Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Kỳ 8 (Kỳ cuối): Huỳnh Văn Nén và Kỳ án vườn điều: Trả tự do, công khai xin lỗi

Ông Huỳnh Văn Nén cởi áo, chỉ những vết sẹo mà ông nói là do bị đánh trong tù, tại phiên tòa phúc thẩm (lần 3) “Vụ án vườn điều” ngày 9/3/2005.
LỜI DẪN: Ông Huỳnh Văn Nén sinh năm 1962, quê Cà Mau, thường trú tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân đã bị khởi tố vào ngày 15/5/1999 về tội Giết người và Cướp tài sản, bị bắt giam ngày 17/5/1998 do cơ quan điều tra xác định là nghi can duy nhất trong vụ bà Lê Thị Bông (ngụ cùng địa phương) bị hung thủ vào nhà dùng dây dù siết cổ đến chết và cướp 1 chỉ vàng vào đêm 23/4/1998. Trước khi ra tòa, ông Nén được cho là đã “lập công” khi thành khẩn khai đã cùng gia đình bên vợ giết bà Dương Thị Mỹ trong vụ án đã xảy ra từ 5 năm trước cũng tại xã Tân Minh. Đây là vụ án mà cơ quan điều tra bế tắc do không tìm ra thủ phạm. Từ lời khai được cho là của ông Nén, 9 người trong gia đình vợ ông, cả mẹ vợ và ông bị kết án oan.
Người tiên phong trong việc kêu oan cho Nén chính là ông Nguyễn Thận, lúc bấy giờ là chủ tịch UBND xã Tân Minh (nay là thị trấn Tân Minh). Ông Thận trước lúc làm chủ tịch UBND xã Tân Minh, ông đã nhiều năm làm trưởng công an xã, biết ít nhiều nghiệp vụ nên rất phân vân khi tại địa phương chỉ trong 5 năm xảy ra 2 vụ trọng án. Hơn nữa, khi công an khám nghiệm hiện trường, ông Thận đều có mặt nên rất băn khoăn trước những kết luận thiếu chứng cứ của cơ quan điều tra. Ông từng gặp gỡ, gửi gắm suy nghĩ đến nhiều cán bộ ở huyện, tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội (QH) tỉnh Bình Thuận nhưng không ai nghe. Ngay khi cả gia đình vợ ông Nén bị bắt giam, trong những lần họp HĐND huyện Hàm Tân và tiếp xúc với đại biểu HĐND tỉnh cũng như Đoàn đại biểu QH tỉnh Bình Thuận, ông Thận đều đặt vấn đề xem xét lại cả 2 vụ án này, chứ không thể nghe vào lời nhận tội của ông Nén.
Chưa một nạn nhân oan sai nào ở Việt Nam có án oan chồng án oan với tội danh giết người kinh khủng như Huỳnh Văn Nén. “Vụ án vườn điều” liên quan đến cái chết của bà Dương Thị Mỹ chấn động dư luận vì một gia đình 7 người vào tù oan, sai, trong đó có Huỳnh Văn Nén. Những tù nhân đó được giải oan và được tự do, nhưng Huỳnh Văn Nén vẫn tiếp tục ở tù vì tội giết bà Lê Thị Bông.
17 năm tù tội, vợ con, gia đình tan nát theo án oan của Huỳnh Văn Nén. Ngần ấy năm người cha già của Huỳnh Văn Nén bán hết tài sản, ruộng vườn lặn lội kêu oan cho con. Ông Nén không thể tự dưng nhận tội giết người, mà bị bức cung, nhục hình đến mức không thể chịu đựng được. Những điều đó Huỳnh Văn Nén đã từng khai trước tòa, nhưng những người cầm cân nảy mực ở Bình Thuận này lại quá lạnh lùng trước những quyết định đến mạng sống của người khác….
Một số anh chị dzân trủ những ngày này đang mở loa hết công suất bu theo vụ án oan Huỳnh Văn Nén. Họ lu loa rằng án oan là tất yếu ở một nước Cộng sản như Việt Nam. Và họ quên rằng ở xứ “thiên đường” Hoa Kỳ hay ở Nhật Bản mới có những kỷ lục án oan. Xin hãy xem trên Google.tienlang, tại bài  NHỮNG VỤ ÁN OAN KỶ LỤC THẾ GIỚI, hoặc bài KỶ LỤC ÁN OAN MỸ: ĐƯỢC TRẮNG ÁN SAU 39 NĂM NGỒI TÙ.
Nhưng, kệ họ, Việt Nam chúng ta không ham hố giật giải vô địch về án oan như ở Nhật Bản hay ở Hoa Kỳ. Người Việt ta có câu “Một ngày ở tù bằng cả nghìn năm ở ngoài”. Do vậy, 17 năm tù oan với ông Huỳnh Văn Nén quả là vô cùng kinh khủng với người Việt ta.
Google.tienlang xin đăng tải loạt bài liên quan đến ông Huỳnh Văn Nén với hy vọng các cán bộ ở các cơ quan tiến hành tố tụng soi vào mà tránh, đừng để nền Tư pháp nước nhà lặp lại nhưng trang lịch sử đau buồn này.
Mở đầu, chúng tôi đăng 8 kỳ về Kỳ án Vườn điều; tiếp theo sẽ là 7 kỳ về vụ án “giết” bà Bông. 
****************************

