Dưới bài này, chị Lê Hương Lan- Trưởng Nhóm Biên tập Google.tienlang có ý kiến trong một comment:
----------
Em đồng tình nhưng cũng rất phản đối bác Tre Làng về bài
này!
Hi hi!!!
Xin phép bác để em có bài riêng, có thể đặt tit là:
TRAO ĐỔI VỚI CHỦ BLOG TRE LÀNG V/V TÁI LẬP ĐỘI SĂN BẮT CƯỚP
Hai ta tranh luận cho xôm tụ nha!
Hi hi!!!
Xin phép bác để em có bài riêng, có thể đặt tit là:
TRAO ĐỔI VỚI CHỦ BLOG TRE LÀNG V/V TÁI LẬP ĐỘI SĂN BẮT CƯỚP
Hai ta tranh luận cho xôm tụ nha!
----------
Sau khi hội ý, Nhóm Biên tập Google.tienlang đã thống nhất ý kiến để trao đổi với bác chủ blog Tre Làng như sau:
I. Phần "đồng tình"
Chúng tôi hoàn toàn đồng tình với nội dung bác Tre Làng viết về các "Hiệp sĩ đường phố". Cụ thể, bác Tre Làng viết:
"Trên thực tế, hoạt động của các "hiệp sĩ" trong đội Săn bắt cướp hiện là con dao hai lưỡi. Không ai phủ nhận mặt tích cực của mô hình Săn bắt cướp, nhưng mặt tiêu cực cũng không thể xem thường. Mặt tích cực là người dân được thực hiện quyền làm chủ của mình về ANTT bằng cách tham gia bắt cướp cùng lực lượng công an, và thực tế cũng đã chứng minh, nhờ có họ mà ANTT của thành phố được yên ổn. Mặt trái của vấn đề chính là chưa có hành lang pháp lý nào dành cho hoạt động này, nên khi có sự vụ phức tạp xảy ra, pháp luật không thể bảo vệ họ, không ai tranh trải những chi phí mà họ đã bỏ ra để có thể săn bắt cướp. Đôi khi, có thể dẫn đến lạm dụng, vượt quá quyền hạn hoặc không am hiểu pháp luật dễ dẫn đến sai phạm. Mặt khác, các hiệp sĩ phải hoạt động theo nhóm hoặc câu lạc bộ, và vì thế họ sẽ bị điều chỉnh bởi pháp luật về tổ chức hội theo quy định, tránh những biến tướng. Nếu hoạt động mà chưa được cấp phép thì đó lại là hoạt động vi phạm pháp luật. Ấy là chưa kể đến khả năng danh nghĩa bị lợi dụng và lạm dụng để trục lợi. "
Dù rất ngưỡng mộ và kính trọng các Hiệp sĩ đường phố nhưng hồi còn blog cũ (đã bị hack), Google.tienlang từng có nhiều bài phẩn đối mô hình Hiệp sĩ đường phố này.
Bất kỳ quốc gia nào thì biện pháp trấn áp tội phạm vẫn là
quyền và nghĩa vụ của nhà nước. Có những vấn đề nhà nước cần xã
hội hóa, nhưng vấn đề “hiệp sĩ đường phố”, chúng tôi cho rằng không nên. Vì người “hiệp sĩ”- những người không được đào tạo chuyên môn- rất
dễ trở thành… tội phạm khi gây tai nạn cho người đi đường trong lúc phóng xe
tốc độ cao để truy bắt cướp, chưa nói đến việc bắt rồi đánh đập tra tấn, thậm
chí bắt nhầm hoặc lợi dụng danh hiệu “hiệp sĩ” để làm những việc vi phạm pháp
luật khác. Việc bắt cướp phải do nhà chức trách chịu trách nhiệm trước dân chứ
không để người dân “tự xử” như thế được.
II. Phần "phản đối"
Toàn bộ nội dung bài viết TÁI LẬP ĐỘI SĂN BẮT CƯỚP - PHẢN CÂN NHẮC KỸ, KHÔNG VỘI ĐƯỢC ĐÂU... cho thấy tác giả- bác Tre Làng đáng kính đã nhầm lẫn, đã hiểu sai về mô hình SBC- Săn bắt cướp mà anh Đinh La Thăng- Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đang yêu cầu tái lập.
Để hiểu rõ hơn về mô hình SBC- Săn Bắt cướp mà Bí thư Thăng đang yêu cầu tái lập, mời bác Tre Làng và các bạn xem lại bộ phim truyện SBC- SĂN BẮT CƯỚP.
