Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Đọc lại bài báo Mỹ năm 2014: TẠI SAO KHỦNG HOẢNG UKRAINA LÀ LỖI CỦA PHƯƠNG TÂY?

 
Ảnh chụp màn hình tiêu đề bài trên báo Mỹ:Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault- Tại sao khủng hoảng Ukraine là lỗi của phương Tây

Lời dẫn: Quan điểm của Google.tienlang đồng tình với bạn đọc Trần Văn Thắng- Hà Nội là MUỐN BÀN VỀ CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA, TRƯỚC TIÊN PHẢI TÌM HIỂU XEM BÊN NÀO CÓ CHÍNH NGHĨA! 

Khi bàn về cuộc chiến ở Ukraina hay bất kỳ cuộc chiến tranh nào, người nghiêm túc trước hết phải tìm hiểu xem: Lẽ phải thuộc về bên nào? Bên nào chính nghĩa, bên nào phi nghĩa?...
Tức là phải đi tìm nguồn cơn của cuộc chiến chứ không phải chỉ biết một điều quân đội của bên nào mạnh hơn, có vũ khí tối tân hiện đại hơn...
Tôi biết, xưa nay các bạn chủ nhà Google.tienlang thường ngưỡng mộ ông Lê Ngọc Thống. Nhưng cá nhân tôi thì đã thất vọng với ông này bởi ông ta dường như cuồng Nga. Mà cuồng Mỹ, cuồng Nga, cuồng Tàu đều là không tốt. Bởi khi đã "cuồng" thì không còn sự tỉnh táo để tư duy, đưa ra những nhận định sáng suốt. Ông Lê Ngọc Thống chỉ biết say sưa chứng minh rằng Nga có vũ khí tối tân hơn, đánh đấm có bài bản hơn... nhưng ông Lê Ngọc Thống chưa có bài nào chỉ ra nguồn cơn cuộc chiến, và vì vậy, ông này cũng không biết bên nào có chính nghĩa.
TÌM "CHÍNH NGHĨA" Ở ĐÂU?
1. Vào hiện tượng trước mắt?
- Nếu chỉ nhìn vào hiện tượng đang xảy ra trước mắt thì rõ ràng là Ukraina không mang quân sang đánh Nga; vậy cớ sao Nga mang quân sang đánh Ukraina? Vậy là Nga không chính nghĩa?
Ông Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có sai lầm khi phát biểu trên báo Tuổi trẻ cho rằng Nga đã sai mà Google.tienlang đã chỉ ra ở bài vào Thứ Ba, 15 tháng 3, 2022 với tiêu đề GOOGLE.TIENLANG KHÔNG ĐỒNG TÌNH VỚI QUAN ĐIỂM VỀ CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA CỦA THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH TRÊN BÁO TUỔI TRẺ!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/03/googletienlang-khong-ong-tinh-voi-quan.html

- Tương tự, nếu chỉ nhìn vào thời khắc tháng 1/1979 khi quân đội Việt Nam ào ạt tiến vào tận Phnongpenh thì rõ ràng là Việt Nam sai, VN không có chính nghĩa...

2. Vào việc bên nào có đa số quốc gia ủng hộ? Bên nào có Liên hợp quốc ủng hộ?
Cũng không ổn. Vì trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, rõ ràng là Mỹ có nhiều quốc gia ủng hộ hơn phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Liên hợp quốc cũng ra khá nhiều nghị quyết lên án Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngay cuộc chiến Cam Pu Chia, Liên hợp quốc cũng ra không ít nghị quyết lên án Việt Nam.

Vì vậy, để tìm "CHÍNH NGHĨA" Ở ĐÂU? bắt buộc phải tìm hiểu Lịch sử của quá trình hình thành sự kiện.
- Với cuộc chiến ở Ukraina, bài viết Báo Ý: "UKRAINA- NATO ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC TẤN CÔNG 8 NĂM TRƯỚC" - (Ucraina: l’attacco lo lanciò la Nato otto anni fa) đã cho chúng ta thấy Lịch sử của quá trình hình thành sự kiện. Đoạn trích dưới đây là vô cùng quan trọng:
----
"Vào tháng 2 năm 2014, NATO, vốn đã chiếm giữ các chức vụ chủ chốt ở Ukraine từ năm 1991, đã tiến hành cuộc đảo chính lật đổ tổng thống được bầu hợp lệ của Ukraine thông qua các đội hình tân Quốc xã được huấn luyện và vũ trang đặc biệt. Nó được sắp xếp theo một chiến lược chính xác: tấn công người Nga ở Ukraine để kích động phản ứng từ Nga và do đó mở ra một rạn nứt sâu sắc ở châu Âu. Khi người Nga ở Crimea quyết định quay trở lại nước Nga mà trước đây họ là một phần, và người Nga ở Donbass
(bị ném bom bởi Kiev bằng bom phốt pho trắngnguyên văn tiếng Ý: "bombardati da Kiev anche col fosforo bianco") cố thủ tại hai nước cộng hòa, cuộc chiến leo thang của NATO bắt đầu chống lại Nga. Nó được hỗ trợ bởi EU, trong đó có 21/27 quốc gia thành viên thuộc NATO dưới sự chỉ huy của Mỹ."
----
Nếu ai bỏ quên đoạn trích trên đây thì không thể biết chính nghĩa thuộc về ai! (Hết trích ý kiến bạn đọc Trần Văn Thắng- Hà Nội)

Về chuyện chính nghĩa hay phi chính nghĩa cuộc chiến Ukraina, ở ý kiến trên, bạn đọc Trần Văn Thắng- Hà Nội dẫn chứng từ bài báo Ý Báo Ý: "UKRAINA- NATO ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC TẤN CÔNG 8 NĂM TRƯỚC" - (Ucraina: l’attacco lo lanciò la Nato otto anni fa).

Hôm nay, Google.tienlang xin bạn đọc tham khảo thêm dẫn chứng từ bài báo Mỹ, đặc biệt, bài báo Mỹ này đã đăng từ năm 2014, ngay sau khi sự kiện Cách mạng màu sắc EuroMaidan2014 nổ ra.

Mời những ai biết tiếng Anh xin đọc bản gốc bài báo Mỹ với tiêu đề Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault?- Dịch: Tại sao khủng hoảng Ukraine là lỗi của phương Tây?

https://www.foreignaffairs.com/articles/russia-fsu/2014-08-18/why-ukraine-crisis-west-s-fault

Dưới đây, Google.tienlang đăng bản dịch bài báo này. Bản dịch này chép từ trang Nghiên cứu Quốc tế.

*****

Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault?- Dịch: Tại sao khủng hoảng Ukraine là lỗi của phương Tây?

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Theo lối tư duy hiện đang thịnh hành ở phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể gần như được đổ lỗi hoàn toàn cho cuộc tấn công của Nga. Theo như mạch lập luận này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập Crimea để hiện thực hóa khát khao khôi phục lại đế chế Xô Viết đã tồn tại từ lâu, và ông ta rốt cuộc có thể làm điều tương tự với phần còn lại của Ukraine cũng như những quốc gia Đông Âu khác. Cũng theo quan điểm đó, việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2/2014 chỉ mang lại một cái cớ cho Putin quyết định đưa lực lượng quân đội Nga chiếm giữ một phần lãnh thổ Ukraine.

