Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

THÔNG ĐIỆP CỦA CỘNG ĐỒNG BLOGGER VIỆT NAM NHÂN NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10-12-2014

Cùng với Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 10/12 là ngày Quốc tế nhân quyền, nhằm khẳng định rằng quyền con người có tính phổ quát toàn thế giới, tức là con người khi được sinh ra dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng được hưởng các quyền con người như nhau, không phụ thuộc vào thể chế chính trị, tôn giáo, dân tộc…

Sau khi trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc vào năm 1977, tính đến nay Việt Nam đã tham gia ký kết hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người. Từ đó đến nay Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về nhân quyền và tôn giáo thể hiện qua việc các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa đã được phát huy; đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt nên được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Các quyền tự do cơ bản của người dân Việt Nam đã được thúc đẩy và đảm bảo tốt hơn trên tất cả các lĩnh vực. Quyền tự do ngôn luận, thông tin được phát huy đầy đủ và ngày càng tốt hơn với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Internet với hơn 30,8 triệu người sử dụng. Hàng năm, Nhà nước chi 8 triệu USD để phát hành 19 tờ báo, tạp chí cho các dân tộc thiểu số; có 2000 câu lạc bộ để phổ biến pháp luật tại các vùng dân tộc ít người. Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc nhận định là một trong những nước thực hiện tốt nhất quyền của người thiểu số trên thế giới

Với những nỗ lực của mình, năm 2013 Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc với số phiếu cao nhất, đồng thời Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc họp ngày 07/02/2014 tại Geneva, Thụy sĩ cũng đã thông qua bản Báo cáo quốc gia trong khuôn khổ cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát về quyền con người (UPR) của Việt Nam. Đây là những bằng chứng không thể chối cãi về những thành tựu Việt Nam đã đạt được trong các lĩnh vực về nhân quyền và tôn giáo.

Mặc dù:

Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), khoản 3 Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị đã quy định việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (quy định tại khoản 2 Điều 19) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này có thể bị giới hạn pháp luật vì nhu cầu: Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.

Quyền hội họp bất bạo động cũng có thể bị giới hạn bởi luật pháp, vì các nhu cầu cần thiết trong một xã hội dân chủ để bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng, đạo lý hay những quyền tự do của người khác (Điều 21).

Điều 20 của Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị cũng nghiêm cấm mọi hình thức tuyên truyền, cổ vũ chiến tranh, cũng như mọi hình thức gieo rắc căm hờn, xúi giục kỳ thị, hiềm khích, kích thích bạo động giữa các quốc gia, các chủng tộc, tôn giáo.

Tuyên bố của Hội nghị Thế giới về Nhân quyền tại Viên, Áo năm 1993 ghi rằng cần phải tính đến các đặc thù quốc gia và khu vực cũng như những nền tảng khác nhau về văn hóa, lịch sử và tôn giáo của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Một hành vi, phát ngôn ở quốc gia này có thể không bị coi là hành vi đe dọa an ninh quốc gia và vi phạm trật tự an toàn xã hội nhưng hoàn toàn có thể bị coi như vậy ở một quốc gia khác.

Tuy nhiên:

Nhiều tổ chức, cá nhân với mục đích chính trị thường xuyên sử dụng nhân quyền như một công cụ nhằm bôi nhọ hình ảnh và tấn công nhà nước Việt Nam bằng những thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Nhân kỷ niệm ngày quốc tế nhân quyền 10-12-2014, chúng tôi các blogger tham gia Đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc tuyên bố:

1/ Phản đối mọi hành vi truyền bá/phát tán những thông tin sai lệch về tình hình Nhân quyền tại Việt Nam.

2/ Phản đối mọi hành vi lợi dụng tự do tôn giáo và các cơ sở tôn giáo để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.

3/ Phản đối mọi hành vi lợi dụng các quyền tự do để xâm phạm lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.

4/ Yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền” hoặc “đấu tranh dân chủ” chịu trách nhiệm về lời nói hoặc phát ngôn của mình trên mạng xã hội.

5/ Yêu cầu không sử dụng danh nghĩa đấu tranh bảo vệ nhân quyền, tự do, dân chủ để thực hiện những hành vi lật đổ chế độ hoặc vì các mục đích chính trị khác.

6/ Yêu cầu các tổ chức quốc tế tôn trọng quyền tự quyết của chính phủ Việt Nam, không lợi dụng các yếu tố Nhân quyền để gây áp lực hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của chính phủ Việt Nam.

