Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

"Cuộc Gặp Gỡ Sau 48 Năm"- CUỐN PHIM TÀI LIỆU TUYỆT VỜI VỀ ANH HÙNG PHI CÔNG NGUYỄN VĂN BẨY

Các bạn đã đọc bài "Bạn có biết: ANH HÙNG PHI CÔNG NGUYỄN VĂN BẢY NAY TRỞ THÀNH LÃO NÔNG ĐỒNG THÁP?"
http://googletienlang2014.blogspot.ca/2016/05/ban-co-biet-anh-hung-phi-cong-nguyen.html
thì cũng nên xem cuốn phim tài liệu này.


Đây là phim tài liệu với tên gọi "Cuộc gặp gỡ  sau 48 năm" của Hãng phim TFS, Đài Truyền hình TP.HCM được chiếu trên TH TP Hồ Chí Minh cuối năm 2015.   Cuốn phim kể về cuộc gặp gỡ giữa Anh Hùng LLVT Nguyễn Văn Bảy và Thiếu tá Hải quân Hoa Kỳ Joseph Charlie Plumb.
Mời các bạn xem phim:
 Mời xem thêm một vài hình ảnh:
Anh hùng Nguyễn Văn  Bảy bên chiếc Mig-21 trong Bảo tàng Không quân (ảnh lớn) và với Tướng Steve Richie trong một lần hội ngộ


Anh Hùng LLVT Nguyễn Văn Bảy và Thiếu tá Hải quân Hoa Kỳ Joseph Charlie Plumb trong một cảnh quay phim tài liệu “Cuộc gặp gỡ sau 48 năm” của Hãng phim TFS, Đài Truyền hình TP.HCM


Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Bảy với thế hệ trẻ hôm nay
 Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Bảy phát thưởng cho học sinh giỏi
Hoàng Minh Tâm

10 nhận xét:

  1. Không muốn xưng tênlúc 16:07 4 tháng 5, 2016

    Có một chuyện vui là sau năm 1975, phóng viên nước ngoài tìm hiểu và biết được rằng các phi công của QĐNDVN hồi đó (trừ phi công Nguyễn Thành Trung là do Mỹ đào tạo) còn tất cả ...không ai biết đi xe đạp,chưa ai học hết cấp 3 nhưng họ lại là những phi công siêu đẳng khiến cả thế giới phải ngả mũ khâm phục.
    Còn chuyện nữa, khi bác Bẩy nghỉ hưu, một lần chở bác gái đi chợ bằng xe máy, do mải đi nên vượt qua vạch dừng ở khu đèn tín hiệu giao thông, bị CSGT kiểm tra giấy tờ, bác Bẩy bảo: "Tớ không có bằng lái xe máy, có mỗi cái bằng lái...máy bay" rồi vui vẻ nộp phạt theo quy định.

    Trả lờiXóa
  2. Gặp người phi công chuyên né ... tên lửa
    13 lần giao chiến trên không bằng chiếc MiG17, phi công Nguyễn Văn Bảy đã bắn rơi 7 máy bay Mỹ. Hàng chục lần bị tên lửa tầm nhiệt của địch tìm diệt nhưng ông đều… né được.

    Năm 1965, người Mỹ bị chấn động bởi những chiếc MiG17 đời cũ của không quân Việt Nam, bay chậm hơn nhưng lại bắn hạ được máy bay tiêm kích - ném bom F-105 Thunderchief tốc độ cao của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam.Loại máy bay tiêm kích - ném bom tầm xa siêu âm 2 chỗ ngồi hoạt động trong mọi thời tiết F4 với tên gọi “con ma” mà họ vừa đưa vào chiến đấu tại Việt Nam cũng trở thành nạn nhân của MiG17.

    Trong số những phi công đầu tiên được phong anh hùng đầu năm 1967 có thượng úy Nguyễn Văn Bảy với thành tích bắn rơi 5 chiếc F4 và 2 chiếc F105.