Tuy nhiên cách lý giải trên là không đúng: Mỹ và các đồng minh phương Tây phải chịu hầu hết trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng này. Gốc rễ của vấn đề nằm ở sự mở rộng của NATO, nhân tố trung tâm của một chiến lược bao trùm hơn nhằm đưa Ukraine ra khỏi quỹ đạo kiểm soát của Nga và đưa quốc gia này gia nhập phương Tây. Trong khi đó, sự mở rộng của EU về hướng đông và việc phương Tây chống lưng cho phong trào ủng hộ dân chủ ở Ukraine – bắt đầu với cuộc Cách mạng Cam năm 2004 – cũng là những nhân tố then chốt. Kể từ giữa thập niên 1990, giới lãnh đạo Nga đã phản đối mạnh mẽ sự mở rộng của NATO, và trong những năm gần đây họ cũng nêu rõ quan điểm rằng Nga sẽ không đứng nhìn quốc gia láng giềng có tầm quan trọng chiến lược bị biến thành thành trì của phương Tây. Đối với Putin, cuộc lật đổ bất hợp pháp vị Tổng thống đắc cử một cách dân chủ và thân Nga của Ukraine – cái mà ông gọi một cách chính xác là cuộc “đảo chính” – là giọt nước làm tràn ly. Putin đáp lại bằng cách chiếm Crimea, một bán đảo mà ông e rằng sẽ là nơi đặt căn cứ hải quân của NATO, và bằng cách làm bất ổn tình hình ở Ukraine cho tới khi quốc gia này từ bỏ nỗ lực gia nhập phương Tây.

Đòn đáp trả của Putin lẽ ra không có gì đáng ngạc nhiên. Rốt cuộc thì phương Tây đã xâm phạm đến sân sau của Nga và đe dọa đến lợi ích chiến lược cốt lõi của nước này, một điều mà Putin đã nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần. Giới tinh hoa của Mỹ và Châu Âu bị các sự kiện giáng cho những đòn bất ngờ chỉ bởi vì họ tin vào một quan điểm sai lầm về chính trị quốc tế. Họ có xu hướng tin rằng logic của chủ nghĩa hiện thực không còn phù hợp trong thế kỷ 21 và châu Âu có thể được duy trì một cách toàn vẹn và tự do dựa trên nền tảng các nguyên lí của chủ nghĩa tự do như pháp quyền, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và nền dân chủ.

Dẫu vậy, đại kế hoạch này đã thất bại ở Ukraine. Cuộc khủng hoảng tại đây cho thấy rằng chính trị hiện thực vẫn còn thích hợp ở thời đại này – và những quốc gia nào chối bỏ nó sẽ phải chấp nhận đối mặt với những nguy hiểm và rủi ro. Các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ và châu Âu đã phạm phải sai lầm ngớ ngẩn khi nỗ lực biến Ukraine thành một thành trì của phương Tây ngay trên biên giới nước Nga. Giờ đây, khi mà hậu quả của hành động này đã hiện ra rõ ràng, việc tiếp tục theo đuổi chính sách nhiều sai sót này sẽ là một sai lầm còn trầm trọng hơn nữa.

Sự sỉ nhục từ phương Tây

Khi Chiến tranh Lạnh tiến đến hồi kết, các nhà lãnh đạo của Liên Xô muốn rằng lực lượng của Mỹ ở lại châu Âu và khối NATO giữ nguyên hiện trạng, đó là một thỏa thuận mà họ cho rằng sẽ giữ cho một nước Đức vừa tái thống nhất trong tình trạng hòa bình. Tuy nhiên, họ và những lãnh đạo kế tục của Nga không muốn NATO mở rộng hơn nữa và cho rằng các nhà ngoại giao phương Tây hiểu được mối lo ngại này của họ. Chính quyền Clinton rõ ràng đã nghĩ khác, và đến giữa thập niên 90, chính quyền này bắt đầu thúc giục NATO tiến hành mở rộng.

Đợt mở rộng đầu diễn ra vào năm 1999 và kết nạp Cộng hòa Séc, Hungary và Ba Lan, và lần thứ hai vào năm 2004, thu nạp thêm Bulgaria, Estonia, Latvia, Litva, Romania, Slovakia và Slovenia. Moscow đã lên tiếng phàn nàn về hành động này ngay từ những ngày đầu tiên. Ví dụ, trong suốt chiến dịch đánh bom của NATO nhắm vào người Serbia ở Bosnia, Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã nói: “Đây là dấu hiệu đầu tiên về điều có thể xảy ra khi NATO tiến gần đến biên giới của Liên bang Nga. … Ngọn lửa chiến tranh có thể bùng cháy và trải khắp châu Âu.” Nhưng người Nga tại thời điểm đó quá yếu ớt để làm trật bánh quá trình đông tiến của NATO –quá trình mà dù sao lúc đó cũng không có vẻ là mối đe dọa nghiêm trọng bởi không một quốc gia thành viên mới nào của NATO có chung đường biên giới với Nga, ngoại trừ các quốc gia vùng Baltic bé nhỏ.

Sau đó, NATO bắt đầu tìm cách tiến xa hơn nữa. Tại hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tháng 4/2008 tại Bucharest, liên minh này đã cân nhắc đến việc kết nạp Gruzia và Ukraine. Chính quyền G.W. Bush ủng hộ hành động này, nhưng Pháp và Đức thì phản đối bởi họ sợ rằng điều này sẽ làm Nga tức giận quá mức. Cuối cùng, các nước thành viên NATO đã đạt được một thỏa hiệp: liên minh không bắt đầu tiến hành quy trình kết nạp chính thức mà thay vào đó ban hành một tuyên bố ủng hộ nguyện vọng của Gruzia và Ukraine, đồng thời mạnh bạo tuyên bố rằng “Những quốc gia này sẽ trở thành thành viên của NATO.”

Tuy nhiên, Moscow không nhìn nhận kết quả này như một sự thỏa hiệp. Alexander Grushko, khi đó là Thứ trưởng Ngoại giao Nga, đã lên tiếng cho rằng, “Việc Gruzia và Ukraine trở thành thành viên NATO là một sai lầm chiến lược, sai lầm này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất tới an ninh toàn châu Âu.” Putin giữ vững lập trường cho rằng việc NATO kết nạp 2 quốc gia kể trên sẽ là một “mối đe dọa trực tiếp” đối với Nga. Một tờ báo Nga đưa tin, trong khi hội đàm với Bush, Putin “đưa ra tín hiệu rõ ràng rằng nếu Ukraine được nhận vào khối NATO, sự tồn tại của quốc gia này sẽ chấm dứt.”

Cuộc xâm lược của Nga vào Gruzia vào tháng 8/2008 đáng lẽ nên xua tan mọi mối ngờ vực còn sót lại về quyết tâm của Putin nhằm ngăn chặn Gruzia và Ukraine gia nhập NATO. Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili, người quyết tâm cam kết đưa Gruzia vào NATO, trước đó đã quyết định tái sáp nhập hai vùng ly khai Abkhazia và Nam Ossetia trong mùa hè 2008. Vậy nhưng Putin tìm cách giữ cho Gruzia yếu ớt và chia rẽ – cũng như ngoài tầm với của NATO. Sau khi cuộc chiến nổ ra giữa chính quyền Gruzia và lực lượng ly khai Nam Ossetia, lực lượng quân đội Nga đã nắm quyền kiểm soát Abkhazia và Nam Ossetia. Moscow đã làm rõ quan điểm của họ. Vậy mà, bất chấp lời cảnh báo rõ ràng đó, NATO chưa bao giờ công khai tuyên bố từ bỏ mục tiêu đưa Gruzia và Ukraine vào khối này. Công cuộc mở rộng của NATO cứ tiếp tục diễn ra, với việc Anbani và Croatia trở thành thành viên vào năm 2009.

Giống như NATO, EU cũng đã và đang đông tiến. Tháng 5/2008, liên minh này hé lộ sáng kiến “Đối tác phương Đông”, một chương trình nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng ở những quốc gia như Ukraine và đưa những quốc gia này hội nhập vào nền kinh tế EU. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo Nga nhìn nhận kế hoạch này như một hành động thù địch chống lại lợi ích quốc gia của họ. Tháng Hai vừa qua, trước khi Yanukovych bị buộc rời nhiệm sở, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã buộc tội EU nỗ lực tạo ra “phạm vi ảnh hưởng” ở Đông Âu. Trong con mắt các nhà lãnh đạo Nga, sự mở rộng của EU là bình phong cho sự bành trướng của NATO.

