Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Kỳ 8- BÍ MẬT CUỘC HÔN NHÂN SÓNG GIÓ CỦA LÊ VŨ ANH- CON GÁI CỐ TBT LÊ DUẨN ĐƯỢC TIẾT LỘ QUA HỒI KÝ CỦA NGƯỜI CHỒNG- VIỆN SĨ MASLOV

Lời dẫn: Chuyện yêu đương giữa các sinh viên Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là với công dân nước ngoài, một thời gian dài bị coi là vi phạm pháp luật, nếu có thai sẽ bị kỷ luật buộc thôi học và đuổi về nước ngay lập tức. Ấy vậy mà cô Lê Vũ Anh- con gái Cố TBT Lê Duẩn- cô sinh viên khoa Toán Lý,Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomolosov (MGU), dám công khai chống lại tất cả, chống lại cả ý kiến của cha mình, yêu rồi bí mật đăng ký kết hôn với người thầy giáo của mình- Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Viktor Maslop, người khi đó dù chưa hề kết hôn nhưng đã trên dưới 45 tuổi, hơn cô đến 20 tuổi! Để bảo vệ tình yêu, có giai đoạn căng thẳng, Lê Vũ Anh đã phải chấp nhận trốn tránh cán bộ Đại sứ quán Việt Nam, trốn tránh cả bè bạn, người thân, thậm chí trốn tránh cả mật vụ KGB Liên Xô để cố thủ trong một “lô cốt” bê tông bí mật ở ngoại ô Moskva. Với vũ khí trong tay, Lê Vũ Anh sẵn sàng chống lại nếu có ai đó dùng bạo lực đến bắt cô.
Trong những năm tháng dài đằng đẵng “chiến tranh lạnh” với cô con gái yêu cứng đầu, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã cấm không cho ai được nói chuyện về nàng, thậm chí chỉ là nhắc đến tên Lê Vũ Anh. Nhưng tất cả quà tặng thủa bé của cô con gái cứng đầu này đều được ông sắp xếp, giữ gìn cẩn thận trên bàn làm việc của mình. Khi một trong số những món quà đó bị ai đó lấy đi mất, Lê Duẩn đã làm ầm ỹ cả nhà, tạo nên một scandal nho nhỏ. Điều này có nghĩa là trong sâu thẳm lòng mình, ông vẫn rất yêu quý nàng, thương nàng như xưa mà không hề chối bỏ nàng ... Nỗi đau trong lòng ông Lê Duẩn càng tăng thêm khi hay tin dữ: Cô con gái cứng đầu Lê Vũ Anh đã đi xa vào năm 1981 ngay sau khi sinh nở lần thứ 3 do bị băng huyết.
Cuối những năm 70 thế kỷ trước, giai thoại về câu chuyện tình yêu của Lê Vũ Anh- cô con gái lớn của Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn và bà vợ hai- Bà Nguyễn Thụy Nga (tên thường gọi Nguyễn Thị Vân hoặc Bảy Vân) được thì thầm chuyền khẩu giữa các sinh viên Việt Nam tại Liên Xô. Không một tờ nào dám đăng tin.
Mãi gần đây, có một vài bài viết ngắn ở Nga và ở Việt Nam nhắc đến vài nét chấm phá mối tình như tiểu thuyết tình yêu Romeo và Juliet phiên bản Nga-Việt này. Toàn bộ pho “Tiểu thuyết tình yêu Romeo và Juliet phiên bản Nga-Việt” này được đưa ra công khai khi chính người trong cuộc- người chồng của Lê Vũ Anh- Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và Nga Viktor Maslop xuất bản cuốn Hồi ký 19 chương vào năm 2015 với tên gọi «Чтобы отвоевать детей, я был готов на все, даже на международный скандал», dịch “ĐỂ GIỮ ĐƯỢC BỌN TRẺ, TÔI ĐÃ SẴN SÀNG LÀM TẤT CẢ, THÂM CHÍ TẠO RA SCAN-ĐAN QUỐC TẾ“. Và bây giờ, lần đầu tiên trọn bộ cuốn Hồi ký này được một người bạn của chúng tôi, anh Phan Doc Lập dịch sang tiếng Việt. Được sự cho phép của dịch giả Phan Doc Lap, Google.tienlang cảm ơn anh Phan Doc Lap và xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Trọn bộ pho “Tiểu thuyết tình yêu Romeo và Juliet phiên bản Nga-Việt” này…
---------
Chú thích của Google.tienlang: 
Ở kỳ I chúng tôi đã có chút nhầm lẫn về độ tuổi của chị Lê Vũ Anh và Viện sĩ Maslov. Sau khi đăng Kỳ I lên trang fb của chúng tôi tại địa chỉ https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=185353168550156&id=100012264212885, 
dịch giả Phan Độc Lập cùng bè bạn đã giúp chúng tôi tìm được thông tin chính xác hơn như sau:
Trang wiki tiếng Nga cho thấy Viện sĩ sinh ngày 15/6/1930.
Đầu những năm 1970 ông quen biết với cô sinh viên Việt Nam Lê Vũ Anh, học tại khoa Lý MGU, con gái ông Lê Duẩn.
Họ cưới nhau năm 1975.
Họ sinh được 3 người con.
Ngay trong lúc sinh nở lần thứ ba (1981) thì Lê Vũ Anh qua đời.
Theo một bài báo ở VN : Năm 1964 bà Bẩy Vân chia tay chồng con vào Nam thì Lê Vũ Anh đã 14 tuổi. Tức cô sinh năm 1950.
Ông Lê Duẩn và bà Bẩy Vân cũng kết hôn năm 1950. Có lẽ kết hôn đầu năm và cuối năm thì sinh Lê Vũ Anh.
Năm 1975 Lê Vũ Anh kết hôn với ông Viện sĩ. Tức thời điểm này Lê Vũ Anh đã 25 tuổi. Ông Viện sĩ sinh năm 1930. Vậy khi kết hôn năm 1975 ông đã 45 tuổi, hơn LVA đúng 20 tuổi.
*******************************************

