Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2025

Nhân xung đột Thái – Cam: BÍ ẨN LỊCH SỬ ÍT NGƯỜI BIẾT, CÁC CỤ VIỆT NAM NHÀ TA ‘ĐI LẠC’ DỮNG 11 LẦN SANG ĐẤT THÁI (có video)

Trước khi tiếp tục đọc bài mới, kính mời mọi người coi lại bài liên quan: GIÁO SƯ PÍN BÀN VỀ XUNG ĐỘT THÁI - CAM 

Mới hôm rồi, ngay lúc xung đột Thái – Cam đang căng thẳng, vị đại tướng Tổng tư lệnh quân đội Hoàng gia Thái Lan sang thăm Việt Nam. Do vậy, chắc chắn đây không phải là cuộc thăm viếng xã giao thông thường mà là để thăm dò quan điểm Việt Nam về cuộc xung đột Thái – Cam. 

Phía Việt Nam khẳng định với người Thái, rằng Việt Nam kiên định “nguyên tắc 4 không”. Tuy báo chí chính thống không đưa tin nhưng chắc chắn Việt Nam đã đưa ra yêu cầu hai bên Thái – Cam nhanh chóng giải quyết xung đột, lập lại Hoà bình. Việt Nam không muốn thấy khói lửa chiến tranh ở ngay trước cửa nhà mình. Nói như cách nói của thanh niên ngày nay thì Việt Nam đã đưa ra Lời khuyên cho Thái: Các chú đừng để anh nóng kẻo anh lại đưa xe tăng “đi lạc” sang tận Băng Cốc! Còn nói như cách nói của Trump, vậy Việt Nam có “lá bài chủ” nào để đưa ra yêu cầu trên với người Thái? Chắc chắn phía Thái cũng rõ rằng Việt Nam có “lá bài chủ” như vậy. Đó là SỰ THẬT trong những lần chạm trán giữa người Thái với người Việt trong Lịch sử.

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1/1785)

Thời gian này, nước Xiêm dưới triều vua Cha-kri (Chất Tri) đang thi hành chính sách bành trướng ra các nước trong khu vực. Vua Xiêm thấy Nguyễn Ánh cầu viện thì cả mừng liền cho hai cháu là Chiêu Tăng, Chiêu Sương mang 5 vạn quân cả thủy và bộ, 300 chiến thuyền tiến công nước ta vào ngày 25/7/1784. Nguyễn Ánh cũng kêu gọi các cựu thần của nhà Nguyễn tập hợp binh lực.

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra trên một đoạn sông Mỹ Tho vào lúc trời còn chưa sáng, chỉ trong một ngày hôm đó (19/1/1785) trận đánh đã kết thúc nhanh chóng. Khoảng 3 vạn quân Tây Sơn đã giao chiến và đánh tan hơn 5 vạn quân Xiêm - Nguyễn, tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm và hàng nghìn quân Nguyễn.

Chiến thắng Cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng

Tháng 7/1971, lợi dụng mùa mưa, Mỹ và Chính phủ Lào thân Mỹ mở cuộc hành quân lấn chiếm Cánh đồng Chum. Mưu đồ của Mỹ và đồng minh vẫn là muốn chiếm đóng lâu dài địa bàn chiến lược này, dự định đánh chiếm lại sân bay, từ đó bung ra chiếm lại Cánh đồng Chum, rồi tiến theo đường 7 đánh ra biên giới Việt – Lào. Khác với lần trước, lần này Mỹ tăng cường thêm lực lượng quân đội đánh thuê Thái Lan.

Dưới sự chỉ huy của vị tướng Việt Nam Lê Trọng Tấn, quân ta cùng Bộ đội yêu nước Pa Thét Lào đã tiêu diệt 30 tiểu đoàn bộ binh (18 tiểu đoàn Vàng Pao, 4 tiểu đoàn quân đội Hoàng gia Lào, 8 tiểu đoàn Thái Lan), 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 đại đội máy bay T-28, 1 trung đội xe bọc thép… dưới sự chi viện tối đa của không quân Mỹ, kể cả B-52 và F-111.

Những năm 1980, các cụ Việt Nam nhà ta từng “đi lạc” sang Thái dững 11 lần!

Mời xem 2 video clip: Những năm 1980, các cụ Việt Nam nhà ta từng “đi lạc” sang Thái dững 11 lần!