Công cụ cuối cùng của phương Tây để chia cắt Kiev khỏi Moscow là nỗ lực phổ biến các giá trị phương Tây và thúc đẩy dân chủ ở Ukraine và những quốc gia hậu Xô Viết khác – một kế hoạch bao gồm việc tài trợ cho các cá nhân và tổ chức ủng hộ phương Tây. Victoria Nuland, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và khu vực Á-Âu, đưa ra ước tính trong tháng 12/2013 rằng nước Mỹ đã đầu tư hơn 5 tỉ đô la kể từ năm 1991 để giúp Ukraine đạt được “tương lai mà quốc gia này xứng đáng được hưởng”. Như một phần của nỗ lực kể trên, chính phủ Hoa Kỳ cung cấp tài chính cho Quỹ Quốc gia vì Dân chủ (NED). Quỹ phi lợi nhuận này đã tài trợ cho hơn 60 dự án nhằm thúc đẩy xã hội dân sự ở Ukraine, và chủ tịch NED, Carl Gershman, gọi quốc gia này là “mục tiêu giá trị nhất”. Sau khi Yanukovych đắc cử tổng thống vào tháng 2/2010, NED quyết định rằng ông này đã phá hỏng các mục tiêu của họ, và do đó tổ chức này tăng cường nỗ lực để hỗ trợ phe đối lập và củng cố các thể chế dân chủ ở Ukraine.

Khi các lãnh đạo của Nga nhìn vào công cuộc thiết kế xã hội của phương Tây ở Ukraine, họ lo ngại rằng đất nước của họ sẽ là nạn nhân kế tiếp. Những lo ngại này không phải là hoàn toàn không có cơ sở. Vào tháng 9/2013, Gershman viết trên tờ Washington Post, “Sự lựa chọn gia nhập vào châu Âu của Ukraine sẽ thúc đẩy sự suy tàn của tư tưởng đế quốc Nga mà Putin đang thể hiện.” Tác giả cũng thêm vào: “Nước Nga cũng đang đối mặt với một sự lựa chọn, và Putin có lẽ đang thấy mình ở thế thua cuộc, không chỉ ở bên ngoài mà còn ở bên trong nước Nga.”

Tạo ra một cuộc khủng hoảng

Ba gói chính sách của phương Tây – tăng cường NATO, mở rộng EU và thúc đẩy dân chủ – đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa đang chực chờ bùng phát. Tia lửa lóe lên vào tháng 11/2013, khi Yanukovych hủy bỏ một thỏa thuận kinh tế lớn mà ông ta đã đàm phán với EU và thay vào đó quyết định chấp nhận lời đề nghị trị giá 15 tỉ đôla từ phía Nga. Quyết định này đã dẫn đến các cuộc biểu tình chống chính phủ leo thang trong suốt ba tháng sau đó, một số cuộc biểu tình vào giữa tháng Hai đã gây ra cái chết của hàng trăm người biểu tình. Các phái viên của phương Tây nhanh chóng bay đến Kiev để giải quyết cuộc khủng hoảng này. Ngày 21/2, chính phủ và phe đối lập thỏa thuận cho phép Yanukovych tại vị cho đến khi các cuộc bầu cử mới được tổ chức. Tuy nhiên, thỏa thuận này ngay lập tức thất bại, và Yanukovych chạy trốn sang Nga ngay ngày sau đó. Chính phủ mới ở Kiev là một chính phủ thân phương Tây và chống Nga đến tận gốc rễ, nó cũng có bốn thành viên cấp cao mà có thể được gắn mác là những người theo chủ nghĩa tân phát xít.

Mặc dù phạm vi dính líu của Hoa Kỳ vẫn chưa được phơi bày đầy đủ, nước Mỹ rõ ràng đã chống lưng cho vụ đảo chính này. Nuland và Thượng nghị sĩ John McCain tham dự cuộc biểu tình chống chính phủ, và Geoffrey Pyatt, đại sứ Mỹ tại Ukraine, tuyên bố sau khi Yanukovych bị lật đổ rằng đó là “một ngày đáng nhớ trong lịch sử.” Sau khi một đoạn ghi âm điện thoại được hé lộ, người ta biết được rằng Nuland đã chủ trương tán thành thay đổi chế độ và mong muốn chính trị gia người Ukraine Arseniy Yatsenyuk sẽ trở thành thủ tướng trong chính quyền mới, và sau đó đúng là ông ta đã đạt được vị trí này. Chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi những nhà lãnh đạo Nga cho rằng phương Tây đã đóng vai trò nào đó trong vụ Yanukovych bị hất cẳng.

Đối với Putin, thời điểm để hành động chống lại Ukraine và phương Tây đã tới. Ngay sau ngày 22/2, ông ra lệnh cho lực lượng quân đội Nga chiếm lấy Crimea từ Ukraine, và không lâu sau đó, ông sáp nhập tỉnh này vào nước Nga. Nhiệm vụ này tỏ ra tương đối dễ dàng nhờ vào việc hàng ngàn lính Nga đã đóng quân trước đó tại một căn cứ hải quân ở cảng Sevastopol thuộc Crimea. Crimea cũng là một mục tiêu dễ đạt được bởi người dân tộc Nga chiếm đến khoảng 60% dân số ở khu vực này. Đa số họ mong muốn thoát khỏi Ukraine.

Kế tiếp, Putin gây sức ép rất lớn lên chính quyền mới thành lập ở Kiev để khuyến khích họ không liên minh với phương Tây chống lại Moscow, tỏ rõ quan điểm rằng ông sẽ làm tan vỡ Ukraine và biến nó thành một nhà nước không hoạt động được trước khi cho phép quốc gia này trở thành một thành trì của phương Tây ngay trước ngưỡng cửa của Nga. Để thực hiện mục tiêu trên, Putin cung cấp cố vấn, vũ khí và hỗ trợ ngoại giao cho những phần tử ly khai người Nga ở miền đông Ukraine, những người hiện đang đẩy quốc gia này đến một cuộc nội chiến. Ông ta cũng đưa một đội quân lớn đến biên giới Ukraine, đe dọa xâm lược nếu như chính phủ Ukraine đàn áp những người nổi dậy. Và ông cũng tăng mạnh giá khí đốt mà Nga bán cho Ukraine cũng như yêu cầu Ukraine thanh toán cho những đợt xuất khẩu khí đốt trước đó. Putin đang chơi lá bài cứng rắn với đối thủ của mình.

Chẩn đoán nguyên nhân

Những hành động của Putin là dễ hiểu. Là một khu vực đất bằng rộng lớn mà nước Pháp thời Napoleon, Đế quốc Đức và Đức Quốc xã trước đây đã từng vượt qua để tấn công Nga, Ukraine có vai trò như một quốc gia vùng đệm có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với Nga. Không một nhà lãnh đạo nào của Nga có thể chấp nhận một liên minh quân sự mà cho đến gần đây vẫn là kẻ tử thù của Moscow lại được phép tiến vào Ukraine. Cũng như không có một nhà lãnh đạo Nga nào khoanh tay đứng nhìn phương Tây xây dựng một chính quyền ở Ukraine mà chính quyền này được xác định nhằm đưa Ukraine sáp nhập vào thế giới phương Tây.