Cảm ơn góp ý của bác Cựu Chiến binh:
----------------------
----------------------
Cựu Chiến binh10:16
Ngày 06 tháng 05 năm 2016
Tôi cũng vừa dành buổi sáng nay xem lại bộ phim Săn bắt
cướp. Tiếc rằng ở đây còn thiếu 1 tập cuối.
Tôi cũng đã thử tìm kiếm trên mạng và không tìm thấy tập 4.
Vậy nên tôi đề nghị các bạn chủ trang cho trọn bộ 4 tập lên đây:
Tôi cũng đã thử tìm kiếm trên mạng và không tìm thấy tập 4.
Vậy nên tôi đề nghị các bạn chủ trang cho trọn bộ 4 tập lên đây:
SĂN BẮT CƯỚP (SBC ) Trọn Bộ 4 Tập -Phim Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=Bpl98M0ez1g
https://www.youtube.com/watch?v=Bpl98M0ez1g
----------------
Tất nhiên, phim truyện là tác phẩm có tính văn học, được quyền hư cấu, nhưng về cơ bản, bộ phim này cho thấy SBC- SĂN BẮT CƯỚP là đơn vị đặc biệt của Công an TP Hồ Chí Minh những ngày mới giải phóng chứ không phải các Hiệp sĩ đường phố- những người ngoài ngành công an mà bài của bác Tre Làng nói tới.
Sau ngày 30-4-1975 tình hình an ninh trật tự tại TP rất phức tạp. Những
băng nhóm giang hồ, tội phạm hình sự lộng hành gây án cướp, cướp giật và sẵn
sàng bắn trả công an, bộ đội khi bị truy bắt. Lúc ấy, Công an TP.HCM quyết định
lập SBC, một lực lượng trinh sát chống cướp chuyên nghiệp trực thuộc phòng cảnh
sát hình sự. Nhiệm vụ của SBC là chủ động trấn áp, phòng ngừa và truy bắt nóng
các đối tượng phạm pháp. Đây là mô hình nhân rộng mà Công an quận 5 áp dụng
hiệu quả trước đó.
TP.HCM là nơi đầu tiên và duy nhất lập đội chuyên bắt cướp. Đội trưởng
SBC ngày ấy là ông Ba Tung, một cựu trinh sát biệt động thành Sài Gòn - Gia
Định dưới sự chỉ đạo của Trung tá Trịnh Thanh Thiệp (sau này là thiếu tướng).
Thuở đó, những chiến sĩ SBC được tuyển chọn đều dưới 30 tuổi, giỏi võ
thuật, chạy mô tô điêu luyện và có tài bắn súng “bách phát bách trúng”. Khi
truy bắt kẻ phạm pháp quả tang đang chạy trốn nếu bắn cảnh cáo mà tội phạm vẫn
chống cự thì trinh sát được bắn hạ. Trinh sát SBC được quyền chạy mô tô quá tốc
độ, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, được quyền xuất trình thẻ để xác minh nghi
phạm ở bất cứ nơi đâu, được phép kiểm tra người, đồ vật, phương tiện, giấy tờ
tùy thân của các đối tượng nghi vấn trên đường…
Từ khi hoạt động, SBC đã lập nhiều chiến công gây chấn động dư luận như
phá vụ án bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương, vụ nghệ sĩ Thanh Nga, vụ bắc cóc con
bác sĩ Lã Hỷ. SBC điều tra vụ thảm sát tại nhà quận chúa Mộng Hoa, giải cứu 11
em bé bị bắt cóc bán lên vùng rừng núi Lâm Đồng, phá các băng cướp có súng như
băng cướp Võ Tùng Hội, Phú “Salem”, Thái Lập Thành, băng cướp Bông Hồng Trắng,
truy bắt các tên cướp khét tiếng Điềm Khắc Kim, Tín Mã Nàm…
Vào đầu năm 1990, băng nhóm cướp, cướp giật co vòi không dám lộng hành,
các đội SBC giải tán. Một số cán bộ, chiến sĩ SBC chuyển công tác trở thành cán
bộ lãnh đạo các phòng nghiệp vụ, công an quận, huyện…
Ngày 2/4/2008, trước tình hình ANTT tại TP Hồ Chí Minh phức tạp trở lại, sau nhiều tranh cãi, mô hình SBC được tái lập nhưng dưới một cái tên mới: Cảnh sát hình sự đặc nhiệm. Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm này đến nay vẫn được duy trì tại Phòng CSHS Công an TP Hồ Chí Minh nhưng chức năng quyền hạn đã được thu hẹp so với SBC trước đây.