1. Video 1:  Việt Nam Đối đầu với cả Thái Lan, cả Trung Quốc và Mỹ: Lý Do Khiến Cả Thế Giới Bàng Hoàng! Bí ẩn lịch sử

https://www.youtube.com/watch?v=usvLRxjAzqA&ab_channel=Tr%E1%BA%A1ngTriTh%E1%BB%A9c

2. Video 2: VÌ SAO VIỆT NAM TỪNG DÍ THÁI LAN ĐẾN TẬN BANGKOK

https://www.youtube.com/watch?v=8BhEvwQAxRM&ab_channel=C%E1%BB%A7%C4%90%E1%BA%ADuStory

Việt Nam từng đánh Thái Lan 11 lần, khiến Bangkok phải ra lệnh tử thủ

Chắc hẳn tất cả chúng ta đều biết về cuộc chiến tranh đẩy lùi chế độ Khmer Đỏ của quân đội Việt Nam, Giúp giải phóng dân tộc Campuchia năm 1975 – 1978.

Nhưng có lẽ sẽ không nhiều bạn biết được Chúng ta cũng từng chiếm đánh Thái Lan 11 lần, đánh vào biên giới cách thủ đô Bangkok 16 dặm khiến chính quyền Thái Lan bấy giờ chỉ còn nước tử thủ.

1. Nguyên nhân xảy ra xung đột Việt Nam - Thái Lan

Ảnh bộ đội Việt Nam ở Biên giới Campuchia - Thái Lan.

Sau khi quân đội Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot, tàn quân Khmer Đỏ rút về các khu vực biên giới gần Thái Lan. Với sự trợ giúp từ quân đội Trung Quốc, đội quân của Pol Pot đã tái tập hợp và tổ chức lại trong các khu rừng và miền núi vùng biên giới Thái Lan-Campuchia.

Trong thời gian từ 1980 tới đầu những năm 1990, tàn dư của lực lượng Khmer Đỏ được hẫu thuẫn từ chính quyền Thái Lan và Trung Quốc và cả Mỹ đã tiến hành chiến tranh du kích nhằm chống lại sự ổn định của nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia.

Người Thái nuôi dưỡng các căn cứ địa của Polpot dày đặc trên biên giới Thái - Cam

Năm 1973 Hà Nội gửi một phái đoàn đến Bangkok, nhưng các cuộc đàm phán đã đổ vỡ trước khi đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc cải thiện mối quan hệ.

2. Diễn biến 11 lần "đi lạc" sang đất Thái Lan

Lần 1 - 1979 :

Việt Nam tấn công vào các vị trí trú ẩn của quân Khmer đỏ tại các vùng núi biên giới Thái Lan.

Lần 2 - 1980

200 quân nhân Việt Nam vượt qua biên giới lúc 2 giờ sáng và chiếm đóng khu vực Ban Non Mak Mun, giết từ 22 đến 130 binh sĩ Thái và Khmer đỏ.Sau đó kiểm soát cả Nong Chan.

Lần 3 - 1981

khoảng 15-30 bộ đội Việt Nam đã nổ súng vào đội tuần tra Thái Lan khi ở sâu khoảng 800m trong đất Thái, khiến hai lính Thái thiệt mạng và bị thương

Lần 4 - 1982

hơn 300 lính Việt Nam vượt biên giới và giết vài lính biên phòng Thái Lan.

Lần 5 - 1983

Ngày 31 tháng 1 : 4.000 quân Việt Nam với xe thiết giáp mở cuộc tấn công lớn vào Nong Chan, một trong những trại tị nạn lớn nhất ở biên giới và phá hủy nó.

Sau đó Việt Nam tổ chức các cuộc pháo kích, bắn rocket và súng cối.

Ít nhất 50 viên rơi vào đất Thái

Ngày 31 tháng 3 : 1.000 binh lính Việt Nam và 600 lính tình nguyện của Cộng hòa Nhân dân Campuchia, đánh vào các trại tị nạn thuộc sự kiểm soát của Khmer Đỏ tại Phnom Chat và Chamkar Kor.

Quá hoảng sợ chính quyền Thái Lan ra lệnh tử thủ Bangkok.

Ngày 3 tháng 4: Khoảng 100 quân Việt Nam xâm nhập vào Thái Lan và đánh giáp lá cà với lực lượng biên phòng Thái Lan giết 5 và làm bị thương 8 lính Thái Lan

Ngày 27 tháng 12 : 350 quân Việt Nam cùng một số T-54 xe tăng và xe bọc thép được điều đến làng Thmar Puok ở phía tây Campuchia cách biên giới Thái Lan 16 dặm, sau đó giao tranh trên bộ và cả trên biển nổ ra.

Lần 6 - 1984

25 tháng 3 : Việt Nam tổ chức chiến dịch kéo dài 12 ngày xâm nhập Thái Lan để truy quét quân Khmer Đỏ, với xe tăng T-54, pháo 130mm yểm trợ 400-600 quân.

Ngày 06 tháng 11: Quân đội Việt Nam tấn công lính biên phòng Thái Lan ở tiền đồn biên giới gần Surin. 2 binh sĩ Thái đã thiệt mạng, 25 người bị thương và 5 người mất tích.

