẽ được phân thành các Trung đội, cùng tổ chức và tham gia các hoạt động trên tàu và tại các điểm đảo, Nhà giàn DK1, được thăm, tặng quà và tìm hiểu cuộc sống và giao lưu với quân và dân trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa, được tham gia các cuộc thi ảnh, thi kỹ năng, sáng tác văn, thơ, các bài hát, các hoạt động văn hóa văn nghệ... nhằm phát huy năng khiếu của các cá nhân, tập thể trên tàu; tham gia viết nhật ký "Hành trình tuổi trẻ vì biển đảo quê hương"; tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề, xem phim tư liệu, phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh của tàu nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng và Công ước Luật Biển quốc tế.
----------------------------
Mời xem bài liên quan:
Một số bài liên quan khác:

10 nhận xét:

  1. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 16:58 10 tháng 3, 2015

    Hề hề!!!
    Không thấy rận sĩ năm cũ năm mới vào thắc mắc chiện Google.tienlang ko nói về biển đảo nhể?

    Trả lờiXóa
  2. Ồ ! Nói cũng phải đúng lúc, đúng nơi mới là người văn minh, lịch sự chớ ! Tôi có đọc 1 entry nào đó khá lâu rồi và được biết có một nhân vật tên là TƯ TRỜI BIỂN đã vận dụng nội dung quyển sách này để đập cho DLV một phát như trời giáng. Tóm lại tôi không dám có ý kiến vì 2 lẽ :
    1/- Không dám múa rìu qua mắt thợ đối với nhân vật TƯ TRỜI BIỂN vì tự biết không thể nói và vận dụng quyển sách này hay bằng ông ta.
    2/- Sách ra đã lâu, mọi người đã biết từ khuya nay Blog mới đăng thì không hứng để ý kiến, ý cò !

    Trả lờiXóa
  3. Người Đất Cảnglúc 08:55 11 tháng 3, 2015

    Cũ là rận thì đương nhiên là ngu. Đó là chân lý.
    Nhưng thiếu rận thì diễn đàn mất vui.
    Do vậy, tôi cũng xin chân thành cảm ơn ông Cũ, ông Tư nổ và các rận xĩ ở đây!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người ngu là người k tự kiếm được miếng ăn mà phải nói theo người khác kiếm chút cơm canh ông bạn Người Đất Cảng a.

      Xóa
  4. Có những người đang theo đuổi và phấn đấu, hay gọi một cách khác, là đấu tranh cho một nền dân chủ của đất nước. Và đâu đó, họ được gọi là những nhà bất đồng chính kiến.
    Song song cùng với bộ phận này, là một bộ phận khác, có trách nhiệm là đối lập lại họ trên những diễn đàn, những trang mạng public và những trang blog. Họ được người có trách nhiệm của cơ quan tuyên giáo gọi là những dư luận viên.
    Rận chủ hay chấy thức là một cách gọi xách mé của những dư luận viên khi họ nói về những người bất đồng chính kiến, những nhà dân chủ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dân chủ cái giề? rận chấy phá đám thì có.
      Cậu đọc hết các bài liên quan đê xem có thủng được cái đầu bã đậu của cậu ko?

      Xóa
  5. Cứ hễ DLV là "khôn liền" hà ! Trình "khôn liền" của DLV có nhan nhãn ở Blog này, nổi "cộm" nhất là DLV "nổ" mình là cựu tù binh ở đề lao Côn Sơn, Phú Quốc gì đó nhưng lại rất ngờ ngệch về vũ khí, tới nổi lẫn lộn giữa mìn và lựu đạn, thậm chí còn "phán' rằng vướng lựu đạn cài trên bờ rào mà và chỉ bị cụt chân !!?? Kế tiếp là DLV có mười mấy năm thâm niên dạy học, nay bị "mất dạy" nên "cựu nhà giáo" thường xuyên dùng từ "đ...con đĩ mẹ" mỗi khi tranh luận mà không thủ thắng được !!?? Hạng "tép riu" thì vô số với đủ kiểu "tác nghiệp", từ nói ngang cho tới nói tục, nói thiếu văn hóa....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bắt chước ông Người Đất Cảng, tui cũng cảm ơn ông Rận Cũ một phát!
      Củm ơn nha!

      Xóa
  6. Day la cuoc sach rat co van de va bi phan anh quyet liet, va da bi bao Nhan Dan go xuong khoi trang chinh 2 nam truoc. Sai trai to lon nhat cua sach nay la bao HD Geneva chia cat dat nuoc, xuyen tac HD Geneva, the khac nao vu cao Bac Ho va VNDCCH da xam luoc mien nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin lỗi bạn Pham Viet Luan 05:35 Ngày 12 tháng 03 năm 2015, xin bạn chỉ rõ ở câu hỏi- trả lời nào của cuốn sách viết Sai trai to lon nhat cua sach nay la bao HD Geneva chia cat dat nuoc, xuyen tac HD Geneva, the khac nao vu cao Bac Ho va VNDCCH da xam luoc mien nam?

      Mình đã tìm nhưng không thấy.

      Về HD Geneva, cuốn sách này đề cập ở Phần thứ hai:
      100 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ BIỂN, ĐẢO- Phần 2
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/03/100-cau-hoi-ap-ve-bien-ao-phan-2_10.html

      Tại Câu 27. Việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giai đoạn 1945 – 1975?
      chỉ nói lướt qua Hiệp định Geneva trong một đoạn sau:

      Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa 2 miền Nam Bắc Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thằng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam."

      Tất nhiên, đoạn đó là viết bậy bạ.
      Đây hẳn là quan điểm của ông Trần Công Trục. Ông này xuyên tạc Hiệp định, muốn vực dậy thây ma VNCH.
      Quan điểm sai trái của ông Trục đã được các bạn chủ nhà Google.tienlang chỉ ra ở nhiều bài, đặc biệt là bài:

      13. Về Công hàm Phạm Văn Đồng: ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC, ÔNG TRẦN DUY HẢI XUYÊN TẠC HIỆP ĐỊNH GENÈVE...
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/ve-cong-ham-pham-van-ong-ong-tran-cong.html

      Bạn Pham Viet Luan05:35 Ngày 12 tháng 03 năm 2015 có phát hiện sai trái nào khác không?

      Xóa