Chúng tôi kêu gọi các tổ chức, cá nhân hoạt động dưới danh nghĩa “Nhà đấu tranh” tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân không cùng quan điểm chính trị.

Cuối cùng, xin nhắc lại lời của bà Pratibha Mehta - Ðiều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc, tại Lễ công bố Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam chu kỳ 2 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc: "Nhân Lễ công bố này, tôi xin chúc mừng Chính phủ Việt Nam vì đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016. Việc bầu cử này chứng nhận rằng Chính phủ Việt Nam đã tăng cường tham gia vào các cơ chế nhân quyền trong những năm qua. Sự ứng cử của Việt Nam đã được ủng hộ bởi chính các cam kết tự nguyện của các bạn. Là thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã cam kết duy trì những tiêu chuẩn cao nhất về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền".

Danh sách các hội, nhóm ký tên:

1. Nhóm đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc (54.000 thành viên)

2. Nhóm Tôi yêu Công an nhân dân Việt Nam (trên 181.000 thành viên)

3. Hội Những người phản bác Tuyên bố 258 (3.100 thành viên)

4. Nhóm Việt Nam Quê Hương Tôi (54.000 thành viên)

5.Nhóm Người Yêu Nước Việt (trên 2.300 thành viên)

6. Nhóm Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (trên 2.000 thành viên)

7. Nhóm Cùng troll phản động (trên 3.100 thành viên)

8. Đảng Công Chính Tranh Luận Mở (28.000 thành viên)

9. Hội những người yêu nước chống phản động (trên 26.000 thành viên)

10. Nhóm Dòng máu Lạc Hồng (26.000 thành viên)

12 nhận xét:

  1. Hoan nghênh và cảm ơn bạn chủ trang cùng các bạn Cộng đồng Blogger Việt Nam đã có Thông điệp này nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12.
    Lâu nay mấy ông/bà zận chủ dủ chỉ vài ba mỗng phản động nhẵn mặt nhưng thường mạo xưng là Cộng đồng blogger Việt Nam.
    Nay thì chúng ko còn cơ hội nữa.


    Trả lờiXóa
  2. Đề nghị bạn chủ nhà cho link trang nhà các nhóm, search tên 1 số nhóm chỉ thấy ra 1 số trang của bọn "dân chủ".

    Trả lờiXóa
  3. Đồng Thị Kim Thanhlúc 22:14 5 tháng 12, 2014

    Mình không chơi fb nên tìm link hơi khó.
    Mình chỉ tìm được:
    -----
    1. Nhóm đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc (54.000 thành viên)

    2. Nhóm Tôi yêu Công an nhân dân Việt Nam (trên 181.000 thành viên)
    https://www.facebook.com/ToiYeuCongAnNhanDanVietNam

    3. Hội Những người phản bác Tuyên bố 258 (3.100 thành viên)
    https://www.facebook.com/groups/1409586975936474/

    4- Nhóm Việt Nam Quê Hương Tôi (54.000 thành viên)
    https://www.facebook.com/vnqht.vn?fref=nf

    7. Nhóm Cùng troll phản động (trên 3.100 thành viên)
    https://www.facebook.com/trollphandong?fref=photo

    9. Hội những người yêu nước chống phản động (trên 26.000 thành viên)
    https://www.facebook.com/yeunuocchongphandong?fref=nf

