Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

CHUYÊN GIA NGA: KHÔNG CÓ AI TRÊN THẾ GIỚI CÔNG NHẬN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA LÀ LÃNH THỔ CỦA TRUNG QUỐC.

Một bài báo mình mới dịch hôm qua, xin giới thiệu với các bạn. Có thể thấy rằng thời gian qua, có khá nhiều bài báo của các bạn Nga ủng hộ lập trường chính nghĩa của chúng ta, phản đối hành động ngang ngược của Trung quốc:

CHUYÊN GIA NGA:
KHÔNG CÓ AI TRÊN THẾ GIỚI CÔNG NHẬN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA LÀ LÃNH THỔ CỦA TRUNG QUỐC.
Ông Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương của Viện Đông phương học, thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga ngày 17/5 đã có bài viết "Trung quốc đang leo thang trong cuộc xung đột biển Đông", đăng trên tạp chí chính trị "Thế giới đa cực".
Sau khi điểm qua tình hình căng thẳng trên biển Đông, tác giả viết:
" Người ta đang hết sức quan ngại về hành động hiếu chiến của phía Trung quốc, khi không có bất kỳ sự thỏa thuận nào của Việt Nam đã ngang nhiên hạ đặt dàn khoan HD 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bộ ngoại giao Việt Nam cũng đã ra tuyên bố nêu rõ hành động của phía Trung quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế. Bỏ qua những lời cảnh báo đó, Trung quốc tiếp tục làm nóng tình hình ở khu vực này khi phô trương sức mạnh quân sự với việc liên tiếp cho máy bay không quân của mình bay trên các tàu của Việt Nam ở độ cao 800-900 m. Những điều đó cho thấy Trung quốc hy vọng có thể dọa nạt được những người lính Việt Nam đang bảo vệ lãnh thổ của mình.
Để biện minh, Bắc Kinh tuyên bố việc sở hữu quần đảo Hoàng Sa cho phép họ có quyền trên thềm lục địa của mình. Nhưng chính quyền Trung quốc quên mất rằng, không có ai trên thế giới công nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung quốc, thêm nữa, vào tháng 1/1974 chính Trung quốc đã dùng quân đội xâm lược quần đảo này và cho quân đồn trú ở đó. Lực lượng của chính quyền Sài gòn thời đó trong 5 ngày đã phải chống trả với lực lượng quân đội vượt trội của Trung quốc.
Trong tâm thức của những người Việt Nam, sự xuất hiện của dàn khoan Trung quốc ở vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa chính sự tiếp nối của hành động xâm lược đó. Vì thế, phẫn nộ vì hành động của phía Trung quốc,người dân đã đổ ra đường, thậm chí tấn công cả các nhà máy có vốn đầu tư Trung quốc. Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đã đưa tin về các cuộc biểu tình đông người, đặc biệt ở các tỉnh miền Nam và miền Trung Việt Nam.
Phân tích các sự kiện trên, có thể đặt ra câu hỏi là tại sao vào chính thời điểm này, chính quyền Trung quốc lại quyết định làm căng thẳng tình hình và mong muốn đạt được điều gì?
Mới nhìn qua, câu trả lời khá rõ ràng là Trung quốc muốn xâm lược và hợp pháp hóa (về mình) lãnh thổ của Việt Nam ở biển Nam Trung Hoa (biền Đông), họ hy vọng sẽ tìm kiếm được dầu ở đó để phục vụ cho lợi ích của mình.
Nhưng đó mới là ý kiến mang tính bề ngoài.Trong tất cả những sự kiện này, có thể tìm hiểu được ý nghĩa sâu xa, liên quan đến vấn đề quan hệ quốc tế trong khu vực.
Sự kỳ vọng trong hành động này còn cao hơn nhiều, vì thế Trung quốc đã mạo hiểm trắng trợn làm những việc bất lợi ngay cho chính họ trong cuộc xung đột này. Bởi dầu ở nơi khoan không có và không rõ là liệu sẽ có dầu ở đó hay không.