Kỳ 8
Bà Bảy Vân quyết định ở lại Moscova. Bà đề nghị tôi đưa Tanya đến thăm bà, bà nói rằng, bà sẽ trả cô bé về nhà cùng với bảo mẫu vào ngày hôm sau. Nhưng rồi bà không trả lại con gái cho tôi như đã hứa. Hai ngày sau, tôi gọi điện thoại cho mẹ vợ nhưng bà không cầm máy mà bảo người khác nói lại rằng bà đang ra ngoài thực hiện một số vấn đề quan trọng của nhà nước. Lúc đầu, tôi không lo lắng lắm, nhưng sau đó tôi nhận ra rằng, bà ấy đang cố gắng để thực hiện ý định của mình dành lấy các con của tôi đưa về Việt Nam. Tôi dễ dàng tìm ra địa chỉ của mẹ vợ, tôi lựa chọn mang theo một số đồng nghiệp trợ thủ và phiên dịch biết tiếng Pháp cùng đến nơi bà ở đòi lại con. Bà Bảy Vân không muốn trả lại Tanya, ngay cả khi tôi nói rằng mẹ tôi sắp chết và muốn nói lời tạm biệt với cô cháu gái. Cuối cùng tôi đã nghĩ ra mẹo hay. Tôi hứa, rằng tôi sẽ mang 2 cháu gái đến cho bà giữ ngay khi mẹ tôi qua đời, lý do là để hai đứa trẻ không phải chứng kiến khung cảnh chuẩn bị lễ tang cho bà nội chúng. Nghĩ là mình sẽ có được thêm bé Lena, bà Bảy Vân vội đồng ý ngay.
Mẹ tôi qua đời vừa đúng vào ngày hôm sau. Ngay lập tức mẹ vợ tôi vội vã tuyên bố: " Các cháu gái sẽ về sống với ông bà, ngoại"! Bà giải thích rằng cả hai đứa nhỏ đang bị ốm. Đúng là Tanya đang bị một cơn sốt thật. Bà Bảy Vân đòi đưa cháu đến để chữa trị trong căn hộ của bà, nhưng tôi không đồng ý.
Tôi biết, thế nào bà ấy cũng sẽ trở lại nhà nghỉ ngoại ô của tôi trong ngày tang lễ, bởi khi đó tôi sẽ không có mặt ở nhà, và do đó tôi gửi Lena cho những người quen, còn Tanya ở lại cùng với người thân của tôi ở trong căn phòng “pháo đài” có cửa sắt khóa chặt. Tôi cảnh báo người nhà tuyệt đối không mở cửa cho bất cứ ai, đặc biệt là bà mẹ vợ của tôi. Tôi lệnh cho bảo mẫu phải nói với mẹ vợ tôi rằng cả hai bé đang ở cùng với các bạn của tôi ở nơi khác. Ngay sau khi tôi vừa rời đi đến lò thiêu xác, bà Bảy Vân xuất hiện trong nhà nghỉ của tôi. Bà không tìm được các cháu gái và rời đi trong cơn thịnh nộ khủng khiếp.
Với con trai, Anton, tôi đặt tên bé như vậy, xem ra tình hình phức tạp hơn nhiều. Nhà hộ sinh đã không chịu giao bé cho tôi. Họ cho rằng, theo tình trạngsức khỏe của bé thì bé phải ở lại trong một bệnh viện dưới sự giám sát của bác sĩ. Việc tôi chỉ có thể đạt được là làm giấy khai sinh. Tôi cố lập thêm được một văn bản ghi nhận các số liệu về con trai của mình. Tại Ban an ninh trung ương (ЦКБ), nơi cậu bé được đưa đến từ nhà hộ sinh, đã được ghi nhận chính danh họ và tên Anton Maslov: bạn bè của tôi trực ngay ở lối ra, vào của Nhà hộ sinh, kiểm tra các giấy tờ của bé xem có đúng họ, tên như tôi đã đăng ký trước đó hay không. Đó là một thành công nhỏ, nhưng vẫn là một chiến thắng. Bây giờ mang con trai tôi ra nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Tôi được phép vào bệnh viện, được phép dạo chơi với con trai, nhưng luôn luôn có người của ЦКБ đi gần kèm chặt. Có một dạo, tôi muốn đánh cắp Anton - giấu nó trong gia đình của người bạn gái Triều Tiên của tôi, và cô ấy sẽ xem bé như con đẻ của mình. Riêng tôi tìm một đứa nhỏ trong trại trẻ mồ côi nào đó có nét hao hao giống người châu Á để thay thế vào trong trường hợp Lê Duẩn quyết định đưa cháu trai về Việt Nam mà không có sự đồng ý của tôi. Tôi đã soạn thảo kế hoạch với sự kết hợp rất tinh vi, nhưng không thành công để thực hiện nó. Và cảm ơn Chúa - Tôi đã lo sợ rằng cuộc phiêu lưu này có thể không đáng để phung phí đi cuộc sống của mình.
Một cán bộ của Trung ương Đảng, người giáp nối các thông tin liên lạc giữa tôi và gia đình Vũ Anh, đề xuất đưa ra một sự thỏa hiệp – tôi giữ hai con gái cho mình, còn bé trai giao lại cho ông ngoại: "Hãy để cậu bé ở lại Việt Nam hai năm, khi nào nó lớn lên cứng cáp, người ta sẽ giao nó trở lại cho anh. Anh vẫn luôn có thể sang Việt Nam thăm những người thân của vợ và gặp được Anton ". Ở đất nước này đang chuẩn bị có các cuộc bầu cử, điều mà nàng vẫn lo lắng khi còn sống. Rõ ràng, phe thân Trung Quốc có thể tuyên bố rằng, không thể tin tưởng Lê Duẩn được. Ông Duẩn không thể theo đuổi một chính sách độc lập, trong khi các cháu của mình đang bị nằm trong vòng kềm tỏa của điện Kremlin.
Giữa làn sóng đang nổi lên của cơn sốt bầu cử, người ta có thể đoạt lấy từ tôi tất cả các con chỉ với mục đích giúp Lê Duẩn duy trì được quyền lực. Tôi hứa sẽ suy nghĩ, bắt đầu nghĩ kế kéo dài thời gian. Nhưng áp lực tăng dần. Người ta làm cho tôi phải lo sợ bởi các trò rắc rối, khó chịu tại nơi làm việc. Cán bộ an ninh nói rằng, ông ta biết về "phiên án Triều Tiên" của tôi - đó là, kế hoạch bắt cóc con trai tôi liên quan đến cô bạn gái người Triều Tiên. Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng. Bà Bảy Vân trong một lần nói thẳng thừng rằng, tôi phải đưa ra cụ thể một con số về thời gian bà được sống với cháu trai ở tổ quốc mình: "Nếu ông không muốn thỏa thuận một cách thân thiện – thì thôi không cần nữa, tùy ông".
Nếu cứ tiếp tục chống lại ý định của bà Bảy Vân tôi sẽ phạm sai lầm, là vô nghĩa, và tôi quyết định chọn giải pháp đảm bảo nhất để không thể mất con - chấp nhận cho phép chính thức để lại đứa con trai của mình trong hai năm cho ông, bà ngoại nuôi . Tại sân bay, tôi khôn khéo rút hộ chiếu Liên Xô của Anton từ lính biên phòng, chụp ảnh lại tất cả các trang xong và đặt nó trở lại. Bạn tôi ghi lại trên phim ngày, giờ khởi hành của bé. Cùng ngày tại Moscova, máy bay chở Lê Duẩn đã hạ cánh. Ông có cuộc gặp mặt làm việc với Brezhnev. Nội dung cuộc cuộc họp này, rõ ràng, dường như rất quan trọng, nên mới vội vàng như vậy.
Chẳng bao lâu sau tôi bị ốm. Tất cả bắt đầu với bệnh viêm phổi, sau đó các bác sỹ phát hiện thấy một khối u. Họ nghi ngờ về điều tồi tệ nhất, nhưng đã nhầm - khối u lành tính. Tôi phải nằm trong bệnh viện mất một thời gian tương đối dài, chị Muội có đến thăm tôi. Có lẽ chị đã nói chuyện với các bác sĩ và được biết kết quả chẩn đoán nghi ngờ về bệnh tình của tôi, chị vội vã thông báo về cho người thân của mình. Lê Duẩn nhanh chóng chớp ngay cơ hôi - quay sang nhờ cậy những người bạn Liên Xô với một yêu cầu để nghị được đón các cháu gái từ người cha "đang sắp chết" của chúng.
Thật đáng sợ khi nghĩ đến mọi chuyện có thể đã kết thúc, nếu như tôi không xuất viện vừa đúng một ngày trước khi Thanh tra vị thành niên xuất hiện trước ngưỡng cửa nhà chúng tôi. Người phụ nữ với cấp bậc đại úy công an đến đưa yêu cầu chính thức của Ủy ban hành chính huyện xác định xem xét hoàn cảnh của Elena và Tatiana Maslov để đưa vào Trung tâm chăm sóc trẻ em. Tôi không thể nói sự thật, nhưng để làm cho nó rõ ràng trong trường hợp này là không đơn giản như vậy, và khuyên bà không nên vội vàng đưa ra bất cứ nhận định hay quyết định gì.