Chính vì vậy, ý tưởng của Bí thư Đinh La Thăng là phải thực sự TÁI LẬP SBC như nó từng có. Quan điểm của Bí thư Thăng cũng đang vấp phải một số ý kiến phản đối vì cho rằng ngày nay, săn bắt thú rừng cũng không được nữa là "săn người".
Anh Thăng nói:
“Cái khó khăn nhất của TP này là trộm cướp mà các anh không xử lý được. Tại sao việc săn bắt cướp không tốt lên được mà các anh cứ lý luận với tôi là đội đặc nhiệm, đội hình sự. Hôm qua có đồng chí lão thành đề nghị phải tái lập lại đội săn bắt cướp. Dân cứ kêu ầm ầm thế mà các anh cứ lý luận với tôi. Có đồng chí lãnh đạo Công an TP nói với tôi bây giờ không dùng săn thú chứ nói gì săn người. Đây là săn cướp chứ đâu phải săn bắt người đâu mà cứ lý luận như thế. Cướp là tội phạm cần phải loại ra khỏi cuộc sống. Các anh cứ dựa vào dân chủ thế này thế kia để chống chế không nên sử dụng từ săn bắt cướp. Mình không thể dân chủ cho một người mà làm mất tự do cho nhiều người”.
Google.tienlang ủng hộ quan điểm của anh Thăng. Cần phải tái lập SBC, trao cho họ những quyền hạn đặc biệt, chế độ đãi ngộ đặc biệt, đồng thời cũng cần có những quy định đặc biệt về tuyển chọn, về nghĩa vụ đặc biệt, chịu sự giám sát đặc biệt để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền hạn của họ.
Thay mặt Nhóm Biên tập Google.tienlang
Hoàng Minh Tâm
=======================
Mời xem bài liên quan:
=======================
Mời xem bài liên quan:
Bên "Tre làng" hiểu lệch ý Ông Thăng nên tập trung luận lý thiệt hơn vào lực lượng tự nguyện làm hiệp sĩ bắt cướp của dân phố, trong lúc Ông Thăng chỉ thị CA TP tái lập lại lực lượng đặc nhiệm SBC mà TPHCM đã sáng tạo thành lập lực lượng này đầu tiên trong nước và gặt hái nhiều chiến công, vãn hồi an ninh trật tự hiệu quả. Sau năm 1980, mô hình này được nhân rộng trong ngành CA, tỉnh thành nào cũng có SBC.
Trả lờiXóaMấy năm sau đó, SBC bị giải thể do chữ "S" trong SBC. Một số người có chức quyền nhưng thiếu chữ, lý luận cướp cũng là con người, săn người là vi phạm nhân quyền và đề nghị dẹp bỏ oan uổng SBC. Họ đâu biết rằng, cướp là người nhưng loại người tàn hại người nên tự thân chúng cần phải bị lên án, bị loại bỏ ra khỏi đời sống cộng đồng người.
Cám ơn anh Nặc Nô và anh Trần ở còm dưới.
XóaCám ơn anh Trần. Có thể tôi hiểu sai ý anh Thăng.
Nhưng tôi lấn cấn 1 chút. Nếu chi lập đội SBC trong co quan CA thì chuyện đó có khó gì đâu mà CA TPHCM lại chậm triển khai? Mà vẫn có 1 đội có chức năng này thuộc phòng CSHS hoặc của các Quận?
Lấy tên SBC cho có tính răn đe thôi chứ thực tế là hoạt động của đội này vẫn phải do lực lượng an ninh xã hội bên công an đảm nhận,người dân có tham gia thì biên chế vào dân phòng để công an huấn luyện và quản lý .
Trả lờiXóaDân có thể gọi những người trong bộ phận này là hiệp sĩ hay gì nữa thì đó là tình cảm của dân,chính quyền không nên hợp thức hóa cái tên hiệp sĩ này.
Cướp vào nhà lấy đồ ,đấy là cướp thực với mục tiêu là tiền bạc.
Cướp giật trên đường phố hiện đang rất phổ biến ,lại chỉ thường xảy ra ở những thành phố miền Nam như , rất có thể chỉ là mưu đồ gây rối loạn xã hội hoặc dân nghiện hút lưu manh lợi dụng chính quyền thiếu trách nhiệm chứ mục tiêu của những tên cướp này không phải là của cải vì cướp giật dễ bị bắt cũng dễ mất mạng vì sự phẫn nộ của đám đông,nếu chính quyền quan tâm dẹp nạn .