Tuyên bố mới đây của các nước ASEAN, theo một số nhà quan sát, là chưa đủ cứng rắn, khi chỉ kêu gọi các bên kiềm chế và không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng thẳng trên biển Đông. Nhưng nếu theo dõi các cuộc thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN hôm 11/5, có thể thấy rằng các nước trong khối lên án đường lối của Trung quốc và họ dành thiện cảm cho Việt Nam trong cuộc xung đột này.
Mấy ngày trước, Bộ ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố vụ việc ở biển Đông là "một hành động mang tính khiêu khích và gây bất ổn định khu vực". Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã thông báo với ngoại trưởng Trung quốc Vương Nghị là Washington rất quan tâm đến diễn tiến của sự việc và hành động của phía Trung quốc.
Có thể thấy rõ là trong lúc vẫn chưa tìm được gì, thì Trung quốc đã sa vào một tình thế phức tạp, khi mà hầu như khắp nơi trên thế giới đều có đánh giá tiêu cực về những hành động của họ. Liên quan đến điều này, các nhà quan sát không loại trừ cơ sở hành động của Trung quốc cũng có nguyên nhân từ chính tình hình trong nước. Những cũng có những quan điểm khác về nguyên nhân hành động của phía Trung quốc, đó là một kế hoạch đã có từ lâu để tạo tình huống xung đột với Việt Nam ngay trước thềm chuyến thăm Trung quốc của tổng thống Liên bang Nga.
Nga hiện đang ở trong tình thế phức tạp trước nguy cơ phong tỏa và trừng phạt từ phương Tây, vì thế mối quan tâm phát triển quan hệ với Trung quốc đang được đặt ra hàng đầu. Lợi dụng điều này hoàn toàn có thể, và các chính trị gia Trung quốc đang hy vọng sẽ chia rẽ được Nga với người bạn chiến đấu cũ và đồng minh truyền thống là Việt Nam. Nếu như vậy, thì đó là một kế hoạch thật nguy hiểm và không được để xảy ra.

PHAN VIỆT HÙNG

4 nhận xét:

  1. Ngày 5.9.1951, trong phiên họp khoáng đại hội nghị thứ 2 của hội nghị San Francisco, đại biểu Liên Xô Andrei A. Gromyko sau khi chỉ trích tính cách bất hợp pháp và sự vô nghĩa của bản dự thảo hòa ước của Anh – Mỹ để ký với Nhật Bản đã đưa ra một đề nghị 7 điểm gọi là để hướng dẫn việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Điểm 6 đề nghị trao trả hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa cho Trung Quốc. Nhưng hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này với 48 phiếu chống.

    Hai ngày sau, ngày 7.9.1951 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu, trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam, đã lên tiếng tái xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước 51 phái đoàn ngoại giao như sau:

    “Và nói một cách thẳng thắn rằng phải tranh thủ mọi cơ hội để chặn đứng những mầm mống gây xung đột, chúng tôi xác nhận chủ quyền của chúng tôi trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vốn từ xưa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam”.

    Trả lờiXóa
  2. Quần đảo đó là của Việt Nam là điều đó không thể là của Trung Quốc được, thế giới không có bất kỳ ai công nhận điều đó cả. Chỉ có Trung Quốc nhận đó là của họ thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế giới chưa có quốc gia nào công nhận quần đảo HS, TS thuộc Trung Quốc, chỉ trừ nước Nga và TQ mà thôi.

      Xóa
    2. Đáng lưu ý hơn nữa là tuyệt đối thế giới chưa có quốc gia nào công nhận quần đảo HS, TS là của VN. Các quốc gia liên quan trực tiếp như Pháp, Hoa Kỳ, Nga (Liên Xô trước đây), Nhật Bổn, các nước XHCN trước đây và hiện nay Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào, Campuchia ... đều không có bất kỳ tuyên bố nào chính thức thừa nhận HS, TS là của VN!

      Xóa