    10. Nhóm Dòng máu Lạc Hồng (26.000 thành viên)
    https://www.facebook.com/CT03.DMLH?fref=nf

    Trả lờiXóa
  4. Các bạn xuyên tạc cũng vừa vừa thôi, làm DLV như vậy ai mà tin cho nỗi.
    1.
    “Quyền này [CHỈ] có thể bị giới hạn [BỞI] pháp luật và {vì nhu cầu} [CẦN THIẾT ĐỂ]: Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý.”
    = Phần [...] là nói thiếu của người ta; phần {...} là nói sai ý của người ta.
    2.
    Tuyên bố của Hội nghị Thế giới về Nhân quyền tại Viên, Áo năm 1993 [Phần I Đoạn 5] ghi rằng: “cần phải tính đến các đặc thù quốc gia và khu vực cũng như những nền tảng khác nhau về văn hóa, lịch sử và tôn giáo của mỗi quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.”
    NÓI THẾ NÀY LÀ XUYÊN TẠC TRẮNG TRỢN. TRONG KHI Ý CỦA NGƯỜI TA NÊU RÕ DƯỚI ĐÂY:
    "All human rights are universal, indivisible and interdependent and interrelated. The international community must treat human rights globally in a fair and equal manner, on the same footing, and with the same emphasis. While the significance of national and regional particularities and various historical, cultural and religious backgrounds must be borne in mind, it is the duty of States, regardless of their political, economic and cultural systems, to promote and protect all human rights and fundamental freedoms."
    DỊCH: “Mọi quyền con người là phổ quát, không thể phân chia và phụ thuộc lẫn nhau và có quan hệ lẫn nhau. Cộng động quốc tế phải xem xét các quyền con người một cách đúng đắn và bình đẳng, trên lập trường giống nhau, và với sự quan tâm giống nhau. Dù cho vai trò của bản sắc quốc gia và khu vực và những nền tảng lịch sử, văn hóa và tôn giáo phải xuất hiện trong suy nghĩ, các Quốc gia, bất kể hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa, có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ tất cả quyền con người và các tự do cơ bản.”
    3.
    Nhiều tổ chức, cá nhân với mục đích chính trị thường xuyên sử dụng nhân quyền như một công cụ nhằm bôi nhọ hình ảnh và tấn công nhà nước Việt Nam bằng những thông tin sai lệch về tình hình nhân quyền tại Việt Nam...
    = LẠI TƯỞNG TƯỢNG RA ĐỊCH MÀ ĐÁNH.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “While the significance of national and regional particularities and various historical, cultural and religious backgrounds must be borne in mind, it is the duty of States, regardless of their political, economic and cultural systems, to promote and protect all human rights and fundamental freedoms."

      “Các Quốc gia, bất kể hệ thống chính trị, kinh tế và văn hóa, có nhiệm vụ thúc đẩy và bảo vệ tất cả quyền con người và các tự do cơ bản TRONG KHI/ ĐỒNG THỜI phải cân nhắc tới đặc thù quốc gia, khu vực và các nền tảng về tôn giáo, văn hóa và lịch sử khác nhau”.

      Từ điển nào có nghĩa của liên từ “while” là “dù cho” đấy???, dịch bá láp vừa thôi. Dân chủ mà tiếng Anh như vầy mà cũng đi làm cách mạng à??? Thủ pháp đảo ngữ để nhấn mạnh mà cũng không biết.

      Xóa
    2. Trong đoạn văn trên đây,mệnh đề phụ (Subordinate clause) bắt đầu bằng "while"(trong câu này "while" tương đương với "although,cho dù" chứ không có ý "đồng thời").Ý chính của đoạn văn nằm trong mệnh đề chính (main clause) :"it is the duty of....fundamental freedoms".Ông Cùi bắp đã lấy cái phụ làm cái chính,như vậy là rất đểu.Ngoài ra,"must be born in mind" nghĩa là "phải để ý,quan tâm" chứ không phải "cân nhắc,hàm ý lựa chọn".Tóm lại tôi đồng ý với bạn Nặc danh22:28 Ngày 05 tháng 12 năm 2014.

      Xóa
    3. Ở quê tui và ở 1 số nơi có gốc Anglo Saxon thường là sẽ đưa điều quan trọng lên trước để nhấn mạnh. Hiểu nôm na là nhân quyền phải đặt trong bối cảnh cụ thể, mỗi nước, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo đều khác nhau. VD: ở Việt nam cơm là nhân quyền, ở Mỹ thì KFC là nhân quyền, ở Ả rập khăn trùm là nhân quyền còn ở Ukraine đầu trọc là nhân quyền. Những nhận thức trên rất hợp lý và được cộng đồng quốc tế ghi nhận nhưng các bạn dân chủ cứ cố tình "nghẹo" đi.

      Các bạn dân chủ phản đối điều 258 BLHS Việt Nam, nhưng lại quên mất rằng, nội dung điều này gần như giống hệt với với điều 19 Công ước Quốc tế về quyền dân sự, chính trị.

      Mà thực tế hoạt động nhân quyền của các bạn dân chủ Việt đến nay là gì??? là hướng đến điều tốt cho dân Việt, đất Việt hay mời gọi ngoại bang vào thịt đất Việt, hay là cực đoan tôn giáo (Dòng Chúa Cứu thế) hận thù với ĐCS. Tui không hiểu tại sao kêu gọi cấm vận Việt để tàu khựa thịt đảo, thịt đất Việt lại là điều tốt cho dân Việt. Các bạn cứ mạnh dạn chống ĐCS, chứ nấp sau cái áo nhân quyền thì hèn lắm. Cần nhớ rằng dân Việt rất ghét bọn Việt gian, cõng rắn cắn gà nhà nhé (đặc điểm xuyên suốt lịch sử đấy).