Washington có thể không thích thú gì với lập trường của Moscow, nhưng họ nên hiểu logic đứng sau lập trường này. Đây là bài học nhập môn Địa chính trị: các cường quốc luôn nhạy cảm với những hiểm họa tiềm tàng gần lãnh thổ của họ. Rốt cuộc, Hoa Kỳ cũng không thể chấp nhận việc các cường quốc ở xa triển khai các lực lượng quân sự tại bất kỳ đâu ở Tây Bán cầu, chứ chưa nói đến tại biên giới nước này. Cứ thử tưởng tượng cơn thịnh nộ của Washington nếu như Trung Quốc xây dựng một liên minh quân sự đầy hùng mạnh và cố gắng lôi kéo Canada và Mexico vào liên minh ấy thì biết. Tạm bỏ logic sang một bên, các nhà lãnh đạo phía Nga đã từng nhiều lần nói với những người đồng cấp phương Tây rằng họ coi sự mở rộng của NATO sang Gruzia và Ukraine là không thể chấp nhận được, tương tự với bất kỳ nỗ lực nào nhằm biến những quốc gia này chống lại Nga. Cuộc chiến Nga-Gruzia năm 2008 đã nêu lên thông điệp này một cách hết sức rõ ràng.

Giới chức Mỹ và các đồng minh châu Âu tranh luận rằng họ đã cố gắng hết sức để xoa dịu nỗi sợ hãi của người Nga và rằng Moscow nên hiểu một điều là NATO không có mưu đồ gì đối với họ cả. Bên cạnh việc liên tục phủ nhận sự mở rộng của của họ không nhằm mục đích kiềm chế Nga, liên minh quân sự này cũng chưa bao giờ triển khai lực lượng quân sự vĩnh viễn tại các nước thành viên mới. Năm 2002, tổ chức này thậm chí còn lập ra một cơ quan có tên gọi Hội đồng NATO-Nga trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy hợp tác. Để xoa dịu Nga hơn nữa, Hoa Kỳ tuyên bố trong năm 2009 rằng quốc gia này sẽ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa mới trên các chiến hạm tại các vùng biển châu Âu, ít nhất là vào thời điểm ban đầu, thay vì tại Cộng hòa Séc hoặc Ba Lan. Tuy nhiên không biện pháp nào trong số kể trên đã thành công; người Nga vẫn trước sau như một phản đối sự bành trướng của NATO, đặc biệt đối với sự mở rộng ra Gruzia và Ukraine. Và chính người Nga, chứ không phải phương Tây, mới là những người sau cùng đưa ra quyết định điều gì được coi là mối hiểm họa đối với họ.

Để hiểu tại sao phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, đã không hiểu được rằng chính sách Ukraine của họ đã tạo nền tảng cho cuộc xung đột lớn với nước Nga, ta cần phải quay trở lại thời điểm giữa thập niên 1990, khi chính quyền Bill Clinton bắt đầu chủ trương ủng hộ mở rộng NATO. Các chuyên gia tại thời điểm đó đưa ra nhiều loại lập luận cả ủng hộ lẫn bác bỏ sự bành trướng này, nhưng lại không nhất trí về những việc cần làm. Ví dụ, hầu hết những người di dân Mỹ gốc Đông Âu và những người thân của họ ủng hộ mạnh mẽ việc mở rộng, bởi họ muốn NATO bảo vệ những quốc gia như Hungary hoặc Ba Lan. Một vài người theo chủ nghĩa hiện thực cũng thiên về chính sách này vì họ cho rằng nước Nga vẫn cần phải bị kiềm chế.

Tuy vậy, hầu hết những người theo thuyết hiện thực phản đối sự bành trướng này, bởi họ tin rằng một cường quốc đang đi xuống với dân số đang ngày càng già cỗi và một nền kinh tế một chiều không cần thiết phải bị đặt trong vòng kiềm tỏa. Họ cũng sợ rằng việc mở rộng này sẽ chỉ khiến Nga có động cơ để gây rắc rối cho khu vực Đông Âu. Nhà ngoại giao Mỹ George Kennan nêu rõ quan điểm này trong một cuộc phỏng vấn năm 1998, không lâu sau khi Thượng viện Mỹ phê chuẩn đợt mở rộng NATO lần đầu tiên. Ông nói: “Tôi cho rằng người Nga sẽ dần có phản ứng tiêu cực hơn và điều này sẽ gây tác động xấu đến chính sách của họ. Tôi nghĩ đây là một sai lầm khủng khiếp. Dù gì đi chăng nữa, không có bất kỳ lí do gì có thể biện hộ cho chuyện này. Không ai đang đe dọa ai ở đây cả.”

Mặt khác, đại đa số những người ủng hộ quan điểm tự do lại ủng hộ việc mở rộng của NATO, trong số đó có nhiều nhân vật chủ chốt trong chính quyền Clinton. Họ tin rằng sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh đã làm chuyển đổi một cách cơ bản nền chính trị quốc tế và rằng một trật tự hậu quốc gia mới đã thay thế logic của chủ nghĩa hiện thực thống trị châu Âu trước đây. Nước Mỹ không chỉ là “một quốc gia không thể thiếu được”, như Ngoại trưởng Madeleine Albright tuyên bố, mà còn là một quốc gia bá quyền nhân từ, và do đó khó có thể bị coi là một mối hiểm họa đối với Moscow. Về bản chất, mục tiêu ở đây là biến cả lục địa châu Âu trông giống như Tây Âu vậy.

Do đó, Mỹ và đồng minh tìm cách thúc đẩy dân chủ ở các nước Đông Âu, tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các nước này, và gắn họ vào các tổ chức quốc tế. Sau khi giành chiến thắng trong cuộc thảo luận trong nước Mỹ, những người theo thuyết tự do chẳng gặp khó khăn trong việc thuyết phục các đồng minh của họ ở châu Âu ủng hộ sự mở rộng của NATO. Sau cùng, vin vào những thành tựu của EU trong quá khứ, những người châu Âu thậm chí còn trung thành hơn cả người Mỹ với ý tưởng rằng địa chính trị không còn đóng vai trò quan trọng và rằng một trật tự tự do bao gồm tất cả các quốc gia sẽ có thể duy trì hòa bình ở châu Âu.

Vậy là những người chủ trương đường lối tự do đã lấn áp hoàn toàn trong cuộc tranh luận về vấn đề an ninh của châu Âu trong suốt thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đến mức mà, trong khi liên minh theo đuổi chính sách tăng trưởng dựa trên mở cửa thì sự mở rộng của NATO cũng hầu như không gặp phải phản đối gì từ những người theo chủ nghĩa hiện thực. Thế giới quan của học thuyết tự do được chấp nhận như một thứ giáo điều trong nội bộ giới chức Mỹ. Điển hình như trong tháng 3 vừa qua, trong bài phát biểu của Tổng thống Obama về vấn đề Ukraine, ông thường xuyên nói về “những lý tưởng” tạo động lực cho chính sách của phương Tây và cái cách mà những lý tưởng này “thường bị đe dọa bởi quan điểm cũ kỹ, mang tính truyền thống hơn về quyền lực.” Phản ứng của Ngoại trưởng John Kerry về vấn đề khủng hoảng tại Crimea cũng phản ánh góc nhìn tương tự: “Trong thế kỷ 21 bạn không thể hành xử giống như cách của thế kỷ 19 bằng việc xâm lược quốc gia khác dựa trên cái cớ tự tạo.”

Về bản chất, hai bên hoạt động với hai chiến lược khác nhau: Putin và những đồng chí của ông tư duy và hành động theo tiếng gọi của chủ nghĩa hiện thực, trong khi những người đồng cấp phương Tây của ông thì tuân theo những ý tưởng của chủ nghĩa tự do về chính trị quốc tế. Kết quả là nước Mỹ và đồng minh đã vô tình gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng ở Ukraine.