Từ ngày 18 đến 26 tháng 11: Trại tị nạn Nong Chan bị tấn công bởi hơn 2000 binh sĩ của Sư đoàn 9 của quân đội nhân dân Việt Nam và thất thủ sau một tuần chiến đấu.

Ngày 25 tháng 12: Quân nổi dậy trú trong trại tị nạn Nong Samet bị tấn công lúc bình minh. Toàn bộ Sư đoàn 9, Quân đoàn 4 với hơn 4.000 người, 18 khẩu pháo 105mm và 130mm, 27 xe tăng T-54 và xe thiết giáp tham gia vào cuộc tấn công này.

Lần 7 - 1985

Ngày 7 - 8 tháng 1: 5000 đến 6000 quân Việt Nam được hỗ trợ bởi pháo binh và 15 xe tăng T-54 và 5 xe bọc thép, tấn công Ampil (Ban Sangae)

Cuộc tấn công được mở đầu bằng việc pháo kích dữ dội khoảng 7000 đến 20000 quả đạn pháo trong vòng 24 giờ. Nong Chan và Nong Samet cùng bị pháo kích

Quân Việt Nam chiếm được trại Ampil sau vài giờ giao tranh

Ngày 28 - ngày 30 tháng 1: Pháo binh Việt Nam bắn khoảng 100 quả pháo 130mm, súng cối và rockets vào các vị trí của Sư đoàn 320 Khmer Đỏ.

Ngày 16 tháng 2: Trong một cuộc giao tranh với lực lượng nổi dậy chống cộng sản gần Ta Phraya, bốn quả rocket của Việt Nam có chứa khí độc đã được bắn, khiến người dân Thái Lan trong khu vực phàn nàn bị chóng mặt và ói mửa. Phòng thí nghiệm quân đội Hoàng gia Thái Lan xác nhận rằng các tên lửa có chứa khí gas Phosgene.

Ngày 20 tháng 4: Tại tỉnh Trat phía đông nam của Thái Lan, khoảng 1200 lính quân đội Việt Nam tấn công các vị trí của Thái Lan dài 3 đến 4 km từ Vịnh Thái Lan. Thay vì rút lui Việt Nam lập một căn cứ cố định trên một ngọn đồi ở Thái Lan, khoảng một nửa dặm từ biên giới, nơi họ đã đặt mìn và các boong ke.

Lần 8 - 1986 :

Ngày 7 tháng 12: Quân đội Việt Nam yêu cầu Thái Lan dừng việc tiếp tục hỗ trợ quân Khmer Đỏ. Việt Nam cũng thực hiện chương trình phát thanh bằng loa và bắn tờ rơi gần huyện Aranyaprathet, kêu gọi Thái Lan không chứa chấp tàn quân Khmer Đỏ, cảnh cáo nước này sẽ chịu "hậu quả" nếu tiếp tục.

Lần 9 - 1987 :

Ngày 25 tháng 3: Tổng tư lệnh quân đội Thái Lan Chavalit tuyên bố sẽ tấn công tổng lực bất cứ đơn vị Việt Nam nào xâm nhập quá phạm vi 5 km vào lãnh thổ Thái Lan.

Một tháng sau tuyên bố đó, lực lượng Việt Nam và Campuchia đóng quân trên toàn bộ 800 km biên giới Thái Lan - Campuchia. Quân đội Thái Lan cố gắng đánh bật bộ binh Việt Nam khỏi Chong Bok, vùng miền núi gần biên giới Thái Lan, Lào và Campuchia. Hai bên đều chịu thương vong tới hàng chục người.

Lần 10 - 1988:

Ngày 4 tháng 8: Lãnh đạo đảng Dân tộc Thái, tướng Chatichai Choonhavan, trở thành Thủ tướng thứ 17 của nước này và hứa hẹn "biến chiến trường thành thị trường"

Lần 11 - 1989

Ngày 26 tháng 4: Quân chính phủ Campuchia mở cuộc tấn công tại Ta Phraya khiến 38 người thiệt mạng và 42 người bị thương.

Quân đội Việt Nam cũng bắn 4 quả đạn pháo vào Trại 2, là nơi trú ngụ của các lực lượng Polpot.

KẾT THÚC CHIẾN TRANH

Đến cuối năm 1989, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, chính thức khép lại cuộc xung đột 10 năm kinh hoàng với người Thái.

Vì vậy nếu bây giờ có bạn nào sang Thái Lan và hỏi chuyện người dân cảm nghĩ về đất nước Việt Nam yêu hòa bình, thì có thể sẽ khiến mấy bác U60 mặt tái mét.

Linh Nguyễn Tổng hợp và Giới thiệu

Kính mời xem các bài liên quan:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét