Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

GIỚI THIỆU NHÂN SỰ “TỨ TRỤ”- BỘ CHÍNH TRỊ CÓ VI PHẠM QUYẾT ĐỊNH 224?

Cư dân mạng đang xôn xao bàn tán chuyện có hay không việc Bộ Chính trị giới thiệu nhân sự “Tứ trụ” là trái với Quyết định 224?
Chúng tôi đã tìm hiểu vấn đề này và phát hiện “nguồn cơn” của thông tin hàm hồ này xuất phát từ bài BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT –kì cuối trên blog của bà Beo Hồng được đăng vào lúc 22:54 hôm qua, 12/01.2016 và từ bài “KẾT QUẢ BỎ PHIẾU TỨ TRỤ: BÍ MẬT NGHỊ TRƯỜNG?” được đăng hôm nay,13/01/2016 trên trang phản động TTXVA.

Việc trang phản động TTXVA đăng những thông tin xuyên tạc, bịa đặt hẳn mọi người không thấy là lạ. Họ viết như thế này, xin trích:

"Sáng ngày 8/1/2016, Bộ Chính trị đã có hội nghị họp bàn, chuẩn bị sắp xếp nhân sự “Tứ trụ” để trình Hội nghị TW 14. Ngay từ buổi sáng, hội nghị đã đi vào bế tắc khi bàn đến những trường hợp đặc biệt quá tuổi tiếp tục tái cử do có tới 04 ông là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh tự đề đạt nguyện vọng được tái cử.
Do hội nghị bế tắc từ sáng, nên phải đến tối cùng ngày 8/1, Bộ Chính trị mới tiếp tục tổ chức họp để thống nhất việc đề cử vị trí “Tứ trụ”. Tại buổi họp này ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại một số nội dung Nghị quyết 244 của BCT quy định về việc đề cử, ứng cử, giới thiệu nhân sự Đại hội Đảng, trong đó có việc Bộ Chính trị đề cử nhân sự “Tứ trụ” trình Hội nghị TW phải theo quy trình từ dưới lên. Ông Nguyễn Thiện Nhân có nêu ý kiến về việc nếu Bộ Chính trị thông qua danh sách đề cử nhân sự “Tứ trụ” trình Hội nghị TW là không đúng với quy định và vi phạm Nghị quyết TW 244 do chính tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và BCT đặt ra, là không tôn trọng TW vì thế nên bỏ luôn Quy định 244 đi vì BCT đặt ra xong lại chính BCT vi phạm thì nên bỏ đi luôn để cho HNTW quyết định. Trong khi đó ông Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến ngược lại, đề nghị Bộ Chính trị tiếp tục thông qua danh sách cho dù có trái với quy định 244 của BCT và sẽ đưa ra xin ý kiến tại Hội nghị TW về việc trái quy định này. Ông Phùng Quang Thanh có ý kiến chung dung và cuối cùng là bảo vệ ý kiến của Ông Trọng là để BCT tiếp tục thực hiện việc đề cử 4 vị trí Tứ Trụ mặc dù có vi phạm Nghị Quyết 244."
Thế nhưng, bà Beo Hồng- người từng giữ chức Tổng Biên tập một tờ báo, dẫu phọt phẹt ở cấp sở, thì hẳn bà phải là Đảng viên Đảng CSVN? Theo chúng tôi, có lẽ bà đến với Đảng bằng một "cửa sau" nào đó nên dẫu có thẻ Đảng nhưng bà chưa bao giờ đọc các nghị quyết của Đảng. Trong bài BA MƯƠI, CHƯA PHẢI LÀ TẾT –kì cuối trên blog của bà Beo Hồng được đăng vào lúc 22:54 hôm qua, 12/01.2016 có đoạn:

"Trần Lê Quỳnh: Người ta cứ nói ông Dũng vận động mạnh mẽ để trở thành TBT, nhưng một người rất thân với ông ấy lại nói thư xin nghỉ của ông ấy là suy nghĩ thật của ông ấy. Cô đánh giá thế nào ạ?
Cô sẽ trả lời cháu bằng 2 phần.
Thứ nhất. Ông Dũng là 1 trong 4 ủy viên BCT không tham gia vào việc bầu các chức danh mà cô đã viết ở phần 1 entry này.
Lý do: Chiểu theo Quyết định số 224 về Quy chế bầu cử trong Đảng, Điều 11, Mục  5 quy định thế này:” Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư ...”.
Như vậy, việc BCT đưa ra danh sách Tứ trụ là trái với quy định trên. nói cách khác, là đi ngược từ trên xuống thay vì phải đi từ dưới lên. Nên nhớ, quy định này ông Trọng vừa kí  năm 2014."
Đọc đoạn trích trên đây, chúng tôi dám cá rằng bà Beo Hồng chưa bao giờ nhìn thấy cái Quyết định 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 về ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng và các quy định của Đảng nói chung về công tác bầu cử trong Đảng. Bởi việc chuẩn bị, giới thiệu nhân sự lãnh đạo cho nhiệm kỳ mới là việc làm bình thường từ xưa đến nay ở tất cả các cấp ủy Đảng, kể cả ở chi bộ cơ sở đến cấp trung ương. 
Ngày 9-6-2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban Chấp hành Trung ương ký Quyết định số 244-QĐ/TW về ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng để thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị (khoá X). Bản Quy chế bầu cử trong Đảng mới có 7 chương và 38 điều, giảm 1 chương và tăng 5 điều so với Quy chế bầu cử trong Đảng cũ.
Việc bổ sung, sửa đổi và ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng lần này có ý nghĩa rất quan trọng và nhằm: Tiếp tục cụ thể hoá nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong tình hình mới; thực hiện theo đúng Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI và khắc phục những hạn chế, khiếm khuyết của Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây. Vì vậy, quá trình chuẩn bị đề án đã được Bộ Chính trị chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành kỹ lưỡng, thận trọng và tập hợp được ý kiến rộng rãi của các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng.
 Dự thảo Quy chế đã lấy ý kiến tham gia của các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; Bộ Chính trị đã tổ chức 2 Hội nghị khu vực để trực tiếp nghe ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy và thảo luận cho ý kiến nhiều lần; Ban Chấp hành Trung ương đã dành nhiều thời gian thảo luận ở hai Hội nghị Trung ương (8 và 9) trước khi biểu quyết thông qua.
Quy chế bầu cử trong Đảng có một số điểm mới đáng chú ý sau đây:
1. Thẩm quyền ban hành và phạm vi điều chỉnh của Quy chế cao hơn, rộng hơn trước.
Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây do Bộ Chính trị ban hành và phạm vi điều chỉnh từ chi bộ đến các đảng bộ trực thuộc Trung ương. Quy chế bầu cử trong Đảng lần này do Ban Chấp hành Trung ương ban hành và phạm vi điều chỉnh từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương; mặt khác, khi tổ chức đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cũng được vận dụng thực hiện theo Quy chế này.
2. Quy chế bầu cử trong Đảng mới được bổ sung thêm nhiều nội dung mới, trong đó có một số điều rất quan trọng, liên quan đến việc thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ của Đảng.
Quy chế bầu cử trong Đảng mới ban hành được bổ sung 12 điều so với Quy chế bầu cử trong Đảng trước đây, trong đó có Điều 13 quy định về việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; Điều 16 quy định về số dư và danh sách bầu cử; các Điều từ 25 đến 31 quy định về việc bầu cử ở các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương. Cụ thể là:
- Điều 13 của Quy chế quy định: Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử người ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy. Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ. Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.
Sở dĩ cần phải quy định như vậy là vì: Trong quá trình chuẩn bị nhân sự cấp ủy khoá tới, cấp ủy cấp triệu tập đại hội đã được thực hiện một quy trình dân chủ rộng rãi từ dưới lên trên. Cuối cùng, cấp ủy cấp triệu tập đại hội thảo luận, bỏ phiếu giới thiệu những cấp ủy viên đương nhiệm tiếp tục tái cử cấp ủy và những người mới sẽ tham gia cấp ủy khoá tới. Chỉ những người được trên 50% số cấp ủy viên đương nhiệm giới thiệu mới được đưa vào danh sách để cấp ủy đề cử với đại hội.
Như vậy, các cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội đã thực hiện trách nhiệm của mình và tham gia vào quyết định của cấp ủy, thì không được nói và làm khác với quyết định của cấp ủy. Còn ở trong các hội nghị của cấp ủy và hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí ủy viên ban thường vụ, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận, biểu quyết để ban thường vụ cấp ủy hoặc Bộ Chính trị quyết định danh sách đề cử với cấp ủy, thì cũng không được nói và làm khác với quyết định của ban thường vụ hoặc của Bộ Chính trị, vì mình đã tham gia để xây dựng nên quyết định của ban thường vụ hoặc của Bộ Chính trị.
- Điều 16 của Quy chế quy định: Danh sách ứng cử viên do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức của cấp ủy với đại hội. Đây là một bước phát triển mới về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng, đó là: Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị (khoá VIII) ban hành năm 2000 quy định: Khi đại hội có yêu cầu thì Đoàn chủ tịch công bố danh sách nhân sự do cấp ủy chuẩn bị để đại hội tham khảo. Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị (khoá X) ban hành năm 2009 quy định: Trước khi đại hội chốt danh sách bầu cử (dù đại hội yêu cầu hay không có yêu cầu) thì Đoàn Chủ tịch đại hội công bố danh sách nhân sự do cấp ủy chuẩn bị để đại hội tham khảo. Còn Quy chế bầu cử trong Đảng lần này quy định: Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức của cấp ủy với đại hội (hội nghị). Cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị nhân sự cấp ủy và ban thường vụ phải có số dư từ 10% đến 15% so với số lượng cần bầu; số dư tối đa trong danh sách bầu cử ở đại hội (hội nghị) không quá 30% số lượng cần bầu.
Như vậy, danh sách bầu cử cấp ủy bao gồm: Danh sách do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử và những người ứng cử, được đề cử tại đại hội. Nếu danh sách bầu cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội về những người ứng cử, đề cử tại đại hội và lấy theo số phiếu đồng ý từ cao xuống thấp cho đến khi còn dư 30% (danh sách đề cử của cấp ủy với đại hội được giữ nguyên, không phải xin ý kiến đại hội). Trong trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% nhưng ở cuối danh sách có nhiều người bằng phiếu nhau thì đại hội xem xét, quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu. Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư và lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao xuống thấp của những người chưa trúng cử. Trường hợp cần bầu lấy 01 người thì danh sách bầu cử là 02 người; cần bầu lấy 02 người thì danh sách bầu cử là 03 người; cần bầu lấy 03 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% số lượng cần bầu.
Có thể nói, Quy chế bầu cử trong Đảng mới ban hành lần này là một bước tiến mới trong nhận thức và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng; xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy viên. Quy chế vừa quy định số dư tối thiểu, vừa quy định số dư tối đa khi bầu cử; vừa phát huy tính dân chủ, vừa bảo đảm tính tập trung trong Đảng và khắc phục tình trạng bầu thiếu số lượng so với số lượng cần bầu.

Lê Hương Lan
====================
Dưới đây, Google.tienlang công bố Toàn văn Quyết định 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 về ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng 
QUY CHẾ
BẦU CỬ TRONG ĐẢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Quy chế này được áp dụng đối với việc bầu cử trong Đảng từ chi bộ đến Ban Chấp hành Trung ương.
Việc bầu cử ở Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng do Đại hội quy định.
Tổ chức Đảng giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được vận dụng theo Quy chế này.
Điều 2. Nguyên tắc bầu cử
Việc bầu cử trong Đảng thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ; bình đẳng, trực tiếp, đa số quá bán. Kết quả bầu cử từ chi bộ đến đảng bộ trực thuộc Trung ương phải được chuẩn y của cấp uỷ có thẩm quyền theo quy định.
Điều 3. Hình thức bầu cử
1- Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ); bầu Ban Chấp hành Trung ương.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
2- Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu...).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ
Điều 4. Nhiệm vụ của cấp uỷ triệu tập đại hội
1- Chuẩn bị các vấn đề về nhân sự đại biểu, đề án nhân sự cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra và kế hoạch tổ chức đại hội.
2- Tiếp nhận hồ sơ ứng cử vào cấp uỷ của đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội (gửi đến cấp ủy trước khi đại hội chính thức khai mạc chậm nhất là 15 ngày làm việc) để chỉ đạo thẩm tra và chuyển đoàn chủ tịch báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
3- Thông báo số lượng đại biểu và phân bổ đại biểu cho các đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục quy định. Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội trước 30 ngày làm việc.
4- Cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu về tình hình, kết quả bầu cử đại biểu và những vấn đề liên quan đến tư cách đại biểu.
5- Cung cấp tài liệu cho đoàn chủ tịch để trả lời các vấn đề do đảng viên, đại biểu đại hội yêu cầu liên quan đến các ứng cử viên.
6- Chuẩn bị tài liệu cho cấp uỷ khoá mới để bầu các chức danh lãnh đạo của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra khoá mới của cấp mình trong phiên họp lần thứ nhất.
Điều 5. Nhiệm vụ của đoàn chủ tịch
1- Điều hành việc bầu cử
2- Hướng dẫn để đại hội thảo luận, quán triệt tiêu chuẩn cấp ủy viên, số lượng, cơ cấu cấp ủy; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
3- Đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị. Hướng dẫn việc ứng cử, đề cử.
4- Tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
5- Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với những người ứng cử, được đề cử. Lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
6- Giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu, trưởng ban kiểm phiếu để đại hội biểu quyết. Chỉ đạo hoạt động của ban kiểm phiếu, phổ biến quy tắc, thủ tục bầu cử trong đại hội.
7- Giải đáp những ý kiến của đại biểu về nhân sự trong quá trình chuẩn bị bầu cử.
Điều 6. Nhiệm vụ của đoàn thư ký
1- Ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đoàn chủ tịch, của đại hội liên quan đến bầu cử.
2- Giúp đoàn chủ tịch tổng hợp kết quả ứng cử, đề cử phục vụ cho việc lập danh sách bầu cử trước khi đại hội bầu ban kiểm phiếu.
3- Quản lý và phát tài liệu, ấn phẩm của đại hội theo sự chỉ đạo của đoàn chủ tịch. Thu nhận, bảo quản và gửi đến cấp ủy khóa mới đầy đủ hồ sơ, tài liệu, ấn phẩm của đại hội.
Điều 7. Ban kiểm phiếu
1- Ban kiểm phiếu là cơ quan giúp việc bầu cử của đại hội do đoàn chủ tịch giới thiệu, đại hội biểu quyết thông qua. Ban kiểm phiếu gồm một số đại biểu chính thức trong đại hội đại biểu, hoặc một số đảng viên chính thức trong đại hội đảng viên không có tên trong danh sách bầu cử.
Số lượng ban kiểm phiếu ở đại hội các cấp do đoàn chủ tịch đại hội lựa chọn, giới thiệu; đại hội biểu quyết thông qua.
2- Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ:
- Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, kiểm tra, niêm phong thùng phiếu, phát phiếu trực tiếp cho đại biểu (hoặc theo đoàn đại biểu), kiểm số phiếu phát ra và phiếu thu về báo cáo đại hội, kiểm phiếu bầu.
- Xem xét và kết luận về các phiếu không hợp lệ và những ý kiến khiếu nại về việc bầu cử trong đại hội.
- Lập biên bản kiểm phiếu báo cáo với đoàn chủ tịch và công bố kết quả bầu cử; ký vào biên bản bầu cử, niêm phong phiếu bầu và chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội để bàn giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ theo quy định.
Nếu kiểm phiếu bằng máy vi tính, ban kiểm phiếu được sử dụng một số nhân viên kỹ thuật không phải là đại biểu đại hội.
Ngoài ban kiểm phiếu và nhân viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ kiểm phiếu, không ai được đến nơi ban kiểm phiếu đang làm việc.
Điều 8. Áp dụng đối với việc bầu cử không phải tại đại hội
Các tổ chức phụ trách việc bầu cử ở hội nghị ban chấp hành, hội nghị ủy ban kiểm tra... được áp dụng theo các quy định trên.
Chương III
ỨNG CỬ, ĐỀ CỬ, BẦU CỬ, DANH SÁCH BẦU CỬ, PHIẾU BẦU CỬ
Điều 9. Ứng cử
Ứng cử được áp dụng trong các trường hợp sau:
1- Đảng viên chính thức ứng cử tại đại hội đảng viên mà mình là thành viên của tổ chức đảng đó. Đại biểu chính thức của đại hội ứng cử tại đại hội đại biểu.
2- Đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội làm đơn ứng cử ở đại hội tổ chức cơ sở đảng hoặc làm hồ sơ ứng cử để được bầu vào cấp ủy của đại hội đại biểu từ cấp huyện và tương đương trở lên.
3- Ủy viên ban chấp hành ứng cử để được bầu vào ban thường vụ; ủy viên ban thường vụ ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư; trường hợp cấp ủy chỉ bầu bí thư, phó bí thư, không bầu ban thường vụ thì cấp ủy viên có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này). Trường hợp đại hội chi bộ không bầu chi ủy, đảng viên chính thức có quyền ứng cử để được bầu làm bí thư, phó bí thư.
4- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ứng cử để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị ứng cử để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
5- Cấp ủy viên ứng cử để được bầu vào ủy ban kiểm tra của cấp ủy cấp mình.
6- Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Điều 10. Thủ tục ứng cử
1- Đảng viên chính thức ở đại hội đảng viên ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn đến đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, đảng viên chính thức không phải là đại biểu đại hội nếu ứng cử thì làm đơn ứng cử nộp cho cấp ủy cơ sở.
2- Đại biểu chính thức ở đại hội đại biểu ứng cử trực tiếp tại đại hội hoặc gửi đơn đến đoàn chủ tịch đại hội.
3- Cấp ủy viên ứng cử trực tiếp tại hội nghị cấp ủy để được bầu vào ban thường vụ (Bộ Chính trị, Ban Bí thư), ủy viên ủy ban kiểm tra.
4- Ủy viên ủy ban kiểm tra ứng cử trực tiếp tại hội nghị ủy ban kiểm tra để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
5- Đảng viên không phải là đại biểu của đại hội nếu ứng cử vào cấp ủy từ cấp huyện và tương đương trở lên, thì chậm nhất là 15 ngày làm việc trước ngày khai mạc đại hội phải hoàn chỉnh hồ sơ ứng cử nộp cơ quan tổ chức của cấp ủy triệu tập đại hội. Hồ sơ ứng cử gồm có:
- Đơn ứng cử.
- Bản khai lý lịch được xác nhận của cấp uỷ cơ sở.
- Bản kê khai tài sản, thu nhập của cá nhân và gia đình theo quy định.
- Giấy chứng nhận sức khỏe.
- Bản nhận xét của cấp uỷ cơ sở nơi sinh hoạt và nơi cư trú.
Cấp uỷ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt và nơi đảng viên cư trú có trách nhiệm xác nhận, nhận xét về người ứng cử. Những vấn đề cần thẩm tra, xác minh nếu vượt quá thẩm quyền thì đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Cơ quan, tổ chức của cấp ủy triệu tập đại hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tư cách của người ứng cử.
Điều 11. Đề cử
Đề cử được áp dụng trong các trường hợp sau:
1- Đoàn Chủ tịch (chủ tịch) đại hội (hội nghị) đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị.
2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp uỷ cấp mình.
3- Ở đại hội đại biểu, đại biểu chính thức đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp uỷ; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
4- Ủy viên ban chấp hành đề cử ủy viên ban chấp hành khác để được bầu vào ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành; đề cử ủy viên ban thường vụ để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
5- Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
6- Ủy viên ban chấp hành đề cử ủy viên ban chấp hành khác để được bầu làm ủy viên ủy ban kiểm tra; đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra để được bầu làm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra (trừ các trường hợp quy định tại Điều 13 của Quy chế này).
7- Ủy viên ủy ban kiểm tra đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra khác để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
1- Ở Đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức của tổ chức đảng cấp mình bằng hình thức đề cử trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, việc đề cử đảng viên chính thức không phải là đại biểu chính thức của đại hội để được bầu vào cấp ủy bằng văn bản, có ý kiến đồng ý của người được đề cử.
2- Ở đại hội đại biểu cấp huyện và tương đương trở lên, đại biểu chính thức của đại hội đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp ủy; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
Đại biểu chính thức của đại hội khi đề cử đảng viên không phải là đại biểu của đại hội để bầu vào cấp ủy thì phải đề cử bằng văn bản kèm hồ sơ của người đó theo quy định và phải được sự đồng ý của người được đề cử bằng văn bản.
3- Cấp ủy triệu tập đại hội có nhiệm vụ giúp đại hội thẩm tra, xác minh lý lịch, tiêu chuẩn của người được đề cử, ứng cử tại đại hội.
Điều 13. Việc ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư
1- Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy.
2- Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp ủy.
3- Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.
Điều 14. Ứng cử, đề cử làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên trực tiếp
1- Ở đại hội đảng viên, chỉ đảng viên chính thức mới được ứng cử ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị có quyền đề cử đảng viên chính thức để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội cấp trên.
2- Ở đại hội đại biểu, chỉ đại biểu chính thức mới được ứng cử, đề cử đại biểu chính thức ở đại hội cấp mình để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
3- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị để đại hội bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
Điều 15. Quyền bầu cử
1- Chỉ đại biểu chính thức của đại hội đại biểu các cấp và đảng viên chính thức của đại hội đảng viên mới có quyền bầu cấp uỷ cấp mình và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
2- Ở đại hội đảng viên, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị không có quyền bầu cử.
Điều 16. Quy định về số dư và danh sách bầu cử
1- Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số dự tối đa do đại hội (hội nghị) quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị số lượng nhân sự cấp ủy và ban thường vụ có số dư từ 10% - 15%.
2- Danh sách ứng cử viên do cấp ủy cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội (hội nghị).
3- Đại hội (hội nghị) thảo luận và biểu quyết lập danh sách như sau:
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử chưa đủ số dư 30% so với số lượng cần bầu thì đại hội (hội nghị) quyết định (có thể lấy danh sách đó làm danh sách bầu cử).
- Trường hợp danh sách gồm nhân sự do cấp ủy triệu tập đề cử, do đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử nhiều hơn 30% so với số lượng cần bầu thì xin ý kiến đại hội (hội nghị) về những người được đại biểu đại hội (hội nghị) đề cử và người ứng cử. Căn cứ kết quả xin ý kiến, lựa chọn theo số phiếu đồng ý từ cao đến thấp để lập danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 30% so với số lượng cần bầu.
Trường hợp danh sách bầu cử đã đủ số dư 30% mà ở cuối danh sách có nhiều người có số phiếu bằng nhau thì đại hội (hội nghị) xem xét, quyết định lựa chọn theo cơ cấu, tuổi đảng, hoặc có thể để số dư cao hơn 30% so với số lượng cần bầu.
4- Danh sách bầu cử xếp thứ tự tên người theo vần A,B,C...; nếu có nhiều người trùng tên thì xếp theo họ; nếu trùng cả họ thì xếp theo tên đệm; nếu cả 3 dữ kiện này đều trùng thì người có tuổi đảng cao hơn được xếp tên trên.
5- Trường hợp cần bầu lấy số lượng 1 người thì danh sách bầu cử là 2 người; bầu lấy số lượng 2 người thì danh sách bầu cử là 3 người; bầu lấy số lượng từ 3 người trở lên thì danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 1/3 số lượng cần bầu.
6- Nếu bầu một lần chưa đủ số lượng quy định, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định. Danh sách bầu cử lần sau phải có số dư lấy theo kết quả bầu cử lần trước từ cao đến thấp của những người chưa trúng cử.
Điều 17. Phiếu bầu cử
1- Phiếu bầu in họ và tên những người trong danh sách bầu cử (nơi không có điều kiện in phiếu, ban kiểm phiếu đại hội ghi danh sách bầu cử trên phiếu); đóng dấu của cấp uỷ triệu tập đại hội ở góc trái phía trên của phiếu bầu, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở (hoặc đảng bộ bộ phận) thì đóng dấu của cấp uỷ cơ sở.
Người bầu cử nếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử thì gạch giữa cả chữ họ và tên của người mà mình không bầu.
Trường hợp danh sách bầu không có số dư, phiếu bầu được chia làm 4 cột là: số thứ tự; họ và tên; đồng ý; không đồng ý. Người bầu cử đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý tương ứng với họ và tên người trong danh sách bầu cử.
2- Phiếu hợp lệ và không hợp lệ:
- Phiếu hợp lệ là phiếu do ban kiểm phiếu phát ra, phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng cần bầu; phiếu bầu mà danh sách bầu cử chỉ có một người, người bầu cử đánh dấu X vào một trong hai ô đồng ý hoặc không đồng ý; phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô (đồng ý và không đồng ý) của một người hoặc một số người trong danh sách bầu cử.
- Phiếu không hợp lệ là phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu bầu nhiều hơn số lượng quy định; phiếu không bầu cho ai trong danh sách bầu cử nhiều người; phiếu đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý trong danh sách bầu cử chỉ có một người; phiếu bầu người ngoài danh sách bầu cử; phiếu có đánh dấu hoặc dùng nhiều loại mực; phiếu ký tên hoặc viết thêm.
Điều 18. Danh sách trích ngang của các ứng cử viên
Từ đại hội cấp huyện và tương đương trở lên, trước khi tiến hành bỏ phiếu chính thức, đoàn chủ tịch đại hội cung cấp danh sách trích ngang của các ứng cử viên (xếp thứ tự như danh sách bầu cử) để đại biểu nghiên cứu trước.
Chương IV
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BẦU CỬ
Điều 19. Bầu cấp uỷ
1- Đoàn chủ tịch đại hội báo cáo với đại hội về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng của cấp uỷ khoá mới do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị; đại hội thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cấp ủy khóa mới, biểu quyết về số lượng cấp uỷ viên (theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên về khung số lượng cấp uỷ viên ở mỗi đảng bộ).
2- Đoàn chủ tịch đại hội đề cử danh sách nhân sự do cấp uỷ cấp triệu tập đại hội chuẩn bị.
3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử (nếu cần).
5- Lập danh sách bầu cử; lấy biểu quyết của đại hội thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
6- Đoàn chủ tịch giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm một trưởng ban và một số uỷ viên là những đại biểu không có tên trong danh sách bầu cử. Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ban kiểm phiếu.
7- Ban kiểm phiếu hướng dẫn cách thức bỏ phiếu; kiểm tra và niêm phong thùng phiếu trước khi bỏ phiếu; phát phiếu bầu cử cho đại biểu. Đại hội tiến hành bầu cử; ban kiểm phiếu tiến hành kiểm tổng số phiếu phát ra, thu về báo cáo đại hội; kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử cấp uỷ khoá mới.
8- Bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng cấp uỷ khoá mới, có bầu tiếp hoặc không bầu tiếp do đại hội xem xét, quyết định.
9- Đại hội chi bộ trực tiếp bầu chi uỷ, sau đó bầu bí thư, phó bí thư trong số chi uỷ viên; nơi không bầu chi uỷ thì chi bộ bầu bí thư, nếu cần thì bầu phó bí thư chi bộ.
10- Đại hội đảng bộ từ cấp cơ sở đến đảng bộ trực thuộc Trung ương, nếu thực hiện việc bầu trực tiếp chức danh bí thư thì sau khi bầu cử cấp ủy, tiến hành lấy phiếu giới thiệu của đảng viên hoặc đại biểu của đại hội đối với chức danh bí thư; tổng hợp phiếu giới thiệu, báo cáo với cấp uỷ cấp trên trước khi tiến hành bầu cử chức danh bí thư. Sau khi cấp uỷ cấp trên có ý kiến chỉ đạo mới tiến hành bầu cử chức danh bí thư.
Điều 20. Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên
1- Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu đại biểu chính thức và dự khuyết được lập chung một danh sách; bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu có số phiếu được bầu nhiều hơn một nửa so với số đảng viên được triệu tập hoặc nhiều hơn một nửa so với số đại biểu được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết được lấy trong số các đại biểu đó theo kết quả được bầu từ cao xuống thấp. Nếu còn thiếu đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu tiếp hay không bầu tiếp do đại hội quyết định.
2- Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần trước hay không do đại hội quyết định.
Điều 21. Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị ở phiên họp đầu tiên của cấp uỷ khoá mới
1- Đồng chí bí thư hoặc phó bí thư khoá trước được tái cử hoặc đồng chí được cấp uỷ cấp trên uỷ nhiệm (nếu bí thư, phó bí thư khóa trước không tái cử) làm triệu tập viên, khai mạc và chủ trì phiên họp cho đến khi bầu xong đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị. Riêng ở Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương thì thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 25 Quy chế này.
2- Bầu đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị với số lượng từ 1 đến 3 đồng chí; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương là 5 đồng chí.
3- Đoàn chủ tịch hoặc chủ tịch hội nghị (sau đây gọi chung là đoàn chủ tịch) báo cáo để cấp uỷ thông qua chương trình làm việc và tiến hành các thủ tục bầu cử.
Điều 22. Bầu ban thường vụ
Số lượng uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ được bầu thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên, nhiều nhất không quá 1/3 số lượng cấp uỷ viên do đại hội đã bầu.
1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu và đề nghị số lượng uỷ viên ban thường vụ cần bầu.
2- Hội nghị cấp uỷ thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu ban thường vụ, biểu quyết số lượng uỷ viên ban thường vụ.
3- Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được cấp ủy khóa trước giới thiệu vào ban thường vụ khóa mới.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Họp tổ để thảo luận (nếu cần).
6- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử ban thường vụ.
8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 23. Bầu bí thư, phó bí thư cấp uỷ
Những đồng chí ứng cử hoặc được đề cử vào danh sách để bầu giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử uỷ viên ban thường vụ; nơi không có ban thường vụ thì những đồng chí ứng cử, được để cử giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử cấp ủy viên.
Số lượng phó bí thư được bầu ở mỗi cấp uỷ thực hiện theo quy định của Trung ương và hướng dẫn của cấp uỷ cấp trên.
1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu bầu bí thư, phó bí thư.
2- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị những đồng chí được cấp ủy khóa trước và cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu giữ chức bí thư, phó bí thư; báo cáo kết quả phiếu giới thiệu của đại hội đối với chức danh bí thư (nếu có).
3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
4- Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
5- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết danh sách bầu cử bí thư, phó bí thư.
6- Bầu cử (bầu bí thư trước, bầu phó bí thư sau).
7- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Sau khi được bầu, bí thư điều hành ngay công việc của cấp uỷ khoá mới, được ký văn bản với chức danh bí thư; bí thư khóa trước bàn giao công việc cho bí thư mới trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có bí thư mới. Trường hợp chưa bầu được chức danh bí thư thì một đồng chí phó bí thư được cấp ủy ủy nhiệm ký các văn bản với chức danh phó bí thư.
Điều 24. Bầu uỷ ban kiểm tra
Uỷ ban kiểm tra các cấp được lập từ đảng uỷ cơ sở trở lên, do hội nghị cấp uỷ cùng cấp bầu; thành viên ủy ban kiểm tra gồm một số đồng chí trong cấp ủy và một số đồng chí ngoài cấp ủy. Đại hội chi bộ (đảng ủy bộ phận) không bầu ủy ban kiểm tra mà phân công chi ủy viên hoặc đảng viên làm công tác kiểm tra.
1- Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo với hội nghị về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng uỷ viên uỷ ban kiểm tra theo quy định, hướng dẫn của Trung ương và cấp uỷ cấp trên trực tiếp để hội nghị xem xét, quyết định.
2- Hội nghị thảo luận về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, biểu quyết số lượng uỷ viên ủy ban kiểm tra.
3- Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị danh sách những đồng chí được cấp ủy khóa trước giới thiệu để bầu ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra và ý kiến của ban thường vụ khóa mới.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
6- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
7- Bầu uỷ viên uỷ ban kiểm tra trước, sau đó bầu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra.
8- Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
9- Uỷ ban kiểm tra bầu phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra trong số uỷ viên uỷ ban kiểm tra đã được bầu.
Sau khi được bầu, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra điều hành ngay công việc của uỷ ban kiểm tra khoá mới, được ký các văn bản với chức danh chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
Điều 25. Bầu Bộ Chính trị
1- Phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Tổng Bí thư khóa trước (tái cử hoặc không tái cử) làm triệu tập viên khai mạc và chủ trì cho đến khi bầu xong Đoàn Chủ tịch hội nghị.
Trường hợp đồng chí Tổng Bí thư khóa trước không thể làm triệu tập viên thì Đoàn Chủ tịch Đại hội cử triệu tập viên.
2- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Bộ Chính trị cần bầu.
3- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Bộ Chính trị.
4- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Bộ Chính trị.
5- Tiến hành ứng cử, đề cử.
6- Họp tổ để thảo luận.
7- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người từ ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
8- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Bộ Chính trị.
9- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 26. Bầu Tổng Bí thư
1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Tổng Bí thư và dự kiến nhân sự Tổng Bí thư được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu, ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới, kết quả giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư của Đại hội để hội nghị tham khảo.
2- Họp tổ để thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử.
3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 27. Bầu Ban Bí thư
1- Đồng chí Tổng Bí thư thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về đề án và đề nghị số lượng Ủy viên Ban Bí thư cần bầu.
2- Hội nghị thảo luận, biểu quyết về số lượng Ủy viên Ban Bí thư.
3- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước đề cử vào Ban Bí thư.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Họp tổ để thảo luận.
6- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
7- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử Ban Bí thư.
8- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 28. Bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương
1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương để hội nghị xem xét, quyết định.
2- Hội nghị tiến hành biểu quyết về số lượng Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
3- Đoàn Chủ tịch đề cử danh sách do Bộ Chính trị khóa trước giới thiệu bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ý kiến của Bộ Chính trị khóa mới.
4- Tiến hành ứng cử, đề cử.
5- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bàu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
6- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
7- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 29. Bầu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
1- Đoàn Chủ tịch báo cáo về yêu cầu, tiêu chuẩn Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; nhân sự được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước dự kiến giới thiệu (nếu có) và ý kiến giới thiệu của Bộ Chính trị khóa mới.
2- Tiến hành ứng cử, đề cử.
3- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
4- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
5- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 30. Bầu bổ sung uỷ viên ban thường vụ; bí thư, phó bí thư, uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra
1- Đoàn chủ tịch báo cáo về yêu cầu bầu bổ sung ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ.
2- Đoàn chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được ban thường vụ cấp ủy hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu bổ sung vào ban thường vụ, bí thư, phó bí thư; ủy viên ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
4- Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với các trường hợp tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
5- Lập danh sách bầu cử, hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
6- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Điều 31. Bầu Tổng Bí thư (khi có yêu cầu); bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
1- Đoàn Chủ tịch Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương báo cáo về yêu cầu bầu Tổng Bí thư; bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương chính thức (chuyển từ dự khuyết lên chính thức), Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
2- Đoàn Chủ tịch báo cáo danh sách những đồng chí được Bộ Chính trị giới thiệu để được bầu làm Tổng Bí thư; bầu bổ sung làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
3- Tiến hành ứng cử, đề cử.
4- Họp tổ để thảo luận (nếu cần).
5- Đoàn Chủ tịch tổng hợp danh sách những người tự ứng cử, được đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
6- Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
7- Bầu cử, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
Chương V
TÍNH KẾT QUẢ VÀ CHUẨN Y KẾT QUẢ BẦU CỬ
Điều 32. Tính kết quả bầu cử
1- Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ; phiếu hợp lệ là phiếu được quy định tại Điều 17 của Quy chế này. Trường hợp phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô đồng ý, không đồng ý đối với người nào thì không tính vào kết quả bầu cử của người đó (phiếu đó vẫn được tính là phiếu hợp lệ).
2- Đối với đại hội đảng viên: người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác, đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp ủy triệu tập đại hội đồng ý.
3- Đối với đại hội đại biểu: người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu chính thức được triệu tập trừ số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội không có đại biểu dự khuyết thay thế.
4- Ở hội nghị cấp uỷ để bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số cấp uỷ viên trừ số thành viên đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời không có mặt tại hội nghị, số thành viên đang bị đình chỉ sinh hoạt, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.
5- Trường hợp số người đạt số phiếu bầu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu cao hơn.
6- Nếu cuối danh sách trúng cử có nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu, thì chủ tịch hoặc đoàn chủ tịch đại hội (hội nghị) lập danh sách những người ngang phiếu nhau đó để đại hội (hội nghị) bầu lại và lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định.
Điều 33. Biên bản bầu cử
1- Biên bản bầu cử lập thành 03 bản có chữ ký của đồng chí thay mặt đoàn chủ tịch và trưởng ban kiểm phiếu. Ban kiểm phiếu niêm phong phiếu bầu để đoàn chủ tịch giao cho cấp uỷ khoá mới lưu trữ.
Đoàn chủ tịch giao lại biên bản bầu cử và phiếu bầu cho cấp uỷ khoá mới để báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, chuẩn y.
2- Nội dung biên bản:
- Tổng số đại biểu hoặc tổng số đảng viên được triệu tập.
- Tổng số đại biểu dự đại hội đại biểu hoặc tổng số đảng viên dự đại hội đảng viên.
- Số đại biểu hoặc số đảng viên bị bác tư cách dự đại hội.
- Số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội.
- Số đại biểu chính thức vắng mặt không có đại biểu dự khuyết thay thế.
- Tổng số đại biểu dự đại hội đại biểu hoặc tổng số đảng viên dự đại hội đảng viên có mặt khi bầu.
- Số phiếu phát ra.
- Số phiếu thu về.
- Số phiếu hợp lệ.
- Số phiếu không hợp lệ.
- Số phiếu bầu đủ số lượng.
- Số phiếu bầu thiếu so với số lượng cần bầu (trong đó thiếu l, thiếu 2...).
- Số phiếu được bầu từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách bầu cử (tính theo tỷ lệ số đại biểu trong đại hội đại biểu hoặc đảng viên trong đại hội đảng viên được triệu tập).
- Danh sách những người trúng cử.
Điều 34. Chuẩn y kết quả bầu cử cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, bí thư, phó bí thư, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và uỷ viên uỷ ban kiểm tra các cấp
Đối với tổ chức đảng từ cấp chi bộ đến các đảng bộ trực thuộc Trung ương, chậm nhất là 7 ngày làm việc sau đại hội (hội nghị), cấp uỷ khoá mới phải báo cáo lên cấp uỷ cấp trên trực tiếp biên bản bầu cử cấp uỷ, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ viên uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, danh sách trích ngang, sơ yếu lý lịch của từng thành viên.
Chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cấp uỷ cấp dưới về kết quả bầu cử, ban thường vụ cấp uỷ cấp trên trực tiếp chuẩn y danh sách cấp uỷ, ủy ban kiểm tra cấp dưới các chức vụ đã được bầu.
Sau khi có quyết định chuẩn y của cấp có thẩm quyền, thì các đồng chí phó bí thư, uỷ viên thường vụ, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra mới được ký tên với chức danh tương ứng trong các văn bản của đảng bộ và của ủy ban kiểm tra.
Chương VI
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 35. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, vi phạm Quy chế bầu cử
1- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày bế mạc đại hội (hội nghị), nếu có đơn, thư khiếu nại về bầu cử, thì uỷ ban kiểm tra của cấp uỷ cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh, kiểm tra lại và báo cáo cấp uỷ cùng cấp xem xét, quyết định.
2- Nếu phát hiện thấy sự vi phạm nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì cấp uỷ cấp trên có quyền bãi bỏ kết quả bầu cử của đại hội hoặc của hội nghị cấp uỷ cấp dưới, chỉ đạo đại hội (hội nghị) tiến hành bầu cử lại; trường hợp cá nhân đã được bầu vào cấp uỷ cấp dưới nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định cấp uỷ cấp trên có quyền không chuẩn y công nhận cấp uỷ viên hoặc ủy viên ủy ban kiểm tra cấp đó.
Điều 36. Xử lý vi phạm quy chế bầu cử
Người cố tình gây cản trở cho việc bầu cử, vi phạm quy chế bầu cử, thì cấp uỷ có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định về kỷ luật trong Đảng.
Điều 37. Thời hạn lưu trữ phiếu bầu cử
Phiếu bầu cử được ban kiểm phiếu niêm phong và chuyển cho đoàn chủ tịch để bàn giao cho cấp ủy lưu trữ trong thời hạn 6 tháng. Trong thời gian này, nếu không có quyết định của cấp có thẩm quyền, không ai được tự ý mở niêm phong. Quá 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả bầu cử thì cấp ủy cùng cấp quyết định cho hủy số phiếu đó.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 38. Điều khoản thi hành
1- Quy chế này thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng được ban hành kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị khoá X; được phổ biến đến chi bộ và thực hiện thống nhất trong Đảng.
2- Những quy định về bầu cử trong Đảng trước đây trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ.
3- Ban Bí thư hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Quy chế này.
======================
15. TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP: Khai Mạc Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ 12 của Đảng- 21.1.2016.

59 nhận xét:

  1. Đúng là chuyên trang về pháp luật.
    Bài phân tích của chủ trang Lê Hương Lan quá rõ ràng. Điều 11, Chương 5 mà bà Beo Hồng trích dẫn là dành cho sự đề cử của cá nhân Ủy viên BCHTW:
    ---
    Điều 11, Chương 5 quy định: ”Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử Ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư ...”.
    ---
    Việc đề cử của cá nhân Ủy viên TW không thể thay thế sự đề cử của tập thể cấp ủy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chỉ người không hiểu mới nói sai với quyết đinh 244. Qua thực tiễn thể hiện QĐ 244 là rất sáng suốt .

      Xóa
    2. QĐ 244 về bầu cử trong Đảng(ĐCSVN) là chưa ổn đâu bạn Nặc 09:05 ạ!

      Nó chưa ổn bởi nó thủ tiêu 2 quyền :

      -Quyền được bảo lưu ý kiến của Đảng viên và

      -Quyền được ứng cử ,đề cử của Đảng viên.

      Bạn Lê Lan Hương căn cứ vào mục 1 quy định 19 điều Đảng viên không được làm :Đảng viên không được nói khác,làm khác Nghị quyết của Đảng để cho rằng tại cấp ủy người Đảng viên đã tham gia đã có Nghị quyết về nhân sự dự kiến trong khóa mới rồi thì Đảng viên đó không được tự ứng cử,nhận đề cử nếu trong Nghị quyết cấp ủy mình không được cơ cấu là chưa ổn vì:

      -Việc vận dụng quy định Đảng viên không được nói khác,làm khác với Nghị quyết thành điều 13 quyết định 244 là không đúng với quy định trong điều lệ Đảng là Đảng viên được bảo lưu ý kiến .Theo đó tại Đại hội Đảng,việc Đảng viên phải tuân thủ Nghị quyết chỉ là không được Tự ứng cử còn chuyện NHẬN ĐỀ CỬ do Đảng viên khác giới thiệu là quyền của Đảng viên,Đảng viên có thể từ chối hoặc không .

      Trong trường hợp Đảng viên được đề cử không từ chối là người này giữ quyền được bảo lưu ý kiến khi chấp hành Nghị quyết mà Điều lệ Đảng đã quy định,đồng thời còn là vì Đại hội phải tôn quyền đề cử của người đề cử.

      -Trong thể chế kinh tế thị trường,ý kiến Đảng viên không phải bao giờ cũng thống nhất mặc dù những ý kiến khác nhau ấy đều phù hợp chủ trương đường lối của Đảng .Lý do là Đảng đã chủ trương phát triển kinh tế thị trường NHIỀU THÀNH PHẦN nên đương nhiên sẽ có những ý kiến khác nhau của các Đảng viên thuộc các thành phần kinh tế khác nhau .

      Ví dụ ông ngành giao thông thì muốn giao thông được đầu tư nhiều nhưng phụ trách Nông nghiệp hay Công nghiệp ...lại muốn đẩy mạnh đầu tư vào Nông nghiệp hay Công nghiệp chẳng hạn,và họ vì thế sẽ bảo lưu và tiếp tục tranh luận để bảo vệ quan điểm của mình mà tất cả cũng không ngoài mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh do Đảng chỉ đạo .Vậy sao cấm đoán và làm sao có thể cấm đoán được những quyền hiển nhiên đã được ghi trong Điều lệ Đảng như quyền ứng cử đề cử và quyền bảo lưu ý kiến của Đảng viên??????????????

      Xóa
  2. Chỉ nói chuyện: xưng danh đảng viên ĐCS mà làm trái, nói trái với các Quy định, điều lệ của đảng là đảng viên thoái hóa biến chất, không còn tư cách đảng viên nữa. Đối với người đàn bà tên Beo cũng vậy, đã bị kỷ luật vì làm trái với các quy định thì cũng dễ hiểu tại sao liên tục có những bài viết công kích đảng và các cá nhân lãnh đạo như vậy. Còn các trang như TTHN thì mục tiêu thực sự và cuối cùng không phải vì 9o triệu người VN đâu mà CHỈ LÀ XÓA BỎ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐCS, đưa nước ta đi theo nền "dân chủ kiểu Phương Tây" mà thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mu beo hong dang dinh cu o my do

      Xóa
    2. Giờ mới biết sao. Phúc nguyên . mụ beo này là dlv chúa đó. Mụ ham bơ thừa sữa cặn của đế quốc. Đúng là bọn mỹ ác độc. Chúng nó phân hoá hàng ngũ chúng ta. Đã dảo bọn nó đi phuc nguyên

      Xóa
    3. Bác Hồng là nhà báo tuy có thói quen thích dùng từ sốc để gây ấn tượng ,nhưng bác Hồng là nhà báo rất sắc và đúng khi nói QĐ 244 của TW ĐCSVN khóa XI vi phạm Điều lệ Đảng CSVN.

      Cụ thể mục 2 điều 3 trong Điều lệ Đảng CSVN được Đại hội XI thông qua ghi rõ:Đảng viên có quyền ứng cử ,đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng .

      Mục 2 điều 3 này cũng có đoạn ủy quyền Ban chấp hành TW quy định ba quyền trên của Đảng viên .

      Như thế ,Ban chấp hành TW,cấp dưới của Đại hội Đảng toàn quốc không thể quy định việc ứng cử ,đề cử và bầu cử mà lại thủ tiêu luôn quyền ứng cử ,đề cử của Đảng viên như mà cơ quan cao nhất của Đảng CSVN đã quy định tại Điều lệ Đảng 2011,như nội dung điều 13 QĐ 244 của TW khóa XI .

      Để tôn nghiêm tính tổ chức nghiêm ngặt của Đảng,nhất quyết Đại hội XII phải đặt ra vấn đề xem xét,bãi bỏ quy định sai trái của TW khóa XI tại điều 13 QĐ 244 TW về ứng cử đề cử trong Đảng ,trước khi tiến hành việc bầu cử ban chấp hành TƯ,BCT,BBT,TBT Đảng khóa XII.

      Không làm được như thế,không thể xem Đại hội XII là thành công dù có bầu chọn được đủ các ban bệ và TBT Đảng bởi Đại hội đã để lọt một tiền lệ nguy hiểm là cấp dưới vượt quyền cấp trên.Nói như dân gian là họ nhà tôm để chất thải lộn lên đầu...Nên cả muôn đời cái họ nhà tôm ấy,có thấy con nào tiến lên được đâu,toàn giật lùi không à!

      Xóa
  3. Mặc dù còn rất nhiều khuyết điểm yếu kếm, tệ quan liêu, bè phái "lợi ích nhóm". Nhưng những gì gi trong Điều lệ ĐCSVN thì mục tieu cơ bản của họ cũng vì đại đa số người dân VN và dân tộc VN, chứ không vì mấy triệu ĐV của họ. Còn những tiếng nói lạc lõng của một số cá nhân hay nhóm tự xưng nào đó không đại diện cho toàn thể nhân dân VN

    Trả lờiXóa
  4. Sĩ Quan Quân Khu Thủ Đôlúc 05:38 14 tháng 1, 2016

    Ông Hưởng là một tướng tài, một người tốt, đã đóng góp rất lớn công lao cho công cuộc bảo vệ an ninh tổ quốc. Ông Hưởng đã chọn sai minh chủ, sai người khác phái để thỏa mãn "tình dục an toàn". Trước đây, Beo có khá nhiều thông tin chính xác từ hậu trường. Nay thì hóng hớt ở đầu nguồn cũng hóng hớt, cảm tính và hận thù cá nhân.
    Lực lượng yêu nước bài bản, chân chính đã làm hết sức, đúng nguyên tắc để bảo vệ chế độ, loại bỏ mọi nguy cơ đe dọa sự tồn vong của cách mạng, tập trung chăm lo bảo vệ và phát triển đất nước. Yêu thương và bảo bọc con cái là một nét đẹp truyền thống. Dừng lúc này là hợp tình, hợp lý, tiếng tăm chưa mất hết, tài sản vẫn nguyên vẹn. Tiếp tục quậy phá, tuyên bố linh tinh, việc "đả hổ" ắt phải diễn ra.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong cơ chế và tình hình xã hội hiện nay ở VN,với cỡ Bầu Kiên hay ông Truyền thanh tra còn chưa dọa được,nói gì đến dọa một ông đứng đầu tứ trụ.

      Cơ chế rất không chặt chẽ khiến cán bộ giường cột của Nhà nước nhiều ông nhúng chàm quá ,xử ông này ắt không thể đừng ông kia mà xử hết thì đổ mất nhà .

      Nếu dọa được thì Bác Trọng đã cho ông ấy kềnh bằng cái NQ 6 rồi!

      Đả hổ diệt ruồi ở VN không đơn giản chút nào đâu,đào đâu ra được người tay rửa thật kỹ thật sạch sẽ và mạnh mẽ cỡ như ông Tập bên TQ để mà đánh hổ vợt ruồi?

      Xóa
  5. NGUYỄN TIẾN THÀNHlúc 05:39 14 tháng 1, 2016

    Xuyên tạc, bịa đặt thì cũng nên kheo khéo một chút chứ?
    Quyết định 224 ông Trọng mới ký ban hành. triển khai thực hiện đến từng chi bộ Đảng, các Đảng viên đều thuộc lòng.
    Lẽ nào nay ông Tổng Bí thư lại cả gan vi phạm?
    Các đảng viên ở chi bộ cơ sở đều thuộc QĐ 224 mà ủy viên trung ương không biết?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông TBT không vi phạm QĐ 244 nhưng điều 13 trong QĐ 244 lại vi phạm Điều lệ Đảng (CSVN) đó bạn Thành!

      Cái này Ban chấp hành TW khóa XI có thể sẽ phải giải trình tại Đại hội XII về cái QĐ 244 này đấy.Mọi cấp ủy Đảng phải tuyệt đối chấp hành Điều lệ Đảng là việc hệ trọng về tổ chức Đảng .

      Bất kỳ tổ chức nào ,khi mà Điều lệ không còn được tôn trọng là dấu hiệu của sự tha hóa về tổ chức ,nghiêm trọng và hậu quả sâu xa chứ không hề đơn giản như bạn Lê Lan Hương trình bày trong bài viết này đâu.

      Xóa
  6. Nguyễn Thùy Trang

    Nóng hơn lửa: công an Trần Đại Quang phản bội TT Nguyễn Tấn Dũng vào giờ chót! - Trọng vừa đá bóng, vừa thổi còi.

    Người mà TT Nguyễn Tấn Dũng nghĩ là sẽ bảo vệ cho ông và gia đình là Bộ Trưởng công an Trần Đại Quang, tuy nhiên phần đầu phiếu do BCT đưa ra thì chỉ có Nguyễn Thiện Nhân là đề cử Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí Thư, trong khi đó lá phiếu mà Nguyễn Tấn Dũng cần (dù thắng hay thua) chính là lá phiếu của Trần Đại Quang thì Quang lại bầu cho Nguyễn Phú Trọng để mong có được chức vụ Chủ Tịch Nước.

    Trần Đại Quang chính thức bỏ rơi TT Nguyễn Tấn Dũng và đây là vấn đề rất hệ trọng, nguy hiểm đến tín mạng của cả gia đình ông Dũng.

    May mắn cho ông Dũng trong lúc nầy là nhiều đại biểu đã đề cử ông ra nắm chức vụ Tổng Bí Thư và đương nhiên các đại biểu nầy cần TT Nguyễn Tấn Dũng bảo vệ cho họ trước mũi súng của Hoa Nam.

    TT Nguyễn Tấn Dũng sau khi biết Trần Đại Quang phản phé đã tiến hành kế hoạch B tức là Quân Đội của ông tại các Quân Khu 5,6,7,8,9 đã sẵn sàng và đưa quân xa ra tiếp đón TT Nguyễn Tấn Dũng trường hợp xấu nhất.

    Với tình hình nóng hiện nay, Thùy Trang lật bài ngửa đánh luôn - Hiện nay lực lượng 009 đã đưa một biệt đội thiện chiến chưa từng có để bảo vệ cho TT Nguyễn tấn Dũng và các đại biểu đang yểm trợ cho ông chống lại Hoa Nam. Nếu Nguyễn Phú Trọng và Hoa Nam gian lận thì Trực Thăng sẽ đưa TT Nguyễn Tấn Dũng về Miền Nam.

    Các Quân Khu 7,8,9 đang chuyển quân lớn 2 ngày qua, nếu Nguyễn Phú Trọng vừa làm trọng tài vừa đá bóng để loại TT Nguyễn Tấn Dũng thì có NGUY CƠ nội chiến Nam Bắc sẽ trở lại sau hơn 40 năm.

    Nguyễn Thùy Trang

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Nặc danh 06:14 Ngày 14 tháng 01 năm 2016 đưa cái thông tin Vua Tin vịt Thuy Trang Nguyen- tức Bác sĩ Phú về đây để chém gió, chém bão cho zui thì được!

      Xóa
    2. Nói phét lác.

      Xóa
    3. Quân khu 6 , quân khu 8 là quân khu nào ? ai làm tư lệnh vậy ? dốt đầu hở đuôi , vậy mà cũng đòi nói chuyện ...chánh chị chánh em .

      Xóa
    4. Trước hết phải nói là không có quyết định 224 nào cả của TƯ về bầu cử trong Đảng , mà chí có QĐ 244 của TƯ về việc này . Người nói có viện dẫn như trên là xuyên tạc láo toét .

      Xóa
    5. Bạn Nguyễn Thùy Trang thân mến! Đúng là bạn đang ngủ mơ giữa ban ngày, bạn có trí tưởng tượng thật là phong phú + tâm thần phân liệt tương đối nặng. Bạn còn thành lập thêm cả 2 quan khu là quân khu 6 và quân khu 8 nữa cơ đấy.

      Xóa
  7. nguoi nao ma dau khong co nao moi tin vao con nguyen thuy trang no la chu trang trai nuoi vit toan la tung tin vit

    Trả lờiXóa
  8. Không đòi tự do cho Ba Sàm được thì phá phiên tòa?
    Loa Phường


    Anh Ba sàm-Nguyễn Hữu Vinh được biết đến sau vụ hacker đánh sập các blog Ba Sàm, tố Nguyễn Hữu Vinh câu kết với thành viên Việt Tân - Đinh Ngọc Thu quản lý, điều hành trang này từ năm 2007, chuyên đăng các bài viết chống phá Việt Nam từ tất cả các trang tin phản động tiếng Việt theo tiêu chí “chống cộng” của họ. Từ thời điểm đó, dư luận đã có nhiều bài viết lên án Nguyễn Hữu Vinh cực đoan, chống đối, chính quyền cần điều tra, xử lý. Tuy nhiên, ngày 5/5/2014, Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy mới bị công an bắt quả tang khi đang mở giao diện trang “Chép sử việt”, “Dân quyền” với vai trò quản trị, và sau đó bị khởi tố, giam giữ cho đến nay, dự định sẽ đưa ra xét xử ngày 19/1/2016 tới đây.

    Kể từ khi Anh Ba Sàm bị bắt, nhóm “nhân sỹ trí thức” trong “Diễn đàn Xã hội dân sự XHDS” – nơi có trang “Dân quyền” - cơ quan ngôn luận của Hội này được Anh Ba Sàm quản trị nhiều lần ký đơn thư tập thể đòi trả tự do cho “nhà bất đồng chính kiến, nhà yêu nước” của họ.Thậm chí một số tổ chức phản động lưu vong tổ chức cho bà vợ của Ba Sàm là Lê Thị Minh Hà đi chu du khắp Châu Âu để vận động can thiệp trả tự do cho Ba Sàm. Trên các trang mạng, diễn đàn, đài báo nước ngoài đều đăng nhiều “ý kiến” của những “nhà dân chủ” ca ngợi Ba Sàm “yêu nước, chống Trung Quốc”, khai thác các thủ tục tố tụng , các tình tiết râu ria kiểu võ của bà vợ Cù Huy Hà Vũ nhằm vi cáo các cơ quan tố tụng “sai phạm thủ tục” nên vụ án “vô hiệu”, phải trả tự do cho Ba Sàm...

    Trước thông tin phiên tòa sơ thẩm xử Ba Sàm diễn ra vào ngày 19/1/2016 (đã có thông báo hoãn), lại thấy BBC đăng bài “Luật sư yêu cầu ‘đình chỉ vụ Anh Ba Sàm’” với lý do vụ án đã bị VKSND và TAND 5 lần trả lại điều tra bổ sung mà vẫn đem xử là “vi phạm thủ tục tố tụng”, nhất là khai thác tình tiết “bà Lê Thị Minh Hà nói bà “nghi rằng ông Vinh đang bị nhiễm độc, và lo ngại cho sinh mạng của ông” sau khi vào thăm chồng trong đợt tiếp tế cùng thời điểm.”, đồng thời hàng loạt web, blog đăng tải bài viết “phản bác” Cáo trạng, đơn thư kiến nghị trả tự do cho Ba Sàm rầm rộ. Điều này cho thấy cái gọi là “phong trào dân chủ” đang vào giai đoạn nước rút của cuộc chiến dịch quyết tâm phá hoại phiên tòa xử Nguyễn Hữu Vinh, cứu người của họ trước nguy cơ lĩnh án tù tại phiên tòa sơ thẩm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các phiên tòa xử những “nhà đấu tranh dân chủ” trước đều rưa rứa như vậy. Phiên tòa xử Lê Quốc Quân thì mẹ Quân ra ngoài phiên tòa hô hoán Quân bị xỉu tại phiên tòa để kích động đám dân khiếu kiện, dân chủ, giáo dân bên ngoài nổi loạn. Phiên tòa xử Cù Huy Hà Vũ giở võ, tôi chống Đảng nên không chấp nhận đảng viên làm chủ tọa, thẩm phán, kiểm sát viên tại phiên tòa. Phiên tòa xử Nguyễn Viết Dũng mới đây, bị cáo giả đò không đủ sức khỏe tham dự phiên tòa. Rồi các kịch bản luật sư bị “bịt miệng”, luật sư bỏ phiên tòa...Theo “tư vấn viên” trên mạng cho các luật sư vụ án Ba Sàm thì khả năng luật sư và bị cáo sẽ đòi những “người bị hại” của Ba Sàm như Thủ tướng, Tổng bí thư, Thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra, ...ra tòa “đối chất” thì mới chịu để phiên tòa diễn ra!!!
      Kiểu gì họ cũng sẽ hô hào nhau rằng đây là án bỏ túi, phiên tòa vi phạm tố tụng, đàn áp “nhân quyền”, “người chống Trung Quốc”, là phe thân Mỹ đánh phe thân Tàu, ...và vận động các tổ chức nhân quyền nước ngoài, ĐSQ các nước phương Tây ở Hà Nội lên tiếng và làm truyền thông kiểu la làng.
      Đến thế là hết trò.
      Nếu có viết tiếp thì sẽ lại là Nguyễn Hữu Vinh phải chấp hành án phạt tù, chịu bóc lịch vài năm, rồi sau đó Việt Nam sẽ xuất khẩu sản phẩm dân chủ cuội này cho Mỹ. Chỉ khổ là loại hàng xuất khẩu này, nước nào nhập về cũng là một gánh nặng. Đơn giản trước lúc nhập khẩu thì còn dùng được, sau khi nhập khẩu rồi thì chỉ muốn quẳng vào sọt rác.

      http://lehienduc02.blogspot.com/2016/01/khong-oi-tu-do-cho-ba-sam-uoc-thi-pha.html

      Xóa
  9. đọc cho vui
    https://vi-vn.facebook.com/tintucbinhluanvietnam

    Trả lờiXóa
  10. Chuyện là con cú gai Thuy Trang Nguyen tài khoản tạo ra đi ăn cắp cái ảnh của 1 người phụ nữ trên Facebook làm avatar khiến cho chủ nhân thật sự bức ảnh phải xóa cái Facebook trước đây và tạo 1 tài khoản mới không dám đăng tải hình ảnh cá nhân của gia đình mình lên mạng nữa. Tài khoản chó má này được điều hành bởi 1 ekip mà đầu sỏ là tên B.S Phú 1 lão già chống Cộng rất có tiếng ở hải ngoại.

    Mới đây đám súc vật học đã tung tin đồn khiến nhiều người hoang mang là "Cùng nhau chung tay Cứu Quốc" muốn cứu quốc thì hãy cùng nhau đến Ngân hàng rút tiền hàng loạt. Chưa hết những ai rút tiền ở Ngân hàng thì mới là người "Yêu Nước" còn những ai không rút tiền ở Ngân hàng ở chiến dịch này tức là "Không Yêu Nước".

    Thế nhưng chuyện đời nhiều khi khiến ta cười bể bụng bầu, vẫn có những kẻ tự thân mình chạy đi rút tiền thật mới đau. Đi nghe lời ai không nghe, đi nghe bọn này thì khác nào "HEO NÁI LEO CÂY".

    Em thì không muốn dạy đời ai, hay dạy ai cách làm người đâu ạ. Chỉ là muốn nhắn nhủ nhắc nhở bà con, bạn bè, anh chị em, chiến hữu thân yêu cẩn thận cảnh giác trước mọi luận điệu xuyên tạc bịa đặt của bọn PHẢN ĐỘNG!!.

    Trả lờiXóa
  11. Dưới đây là bài "Tự Trần" của nick TTN:

    THÙY TRANG LÀ AI ???

    Thùy Trang biết có rất ít người biết Thùy Trang là ai trên Facebook nầy, là vì Thùy Trang mới vào sinh hoạt khoản 2 năm thôi.

    Năm nay Thùy Trang 36 tuổi, tuy tuổi đã lớn, nhưng nhìn bên ngoài, có người cho chỉ khoảng chừng 23 là vì người luôn bé bỗng.

    Năm 1996, lúc Thùy Trang 18 tuổi đã vào sinh hoạt CHỐNG CỘNG tại Social Culture Vietnamese (SCV) Trước đây server nầy chưa được Google mua. Với cái nick là Chuột Con, chuyên làm thơ "mùa Thu" và đăng những bài viết tố cáo tối ác CSVN.

    Năm 1998, Thùy Trang tham gia nhóm Văn Hóa với chị Mây Hồng và mở trang mạng Vietland.org, lúc đó anh chị em khắp nơi gặp mặt nhau vui lắm, vì tiền phone khá mắc nên chỉ gặp nhau qua MRC (Chat) ở server saigon.com (lúc đó Paltalk chỉ mới hình thành).

    Năm 2000 sau khi Vietland.org tan rã, một số anh em sang mở Vietlove.com và Thùy Trang hình thành Vietland.net, song song với trang mạng Tranh Đấu Dân Chủ Vietland mà có rất nhiều người biết tới, Thùy Trang cùng một lúc, sinh hoạt trong với các diễn đàn Yahoo forum của NVHN.

    Kể từ năm 1997, Thùy Trang sang Mỹ Du Học theo diện trao đổi giữa Mỹ và Việt Nam vì Thùy Trang thi đậu Anh Văn đứng đầu - Sang Mỹ được một gia đình Mỹ bảo trợ, cư ngụ tại Bắc California cho tới năm 2007 thì về lại Việt Nam. Trong 10 năm ở Mỹ, Thùy Trang đã sang Âu Châu Du Học và làm việc tại Trung Quốc, năm 2009 Thùy Trang sang Hồng Kông làm việc cho một đài Truyền Hình lo về Kỹ Thuật và sau đó ở Quảng Châu 2 năm.

    Vietland là nơi Thùy Trang làm Tổng Biên Tập, những cây bút chống cộng trong Vietland toàn là Du Sinh, các sinh viên có tinh thần Dân Chủ ở trong nước. Trang Vietland được nhiều anh chị, cô chú bác mến mộ, hằng đêm là tụ tập lên mạng làm thơ, trao đổi , tâm tình rất thắm thiết. Nhiều người rất thương Thùy Trang trong những năm tháng đó.

    Năm 2007, Trụ sở sinh hoạt của anh chị em Vietland tại Dalat (đường Đoàn Thị Điểm) bị bại lộ vì hacker đột nhập vào được server Vietland và biết được các cuộc đàm thoại trong phòng kín và hơn 100 công an đã bao vây căn nhà 14 Đ Đường Đoàn Thị Điểm T.P Đà Lạt nầy.

    Thùy Trang biết trước chỉ trong vòng 5 giờ là nhờ một người bạn làm việc cho an ninh nên đã thông báo kịp thời cho các thành viên trốn thoát. Sự kiện nầy xảy ra vào tháng 12 năm 2007.

    Năm 2006 Thùy Trang và nhóm Du Sinh đã gửi thư phản đối về cuộc triển lãm "Vietnam Now" của CSVN tại Fort Mason, sau đó cơ sở nầy phải hủy bỏ, không cho CSVN mướn chỗ.

    Sự khó khăn tranh đấu vào thời điểm 1998, lúc CSVN đưa hình ảnh HCM vào triển lãm ở T.P Oakland, California, nhóm Du Sinh của Thùy Trang phát hiện trước và thông báo cho cộng đồng NVQG, vào tháng 6 năm 1998 vào lúc 8:00 tối, nhiều người VN đã tới biểu tình tại Oakland Art Murmur nhưng sự kiện xảy ra là NVHN lại chống luôn nhóm Du Sinh của Thùy Trang, đưa đến sự kiện một người đã xé rách chiếc áo dài của Thùy Trang vì cho mình là VC, và Du Sinh là VC.

    Sau sự kiện đó thì nhóm Vietland không sinh hoạt công khai mà chỉ tham gia biểu tình ở phía dưới thôi. Một trong những người biết và năm rõ nhóm Vietland của Thùy Trang chính là Nguyễn Phương Hùng, một Biệt Động Quân đã về Việt Nam khóc nhiều lần, chắc có người biết về ông nầy.

    Nhóm Vietland trong hơn 10 năm đã cống hiến cả ngàn bài viết từ những phóng viên Thùy Trang, Thanh Hương, Thu Hiền, Diệu Vân, Phạm Xuân Nhi, Hoàng Việt, Quang Dũng, Như Ý, Hồng Sương .... Nếu những người XƯA đọc lại những dòng nầy của Thùy trang thì sẽ phải ngâm ngùi trong năm tháng qua...

    Nguyễn Thùy Trang

    Trả lờiXóa
  12. Thì ra BS Phú là Nguyễn Thùy Trang, Nguyễn Thùy Trang là Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Thùy Linh là BS Phú. Tất cả đều là 1: BS Phú. Theo một số nguồn thông tin thì BS Phú là một lão già chống cộng cực đoan, quá khích, xảo quyệt, ác độc sẵn sàng vu khống cho tất cả những ai là Việt Cộng nếu không nghe theo hắn, hiện sống ở Litte Sai Gon- quận Cam –California.

    Ra là vậy, chắc hắn sợ với bộ mặt khọm già của mình đưa lên Facebook chắc nói chẳng ai nghe, thậm chí còn nghe chửi nên đã giả danh thành các em nữ sinh non tơ để “lừa tình” các nhà “dân chủ rởm” mê gái trên mạng xã hội Facebook. Đúng là sự thật mất lòng, biết tin này chắc các “nhà dân chủ” cười ra nước mắt quá! Đau thay, nhục nhã thay!.Tưởng ngon ăn ai ngờ lại vớ phải “cú có gai”!

    Chắc sau thông tin này chắc các “nhà dân chủ” cạch mặt hẳn BS Phú, à mà Nguyễn Thùy Linh với đúng chứ!. Còn BS Phú lấy gì mà chống đối nữa đây.

    Nhắn nhủ với BS Phú thế này: làm trai thì đáng lên trai, dám làm dám chịu, đừng có giả gái nữa nhé, nhục lắm!

    Chưa hết mới đây tài khoản còn đăng thêm 1 tẩm ảnh mà khẳng định Đại tướng đã chết và người xuất hiện ở sân bay nội bài sáng nay là người đóng thế thân, vì trước đó người đóng giả đã được phẫu thuật thẩm mỹ.

    Kèm theo đó là tấm ảnh những chiến sỹ bộ đội đang khiêng 1 cái hòm, nhưng đáng tiếc là nó không phải của Đại tướng Phùng Quang Thanh mà là của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tuy nhiên cái hòm đó chỉ là luyện tập Mời xem ở đây: http://kenh14.vn/xa-hoi/anh-dien-tap-dua-thi-hai-dai-tuong-len-may-bay-20131010023334643.chn

    http://ngoisao.net/tin-tuc/thoi-cuoc/24h/tap-duot-dua-thi-hai-dai-tuong-len-may-bay-2893178-p2.html

    Bấy nhiêu đây các bạn có thể nhìn thấy rõ bộ mặt của tài khoản Facebook này chống cộng điên cuồng thế nào rồi đấy, Chưa hết.!!! đã sẵn tiện làm việc với cái tài khoản chó chết này thì làm 1 lần cho tiện!

    Bọn súc vật này có lợi dụng hình ảnh của tài khoản Facebook khác biến người đó thành khổ chủ để phục vụ lợi ích chúng nó đây là tài khoản Facebook của khổ chủ người đã bị bọn chúng giả mạo: https://www.facebook.com/trangnt88

    "Ông bà ta có câu chọn bạn mà chơi, ngày nay hãy biết chọn thông tin mà đọc, bị những con cú này dắt mũi bao nhiêu lần mới nhận ra mình là con bò đây?".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lúc thì bẩu Thùy Trang là lão già bác sĩ Phú, lúc thì bẩu là phụ nữ 36 tuổi. Chẳng hiểu thế lào nà thế lào cả.

      Xóa
    2. lão phú đấy- lão già cờ vàng chống cộng ở Litte Sai Gon- quận Cam –California.

      Xóa
  13. Chuyện ông Phú- Thùy Trang Nguyen thì nói làm gì.
    Nên nói chuyện cô Beo Hồng kìa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có ai bênh cô Beo, phản bác quan điểm của chủ trang Google.tienlang hay không?

      Xóa
    2. Chuyện đã rõ như ban ngày.
      Chị chủ nhà đã trình bày rõ ràng, có trích dẫn các văn bản liên quan cùng toàn văn Quyết định 224 rồi.
      Ai mà bắt bẻ được cơ chứ?

      Vụ này bà Beo quá mất điểm.
      Xuyên tạc, bịa đặt y như rận xĩ.

      Từ nay ta gọi bà Beo Hồng là rận cũng không oan đâu!

      Xóa
    3. Bà Beo từ ngày sang Mỹ đâm ra suy thoái lắm lắm rồi.

      Xóa
    4. Beo đểu cáng từ lâu rồi, không phải bây giờ (từ khi sang Mỹ).
      Là một người theo bồ ôm chân đ/c X nên mụ thường xuyên có bài ca ngợi đ/c ấy, đồng thời tìm mọi cơ hội công kích bôi nhọ hình ảnh của TBT NPT. Điển hình hỗn xược của mụ là việc gán cho TBT Nguyễn Phú Trọng một biệt danh bậy bạ.
      Tệ hại và khốn nạn nhất là việc mụ ăn phải bả của lũ phản quốc cho rằng "Nhật ký trong tù" không phải là tác phẩm của CT Hồ Chí Minh.
      Chính vì những hành vi mất dạy này mà mụ đã bị sở VHTT tp HCM cất cái chức TBT tờ báo TTVH.

      Còn trong vụ này mụ lại tiếp tục tỏ rõ thái độ ôm chân đ/c X nên đã cố tình xuyên tạc quy chế 244 nhằm tuyên truyền đả phá TBT, gây dư luận xấu lừa bịp những người thiếu hiểu biết quy định của này của BCHTW Đảng.
      Vì vậy rất cam ơn chủ nhà đã lật tẩy dã tâm đê tiện này của mụ.

      Xóa
    5. Bác Bôn ơi,chuyện QĐ 244 trái Điều lệ thì lâu nay nhiều người nói rồi.Tập trung dân chủ quá mức đến độ trái Điều lệ Đảng thì dù tập thể ấy là Ban chấp hành TW cũng không thể khen được.Trên mạng còn lưu bức thư gởi TW của nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh phản đối điều 13 QĐ 244.Bức thư này có thể là giả,cũng có thể là nó bị rò rỉ ra ngoài nhưng ý kiến nêu trong bức thư là điều mọi Đảng viên phải phân vân về cái điều 13 QĐ 244 lần đầu tiên trong 85 năm từ khi Đảng được thành lập đến nay sao bây giờ mới lại cần đến nó như vậy ?Có yếu tố gì mới mẻ chăng mà phải "đổi mới "như thế ?

      Bởi bức thư mang tên Cụ Lê đức Anh đã hiện diện trong dư luận,vậy nên chăng ,để dập tắt dư luận, Đảng hãy cử bác Thế Kỷ hay ai đó,hoặc đề nghị chính Cụ nguyên CT nước công bố rõ với dân là không hề có bức thư này đi.

      Xóa
  14. Quyết Định 244 của TW về Quy chế bầu cử trong Đảng là rất khoa học , vừa chặt chẽ vừa phát huy tốt được nguyên tắc Tập Trung Dân chủ trong Đảng , đồng thời ngăn ngừa được những tiêu cực trong bầu cử , đảm bảo đúng theo quy định của Điều Lệ Đảng . Quyết định này rất sáng suốt và đã là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cho sự thành công Đại Hội Đảng các cấp cũng như Hội nghị TW 14 . Một quyết định tốt hay không , phù hợp hay không lấy kết quả thực tiễn làm thước đo . Khỏi phải bàn nhiều .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. QĐ 244 tạo ra cái "gien " di truyền rất cứng nhắc ,làm mất khả năng thích nghi của tổ chức Đảng ,mất dân chủ ngay trong Đảng và thủ tiêu trí tuệ tập thể của các Đảng viên trong Đại hội;QĐ 244 ,trong đó nội điều 13 không thể nói là khoa học được.

      Nội dung điều 13 kết hợp nguyên tắc tập trung dân chủ trao quyền cho cấp ủy cũ tạo dựng cấp ủy mới,vì khi cấp ủy khóa trước đã ra Nghị quyết về nhân sự khóa sau rồi,thì dù là Đại biểu dự Đại hội nhưng là Đảng viên ,đa số đại biểu nghĩ đơn giản là phải chấp hành Nghị quyết của cấp ủy nên việc bầu bán coi như xong.

      Với một Đảng bộ trong sạch vững mạnh thực sự thì việc cấp ủy cũ đề cử ,tạo dựng cấp ủy mới sẽ bao gồm được những nhân tố tích cực,trong sạch .

      Tuy nhiên với những Đảng bộ yếu kém buông lỏng vai trò lãnh đạo ,để cán bộ ,kể cả cán bộ chủ chốt bảo thủ trì trệ lộng quyền tham nhũng thì việc giao cho cấp ủy cũ tạo dựng cấp ủy mới là rất không ổn.Để đảm bảo an toàn cho mình ,những cán bộ Đảng lộng quyền tham nhũng hoặc bảo thủ trì trệ trong cấp ủy dễ dàng cài cắm vào cấp ủy mới những người cùng hội cùng thuyền để cấp ủy mới sẽ bảo vệ họ khi họ về hưu hay không còn được nắm quyền .Cái "gien " bảo thủ trì trệ lộng quyền tham nhũng vì vậy cứ tiếp tục di truyền từ nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác , dù các Đảng viên trong Đảng bộ biết rõ cũng bó tay...Việc Đảng dù đã nhiều Nghị quyết ,biện pháp nhưng không thể chống được bảo thủ trì trệ lộng quyền tham nhũng ,không thực hiện được những đột phá về đổi mới như ở Đại hội VI là một ví dụ sinh động tính cục bộ quyền lực trong sinh hoạt Đảng còn quá nặng nề.

      Xóa
  15. Người Buôn Gió - sự tởm lợm của một tay bồi bútLoa Phường


    Chia sẻ với “đồng bọn” Osin Huy Đức đang bị cả “cộng đồng dân chủ” từ đám rận chủ, nhơn sỹ chấy thức ném đá vì các bài viết “bênh ông Trọng, hạ bệ ông Dũng”, Bùi Thanh HIếu, Người Buôn Gió đã trơ trẽn bộc lộ trong một bình luận mà Trương Huy San trích dẫn ý kiến của ông Trần Minh Khôi (với hàm ý chẳng có phe thân Mỹ, thân Tàu nào trong nội bộ Đảng, Nhà nước cả, chẳng qua “Tất cả chỉ là sản phẩm của sự dễ dãi và lười biếng của chúng ta” khi dùng các chiêu trò này ảo tưởng đánh sập được Đảng Cộng sản), rằng, “Anh có tin, em viết bài Trọng Lú thân Mỹ cũng được.” và thêm nữa “Không có mà bịa ra là có hai phe, thế mới vui.”. Đây là sự trắng trợn và thẳng thắn mang phong cách của tay anh chị xã hội đen từng khuynh đảo Hà thành!?!


    Có thể nói Hiếu Gió viết khỏe, viết nhiều. Từ ngày “định cư” ở Đức nay là Mỹ, “Người Buôn Gió” càng viết khỏe hơn và nội dung ăn theo “mùa vụ” gắn với các sự kiện chính trị trong nước. Đón đầu làn sóng quan tâm đến nhân sự Đại hội Đảng XII, gần đây HIếu Gió sản xuất hàng loạt bài viết về cuộc đấu đá giữa hai phe thân Tàu, thân Mỹ trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Khai thác tin tức từ báo chí, những đơn thư “gắn mác nội bộ”, Hiếu gió tha hồ vung bút và được truyền thông Cờ vàng tung hứng nhiệt thành. Hiện Hiếu còn là cây bút đắc lực mang danh blog của RFA. Theo dõi facebook của Hiếu gió mới thấy cường độ sản xuất bài “thâm cung bí sử” hùng hậu đến cỡ nào, ngày vài bài, vài bình luận là chuyện thường. Những bài của Hiếu Gió có lỡ may đá chéo nhau, cũng dễ dàng “hợp lý” hóa nội dung, bởi chẳng ai thẩm định nổi.
    Gần đây, không chỉ sản xuất bài, Hiếu Gió kiêm thêm sản xuất clip “chuyện cung đình” , có lẽ vì thấy các bài viết của mình được đám rận cờ vàng đọc clip, gắn ảnh hùng hậu quá nên cũng tiện thể kiểu “một công đôi ba việc”, kiếm từ A đến Z
    Chẳng cần buôn bán gì nhiều, chỉ riêng tốc độ sản xuất bài vở theo các đơn đặt hàng, nhất là thời điểm các trang tin nước ngoài đều khát bài về chủ đề “Đại hội Đảng XII” đủ cho Hiếu Gió sống sung túc và thu hưởng cuộc sống thiên đường tự do Mỹ quốc, nơi mà tài năng và nhân cách thả phanh chém gió chính trị, bôi nhọ lãnh đạo Việt Nam mà không bị cơ quan pháp luật nào dòm tới được.
    Dù tởm lợm cho nhân cách bồi bút của y nhưng cũng thấy “nể” cho sự trắng trợn “không biên giới” này khiến hai comment mang tính giãi bày và chia sẻ của Hiếu Gió được fan của Huy San like khủng , trong đó có chủ nhà Osin Huy San luôn! Ít nhất là y cũng nói thẳng toẹt ra rằng, tạo bịa chuyện cho vui, đáp ứng nhu cầu của đám chủ Mỹ và cờ vàng cực đoan điên cuồng, thị trường chẳng qua là đáp ứng cung cầu mà thôi.
    Nhờ cái “chất” này mà Hiếu gió vẫn được đám rận chủ trong nước như Nguyễn Lân Thắng, Lã Việt Dũng tôn làm đàn anh, còn đám nhơn sỹ, chấy thức lưu manh kia thể hiện sự vị nể.
    Cũng là một kiếp “người”, nhưng sao lắm “giống”, “loại” đến vậy!
    Loa Phường

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiếu Gió xuất thân từ giới giang hồ, đâm chém, lừa lọc, nay hắn vận dụng kinh nghiệm bản thân vào tình hình cụ thể.

      Xóa
    2. Cùng trong nghề cả mà.

      Xóa
  16. Cảnh giác với các chiêu trò về công tác nhân sự Đại hội Đảng

    Nhân sự luôn là vấn đề hệ trọng của Đảng
    Hoa đất

    Vấn đề nhân sự luôn làm nóng dư luận trước mỗi kỳ đại hội Đảng. Vì vậy, đây cũng là vấn đề được các nhà zân chủ và phần tử xấu tập trung khai thác để chống phá Việt Nam thời gian qua.

    Rầm rộ trên mạng Interet thời gian qua xuất hiện nhiều luồng thông tin về nhân sự đại hội Đảng XII. Nhằm đánh lạc hướng khiến người đọc nghĩ rằng bài viết có sức thuyết phục, các “chuyên gia” thường gắn các mác giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia nước ngoài có nhiều năm kinh nghiệm về phân tích tình hình chính trị ở Việt Nam để đưa ra bình luận đánh giá. Bên cạnh đó là hàng loạt thủ thuật được chúng “ngụy trang” kín đáo đưa ra, như xuyên tạc bài phát biểu của Tống bí thư, Thủ tướng, bôi lem làm dư luận hoài nghi về sự chia rẽ trong nội bộ Đảng, đưa ra phương án nhân sự… tất nhiên, những luận điệu này đều được đưa ra trên cơ sở những cảm tính cá nhân để soi xét vấn đề.

    Cụ thể như, ngay sau khi kỳ họp thứ XI, BCHTW Đảng Khóa XI vừa kết thúc, trên trang Dân luận đã đưa ra 3 phương án về nhân sự tứ trụ của Đảng Nhà nước trong đại hội sắp tới. Cách phân tích của Dân Luận dễ dàng khiến nhiều người bị đánh lừa bởi tính chuyên nghiệp của nó. Nào là những lãnh đạo vốn nổi bất trong việc điều hành tình hình chính trị, xã hội thời gian qua được dự kiến vào hàng ngũ “tứ trụ”; phương án trình nhân sự theo 3 hướng: an toàn, trẻ hóa đội ngũ, cân bằng các nhóm… Tất cả đều được trang mạng này nhào nặn theo những chủ ý có sẵn nhằm tạo sự hoài nghi trong dư luận. Tất nhiên, mục đích cuối cùng của chúng chỉ là những ảo tưởng để chia rẽ các tầng lớp nhân dân với Đảng, Nhà nước tiến tới phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam mà thôi.

    Cũng có trường hợp đặc biệt như Cù Huy Hà Vũ, loại bám đít ngoại bang lưu vong ở Mỹ cũng phát loa bàn phím để bàn luận về vấn đề nhân sự. Dường như lâu ngày chưa được chửi bới chế độ, Cù Huy Hà Vũ hà hơi đưa ra nhận định hết sức trẻ trâu mang đậm phong cách của mình. Hắn cho rằng, nếu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên làm Tống bí thư sẽ giải tán Đảng cộng sản như Gorbachyov ở Liên Xô trước đây bằng những lập luận hết sức phản động của mình.

    Đáng nguy hiểm, trong cách “phân tích, nhận định” về nhân sự đại hội Đảng, nhiều bài viết cố tình đưa vấn đề tham nhũng, người kia nhiều nhà cửa, đất đai, vợ con lạm quyền… để kích động sự phản ứng của dư luận. Những luận điệu này được bắn đi như những phát súng liên thanh khiến người đọc không phân biệt được tính sai trái, trắng đen của sự việc. Tất nhiên, đây chỉ là những thông tin chưa được kết luận và mang tính chủ quan, áp đặt nhằm phá hoại kỳ đại hội Đảng sắp tới.

    Như chúng ta biết, với tính chất quan trọng của công tác nhân sự trước mỗi kỳ đại hội nên Đảng ta đều có sự chuẩn bị rất kỹ càng, chặt chẽ và việc nhân dân quan tâm đến nhân sự của Đảng cũng chính là thể hiện sự quan tâm đến trọng trách, vai trò của Đảng, vận mệnh dân tộc. Quá trình sàng lọc nhân sự để lựa chọn những cá nhân giữ vai trò lãnh đạo đất nước được thực hiện qua nhiều giai đoạn với quy trình chặt chẽ, kỹ lưỡng. Chắc chắn, nó không thể sơ sài, chủ quan như các luận điệu tuyên truyền của một số phần tử xấu. Bởi vậy, dư luận cần cảnh giác, lựa chọn thông tin phù hợp để không bị cuốn vào những chiêu trò do các đối tượng xấu.

    Trả lờiXóa
  17. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 20:46 14 tháng 1, 2016

    Bài viết dài, các comment cũng dài, tôi ko đọc nỗi. Chỉ tham gia vài ý nhỏ sau:
    Việc chọn người vào BCH TW phải đảm bảo những tiêu chuẩn cần có theo quy định của Đảng về lập trường tư tưởng, đạo đức, năng lực của một cán bộ cao cấp. Việc này phải có sự chọn lựa, đựa vào quy hoạch, đào tạo, bố trí công tác thử thách qua thực tiễn, chứ ko phải các đại biểu dự Đại hội muốn giới thiệu ai cũng được. Để thực hiện dân chủ trong Đảng, các cấp ủy trực thuộc TW đã giới thiệu qua Đại hội đã qua. Ai đủ tiêu chuẩn phải được các Ban của Đảng trong đó Ban Tổ chức Trung ương đóng vai trò chính làm tham mưu chọn lựa để BCH TW khóa 11 chọn giới thiệu cho Đại hội khóa 12. Như vậy mới thực hiện được việc lựa chọn được cán bô đúng chuẩn chất, đảm bảo sự lãnh đạo của TW. Ko thể nghiêng về thực hiện dân chủ mà nhẹ phần tập trung được. Nếu như vậy sẽ lọt vào TW những cán bộ ko đủ chuẩn chất.

    Trả lờiXóa
  18. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 21:00 14 tháng 1, 2016

    Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng theo chủ nghĩa Mac Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày xưa Bác Hồ còn sống cũng lựa chọn cán bộ theo cách tập trung dân chủ, Bộ Chính trị xem xét chọn lựa những cán bộ đủ chuẩn chất đưa vào TW, bố trí các chức vụ quan trọng ở TW. Ngày nay trong điều kiện mới, nhưng ko thể mở rộng chỉ có dân chủ mà thiếu phần tập trung. Như vậy sẽ lệch theo hướng mất vai trò lãnh đạo của Bộ Tư lệnh tối cao của Đảng. Tất nhiên những người vào BCT đã được chọn lựa, họ phải có những điểm hơn những ủy viên Trung ương. Và trách nhiệm của Đảng đối với họ rất nặng, trong đó có việc chọn một đội ngũ lãnh đạo của TW đủ khả năng lãnh đạo đất nước trong tình hình hiện nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác NĐT quên mất là BCT từng chọn TBT chả biết trồng cây gì nuôi con gì và bô xít Tây nguyên càng khai càng lỗ sao?

      BCT khóa ấy chọn Thủ lĩnh quản gia còn chẳng nổi ,vậy bác này có được xem là hơn những UVTW khác không bác NĐT?

      Xóa
  19. Bài có dài gì đâu, bác Người Đất Thép?
    Bác lưu ý, bài có 2 phần:
    + Phần một: Chỉ ra điều xuyên tạc bịa đặt trong bài viết của bà Beo Hồng
    + Phần hai: (Phần chữ màu nâu) Đăng Toàn văn Quyết định 224 TW về công tác bầu cử trong Đảng Phần này chắc bác cũng như tôi, đã thuộc làu, nên bác không cần đọc.

    Trả lờiXóa
  20. Bộ Chính trị không hề phân tán như thông tin bịa đặt
    14/01/2016 21:23 GMT+7
    Ông Nguyễn Thế Kỷ khẳng định: Trong Trung ương, trong Bộ Chính trị, trong Ban Bí thư có sự đoàn kết rất lớn, không hề có sự phân tán, không hề có sự lo lắng như những thông tin xấu, độc đưa ra.

    Hội nghị TƯ 14 kết thúc hôm qua, cơ bản hoàn tất các công việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 12, trong đó có công tác nhân sự.

    Ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ cho biết, hội nghị là tiền đề thuận lợi cho thành công của Đại hội.

    Dù ở lại hay không thì cũng vì lợi ích của Đảng, đất nước

    Thưa ông, hội nghị TƯ 14 đã thảo luận các "trường hợp đặc biệt” tiếp tục tham gia Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị khóa 12, thông qua đề cử lãnh đạo chủ chốt. Đây là những nội dung rất quan trọng, được dư luận quan tâm. Ông có suy nghĩ như thế nào về những nội dung đã được thảo luận tại hội nghị?

    Là những người tham gia phục vụ hội nghị TƯ 14, chúng tôi thấy rằng, các quy trình tại hội nghị diễn ra rất chặt chẽ theo đúng điều lệ của Đảng, đúng quy chế bầu cử trong Đảng và được tiến hành dân chủ, thẳng thắn, rất trách nhiệm.

    công tác nhân sự, Ban Tuyên giáo TƯ, Nguyễn Thế Kỷ, đề cử lãnh đạo chủ chốt, hội nghị trung ương 14, Đại hội Đảng 12, Bộ Chính trị, thông tin xấu độc
    Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ
    Những đồng chí nào tiếp tục ở lại tham gia TƯ, tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tham gia các cương vị cao như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, tức là được giới thiệu, chúng tôi nghĩ các đồng chí đó thực sự vì trách nhiệm với Đảng, với nhân dân, với đất nước.
    Các đồng chí dù không tiếp tục tham gia trong khóa tới nữa hay những đồng chí tiếp tục tham gia khóa tới thì cũng vì công việc chung, vì sự nghiệp của Đảng, vì sự phát triển đất nước.

    Cho nên, có thể nói, hội nghị đã thành công tốt đẹp và tạo những tiền đề hết sức thuận lợi để chúng ta tổ chức thành công Đại hội 12 của Đảng. Đây là điều chắc chắn phù hợp với sự chờ đợi trông mong của cán bộ, đảng viên và nhân dân, kể cả đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự kiện rất lớn của đất nước.

    Thưa ông, khi các hội nghị TƯ gần đây diễn ra thì trên các trang mạng xã hội đã lan truyền nhiều thông tin không được kiểm chứng về công tác nhân sự của Đảng. Ông có bình luận gì về những thông tin này?

    Bản thân tôi, nhiều khi nghe thấy những thông tin như vậy, tôi cảm thấy nực cười. Tại sao người ta có thể nghĩ ra được những thông tin như thế? Những gì diễn ra ở hội nghị lần này hoàn toàn không phải như những thông tin xấu độc, những thông tin bịa đặt, xuyên tạc ở bên ngoài, cho rằng có sự tranh nhau về quyền lực, đấu đá quyền lực…

    Thậm chí ngay trong sáng 12/1, khi hội nghị đang diễn ra đã có thông tin đưa lên mạng rằng, đồng chí này được bao nhiêu %, đồng chí kia được bao nhiêu % số phiếu. Đó là những thông tin hoàn toàn bịa đặt nhằm tạo ra sự hoài nghi, mơ hồ, băn khoăn, lo lắng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi xin nói rằng, trong Ban chấp hành TƯ, trong Bộ Chính trị, trong Ban Bí thư có sự đoàn kết rất lớn, không hề có sự phân tán, không hề có sự lo lắng như những thông tin xấu, độc đưa ra. Dù tiếp tục ở lại hay không thì cũng vì lợi ích của Đảng, của đất nước.

      Công tác nhân sự được thảo luận rất dân chủ chứ không như người ta rêu rao rằng có sự vi phạm nguyên tắc của Đảng, rồi áp đặt, vượt lên cá nhân, vượt lên tập thể… Đó là những thông tin hoàn toàn bịa đặt, hoàn toàn xuyên tạc một cách rất ác ý. Chúng ta phải luôn luôn cảnh giác với những thông tin như thế.

      Thưa ông, Đại hội 12 diễn ra vào lúc nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đang chuẩn bị đón Tết cổ truyền dân tộc. Sau một thời gian chuẩn bị công phu, chúng ta sẽ bước vào Đại hội với một tâm thế như thế nào?