Tác giả: John J. Mearsheimer

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Hoàng Ngân Thương Giới thiệu

======

Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:

20 nhận xét:

  1. Tổng thống Nga Vladimir Putin: Việc thống nhất Donbas nên xảy ra sớm hơn
    22:39 25.11.2022
    Matxcơva (Sputnik) - Năm 2014, chính quyền Nga hành động từ thực tế là có thể đạt được thỏa thuận về Donbass, nhưng không cảm nhận hết được tâm trạng của người dân, lẽ ra việc thống nhất này nên diễn ra sớm hơn, và có thể tránh được tổn thất. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.
    “Chúng tôi xuất phát từ thực tế có lẽ có thể đạt được một thỏa thuận và Lugansk, Donetsk, trong khuôn khổ các thỏa thuận Minsk, mà bạn có thể biết, vẫn có thể bằng cách nào đó thống nhất với Ukraina. Chúng tôi chân thành hướng tới điều này. Nhưng chúng tôi không hoàn toàn cảm nhận được tâm trạng của mọi người. Hoàn toàn không thể hiểu chuyện gì đang xảy ra ở đó. Nhưng bây giờ, có lẽ, rõ ràng là sự thống nhất này lẽ ra phải xảy ra sớm hơn. Có lẽ sẽ không có nhiều thiệt hại về dân thường như vậy, sẽ không có nhiều trẻ em thiệt mạng như vậy", - ông Putin nói trong cuộc gặp với các bà mẹ của quân nhân tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt.
    Chiến dịch quân sự ở Donbass
    Ngày 24 tháng 2, Nga đã phát động chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina. Tổng thống Vladimir Putin nêu mục tiêu của chiến dịch là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm." Theo quy định của Bộ Quốc phòng, quân đội Nga đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm lực chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ukraina.

    Trả lờiXóa
  2. EU nhắc lại vụ tranh chấp với Mỹ về "trợ cấp xanh"
    20:54 25.11.2022
    Moskva (Sputnik) - Các bộ trưởng EU cho biết không còn nhiều thời gian để giải quyết tranh chấp trị giá 369 tỷ USD với Hoa Kỳ về các khoản trợ cấp xanh của Washington, tờ Financial Times của Anh đưa tin.
    Được biết, người đứng đầu Bộ Công Thương Séc, Jozef Síkela, chủ trì cuộc họp các bộ trưởng thương mại EU tại Brussels vào thứ Sáu, cho biết ông muốn tìm ra giải pháp trong cuộc họp tiếp theo của hội đồng thương mại và công nghệ vào ngày 5 tháng 12.

    "Điều quan trọng đối là Hoa Kỳ nhận thức được những lo ngại của chúng tôi và nhóm làm việc cần đưa ra giải pháp được cả hai bên chấp nhận... Chúng tôi sẽ tập trung phát triển một số giải pháp nhất định cho hội đồng thương mại và công nghệ vào ngày 5 tháng 12", - Sikela nói.
    Theo tờ báo, Bộ trưởng Ngoại thương Hà Lan Liesje Schreinemacher mô tả hành động giảm lạm phát của Mỹ là "đáng lo ngại", đồng thời nhấn mạnh bà muốn tránh một "cuộc chiến thương mại" bằng mọi cách.
    Ấn phẩm cho biết thêm Phó chủ tịch điều hành Ủy ban châu Âu, Valdis Dombrovskis, nói cuộc họp của hội đồng sẽ cung cấp "thời điểm tốt để đánh giá" các hoạt động của nhóm làm việc và sau đó quyết định các bước tiếp theo.
    Ngoài ra, cần lưu ý Phó Thủ tướng Ireland Leo Varadkar nói không ai ở EU muốn tham gia vào "cuộc đua trợ cấp", chỉ ra các hành động của Hoa Kỳ "không phù hợp với các nguyên tắc thương mại tự do và cạnh tranh công bằng". Ông nhấn mạnh EU sẽ có biện pháp đáp trả nếu không có giải pháp nhanh chóng.
    Đạo luật được Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ký ban hành vào tháng 8, bao gồm mở rộng trợ cấp thuế cho việc mua xe điện được lắp ráp ở Bắc Mỹ và sử dụng pin do Hoa Kỳ sản xuất từ ​​các vật liệu có nguồn gốc địa phương.

    Trả lờiXóa
  3. Путин: без переворота на Украине в 2014 году не было бы и спецоперации - Putin: không có đảo chính ở Ukraine năm 2014 sẽ không có chiến dịch đặc biệt
    21:35 25.11.2022
    https://ria.ru/20221125/spetsoperatsiya-1834367234.html
    Tổng thống Putin nói nếu không có cuộc đảo chính ở Ukraine năm 2014 thì sẽ không có chiến dịch đặc biệt.
    MOSCOW, ngày 25 tháng 11 - RIA Novosti. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nếu không có một cuộc đảo chính ở Ukraine vào năm 2014, thì sẽ không có hành động thù địch như bây giờ.
    "Vào đầu những năm 2000, những năm 90, chúng tôi tưởng chừng như mọi chuyện sẽ ổn, nhưng hóa ra mọi chuyện không hề như vậy. Hơn nữa, chúng tôi bắt đầu sống và vui chơi ở một vùng đất xa lạ nào đó và say mê đam mê ở chỗ họ đang cố gắng kiểm soát chúng tôi Và cuối cùng, những người đã cố gắng kiểm soát chúng tôi, nói chung, nhờ những nỗ lực của họ, chúng tôi đã rơi vào tình huống đó, kể cả trong khu vực của một chiến dịch quân sự đặc biệt, bởi vì họ đã mang nó về điều này", - Putin nói trong cuộc gặp với các bà mẹ của những người tham gia chiến dịch đặc biệt.
    "Tuy nhiên, nếu không có một cuộc đảo chính ở Ukraine vào năm 2014, thì sẽ không có gì xảy ra," ông nói thêm.
    Theo ông, sau năm 2014, người Bandera đã thực sự nắm quyền kiểm soát tất cả các cơ quan và chính quyền ở Ukraine.
    "Và Bandera là gì? Neo-Nazis. Bandera là tay sai của Hitler, nhân tiện, ông ta đã bắn người Nga, người Ba Lan, người Do Thái, tất cả mọi người ở đó theo chỉ đạo của Hitler, và ngày nay họ đã nâng những người như vậy lên hàng anh hùng dân tộc." Putin nói.
    Theo ông, đây là điều mà quân đội Nga đang chiến đấu ngày nay trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt.

    Trả lờiXóa
  4. Clip hay:
    Mỹ đã bồi thường Việt Nam bao nhiêu tiền ? - Nâng Tầm Kiến Thức
    https://www.youtube.com/watch?v=gk9TfPZ4Sog

    Trả lờiXóa
  5. UKRAINA TIẾP TỤC BỊ KHÔNG KÍCH
    Hôm nay lúc 16:17 (Giờ Moskva) trên bản đồ trực tuyến, Kharkov, Poltava, Kirovohrad, Dnipropetrovsk và phần do Kyev kiểm soát của vùng Zaporozhye chuyển sang màu đỏ, có nghĩa là các cuộc tấn công bằng tên lửa.
    Trước đó, ấn bản trực tuyến Strana.ua của Ukraine đưa tin về hai vụ nổ và một đám cháy ở Dnepropetrovsk, cũng như cảnh báo không kích vang lên ở các khu vực lân cận.