Anton đã không được trả lại hai năm sau đó như đã cam kết. Thêm hai năm nữa tôi đã kiên trì đấu tranh để họ mang Anton về lại Moscova. Tôi hỏi tất cả người thân của nàng về vấn đề này. Cuối cùng em trai nàng tên là Thành đã bay đến Moscova. Chúng tôi đã gặp nhau, nói chuyện với nhau và có cùng tiếng nói chung. Thành đã nói với Lê Duẩn, và ông đã cho phép cháu được trở về gặp gỡ cha và hai chị của mình. Nhưng khi bay đến Moscova, con trai tôi không còn là Anton Maslov, mà là một công dân Việt Nam mang tên Nguyễn Anh Hoàng với hộ chiếu Việt Nam. Lê Duẩn không định thu xếp trả lại con trai cho tôi, ngược lại còn hy vọng dành bằng được tiếp hai con gái của tôi nữa.
Con trai tôi không nói được tiếng Nga. Cậu bé nhút nhát và xa lánh tôi, lúc nào cũng dính với cô bảo mẫu người Việt nam như hình với bóng, còn cô bảo mẫu thì răm rắp làm theo mọi điều sai khiến của bé như một nô lệ. Ở Việt Nam, Anton là một hoàng tử thật sự: trong nhà bé được dành hẳn toàn bộ một sàn nhà để chơi và ngủ.
Tôi đã hy vọng qua thời gian sẽ thiết lập tiếp xúc được với con trai, nhưng bà ngoại Việt nam của cháu đã bay sang Moscova, quyết định đi nghỉ ở Crimea, và tuyên bố rằng cậu bé ở Moscova không ổn. Sau kỳ nghỉ, bà sẽ đưa bé trở lại Việt Nam, nhưng lúc này cần thiết phải sắp xếp cho cháu trai vào một trường mẫu giáo thật tốt trong suốt mùa hè. Dĩ nhiên phải là như vậy, bà chấp nhận cho tôi và 2 con gái thỉnh thoảng được phép đến thăm Anton. Khi chúng tôi nói chuyện có mặt một chuyên viên cao cấp của Ban quốc tế thuộc Trung ương Đảng, với vai trò là người phiên dịch. Chứng kiến thái độ phẫn nộ của tôi, ông khuyên tôi không nên nóng giận quá để còn cố gắng đạt được một thỏa thuận trước bà mẹ vợ độc đoán. Bắt cóc Anton là ý định điên rồ: bé trên danh nghĩa vẫn là một công dân Việt Nam và người ta sẽ nhanh chóng truy tim lại được ngay và tôi sẽ vĩnh viễn mất con.
Nhưng tôi thề là sẽ không bỏ cuộc. Trên sân chơi đã ở vào thời gian rất khác, người nắm quyền lực lèo lái Liên Xô không còn là Brezhnev nữa mà là Gorbachev. Trong những năm qua tôi đã cống hiến nhiều cho khoa học, đạt được các kết quả nghiên cứu to lớn nên đã trở thành Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học và là người chiến thắng dành được giải thưởng Lenin. Tôi viết đơn để nghị trả lại con trai và tiến hành thực hiện bằng mọi cách có thể. Những cơ quan có chức năng mà tôi đã thỉnh cầu như Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã không giải quyết. Đến cơ quan nào người ta cũng đều thông cảm với tôi, nhưng từ chối giúp đỡ. Họ nói rằng vấn đề này không thuộc thẩm quyền của mình. Một lần tôi đã chia sẻ chuyện này với một người bạn tốt - Thư ký của Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Bà khuyên tôi nên gặp và nhờ cậy Anatoly Gromyko - con trai của Chủ tịch Xô viêt Tối cao Liên Xô Andrei Gromyko, người gần gũi với Gorbachev. Người bạn tốt đã sắp xếp cho chúng tôi gặp được nhau để nói chuyện.