      Chúng ta đi đến Đại hội với một không khí phấn khởi. Kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã có hơn 1 năm chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp. Những năm vừa qua, kinh tế - xã hội phát triển, chúng ta đạt được nhiều quan trọng, ngoạn mục.

      So với mong muốn thì có thể chưa đạt, nhưng so với các nước trong khu vực, so với các nước đang bị khủng hoảng thì chúng ta là một đất nước bình yên, có nhiều khả năng phát triển, thậm chí nhiều người nói Việt Nam là một quốc gia đáng sống.

      Trong quá trình phát triển bao giờ cũng bộc lộ những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm. Chúng ta cũng nhìn nhận rõ để khắc phục. Ngay như công cuộc chống tham nhũng, trước Đại hội, Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng cùng các cơ quan chức năng đã tập trung giải quyết nhiều vụ án, trong đó có những vụ án tồn đọng mà có người sợ rằng không thể giải quyết triệt để nhưng chúng ta đã đưa ra xét xử hết sức nghiêm minh, tạo dư luận tốt.

      Cán bộ, đảng viên và nhân dân đang rất mong chờ và đặt nhiều kỳ vọng vào Đại hội. Cá nhân ông có niềm tin như thế nào đối với thành công của Đại hội?

      Tôi là đảng viên, một cán bộ thuộc một ban của Đảng, tham gia phục vụ 3 kỳ Đại hội. Đại hội 10, tôi là Phó giám đốc Trung tâm báo chí. Đại hội 11 và 12, tôi là Giám đốc Trung tâm báo chí của Đại hội. Như vậy, tôi là người có rất nhiều thông tin.

      Tôi thấy rằng, bằng sự chuẩn bị công phu, bằng tình cảm, niềm tin, kỳ vọng của người dân, tôi tin rằng, Đại hội này sẽ thành công tốt đẹp. Sau Đại hội, chắc chắn chúng ta sẽ bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đạt được mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

      Theo VOV

      Xóa
  21. Ai bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ lãnh hải? Người đó sẽ được gi vào bảng vàng của sử sách. Ai bảo vệ được quyền lợi của dân tộc Việt Nam? Người đó có tính chính danh. Ai đưa nền khinh tế Việt Nam theo kịp với Singapore, Đại Hàn hay Nhật? Người đó xứng đáng trách nhiệm gánh vác sơn hà. Ai đưa hệ thống chính trị Việt Nam trở nên minh bạch? Người đó thực lòng muốn tiêu diệt tham nhũng. Ai làm cho đời sống của người dân Việt dễ thở, bớt nhọc nhằn? Người đó có cả thiên hạ trong tay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai cho ông trần hồng tâm này cút rượu, ông ta cho làm tổng thống

      Xóa
    2. Đồng ý với bác Tâm.

      Ông Thế Kỷ ở trên nói dai nói dài nói hay như đài nhưng dân đâu có hiểu được ông ấy nói gì .

      Người dân VN chỉ cần cái tâm cái tầm của lãnh đạo VN đáp ứng mấy tiêu chí ngắn gọn thiết thực như đôi dòng ngắn gọn mà bác Tâm ghi ra.

      Cái tâm,cái tầm của Lãnh đạo nó đơn giản vậy thôi,đừng bác học giáo điều ,chẳng ai mài ra mà ăn được đâu.

      Xóa
  22. Vào cờ lốc bác Nguyễn Thông, thấy bác ấy khen Thái chê bai Việt ta, bác ấy bảo : "Ngay cả chê bai nó hay đảo chính, biểu tình, mất ổn định, vậy mà xã hội nó cứ phát triển, đứa nào không lãnh đạo được thì nghỉ, phế xuống, để người khác lên thay. Có đâu cái thứ tham quyền cố vị trét keo vào đít dính ghế cai trị hết nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ khác như xứ ta."
    Cũng có lí.

    Trả lờiXóa
  23. thong thuong thang ngu khen thang ngu hon la chuyen binh thuong ha nac danh

    Trả lờiXóa
  24. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ván bài thôn tính Việt Nam của Trung Quốc
    TS Luật Cù Huy Hà Vũ
    .......

    Trước hết, do nắm được đặc điểm “chống Trung Quốc” của người Việt Nam nên Trung Quốc không ngần ngại dán cho Nguyễn Tấn Dũng cái nhãn “chống Trung Quốc” và qua đó “lập lờ đánh lận con đen”, làm mọi người hiểu rằng các đối thủ của Dũng trong ban lãnh đạo Việt Nam là “Lê Chiêu Thống”, là “bán nước cho giặc”. Lời bình sau đây của tờ Tuần báo Bắc Kinh số ra ngày 9/6/2015 là một ví dụ:“Trong khi những người ủng hộ Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị Việt – Trung thì một số lãnh đạo cấp cao mà đại diện là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại đặt lợi ích quốc gia lên trên tất cả mọi thứ khác, một quan điểm kích thích chủ nghĩa dân tộc và những người trẻ tuổi”!

    Trung Quốc cũng bày cho Dũng kế “nói mà không làm” và Dũng đã thực hiện thành thục khi đưa ra những phát ngôn đượm màu “Sát Thát” như tại Philippines ngày 21/5/2105 mà trên tôi đã đề cập.

    Ngoài ra, vận dụng “khổ nhục kế” của tổ tiên, Trung Quốc giúp Dũng lập cả chục “trang điện tử ảo” (không có tên và địa chỉ thực địa của ban biên tập) mang tên “Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (nguyentandung.org) hừng hực “thoát Trung”, thậm chí với avatar “Khởi kiện Trung Quốc” cốt lấy cho Dũng phiếu vào vị trí Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ những ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm cũng như của những đại biểu dự Đại hội XII của Đảng có tinh thần dân tộc. Chẳng hạn bài “Người đứng dậy thay tiếng nói của hơn 90 triệu dân Việt Nam” đăng ngày 31/12/2015 có câu:“Chưa có một phát biểu mạnh mẽ nào lên tiếng về vấn đề này ngoại trừ tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông’“!

    Không chỉ bằng lời nói, vẫn theo “khổ nhục kế”, Trung Quốc còn phối hợp với Nguyễn Tấn Dũng tạo sự kiện để tối đa hóa ấn tượng về một “Nguyễn Tấn Dũng chống Trung Quốc” mà ở đây là tổ chức các cuộc đập phá quy mô lớn gọi là nhằm vào các doanh nghiệp Trung Quốc ở Bình Dương và Vũng Áng, Hà Tĩnh, dưới chiêu bài phản đối Trung Quốc cắm giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam. Thực vậy, các cuộc đập phá đã diễn ra với sự tham gia của cả vạn người mà lạ lùng thay, không hề có sự can thiệp của công an vốn luôn thường trực “chống bạo loạn” trong gần suốt thời gian diễn ra các sự kiện đó và cũng chỉ có 2 doanh nghiệp của Trung Quốc bị thiệt hại trong tổng số hơn 460 doanh nghiệp nước ngoài bị đập phá. Nhân đây cũng phải nói rằng việc tạo ra các cuộc “bạo loạn” này là “nhất cử lưỡng tiện”, vừa lấy điểm “ái quốc” cho Nguyễn Tấn Dũng vừa làm các doanh nghiệp nước ngoài không phải Trung Quốc sợ mà rút khỏi Việt Nam và như thế, “bất chiến tự nhiên thành”, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ “một mình một chợ” mà lũng đoạn kinh tế Việt Nam.

    Cuối cùng, nhằm tạo “cú hích chiến lược” cho “điệp viên chiến lược” của mình trong cuộc đua nước rút giành vị trí đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam đầu tháng 11/2015, ngay trước thềm Đại hội XII của đảng này không kể những cái ôm hôn thắm thiết dành riêng cho Nguyễn Tấn Dũng, đã chỉ mời một mình nhân vật này sang thăm Trung Quốc trong khi Tập sang Việt Nam là theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

    Kết luận lại, thảm họa Bắc thuộc mới mang tên “Nguyễn Tấn Dũng” đã hoàn toàn lộ sáng và nếu nó không bị chặn đứng kịp thời, ngay tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong 1 tuần nữa, thì toàn dân Việt Nam sẽ không còn con đường nào khác là vùng lên để tự cứu lấy mình để rồi tiếp đó dựng nên một Việt Nam thực sự Độc lập, Dân chủ, Nhân quyền và Toàn vẹn lãnh thổ.

    TS Luật Cù Huy Hà Vũ
    *Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ồ!TQ đã "dán" cho ông Nguyễn Tấn Dũng cái mác "chống TQ" để vờ chống TQ với dân VN rồi thì làm sao có chuyện mọi người lại hiểu đối thủ "tranh"chức TBT với ông Dũng là Lê Chiêu Thống ,một kẻ bán nước cho Tầu để cầu vinh được nhỉ?

      Đã là đối thủ của nhau thì phải ngược nhau chứ!

      Cù Huy Hà Vũ lập luận lủng củng thế này Mỹ bênh Vũ làm gì nhỉ?

      Xóa
    2. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong ván bài thôn tính Việt Nam của Trung Quốc
      TS Luật Cù Huy Hà Vũ

      http://www.voatiengviet.com/content/thu-tuong-dung-trong-van-bai-thon-tinh-vietnam-cua-trung-quoc/3145965.html

      Xóa
  25. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 15:46 15 tháng 1, 2016

    @Bác Cựu chiến binh,
    Bác nói tôi và bác hiểu rõ nguyên tắc bầu cử trong Đảng ta là đúng rồi. Nhưng bài viết trên tôi ko đọc được vì mắt lúc này thị lực giảm quá, đọc trên laptop chữ lại nhỏ càng khó. Cái TV nhà tôi vô mạng đọc các trang thông thường thì được, nhưng các Blog bị chặn rồi. Do vậy lúc này vài ngày tôi mới vào Google tienlang một lần. Nói để bác Cựu chiến binh và các bạn thông cảm cho.
    Những người chống đối họ tung tin bịa đặt nóí xấu lãnh đạo là thường xuyên, nay nhân dịp Đại hội họ cố khai thác để nói vừa thỏa mãn cái tôi, vừa để kiếm tiền!!! Ôi,đáng thương hại cho những kẻ ôm mãi hận thù và cả kẻ băng hoại nhân cách làm người, phản lại con đường họ từng một thời đi theo được bao người tin yêu nay đã tự đánh mất.
    Trở lại chuyện nhân sự Đại hội Đảng. Kẻ thù muốn phá ta từ trong nội bộ phá ra, họ muốn những kẻ mất chất lọt vào bộ máy lãnh đạo tối cao để thực hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa như kiểu Gopbachop của Liên Xô. Lãnh đạo Đảng ta rút kinh nghiệm từ vài lần Đại hội gần đây, do lỏng lẻo nên không ngăn được trường hợp có cá nhân ko tiêu biểu vào lãnh đạo TW. nên lần này có quy định chặt chẽ để chọn nhân sự cho đảm bảo. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng mang bản chất khoa học, cầu thị, luôn luôn nhìn ra cái hay để phát huy, cái dỡ phải khắc phục. Nhiệm kỳ này Đảng làm được như vầy là điều rất vui mừng cho toàn Đảng và cả nhân dân ta. Kẻ địch chống phá thấy ko được như ý nên chúng lồng lộn lên tìm mọi cách bịa chuyện nói xấu nhiều hơn.
    Thật đáng xấu hổ, chuyện nhà của người ta, người ta còn đang bàn bạc thảo luận để đi đến thống nhất cao, thì bọn phá hoại lại làm "thầy bói", còn tệ hơn người mù sờ voi nữa. Chuyện lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam ai nghỉ, ai tiếp tục, ai là người mới được chọn vào TW, lẽ ra họ cứ nhẫn nại chờ sau khi Đại hội bầu xong rồi hãy "bình luận" có hay hơn chưa chi mà "bình loạn" như mấy ngày nay ko?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất chí lý.Bác Người đất thép và Bác Cựu chiến Binh. Cảm ơn hai bác.

      Xóa
  26. Riêng lời dự báo này cho thấy mụ Beo Hồng là đoán mò: " HN 14 phải nối dài đến ngày...21. Chờ 1 or 2 ngày tới, xem chị nói có đúng ko nhé."

    ==========
    Nguyen Son: Em vẫn nghĩ về kịch bản giống như trận cờ Trân Lung trong truyện chưởng. Hư Trúc đánh 1 nước tự sát thế mà hóa giải đc ván cờ.
    30 chưa phải là Tết. Đợi thôi!
    Chị cũng nghĩ gần gần như thế. Tuy nhiên, em so sánh có phần sang trọng quá, chính trị gia ta không phải là quân tử Tàu. Nếu trong chuyện chưởng, vô chiêu luôn thắng hữu chiêu bởi vô chiêu là tuyệt đỉnh võ công, ko ai bắt bài hóa giải được, thì chính trường na ná, lưu manh dễ thắng chính trực.
    HN 14 phải nối dài đến ngày...21. Chờ 1 or 2 ngày tới, xem chị nói có đúng ko nhé.

    Trả lờiXóa
  27. Cảm ơn các chị Chủ nhà đã cho em tham gia Nhóm Biên tập Google.tienlang!

    Trả lờiXóa
  28. Thâý dân chúng Đài Loan háo hức bầu cử tự do mà thèm. Biết bao giờ dân ta mới được như họ. Mong các ông thôi dán keo vào đít cho dân nhờ.

    Trả lờiXóa