    Trả lờiXóa
  6. TTXVN: Thời sự Quốc tế tối 26/11.Ukraine rút bớt quân; Nga pháo kích nặng nề Kherson;Thổ Nhĩ Kỳ phản bác Mỹ
    https://www.youtube.com/watch?v=FdUeRNxeoDA

    Trả lờiXóa
  7. Tin Quốc tế mới nhất 26/11: Người Ukraina bị dùng làm bia đỡ đạn và bị b.ắ.n trước hàng ngũ
    3.671 lượt xem 26 thg 11, 2022
    CHIẾN SỰ CẬP NHẬT : https://bit.ly/TinQuocTe

    Tin Quốc tế mới nhất 26/11: Người Ukraina bị dùng làm bia đỡ đạn và bị b.ắ.n trước hàng ngũ @TIN TỨC VIỆT

    00:42 Tổng thống Nga Vladimir Putin: Người Ukraina bị dùng làm bia đỡ đạn và bị bắn trước hàng ngũ
    01:28 Kho vũ khí Mỹ có nguy cơ cạn kiệt do cuộc chiến tại Ukraine
    05:24 Không dọa 'suông', Nga soạn nghị định cấm bán dầu cho các quốc gia áp giới hạn giá?
    07:34 Tổng thống Putin: Nga nên rút kinh nghiệm từ việc đối phó với vũ khí phương Tây ở Ukraine
    https://www.youtube.com/watch?v=xUXeeV-7aH0

    Trả lờiXóa
  8. "Когда он уже заткнется?" Американский ведущий набросился на Зеленского -"Khi nào anh ta sẽ im lặng?" Người dẫn chương trình Mỹ tấn công Zelensky
    https://ria.ru/20221127/karlson-1834524098.html
    04:08 27.11.2022
    Người dẫn chương trình Fox News Carlson gọi Zelensky là một nhà độc tài Ukraine tham nhũng.
    MOSCOW, ngày 27 tháng 11 - RIA Novosti. Người dẫn chương trình của Fox News , Tucker Carlson, đã chỉ trích Volodymyr Zelensky vì liên tục đòi tiền từ Hoa Kỳ.
    Theo ý kiến ​​​​của ông, do hỗ trợ cho Kiev , nền kinh tế Mỹ "đi xuống đáy." Nhà báo lưu ý rằng Hoa Kỳ đã phân bổ hơn 90 tỷ đô la cho Ukraine , gấp đôi số tiền mà Washington chi hàng năm cho Afghanistan .
    "Nhưng điều này vẫn chưa đủ đối với Zelensky. Ông ấy không yêu cầu Quốc hội Mỹ cấp tiền. Ông ấy đòi chúng", người dẫn chương trình truyền hình phẫn nộ.
    Để làm ví dụ, Carlson đã chiếu một số đoạn trích từ tin nhắn video của Zelensky.
    "Bạn có biết gã này không? Gã này là ai? Trên thực tế, hắn ta là một nhà độc tài Ukraine tham nhũng đang đòi tiền từ chúng tôi. Hắn ta thật táo tợn! Khi nào thì hắn ta mới im miệng?", nhà báo hỏi.

    Trước đó, người ta biết rằng Hoa Kỳ đã phân bổ một đợt hỗ trợ khác cho Ukraine trị giá 4,5 tỷ đô la.
    Nga đã tiến hành một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine kể từ ngày 24/2. Trong bối cảnh đó, Mỹ và các đồng minh NATO tiếp tục cung cấp vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD cho Kiev.
    Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng việc cung cấp vũ khí của phương Tây chỉ kéo dài cuộc xung đột và việc vận chuyển vũ khí trở thành mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga.

    Trả lờiXóa
  9. TTXVN: Thời sự Quốc tế sáng 27/11.Nga phá 164 cứ điểm, xóa sổ 67 đơn vị pháo; Châu Âu hoãn áp trần giá dầu
    https://www.youtube.com/watch?v=WAO_lpFyki0
    112.272 lượt xem 27 thg 11, 2022
    VNEWS - Xung đột giữa Nga và Ukraine đã bước qua ngày thứ 275 với nhiều diễn biến bất ngờ trên mọi trận địa. Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã đánh trúng 6 điểm kiểm soát, phá hủy kho vũ khí và chặn đà tấn công của Ukraine.

    Xin mời quý vị xem thêm những tin tức đáng chú ý sau:

    Nga hạ gục hàng trăm lính đánh thuê, phá hủy kho vũ khí tên lửa Ukraine
    Khẩu đội pháo phản lực Grad BM-21 Nga dội mưa lửa vào chiến tuyến quân đội Ukraine
    EU hoãn đàm phán về áp trần giá dầu sang tuần sau
    Châu u ghi nhận hơn 20.000 ca tử vong vì nắng nóng
    Triều Tiên hé lộ thư ông Tập Cận Bình gửi ông Kim Jong Un
    Bản tin thời sự quốc tế của kênh youtube VNEWS chia sẻ các nội dung tin tức, cập nhật liên tục 24h online những thông tin về an ninh thế giới, tin tức biển đông, các điểm nóng quân sự, chính trị hot nhất trên phạm vi toàn cầu… Với mong muốn cập nhật những thông tin chính xác và nhanh nhất trên nền tảng số cho quý vị và các bạn.

    Mời quý vị và các bạn xem thêm: Anh, Ba Lan ‘lách luật’ tìm đường mua dầu Nga; lệnh cấm của EU phá sản từ bên trong?

    Trả lờiXóa
  10. Tin Quốc tế mới nhất 27/11:Nga gia tăng tấn công chính xác,loại hàng trăm lính đánh thuê tại Ukraine
    https://www.youtube.com/watch?v=nC_GOVBC5oE
    9.592 lượt xem 27 thg 11, 2022
    CHIẾN SỰ CẬP NHẬT : https://bit.ly/TinQuocTe

    Tin Quốc tế mới nhất 27/11:Nga gia tăng tấn công chính xác,loại hàng trăm lính đánh thuê tại Ukraine@TIN TỨC VIỆT

    00:29 Đánh Ukraine và hứng trừng phạt, Nga lỗ hay lãi? Và sẽ đánh đến bao giờ?
    02:37 Nga gia tăng tấn công chính xác, loại hàng trăm lính đánh thuê tại Ukraine
    05:38 Một số nước bí mật chuyển vũ khí cho Ukraine
    07:31 Hàng chục nghìn quân tinh nhuệ Nga tăng cường tới Donbass

    Trả lờiXóa
  11. В Германии пришли в шок от плана Шольца по России -Ở Đức, họ sốc trước kế hoạch đến Nga của Scholz
    https://ria.ru/20221127/germaniya-1834532981.html
    08:49 27.11.2022
    Độc giả Welt bàng hoàng trước quyết định ngừng mua dầu của Nga từ tháng 1 của Scholz
    MOSCOW, ngày 27 tháng 11 - RIA Novosti. Độc giả của tờ Welt phiên bản tiếng Đức đã tỏ ra phẫn nộ trước lời nói của Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người nói rằng Đức muốn ngừng mua dầu của Nga từ tháng 1 năm 2023.
    "Ông ấy mất trí rồi à? Lệnh cấm vận dầu mỏ sẽ không ảnh hưởng đến Nga, mà là Đức. Liệu người dân của chúng tôi có sống sót sau một đợt tăng giá nữa không?" hỏi một trong những người dùng.
    "Scholz đã quá quen với vai một con rối của Mỹ. Nhưng đã đến lúc phải dừng lại", một nhà bình luận khác nói.
    "Tôi đã bị ốm rồi. Vị thủ tướng bất hạnh này có thể giải thích cho tôi biết chúng tôi sẽ thanh toán các hóa đơn như thế nào không?", một độc giả khác viết.
    "Thật là một Scholz ngu ngốc. Nga sẽ chỉ tìm những người mua khác, trong khi người dân Đức sẽ phải chịu đựng một lần nữa", một người dùng thứ tư nhấn mạnh.
    "Gửi Scholz, tôi đang gửi cho bạn hóa đơn của tôi, hãy gửi séc qua đường bưu điện," nhà bình luận thứ năm chế nhạo.
    "Scholz, bằng hành động của mình, đã gây ra thiệt hại đáng kinh ngạc cho chính đất nước của mình. Quyết định của anh ta có thể được so sánh với tội phản quốc cao độ", người dùng kết luận.
    Gói trừng phạt thứ sáu của châu Âu quy định việc áp dụng dần lệnh cấm vận đối với dầu nhập khẩu từ Nga. Đồng thời, lệnh cấm chỉ áp dụng cho việc giao hàng bằng đường biển và dầu đi qua đường ống Druzhba không bị hạn chế. Các biện pháp trừng phạt cũng bao gồm lệnh cấm mua bảo hiểm cho các tàu chở dầu của Nga. Khi có đầy đủ hiệu lực, lệnh cấm vận sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5 tháng 12.