    Nụ cười “miệt vườn” của Anh hùng Nguyễn Văn Bảy

    Biết lái máy bay trước lái... xe đạp

    Trong căn nhà lá nhỏ xíu không có cửa nằm bên cánh đồng lộng gió tại xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, ông Bảy bày chai rượu đế và mấy món nhậu đồng quê. Bên tiệc rượu, ông Bảy phi công ngồi kể lại chuyện đời mình.

    Ông sinh năm 1936 tại xã Hòa Thành, Lai Vung. Cha mẹ khai sinh là Nguyễn Văn Hoa, nhưng sau này đi bộ đội ông thấy tên Hoa “ẻo lả” nên xin sửa tên theo thứ (ông là con thứ 7) thành ra tên Bảy. Năm 17 tuổi, cha mẹ ép lấy vợ, ông bỏ trốn theo bộ đội.

    Ông cười khà khà kể: “Từ nhỏ tới lớn tao toàn chăn bò, cưỡi bò, đua bò thì khỏi chê. Hồi nhỏ, thấy xe hơi chạy trên đường là nguyên đám con nít chạy theo... hít khói khen thơm quá thơm quá, chỉ ước gì trong cuộc đời được một lần ngồi xe hơi. Được đưa đi nước ngoài học lái máy bay, được cấp bằng, lúc đó, tao còn chưa biết chạy xe đạp nữa…”.




    Máy bay Mig 17 (Ảnh minh họa)

    Trong đơn vị, ông Bảy nổi tiếng bởi tính tiết kiệm… đạn. “Trong hàng trăm trận đánh, hễ tao nhắm viên đạn của mình không trúng đối phương là không bao giờ bóp cò” – ông Bảy cười nói. Năm 1954 lên đường tập kết, cuối năm 1960 được chọn đi Trung Quốc học lái máy bay.

    Ông kể: Hồi nhỏ học lõm bõm biết đọc thôi. Lên Lạng Sơn thầy giáo dạy “tốc hành” 7 ngày, học 7 lớp. Nói là “học 7 lớp”, thực ra ông chỉ cố ghi nhớ các hình vẽ, định lý, định luật, nguyên lý cơ bản của chương trình phổ thông để học lái máy bay.

    Nhờ có trí nhớ “học lóm” bẩm sinh mà ông nhớ nằm lòng. Sau 5 năm học tập, năm 1965 tốp phi công đầu tiên của Việt Nam từ Trung Quốc lái máy bay về Gia Lâm, sẵn sàng chiến đấu...

    Né tên lửa và tiêu diệt địch

    Lúc 10 giờ ngày 19.6.1965, biên đội Mig-17 của Nguyễn Văn Bảy cất cánh tấn công máy bay Mỹ trên bầu trời Yên Thế (Bắc Giang). Với số lượng áp đảo, máy bay Mỹ phản kích bằng mưa tên lửa. Trận này máy bay của ông bị 84 vết thủng, có những vết thủng rất lớn, nhưng ông vẫn lái để máy bay hạ cánh an toàn.

    Đây được xem là kỳ tích khi máy bay bị thương gần nát khúc đuôi mà phi công vẫn bình tĩnh và tự tin hạ cánh. Sau trận này, phi công Nguyễn Văn Bảy suy nghĩ: “Mig17 chỉ bắn bằng đạn, còn máy bay Mỹ toàn tên lửa tầm nhiệt, lại điều khiển bằng radar. Nếu không “né” được tên lửa thì chỉ có nước hy sinh”.


    Rời quân ngũ, ông Nguyễn Văn Bảy trở thành nông dân thứ thiệt.

    Uống cạn ly rượu đế, ông Bảy hào hứng kể: “Nói né tên lửa tụi bây nghe mắc cười hả? Thực ra mình biết tâm lý chiến đấu nên né được hết. Do máy bay của mình là loại “cổ lỗ sĩ” bay chậm rì nên phi công Mỹ muốn đánh với mình bắt buộc họ phải giảm tốc độ cho ngang với mình. Do lợi thế về tốc độ nên họ không bao giờ đón đầu mà chỉ đuổi sau lưng để bắn tên lửa. Khoảng cách lý tưởng nhất để bắn là 2 – 3km.