Rận xĩ văn vãi lờ vẫn chưa hiểu bản chất vấn đề ở bài này. Nội dung của bài này là cuộc "trao đổi" giữa các cô chủ blog G.TL với chủ blog Tre Làng. Vậy sự khác nhau về quan điểm giữa 2 blog trong vấn đề Săn bắt cướp là gì? Là điều mà bác rận xĩ Nặc nô đã chỉ ra rất đúng trên kia: Ông chủ blog Tre Làng đã hiểu lệch, hiểu sai ý ông Đinh La Thăng.
XóaÔng Bí thư Đinh La Thăng không hề yêu cầu "hợp thức hóa" lực lượng Hiệp sĩ đường phố- những người DÂN tự nguyện làm hiệp sĩ bắt cướp. Nhấn mạnh: Đây là lực lượng DÂN SỰ chứ không phải CÔNG AN như ông hiệp sĩ nổi tiếng nhất hiện nay là ông Nguyễn Văn Minh Tiến ở TP HCM hay ông Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải ở Bình Dương...
Các cô chủ G.TL đồng tình với chủ blog Tre Làng rằng không nên hợp thức hóa lực lượng Hiệp sĩ đường phố này.
Còn nhớ cuối tháng 8/2012, TAND TP.HCM đã xử một nhóm 3 “hiệp sĩ” mức án 18 - 30 tháng tù về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Việc chẳng đâu vào đâu, 3 kẻ mang danh nghĩa hiệp “chộp cổ” 2 tên cướp. Thế nhưng trên đường dẫn giải về trụ sở công an, 2 tên cướp ngã giá chung hơn 120 triệu đồng cho 3 “hiệp sĩ” để được phóng thích. Việc bại lộ cả cướp lẫn hiệp sĩ lãnh án.
Đó là chưa kể, có lần truyền thông còn đưa tin “Hiệp sĩ nhận hối lộ”, có vẻ…nực cười, vì trong trường hợp này, những kẻ không chức quyền nhận tiền được gọi là…hối lộ!
Trước đó không lâu, TAND TP.HCM cũng xử 1 “hiệp sĩ” án tù vì khi truy đuổi cướp giật và dồn đối tượng đó đến con đường chết.
Hay như trường hợp em trai của hiệp sĩ Nguyễn Tăng Tiên, là Nguyễn Tăng Trọng cũng bị xử án 4 năm tù vì tội “cướp giật tài sản”. Chính Trọng cũng có không ít lần làm “hiệp sĩ” trấn áp tội phạm vùng giáp ranh nhưng không thoát khỏi sự sa ngã…
Trong Phần 2 bài này, các cô chủ G.TL đã chỉ rõ cái sai của chủ blog Tre Làng: Ý của Bí thư Thăng không hề nói tới chuyện hợp thức hóa lực lượng Hiệp sĩ đường phố mà là thực sự TÁI LẬP lực lượng SBC- Săn bắt cướp của Công an TP Hồ Chí Minh như nó từng có tại đây sau ngày thành phố được giải phóng.
Có vẻ như rận xĩ vãi lờ cũng đang tơ lơ mơ như chủ blog Tre Làng?
Cám ơn anh Trần. Có thể tôi hiểu sai ý anh Thăng.
XóaNhưng tôi lấn cấn 1 chút. Nếu chi lập đội SBC trong co quan CA thì chuyện đó có khó gì đâu mà CA TPHCM lại chậm triển khai? Mà vẫn có 1 đội có chức năng này thuộc phòng CSHS hoặc của các Quận?
Bác Vũ Hoàng Sơn, trong bài, các bạn trẻ chủ trang đã nói, theo tôi là rõ ràng:
Xóa-----
Ngày 2/4/2008, trước tình hình ANTT tại TP Hồ Chí Minh phức tạp trở lại, sau nhiều tranh cãi, mô hình SBC được tái lập nhưng dưới một cái tên mới: Cảnh sát hình sự đặc nhiệm. Đội Cảnh sát hình sự đặc nhiệm này đến nay vẫn được duy trì tại Phòng CSHS Công an TP Hồ Chí Minh nhưng chức năng quyền hạn đã được thu hẹp so với SBC trước đây.
Chính vì vậy, ý tưởng của Bí thư Đinh La Thăng là phải thực sự TÁI LẬP SBC như nó từng có. Quan điểm của Bí thư Thăng cũng đang vấp phải một số ý kiến phản đối vì cho rằng ngày nay, săn bắt thú rừng cũng không được nữa là "săn người".
Anh Thăng nói:
“Cái khó khăn nhất của TP này là trộm cướp mà các anh không xử lý được. Tại sao việc săn bắt cướp không tốt lên được mà các anh cứ lý luận với tôi là đội đặc nhiệm, đội hình sự. Hôm qua có đồng chí lão thành đề nghị phải tái lập lại đội săn bắt cướp. Dân cứ kêu ầm ầm thế mà các anh cứ lý luận với tôi. Có đồng chí lãnh đạo Công an TP nói với tôi bây giờ không dùng săn thú chứ nói gì săn người. Đây là săn cướp chứ đâu phải săn bắt người đâu mà cứ lý luận như thế. Cướp là tội phạm cần phải loại ra khỏi cuộc sống. Các anh cứ dựa vào dân chủ thế này thế kia để chống chế không nên sử dụng từ săn bắt cướp. Mình không thể dân chủ cho một người mà làm mất tự do cho nhiều người”.
Google.tienlang ủng hộ quan điểm của anh Thăng. Cần phải tái lập SBC, trao cho họ những quyền hạn đặc biệt, chế độ đãi ngộ đặc biệt, đồng thời cũng cần có những quy định đặc biệt về tuyển chọn, về nghĩa vụ đặc biệt, chịu sự giám sát đặc biệt để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền hạn của họ.
Cảm ơn các cô bên Tiên Lãng. Ý kiến của các cô rất hay. Nhưng tôi co sý thế này.
Trả lờiXóaChúng ta đang tranh luận về đội Săn Bắt cướp thuộc biên chế công an hay nó là một tỏ chức quần chúng.
Tôi cho rằng, ý anh Thăng nói đó là Tổ chức quần chúng. Chính xác hơn, nó là một mô hình tổ chức quần chúng tham gia đấu gtranh phòng chống tội phạm thôi.
Lý do:(1) Công an đã có chức năng, nhiệm vụ chống tội phạm này; (2) Hầu hết công an các tỉnh đều có đội đặc nhiệm chuyên xử lý vẫn đề cướp giật trên đường/phố (chỉ có tên gọi là có thể có sự khác nhau. Nếu vì 2 cái này mà lập thêm một đội khác là không nên. Mặt khác, nếu đa có đội đặc nhiệm mà đổi tên thành đội săn abwts cướp thì quá dễ dàng.
Ở đây, tôi thừa nhận việc huy động sức mạnh của quần chúng vào đấu tranh chống tội phạm là hết sức cần thiết (Lý luận là không có quần chúng thì công an không thể hoàn thành nhiệm vụ). Và tôi hiểu ý anh Thăng là muốn có một mô hình đội săn bắt cướp là tổ chức của quần chúng, nhưng dưới sự tập hợp, tổ chức và điều hành của công an.
Nếu như vậy sẽ cực khó thành lập bởi quy định của pháp luật.
Tôi thấy có vẻ như anh Thăng đang đang muốn nói rằng đội Săn bắt cướp chính là mô hình"Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, hoặc mô hình hiệp sĩ đường phố". đây là các tổ chức "tự phát" của quần chúng, và nay ý anh Thăng là chuyển từ tự phát sang tự giác, có nghĩa nó phải được công an điều hành chỉ đạo.
Trả lờiXóaTham khảo:
http://plo.vn/thoi-su/cac-lanh-dao-tphcm-noi-gi-ve-mo-hinh-hiep-si-bat-cuop-615171.html
https://www.google.com/url?q=http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/tuong-nhanh-noi-ve-hiep-si-duong-pho-c46a491696.html&sa=U&ved=0ahUKEwjynOelmcTMAhXGGqYKHc0qAKUQFggFMAA&client=internal-uds-cse&usg=AFQjCNGZWEOt4gRwJigNUFu5lHcC9S6rBg
Bác Vu Hoang Sơn đang hiểu sai ý ông Đinh La Thăng đó.
XóaNgười ta chỉ nói tới "TÁI LẬP" khi cái tổ chức đó ĐÃ CÓ nhưng nay thì KHÔNG CÒN.
Lực lượng Hiệp sĩ đường phố nay vẫn ĐANG CÓ ở TP HCM và cả ở Bình Dương. Do vậy, Ông Thăng không nói tới chuyện "TÁI LẬP" lực lượng này.
Ông Thăng nói TÁI LẬP là TÁI LẬP lực lượng SBC- Săn bắt cướp của Công an TP HCM như nó từng có sau ngày giải phóng như các cô chủ blog viết trên kia.