    Trả lờiXóa
  12. Французский политик потребовал от Макрона и Байдена надавить на Зеленского - Chính trị gia Pháp yêu cầu Macron và Biden gây áp lực lên Zelensky
    https://ria.ru/20221127/ukraina-1834536291.html
    09:28 27.11.2022
    Chính trị gia Pháp Filippo: Zelensky nên bắt đầu trả lại tiền hỗ trợ quân sự.
    MOSCOW, ngày 27 tháng 11 - RIA Novosti. Các Tổng thống Hoa Kỳ và Pháp Joe Biden và Emmanuel Macron, cũng như Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, nên yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky bắt đầu trả lại tiền hỗ trợ tài chính và quân sự đã cung cấp cho Kiev, cựu MEP Florian Filippo cho biết .
    Theo chính trị gia này, việc Zelensky không hoàn trả tiền cung cấp vũ khí cho các nước phương Tây càng khiến tình hình "đáng xấu hổ hơn".
    “Trước khi gửi hàng tỷ đô la cho Zelensky, Biden, Macron và Ursula ít nhất nên yêu cầu ông ấy chuyển về nước hàng chục triệu đô la mà ông ấy giấu ở các thiên đường thuế,” ông viết trên Twitter.
    Trước đó, tờ New York Times của Mỹ dẫn lời đại diện của Liên minh Bắc Đại Tây Dương cho biết trong số 30 quốc gia của khối, 20 quốc gia đã cạn kiệt khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine .
    Trong bối cảnh hoạt động đặc biệt của Nga, các nước phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kiev. Moscow đã nhiều lần tuyên bố rằng việc cung cấp thiết bị quân sự chỉ kéo dài xung đột và việc vận chuyển vũ khí trở thành mục tiêu hợp pháp của quân đội Nga. Như thư ký báo chí của tổng thống Dmitry Peskov đã nhấn mạnh , hành động của các nước phương Tây sẽ chỉ có tác động tiêu cực.

    Trả lờiXóa
  13. Глава Минфина Франции признал, что власти слишком часто обращались к консалтинговым фирмам -Người đứng đầu Bộ Tài chính Pháp thừa nhận cơ quan chức năng quá thường xuyên nhờ đến các công ty tư vấn
    https://tass.ru/mezhdunarodnaya-panorama/16437587
    27 Tháng 11, 14:16
    Bruno Le Maire nói rằng nội các "đã có thói quen tin rằng chính quyền sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình và phải nhờ đến sự trợ giúp từ bên ngoài"
    PARIS, ngày 27 tháng 11. /TASS/. Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính, Chủ quyền Công nghiệp và Kỹ thuật số Pháp Bruno Le Maire cho biết chính phủ nước này đã "quá thường xuyên" nhờ đến sự trợ giúp của các công ty tư vấn. Người đứng đầu bộ đã tuyên bố như vậy vào Chủ nhật trên kênh truyền hình France 3 , bình luận về cuộc điều tra tài trợ cho chiến dịch tranh cử của Emmanuel Macron năm 2017.

    Le Maire nói: "Tôi thừa nhận chúng ta đã đi quá xa. Chúng ta đã phụ thuộc quá nhiều vào các công ty tư vấn." Ông nói thêm rằng thông lệ này phổ biến "cả với chính phủ hiện tại và chính phủ trước đó."

    Theo ông, Nội các "đã có thói quen tin rằng chính quyền sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình và phải nhờ đến sự trợ giúp từ bên ngoài." Đồng thời, Le Maire kêu gọi tập trung vào các hành động cần thực hiện để khắc phục tình hình.

    Hôm thứ Năm, Le Parisien đưa tin rằng Văn phòng Luật sư Tài chính Quốc gia của đất nước đã mở một cuộc điều tra về nghi ngờ tài trợ bất hợp pháp cho chiến dịch bầu cử năm 2017 của Macron. Điều này xảy ra trước một báo cáo của Thượng viện (thượng viện của quốc hội), trong đó, trong số những điều khác, chỉ ra rằng văn phòng tại Pháp của công ty tư vấn Mỹ McKinsey có thể đã không nộp thuế trong 10 năm qua và chi tiêu của chính phủ cho các dịch vụ tư vấn tăng gấp đôi trung bình từ năm 2018 đến năm 2021, khi họ đạt 1 tỷ euro trong một năm.

    Nhận xét về tình huống này, Macron kêu gọi thiết lập tất cả các dữ kiện và đạt được "sự minh bạch đầy đủ" trong vấn đề này.

    Trả lờiXóa
  14. Минобороны РФ заявило об уничтожении склада боеприпасов РСЗО HIMARS ВСУ у Днепропетровска -Bộ Quốc phòng Liên bang Nga tuyên bố phá hủy kho đạn MLRS HIMARS của Lực lượng Vũ trang Ukraine gần Dnepropetrovsk
    https://tass.ru/armiya-i-opk/16437035
    27 tháng 11, 18:38, cập nhật 27/11/19:14
    MOSCOW, ngày 27 tháng 11. /TASS/. Các lực lượng vũ trang Nga đã phá hủy kho đạn của hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS (MLRS) của Lực lượng vũ trang Ukraine gần Dnepropetrovsk.
    Điều này đã được tuyên bố vào Chủ nhật bởi đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov.

    "Tại khu vực thành phố Dnepropetrovsk, một kho đạn dược đã bị phá hủy, nơi chứa hơn 100 tên lửa của hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS," ông nói.

    Ngoài ra, theo Bộ Quốc phòng, tại khu vực làng Razumovka, vùng Zaporozhye, 4 kho vũ khí tên lửa và pháo binh của nhóm quân Zaporozhye thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine đã bị phá hủy.

    Trả lờiXóa
  15. В Кривом Роге из-за повреждения инфраструктуры остановили железнодорожное движение - Ở Kryvyi Rih, giao thông đường sắt bị dừng do hư hỏng cơ sở hạ tầng
    27 ноября, 16:12
    https://tass.ru/mezhdunarodnaya-panorama/16436531
    Có hai lần trúng tên lửa, các loại tên lửa đang được xác định
    Kiev, ngày 27 tháng 11. /TASS/. Giao thông đường sắt đã bị dừng lại ở quận Krivoy Rog của vùng Dnipropetrovsk. Điều này đã được công bố vào Chủ nhật bởi người đứng đầu chính quyền quân sự địa phương Yevgeny Sitnichenko.
    "Vụ tấn công xảy ra trên lãnh thổ của vùng Krivoy Rog, cộng đồng Lozovata, trên cơ sở hạ tầng đường sắt. Có hai vụ trúng tên lửa, các loại tên lửa đang được lắp đặt. Thiệt hại đáng kể, hiện tại không có khả năng di chuyển bằng đường sắt," ấn bản tiếng Ukraina của Klymenko Time dẫn lời ông nói .

    Vào sáng Chủ nhật, tại bốn khu vực của Ukraine, bao gồm cả Dnipropetrovsk, một cảnh báo trên không đã được công bố. Truyền thông địa phương đưa tin về vụ nổ ở Krivoy Rog.