 Kỳ Án Vườn Điều - Kỳ cuối: Trả tự do, công khai xin lỗi

Sáng 20-1-2006, đại diện lãnh đạo CA, VKSND và TAND tỉnh Bình Thuận đã tiến hành xin lỗi công khai các công dân bị oan sai trong vụ án “vườn điều” xảy ra ở địa phương này từ cuối tháng 5-1993.
Trả tự do
Tại hai lần phiên tòa xử phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP. HCM đều tuyên hủy án để điều tra lại vì chưa đủ căn cứ buộc tội các bị cáo. Tại Bản án số 302/HSPT, từ ngày 9 đến 11-3-2005, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao đề nghị Cơ quan CSĐT điều tra lại vụ án. 
Có thể nói mỗi phiên tòa là một cuộc tranh cãi gay gắt giữa luật sư của các bị cáo với cơ quan công tố. Những thiếu sót của các cơ quan tố tụng trong quá trình điều tra, đưa vụ án ra xét xử, vì thế “Vụ án vườn điều” đã nhanh chóng trở thành bức xúc trong dư luận.
Lãnh đạo Bộ CA đã chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát thành lập Ban chỉ đạo điều tra lại vụ án do Thiếu tướng Phạm Nam Tào, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát làm Trưởng ban; giao cho Cục CSĐTTP về TTXH chủ trì phối hợp các đơn vị nghiệp vụ CA tỉnh Bình Thuận điều tra lại toàn diện vụ án.
Ban chỉ đạo điều tra vụ án đã cử những điều tra viên có kinh nghiệm nhất vào cuộc với yêu cầu phải hết sức khách quan, thận trọng. Viện KSND Tối cao cũng đã cử 2 kiểm sát viên cao cấp là những người chưa hề biết đến “Vụ án vườn điều” xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại nhất có được của ngày hôm nay cũng được sử dụng cho công tác giám định pháp y.
Việc điều tra lại vụ án quả thực là cực kỳ khó khăn. Thời gian của vụ án diễn ra đã quá lâu; nhân chứng, vật chứng cũng bị thay đổi nhiều. Trong số nhân chứng và cán bộ CA tham gia điều tra vụ án trước đây thì 10 người đã mất. Vụ án đã được xét xử qua 4 lần, cho nên công tác trinh sát thu thập tài liệu cũng như đấu tranh với các bị cáo là điều không thể. Tuy vậy, qua gần một năm điều tra lại nghiêm túc, cẩn trọng, Cơ quan CSĐT của Bộ CA đã làm rõ được 5 yêu cầu mà Tòa phúc thẩm đặt ra.
5 yêu cầu đó là: Giám định con dao gây án; thời gian chết của nạn nhân và nguyên nhân gây ra cái chết; tại sao trên hiện trường lại có nhiều mẩu thuốc lá Everet; lá thư của Trần Thị Kim Yến viết hộ Dương Thị Mỹ hẹn hò với Trần Văn Sáng; thời gian ngoại phạm của bị cáo Huỳnh Văn Nén... 
Về con dao, sau 5 năm chôn dưới đất (từ năm 1993 - 1998), Cơ quan CSĐT đã trưng cầu Viện Khoa học hình sự phối hợp với Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ quốc gia, Viện Công nghệ và Trung tâm tiêu chuẩn đo lường I... nhưng các cơ quan này từ chối giám định, bởi vì những mảnh kim loại đã gỉ sét “được coi là con dao” bị gãy vỡ không đủ điều kiện để xác định chủng loại gang hay thép. Nhưng thực tế thì đây khó có thể là con dao gây án.
Về việc thời gian nạn nhân bị chết và nguyên nhân gây ra cái chết thì CQĐT đã tiến hành khai quật, giám định hài cốt của Viện Khoa học hình sự, Bộ CA kết hợp với kết quả giám định pháp y của Tổ chức Giám định pháp y Bình Thuận; đồng thời trưng cầu giám định ADN giữa mẫu xương của nạn nhân với mẫu máu, tóc các con ruột bà Dương Thị Mỹ.
Kết quả cho thấy, tử thi bị giết phát hiện ngày 21-5-1993 tại vườn điều nhà ông Hai Hoàng chính là bà Dương Thị Mỹ. Thời gian chết của nạn nhân cho đến lúc phát hiện được trong khoảng từ 48 - 72 giờ (3 ngày). Mức độ phát triển của giòi, bọ trên xác nạn nhân phù hợp với thời gian khoảng 60 giờ sau chết. Bà Mỹ đã bị đánh, còn nguyên nhân cái chết thì bà đã bị đánh bằng gậy và bị chém bằng 2 loại dao, các vết thương gây trên người nạn nhân là dao quắm. Còn loại dao như Huỳnh Văn Nén khai là dao phay chỉ có thể gây nên một số vết thương trên người nạn nhân.  