Tôi có thể hiểu sai ý anh Thăng.
Trả lờiXóaAnh NẶc Nô và anh Trân đã nói rõ ở những còm trên.
Tuy nhiên, các bạn có thể đọc bài này tên báo TUổi trẻ. Trong bài này, đội SBC chính là đội "dân phòng" đặc biệt", là tổ chức tư nguyện của quần chúng mà không thuộc công an>
https://www.google.com/url?q=http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20160316/khi-doi-san-bat-cuop-len-facebook/1067890.html&sa=U&ved=0ahUKEwj6q6P_m8TMAhVCI5QKHTNyDQAQFggFMAA&client=internal-uds-cse&usg=AFQjCNHrlRFb-hkbLoEwOo9ASPVuM0kbPw.
Tóm lại, tôi vẫn lấn cấn lắm, không biết SBC thuộc bên nào. Nếu ý anh Thăng là bên công an thì câu chuyện trở nên quá dễ dàng, vì có sẵn các đội đang làm nhiệm vụ này. chỉ cần đặt tên là ok. Nhưng nếu vậy thì câu chuyện đâu cần bàn.
Không phải đơn giản như bác Tre Làng nghĩ đâu.
XóaKhông đơn giản chỉ một việc đổi tên.
Mà ngay việc đổi tên cũng còn nhiều người không thông. Khi không thông thì không có sự thống nhất, đồng thuận trong chỉ đạo.
Và quan trọng hơn là tổ chức bộ máy.
Tôi biết hiện nay Đội đặc nhiệm tại Phòng CSHS Công an TP HCM có trên dưới 50 người; Các quận cũng có Đội đặc nhiệm với quân số 8 đến 9 người- - con số quá nhỏ so với 1 thành phố lớn và phức tạp như TP HCM.
Về chức năng quyền hạn, chế độ đãi ngộ cho các chiến sĩ đặc nhiệm này không khác là bao so với các chiến sĩ công an khác.
Còn các đội SBC trước đây ở TP HCM hoàn toàn khác.
Chỉ những chiến sĩ dưới 30 tuổi và thực sự ưu tú lựa chọn từ tất cả các đơn vị thuộc CA TP HCM mới được tuyển về đội SBC. Họ được trao các thẩm quyền đặc biệt, được ưu tiên trang bị các phương tiên kỹ thuật tiên tiến nhất có thể(so với thời đó)...
Cám ơn bạn Trang _ Sài Gòn
XóaCám ơn HLL giúp chú thưởng lãm một cách thú vị cuốn phim truyện nhựa SBC mà mấy chục năm rồi mới được xem lại.
Trả lờiXóaDo thói quen nghề nghiệp, xin ba hoa chích chòe với mọi người ba từ SĂN, BẮT, CƯỚP trong thuật ngữ SBC mà CA đặt tên cho lực lượng. BẮT thì CA, dân phòng, hiệp sĩ đường phố, mọi công dân bất bình với tội ác, tất cả đều có thể và có quyền tham gia, đạo lý và pháp lý luôn ủng hộ, hoan nghênh trước loại tội phạm nguy hiểm này. CƯỚP là hành vi đoạt giật tài sản của công dân bất ngờ, bằng bạo lực, trong thời gian chớp nhoáng ngay giữa sinh hoạt bình thường của cộng đồng. CƯỚP khác với TRỘM ở chỗ táo tợn công khai và âm thầm lén lút. Đôi lúc, một vụ án, có thể có cả hành vi TRỘM và CƯỚP xen lẫn.
Xin góp về từ SĂN. SĂN được nâng nghĩa lên mức nghiệp vụ, nghệ thuật đầy trí tuệ. SĂN được hiểu là nghệ thuật dẫn dụ con mồi, đối tượng đến địa điểm, thời gian đã lập trình, định sẵn. BẮT chỉ cần dũng khí. SĂN thì phải kèm trí tuệ, mưu lược, tinh thông nghiệp vụ. Thành ra, ai đó, nói "Người chứ đâu phải thú mà SĂN" là không đi sâu vào biểu niệm của từ ngữ. Hiệp sĩ đường phố có thể BẮT cướp nhưng họ không thể SĂN cướp. Muốn SĂN, ngoài bản lĩnh, trí tuệ, còn phải được luật pháp cho phép, các ban ngành hữu quan đồng thuận, nhịp nhàng, hiệp đồng tác chiến. Thấm thía nghĩa của từ SĂN như vậy, thì không phải đợi đến Anh Thăng đề xuất mà trước đây, đã không xếp gói, thu gọn lực lượng cần thiết và tinh nhuệ này, thì, có thể, Hà Nội, Sài Gòn, những TP lớn trong cả nước, đã tránh được bao vụ việc đáng tiếc xảy ra. Ngữ nghĩa từ vựng tiếng Việt nó quan trọng lắm.