    Nắm được nguyên tắc này, khi giao chiến tao luôn để ý phía sau. Nếu mình nhìn mắt thường máy bay địch thấy to bằng bắp tay thì phải chú ý bên dưới cánh. Khi chúng khai hỏa, 2 quả tên lửa nhỏ bằng đầu đũa sẽ rơi xuống, khói dưới cánh xịt ra. Tao chỉ việc đếm trong miệng 1...2…3… là đánh lái thật mạnh. Dù là tên lửa tầm nhiệt và điều khiển bằng radar nhưng tốc độ của nó quá cao so với Mig17 nên mình ngoặt lái bất ngờ là nó sẽ bay quá đà, chưa đầy chục giây sau thì nó sẽ phát nổ nên không thể quay lại...”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Do quá tin tưởng vào sự tối tân của vũ khí được trang bị mà phi công Mỹ chỉ thích bắn tên lửa, họ đã trở thành “quân xanh” trên bầu trời để phi công Bảy tập dợt cho hàng chục lần “né” tên lửa của mình.

      Từ 1966 đến 1967, phi công Bảy vào mùa “bội thu” máy bay Mỹ khi chỉ 7 lần bóp cò là 7 chiếc máy bay rơi. Với thành tích này, Nguyễn Văn Bảy trở thành 1 trong 16 phi công được xếp hạng “Ách” (tiêu diệt từ 5 máy bay đối phương trở lên) và được phong Anh hùng LLVTND năm 1967, khi đang mang quân hàm thượng úy.

      “Mig17 của mình chỉ có một khẩu 37 li và 40 viên đạn và 2 nòng 23 li với 80 viên đạn mỗi nòng. Nếu bắn không khéo, chỉ cần kéo cò vài giây là.. hết đạn. Khi chiến đấu, máy bay địch nằm trong kính ngắm tao nhấp vài viên xem đường đi của đạn rồi mới bấm loạt đạn quyết định. Chưa có lần nào tao kéo cò mà bị hụt hết” – ông Bảy nhớ lại.

      Sau đó 2 năm, một niềm vinh dự lớn lao đến với Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Bảy- đó là ngày 9-9-1969, vào thời điểm thiêng liêng, xúc động trong lễ tang Bác Hồ, trên bầu trời Hà Nội xuất hiện 2 biên đội Mig-21 và Mig-17 bay thật thấp qua Quảng trường Ba Đình nghiêng cánh chào vĩnh biệt Bác. Phi đội trưởng của nhóm Mig17 gồm 12 chiếc là Anh hùng Nguyễn Văn Bảy.

      Ông Bảy nông dân

      Nghỉ hưu năm 1990, ông ở tại TP.Hồ Chí Minh một thời gian rồi về xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) đào ao nuôi cá, làm chuồng nuôi heo, lập vườn trồng cây ăn trái. Khi vùng đất này bị đô thị hóa, ông Bảy giao nhà cho con gái rồi hai vợ chồng về nơi chôn nhau cắt rốn của ông ở ấp Hậu Thành, xã Hòa Thành, Lai Vung dựng cái chòi bên bờ bao nuôi cá, trồng lúa, trồng khoai.


      Ông Bảy khoe cơ bắp tráng kiện ở tuổi 76

      Thấy cảnh dân nghèo chưa có điện, đèn dầu tù mù, ông vận động các doanh nghiệp, bà con góp tiền xin chính quyền kéo điện về thắp sáng vùng sâu. Đường về nhà ông hiện nay vẫn sình lầy mỗi khi trời mưa. Hớp ly rượu đế, ông nói như đinh đóng cột: “Tao 76 tuổi rồi, nhưng còn khỏe lắm. Những lần đi khám sức khỏe tổng quát, chưa có bác sĩ nào phát hiện tao bị bệnh gì. Tao và bà con xóm này sẽ góp tiền rải sỏi”.

      Như để chứng minh sức mạnh, ông Bảy làm vài động tác thể lực, cơ bắp nổi lên cuồn cuộn. “Tụi bây thấy tao còn chiến đấu được không? Già thì già chứ ngoại bang mà ăn hiếp mình, tao xung phong ra trận cho bây coi” – ông Bảy cười.