Bà Nguyễn Thị Lâm cùng chồng ra trại

 Về lời khai của nhân chứng Trần Thị Kim Yến là người đã viết hộ bà Mỹ đơn xin ly dị chồng và viết thư cho Mỹ hẹn gặp anh Sáng thì lời khai của chị Yến đã khác nhiều so với các lần trước. Tóm lại, lời khai của nhân chứng Trần Thị Kim Yến ở các thời điểm khai báo đều không thống nhất, luôn thay đổi, mâu thuẫn về thời gian, do vậy không đảm bảo yếu tố khách quan.
Trong quá trình điều tra, CQĐT còn trưng cầu Viện Khoa học hình sự tổ chức giám định pháp y sinh vật để giám định các dấu vết, thương tích và cơ chế hình thành thương tích trên người nạn nhân. Căn cứ vào biên bản khám nghiệm tử thi ngày 21-3-1993 của CA Bình Thuận, kết hợp với dấu tích trên xương khi khai quật, giám định hài cốt ngày 22-6-2005, xác định trên cơ thể bà Mỹ có các loại tổn thương sau: Tổn thương do vật tày gây ra, các tổn thương do vật sắc nhọn. Nhiều khả năng vật sắc nhọn đó chính là mũi dao quắm.
Ngày 21-12-2005, Bộ CA, VKSND Tối cao và một số đơn vị tố tụng liên quan đã tổ chức cuộc họp về hướng xử lý vụ án Vườn Điều (xảy ra tại Bình Thuận). Các cơ quan pháp luật thống nhất phương án: VKSND Tối cao ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can vì không tìm được chứng cứ để buộc tội. Như vậy, các bị can sẽ được trả tự do. Riêng Huỳnh Văn Nén tiếp tục thụ án do phạm tội trong một vụ án khác. 
Công khai xin lỗi
Sáng 20-1, tại trụ sở UBND thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân, đại diện lãnh đạo CA, VKSND và TAND tỉnh Bình Thuận đã tiến hành xin lỗi công khai các công dân bị oan sai trong vụ án “vườn điều” xảy ra ở địa phương này từ cuối tháng 5-1993.
 
  Ông Nguyễn Ngọc Quang thay mặt CQ tố tụng xin lỗi gia đình
Như vậy, 8 thành viên trong gia đình bà Nguyễn Thị Lâm đã bị Cơ quan CSĐT CA Bình Thuận,Viện KSND và TAND tỉnh Bình Thuận điều tra, truy tố, xét xử oan sai, làm nhiều người phải ngồi tù oan trong nhiều năm chính thức được minh oan.
Quang Thu - Quang Khởi/ Báo Pháp luật & xã hội 

5 nhận xét:

  1. Nhà báo Nguyễn Đình Quân của báo Tiền Phong là một trong những nhà báo kiên trì đeo bám vụ Huỳnh Văn Nén.

    Án oan và sự thờ ơ với số phận con người
    “Thưa công dân Huỳnh Văn Nén!”
    Đó là một câu trong văn bản xin lỗi công khai của TAND tỉnh Bình Thuận, VKSND tỉnh Bình Thuận và VKSND tỉnh Bình Thuận đối với ông Huỳnh Văn Nén, được trình bày sáng ngày 3/12. Việc ông Huỳnh Văn Nén được tuyên vô tội trong vụ án vườn điều và vụ bà Lê Thị Bông, được xin lỗi công khai là thắng lợi của công lý, là thắng lợi của công cuộc cải cách tư pháp, thắng lợi của những người có lương tâm, biết yêu thương con người.

    “Thưa công dân Huỳnh Văn Nén!”
    Để được nghe câu câu nói đó, ông Huỳnh Văn Nén người thân của ông đã chịu bao nhiêu đắng cay, tủi nhục trong 17 năm 6 tháng 11 ngày. Ông đã đi vào lịch sử tư pháp Việt Nam, đã trở thành người nổi tiếng theo một cách không ai muốn: Mang hai án oan giết người.
    Hôm 2/12, trong buổi giao lưu trực tuyến “Huỳnh Văn Nén – Hành trình giải oan xuyên thế kỷ”, có người nêu câu hỏi cho tôi, án oan do trình độ yếu kém của cán bộ, do quan liêu hay do tiêu cực? Theo tôi, nguyên nhân của án oan là do trình độ yếu kém của những người làm tố tụng, do cả sự thiếu lương tâm, sự vô cảm, thờ ơ với số phận con người. Chính sự vô cảm với số phận con người, “sự im lặng đáng sợ” đã khiến những tiếng kêu oan, những lời tâm huyết đề nghị xét xử lại vụ án vườn điều và vụ án Huỳnh Văn Nén để tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm rơi vào im lặng. Sự thờ ơ với số phận con người đã tiếp tay cho cái ác, đã khiến ông Huỳnh Văn Nén phải trải qua một phần tư cuộc đời trong chốn lao tù.
    “Tôi không ngờ nói lên sự thật, bảo vệ công lý lại khó khăn, điêu đứng vậy. Nếu không có cải cách tư pháp, có lẽ không có ngày hôm nay. Vô hình trung, việc chứng minh các bị can vô tội lại là sự buộc tôi ai đó đã làm sai”. Ông Thận Nguyễn , người bền bỉ tìm cách giải oan cho ông Huỳnh Văn Nén và cho các bị can trong vụ án vườn điều đã khóc, khi họ được giải oan. Những người có sai phạm trong hai vụ án này cần bị xử lý, cần bị loại khỏi những chức vụ quyền hạn liên quan đến số phận của con người.
    Thế nhưng, sau khi kết tội, bỏ tù oan ông Huỳnh Văn Nén và 9 người khác trong vụ án vườn điều, một số người đã được khen thưởng, đã được giữ chức vụ cao hơn, nắm quyền định đoạt nhiều hơn với số phận con người!
    Nguyễn Đình Quân
    http://thiemthu62.blogspot.com/2015/12/an-oan-va-su-tho-o-voi-so-phan-con-nguoi.html

    Trả lờiXóa
  2. Huỳnh Trọng Đôlúc 03:52 10 tháng 12, 2015

    Đúng là vụ Huỳnh Văn Nén là 1 bài học lớn cho các cán bộ ở cơ quan tiến hành tố tụng.
    Cảm ơn Google.tienlang đăng loạt bài về vụ vườn điều. Đây là vụ xatr ra đã lâu, những người bị oan sai đã được minh oan từ tháng 1/2006 nên nhiều người không còn nhớ.
    Riêng vụ giết bà Bông thì mới được làm rõ sau khi kẻ giết người là Thọ mới ra đầu thú. Hầu hết các báo đều viết.

    Vậy theo tôi, Google.tienlang không cần thiết phải nhắc lại. Google.tienlang nên đi vào những vấn đề báo chí không viết hoặc viết sai thì tốt hơn!

    Cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  3. Án oan mà được minh oan. Lỗi này thuộc về sự vô trách nhiệm của tòa án Bình THuận chứ sao rận chủ lại lua loa về việc Nhà nước ở đây. Đúng là cơ hội nhanh hơn cả gió luôn

    Trả lờiXóa
  4. Tôi cũng nhất trí với góp ý của bác Huỳnh Trọng Đô.
    Google.tienlang đăng về vụ Vườn điều là cần thiết.
    Còn vụ giết bà Bông thì thôi, không cần.

    Trả lờiXóa