Tôi cũng vừa dành buổi sáng nay xem lại bộ phim Săn bắt cướp. Tiếc rằng ở đây còn thiếu 1 tập cuối.
Trả lờiXóaTôi cũng đã thử tìm kiếm trên mạng và không tìm thấy tập 4.
Vậy nên tôi đề nghị các bạn chủ trang cho trọn bộ 4 tập lên đây:
SĂN BẮT CƯỚP (SBC ) Trọn Bộ 4 Tập -Phim Việt Nam
https://www.youtube.com/watch?v=Bpl98M0ez1g
Các bác các anh chị tranh luận rất xôm tụ, trên tinh thần xây dựng , cầu thị. Tôi cũng xin góp vài ý :
Trả lờiXóa- Theo tôi, ô. Thăng có ý nhấn mạnh , muốn nâng công tác phòng chống cướp, cướp giật ở TPHCM lên một mức độ quyết liệt và hiệu quả hơn - câu nói "...Tại sao việc săn bắt cướp không tốt lên được .." của ông cho thấy điều đó. Và ông còn nói cụ thể "..."..có đ/c lão thành đề nghị tái lập đội săn bắt cướp.."
Sự chỉ đạo ở trên của ô. Thăng vừa có tính phương hướng, đường lối, vừa tương đối cụ thể, chi tiết.
- Lãnh đạo CA TPHCM thì cho rằng hiện lực lượng SBC đã có sẵn, dù tên gọi có khác nhưng chức năng là tương đương. Ô. Thăng chắc chắn cũng biết điều này, nhưng chưa hài lòng với hiệu quả công việc mà lực lượng này mang lại hiện nay. Có thể hiểu nôm na : ông muốn nâng cấp lực lượng này. Rõ là như vậy.
* Về mặt pháp lý, trên nguyên tắc, tôi cũng đồng tình với quan điểm không hợp thức hóa các mô hình tự phát ' phòng chống tội phạm' của quần chúng. Rất khó để tạo ra các hành lang pháp lý cho các mô hình này, mà không chồng chéo, vướng mắc hay thậm chí mâu thuẫn với 1 số quy định pháp luật hiện hành.
* Nhưng về mặt cá nhân, cũng như nhiều người, tôi rất quý trọng và có cảm tình với các hiệp sỹ này, thí dụ anh Nguyễn Văn Minh Tiến ở SG hay anh Nguyễn Thanh Hải ở BD,..
Thực tế, lòng nghĩa hiệp, tinh thần xã thân vì cộng đồng , chống lại cái xấu lúc nào cũng có và cần sự ủng hộ của nhân dân. Vấn đề là dung hòa, tiết chế nó trong khuôn khổ pháp luật...
tôi đông ý với ý kiến của anh Lê Trọng Thắng
XóaBọn BKC cướp cả MN thì ai săn chúng?
Trả lờiXóaBọn NKC làm chó săn giúp bọn thực dân đế quốc săn dân Việt mấy chục năm giờ còn giả ngơ hỏi chi vậy Nặc 17:12
XóaTại nhiều nước những "hiệp sĩ" này được khuyên là "do not take the law into your hands". Việc đối phó với tội phạm là nhiệm vụ của cảnh sát, chính quyền chỉ khuyến khích người dân cung cấp thông tin. Còn ở VN, ta làm ngược lại.
Trả lờiXóaRận xĩ Nặc danh17:12 Ngày 06 tháng 05 năm 2016 và Nặc danh18:36 Ngày 06 tháng 05 năm 2016 nói chuyện hài hước à?
XóaCòn ở VN, ta làm ngược lại?
Săn bắt cướp ở VN hiện nay vẫn chủ yếu là cảnh sát đấy chứ?
Chỉ có ở TP HCM và đặc biệt là ở Bình Dương có thí điểm mô hình Hiệp sĩ. Bình Dương có các Câu lạc bộ hiệp sĩ được chính quyền công nhận và hỗ trợ. Còn ở TP HCM có vài anh hiệp sĩ có tính tự phát, chính quyền TP HCM không chấp nhận mong muốn, đề xuất của Hiệp sĩ Nguyễn Văn Minh Tiến v/v thành lập các CLB hiệp sĩ để "phủ sóng" khắp thành phố.
Nói chung, ngay ở Bình Dương hay TP HCM thì việc truy bắt cướp vẫn thuộc trách nhiệm của cảnh sát.
Ở TP HCM, nay tình hình phức tạp, ông Bí thư yêu cầu tái lập các đội SBC như hồi mới giải phóng.
Vậy nên, các bạn cờ vàng, rận bọ chớ có vội hý hửng muốn làm loạn ở VN nha!!!
Bé tũn giỏi quá!
XóaĐám trelang chỉ được cái nói ẩu, nói bậy mà giở giọng ra cứ cho là cha thiên hạ việc gì cũng thông, cũng biết. Trình chỉ trên đầu gối tí chứ hay ho gì mà múa mỏ đám trelang.
Trả lờiXóaÔng rận xĩ bao đừng lên giọng kích động, chia rẽ nhá.
XóaÔng Tre Làng có sự hiểu lầm ý ông Đinh La Thăng, chúng ta có quyền chỉ ra cái sự hiểu lầm đó nhưng không miệt thị người ta như vậy.
Ngư dân các xã bãi ngang ven biển Quảng Bình cho biết: Họ phát hiện cá chết xếp lớp dưới đáy biển từ bờ ra từ 1 đến 6 hải lí.
Trả lờiXóaÔng Nguyễn Hơn, ngư dân ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch cho biết khi lặn xuống đáy biển, nơi có rạn san hô để bắt cá, thấy cá chết xếp lớp. Bên cạnh đó, rạn san hô bị phủ một lớp bùn đen kịt khác với ngày xưa. “Nhìn trên mặt biển thì thấy màu nước vẫn bình thường rứa đó, nhưng mà lặn xuống thì có màu vàng đục” – ông Hơn nói.
Ông Nguyễn Cần cũng ở xã Nhân Trạch, chuyên thả lưới bắt cá gần bờ cho biết, khi tấm lưới cũ của ông thả xuống đáy biển, sau đó kéo lên thì sạch bóng. “Lưới đánh ở vùng rạn thường rất bẩn, chỉ vài tháng là đen sì. Nhưng đợt này tui mà thả xuống, khi kéo lên lưới lại trắng tinh như mới mua. Tui nghi đáy biển có chất tẩy rửa” – ông Cần nói.
Ngư dân các xã bãi ngang của Quảng Bình, từ Quảng Trạch vào đến Lệ Thủy cho biết, đáy biển có hiện tượng tương tự. Các vùng rạn san hô gần bờ từ 1 đến 6 hải lí, xác cua, xác cá, các loài giáp xác chết nằm la liệt, nhiều hơn lượng cá trôi dạt vào bờ.
Trước phản ánh của người dân, ngày 5/5, Sở TN&MT Quảng Bình đã có công văn đề nghị Bộ TN&MT vào cuộc.
Anh rận Nặc danh21:16 Ngày 06 tháng 05 năm 2016 lạc đề khi lôi bài của báo Tiền phong về đây.
XóaBáo tiền phong đã hạ bài bậy bạ này rồi.
Từ câu chuyện này chúng ta có thể thấy: Có vẻ như các ông quan (liêu) từ thế hệ trước để lại của TP lắm "lý luận" quá, muốn gây khó (bắt nạt?) ld mới!
Trả lờiXóaThế mới biét cái khó của ông Thăng khi nhận nhiệm vụ tại thành phố "phức tạp" này.
Tuy nhiên với bản lĩnh thép của 1 người có nhiều kinh nghiệm quản lý những "điểm nóng", đa mưu túc trí trong xử lý giải quyết các vấn đề "nhạy cảm" và cái tâm hết lòng phục vụ người dân, thì tôi tin ông Thăng sẽ vượt qua những khó khăn ban đầu này đẻ lãnh đạo thành phố ngày càng văn minh và phát triển.
Nhất trí với nhận định của ông bốn!
Trả lờiXóaDịch vụ nhận đặt mua hàng đồ nội thất ở Quảng Châu
Trả lờiXóaDịch vụ chuyên đặt mua hàng đồ nội thất tại Quảng châu
Đơn vị chuyên nhận lấy sản phẩm từ Quảng Châu về Việt Nam
Hiệp sĩ trong xã hội là tốt,nhưng không thể dùng hiệp sĩ để giải quyết các vấn đề xã hội. Cần xây dựng tổng thể các giải pháp chính quyền mạnh,văn hóa lành mạnh, đời sống tinh thần phong phú
Trả lờiXóa