      Xóa
    4. BẠN CUI BAP SAI RỒI:

      - Điều 258 nêu: Người nào lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

      - Trong khi đó Điều 19.3 ICCPR nêu rõ: các giới hạn đối với quyền tự do ngôn luận phải CÙNG LÚC thỏa mãn ba điều kiện:
      + các giới hạn đó chỉ có một số lượng giới hạn (certain) (1)
      + các giới hạn đó chỉ được quy định bằng luật (2)
      + các giới hạn đó cần thiết để:
      . tôn trọng các quyền và danh tiếng của người khác (3.i.)
      . bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng hoặc sức khỏe công cộng hoặc đạo đức. (3.ii.)
      Điều 258 coi như thỏa điều kiện (2) nhưng:
      Thứ nhất, không có căn cứ cho thấy Điều 258 thỏa điều kiện (1) vì nó quá mơ hồ không xác định trường hợp cụ thể và giới hạn số lượng các trường hợp.
      Thứ hai, không có căn cứ cho thấy Điều 258 thỏa điều kiện (3.i.) vì lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích của các chủ thể khác chưa xác định là có liên quan đến an ninh quốc gia (Quốc gia khác với Nhà nước) hoặc trật tự công cộng cũng như sức khỏe và đạo đức.
      Thứ ba, Điều 258 có dấu hiệu không thỏa điều kiện (3.i.) ở chỗ: (a) điều kiện (3.i) đưa ra yêu cầu về tính cần thiết của việc giới hạn nhưng Điều 258 không có quy định này; (b) điều kiện (3.i) chỉ nhắm vào các quyền và danh tiếng của một chủ thể còn Điều 258 nhắm vào các quyền và lợi ích của chủ thể và lợi ích ở đây có thể hiểu rộng hơn “danh tiếng” trong điều kiện (3.i.) vượt quá giới hạn cho phép tại điều kiện (3.i.).

      Nói tóm lại Điều 258 trái với quy định về cùng một vấn đề trong ICCPR, một điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Do đó, không thể áp dụng nó được mà phải áp dụng quy định về cùng một vấn đề trong ICCPR thay vào đó theo Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế.

      Xóa
    5. Đính chính: Thứ hai là (3.ii) không phải (3.i.)

      Xóa
    6. Haizz, tương đồng chỗ nào, đọc mãi mà cũng không phân biệt được vậy mà đòi dạy đời thiên hạn ư.
      Việc thực hiện quyền tự do vẫn được phép ảnh hưởng đến quyền và danh tiếng (không phải QUYỀN LỢI) của người khác nhé, chỉ khi nào mức độ ảnh hưởng đến mức cần thiết phải ngăn cấm thì mới được ngăn cấm. Và để ngăn cấm được thì phải quy định rõ trong luật và giới hạn số lượng các trường hợp cần ngăn cấm. Haizz, đầu óc nô lệ quá.
      Công hàm PVĐ là của Nhà nước, cải cách ruộng đất là của Nhà nước, ngăn sông cấm chợ là của Nhà nước, Vinashin là của Nhà nước... và chúng đi ngược lại với lợi ích Quốc gia nhé. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từng có những Nhà nước phản quốc rồi. Đừng có lẫn lộn nữa nhé. Haizz.

      "quốc tế công nhận sự khác biệt về nhân quyền ở các nước, các vùng, các tôn giáo khác nhau" -----------> Không có việc công nhận này. "All human rights are universal". Đừng cố đấm ăn xôi nữa.
      Nhân quyền là quyền nhân thân, mất nó thì không thể thay thế được bằng một quyền khác hay một giá trị được. Nó không giống như một tài sản như KFC hay cơm rau, vốn hoàn toàn có thể thay thể bằng tiền hoặc thứ khác.
      Haizz. Căn bản kém như thế này chỉ có ăn hại thôi.

      Xóa
    7. Bạn nặc ở trên viết đang ngon lành lại lòi ra ông lộn gằm 17:55.

      Ông lộn gằm 17:55 nên dùng não đọc lại phần dịch của bạn nặc ở trên rùi hãy quay về ẳng tiếp. Cần nhắc nhở ông là hạn chế dùng não để ngồi nhé.

      Xóa
    8. Haizz. Tội nghiệp. Nô lệ vẫn là nô lệ. Ko thể nào cải tạo được.

      Xóa