      Rượu ngà ngà say, ông Bảy đi hái mít tráng miệng. Ông dẫn chúng tôi đi dọc bờ bao mảnh ruộng, trên bờ là hàng mít trái oằn cả nhánh. Mùi mít chín cây thơm lừng trong gió. Rồi ông vác mai đào mì, băm… cho cá ăn. Ở xã Hậu Thành, ông nổi tiếng bởi tài trồng mì cho ra củ bự.

      Năm ngoái, khi ông đào củ mì hơn 20kg, nhiều người kéo tới xem xin giống, ít lâu sau ông đào tiếp gốc mì củ nặng tới 90kg, phải 2 người mới khiêng nổi vào nhà. Vụ lúa vừa rồi, 0,5ha của ông thu hoạch tới 5 tấn lúa – năng suất thuộc hàng cao nhất trong xã.

      Ngồi uống rượu với ông không bao giờ chán vì ông hay kể chuyện tiếu lâm theo kiểu ông già Nam Bộ. Chuyện mà ông hay kể để chọc thím Bảy (Trần Thị Niên) cũng là người Lai Vung là chuyện cưới hỏi của hai người. Hồi đó thím Bảy là học sinh miền Nam, anh phi công Bảy ở sân bay Cát Bi - Hải Phòng lúc rảnh ra chơi gặp đồng hương rồi quen và yêu nhau. Đang đám cưới (tháng 4-1966) mới 45 phút thì có báo động, chú rể tức tốc lên máy bay đi chiến đấu bỏ cô dâu còn mặc nguyên đồ cưới.. làm lễ một mình.

      Ông Bảy còn có tài hớt tóc, nhiều khi đang hớt cho đồng đội được nửa cái đầu cũng phải lên máy bay chiến đấu, khi nào về thì hớt tiếp.
      http://anninhthudo.vn/phong-su/gap-nguoi-phi-cong-chuyen-ne-ten-lua/413221.antd

      Xóa
  3. Cuộc gặp gỡ sau 48 năm...
    Thiếu tá, cựu phi công Hoa Kỳ - Charles Plumb và Anh hùng Lực lượng Vũ trang (AHLLVT) Nguyễn Văn Bảy (thường gọi Bảy A) đã có cuộc gặp đầy bất ngờ và xúc động tại Việt Nam sau 48 năm…

    Các nhân chứng lịch sử và đoàn làm phim tại Đồng Tháp. (Ảnh: Đoàn làm phim cung cấp).

    Đạo diễn Trần Quốc Sơn, người chắp nối cho cuộc gặp ấy, cùng các cộng sự tại Hãng phim TFS (Đài truyền hình TP HCM) đã quyết định đặt tựa đề cho bộ phim tài liệu là “Cuộc gặp gỡ sau 48 năm”.

    Đây là một trong những bộ phim tài liệu tiêu biểu tham gia Liên hoan phim truyền hình toàn quốc lần thứ 12 năm 2015 tại Quảng Bình và sẽ phát sóng trên HTV9 vào ngày 26/11, đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm khởi nghĩa Nam kỳ (23/11/1940 - 23/11/2015).

    Theo đạo diễn Trần Quốc Sơn, nội dung bộ phim kể về cuộc gặp gỡ của AHLLVT Nguyễn Văn Bảy, nay đã thành lão nông Bảy Lúa với thiếu tá cựu phi công Mỹ - Charles Plumb. Từng là kẻ thù của nhau giữa hai chiến tuyến, giờ đây họ thanh thản bắt tay nhau như hai con người đều đã làm tròn nghĩa vụ với đất nước mình, cùng may mắn sống sót qua cuộc chiến để thấm thía giá trị của hòa bình...

    “Ê kíp làm phim không có tham vọng làm bộ phim tài liệu khái quát cả một giai đoạn lịch sử mà chỉ thông qua sự kiện phát hiện ra cuộc hội ngộ sau 48 năm gặp nhau trên chiến trường để nói lên tình yêu hòa bình của con người trong cuộc chiến. Điều may mắn với những người làm phim là gặp được các nhân vật rất có giá trị”, đạo diễn bộ phim chia sẻ.

    Câu chuyện về hai cựu binh Mỹ - Việt trở thành một chủ đề đặc biệt khi 48 năm trước họ còn ở hai chiến tuyến và hôm nay khi họ có dịp gặp lại thì lại ở tâm thế khác – tâm thế của những người bạn. Tình cảm giữa 2 người khắc họa tính nhân bản của những người lính chính là những điều đã đem đến nhiều bất ngờ.

    Đạo diễn Trần Quốc Sơn kể, ban đầu khi chưa có sự xác định cụ thể về kịch bản phim thì anh bất ngờ nhận được cuộc điện thoại của Trung tá phi công Nguyễn Sĩ Hưng, tác giả quyển sách “Không chiến trên bầu trời Việt Nam 1965-1975 nhìn từ 2 phía” thông báo về cuộc gặp gỡ lịch sử này của cựu phi công Mỹ trở về Việt Nam. Những hình ảnh quý giá này đã thôi thúc anh cùng ekip làm phim lên đường.

    “Chúng tôi phải tận dụng hết mọi khả năng có thể để tìm chất liệu, tư liệu cho phim. Tất cả những hình ảnh, nhân chứng chúng tôi quay ở Hà Nội, Đồng Tháp, TP HCM, Thanh Hóa đều được liên hệ và kết nối".

    Tại những nơi đoàn làm phim đến, đã thu thập thêm được nhiều hình ảnh, nhiều thông tin, gặp nhiều nhân chứng đong đầy cảm xúc,...; Đối với những tư liệu về thời trẻ của 2 nhân vật chính rất khó tìm, phải liên hệ từ nhiều nơi và từ nhiều nguồn. Đặc biệt là cảnh gia đình vợ con ông Plumb xem truyền hình trực tiếp cảnh trao trả tù binh tại Phillipines,…

    Bộ phim cũng đem đến cho người xem những hình ảnh ấn tượng về hơn bảy năm không chiến với Hoa Kỳ, không quân nhân dân Việt Nam đã xuất kích hàng ngàn lượt, bắn rơi 320 máy bay Mỹ. Giờ đây, cuộc chiến đã lùi xa và hình ảnh anh hùng NguyễnVăn Bảy vẫn thân thiện hội ngộ với một cựu phi công Mỹ.

    Cái bắt tay của họ biểu tượng cho những cựu binh Mỹ - Việt trong thời bình đều đã làm tròn nghĩa vụ với đất nước mình, cùng may mắn sống sót qua cuộc chiến để thấm thía giá trị của hòa bình và ý thức chủ quyền của mỗi người dân Việt Nam.

    Hồng Phúc

    Trả lờiXóa
  4. Cựu Chiến binhlúc 16:58 4 tháng 5, 2016

    Nguyễn Văn Bảy (A)
    Nguyễn Văn Bảy (sinh 1936), còn gọi Bảy A là Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, phi công không quân nhân dân Việt Nam. Ông là một trong mười sáu phi công Việt Nam đạt cấp "Ách" trong kháng chiến chống Mỹ.
    Nguyễn Văn Bảy tên thật là Nguyễn Văn Hoa là con thứ bảy trong gia đình. Do người Nam Bộ hay gọi theo thứ tự nên dần cái tên Nguyễn Văn Bảy thành tên chính.[1] Ông sinh tại huyện Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp).

    Nguyễn Văn Bảy (B)
    Nguyễn Văn Bảy (1943-1972), biệt danh Bảy B là một phi công không quân nhân dân, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
    Nguyễn Văn Bảy (1943-1972), biệt danh Bảy B là một phi công không quân nhân dân, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
    Một số nguồn thông tin thường nhầm lẫn Nguyễn Văn Bảy (B), phi công đã ném bom tàu chiến Hoa Kỳ tại Quảng Bình với Nguyễn Văn Bảy (A), một "Ách" của Không quân Nhân dân Việt Nam.

    Theo wikipedia

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Văn Bảy (B)
      Sinh năm 1943 *Nhỏ hơn cụ Bảy A 7 tuổi)
      Nguyễn Văn Bảy quê ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Bạc Liêu (đến năm 1956 mới có tên gọi Cà Mau). Cha ông Nguyễn Văn Bảy là Liệt sĩ Nguyễn Xưởng, từng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ tại xưởng Ba Son, hy sinh năm 1952. Mẹ là Nguyễn Thị Lư, cũng là quân nhân.

      Năm 1954, Nguyễn Văn Bảy và gia đình tập kết ra miền Bắc. Khi Nguyễn Văn Bảy đang học Đại học Nông nghiệp thì trúng tuyển phi công năm 1965, ông được đưa đi đào tạo tại Liên Xô về nước tham gia chiến đấu năm 1968, được điều về Đoàn Không Quân yên Thế.

      Sau khi về nước, Nguyễn Văn Bảy tham chiến chống lại lực lượng không lực và hải quân Hoa Kỳ đang tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trực tiếp chiến đấu trong bốn năm, Nguyễn Văn Bảy đã bắn hạ bốn máy bay và bắn cháy một tàu chiến.

      Năm 1972, hạm đội VII của hải quân Hoa Kỳ tiến công Quảng Bình nhằm ngăn chặn con đường vận chuyển vũ khí Bắc - Nam. Khi đó chiến dịch xuân - hè 1972 đang diễn ra ác liệt. Quân đội Nhân dân Việt Nam chủ trương sử dụng không quân để tác chiến. Ba phi công Nguyễn Văn Lục, Lê Xuân Dị và Nguyễn Văn Bảy được lựa chọn để thực hiện nhiệm vụ này.

      Ngày 19 tháng 4 năm 1972, phát hiện năm tàu chiến Mỹ. Đến 15h 30' thì năm tàu khu trục ở cách đất liền hơn 10 km. Và đến 16h, thì tàu chiến Mỹ bắt đầu pháo kích Đồng Hới. Phía Việt Nam cử hai máy bay MiG-17 do Nguyễn Văn Bảy và Lê Xuân Dị xuất phát từ sân bay dã chiến tại Gát (đường băng bàng đất) tấn công. Khi cách mục tiêu 500m, Nguyễn Văn Bảy thả hai quả bom 250 kg trúng mục tiêu. Trận này, phía Hoa Kỳ: tàu USS Higbee (DD-806) bốc cháy hư hại nặng, phải kéo về Philippin để sửa chữa, tàu USS Oklahoma City (CL-91) bị thương. Để gỡ gạc cho trận này, Hoa Kỳ tuyên bố đây là trận hải chiến mà hải quân Hoa Kỳ đã đánh đắm hai tàu phóng lôi, USS Sterett (CG-31) bắn hạ một MiG-17. Nhưng Việt Nam khẳng định năm 1972, hải quân Việt Nam chỉ xuất trận tại vùng biển Cát Bà ngày 27 tháng 8 và Nguyễn Văn Lục không cất cánh trong khi biên đội chỉ có ba người.

      Dù sao, đây là chiến công đầu tiên của không quân Việt Nam đánh vào lực lượng hải quân Mỹ, làm cho quân đội Mỹ kinh hoàng. Đây cũng là lần đầu tiên - rất hy hữu trong lịch sử thế giới, không quân Việt Nam sáng tạo cách đánh theo phương pháp "lia chia".

      Sau chiến thắng, Nguyễn Văn Bảy và Lê Xuân Dị được gặp Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Cấp trên sau đó có chủ trương giữ biên đội này chỉ để dành đánh trên biển. Nhưng do sự khốc liệt của chiến tranh, Nguyễn Văn Bảy vẫn tiếp tục xuất chiến không đối không.

      Ngày 6 tháng 5 năm 1972, biên đội MiG-17 của Nguyễn Văn Bảy không chiến với hai mươi tư máy bay cường kích Mỹ bao gồm các loại A-6, A-7, F-4 nhằm ngăn chặn không quân Mỹ bắn phá miền Bắc. Sau khi bắn hạ một chiếc A-6, máy bay của Nguyễn Văn Bảy bị rơi trên bầu trời Thanh Hóa. Từ vùng trời huyện Bá Thước, máy bay lao xuống ngọn núi Pu Ví, xã Tân Thành, vùng núi hiểm trở huyện Thường Xuân. Ông được chôn cất anh ở chân núi Lê Lai, sau đó di dời về nghĩa trang huyện Quảng Xương. Sau nhiều năm tìm kiếm, đến những năm 90 với sự giúp đỡ của các bạn chiến đấu cũ như Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Văn Bảy (A), Mai Văn Cương... thi hài của ông được đem về mai táng tại quê nhà.

      Năm 1994, Nguyễn Văn Bảy B được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

      https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_V%C4%83n_B%E1%BA%A3y_%28B%29

      Xóa
  5. Cả hai cụ đều tên họ trùng nhau: Nguyễn Văn Bẩy. Cả hai cụ đều là Anh hùng Phi công Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    Cả hai cụ đều là người Miền Tây, Nam Bộ.

    Thật ngưỡng mộ và khâm phục Người Miền Tây!

    Trả lờiXóa
  6. https://www.facebook.com/hoighetphandonglúc 19:53 4 tháng 5, 2016

    Các nhà dzận xĩ không thích bài này vì bu Mẽo của họ thần thánh, làm sao có thể thua một lão nông miệt vườn Nam Bộ trình độ văn hóa chỉ mới lớp 3, chưa biết đọc báo như cụ Nguyễn Văn Bẩy kể trong phim tài liệu này!

    Trả lờiXóa
  7. Thấy gai cả mắt, làm gì mà ông Bẩy tỏ vẻ hớn hở 2 tay ôm rịt lấy thằng Mẽo trong khi nó chỉ hờ hững khoát vai ông Bẩy thôi. Thấy ông Bẩy có vẻ nịnh thằng kia quá. mà nó chỉ ăn mặc nhếch nhác trong khi ông Bẩy phải diện cả quân phục để tiếp nó. Thật mất thể diện quốc gia quá đi.

    Trả lờiXóa
  8. Phóng viên Tự dolúc 10:40 8 tháng 5, 2016

    Gặp mặt cựu phi công chiến đấu Việt - Mỹ
    Chiều 13.4.2016, tại Hà Nội lần đầu diễn ra cuộc gặp mặt lịch sử giữa các cựu phi công Việt - Mỹ, những người từng là “đối thủ trên trời” trong suốt quãng thời gian 1965 - 1973.

    Cuộc gặp được tổ chức từ sáng kiến của trung tướng Nguyễn Đức Soát, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND), nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân và đại tá Charile Tutt, cựu phi công thủy quân lục chiến Mỹ.

    Theo ông Nguyễn Sỹ Hưng, nguyên Chủ tịch Hãng hàng không quốc gia VN, người cùng phối hợp xây dựng kế hoạch cho buổi gặp mặt, từ khi ý tưởng đầu tiên được hình thành, hai bên đã mất khoảng 6 năm để tổ chức sự kiện này.

    Tham gia cuộc gặp về phía VN có 13 cựu phi công, trong đó có trung tướng, Anh hùng LLVTND Phạm Phú Thái; đại tá, Anh hùng LLVTND Lê Thanh Đạo; đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Bảy (A); đại tá, Anh hùng LLVTND Từ Đễ, người đã tham gia ném bom sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 28.4.1975...

    Về phía Mỹ có 11 cựu phi công, trong đó có Chuẩn đô đốc Kenneth Pete Pettigrew, Chuẩn đô đốc John E.Kerr, các đại tá Jack Ensch, Kent Ewing... là những người từng bắn hạ một số máy bay chiến đấu của phía VN. Tham gia sự kiện còn có Đại sứ Mỹ đầu tiên tại VN sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ “Pete” Peterson.

    Buổi gặp gỡ diễn ra trong không khí xúc động giữa những cựu binh từng chạm trán nhau gần nửa thế kỷ trước, nhưng hầu như chưa từng gặp mặt. Trong bài phát biểu, trung tướng Nguyễn Đức Soát bày tỏ, hoạt động này sẽ góp phần giúp hai bên hiểu nhau hơn và giúp hai nước thắt chặt quan hệ vì lợi ích chung và thịnh vượng của hai nước.

    https://www.youtube.com/watch?v=QzlOgIIaPHQ

    Trả lờiXóa