    Trả lờiXóa
  16. Thời báo Nữu ước: большинство стран НАТО исчерпали возможности для поставок вооружений на Украину - NYT: hầu hết các nước NATO đã cạn kiệt khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine
    27 ноября, 08:08
    https://tass.ru/ekonomika/16435715
    Trong số các quốc gia vẫn sẵn sàng hỗ trợ vũ khí cho Kiev có Pháp, Đức, Ý và Hà Lan, tờ báo đưa tin.
    NEW YORK, ngày 27 tháng 11. /TASS/. 2/3 các nước NATO đã cạn kiệt tiềm lực trong vấn đề cung cấp vũ khí cho Ukraine, The New York Times hôm thứ Bảy đưa tin, dẫn lời đại diện của Liên minh Bắc Đại Tây Dương.
    Theo họ, kho dự trữ của 20 trong số 30 quốc gia NATO "gần như bằng 0", nhưng 10 thành viên còn lại của liên minh vẫn có khả năng tiếp tục giao vũ khí. Trong số sau bao gồm Pháp, Đức, Ý và Hà Lan.

    Như tờ báo lưu ý, Ba Lan và các nước Baltic có tình hình đặc biệt khó khăn với kho dự trữ vũ khí. Theo ông, nhìn chung các nước NATO đã chuyển giao vũ khí trị giá 40 tỷ USD cho Ukraine, tương đương với ngân sách quân sự hàng năm của Pháp.

    Vào ngày 24 tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine để đáp ứng yêu cầu giúp đỡ từ các nhà lãnh đạo của các nước cộng hòa Donbass. Phương Tây sau đó đã áp đặt các biện pháp trừng phạt quy mô lớn đối với Nga và tăng cường cung cấp vũ khí cho Kiev.

    Trả lờiXóa
  17. Chuyên gia chỉ ra thời điểm Ukraina sẽ bị mất điện tổng thể
    08:19 28.11.2022
    MOSKVA (Sputnik) - Ukraina sau vài tuần nữa có thể chìm trong bóng tối nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, đại tá Markus Reisner, chiến lược gia quân sự tại Bộ Quốc phòng Áo trả lời phỏng vân ZDF.
    "Nếu không triển khai hệ thống phòng không mạnh thì sau vài tuần nữa Ukraina sẽ chìm trong bóng tối hoàn toàn", - viên sĩ quan cho biết.
    Ông giải thích rằng Kiev rất dễ bị tấn công cơ sở hạ tầng, vì ở giai đoạn đầu quân đội Nga đã phá hủy khoảng 1/3 hệ thống phòng không của Ukraina. Thêm vào đó phương Tây cũng đánh giá thấp khả năng của Moskva, chuyên gia này giải thích thêm.
    Đại tá Reisner nhấn mạnh rằng do Ukraina có diện tích rộng lớn và nhiều công trình cần bảo vệ nên gần như không thể "đối phó gì được".
    "Châu Âu đang cố gắng bòn vét những gì họ có và gửi đến Ukraina. Chúng tôi đang tụt lại phía sau còn Nga lại ở vào thế chủ động. Đây là một tình huống nghịch lý", - ông Reisner thừa nhận.
    Những cuộc tấn công cơ sở hạ tầng Ukraina
    Các đợt tấn công của Lực lượng Vũ trang Nga vào cơ sở hạ tầng Ukraina bắt đầu từ ngày 10/10, hai ngày sau vụ khủng bố cầu Crưm mà theo chính quyền Nga là do cơ quan an ninh Ukraina đứng sau. Mục tiêu tấn công là các cơ sở năng lượng, công nghiệp quốc phòng, chỉ huy quân sự và thông tin liên lạc.
    Kể từ đó báo động không kích ở các tỉnh thành Ukraina vang lên hàng ngày, nhiều khi ban bố trên khắp cả nước. Quân đội Nga thực hiện một đợt tấn công ồ ạt nữa vào ngày 23 tháng 11. Ở Kiev nói rằng đợt tấn công đó đã làm tất cả các nhà máy điện hạt nhân, phần lớn các nhà máy nhiệt điện và thủy điện bị mất điện, đại đa số dân chúng chịu cảnh mất điện. Ba ngày sau, nhà chức trách Ukraina thừa nhận rằng hệ thống điện nước này vẫn còn thiếu 25% công suất.

    Trả lờiXóa
  18. Nỗ lực giành lại quyền kiểm soát Crưm của Ukraina có thể dẫn đến sự chia rẽ với phương Tây
    05:43 28.11.2022
    MOSKVA (Sputnik) - Nỗ lực giành lại quyền kiểm soát Crưm của Ukraina có thể dẫn đến sự chia rẽ giữa Kiev và phương Tây, bài viết đăng trên báo Economist nhận định.
    Ấn phẩm nêu sự việc Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, tướng Mark Milley cho biết vào tháng 11 rằng thành công của quân đội Ukraina ở Crưm khó có thể đến được "trong tương lai gần". Với nhận xét đó bài báo lưu ý quân đội Ukraina hiểu rằng Hoa Kỳ và vũ khí mà nước này cung cấp là "chìa khóa" dẫn đến việc phía Ukraina có thể thành công hay không nói chung.
    Bên qwer đó những nhân vật lãnh đạo chính trị ở Kiev “riêng bản thân họ vẫn thừa nhận” có khó khăn trong việc giành lại quyền kiểm soát Donbass và Crưm cho Ukraina, ấn phẩm cho biết. Tạp chí cho rằng Vladimir Zelensky "có thể đang tự dồn mình vào chân tường" với những tuyên bố về việc giành lại quyền kiểm soát Crưm cho Ukraina.
    Nỗ lực đưa Crưm trở lại dưới sự quản lý của Ukraina sẽ là một giải pháp quân sự đắt giá - và nó dẫn đến sự chia rẽ với những đồng minh mà ông không thể cho phép mình đẩy họ ra xa.
    Crưm đã trở thành khu vực lãnh thổ của Nga vào tháng 3 năm 2014 theo kết quả trưng cầu dân ý diễn ra sau cuộc đảo chính ở Ukraina. Trong cuộc trưng cầu dân ý này có 96,77% cử tri ở Crưm và 95,6% cử tri ở Sevastopol đã bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập Nga. Ukraina vẫn coi Crưm là vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng của mình, nhiều nước phương Tây ủng hộ Kiev về vấn đề này. Về phần mình, giới lãnh đạo Nga nhiều lần tuyên bố rằng cư dân Crưm đã bỏ phiếu ủng hộ việc thống nhất với Nga một cách dân chủ, hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, vấn đề Crưm "đã khép lại vĩnh viễn".

    Trả lờiXóa
  19. Cựu quan chức Hoa Kỳ tin rằng Nga có thể hủy diệt Ukraina chỉ trong một ngày
    05:12 28.11.2022

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. MOSKVA (Sputnik) - Đòn tấn công ồ ạt vào cơ sở hạ tầng của Ukraina cho thấy Nga có thể hủy diệt đất nước này trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Đó là tuyên bố do Paul Craig Roberts, cựu quan chức Nhà Trắng thời chính quyền Ronald Reagan viết trên trang web cá nhân.
      "Nga có thể hủy diệt Ukraina trong vòng một ngày mà chẳng cần dùng đến vũ khí hạt nhân", - vị quan chức này nêu giả thiết.
      Theo lời ông, Matxcơva đang thể hiện thái độ kiềm chế đối với nước láng giềng vì có tương đồng lịch sử.
      "Ukraina và cư dân của nước này từng là một phần của đế chế Nga trong nhiều thế kỷ. Có rất nhiều cuộc hôn phối hỗn hợp. Điện Kremlin hẳn không muốn rằng giáp giới với mình là một nước nghèo nàn đổ nát", - Roberts tuyên bố.

      Cựu quan chức Nhà Trắng nói thêm rằng các phương tiện truyền thông phương Tây đã vẽ ra bức tranh về "sự thất bại" của Nga, khiến nhiều cư dân Hoa Kỳ và châu Âu lầm tưởng về tình hình.

      Xóa