Dịch giả Phan Độc Lập 

 ===============================

Mời xem bài liên quan
Kỳ 7- BÍ MẬT CUỘC HÔN NHÂN SÓNG GIÓ CỦA LÊ VŨ ANH-...

3 nhận xét:

  1. Đọc một mạch từ kỳ 1 đến kỳ 8. Cám ơn Ngân Thương đã đăng tải một tài liệu hiếm. Đang hóng các kỳ tiếp theo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trần Thị Thuậnlúc 00:42 18 tháng 8, 2016

      Bạn Như Nguyệt ơi!
      Còn 1 kỳ 9 nữa là kỳ cuối và Ngân Thương đã đăng rồi:

      Kỳ 9 (cuối)- BÍ MẬT CUỘC HÔN NHÂN SÓNG GIÓ CỦA LÊ VŨ ANH- CON GÁI CỐ TBT LÊ DUẨN ĐƯỢC TIẾT LỘ QUA HỒI KÝ CỦA NGƯỜI CHỒNG- VIỆN SĨ MASLOV
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/08/ky-9-cuoi-bi-mat-cuoc-hon-nhan-song-gio.html

      Ở Kỳ cuối, Ngân Thương đã nói rõ là Dịch giả Phan Độc Lập không phân kỳ như bản gốc 19 kỳ!

      Xóa
  2. Cám ơn bạn Trần Thị Thuận, mình đã đọc xong kỳ 9, thật là một một kết thúc có hậu. Một người cha đúng nghĩa. Gia đình bên ngoại dù ở đỉnh cao quyền lực nhưng vẫn mang truyền thống của của người Việt, thương con, thương cháu

    Trả lờiXóa